Tiểu luận "Vai trò của gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay"
Tiểu luận "Vai trò của gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay" của Lê Mỹ Ngọc giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (000123)
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|36451986
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ đề:
Vai trò của gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc trong
thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Sinh viên thực hiện : Lê Mỹ Ngọc Mã số sinh viên : 22510101000 Lớp học phần : 0000130
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Ngọc
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................4 I.
Lý luận chung về gia đình...........................................................................4 1.
Khái niệm:..................................................................................................4 2.
Vị trí của gia đình đối với xã hội:...............................................................4 3.
Chức năng cơ bản của gia đình:.................................................................6 II.
Những vấn đề của Gia đình hiện đại hiện nay ( đặc biệt là gắn với sự phát
triển của CMCN 4.0)................................................................................................8 1.
Những vấn đề:.............................................................................................8 2.
Những giải pháp giải quyết vấn đề:............................................................9 III.
Những tiền đề cần chuẩn bị để xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời kỳ
hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay:..................................................................10
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................14 2
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986 PHẦN MỞ ĐẦU
Có rất nhiều điều trong cuộc sống của mỗi người rất đáng được trân trọng. Một
trong những điều đó là tình yêu thương gia đình. Vậy tình cảm gia đình là gì? Tại sao
nó rất quan trọng đối với chúng ta?
Douglas Jerrold đã từng nói: "Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta,
chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác". Quả thật, gia đình là một trong
ba mặt cầu của xã hội, trực tiếp định hình nên bộ mặt của tự nhiên và xã hội bên trong
mỗi con người. Là nơi các thành viên sống chân thành với nhau, sẻ chia, yêu thương
và niềm vui, là chỗ dựa vững chắc nhất khi gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Gia đình là người sống chung dưới một mái nhà, ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân và
huyết thống, phần lớn là thành phần của ông bà, cha mẹ, con cháu là môi trường gia
đình cho mọi người với tất cả mọi người khi mỗi cá nhân đều có thể tham gia trực tiếp
vào quá trình hình thành và hình thành gia đình. Mỗi gia đình được coi là tế bào của
xã hội, nó bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú, nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu
thuẫn và biến động.Vì vậy, gia đình là một chủ thể quan trọng mà mọi thời đại, mọi
người, mọi dân tộc đều hết sức coi trọng. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và đang thực hiện quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là sự
chuyển biến căn bản và toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động nghề
nghiệp và quản lý kinh tế - xã hội. Và cùng với sự phát triển của các mặt khác của xã
hội, những vấn đề mới cũng nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình đã có nhiều biến động
phức tạp. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, gia đình Việt Nam ngày nay phải đối
mặt với nhiều vấn đề tiêu cực do chính phủ can thiệp vào kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của đất nước, đó là lý do tại sao việc chọn đề tài nghiên cứu “Những vấn đề của
gia đình hiện đại hiện nay? Anh (chị) Cần chuẩn bị những gì cho bản thân để xây
dựng gia đình nhỏ hạnh phúc của mình trong tương lai” không chỉ có ý nghĩa lý luận
mà còn mang giá trị thực tiễn cao, là một đề tài nghiên cứu cần thiết chỉ đạo nhằm giải
quyết những vấn đề nhức nhối hiện nay của gia đình Việt Nam. Giải quyết các vấn đề
gia đình là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề hóc búa của xã
hội và tạo tiền đề cho sự phát triển không chỉ của xã hội mà còn của kinh tế, chính trị đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai không thể không mắc những thiếu sót,
mong cô xem và nhận xét để bài em được hoàn thiện hơn ạ. Em xin chân thành cảm ơn! 3
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986 PHẦN NỘI DUNG I.
