Tiểu luận vấn đề người đại diện | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Vấn đề người đại diện đã trở thành một yếu tố chuẩn mực trong khoa học chính trị và kinh tế. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45499692
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ______________
TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VẤN ĐỀ CHỦ SỞ HỮU VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Mã học phần: 235 TC 1001
GVHD: TS. Bùi Kim Phương
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9 TP.HCM, tháng 07/2024 lOMoAR cPSD| 45499692
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 STT Họ và tên MSSV % đóng góp 1 Nguyễn Phi Hoàng K204020969 100% 2 Dương Nguyễn Tường Vy K214081287 100% 3 Nguyễn Văn Vũ K224131571 100% 4 Phan Viết Toàn K224141700 100% 5 Đào Hồ Trúc Giang K224040470 100% 6 Phan Ngọc Khánh Uyên K224040509 100% 2 lOMoAR cPSD| 45499692 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 3
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẠI
DIỆN ........................................................................................................................................ 5
1. Thông tin bất cân xứng .................................................................................................... 5
1.1. Khái quát ................................................................................................................... 5
1.2. Đặc điểm .................................................................................................................... 5
1.3. Nguyên nhân .............................................................................................................. 6
1.4. Hệ quả ........................................................................................................................ 6
2. Vấn đề đại diện ................................................................................................................. 7
2.1. Khái niệm .................................................................................................................. 7
2.2. Thực trạng.................................................................................................................. 8
2.3. Nguyên nhân ............................................................................................................ 13
2.4. Hậu quả .................................................................................................................... 15
2.5. Một số giải pháp ...................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ..................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 19
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề người đại diện đã trở thành một yếu tố chuẩn mực trong khoa học
chính trị và kinh tế. Lý thuyết này được phát triển vào những năm 1970 bởi Michael
Jensen của Trường Kinh doanh Harvard và William Meckling của Đại học. Trong một
bài báo được công bố năm 1976, họ đã phác thảo một lý thuyết về cấu trúc sở hữu
được thiết kế để tránh những gì họ định nghĩa là chi phí đại diện và nguyên nhân của
nó, mà họ xác định là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát.
Jensen và Meckling (1976) khám phá chi phí đại diện đối với cả người ủy
quyền và người đại diện và xem xét tác động của chi phí đó đối với một số biến số 3 lOMoAR cPSD| 45499692
khác, bao gồm cơ cấu sở hữu của công ty, giá trị thị trường hợp lý của cổ phiếu công
ty và giá trị thị trường của công ty, sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu. Harris và Raviv
(1979) chứng minh giá trị gia tăng của việc giám sát trong mối quan hệ giữa người ủy
quyền và người đại diện và khám phá những lợi ích của việc giám sát không hoàn hảo
hoặc ồn ào đối với kết quả của những thỏa thuận đó.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa người ủy quyền và người đại diện vẫn được
duy trì cho đến ngày nay, với một số công trình gần đây đề cập đến các vấn đề tương
tự. Là một ví dụ trong số nhiều ví dụ, Miller (2008) xem xét các giải pháp tiềm năng
cho vấn đề người đại diện đối với các mô hình quản lý khác nhau trong một công ty
và kết luận rằng không có giải pháp duy nhất cho những vấn đề như vậy. Thay vào đó,
ông xây dựng một lý thuyết ngẫu nhiên trong đó các điều kiện khác nhau trong công
ty đòi hỏi các giải pháp khác nhau cho bất kỳ vấn đề nào xuất hiện giữa người ủy quyền và người đại diện.1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những vấn đề kinh tế, tổ chức liên quan
đến Người đại diện theo pháp luật. Những vấn đề kinh tế, tổ chức được nghiên cứu
phân tích dưới góc độ kinh tế chính trị học.
Về nội dung: Tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề và thực tiễn trong
mối quan hệ giữa người uỷ quyền và người đại diện.
Về không gian: Do phạm vi nghiên cứu khá rộng, tiểu luận giới hạn nghiên cứu
xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện trong các tổ chức doanh nghiệp.
