Tiểu luận vai trò của nguồn lực con người
Tiểu luận vai trò của nguồn lực con người
Môn: Triết học Mác-Lênin (POMAL)
Trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 2
1.1. Nguồn lực con người ............................................................................................ 2
1.1.1. Con người và bản chất của con người .......................................................... 2
1.1.2. Nguồn lực con người ..................................................................................... 5
1.2. Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực ....................................................................... 6
1.3. Vai trò của nguồn lực con người ......................................................................... 7
1.3.1. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị .................................. 8
1.3.2. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa ................................... 8
1.3.3. Vai trò của nguồn lực con người trong việc phát triển kinh tế .................... 9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
TP.HCM ......................................................................................................................... 9
2.1. Các vấn đề về nguồn nhân lực ở TP.HCM .......................................................... 9
2.1.1. Thực trạng về nguồn lực con người ở Sài Gòn .......................................... 10
2.1.2. Đánh giá những ưu điểm từ thực trạng nguồn nhân lực ở TP.HCM ....... 12
2.1.3. Những mặt còn hạn chế về thực trạng nguồn nhân lực ở TP.HCM ......... 13
2.1.4. Những nguyên nhân cho các bất lợi về nguồn nhân lực tại TP.HCM ...... 15
2.2. Định hướng để phát triển nguồn nhân lực của thành phố và các giải pháp
được đề xuất ............................................................................................................... 16
2.2.1. Định hướng của TP.HCM để nâng cao vai trò của nguồn lực con người
. ............................................................................................................................... 16
2.2.2. Các giải pháp được đề xuất .......................................................................... 17
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 20
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 1 LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới vào năm 1986, Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM) vẫn luôn giữ vững vai trò là đầu tàu, có tỷ lệ đóng góp lớn cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Là một trung tâm thương mại - dịch vụ lớn ở
Việt Nam, TP.HCM chính là đầu cầu hội nhập quốc tế, thu hút hàng loạt vốn đầu tư
nước ngoài, thúc đẩy một chuỗi các thị trường như thị trường lao động, thị trường tài
chính,… cùng phát triển và đến nay, thành phố đã và đang đạt được nhiều thành tựu
nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục và khoa học.
Để đạt được những thành công đáng tự hào đó, bên cạnh những lợi thế về tài
nguyên hay nguồn vốn thì nguồn nhân lực dồi dào đóng vai trò tiên phong, chi phối
các nguồn lực khác trong việc xây dựng đầu tàu kinh tế TP.HCM. Nguồn nhân lực tại
thành phố được biết đến với truyền thống năng động, sáng tạo và không ngừng tìm tòi,
tiếp cận những công nghệ mới để nâng cao năng lực bản thân, từ đó duy trì và phát
triển vị thế đi đầu của TP.HCM trong công cuộc xây dựng một đất nước Việt Nam văn
minh, hiện đại, an toàn và giàu mạnh. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Đảng ta chủ trương “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm,
chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa,
con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển
bền vững” (1). Thực tế đã chỉ ra rằng dù ở thời đại nào thì nguồn lực con người luôn là
nguồn cội, tác động trực tiếp đến tiến trình xây dựng và phát triển của không chỉ một
thành phố mà cả một quốc gia hay thậm chí là lịch sử xã hội loài người. Nhận ra được
nguồn nhân lực chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa xúc tiến thành phố, từ lâu
TP.HCM đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn, cải thiện môi trường làm việc để
mở rộng phạm vi và nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong việc xây dựng
thành phố phát triển hoàn hảo về mọi mặt.
Song, khi ta nhìn nhận một cách khách quan hơn thì thực trạng nguồn nhân lực
tại thành phố đang tồn tại nhiều vấn đề tồn đọng cần phải giải quyết. Đặc biệt trong
giai đoạn TP.HCM bước vào thời kì hậu giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, khi
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 2
mà lực lượng nhân công đang ở tình trạng báo động thì yêu cầu về một tầm nhìn chiến
lược lâu dài để nâng cao chất lượng và vai trò của nguồn nhân lực là điều cấp thiết.
Do nhận thức được vai trò vô tận và những bài toán của nguồn nhân lực tại
thành phố, nhóm em đã chọn đề tài tiểu luận: “Vai trò của nguồn lực con người trong việc xây dựng TP.HCM.” NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Nguồn lực con người
1.1.1. Con người và bản chất của con người
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và bản chất con
người. Trong đó, quan diểm của Marx – Lenin về con người và bản chất con người
được thể hiện một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất.
Theo Marx – Lenin: “Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội;
có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện đó là phương diện tự nhiên và
phương diện xã hội.” (2). Nguồn lực con người bao gồm tất cả các yếu tố như thể chất,
ý thức chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn và vị thế xã hội… Những yếu tố đó
góp phần tạo nên năng lực của mỗi con người và được huy động, tập hợp thành sức
mạnh của cả cộng đồng người, cả dân tộc vào việc phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia nói chung hay một tỉnh/thành phố nói riêng.
Giới tự nhiên là tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát
triển của con người. Vì vậy bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ
bản của con người, loài người (2). Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau:
- Con người có nguồn gốc từ sự tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
Điều này chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và ngành khoa
học tự nhiên, đặc biệt là thông qua học thuyết Darwin về nguồn gốc và sự tiến hóa của các loài.