Lý luận chung về gia đình 1. Khái niệm:
Gia đình là mô ̣t cô ̣ng đồng người đặc biê ̣t, có vai trò quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của xã hô ̣i. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề câ ̣p đến gia đình đã cho rằng:
“Quan hê ̣ thứ ba tham dự ngay từđ ầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh
sôi, nảy nở - đó là quan hê ̣ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Cơ sở
hình thành gia đình là hai mối quan hê ̣ cơ bản, quan hê ̣ hôn nhân (vợ và chồng) và
quan hê ̣ huyết thống (cha mẹ và con cái...). Những mối quan hê ̣ này tồn tại trong sự
gắn bó, liên kết, ràng buô ̣c và ph甃⌀ thuô ̣c lẫn nhau, bởi nghĩa v甃⌀, quyền lợi và trách
nhiê ̣m của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý. Quan hê ̣ hôn nhân là
cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hê ̣ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý
cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hê ̣ huyết thống là quan hê ̣ giữa những người
cùng mô ̣t dòng máu, nảy sinh từ quan hê ̣ hôn nhân. Đây là mối quan hê ̣ tự nhiên, là
yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Trong gia đình,
ngoài hai mối quan hê ̣ cơ bản là quan hê ̣ giữa vợ và chồng, quan hê ̣ giữa cha mẹ với
con cái, còn có các mối quan hê ̣ khác, quan hê ̣ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh
chịem với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu v.v..
Ngày nay, ở Viê ̣t Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhâ ̣n quan hê ̣ cha mẹ
nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhâ ̣n bằng thủ t甃⌀c pháp lý) trong quan
hê ̣ gia đình. Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia đình tất yếu nảy sinh quan hê ̣
nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia
đình cả về vâ ̣t chất và tinh thần. Nó vừa là trách nhiê ̣m, nghĩa v甃⌀, vừa là mô ̣t quyền lợi
thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình. Các quan hê ̣ này có mối liên hê ̣ chặt
chẽ với nhau và biến đऀi, phát triển ph甃⌀ thuô ̣c vào trình đô ̣ phát triển kinh tế và thể
chế chính trị - xã hô ̣i.
2. Vị trí của gia đình đối với xã hội:
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vâ ̣t thì nhân tố quyết định trong
lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản
thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Mô ̣t mặt là sản xuất ra tư liê ̣u sinh hoạt: thực phẩm,
quần áo, nhà ở và những công c甃⌀ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự
sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trâ ̣t tự xã hô ̣i, trong đó
những con người của mô ̣t thời đại lịch sử nhất định và của mô ̣t nước nhất định đang
sống, là do hai loại sản xuất quyết định: mô ̣t mặt là do trình đô ̣ phát triển của lao đô ̣ng
và mặt khác là do trình đô ̣ phát triển của gia đình”. Đối với sự phát triển của xã hội
trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng
sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc 4
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng
một xã hội phát triển ऀn định và bền vững. Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn
nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay.
Yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình. Nhưng, xét
rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lý, mà còn là
một tऀ chức kinh tế – tiêu dùng, một môi trường giáo d甃⌀c – văn hóa, một cơ cấu –
thiết chế xã hội đặc biệt. Với tất cả những đặc biệt đó, cho thấy gia đình có một vị trí
vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung. Trong mối quan hệ
ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết
cấu và quy mô của gia đình.
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội. Nhiều thông
tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và
toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội
dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn
thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa v甃⌀ và quyền lợi xã
hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong gia
đình, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... nhiều gia đình cô ̣ng lại mới thành xã hô ̣i,
xã hô ̣i tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hô ̣i mới tốt. Hạt nhân của xã hô ̣i chính là gia đình”.
Gia đình là tऀ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia
đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo d甃⌀c về tâm hồn; trẻ thơ có
điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có
điều kiện để ph甃⌀c hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở đó, hàng ngày diễn ra các
mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người đồng
tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời.
Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực ph甃⌀c v甃⌀ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu
lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao
động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”.
Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển
với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.
Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao
động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt
Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và
phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình luôn
đóng một vai trò quan trọng. Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như
không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Trong quá 5
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
trình xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i, để xây dựng mô ̣t xã hô ̣i thâ ̣t sự bình đẳng, con người
được giải phóng, giai cấp công nhân chủ trương bảo vê ̣ chế đô ̣ hôn nhân mô ̣t vợ mô ̣t
chồng, thực hiê ̣n sự bình đẳng trong gia đình.
Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại
là một trong những yếu tố cốt lõi trong m甃⌀c tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
3. Chức năng cơ bản của gia đình:
Gia đình đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của loài người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương
những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết chế xã hội
nào có thể thay thế được. Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã
hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ
vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình: - Chức năng kinh tế
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất,
là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no,
giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân
có giàu thì nước mới mạnh “. Đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không
có được, là ở chỗ, gia đình không chỉ là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao đô ̣ng cho xã hô ̣i, mà còn là mô ̣t đơn vị tiêu dùng trong
xã hô ̣i. Cùng với sự phát triển của xã hô ̣i, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay
cả ở mô ̣t hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hô ̣i, chức
năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liê ̣u sản xuất
và cách thức tऀ chức sản xuất và phân phối. Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối
quan hê ̣ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hô ̣i cũng không hoàn
toàn giống nhau. Thực hiê ̣n chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp
ứng nhu cầu vâ ̣t chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiê ̣u quả hoạt đô ̣ng
kinh tế của gia đình quyết định hiê ̣u quả đời sống vâ ̣t chất và tinh thần của mỗi thành
viên gia đình. Gia đình có thể phát huy mô ̣t cách có hiê ̣u quả mọi tiềm năng của mình
về vốn, về sức lao đô ̣ng, tay nghề của người lao đô ̣ng, tăng nguồn của cải vâ ̣t chất cho
gia đình và xã hô ̣i. Thực hiê ̣n tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình có cơ
sở để tऀ chức tốt đời sống, nuôi dạy con cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hô ̣i.
- Chức năng tái sinh sản, duy trì nòi giống
Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức
năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuऀi nghỉ hưu, đã
hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này
vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm
sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Viê ̣c thực hiê ̣n chức năng tái sản xuất 6
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
ra con người diễn ra trong từng gia đình, nhưng không chỉ là viê ̣c riêng của gia đình
mà là vấn đề xã hô ̣i. Bởi vì, thực hiê ̣n chức năng này quyết định đến mâ ̣t đô ̣ dân cư và
nguồn lực lao đô ̣ng của mô ̣t quốc gia và quốc tế, mô ̣t yếu tố cấu thành của tồn tại xã
hô ̣i. Thực hiê ̣n chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời
sống xã hô ̣i. Tùy theo từng nơi, ph甃⌀t huô ̣c vào nhu cầu của xã hô ̣i, chức năng này
được thực hiê ̣n theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình đô ̣ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hô ̣i ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao đô ̣ng mà gia đình cung cấp. - Chức năng giáo d甃⌀c
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân cách
của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người công dân có
ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy
đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người:” Cha mẹ có nghĩa v甃⌀ và quyền thương yêu,
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý
kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo d甃⌀c để con phát triển lành mạnh về thể
chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích
cho xã hội.. ”. Bởi vì, ngay khi sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo d甃⌀c trực
tiếp của cha mẹ và người thân trong gia đình. Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình
đem lại thường để lại dấu ấn sâu đâ ̣m và bền vững trong cuô ̣c đời mỗi người. Gia đình
là mô ̣t môi trường văn hóa, giáo d甃⌀c, trong môi trường này, mỗi thành viên đều là
những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo d甃⌀c đồng thời cũng là
những người th甃⌀ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo d甃⌀c của các thành
viên khác trong gia đình. Nó có ảnh hưởng lâu dài và toàn diê ̣n đến cuô ̣c đời của mỗi
thành viên, từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành và tuऀi già. Mỗi thành viên trong
gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong viê ̣c nuôi
dưỡng, giáo d甃⌀c của gia đình. Đây là chức năng hết sức quan trọng, mặc dù, trong xã
hô ̣i có nhiều cô ̣ng đồng khác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền v.v..) cũng thực
hiê ̣n chức năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo d甃⌀c của gia đình góp
phần to lớn vào viê ̣c đào tạo thế hê ̣ trẻ, thế hê ̣ tương lai của xã hô ̣i, cung cấp và nâng
cao chất lượng nguồn lao đô ̣ng để duy trì sự trường tồn của xã hô ̣i, đồng thời mỗi cá
nhân từng bước được xã hô ̣i hóa. Vì vâ ̣y, giáo d甃⌀c của gia đình gắn liền với giáo d甃⌀c
của xã hô ̣i. Nếu giáo d甃⌀c của gia đình không gắn với giáo d甃⌀c của xã hô ̣i, mỗi cá nhân
sẽ khó khăn khi hòa nhâ ̣p với xã hô ̣i, và ngược lại, giáo d甃⌀c của xã hô ̣i sẽ không đạt
được hiê ̣u quả cao khi không kết hợp với giáo d甃⌀c của gia đình, không lấy giáo d甃⌀c
của gia đình là nền tảng. Do vâ ̣y, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo d甃⌀c gia đình
mà hạ thấp giáo d甃⌀c của xã hô ̣i hoặc ngược lại. Thực hiê ̣n tốt chức năng nuôi dưỡng,
giáo d甃⌀c, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn
diê ̣n về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biê ̣t là phương pháp giáo d甃⌀c. - Chức năng văn hóa.
Gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tô ̣c cũng như tô ̣c người. 7
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
Những phong t甃⌀c, tâ ̣p quán, sinh hoạt văn hóa của cô ̣ng đồng được thực hiê ̣n trong gia
đình. Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và th甃⌀ hưởng những giá
trị văn hóa của xã hô ̣i. Với chức năng chính trị, gia đình là mô ̣t tऀ chức chính trị của
xã hô ̣i, là nơi tऀ chức thực hiê ̣n chính sách, pháp luâ ̣t của nhà nước và quy chế (hương
ước) của làng xã và hưởng lợi từ hê ̣ thống pháp luâ ̣t, chính sách và quy chế đó. Gia
đình là cầu nối của mối quan hê ̣ giữa nhà nước với công dân. - Các chức năng khác
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình là chức
năng thường xuyên của gia đình, bao gồm viê ̣c thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa,
tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vê ̣ chăm sóc sức khỏe
người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên
trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiê ̣m, đạo lý, lương tâm của mỗi
người. Do vâ ̣y, đó chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh
thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vâ ̣t chất của con người. Với viê ̣c duy trì tình
cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ऀn định và phát triển của xã hô ̣i. II.
Những vấn đề của Gia đình hiện đại hiện nay ( đặc biệt là gắn với sự phát triển của CMCN 4.0)
1. Những vấn đề: - Rắc rối về kinh tế
Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất mà hầu hết các gia đình thường phải đối mặt. Đã
từ lâu câu hát “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng” chỉ đơn thuần là câu hát, còn thực
tế gánh nặng kinh tế luôn làm cho gia đình bạn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Rắc rối tiền bạc là “sát thủ” có sức phá hủy gia đình một cách tàn nhẫn nhất. Có gia
đình vì thiếu tài chính không thể chữa bệnh cho con, không thể cho con được sống
một cuộc sống đầy đủ. Có những gia đình vì lo ăn từng bữa mà vợ chồng ngày nào
cũng cãi vã, cơm không lành, canh chẳng ngọt, vì thế vợ chồng ngày càng xa cách
không tìm được tiếng nói chung, để rồi đường ai nấy đi.
- Công nghệ choáng ngợp cuộc sống
Hầu hết các gia đình hiện đại ngày nay đều đang bị các thiết bị công nghệ
chiếm hữu nhiều thời gian. Sau bữa cơm, phần con trẻ thì lao nhanh vào phòng với đủ
trò tiêu khiển của mình: nghe nhạc, chơi game, chat với bạn bè, say mê các mạng xã
hội như facebook, Tiktok,… Phần cha mẹ thì khoác vội chiếc áo để tiếp t甃⌀c hành trình
mưu sinh: họp hành online, giao tiếp với đối tác, hoặc đọc báo tìm kiếm thông tin,
hoặc chìm đắm trong các trang mạng xã hội… Ngôi nhà dường như đơn thuần là nơi
tạm trú của một nhóm người có chung máu mủ ruột rà. Mối quan hệ thương yêu, gần
gũi giữa từng thành viên không được củng cố, gây ra nhiều hệ l甃⌀y. - Thiếu lửa 8
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
Rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau bởi mối tình sét đánh, nhưng cơ sở của
tình yêu lại rất mong manh vì phần nhiều họ chỉ bị hấp dẫn bởi sức hút của một mặt
nào đó trong đối phương. Sau khi chung sống với nhau một thời gian, sức hút này sẽ dần nhạt đi.