Thông qua phân tích 2 đại án đã xảy ra ở Việt Nam để đưa ra cái nhìn tổng quan hơn
về vấn đề đại diện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích bản chất của người đại diện cũng như quan hệ giữa người uỷ quyền
và người đại diện . Cụ thể là tính xung đột lợi ích của các bên tham gia. Tìm ra nguyên
nhân dẫn đến sự thất bại trong mối quan hệ. Trên cơ sở đó, tiểu luận phân tích đề xuất
1 For a thorough review of the agency literature, see Eisenhardt (1989). For more detail on
the principal-agent problem, see Mas-Colell, Whinston, and Green (1995) or Laffont and Martimort (2002). 4 lOMoAR cPSD| 45499692
những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những vấn đề, khó khăn trong mối quan hệ
giữa người uỷ quyền và người đại diện.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN
1. Thông tin bất cân xứng
Phi đối xứng thông tin (hay Thông tin phi đối xứng) (tiếng Anh: Asymmetric
Information), trong kinh tế học, là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa
các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau.Một bên sẽ có
thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn (các) bên còn lại (các đối tượng cùng giải quyết một
vấn đề, cùng tham gia một thị trường). Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế
học, hợp đồng và tài chính. 1.1.Khái quát
Một trong những giả thiết để có một thị trường hoàn hảo là kết cấu thông tin
cũng phải hoàn hảo. Giữa các chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thông tin đầy đủ
như nhau về nhau và về đối tượng giao dịch. Trái với kinh tế học cổ điển và tân cổ
điển, kinh tế học Keynes cho rằng thị trường hiếm khi hoàn hảo và kinh tế học Keynes
mới chỉ ra rằng phi đối xứng về thông tin chính là một nhân tố gây ra sự không hoàn
hảo của thị trường. Theo họ, giữa các bên tham gia giao dịch có thể chênh lệch về mức
độ nắm giữ thông tin. Tình trạng chênh lệch về thông tin có thể xảy ra từ trước khi
giao dịch được bắt đầu, hoặc cũng có thể khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra.
Trong trường hợp thứ nhất, thông tin bị che đậy. Còn trong trường hợp thứ hai, hành
động của một phía giao dịch bị che đậy. Hậu quả của sự phi đối xứng thông tin theo
trường hợp thứ nhất dẫn tới cái gọi là lựa chọn trái ý của phía giao dịch có ít thông tin
hơn. Còn hậu quả của sự phi đối xứng thông tin theo trường hợp thứ hai dẫn tới cái
gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che đậy hành vi của mình.
Những hậu quả này chính là các thất bại thị trường. 1.2.Đặc điểm
Phi đối xứng thông tin vừa là khách quan vừa là chủ quan. Tính khách quan là
do cấp độ hiệu quả của thị trường gây ra những hạn chế về mặt truyền tải và cập nhật 5 lOMoAR cPSD| 45499692
thông tin vào trong giá cả. Tính chủ quan là do thiếu sự nỗ lực cũng như chưa quan
tâm đầu tư tìm kiếm khai thác thông tin của các đối tượng là cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp tham gia thị trường.
Trong thực tế, thông tin bất đối xứng ngày càng tăng là kết quả mong muốn của
một nền kinh tế thị trường lành mạnh. Khi người lao động phấn đấu để ngày càng
chuyên môn hóa trong các lĩnh vực đã chọn, họ trở nên năng suất hơn và do đó có thể
cung cấp giá trị lớn hơn cho người lao động trong các lĩnh vực khác. 1.3.Nguyên nhân
Nguyên nhân của tình trạng phi đối xứng về thông tin, theo Joseph Stiglitz,
trước tiên là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác
nhau và thông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ
thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy
thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường.
Phi đối xứng thông tin cũng có thể do phụ thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị
trường. Những hạn chế của thị trường làm tốc độ truyền tin chậm, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin kém.
Phi đối xứng thông tin còn có nguyên nhân nhân tạo. Chủ thể kinh tế tham gia
giao dịch có thể cố tình che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch. 1.4.Hệ quả
Lựa chọn ngược hay Lựa chọn bất lợi (Adverse Selection - AS): người tiêu dùng
có ít thông tin thường mua phải hàng hoá, dịch vụ có chất lượng không như mong
muốn. Hệ quả này phát sinh do thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch giữa các bên.
Rủi ro đạo đức hay Tâm lý ỷ lại (Moral Hazard - MH): khi bên có nhiều thông
tin hơn hiểu được tình thế thông tin bất cân xứng giữa các bên giao dịch hình thành
động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân, bất kể hành động đó có thể làm
hại cho bên có ita thông tin hơn. Hệ quả phát sinh thông tin bất cân xứng sau khi giao
dịch được tiến hành giữa các bên. 6 lOMoAR cPSD| 45499692
Vấn đề người uỷ quyền - Người thừa hành (Principal-Agent - PA): mối quan hệ
uỷ quyền - thừa hành tồn tại như một hợp đồng, theo đó, một hay nhiều người (Người
uỷ quyền) thuê một người khác (Người thừa hành) thay mặt họ thực hiện một số hành
động và được phép đưa ra những quyết định liên quan, nhằm đạt được một mục tiêu
cụ thể. Người thừa hành có động cơ hành động vì mục đích riêng của mình nà có thể
gây thiệt hại cho Người uỷ quyền, do Người uỷ quyền thường có ít thông tin hơn so với Người thừa hành.