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 3
- Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên là một
thân thể vô cơ của con người (2). Những biến đổi, quy luật của giới tự nhiên sẽ có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên đến việc quy định sự tồn tại của con người
và xã hội loài người. Nó chính là môi trường trao đổi vật chất giữa con người với giới
tự nhiên. Ngược lại sự hoạt động, biến đổi của con người cũng sẽ tác động ngược đến
môi trường tự nhiên và làm biến đổi chúng. Giữa con người và môi trường tự nhiên là
mối quan hệ song trùng, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau (2).
Tuy giữa con người và môi trường có sự tác động, quy định lẫn nhau nhưng
con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Xét theo góc độ tồn
tại và phát triển của con người, con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và
các quy luật xã hội. Còn xét theo giác độ nguồn gốc hình thành thì con người không
phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn
gốc xã hội của nó, mà có bản nhất là nhân tố lao động. Đây chính là một trong những
phát hiện mới của chủ nghĩa Marx - Lenin (2). Vì vậy con người còn tồn tại một
phương diện khác đó là bản tính xã hội – đây được xem là một bản tính đặc thù của nó
trong mối quan hệ với các sự tồn tại khác của giới tự nhiên.
Hai phương diện tự nhiên – xã hội của con người luôn tồn tại một cách thống
nhất, quy định, tác động lẫn nhau và từ đó sẽ tạo nên khả năng hoạt động, sáng tạo của con người.
Trong suốt quá trình lịch sử tư tưởng của nhân loại, có rất nhiều quan niệm
khác nhau về bản chất của con người. Nhưng những quan niệm đó trên cơ bản thường
là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và mang tính duy tâm, thần bí. Marx đã
phê phán những quan điểm đấy và đưa ra được quan điểm của mình “Bản chất con
người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội này.” (2).
Khác với quan niệm duy vật siêu hình, theo quan niệm duy vật biện chứng về
bản chất xã hội của con người thì sự hình thành, phát triển của con người người cùng
với khả năng hoạt động, sáng tạo của con người thì có thể định nghĩa rằng con người
là một thực thể tự nhiên nhưng có đặc tính xã hội. Bản chất con người là “sự tổng hòa
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 4
các quan hệ xã hội”. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con
người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng với khả năng sáng tạo lịch sử
của nó phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lí giải sự hình thành và phát triển của
những mối quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Như vậy có thể nhận định rằng không
có con người phi lịch sử mà nó luôn gắn liền với những điều kiện nhất định (2).
Con người với tư cách là một thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực
tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn mà tác động vào thế giới tự nhiên theo nhu cầu
sinh tồn và phát triển của con người. Đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của
chính mình và thực hiện sự phát triển của chính nó.
Từ những quan niệm khoa học của chủ nghĩa Marx - Lenin có thể rút ra được
những ý nghĩa phương pháp luận quan trọng:
- Một là để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không chỉ
dựa vào phương diện bản tính tự nhiên mà điều căn bản hơn là phương diện bản tính
xã hội (mang tính quyết định) và còn dựa vào quan hệ kinh tế - xã hội của nó.
- Hai là năng lực sáng tạo lịch sử của con người là động lực cơ bản của sự tiến
bộ và phát triển của xã hội. Con người là nguồn lực quan trọng thúc đầy sự tiến bộ và
phát triển của xã hội. Vì vậy cần phải thúc đẩy và phát huy năng lực sáng tạo lịch sử của mỗi con người.
- Ba là sự nghiệp giải phóng con người nhằm mục đích phát huy khả năng sáng
tạo lịch sử của con người, phải hướng vào sự nghiệp giải phóng các mối quan hệ kinh tế - xã hội.
Từ những điều đó cho chúng ta thấy rằng: Con người là một thực thể tự nhiên
mang đặc tính xã hội và có khả năng sáng tạo lịch sử của chính mình. Chính khả năng
sáng tạo lịch sử của con người là động lực cho sự tiến bộ, phát triển của một xã hội.
Con người chính là nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một xã
hội, một quốc gia nói chung hay một tỉnh/thành phố nói riêng.
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 5
1.1.2. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người (nguồn nhân lực) hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của
mỗi cá nhân và của đất nước.” (8).
Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao
gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,… của mỗi cá nhân.”. Như vậy nguồn lực
con người ở đây được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như:
tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,… (8).
Dưới góc dộ kinh tế phát triển thì nguồn nhân lực là một bộ phận dân số đang
thuộc độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực dưới góc độ
này được biểu hiện hai mặt:
Về số lượng là tổng số những người đang trong độ tuổi lao động làm việc theo
quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ.
Về chất lượng là những vấn đề về sức khỏe, trình độ chuyên môn, kiến thức,
trình độ lành nghề của người lao động
Như vậy dựa theo khái niệm này thì có một số trường hợp vẫn được tính là
nguồn nhân lực dù không phải là nguồn lao động đó là việc người không có việc
nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm (nghĩa là người không có nhu cầu tìm việc
làm, người trong độ tuổi quy định tham gia lao động nhưng vẫn đang đi học…)
Dưới góc độ kinh tế chính trị thì nguồn nhân lực là tổng hòa về mặt thể lực và
trí lực trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia nói chung hay một
tỉnh/thành phố nói riêng. Trong đó kết tinh được truyền thống, kinh nghiệm lao động,
khả năng sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử. Những điều đó sẽ được vận dụng để
sản xuất ra của cải, vật chất, tinh thần phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển đất
nước ở hiện tại và tương lai (8).
