Tiểu luận Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị đạo đức đang dần mất đi và cần được khôi phục, đặc biệt là đối với sinh viên - những người sẽ là những nhà lãnh đạo và côngdân của tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị đạo đức đang dần mất đi và cần được khôi phục, đặc biệt là đối với sinh viên - những người sẽ là những nhà lãnh đạo và côngdân của tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

91 46 lượt tải Tải xuống
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
HIỆN NAY
Tiểu Luận: Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh và Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức Cho
Sinh Viên Hiện Nay
I. Giới thiệu
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị đạo đức đang dần mất đi và cần được khôi
phục, đặc biệt là đối với sinh viên - những người sẽ là những nhà lãnh đạo và công
dân của tương lai. Trong nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một hướng dẫn quan
trọng trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay. Trong bài tiểu luận này,
chúng ta sẽ khám phá tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, phân tích thách thức
mà sinh viên đang phải đối mặt, và đề xuất các biện pháp cụ thể để xây dựng đạo
đức cho sinh viên.
II. Tư Tưởng Đạo Đức của Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa lòng yêu nước, trung thực,
kiên nhẫn và sự hy sinh. Ông coi tình yêu nước là tất cả, và sự hy sinh cho độc lập,
tự do và hạnh phúc của dân tộc là mục tiêu sống cao quý nhất của mình. Hồ Chí
Minh luôn tôn trọng con người và khuyến khích sự trung thực, không chỉ là với
người khác mà còn với chính bản thân mình. Ông cũng dạy chúng ta cách kiên
nhẫn và sẵn lòng hy sinh cho lợi ích của cộng đồng.
III. Thách Thức của Xã Hội và Sinh Viên Hiện Nay Đối Với Đạo Đức
Trong xã hội hiện đại, sinh viên đang đối mặt với nhiều thách thức đạo đức. Tham
nhũng, bất công xã hội, mất lòng tin và thiếu tôn trọng con người là những vấn đề
nổi bật. Ngoài ra, sự áp đặt từ cuộc sống học tập và công việc khiến sinh viên mất
cân bằng và không thể tập trung vào việc phát triển đạo đức cá nhân.
IV. Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Để giải quyết những thách thức trên và xây dựng đạo đức cho sinh viên, cần có
những biện pháp cụ thể như sau:
1. Chương Trình Giáo Dục Toàn Diện: Phát triển chương trình giáo dục đạo
đức tích hợp vào chương trình học tập, giúp sinh viên hiểu rõ về giá trị đạo
đức và cách thức thực hiện chúng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Thúc Đẩy Hoạt Động Xã Hội và Tình Nguyện: Khuyến khích sinh viên tham
gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để tăng cường ý thức cộng
đồng và phát triển tinh thần đoàn kết.
3. Ví Dụ và Truyền Thống: Sử dụng ví dụ và truyền thống của Hồ Chí Minh để
truyền cảm hứng và tạo ra những mô hình đạo đức cho sinh viên.
V. Ứng Dụng Tư Tưởng Đạo Đức của Hồ Chí Minh
Áp dụng tư tưởng và ví dụ của Hồ Chí Minh vào thực tiễn giáo dục và hướng dẫn
sinh viên là một phương tiện hiệu quả để xây dựng đạo đức. Bằng cách làm như
vậy, chúng ta không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đạo đức
mà còn tạo ra những bước đi cụ thể để thực hiện chúng trong cuộc sống hàng
ngày.
VI. Kết Luận
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa và giá trị to lớn trong việc xây
dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay. Để thúc đẩy quá trình này, chúng ta cần
phải áp dụng những nguyên lý và giá trị của ông vào thực tiễn giáo dục và phát
triển cá nhân của sinh viên. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng được
một thế hệ sinh viên với đạo đức vững vàng, trí tuệ sâu sắc và lòng yêu nước
mãnh liệt.
Hồ Chí Minh đối với người dân Việt Nam từ lâu đã không còn là một con
người bình thường một nhân, một tấm gương, một hệ tưởng mẫu mực
để toàn bộ người dân Việt Nam học tập. Tầm ảnh hưởng của người không
một từ ngữ nào thể diễn đạt hết được. Tuy đại là thế nhưng Người nhưng lại
có cuộc đời sống rất giản dị, gần gũi với nhân dân. Và đàng sau cái con người giản
dị đó đã một hoài bão bão lớn cho cả đồng bào, cho cả dân tộc việt nam và hơn
hết đó là cho cả loài người bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Tư tưởng của Người
như ánh mặt trời soi sáng mọi chân lý, kim chỉ nam cho đảng cho dân tộc bị áp
bức bóc lột.