2. Vấn đề đại diện 2.1.Khái niệm
Vấn đề người đại diện (thuật ngữ tiếng Anh: Principal - Agent Problem hay
Agency Problem), hay còn gọi là vấn đề người ủy thác và người nhậm thác, là một ví
dụ điển hình của rủi ro đạo đức. Người quản lý (hay còn gọi là người đại diện) là
người chỉ sở hữu một phần nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu vốn của một công ty,
ngược lại các ông chủ lại là người sở hữu phần lớn vốn. Do có sự tách biệt giữa quyền
sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người quản lý có thể hành động
theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của người chủ sở hữu.
Bản thân vấn đề người đại diện bao gồm hai loại xung đột phụ dựa trên sự bất
cân xứng về thông tin có liên quan. Đầu tiên, được gọi là lựa chọn nghịch, liên quan
đến các vấn đề phát sinh từ thiếu thông tin khi đưa ra quyết định. Loại thứ hai, được
gọi là rủi ro đạo đức, liên quan đến các vấn đề phát sinh từ hành động trái với đạo
đức để trục lợi cá nhân.
Về mặt logic, người chủ không thể liên tục giám sát hành động của người đại
diện. Chi phí đại diện được định nghĩ là rủi ro người đại diện sẽ trốn tránh trách
nhiệm, đưa ra quyết định kém hoặc hành động theo cách trái với lợi ích tốt nhất của
người chủ. Có thể phát sinh thêm chi phí đại diện trong khi giải quyết các vấn đề phát
sinh từ hành động của người đại diện. Chi phí đại diện được coi là một phần của chi phí giao dịch.2
2 Jensen, Michael C. and William H. Meckling. "Theory of the Firm: Managerial Behavior,
Agency Costs and Ownership Structure." Journal of Financial Economics, vol. 3, no. 4, October, 1976, pp. 305-360. 7 lOMoAR cPSD| 45499692 2.2.Thực trạng
2.2.1. Các hình thức gian lận phổ biến
Vấn đề đại diện, đặc biệt trong các tổ chức, doanh nghiệp, là một mối quan hệ phức
tạp giữa người đại diện (ví dụ: giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị) và những người
được đại diện hoặc chủ sở hữu (cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư). Khi
quyền lợi của hai bên không được cân bằng, các hình thức gian lận có thể xảy ra.
Dưới đây là một số hình thức gian lận phổ biến liên quan đến vấn đề đại diện:
Lợi dụng thông tin nội bộ:
Mua bán cổ phiếu dựa trên thông tin chưa công bố: Người đại diện có thể lợi
dụng thông tin nội bộ về tình hình kinh doanh của công ty để mua bán cổ phiếu, gây
thiệt hại cho các nhà đầu tư khác.
Thay đổi quyết định đầu tư dựa trên lợi ích cá nhân: Người đại diện có thể
thay đổi quyết định đầu tư của công ty để phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm nhỏ người.
Tham nhũng và hối lộ:
Nhận hối lộ để đưa ra quyết định có lợi: Người đại diện có thể nhận hối lộ từ
các đối tác, nhà cung cấp để đưa ra các quyết định có lợi cho họ, gây thiệt hại cho công ty.
Tham ô tài sản của công ty: Người đại diện có thể chiếm đoạt tài sản của
công ty để phục vụ cho mục đích cá nhân.
Tạo lập các công ty ma:
Chuyển tài sản của công ty sang công ty ma: Người đại diện có thể thành lập
các công ty ma để chuyển tài sản của công ty chính sang, nhằm trốn thuế hoặc trục lợi cá nhân. Thao túng giá cả:
Tạo lập giá cả giả tạo: Người đại diện có thể tạo lập giá cả giả tạo cho các
sản phẩm, dịch vụ để trục lợi hoặc gây thiệt hại cho đối tác.
Xung đột lợi ích:
Đưa ra quyết định có lợi cho cá nhân hoặc công ty liên kết: Người đại diện
có thể đưa ra các quyết định có lợi cho công ty mà mình có quan hệ, gây thiệt hại cho công ty chính. 8 lOMoAR cPSD| 45499692
Gian lận báo cáo tài chính:
Ẩn giấu thông tin: Người đại diện có thể ẩn giấu thông tin quan trọng trong
báo cáo tài chính để đánh lừa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.
Thay đổi số liệu: Người đại diện có thể thay đổi số liệu trong báo cáo tài
chính để làm tăng lợi nhuận hoặc giảm thiệt hại nhằm mục đích trốn thuế, gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư.
2.2.2. Hai đại án lớn về vấn đề đại diện tại Việt Nam
Đại án bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát
Theo các tài liệu xác định, từ năm 2011, bà Trương Mỹ Lan việc sở hữu 91,5%
cổ phần của SCB đã sử dụng doanh nghiệp này như một công cụ tài chính để huy
động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và Hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.