- Đời sống tình cảm vợ chồng không hòa hợp
Cuộc sống càng hiện đại, thì các mối quan hệ của mỗi người sẽ càng được mở
rộng hơn. Khi vợ chồng không thể dung hòa cả tâm và sinh lý, sẽ khiến cho vợ hoặc
chồng nẩy sinh tình yêu ngoài luồng. Tình cảm con người là thứ khó tiêu khiển nhất,
khi con tim và lý trí không thể dung hòa trên một con đường, sẽ khiến cho cuộc sống hôn nhân đऀ vỡ. - Không đồng quan điểm
Mỗi người luôn có cái “Tôi” của riêng mình, và ai cũng muốn bảo vệ cái “Tôi”
đó. Nhiều khi bạn không đồng ý với quyết định của người thân.
- Vấn đề giáo d甃⌀c con cái.
Đây cũng là vấn đề phऀ biến của xã hội hiện đại. Các cặp vợ chồng trẻ hiện đại
đều có mong muốn giáo d甃⌀c con cái thành thiên tài, nhưng giữa vợ chồng lại thiếu đi
sự thống nhất, và thế là lại nảy sinh phiền phức. Phiền phức hơn là vợ, chồng, ông, bà
ai cũng có lý của riêng mình, nhưng con thì chỉ có một, thực rất khó để tìm được một tiêu chuẩn dung hòa.
- Công việc chiếm quá nhiều thời gian của bạn
Nhiều người quá đam mê với công việc, dành quá nhiều thời gian cho công
việc là một trong những vấn đề khó khăn mà gia đình hiện đại phải đối mặt. Thay vì
cùng nhau ngồi ăn bữa cơm thì bạn lại bận rộn với các cuộc họp, gặp mặt xã giao,
thay vì cuối tuần đưa gia đình đi chơi thì bạn lại bận chạy deadline… - Ngoại tình.
Tuy được xếp sau cùng nhưng ngày nay, ngoại tình đang là mối đe dọa không
nhỏ tới hạnh phúc của mỗi gia đình.
2. Những giải pháp giải quyết vấn đề:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành,
đoàn thể về vấn đề xây dựng gia đình nói chung, giáo d甃⌀c trong mỗi gia đình nói riêng
để giáo d甃⌀c đạo đức, lối sống, nâng cao thể chất, trí lực, góp phần quan trọng vào việc
hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình - nhà trường - xã hội; trong đó, phát huy những ưu điểm của từng môi trường
giáo d甃⌀c để không chỉ đi đến sự thống nhất trong giáo d甃⌀c mà còn hỗ trợ và đồng hành
cùng m甃⌀c tiêu chung là tạo dựng nguồn lực con người Việt Nam chuẩn mực về đạo
đức, hoàn thiện về tri thức, kỹ năng.
Hai là, chú trọng tạo dựng môi trường gia đình yêu thương, bình đẳng và trách
nhiệm, tऀ chức lối sống gia đình lành mạnh, các thành viên trong gia đình yêu thương, 9
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
sẻ chia, gắn kết; cha mẹ, ông bà nêu gương cho con trẻ học theo, làm theo những điều
tốt đẹp, có giá trị nhân văn lớn lao. Trong giáo d甃⌀c, cần tạo điều kiện để con trẻ được
nêu chính kiến, quan điểm, thậm chí phản biện lại một vấn đề nào đó là vô cùng cần thiết.