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 6
Trong giai đoạn hiện nay và tương lai, con người đã, đang và sẽ được coi là một
“nguồn tài nguyên” đặc biệt, là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế - chính trị -
xã hội của một quốc gia. Chính vì vậy hiện nay, việc phát triển con người về các mặt
đang là vấn đề được chú trọng, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống phát triển các
nguồn lực dể xây dựng xã hội chủ nghĩa. Làm sao để nguồn nhân lực có chất lượng
cao luôn là vấn đề được đặt ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, việc một
quốc gia sở hữu nguồn lực con người chất lượng cao sẽ mang lại phần thắng cho quốc gia đó
1.2. Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực
Đánh giá nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa tiêu
chuẩn đã đề ra với kết quả công việc thực hiện của nhân viên trong một thời gian nhất định.
Nguồn nhân lực sẽ dược xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng. Trong đố
chất lượng nguồn nhân lực đang là khía cạnh được chú trọng nhất
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc
trừng về trạng thái, thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất. Các yếu tố này có quan hệ
chắt chẽ, tác động qua lại và là tiền để phát triển của nhau. Muốn nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thì phải dựa vào việc nâng cao cả 3 yếu tố kể trên. Tuy nhiên mỗi yếu
tố lại liên quan đến một lĩnh vực rộng lớn như:
- Thể lực và tình trạng gắn với y tế, chăm sóc sức khỏe và nguồn dinh dưỡng
- Trí lực gắn với giáo dục đào tạo.
- Phẩm chất, đạo đức gắn với thể chế chính trị, nền tảng văn hóa…
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng chỉ tiêu HDI (Human Development Index)
dể đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên ba phương diện :
mức độ phát triển kinh tế, giáo dục, y tế và được xác định bởi các chỉ tiêu:
- GDP thực bình quân đầu người hàng năm tính theo sức mua ngang giá (PPP)
- Kiến thức (tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục)
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 7 - Tuổi thọ bình quân.
Ngoài chỉ số tổng hợp HDI, người ta còn sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau đây để
đánh giá nguồn nhân lực như:
- Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe: tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ
thống chỉ tiêu tổng hợp (gồm tuổi thọ bình quân, chiều cao trung bình của thanh niên,
cân nặng), chỉ tiêu y tế cơ bản (tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới
5 tuổi, tỷ lệ trẻ em đẻ dưới 2500g, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy đinh dưỡng, tỷ suất chết
mẹ), chỉ tiêu về tình hình bệnh tật (tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ mắc các bệnh có
tiêm chủng, tỷ lệ chết so với người mắc các bệnh).
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hóa: được đánh giá dựa trên hệ thống chỉ tiêu
gồm tỷ lệ dân số biết chữ, số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ
đi học chung các cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), tỷ lệ đi học
đúng độ tuổi cấp tiểu học và trung học.
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kĩ thuật dựa vào các tiêu chí: tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc, tỷ lệ lao động theo cấp
bậc đào tạo được tính toán cho quốc gia – vùng – ngành kinh tế.
1.3. Vai trò của nguồn lực con người
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa, có rất nhiều nguồn lực để chúng ta có thể khai
thác như: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học – công nghệ, nguồn lực tài chính,
nguồn lực từ nước ngoài, nguồn lực con người,… Trong các nguồn lực kể trên thì có
thể khẳng định rằng nguồn lực con người là cơ bản nhất. Điều này đã được khẳng định
thông qua việc chủ nghĩa Marx – Lenin – kim chỉ nam của Đảng ta trong việc xây
dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội đã thể hiện “Con người là chính là
nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một xã hội.”. Và chúng ta
cũng nhận thức dược rằng những nguồn lực khác muốn khai thác một cách hiệu quả,
triệt để thì đều phải phụ thuộc vào trình độ, năng lực của con người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin “người lao động trong mọi thời
đại đều là chủ thể trong lao động sản xuất, đặc biệt là trong chủ nghĩa xã hội. Người
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 8
lao động phải là người được làm chủ những tư liệu sản xuất và được đào tạo có bài bản
kiến thức, chuyên môn, quản lý kinh tế thì mới có đủ trình độ để khai thác tiềm năng
tài nguyên có hiệu quả.” (9).
1.3.1. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị
Con người có vai trò đặc biệt trong lĩnh vực chính trị. Con người là nguồn cội,
người dân là chủ nhân của đất nước – nguyên lý ấy là nền tảng, là cái bất biến của mọi
quốc gia, dân tộc. Khi trao đổi về việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ
đã nói “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội để nâng cao đời sống của
nhân dân, thực hiện dân làm chủ xã hội bằng việc chính họ là người lựa chọn, đề cử
những người có đủ đức, đủ tài giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan chính
quyền các cấp, đó phải là những người giỏi về lý luận, sâu sát với cơ sở, hiểu biết thực
tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, hết lòng vì nhân dân và thật sự
tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân thì việc gì khó khăn mấy dân cũng làm được.” (9)
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước tôn trọng
và bảo đảm các quyền của con người, của công dân. Quyều của công dân không tách
rời với nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền làm chủ và thực hiện quyền làm
chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của hệ thống chính trị và các hình thức dân
chủ trực tiếp và gián tiếp. Tất cả quyền lực Nhà nươc thuộc về nhân dân. (10)
1.3.2. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa
Quan điểm chủ nghĩa Marx – Lenin quan niệm rằng quần chúng lao động là
người góp phần xây dựng, sáng tạo nên những công trình văn hóa, các tác phẩm nghệ
thuật. Dưới chủ nghĩa xã hội, vai trò ấy ngày càng được nâng cao. Con người có quyền
thưởng thức văn hóa đồng thời có vai trò bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc.