Với thủ đoạn, chỉ đạo cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty
“ma”, sau đó thực hiện rút tiền mặt hoặc chuyển lòng vòng nhằm cắt đứt dòng tiền.
Trong đó, từ năm 2012 đến 2017, bị cáo này đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho
304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn
132 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản bảo đảm các khoản vay này
gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập
khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545 nghìn tỷ đồng, chiếm đoạt 304 nghìn tỷ; gây
thiệt hại gần 130 nghìn tỷ đồng tiền lãi phát sinh.
Trong thời gian dài thâu tóm SCB, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải
ngân cho nhóm công ty trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500
khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300
khoản vay gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng dư nợ gốc và lãi.
Trong vai trò đồng phạm, giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan còn có các bị cáo
khác nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như: Trương Huệ Vân, Tổng Giám
đốc Công ty Đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Đinh Văn Thành; Bùi Anh Dũng, là
các cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị tại SCB;… 9 lOMoAR cPSD| 45499692
Liên quan trong vụ án này, nhiều cán bộ của Ngân hàng Nhà nước cũng bị đưa
ra xét xử, trong đó, Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát của
Ngân hàng Nhà nước, là Trưởng đoàn thanh tra đã nhận 5,2 triệu USD để ban
hành dự thảo kết luận thanh tra không đúng thực trạng, bao che, bưng bít sai
phạm, che giấu thực trạng yếu kém và sai phạm để SCB không bị đưa vào diện
kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu. o Tham ô tài sản:
Chiếm đoạt tiền của ngân hàng: Bà Lan và đồng phạm đã cấu kết với
một số cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt một số tiền lớn từ các khoản vay, tiền gửi của khách hàng.
Lập khống hồ sơ vay vốn: Các bị cáo đã lập khống hồ sơ vay vốn, nâng
khống giá trị tài sản đảm bảo để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Rút tiền trái phép: Bà Lan và đồng phạm đã rút tiền trái phép từ các tài
khoản của ngân hàng để phục vụ cho mục đích cá nhân. o
Vi phạm quy định về cho vay:
Cho vay không đúng đối tượng: Bà Lan đã cho vay cho các công ty do
mình làm chủ hoặc có liên quan mà không đảm bảo các điều kiện cho vay theo quy định.
Cho vay vượt quá hạn mức: Các khoản vay được phê duyệt vượt quá hạn
mức cho phép, gây rủi ro lớn cho ngân hàng.
Không thu hồi nợ: Bà Lan đã chỉ đạo không thu hồi nợ đối với các khoản
vay đã quá hạn, gây thất thoát lớn cho ngân hàng. o Đưa hối lộ:
Hối lộ cán bộ ngân hàng: Bà Lan đã hối lộ các cán bộ ngân hàng để được
phê duyệt các khoản vay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài sản.
Hối lộ các cơ quan nhà nước: Bà Lan đã hối lộ các cán bộ, công chức
nhà nước để được cấp phép, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi. o Rửa tiền:
Chuyển tiền ra nước ngoài: Bà Lan đã chuyển một lượng lớn tiền ra nước
ngoài để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền này.
Đầu tư vào các dự án ma: Số tiền rửa được được đầu tư vào các dự án ma,
các công ty vỏ bọc để hợp pháp hóa nguồn gốc. 10 lOMoAR cPSD| 45499692
o Lập khống hồ sơ, tài liệu:
Các bị cáo đã lập khống hồ sơ, tài liệu để che giấu hành vi phạm tội của
mình, cản trở hoạt động điều tra.
Bà Trương Mỹ Lan là cổ đông lớn và người có quyền lực chi phối tại Ngân hàng SCB, với
tư cách là người đại diện cho một lượng lớn cổ phần, bà Lan đã lợi dụng vị trí này để can
thiệp sâu vào hoạt động của ngân hàng, đưa ra các quyết định mang tính cá nhân, phục vụ
cho lợi ích nhóm của mình:
Lợi dụng quyền quyết định để thao túng ngân hàng: Bà Lan đã sử dụng quyền quyết định
của mình để phê duyệt các khoản vay khống, nâng giá tài sản đảm bảo, rút tiền trái phép
từ ngân hàng, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và các nhà đầu tư.
Thất bại trong việc giám sát và kiểm soát: Hội đồng quản trị và các cơ quan quản lý nhà
nước đã không thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm soát (các bị cáo liên quan nằm trong
cơ quan điều hành chính phủ, hội đồng quản trị của ngân hàng SCB đều bị bà Lan hối lộ
và chỉ đạo sai trái) dẫn đến việc bà Lan có thể lạm dụng quyền lực trong một thời gian dài.