Ba là, lấy con trẻ làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ, giáo d甃⌀c và nghiêm túc trong
việc dạy bảo con trẻ, giáo d甃⌀c, rèn luyện con trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng các
thành viên. Tạo được sự gần gũi, thân mật, tin tưởng ở con trẻ, để con trẻ coi mình là
những người bạn lớn mà chia sẻ tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý bên trong, từ đó
cha mẹ, ông bà có thể hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ,
nguyện vọng, mong muốn, sở thích, niềm vui, nỗi buồn của con trẻ. Hạn chế các thiết
bị công nghệ khi ở cạnh người thân của mình, sắp xếp khoa học thời gian để vừa có
thời gian làm việc vừa có thời gian nghỉ ngơi, bồi đắp tình cảm với các thành viên trong gia đình.
Bốn là, các bậc cha mẹ không ngừng học hỏi, tìm hiểu những tri thức khoa học
xã hội, trang bị và nâng cao kiến thức, khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo d甃⌀c con cái,
để phát huy vai trò giáo d甃⌀c gia đình, khắc ph甃⌀c phương pháp giáo d甃⌀c chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính.
Năm là, phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông gắn với tăng cường
tuyên truyền chiến lược xây dựng gia đình và văn hóa gia đình để nâng cao nhận thức
và hành động, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về gia đình. Qua đó, giúp cho các gia đình có kiến thức và kỹ năng
sống, chủ động phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong gia đình, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gia đình ngày càng phát triển bền vững. III.
Những tiền đề cần chuẩn bị để có gia đình hạnh phúc trong thời kỳ hội
nhập quốc tế hiện nay của nước ta:
- Vợ chồng yêu thương nhau
Trong một gia đình, chồng và vợ giống như đất và hoa. Nếu mối quan hệ vợ
chồng không hòa thuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mối quan hệ trong nhà. Vợ
chồng bất đồng thì mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, cha mẹ – con cái đều sẽ bị xấu
đi. Vợ chồng yêu thương nhau là sức đề kháng mạnh nhất của một gia đình, là sự giáo
d甃⌀c cơ bản nhất và tốt nhất dành cho con cái. - Thoải mái trò chuyện
Trò chuyện là yếu tố then chốt để duy trì hạnh phúc gia đình. Có việc gì đừng
giữ trong lòng, hãy trò chuyện với người thân nhiều hơn, để mọi người hiểu mình hơn,
như vậy sẽ có thể tránh được rất nhiều sự hiểu lầm và mâu thuẫn không cần thiết. Cha
mẹ và con cái rất cần sự trò chuyện, trao đऀi với nhau trong cuộc sống, những gia đình
thiếu sự giao tiếp chuyện trò sẽ khó có thể hạnh phúc. Vì vậy, mỗi ngày, những lúc ăn
cơm, nghỉ ngơi hay trước khi đi ngủ, hãy đặt điện thoại và máy tính xuống để trò 10
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986 chuyện cùng nhau. - Tin tưởng lẫn nhau
Hãy giữ lòng tin với người thân, tránh hoài nghi vô cớ, đừng để sự nghi ngờ
hủy hoại hạnh phúc gia đình. Gia đình là nơi không cần phải đề phòng, có thể thoải
mái thư giãn, trò chuyện vui vẻ cùng nhau, đối xử chân thành, bất cứ lúc nào cũng
cảm thấy được tin tưởng giữa các thành viên trong nhà. Niềm tin cũng là tiền đề để giáo d甃⌀c con trẻ.
- Đặt mình vào vị trí của người khác
Đặt mình vào vị trí của người khác là một phẩm chất đạo đức cơ bản. “Đừng
làm cho người khác những điều mà mình không muốn”, “Muốn người khác đối xử với
mình ra sao thì hãy đối xử với họ như thế”,việc đặt mình vào vị trí của người khác để
suy nghĩ là việc rất cần thiết và cũng là cách tốt nhất để vợ chồng thấu hiểu lẫn nhau,
gìn giữ gia đình hòa thuận đó cũng là cách tốt nhất để quản lý các mối quan hệ trong
gia đình, nắm vững được cách này thì có thể giải quyết được mọi việc một cách hữu
hiệu, hóa giải các vấn đề trong gia đình, làm cho gia đình hòa thuận để tất cả các
thành viên đều được sống vui vẻ. - Có không gian độc lập
Giữa vợ và chồng cần có sự quan tâm, chăm sóc và hy sinh – đây là điều rất
quan trọng – nhưng nếu một người hạn chế người kia quá nhiều, quan tâm quá mức thì
sẽ khiến họ cảm thấy không có tự do. Mỗi người đều cần có không gian riêng. Yêu
thương nhưng vẫn có sự riêng tư mới là tình yêu hạnh phúc. - Quan tâm lẫn nhau
Để tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta cần
sự quan tâm lẫn nhau. Hãy sắp xếp dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, tâm sự với
nhau qua những bữa ăn tối hay một chuyến du lịch gia đình,… Mọi người có thể chia
sẻ để thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
- Hoàn thành tốt trách nhiệm với gia đình
Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa v甃⌀ và trách nhiệm riêng. Con cái đi
học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc,
chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ. Ngoài ra, mỗi thành viên cũng đều phải
biết cách tự chăm sóc bản thân. Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì
bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.