Con người sẽ là người tiếp thu tinh hoa nghệ thuật quốc tế, loại bỏ những yếu tố ảnh
hưởng xấu hoặc không phù hợp đối với nền văn hóa dân tộc. Và chính những tinh hoa
văn hóa mà con người sáng tạo, bảo vệ và tích lũy sẽ chính là nguồn động lực cơ bản
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 9
trong động lực con người và góp phần trong chiến lược phát triển nguồn lực con người.
1.3.3. Vai trò của nguồn lực con người trong việc phát triển kinh tế
Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng
vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là do con
người và vì con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong việc Việt
Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững cho ngành kinh
tế. Con người và văn hóa trở thành yếu tố, mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Đến Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xác định con người trở
thành động lực quyết định đến sự phát triển và đã được đặt trúng vị trí của mình đối
với quá trình phát triển. Đến Đại hội X tiếp tục làm sâu sắc hơn về nhận thức con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế qua nội hàm của thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Nhấn
mạnh thêm về con người là động lực của sự phát triển, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định con người và nền văn hóa
Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.(11)
Nguồn lực con người nếu được khai thác triệt để thì sẽ là một điều thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế, song nếu không có cách khai thác phù hợp, đúng đắn thì có thể
kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM
2.1. Các vấn đề về nguồn nhân lực ở TP.HCM
Song song với quá trình xây dựng và phát triển của TP.HCM, chính quyền phải
luôn nắm bắt tình trạng thực tế của nguồn nhân lực nơi đây, để từ đó có thể phát huy
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 10
tối đa vai trò của lực lượng con người, đồng thời kiểm soát các khó khăn kìm hãm
công cuộc thúc đẩy thành phố ngày một phát triển.
2.1.1. Thực trạng về nguồn lực con người ở Sài Gòn
TP.HCM là một đô thị lớn và sôi động, với tỷ lệ dân số chiếm 10% cả nước,
thuộc mức độ dân số vàng với độ tuổi lao động lên đến 70%. Vốn được xem là “ miền
đất hứa” cho nhiều người dân toàn quốc, chính vì vậy mà hằng năm, TP.HCM đón một
lượng lớn người dân di cư từ nông thôn đến đây để định cư và lập nghiệp, Đến nay,
theo như được báo cáo thì trong số lực lượng dân cư đông đảo, có khoảng 7 triệu dân
thuộc Sài Gòn và trên 3 triệu dân nhập cư. Dựa vào thống kê mới nhất thì bình quân
mỗi năm, số dân của TP.HCM tăng khoảng 200.000 dân. Ngoài ra số lượng người
vãng lai và lao động thời vụ ở đây tuy chưa được báo cáo chính xác nhưng từ thực tế
cho thấy con số đó chắc chắn không hề nhỏ, góp phần đưa Sài Gòn – Gia Định xưa lên
đứng đầu cả nước về tỷ lệ dân cư đông đúc và náo nhiệt. (12)
Nguồn nhân lực tại thành phố mang tên Bác là tài sản vô giá, là nhân tố quan
trọng quyết định sự phát triển kinh tế của thành phố, góp phần đưa thành phố vươn xa
hơn và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh sự phong phú về số
lượng thì nguồn nhân lực ở thành phố còn được đảm bảo phần nào về mặt chất lượng,
trong đó năm 2020 có 85% lao động qua đào tạo, 18,8% lao động có trình độ đại học
và cao hơn tỷ lệ 10,6% của cả nước (13). Ngoài ra, từ bảng 2.2.1, ta thấy được
TP.HCM còn có lợi thế về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) tiềm
năng với số lượng tăng thêm gấp 3 qua từng thập niên từ 1999, có chuyên môn cao và
được đào tạo với trình độ từ Cao đẳng trở lên, phục vụ tốt cho quá trình hội nhập quốc
tế của thành phố trong thời đại bùng nổ của công nghệ Robotics, 5G, AI…
Bảng 2.1. Nhân lực KH&CN tiềm năng trên địa bàn TPHCM (ĐVT: người) (14)
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 11
Nguồn nhân lực tại TP.HCM, với số lượng đông và chất lượng được đào tạo tốt,
đã không ngừng đưa nền kinh tế đô thị tăng trưởng, thể hiện qua chỉ số năng suất lao
động (NSLĐ) ấn tượng. Theo báo cáo mới nhất, năm 2020, NSLĐ của thành phố đạt
333,6 triệu đồng, vừa đứng đầu toàn quốc, vừa cao hơn 2,7 lần so với bình quân cả
nước. Nguồn nhân lực tăng cao qua từng năm cũng góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
NSLĐ của thành phố, từ bình quân 4,8%/năm giai đoạn 2011 – 2015 lên 6,2%/năm
trong giai đoạn 2016 – 2020 (15). NSLĐ cao chính là nền tảng tốt, là cơ sở quan trọng
để phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của TP.HCM trên thị
trường quốc tế, góp phần mở rộng cánh cửa hội nhập với năm châu.
Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người ở TPHCM luôn thuộc top đầu trong số
63 tỉnh thành ở Việt Nam. Bảng 2.2 đã thể hiện rõ nét so sánh tương quan giữa thu
nhập bình quân đầu người của TP.HCM so với cả nước tính theo đơn vị USD, khi mà
thu nhập trung bình của một người dân sống ở TP.HCM cao hơn gấp 2 lần thu nhập
bình quân cả nước. Điều đó cho thấy rằng các cấp, ban ngành thành phố vẫn đang làm
tốt trong việc quản lí nguồn nhân lực đào tạo tại chỗ bên cạnh việc thu hút nhân lực từ
các địa phương khác đổ về, góp phần nâng cao mức sống tại “Hòn ngọc Viễn Đông” 40 năm về trước này.
Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM so với cả nước
(USD/người/năm) (16)
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 12
Trong thời đại COVID-19 như hiện nay, khi mà TP.HCM vừa bước vào thời kì
hậu 4 tháng ròng rã giãn cách xã hội thì nguồn nhân lực tại đây đang rơi vào tình trạng
báo động cả về chất và lượng, với tỉ lệ thiếu hụt lao động lên đến 31,8% (17). Do tác
động nặng nề của đại dịch mà sau khi thành phố nới lỏng giãn cách vào tháng 10,
lượng người tản cư rời “miền đất hứa” để trở về quê không có dấu hiệu hạ nhiệt, khi
mà mỗi ngày con số thống kê lên đến chục ngàn người. Đây là hiện tượng tất yếu và
bất đắc dĩ, phản ánh quyết định cuối cùng của người lao động vì họ phải tìm kiếm con
đường sinh kế mới cho mình khi mà dịch bệnh tại thành phố đã khiến họ mất đi nguồn
thu nhập đến nỗi không thể đáp ứng các chi phí sinh hoạt khác. Từ đó đặt ra nhiều lo
ngại về tình trạng khủng hoảng nhân lực trong các nhà máy, xí nghiệp và khu công
nghệ, tác động trực tiếp đến sự hồi phục của thành phố trong giai đoạn vực dậy nền
kinh tế và sống chung với dịch.
2.1.2. Đánh giá những ưu điểm từ thực trạng nguồn nhân lực ở TP.HCM
Nguồn nhân lực đóng vai trò vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu
dùng, thúc đẩy một loạt các hoạt động sản xuất, buôn bán, trao đổi, giao thương cùng
phát triển. Từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội với lượng hàng hóa dồi dào
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 13
thuộc top đầu cả nước, thuận lợi cho quá trình xuất khẩu để mở rộng quan hệ quốc tế
và cải thiện đời sống nhân dân.
Không còn gì để nghi ngờ rằng nguồn nhân lực dồi dào chính là lợi thế, động lực
để thúc đẩy sự tiến bộ ở TP.HCM. Điển hình là việc trong nhiều năm trở lại đây, nhờ
có lực lượng người dân đông đảo mà TP.HCM luôn là nơi “chọn mặt gửi vàng” của
những thương hiệu nổi tiếng trong các lĩnh vực, từ đó có cơ hội tiếp cận với nhiều
thành tựu kĩ thuật và KH&CN cao, từng bước thực hiện chiến lược đưa thành phố trở
thành một “siêu đô thị” đẳng cấp của quốc gia và khu vực.
Có thể thấy, nguồn nhân lực với chất lượng ở mức khá là nền tảng vững chắc cho
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của TP.HCM. Nguồn nhân lực chính là nhân tố nắm giữ
sinh mệnh của cả vùng đất hoa lệ này, giúp khai sáng con đường trở thành đầu tàu
kinh tế - xã hội của cả nước và trở thành một trung tâm thương mại – dịch vụ nổi bật
trong khu vực. Bên cạnh đó, lực lượng con người còn góp phần giúp TP.HCM thu hút
vốn đầu tư lớn từ trong lẫn ngoài nước, tạo được một luồng hút cực mạnh các nhân
công từ mọi nơi đổ về.
2.1.3. Những mặt còn hạn chế về thực trạng nguồn nhân lực ở TP.HCM
Bên cạnh những lợi thế thì số lượng dân cư lớn cũng đồng thời gây ra những
khó khăn và vết đen cho bộ mặt của thành phố mang tên Bác. Chỉ tính riêng quận Bình
Tân thì dân số được cập nhật mới nhất là hơn 784.000 người, lớn hơn rất nhiều so với
các tỉnh như Bắc Kạn, Cao Bằng, Kon Tum… Nguồn nhân lực ngày càng lớn dẫn đến
tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, lượng xe gia tăng quá nhanh trong khi
hạ tầng đô thị không theo kịp. Từ đó kéo theo các hệ lụy khác như tình trạng ngập
nước vốn luôn là bài toán khó cho các nhà quản lý, hay khói bụi từ các phương tiện
giao thông cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng sức khỏe
của cuộc sống. Ngoài ra, dân số đông còn tạo ra áp lực quá tải cho hệ thống giáo dục
và y tế tại thành phố, cùng với đó là tình trạng nhức nhối về nhà ở, vi phạm trật tự xây
dựng và an toàn thực phẩm. Dân số ngày càng đông cũng đồng nghĩa với việc chính
quyền TP.HCM còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo công tác an sinh cho người
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 14
dân, loại bỏ các khu ổ chuột, hay bài trừ tệ nạn xã hội khi mà tình hình tội phạm, với
điển hình là tội phạm ma túy, sẽ là nguy cơ lớn đe dọa đến công cuộc xây dựng một
TP.HCM phát triển và thịnh vượng hơn.