Đại án bà Trương Văn Quyết và tập đoàn FLC
Thứ nhất: Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2016, thực tế các cổ
đông chỉ góp hơn 1.197 tỷ đồng vốn điều lệ vào Công ty CP Xây dựng Faros
nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán; từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo thuộc cấp và
các cá nhân có liên quan thực hiện lập và ký khống hồ sơ, chứng từ góp vốn
khống hơn 3.102 tỷ đồng, làm tăng khống vốn chủ sở hữu của Công ty CP
Xây dựng Faros lên 4.300 tỷ đồng; sau đó, đề nghị đăng ký niêm yết 430
triệu cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng Faros trên Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM để bán chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Thứ hai: Trong thời gian từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/01/2022, Trịnh
Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái
Quyết) cùng đồng phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán 11 lOMoAR cPSD| 45499692
đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. o
Thao túng thị trường chứng khoán:
Tạo lập thông tin giả: Ông Quyết và đồng phạm đã tạo lập và tung ra
những thông tin giả mạo, không đúng sự thật về tình hình kinh doanh của
Tập đoàn FLC, các dự án đầu tư, nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao một cách phi lý.
Giao dịch khống: Các bị cáo đã thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu
khống, tự doanh, tạo ra thanh khoản ảo, làm cho giá cổ phiếu biến động thất
thường và gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư.
Thông đồng với các công ty chứng khoán: Ông Quyết đã thông đồng với
các công ty chứng khoán để cùng nhau thực hiện các hoạt động thao túng thị trường. o
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Nâng khống giá trị tài sản: Các bị cáo đã nâng khống giá trị tài sản của
các công ty con, các dự án đầu tư để huy động vốn từ nhà đầu tư.
Mở bán trái phiếu trái phép: Ông Quyết đã phát hành trái phiếu trái phép,
không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư: Số tiền huy động được từ việc phát hành
trái phiếu, bán cổ phiếu đã bị các bị cáo chiếm đoạt để phục vụ cho mục đích cá nhân. o
Vi phạm quy định về công bố thông tin:
Không công bố thông tin kịp thời: Ông Quyết và Tập đoàn FLC đã không
công bố kịp thời các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh,
gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Công bố thông tin sai lệch: Các thông tin được công bố đã không phản
ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp. 12 lOMoAR cPSD| 45499692
Vụ án FLC là một hồi chuông cảnh tỉnh về những rủi ro tiềm ẩn của vấn đề đại diện trong
kinh doanh. Nếu như không có cơ chế giám sát và kiểm soát hiệu quả, quyền đại diện có
thể bị lạm dụng để phục vụ cho mục đích cá nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho
thị trường tài chính và nhà đầu tư:
Lợi dụng quyền quyết định để thao túng thị trường chứng khoán: Ông Quyết đã sử dụng
quyền quyết định của mình để chỉ đạo các hoạt động mua bán cổ phiếu của FLC nhằm tạo
ra hiệu ứng đám đông, đẩy giá cổ phiếu lên cao phi lý, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cổ đông: Hành vi của ông Quyết cho thấy rõ
sự xung đột giữa lợi ích cá nhân (tăng giá cổ phiếu để thu lợi bất chính) và lợi ích chung
của các cổ đông. Ông quyết đã hành động bất chấp, vô đạo đức và không trừ thủ đoạn để trục lợi cá nhân. 2.3.Nguyên nhân
o Lợi ích khác biệt:
Vấn đề này xuất phát từ sự khác biệt căn bản trong mục tiêu và động cơ giữa
chủ sở hữu và nhà quản lý. Chủ sở hữu, thường là cổ đông trong trường hợp công
ty cổ phần, mong muốn tối đa hóa giá trị dài hạn của công ty và lợi nhuận trên đầu
tư của họ. Họ quan tâm đến tăng trưởng bền vững, cổ tức ổn định và giá cổ phiếu tăng theo thời gian.
Ngược lại, nhà quản lý lại hướng đến các mục tiêu trong ngắn hạn: tăng doanh
số, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận… nhằm tăng mức lương, thưởng hay uy tín
của mình đối với doanh nghiệp. Sự khác biệt này có thể dẫn đến các quyết định
không tối ưu cho công ty và cổ đông.
o Bất đối xứng thông tin:
Đây là tình huống mà một bên (thường là nhà quản lý) có nhiều thông tin hơn
bên kia (chủ sở hữu). Vấn đề này nảy sinh vì nhà quản lý tham gia trực tiếp vào
hoạt động hàng ngày của công ty, trong khi chủ sở hữu thường chỉ có thể tiếp cận
thông tin tổng hợp hoặc định kỳ.