Việc học tập tư tưởng và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắp phục sự suy
thoái về đạo đức, lối sống, chặn đứng và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng lãng phí và
các tệ nạn xã hội, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội,
xây dựng con người Việt Nam hội chủ nghĩa hội nhân cách cao đẹp, bản
lỉnh chính trị vũng vàng, lối sống văn minh, xây dụng quan hệ hội lành
mạnh.
Trước Hồ Chí Minh mảnh đất Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều lão
thành cách mạng dám tiên phong mở ra con đường giải phóng đất nước như cụ
Phan Bội Châu với phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh với chủ thuyết Tam dân,
Hoàng Hoa Thám… Tuy tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng khác với ông
cha ta đi trước nhưng người cũng rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha ta
đi trước, nhưng người cũng không tán thành đi theo con đường khác con
đường đó đã được lịch sử ghi nhận đã đạt được thành quả mục đích cả
cuộc đời người đã đề ra. Hồ Chí Minh không phải người đầu tiên nhưng tấm
gương tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng, Người đã xây dựng nền đạo đức cách
mạng Việt Nam. Người đã phát triển luận đạo đức Mark-Lenin kế thừa xuất
sắc những tinh hoa đạo đức của dân tộc. Người đã tự tu dưỡng, rèn luyện mình trở
thành người mẫu mực nhất, tấm gương trong sáng nhất về đạo đức cách mạng.
Đó là di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc ta và đảng ta.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn về
Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Cả cuộc đời của mình, Người đã tự
thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tưởng khát vọng đạo đức
cách mạng; Người vừa nhà luận đạo đức cách mạng, vừa một tấm gương
đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất.
Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: “Đạo đức đó không phải đạo
đức thủ cựu. đạo đức mới đạo đức đại, không danh vọng của
nhân, lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. theo cách
diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối,
sức mạnh của con người, sức mạnh mới gánh được nặng, đi được xa. Ngay
trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ
đại giải phóng thống nhất đất nước, Người đã khái quát cảnh báo: “Một dân
tộc, một Đảng mỗi con người, ngày hôm qua đại, sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay ngày mai vẫn được mọi người yêu mến ca ngợi,
nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng
thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, văn minh”, cán bộ, đảng viên
đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức gốc;
phải có sự trung với nước, và hiếu với dân.
tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh
tài sản tinh thần giá của Đảng dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh niềm vinh dự, tự hào của mỗi học sinh sinh
viên nói riêng toàn bộ người dân chung đối với Bác kính yêu một con người
tưởng tầm vóc đại đã vượt qua mọi không gian thời gian, trở thành
một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hoá thế giới.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị đạo đức đang dần mất đi và cần
được khôi phục, đặc biệt đối với sinh viên - những người sẽ những nhà lãnh
đạo và công dân của tương lai. Trong nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một hướng dẫn
quan trọng trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay. Trong bài tiểu luận
này, chúng ta sẽ khám phá tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, phân tích thách
thức mà sinh viên đang phải đối mặt, đề xuất các biện pháp cụ thể để xây dựng
đạo đức cho sinh viên.
II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, chỉ vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
Trong thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã trực tiếp thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên vào
tháng 5/1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam nhằm thức tỉnh nhân dân, nhất là lực lượng thanh niên đứng lên đấu
tranh cách mạng. Người chỉ rõ: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết
mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”(2). Qua đó, có thể
thấy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn từ
lớp thanh niên thể gánh vác, đảm đương sự nghiệp cách mạng; lực lượng
đông đảo, luôn xung kích, sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực nếu vai trò của họ
được coi trọng và phát huy. Người chỉ rõ: “Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1
phần 3 tổng số nhân dân - tức một lực lượng to lớn” “thanh niên bộ phận
quan trọng của dân tộc”(3).