- Tôn trọng và bình đẳng
Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây ra
những tऀn thương cho người khác.
- Đảm bảo nguồn tài chính
Để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tài chính đóng góp vai trò không nhỏ. Tài 11
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986
chính vững mạnh là tiêu chí giúp các thành viên trong gia đình có đủ điều kiện để học
tập, phát triển toàn diện, thực hiện những ước mơ, dự định của mình. Hãy tìm lên kế
hoạch quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình, dạy con cái biết sử d甃⌀ng tiền đúng cách.
- Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đối diện khó khăn
Cuộc sống của bất kỳ ai cũng đều có điều vui sự buồn xen kẽ với nhau. Để gia
đình hạnh phúc thì yếu tố quan tâm, chia sẻ là điều không thể thiếu. Sự chia sẻ không
nên chỉ dừng lại ở những lời nói suông mà hãy biến chúng thành những hành động
thiết thực, chẳng hạn như nêu ra vấn đề khó khăn để cùng nhau giải quyết.
- Cùng nhau gìn giữ những giá trị cao đẹp, truyền thống tốt đẹp của văn hóa lịch sử
Cây có cội và sông thì có nguồn. Gia đình hiện đại cũng xuất phát từ gia đình
truyền thống. Được hun đút từ lâu đời qua nhiều thời kỳ lịch sử, gia đình truyền thống
có cho mình những nét đẹp đạo đức và cả những mặt còn tiêu cực, hạn chế. Việc ủa
chúng ta ngoài tìm ra những đức tính tốt đẹp để gìn giữ và duy trì, mà còn tìm cách
khắc ph甃⌀c những hữu t甃⌀c của gia đình cũ.
- Cùng nhau tiếp thu những giá trị đऀi mới, phát triển của nhân loại trong thời
kỳ hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay
Sống trong thời kỳ mà mọi thứ đang phát triển nhanh chóng và đऀi mới liên
t甃⌀c. Tiền đề quan trọng cho một gia đình hạnh phúc không chỉ dừng lại ở việc gìn giữ
những giá trị cao đẹp của truyền thống mà mỗi cá thể nên giúp nhau trau dồi thêm
những giá trị tiên tiến để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tất cả nhằm hướng đến
m甃⌀c tiêu làm gia đình thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội và là tऀ ấm của mỗi người. 12
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986 PHẦN KẾT LUẬN
“Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã
hội”. Gia đình có vai trò trung tâm trong cuộc sống của mọi người, đảm bảo đời sống
vật chất và tinh thần của mọi người, đó là một trong những giá trị xã hội quan trọng
nhất của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mọi quốc gia, gia đình được
coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh”. Vì vậy, sức mạnh trường tồn của quốc gia,
dân tộc ph甃⌀ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình. Chúng tôi khẳng
định điều này luôn đúng và trong mọi hoàn cảnh, mọi xã hội, nó luôn đúng. Nó nói lên
mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, được ví như mối quan hệ tương tác hữu
cơ của quá trình trao đऀi chất duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội lành mạnh (cơ thể) tạo
điều kiện cho gia đình tiến bộ, gia đình hạnh phúc (tế bào) góp phần vào sự phát triển
hài hòa của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Có một gia đình
hạnh phúc là khao khát của mỗi con người trong xã hội. Hạnh phúc gia đình là niềm
vui, sự hài lòng của mọi người trong cuộc sống gia đình, nó là động lực tinh thần to
lớn đối với mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy gia đình phát
triển.Các thành viên trong gia đình cần phải yêu thương, thấu hiểu và cảm thông cho