Nhà quản lý có thể che giấu thông tin tiêu cực hoặc trì hoãn công bố. Họ có thể
sử dụng kiến thức chuyên sâu để trình bày thông tin một cách có chọn lọc để tạo 13 lOMoAR cPSD| 45499692
ấn tượng tốt hơn về tình hình kinh doanh của công ty, khai thác thông tin nội bộ
để tạo điều kiện cho những giao dịch bất chính.
o Thái độ rủi ro:
Chủ sở hữu và nhà quản lý thường có thái độ khác nhau đối với rủi ro, điều này
có thể dẫn đến xung đột trong quá trình ra quyết định. Cổ đông thường có danh
mục đầu tư đa dạng, do đó có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn đối với từng
công ty cụ thể, miễn là nó mang lại tiềm năng lợi nhuận tương ứng.
Ngược lại, nhà quản lý có thể thận trọng hơn vì công việc và thu nhập của họ
phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty đó. Họ có thể lo sợ mất việc nếu
các quyết định rủi ro dẫn đến kết quả không tốt. Danh tiếng cá nhân của họ cũng
phụ thuộc vào sự thành công của công ty. Điều này có thể dẫn đến tình huống mà
nhà quản lý từ chối các cơ hội đầu tư có rủi ro nhưng tiềm năng cao, mặc dù những
cơ hội này có thể có lợi cho cổ đông.
o Rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức xảy ra khi nhà quản lý có động cơ hành động vì lợi ích cá nhân
mà không quan tâm đến hậu quả đối với công ty hoặc cổ đông. Điều này xuất phát
từ việc họ không phải chịu toàn bộ hậu quả của các quyết định của mình.
Nhà quản lý có thể có các hành động sau:
• Lạm dụng tài sản công ty cho mục đích cá nhân thao túng báo cáo tài
chính để đạt được các mục tiêu hiệu suất và nhận thưởng
• Tham gia vào các giao dịch có lợi cho bản thân nhưng gây tổn hại cho công ty
• Đầu tư vào các dự án có rủi ro cao không phù hợp với lợi ích của cổ đông
o Khó khăn trong giám sát:
Việc giám sát hiệu quả hành động của nhà quản lý là một thách thức lớn đối với
chủ sở hữu, đặc biệt trong các công ty lớn với cơ cấu sở hữu phân tán. Do đó có
thể không nhận ra các hành động không đúng đắn của họ.
Các khó khăn trong việc giám sát: 14 lOMoAR cPSD| 45499692
• Chi phí và thời gian: Việc triển khai các cơ chế giám sát có thể rất tốn kém.
• Phức tạp: Hoạt động kinh doanh hiện đại thường quá phức tạp để cổ
đông có thể hiểu và đánh giá đầy đủ mọi quyết định.
• Quyền tiếp cận: Nhà quản lý có thể hạn chế quyền tiếp cận vào thông tin quan trọng. 2.4.Hậu quả
Vấn đề đại diện có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và sâu rộng ảnh hưởng
đến nhiều khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Những
hậu quả này có thể được phân tích ở cả cấp độ vi mô (doanh nghiệp) và vĩ mô (nền kinh tế).
Ở cấp độ doanh nghiệp: •
Chi phí đại diện: Đây là hậu quả trực tiếp và dễ nhận thấy nhất. Chi phí này bao gồm
chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và tổn thất còn lại, cuối cùng do cổ đông gánh chịu.
Chúng làm giảm giá trị tổng thể của công ty. •
Tăng chi phí vốn: Chủ nợ nhận thức được rủi ro từ vấn đề đại diện có thể yêu cầu lãi
suất cao hơn hoặc áp đặt các điều khoản hạn chế làm tăng chi phí vốn và giảm tính linh hoạt trong quản lý. •
Quyết định đầu tư không hiệu quả: Nhà quản lý có thể ưu tiên lợi ích cá nhân dẫn đến
đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, né tránh rủi ro cần thiết hoặc tập trung quá mức
vào kết quả ngắn hạn. •
Rủi ro pháp lý và danh tiếng: Trong một số trường hợp vấn đề đại diện có thể khuyến
khích hành vi thao túng báo cáo tài chính gây ra rủi ro pháp lý và thiệt hại danh tiếng nghiêm trọng. •
Giảm giá trị cổ đông: Tổng hợp các yếu tố trên dẫn đến sự suy giảm đáng kể giá trị cổ
đông thể hiện qua hiệu suất kém của công ty và giảm giá cổ phiếu.
Ở cấp độ nền kinh tế: •
Hiệu suất kinh tế kém: Vấn đề đại diện phổ biến có thể gây ra hiệu suất kinh tế kém
do phân bổ nguồn lực không hiệu quả trên quy mô lớn. 15 lOMoAR cPSD| 45499692 •
Chính sách bồi thường phức tạp: Để giải quyết vấn đề đại diện, các công ty có thể áp
dụng các chính sách bồi thường phức tạp có thể khuyến khích hành vi rủi ro quá mức
hoặc tập trung quá nhiều vào các chỉ số ngắn hạn. •
Bất ổn kinh tế: Trong những trường hợp nghiêm trọng vấn đề đại diện có thể góp phần
vào sự sụp đổ của các công ty lớn gây ra tác động xã hội rộng lớn như mất việc làm
hàng loạt và bất ổn kinh tế. •
Suy giảm niềm tin vào hệ thống: Cuối cùng, nó có thể làm suy giảm niềm tin vào hệ
thống tư bản doanh nghiệp nói chung, đòi hỏi phải có những cải cách đáng kể trong
quản trị doanh nghiệp và quy định của chính phủ.
2.5.Một số giải pháp
Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) cho rằng không có cách nào “tốt
nhất” để xử lý mọi tình huống mà doanh nghiệp gặp phải. Thay vào đó, cách tổ chức
hoạt động hiệu quả nhất phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà công ty phải đối mặt. Vì
vậy, có rất nhiều giải pháp được đưa ra vì không có giải pháp “độc nhất” nào cho vấn
đề đại diện. Điều này còn tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau trong doanh nghiệp
(loại hình doanh nghiệp, công nghệ kỹ thuật, mức độ nghiêm trọng của sự bất cân xứng
thông tin, khẩu vị rủi ro của người đại diện và người uỷ quyền,…) yêu cầu những giải
pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này.
Sau đây, một số giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn đề người đại diện - người uỷ quyền:
o Giám sát: Các cổ đông phải thiết lập một phương pháp giám sát hoạt động
của các nhà quản lý của họ. Họ có thể sử dụng dịch vụ của các chuyên gia để kiểm tra
cẩn thận hoạt động của các nhà quản lý bằng cách thuê chuyên gia tư vấn có chủ quyền
để xem xét các hoạt động quản lý và sau đó có thể áp dụng các mô hình phù hợp.
o Giờ làm việc linh hoạt: Vấn đề về giờ làm việc có thể là nguyên nhân gây bất
mãn giữa người uỷ quyền và người đại diện, đặc biệt là giữa công nhân và người quản
lý. Lối sống hiện này đã thay đổi rất nhiều, người lao động mong đợi nhiều quyền lợi
hơn (thời gian dành cho gia đình, ngày nghỉ). Nếu người lao động không linh hoạt về
thời gian làm việc, họ có thể mất tập trung vào công việc. Vì không hài lòng với các
điều kiện làm việc hiện tại, tình trạng này có thể dẫn đến năng suất lao động kém hiệu
quả cho công ty. Hơn nữa, mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động có thể 16 lOMoAR cPSD| 45499692
trở nên gay gắt vì sự khác biệt giữa những kỳ vọng của họ. Ở nhiều công ty, làm việc
linh hoạt đang được coi là yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong kinh doanh. Vì
vậy, các tổ chức nên quan tâm đưa ra các chính sách thân thiện cho phép nhân viên tự
lựa chọn giờ làm việc linh hoạt. Theo các nghiên cứu gần đây, giờ làm việc linh hoạt
có liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh doanh. Các tổ chức cung cấp giờ làm việc linh
hoạt cho nhân viên có xu hướng tăng năng suất.
o Ưu đãi: Cổ đông có thể thiết lập việc sử dụng các ưu đãi để các nhà quản lý
hành xử theo những cách phù hợp với lợi ích của cổ đông như trả lương ưu đãi. Điều
này thúc đẩy người lao động phấn đấu để đạt được lợi nhuận và các nhà quản lý được
khuyến khích để thúc đẩy họ, người lao động cũng cần được khuyến khích. Các ưu đãi
về tiền thưởng hiệu suất, tiền thưởng cuối năm, chia sẻ lợi nhuận hoặc đặt mục tiêu
cho người lao động và tăng lương cơ bản và thăng chức vì mục tiêu lợi nhuận của công ty.
o Quyền sở hữu một phần: Nếu người lao động có ý thức về quyền sở hữu, cơ
hội tham gia vào việc ra quyết định và có cổ phần riêng của họ trong công ty, điều này
sẽ khiến họ coi mình là chủ sở hữu chứ không phải người lao động, bằng cách truyền
đạt cho người lao động một phần quyền sở hữu doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể
khuyến khích hoạt động làm tăng lợi nhuận của công ty. Sở hữu một phần là một
phương pháp tốt để giải quyết vấn đề chủ sở hữu và người đại diện giữa chủ sở hữu và
người quản lý, giữa người quản lý và người lao động.
o Tạo điều kiện và hỗ trợ: Người quản lý có thể thay mặt cổ đông trao phần
thưởng của bộ phận cho những công nhân hoạt động tốt trong bộ phận cụ thể, phần
thưởng đó có thể là hiện kim, vật chất hoặc tinh thần. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh
cho những nhân viên khác.
o Mức lương hiệu quả: Thuật ngữ này đề cập đến việc trả lương cho người lao
động ở mức cao hơn so với mức lương thị trường để đạt được một số mục tiêu cụ thể.
Mục đích của việc áp dụng tiền lương hiệu quả bao gồm việc thu hút và giữ chân nhân
tài, tăng cường động lực làm việc và nâng cao năng suất lao động.
o Chế độ xử phạt rõ ràng: Có chế độ xử phạt minh bạch, nghiêm minh, loại bỏ
được (thậm chí đưa ra tòa) những người không có năng lực và hành vi yếu kém, không
hoàn thành nhiệm vụ có thể tổ chức bầu cử ở nơi công tác hiện tại theo nhiệm kỳ để 17 lOMoAR cPSD| 45499692
tìm được những người đại diện xứng đáng và gạt bỏ được những người kém năng lực nhưng tư lợi.3
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Tiểu luận đã trình bày về lý thuyết và thực tiễn của vấn đề đại diện, bắt đầu từ khái
niệm về sự bất cân xứng thông tin, dẫn đến các hệ quả như lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức.
Từ đó, chúng ta đã hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người đại diện, cũng
như các xung đột lợi ích phát sinh từ mối quan hệ này.
Qua việc phân tích các vụ án thực tế như vụ Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát, vụ
Trịnh Văn Quyết và tập đoàn FLC, chúng ta nhận thấy rõ ràng sự tồn tại và tác động của vấn
đề đại diện trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Các vụ án này cho thấy hậu
quả nghiêm trọng của việc không kiểm soát tốt mối quan hệ đại diện, dẫn đến thất thoát tài
sản lớn và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Có thể thấy, vấn đề đại diện là một thách thức lớn đối với quản lý doanh nghiệp, đặc
biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt. Việc nhận diện và
giải quyết vấn đề đại diện không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn mà còn góp
phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của vấn đề đại diện, tiểu luận đã đề xuất các giải pháp
như tăng cường giám sát và kiểm soát nội bộ, khuyến khích tài chính hợp lý với cơ chế thưởng
phạt rõ ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng hiệu quả các giải pháp này đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực
không ngừng từ tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu giảm thiểu các vấn đề đại diện,
giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu và người đại
diện đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Cuối cùng, việc nghiên cứu và hiểu rõ vấn đề đại diện là cơ sở quan trọng để xây dựng
một hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch và công bằng. Điều này không chỉ
mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh
lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và ổn định.
3 TS. Nguyễn Ngọc Thanh. “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện - Một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam”. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN – Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) trang 30 – 36. 18 lOMoAR cPSD| 45499692
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
Akerlof, George A. (1970). "The market for lemons: quality uncertainty and the
market mechanism," Quarterly Journal of Economics, Vol. 84, No. 3, pp. 488–500. [2]
Akerlof, George A. (2001) "Behavioral Macroeconomics and Macroeconomic
Behavior," Nobel Prize Lecture. [3]
Spence, A. Michael (2001) "Signaling in Retrospect and the Informational
Structure of Markets," Nobel Prize Lecture. [4]
Stiglitz, Joseph E. (2001), "Information and the Change in the Paradigm in
Economics," Nobel Prize Lecture. [5]
Miller, G. J. (2005). Solutions to principal-agent problems in firms. In
Handbook of new institutional economics (pp. 349-370). Boston, MA: Springer US. [6]
Andrew Bloomenthal. “Asymmetric Infomation in Economics Explained”.
Investopedia, 2021, https://www.investopedia.com/terms/a/asymmetricinformation.asp. [7] FasterCapital. “Contingency Theory And Firm Behavior”,
https://fastercapital.com/topics/contingency-theory-and-firm-behavior.html [8]
Doãn Thị Thanh Thuỷ. “Bài giảng-14. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG”, 2024,
https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/Bài-giảng-14---Thong-tin-bat-can-xung-2024-01- 0410242416.pdf. [9]
TS. Nguyễn Ngọc Thanh. (2010) “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện - Một
số gợi ý về chính sách cho Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Kinh tế và Kinh doanh 26 (trang 30 – 36).
[10] Website Chuyên Nghiệp (30/08/2023) “Agency Problem là gì? Nguyên nhân,
giải pháp”, https://webchuyennghiep.com.vn/agency-problem-la-gi/
[11] Quang Quý (11/04/2024) “Tuyên án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan”,
https://nhandan.vn/tuyen-an-tu-hinh-doi-voi-bi-cao-truong-my-lan-post804233.html
[12] Đoàn Bổng (28/10/2023) “Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết”,
https://vietnamnet.vn/bo-cong-an-de-nghi-truy-to-cuu-chu-tich-flc-trinh- vanquyet-2207902.html 19