Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là một cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một vị anh hùng dân tộc, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc. Người đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHXH&NV TIỂU LUẬN
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Là một sinh viên, em cần làm gì để học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Nhóm SV thực hiện : Lớp: POS 361 K
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 9 năm 2022 MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức HCM
CHƯƠNG 2: Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM KẾT LUẬN
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là một
cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một vị anh hùng dân tộc, một chiến sĩ cộng sản
lỗi lạc. Người đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Sen, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Tên
khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh thời Bác có rất nhiều tên gọi, mỗi tên gọi lại
gắn với khoảng thời gian hoạt động cách mạng riêng và trong những hoàn cảnh riêng.
Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước và tại quê hương có truyền
thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhân
dân lầm than dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp càng khiến lòng yêu nước được
trỗi dậy và nung nấu ý chí đánh đuổi thực dân từ khi Bác còn rất trẻ. Cũng lúc ấy
Bác Hồ đã chứng kiến rất nhiều những nỗi khổ cực của nhân dân và các cuộc đấu
tranh chống thực dân của dân tộc chịu thất bại và đi vào bế tắc.
Cũng chính khi ấy, chàng thanh niên Nguyễn Sinh Cung quyết định ra đi tìm
đường cứu nước vào năm 1911. Bác quyết định sang các nước phương Tây và sống
hòa mình với nhân dân lao động. Trong suốt ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài
Người đã đi đến nhiều nước, vừa học tập vừa hoạt động cách mạng, vừa nghiên
cứu tìm đường cứu nước. Năm 1917 sau thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga
và sự ra đời của quốc tế cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cũng từ đây Người nhận ra được con đường để giải phóng dân tộc đó chính là cách
mạng vô sản. Năm 1919 Người gia nhập Đảng xã hội Pháp, tích cực tham gia đòi
quyền tự do, bình đẳng cho dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài thì Bác đã trở về
nước lãnh đạo phong trào cách mạng của dân tộc. Quân và dân ta đã giành được
nhiều thắng lợi và đặc biệt là sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945,
chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Khi hòa bình được lập lại thì Bác đã đứng ra
điều hành đất nước. Đưa ra nhiều chính sách, phát động nhiều phong trào và tiếp
tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng miền Nam để thống nhất đất nước.
Lòng nhân ái của Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hi sinh
để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho
đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải
theo mẹ vào chốn lao tù. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các
cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian
nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các
cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt.
Bác thông cảm với người lao động vất vả, cơ cực, lo nỗi lo mất mùa, chia sẻ niềm
vui được mùa với nông dân: Nghe nói năm nay trời đại hạn, Mười phân thu hoạch
chỉ vài phân… Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.. (Nhật kí trong tù).
Bác suốt đời cống hiến, hi sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất
cả chỉ quên mình (Theo chân Bác – Tố Hữu).
Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài
hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con
người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và
đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn
vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế
giới… Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi
Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh
đẹp nhất về một Con Người cộng sản chân chính của mọi thời đạị
CHƯƠNG 1: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức HCM
1-Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng mới đi được
xa”, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo
đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân. Vai trò sức mạnh của đạo đức được Hồ Chí Minh nhìn nhận trên các bình diện:
- Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang. Sự
nghiệp cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người, làm cho con người Việt Nam từ nghèo đói trở lên đủ ăn, từ đủ ăn
trở lên khá, từ khá trở lên giàu và giàu thì lại càng giàu thêm. Sự nghiệp đó rất cao
cả và nhân văn, đòi hỏi phải có những phẩm chất tương ứng.
- Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của một xã hội, con người.
Người có đạo đức là người cao thượng, một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu,
nhưng có được đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc văn minh.
- Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong
mọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước nhũng xoay vần biến thiên của thời
cuộc: Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục.
- Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giũ vững được
chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống. Trong mối
quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm
lớn: Phải có đức để đi đến cái trí. Vì khi có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo
cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt: Đạo đức
và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, trong đó, Người xác định đạo
đức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt
đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phải
đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Hồ Chí Minh đã nói rất rõ, có tài mà
không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két
thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội
nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng
không lợi gì cho loài người. Người thực sự có trí thì bao giờ cố gắng học tập, nâng
cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng, nghiệp vụ để hoàn thành tốt, có hiệu quả,
trong thời gian ngắn nhất mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy rằng không vươn
lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và sẵn sàng
nhường bước, để họ bước lên trước. Quan niệm đức là gốc, là nền tảng của con
người, của xã hội ở Hồ Chí Minh phải được hiểu trong mối quan hệ đa chiều và biện chứng vậy.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người đã nêu 23 điểm thuộc “Tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu
trong ba mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Người viết: “Làm cách
mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó
cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian
khổ. Sức có mạnh với gánh được nặng, và đi được xa. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng giúp cho con
người vững vàng trong mọi thử thách. Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi
gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”; “khi gặp
thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn,
“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không
kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta
thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của
V.I.Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn diện. Người nêu yêu
cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực
hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của
con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc
biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng
ta trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”.
2-Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một phần quý báu nhất trong di sản tư tưởng
của Người, giống như những hạt kim cương đa diện, nhiều màu sắc. Cho dù chặng
đường cách mạng mới có thể và nhất định sẽ hình thành những giá trị đạo đức mới,
thì những giá trị đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là nền tảng
vững chắc cho các quan hệ xã hội mới.
Đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời
sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đang góp phần quan trọng
điều chỉnh hành vi của mỗi người Việt Nam theo hướng chân, thiện, mỹ - một
trong những điều kiện quan trọng để hình thành xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, mọi người sống với nhau nhân ái.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lời giải về bài toán đạo đức của
nhân loại mà giá trị của nó không thể phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và “cải tạo một thời đại”.
Đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng
nói riêng và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung hiện
nay. Nó là phương hướng đúng đắn và là yếu tố trọng yếu đảm bảo cho cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong mọi thời kỳ và hiện nay vẫn
còn nguyên giá trị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và dân tộc ta.