nhau và tình cảm thiêng liêng ấy chính là chất keo gắn kết các thành viên lại với nhau
như một khối vững chắc. Gia đình là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ của mỗi thành
viên, nhất là khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống, cũng như có đời sống vật
chất thực tế, đó là yếu tố không thể thiếu để có một gia đình hạnh phúc góp phần phát
triển xã hội, hay điều đó thể hiện rõ nhất qua những hành vi, tương tác nhỏ giữa các
thành viên trong gia đình như ăn uống, nghỉ ngơi, nói chuyện vui vẻ, thông qua những
hoạt động nhất định được thực hiện hàng ngày. Vì vậy việc xây dựng gia đình hạnh
phúc là nhiệm v甃⌀ vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của mỗi chúng ta, nhất là các thế
hệ trẻ, là nền tảng của gia đình và xã hội sau này. 13
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com) lOMoARcPSD|36451986 TÀI LIỆU THAM KHẢO
(2021, 07 19). Retrieved from https://luatminhkhue.vn/gia-dinh-la-gi---khai-niem-gia-
dinh-duoc-hieu-nhu-the-nao-cho-dung--.aspx#:~:text=ni%E1%BB%87m
%20gia%20%C4%91%C3%ACnh-,Gia%20%C4%91%C3%ACnh%20l
%C3%A0%20thi%E1%BA%BFt%20ch%E1%BA%BF%20x%C3%A3%20h
%E1%BB%99i%2C%20trong%20%C4%91%C3%B3%2
4 tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc bền lâu. (n.d.). Retrieved from
https://www.manulife.com.vn/vi/kien-thuc/4-tieu-chi-xay-dung-gia-dinh-hanh- phuc-ben-lau.html
Gia đình và vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại. (n.d.). Retrieved from
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-va-vi-tri-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-xa- hoi-hien-dai/
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. (12020, 01 14). Retrieved from
https://tailieuvnu.com/giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh/
Một số vấn đề của gia đình hiện nay. (n.d.). Retrieved from
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/mot-so-van-de-cua-gia-dinh-hien-dai/
Ngọc Hương. (n.d.). 5 tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc. Retrieved from
https://lienhiephoi.soctrang.gov.vn/index.php/kinh-t-xa-h-i/xa-h-i/2337-5-y-u-t-
c-n-co-c-a-m-t-gia-dinh-h-nh-phuc
Nguyễn Bùi Nhật Mỹ. (2021). tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc bạn nên tham
khảo để xây dựng mái ấm gia đình. Retrieved from
https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-tieu-chi-xay-dung-gia- dinh-hanh-phuc-1359825
Thanh Lan. (n.d.). Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực trạng và giải pháp. Retrieved from
http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-/asset_publisher/
LTKhIEQ3Qmto/content/xay-dung-gia-inh-hanh-phuc-ben-vung-thuc-trang- va-giai-phap
Thanh Nga. (n.d.). 6 vấn đề nan giải của gia đình hiện đại. Retrieved from
https://afamily.vn/6-van-de-nan-giai-cua-gia-dinh-hien-dai- 20090311120118817.chn 14
Downloaded by Linh Chi ??ng (chithcsttst101@gmail.com)
Document Outline
- PHẦN MỞ ĐẦU
- PHẦN NỘI DUNG
- I. Lý luận chung về gia đình
- 1. Khái niệm:
- 2. Vị trí của gia đình đối với xã hội:
- 3. Chức năng cơ bản của gia đình:
- II. Những vấn đề của Gia đình hiện đại hiện nay ( đặc biệt là gắn với sự phát triển của CMCN 4.0)
- 1. Những vấn đề:
- 2. Những giải pháp giải quyết vấn đề:
- III. Những tiền đề cần chuẩn bị để có gia đình hạnh phúc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta:
- I. Lý luận chung về gia đình
- PHẦN KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO