-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Tư tưởng HCM | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Tiểu luận Tư tưởng HCM | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư Tưởng Hồ Chí Minh (GTVT) 9 tài liệu
Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu
Tiểu luận Tư tưởng HCM | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Tiểu luận Tư tưởng HCM | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh (GTVT) 9 tài liệu
Trường: Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Giao thông vận tải
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40342981
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ********* TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề : trình bày quan điểm HCM về vấn đề độc lập dân tộc và sự vận
dụng trong bảo về vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của tổ quốc hiện nay
Họ và tên: ĐỖ DUY ĐỨC Lớp: 71DCJ11
GV hướng dẫn: Th.s Lê Thu Trang
GV chấm 1 GV chấm 2 Hà Nội, năm 2021 1
Downloaded by Mai Nguy?t (nguyetmai131203@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40342981 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................... 3
I. PHẦN LÍ THUYẾT: Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1. Độc
lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân ............ 3
tộc 2. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của
nhân .......................................................................................................................... 5
dân ............................................................................................................................. 5
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để .............. 6
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ..................... 6
II. PHẦN LIÊN HỆ 1. Bối cảnh trong nước và thế giới đặt ra yếu cầu bảo vệ
vũng chắc độc lập, ................................................................................................... 7
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay ......................... 7
2. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh để bảo vệ vũng chắc độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ......................................................................... 8
3. Trách nhiệm của sinh viên và bản thân trong việc bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ................................................................. 11
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, các tập 1, 2, 4, 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 2.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.170. LỜI CẢM ƠN
“Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học công nghệ GTVT vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm
kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Lê Thu Trang đã giảng dạy tận tình, chi tiết để
em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. 2 lOMoAR cPSD| 40342981
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.” PHẦN MỞ ĐẦU
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của mọi quốc gia dân tộc, những thành tố hữu cơ không thể tách rời, tạo
nên quyền dân tộc cơ bản của mọi quốc gia. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng nhất của đất
nước, nghĩa vụ cao cả của mọi người dân. NỘI DUNG
I. PHẦN LÍ THUYẾT: Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay
gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó nói
lên một khát khao to lớn của dân tộc ta là, luôn mong nuốn có được một nền độc
lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng,
bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng,
cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.
Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ
nhất họp Hội Nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919 mà ở đó Tổng thống Mỹ V.Wilson
đã kêu gọi trao quyền tự quyết cho các dân tộc trên thế giới, thay mặt nhóm những
người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách
của nhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp
lý và đòi các quyền tự do, dân chủ. Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận
nhưng qua sự kiện trên cho thấy lần đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của
các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành.Căn
cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người - “những quyền mà
không ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của
cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng
Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng, bất
biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ
phải không ai chối cãi được”1.
1 1Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.1.ị ộ lOMoAR cPSD| 40342981
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã xác
định mục tiêu chính trị của Đảng là:
“ a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”2.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ
Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng
bào và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực
đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”3
Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí
Minh khẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong nuốn hoà bình. Nhưng
nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền
thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”4. Khi
thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt
đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc - giá trị thiêng liêng mà nhân dân
Việt Nam mới giành được: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”5.
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam: ồ ạt đưa
quân viễn chinh Mỹ, chư hầu vào miền Nam tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh
ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của
các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”5. Với tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng
chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng phải ký kết Hiệp định
Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước.
2 2Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.3, tr.1.ị ộ
3 3Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.3.ị ộ
4 Hồồ Chí Minh: Toàn t p, ậ NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.522.ị
ộ 5Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.534.ị ộ
5 6Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.15, tr.131.ị ộ 4 lOMoAR cPSD| 40342981
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
đánh giá Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.
Người cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc
độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong
khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi”6, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên
cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “Đó là lẽ phải không ai chối cãi
được”7. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng mục
tiêu của đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc
lập…dân chúng được tự do…thủ tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết ruộng đất của
đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày
nghèo…thi hành luật ngày làm 8 giờ”8. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành
công, nước nhà được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải
gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”9.
Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh
nhân dân đói rét, mù chữ… , Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải…. Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”10.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh,
Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như
6 7Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.1.ị ộ
7 8Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ ,NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.1.ị ộ
8 9Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.3, tr.1,2.ị ộ
9 0Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ ,NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.64.ị ộ
10 1Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.175.ị ộ lOMoAR cPSD| 40342981
Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”11.
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng chiêu
bàimị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc lập
tự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là nhằm che đậy
bản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền
tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…. ,
thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh đất nước ta
sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù trong giặc ngoài
bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành được, Người đã thay mặt
Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó:
“Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự
do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình”12.
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm
mưu chia cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chia đất
nước ta ra ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Sau Cách mạng Tháng Tám, miền
Bắc nước ta thì bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, miền Nam thì thực dân
Pháp xâm lược và sau khi độc chiếm hoàn toàn Việt Nam, một lần nữa thực dân
Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam Kỳ tự trị” hòng chia cắt nước ta một lần nữa. Trong
hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng
định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký
kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục
kiên trì đấu tranh để thống nhất Tổ quốc. Tháng 2 năm 1958, Người khẳng định:
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong Di chúc, Người cũng đã
thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước
nhà: “Dù khó khan gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi.
11 2Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ , NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.187.ị ộ
12 3Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ ,NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.583ị ộ 6 lOMoAR cPSD| 40342981
Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tư
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư
tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
II. PHẦN LIÊN HỆ 1. Bối cảnh trong nước và thế giới đặt ra yếu cầu bảo vệ
vũng chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay
Hiện nay, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có những biến động mau
lẹ, phức tạp và khó lường. Nhiều vấn đề mới đang đặt ra cho nhiệm vụ bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hình hình mới.
Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng vẫn
luôn có những diễn biến phức tạp. Cục diện “nhất siêu đa cường” còn có thể tiếp
tục tồn tại trong những năm tới đây, song xu thế đa cực, đa trung tâm ngày càng
phát triển. Các nước lớn tiếp tục hợp tác và đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, trong đó,
việc tranh giành ảnh hưởng chiếm ưu thế nhưng tránh đối đầu trực tiếp. Xu thế
toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển, thúc đẩy mạnh hơn nền kinh tế tri thức,
tăng trưởng xanh và bền vững ở nhiều nước. Các vấn đề an ninh phi truyền thống
như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, sự bùng nổ dân số, sự thiếu hụt nguồn nước
sạch, năng lượng và lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, đồng hóa văn hóa, chiến
tranh tiền tệ, an ninh mạng… ngày càng trở thành các thách thức lớn đối với cộng
đồng thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm quyền
lực của thế giới trong thế kỷ XXI. Cục diện khu vực và sự điều chỉnh chính sách
đối ngoại của các quốc gia trong khu vực tiếp tục bị chi phối bởi quan hệ Mỹ -
Trung. Sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc đối với các nước trong khu
vực và sự can thiệp của nước ngoài dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng. Trong
khu vực vẫn tồn tại nhiều “điểm nóng”, có thể xảy ra xung đột như: tranh chấp chủ
quyền biển đảo, khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) đang bước vào thời kỳ hợp tác mới, ngày càng khẳng định vai
trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình, nhưng cũng phải đối phó
với những thách thức mới và còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, đặc biệt
là tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa một số nước trong khu vực. Quan hệ
giữa các nước vẫn là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt. Tình hình chính trị nội
bộ vẫn còn bất ổn ở một số nước; vấn đề dân tộc, tôn giáo, sắc tộc, hoạt động
chống đối có vũ trang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến môi trường an ninh khu vực.
Ở trong nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cơ bản ổn định nhưng vẫn
tiềm ẩn những nhân tố bất ổn. Những yếu kém của nền kinh tế chậm được khắc lOMoAR cPSD| 40342981
phục, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Các thế lực thù địch ráo
riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, ra sức lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc,
tôn giáo, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong khi đó, “nhận thức về quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân của một số cán bộ, đảng viên trong các ngành,
các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”2. Sự phối
hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa
các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đối ngoại chưa thật đồng bộ, gây khó
khăn trong phát triển đối tác chiến lược theo chiều sâu, tạo sự ủng hộ mạnh mẽ,
hiệu quả trong các tình huống phức tạp. Bên cạnh đó, các hành động xâm lấn chủ
quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ ở nước ta luôn có những diễn biến phức tạp.
2. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh để bảo vệ vũng chắc độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước nêu trên đang đặt ra cho sự nghiệp
bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay những vấn đề
cần tiếp tục nhận thức và giải quyết một cách có hiệu quả.
Một là, xuất hiện nhiều tình huống mới, phức tạp và khó lường do sự biến đổi mau
lẹ của tình hình thế giới và sự chuyển hóa nhanh chóng giữa đối tác và đối tượng.
Các nước lớn, các cường quốc có những động thái mới - đặc biệt là những động
thái có tính chất thỏa hiệp, “mặc cả” về các lợi ích giữa các nước lớn có thể làm
tổn hại đến Việt Nam.
Hai là, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia đang là vấn đề nổi bật chi phối quan hệ
quốc tế. Nhiều nước, nhất là các nước lớn, vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình sẵn
sàng hủy bỏ các cam kết, thậm chí bỏ rơi, phản bội đồng minh để bắt tay, thỏa hiệp với nhau.
Ba là, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang nổi lên và có ảnh
hưởng chi phối mọi mặt đời sống đất nước, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của
nước ta. Những diễn biến phức tạp, căng thẳng của tình hình Biển Đông và hành
động của nước lớn xâm phạm độc lập, chủ quyền vùng biển sẽ gây biến động, chi
phối lớn đến ổn định tình hình, buộc đất nước ta phải tập trung huy động sức mạnh
tổng hợp để đối phó, giải quyết. Vấn đề đặt ra là phải vừa bảo vệ được chủ quyền
biển đảo, vừa giữ được môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Bốn là, an ninh phi truyền thống đang phát triển phức tạp, có ảnh hưởng đến nước
ta. Vấn đề là chúng ta phải sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. 8 lOMoAR cPSD| 40342981
Năm là, vấn đề phát triển sức mạnh quốc phòng để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ
quốc, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao của kẻ địch.
Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung làm tốt các nội dung sau đây:
Một là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường đoàn
kết nội bộ, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị -
xã hội; xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt tám
nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, coi đó
là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có
hiệu quả, trước hết tập trung vào thực hiện thắng lợi ba nhiệm vụ cấp bách mà
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra. Củng cố mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng và dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nắm bắt và giải
quyết kịp thời những bức xúc của dân. Không ngừng hoàn thiện đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn kết chặt chẽ với đổi
mới cách tổ chức thực hiện và nâng cao rõ rệt kết quả thực hiện nhằm đáp ứng lợi
ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Hai là, đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện dân chủ, công bằng, công
khai thực sự; có chính sách hợp lòng dân, giải quyết tốt vấn đề đất đai, giảm dần sự
phân hóa giàu nghèo. Tăng cường nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nâng cao vai trò và hiệu
lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ. Xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
Ba là, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ, bảo đảm an ninh
kinh tế, an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực kinh tế, sức mạnh vật chất, xã hội của
nền quốc phòng toàn dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, có chất lượng, hiệu
quả cao. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế, nâng cao
hiệu lực quản lý của Nhà nước với hoạt động phát triển kinh tế kết hợp bảo đảm
quốc phòng - an ninh. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng quan hệ sản
xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng
thời chủ động hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ quy hoạch, đầu tư phát triển kinh lOMoAR cPSD| 40342981
tế gắn với quốc phòng, an ninh. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Bốn là, tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết
toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành
viên trong xã hội. Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách
nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân; phát huy vai
trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong thực hiện mở rộng dân chủ, phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức phát huy dân chủ, đoàn kết, tập hợp nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội;
củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chủ động đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động; tích cực, chủ động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tham gia
xây dựng luật pháp, chính sách; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền; tích cực thực hiện hoạt động giám sát đối với các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và từng bước thực hiện phản
biện xã hội. Tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò của giai cấp công nhân, nông dân,
đội ngũ trí thức, doanh nhân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở
nước ngoài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giải quyết những
nguyện vọng chính đáng, bảo đảm những lợi ích thiết thân, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Chú trọng nâng cao dân trí. Giải quyết
tốt mối quan hệ giữa ba yếu tố: dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội. Thực hiện tốt
chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; kịp thời giải
quyết thỏa đáng những búc xúc của nhân dân.
Năm là, đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững
mạnh toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động, đấu tranh quốc phòng. Củng cố, tăng
cường tiềm lực quốc phòng - an ninh của đất nước. Coi trọng xây dựng tiềm lực
chính trị - tinh thần, chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân. Đặc biệt chăm lo xây dựng thế trận lòng dân tạo sự tin tưởng, nhất trí với
quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Củng cố, hoàn thiện thế
trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng các tỉnh, thành phố thành
khu vực phòng thủ vững chắc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh,
quốc phòng - an ninh với kinh tế, đối ngoại, nâng cao hiệu quả các khu kinh tế -
quốc phòng. Đẩy nhanh xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện và sức mạnh chiến đấu của lực lượng 10 lOMoAR cPSD| 40342981
vũ trang. Hoàn thiện các phương án bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, không để bị động bất ngờ.
Sáu là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển và nâng
cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; phát triển văn học nghệ thuật. Tạo
môi trường văn hóa lành mạnh. Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin,
truyền thông, đẩy mạnh thông tin đối ngoại, bảo đảm an ninh thông tin.
Bảy là, triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, tích cực chủ động hợp
tác quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước và sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định phục vụ sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước trên cơ sở củng cố quan hệ với các nước
láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn. Mở rộng quan hệ với
các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển, phong trào Không liên kết, các
đảng cộng sản, công nhân, cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và
tiến bộ trên thế giới; tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đảng cầm
quyền và tham chính; tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đoàn thể và
tổ chức nhân dân quan trọng ở các nước láng giềng; gắn kết chặt chẽ hoạt động đối
ngoại của Đảng với hoạt động ngoại giao của Nhà nước và nhân dân; thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của thành viên các tổ chức quốc tế, nâng cao uy tín và vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị,
ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
3. Trách nhiệm của sinh viên và bản thân trong việc bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt,
hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống
đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự
chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ
vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng - an ninh đối với sinh viên trong Học viện; hoàn thành tốt các nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại Học viện. lOMoAR cPSD| 40342981
Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người
có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự
giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích
cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế
quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển
kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ
trang là nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Là sinh viên Đại học Công nghệ Giao thông vận tải cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa,
tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn,
thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó,
nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng tại trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. KẾT LUẬN
Qua nội dung trên, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang
làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, các tập 1, 2, 4, 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 2.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.170. 12