Nguồn nhân lực của thành phố còn tồn tại một nghịch lý: Nhiều lao động lâm
vào tình trạng thất nghiệp, mất việc làm dù đang có trong tay tấm bằng cấp làm minh
chứng cho năng lực và chuyên môn của họ, trong khi đó, lại có nhiều doanh nghiệp có
nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề và lao động phổ thông, nhưng những doanh
nghiệp này lại không thể tuyển đủ số lượng lao động cần thiết. Dù là nơi có nguồn
nhân công lớn nhất cả nước nhưng TP.HCM lại đứng trước thực trạng mất cân bằng
giữa cung - cầu nguồn lao động theo cơ cấu ngành nghề trong bối cảnh những xu
hướng biến đổi liên tục của cách mạng KH&CN hiện nay đã làm cho nguồn nhân công
rẻ và dồi dào tại thành phố không còn là điểm mạnh hàng đầu nữa. Điều ta cần phải
chú trọng bây giờ không phải là số lượng nhiều nhưng tay nghề lại thấp, mà phải là
nguồn nhân lực với chất lượng và kỹ năng xã hội được đào tạo chuyên nghiệp thì mới
có thể góp phần phát triển thành phố.
Ngoài ra, không thể phủ nhận một thực tế rằng chất lượng nguồn nhân lực tại
vùng đất Sài Gòn chỉ thuộc mức phát triển trung bình với sự chênh lệch đáng kể về
trình độ. Trong khi phần lớn đội ngũ nhân lực ở đây là lao động phổ thông làm thuê
tay nghề còn thấp, trí thức chưa mạnh, độ sáng tạo chưa cao và còn phụ thuộc, đặc biệt
là thiếu đi khả năng ngoại ngữ cần thiết vốn là mắt xích quan trọng trong định hướng
liên kết và hội nhập để phát triển của thành phố, thì tầng lớp nhân lực có chuyên môn
cao, nhất là trong lĩnh vực KH&CN, lại chỉ bao phủ ở phạm vi nhỏ, không đủ tác động
và bù đắp cho những thiếu sót của lực lượng lao động phổ thông. Từ đó giải thích cho
việc TP.HCM vẫn chưa phải là thành phố tri thức đạt tầm quốc tế, ngang hàng với các
thành phố lớn trong khu vực như Singapore hay Kuala Lumpur, dù cho nguồn nhân
lực tại đây luôn thuộc top đầu Đông Nam Á về số lượng. Điều đó chứng minh rằng
nguồn nhân lực ở Sài Gòn cần phải được cân bằng cả về chất và lượng, như vậy mới
đảm bảo được tiến trình xây dựng và tham gia hội nhập toàn cầu của vùng đất này.
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 15
2.1.4. Những nguyên nhân cho các bất lợi về nguồn nhân lực tại TP.HCM
Có nhiều nguyên nhân được đúc kết để giải thích cho những vướng mắc còn tồn
đọng về nguồn nhân lực ở thành phố, bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân khách quan:
Căn nguyên đầu tiên được nói đến là do cơ cấu đào tạo nghề còn chưa phù hợp
và đúng đắn đối với một bộ phận nhân công, đặc biệt là nhóm lao động nhập cư, khi
không phải ai trong số họ đều có khả năng thích ứng nhanh với nhịp sống bộn bề và
tấp nập nơi thành phố mang tên Bác, dẫn đến sự ảnh hưởng lên chất lượng và tay nghề
của nhân lực. Từ việc chưa tiếp cận với khung chương trình đào tạo thích hợp đã gây
ra một nguyên nhân khác kèm theo, đó là người lao động gặp vấn đề trong việc trau
dồi kỹ năng mềm cho bản thân một cách bài bản, dẫn đến việc còn tỏ ra lúng túng,
chưa đủ linh hoạt để giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc, từ đó không
đáp ứng được nhu cầu tại nơi làm việc. Ngoài ra, việc quản lý và phân bố nhân lực còn
chưa hợp lí và đồng đều giữa các ngành kinh tế ở các khu vực trong thành phố cũng
góp phần gây ra bài toán khó về chất lượng của thị trường lao động. Bên cạnh đó, dù
thành phố vẫn luôn nỗ lực nâng cao chất lượng của môi trường làm việc, đưa ra các
chính sách để hỗ trợ người lao động một cách tốt nhất và cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị,
nhưng việc triển khai và áp dụng các kế hoạch trên không đồng bộ và thiếu đi tính
thức thời, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của TP.HCM.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì những rắc rối về nguồn nhân lực ở
TP.HCM còn xuất phát từ chính bản thân người lao động. Việc đa số lực lượng nhân
công có suy nghĩ rằng chỉ cần đến thành phố, chỉ cần dừng ở mức lao động phổ thông
là đủ chính là sai lầm nghiêm trọng nhất. Từ những tư duy hạn hẹp đó, họ sẽ thụ động
trong việc trau dồi kĩ năng mềm và ngoại ngữ, vốn là chìa khóa cho cánh cửa hội nhập
kinh tế của TP.HCM. Đồng thời họ sẽ không tích cực đổi mới sáng tạo trong cách làm
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 16
việc và chuyên môn của bản thân, khiến cho chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố
chỉ phát triển ở mức trung bình trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay.
2.2. Định hướng để phát triển nguồn nhân lực của thành phố và các giải
pháp được đề xuất
Từ các bài toán thực tế về vai trò của nguồn nhân lực trên con đường xây dựng
và phát triển vùng đất TP.HCM, nhiều phương pháp và định hướng mang tính khả thi được đặt ra
2.2.1. Định hướng của TP.HCM để nâng cao vai trò của nguồn lực con người
Hiện tại theo định hướng, TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 sẽ là đô thị thông
minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu
kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước.
TP.HCM muốn đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình, với GRDP bình quân đầu người khoảng 8.500 USD. Tầm nhìn đến
năm 2045, TP.HCM phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn và nổi bật của
châu Á, phát triển bền vững và có chất lượng cuộc sống cao với GRDP bình quân đầu
người là 37.000 USD/người, cao gấp gần 6 lần con số 6.328 USD/người vào năm 2020. (18)
Để làm được như vậy thì TP.HCM đặt ưu tiên hàng đầu trong việc đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đi kèm với chuyển dịch cơ cấu lao động trong 7 lĩnh vực quan
trọng đạt chuẩn quốc tế, sử dụng chiến lược gắn giáo dục - đào tạo với xây dựng thành
phố hiện đại, thông minh. Trong thời đại KH&CN bùng nổ như hiện nay, việc cải
thiện chất lượng lao động chính là nguồn vốn quí giá để TP.HCM có thể đáp ứng các
yêu cầu trong việc xây dựng thành phố theo xu hướng hội nhập toàn cầu, bắt kịp với
thế giới, thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI đổ vào, vừa tạo thêm nhiều cơ hội việc
làm cho người dân, vừa phát triển nền kinh tế.
Ngoài ra, TP.HCM cũng chủ trương khai thác tiềm năng của nguồn nhân lực số
trong thời đại nền kinh tế áp dụng kĩ thuật số trên diện rộng như hiện nay. Nguồn nhân
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 17
lực số đồng thời sẽ là chìa khóa để chính quyền TP.HCM giải quyết vấn đề khủng
hoảng lao động và ảnh hưởng kinh tế sau 4 tháng ròng rã giãn cách xã hội vì đại dịch
COVID-19, nhưng cũng sẽ là thách thức cho bất kì người lao động nào không đáp ứng
đầy đủ yêu cầu về năng lực và đạo đức nghề nghiệp.
2.2.2. Các giải pháp được đề xuất
a. Về phía chính quyền Sài Gòn và các doanh nghiệp
TP.HCM cần nghiên cứu, mở rộng phạm vi các chương trình đào tạo nhân lực
đối với những ngành nghề trọng điểm của thành phố, đặc biệt là ưu tiên gia tăng lực
lượng nhân công có trình độ tốt và đào tạo chuyên gia trong nhóm ngành KH&CN
cao để có thể bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, cùng với việc giải quyết vấn
đề các nhân lực chưa đáp ứng trình độ cần thiết.
Giữa các trường đại học và cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp cần liên kết với
nhau trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để có thể tạo ra một nguồn nhân lực chất
lượng cao. Sự liên kết này sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn,
giới thiệu việc làm diễn ra sôi nổi và hiệu quả hơn, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng
lao động của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Giải pháp này còn một phần đáp ứng
được vấn đề cung – cầu nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường.
Hợp tác, học hỏi kinh nghiệm thế giới: Nghiên cứu các chiến lược, kinh nghiệm
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước phát triển trên thế giới. Kí kết
hợp đồng ngoại giao quốc tế để hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tuyên truyền vai trò của tài nguyên con người trên các mặt báo và phương tiện
truyền thông để giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao. Từ đó khuyến khích họ, nhất là thế hệ trẻ - trụ cột tương lai
của thành phố và cả đất nước – ra sức học tập và sáng tạo để góp phần đưa tên tuổi
TP.HCM và Việt Nam ra năm châu, đúng với tư tưởng và nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Không chỉ trong thời điểm bình thường mới như hiện nay mà bất kì lúc nào, các
ban, ngành thành phố và doanh nghiệp cũng nên cố gắng đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lí
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 18
và bền vững hơn để đảm bảo an sinh của nguồn nhân lực trong các vấn đề như nơi
ăn, chốn ở, giáo dục và đào tạo để một phần san sẻ những khó khăn, áp lực của người
lao động, thu hút họ quay trở lại thành phố và yên tâm làm việc trong bối cảnh bình
thường mới. Tăng cường đào tạo các kỹ năng cho lao động sau một thời gian dài giãn
cách xã hội cũng là yếu tố rất quan trọng để kịp thời phục hồi vai trò thị trường lao
động trong sự phát triển của nền kinh tế sau đại dịch. Ngoài ra, chính quyền nên ưu
tiên vấn đề triển khai tiêm vaccine mũi tăng cường cho nguồn nhân lực đang ở thành
phố. Đồng thời nên tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về mức độ nguy hiểm
của dịch bệnh cho người lao động để họ chủ động thực hiện 5K, như vậy thì kịch bản
xấu nhất về phong tỏa thành phố sẽ không còn nguy cơ xảy ra nữa.
b. Về phía mỗi cá nhân
Là chủ thể chính, quyết định sự thành bại của tiến trình xây dựng thành phố và cả
quốc gia, bản thân mỗi người dân cần phải chủ động thay đổi và nâng cấp năng lực
chuyên môn để bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Tích cực nghiên cứu, đổi mới
sáng tạo, đặc biệt là trau dồi kĩ năng ngoại ngữ để trở thành một người công dân toàn
cầu và năng động. Ngoài ra, người lao động cần biết cách thay đổi tư duy một cách
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thành phố, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội
sự tiến bộ của KH&CN theo hướng linh hoạt, tích cực. Từ đó, mục tiêu để xây dựng
một TP.HCM hiện đại, văn minh và hội nhập, một đất nước Việt Nam phát triển, sánh
ngang với các cường quốc năm châu, sẽ không còn là một điều viển vông nữa.
Trong thời kì bình thường mới sau giãn cách xã hội ở TP.HCM, sự cố gắng từ
nguồn nhân lực sẽ quyết định tương lai “thành” hay “bại” của TPHCM. Ưu tiên nhất
trong thời điểm hiện nay đó là mỗi người dân phải chủ động nhận thức được diễn biến
dịch bệnh để biết cách bảo vệ bản thân và gia đình, cộng đồng bằng các quy định 5K,
luôn bình tĩnh, vui chơi nhưng không lơ là, không trốn tránh và có tâm lí lựa chọn
vaccine. Bên cạnh đó, việc duy trì tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và sáng tạo
với lối sống không tệ nạn xã hội sẽ tiếp thêm sức mạnh và lợi thế cho mỗi người. Có
như vậy, COVID-19 sẽ khó có thể “quật ngã” TP.HCM và nguồn nhân lực tại đây một lần nào nữa.
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may 19 KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực – với sự tổng hoà của thể lực và trí lực – chính là cơ sở, là gốc rễ
để tạo nên lịch sử phát triển của một thành phố, một quốc gia hay thậm chí là cả xã hội
loài người. Đảng và Nhà nước với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kim chỉ
nam của tư tưởng Marx – Lenin luôn đặt yếu tố tài nguyên con người làm trung tâm
của mọi nguồn tài nguyên khác để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng
của đất nước. Chỉ có đi theo chủ nghĩa Marx – Lenin, đi theo định hướng và con
đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì con người – một thực thể tự nhiên mang
đặc tính xã hội – mới có thể phát huy tối đa vai trò của mình một cách toàn diện và
công bằng trong công cuộc xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, hiện đại và văn minh.
TP.HCM – đầu tàu kinh tế và giao thương của đất nước từ lâu đã được ưu ái lợi
thế về nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề đã, đang và sẽ không ngừng cống hiến
để góp phần xây dựng vùng đất này nói riêng và cả nước nói chung. Mọi thành công
và danh tiếng hiện tại của TP.HCM đều được đặt nền móng từ rất nhiều viên gạch như
tự nhiên, cơ sở vật chất hiện đại…, nhưng chính tài nguyên con người vô giá mới là
yếu tố quyết định, là “ xi măng” kết dính tất cả những viên gạch trên một cách ngay
ngắn để tạo nên một “ ngôi nhà” TP.HCM vững chắc với một nền kinh tế phát triển,
một trung tâm thương mại – dịch vụ tầm cỡ, và là một thành phố với văn hoá hội nhập toàn cầu.
Mặc dù vậy, ta vẫn không thể phủ nhận những thiếu sót còn tồn tại về nguồn
nhân lực ở Sài Gòn. Không thể chỉ nhìn vào bộ mặt phát triển thành công của thành
phố mà quên đi những vấn đề đô thị, an sinh và trình độ của con người còn tồn tại sau
bức tranh hào nhoáng ấy. Nhất là trong thời điểm đặc biệt như hiện nay, yêu cầu về
các phương án tức thời cùng sự chủ động nhiều hơn nữa từ phía chính quyền và cư dân
để đảm bảo vai trò của nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của TP.HCM là
điều cấp thiết, vì mọi nỗ lực không ngừng của người dân chính là tương lai của một
thành phố mang tên Bác hiện đại, văn minh và hưng thịnh.
Nhóm 1| Kinh doanh thời tran g và dệt may 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.215 – 216
2. Tài liệu học tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
3. https://taisachmoi.com/nguon-luc-con-nguoi-la-gi-vai-tro-vi-tri-nguon-luc-con-nguoi-trong-
qua-trinh-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi.html
4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.8
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.24
6. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/823613/ban-luan-ve-con-
duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay---khoa-hoc-va-niem-tin.aspx
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.35 – 36.
8. Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2 – 2014
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-phat-trien- nguon-nhan-luc.html
9. https://taisachmoi.com/nguon-luc-con-nguoi-la-gi-vai-tro-vi-tri-nguon-luc-con-nguoi-trong-
qua-trinh-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi.html
10. https://stp.thanhhoa.gov.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-quyen-con-nguoi-va-viec-hoan-thien-
phap-luat-ve-quyen-con-nguoi-tai-viet-nam-hien-nay/
11. https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/con-nguoi-la-muc-tieu-va-
dong-luc-trong-duong-loi-phat-trien-kinh-te-134202
12. https://text.123docz.net/document/3482064-de-cuong-thao-luan-thanh-pho-hcm-hoc.htm
13. https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tao-them-dong-luc-de-tphcm-phat-trien-manh-me-ben-vung- hon-1491870205
14. http://thongke.cesti.gov.vn/phan-tich-thong-ke/ket-qua-thong-ke/721-nhan-luc-khcn-tphcm- 2019
15. https://tuyengiao.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-van-minh-hien-dai-nghia-tinh/thanh-pho-ho-chi-
minh-mot-so-thanh-tuu-kinh-te-noi-bat-128431
16. Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tp.HCM
17. Khảo sát của Tổng cục Thống kê về đánh giá tác động của dịch COVID-19 toàn quốc
18. https://laodong.vn/xa-hoi/tphcm-phan-dau-tang-grdp-binh-quan-dau-nguoi-khoang-37000- usd-vao-nam-2045-905641.ldo
Nhóm 1| Kinh doanh thời trang và dệt may