Hai là, đưa ra những nội dung, hình thức, biện pháp để giáo dục, bồi dưỡng đạo
đức cách mạng cho thanh niên.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng
cho thanh niên cần được tiến hành toàn diện sâu sắc, nhưng phải trọng tâm,
trọng điểm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến học tập chủ nghĩa Mác - Lênin,
đây cội nguồn đạo đức cách mạng của thanh niên. Người nhấn mạnh: “Trong
việc giáo dục học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ
cách mạng hội chủ nghĩa, văn hóa, kinh tế, lao động sản xuất”(4). Học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp cho thanh niên sống có tình, có nghĩa hơn,
biết hy sinh phấn đấu cho lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
hội; lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết; đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí
công tư; không ham địa vị công danh phú quý, chớ kiêu ngạo tự mãn…
Người khẳng định: “Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo
đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với
Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “Đâu cần thanh niên có, việc
gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.
- Khiêm tốn: Không nên tự cho nh tài giỏi, không khoe công, không tự
phụ”(5).
Về hình thức, biện pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc tự giác, không
ngừng tu dưỡng phấn đấu rèn luyện con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để
thanh niên sửa đổi những khuyết điểm, sai lầm trong cuộc sống, trong công việc.
Người nhấn mạnh: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ
nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho
tốt..., phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa hội.
Xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời
quần chúng”(6).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán mạnh mẽ những thanh niên không
chịu học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, chỉ lo cho bản thân, ham chơi, ham
vui, không quan tâm, lo lắng đến đồng bào, đất nước, tham lam vật chất, ham sung
sướng, xa xỉ, kiêu ngạo, lười lao động… vậy, Người đã đặt ra yêu cầu, nhiệm
vụ cho thanh niên giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng thống nhất không tách rời
nhau giữa nghĩa vụ quyền lợi, trong đó nghĩa vụ yếu tố đặt lên hàng đầu,
thanh niên phải xác định tốt nhiệm vụ với Tổ quốc, với Đảng với Nhân dân.
Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải hỏi nước nhà đã làm cho
mình những gì. phải tự hỏi mình đã làm cho nước nhà? Mình phải làm thế
nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu
chừng nào”(7).
III. Thách Thức của Sinh Viên Hiện Nay Đối Với Đạo Đức
ý kiến cho rằng khi cuộc sống hiện đại càng phát triển thì đạo đức của
con người ta lại càng suy đồi. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
hội nhập quốc tế, việc giữ gìn phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng
như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu
hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu
không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành
mạnh trung thực, tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng
ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập,
những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên
Theo định nghĩa, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực hội nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử
của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Với tư cách là một sinh viên tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong
vấn đề lớn đạo đức của sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến
hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đó tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc
gia tương lai của đất nước. “Non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em” Trích Hồ chủ tịch. Qua những điều trên thể cho ta thấy được tầm quan
trọng của thế hệ trẻ nói chung và thế hệ sinh viên nói chung. Để chuẩn bị cho hành
trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học phải
người đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn
“trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng
nói: “có tài không đức thì là người vô dụng, đứckhông tài thì làm
gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống
.Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và
cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ tương lai của giáo hội nhân loại”.
Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?
Tương lai của cả một dân tộc sẽ đi về đâu khi giới trẻ có lối sống thực dụng
chỉ chạy theo những giá trị vật chất bỏ quên những giá trị tinh thần. Hiện nay
ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa thái độ nhận thức đúng đắn đối với
việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến Phạm Công Khanh-
Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù
hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động,
ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà
chỉ thích giảng viên cho nghe. Chính tưởng không vững vàng, Đại học chỉ
học đại”, rất nhiều người đi học đại học chỉ vì áp lực của gia đình khiến chất lượng
của tầng lớp sinh viên bị giảm xuống, trong khi đó nhiều người phải dừng lại con
đường học vấn hoàn cảnh gia đình hội, đây một thực trạng rất đáng
buồn.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang
diễn ra nhiều nơi. Một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa
tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được
trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường,
quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Nguy hiểm hơn các phim ảnh
đồi trụy tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông
trong những bạn đó gia đình đâu khá giả gì. Để tiền gửi lên thành phố cho
con ăn học cha mẹ các bạnquê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc
hết mình mong một ngày được nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố
giành giùm mua cho con điện thoại, xe máy, máy tính xách tay để tiện học tập
đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc
sau vài đòn thất thủ trong các trò độ hoặc đề. Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng
quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc
hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống thần tượng của mình.
Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm phương tây chớp
nhoáng không giới hạn. Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn
sinh viên hiện nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy
không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng.
Còn một tình trạng nữa đó là nhiều sinh viêntiền bạc mà sẵn sàng từ bỏ
đi nhân cách danh dự của mình. Có lẽ cũng không ít lần chúng ta bắt gặp những tin
tức như sinh viên vận chuyển ma tuý, trộm cướp, mại dâm…
Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay không sống - đó vấn đề”. một
người sinh viên đồng thời cũng một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ, chúng ta
hãy sống sao cho mục đích, tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những
đã qua ta không phải xót xa ân hận những tháng năm đã sống hoài sống phí.
IV. Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong
sạch, lành mạnh cho sinh viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành
nhân cách con người mới hội chủ nghĩa cho thanh niên, đạo đức “gốc của
ng ười cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đềbản về chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng
cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết
những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho học sinh, sinh viên
nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh, sinh
viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình mọi
người, mọi người mình”, “thương người như thể thương thân”, “quên mình
nghĩa lớn”… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành
vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào
hành động cách mạng của học sinh, sinh viên tiêu bi ểu phong trào: “Thanh
niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa
hè xanh”…
- Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đây vấn đề ý
nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng
cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình
thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Trước hết gia đình nơi lưu
giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, môi trường đầu tiên
hình thành đạo đức cho học sinh, sinh viên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương,
đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó
trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu
thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm
khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm
giàu thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho
nhà trường hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật
cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để
giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia
phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng
toả sáng, góp phần bồi dưỡngtưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà
trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề còn nơi dạy người. Giáo dục tưởng,
đạo lý làm ngườinội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nayphải
đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên
môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ
thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
Học sinh, sinh viên đã đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực mặt tiêu cực từ
môi trường kinh tế, hội. vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng
trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để h ọc sinh, viên phấn
đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quy ền, mặt trận, đoàn thể, nhất
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong
phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức
cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay kiên quyết uốn nắn
những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của
thanh niên.
- Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối
sống của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, nhiệt
tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh,
sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống biện pháp quan trọng
giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả
rèn luyện của mỗi nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu
cầu, độngphấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ,
ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên t khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện
thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên
theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên.
Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất,
tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh
của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh,
sinh viên phải xác định trách nhiệm trước Tổ quốc nhân dân, sống
tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự
giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ tiêu cực hội,
những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Học
sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống,
vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã
dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục
rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội
nhập kinh tế thế giới góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng",
vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc
tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục quốc sách
hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính trang đầu của quốc sách ấy.
Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của
một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển
các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học
Đạo Đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành Giáo Dục.
| 1/10

Preview text:

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
Tiểu Luận: Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh và Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Hiện Nay I. Giới thiệu
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị đạo đức đang dần mất đi và cần được khôi
phục, đặc biệt là đối với sinh viên - những người sẽ là những nhà lãnh đạo và công
dân của tương lai. Trong nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một hướng dẫn quan
trọng trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay. Trong bài tiểu luận này,
chúng ta sẽ khám phá tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, phân tích thách thức
mà sinh viên đang phải đối mặt, và đề xuất các biện pháp cụ thể để xây dựng đạo đức cho sinh viên.
II. Tư Tưởng Đạo Đức của Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa lòng yêu nước, trung thực,
kiên nhẫn và sự hy sinh. Ông coi tình yêu nước là tất cả, và sự hy sinh cho độc lập,
tự do và hạnh phúc của dân tộc là mục tiêu sống cao quý nhất của mình. Hồ Chí
Minh luôn tôn trọng con người và khuyến khích sự trung thực, không chỉ là với
người khác mà còn với chính bản thân mình. Ông cũng dạy chúng ta cách kiên
nhẫn và sẵn lòng hy sinh cho lợi ích của cộng đồng.
III. Thách Thức của Xã Hội và Sinh Viên Hiện Nay Đối Với Đạo Đức
Trong xã hội hiện đại, sinh viên đang đối mặt với nhiều thách thức đạo đức. Tham
nhũng, bất công xã hội, mất lòng tin và thiếu tôn trọng con người là những vấn đề
nổi bật. Ngoài ra, sự áp đặt từ cuộc sống học tập và công việc khiến sinh viên mất
cân bằng và không thể tập trung vào việc phát triển đạo đức cá nhân.
IV. Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Để giải quyết những thách thức trên và xây dựng đạo đức cho sinh viên, cần có
những biện pháp cụ thể như sau:
1. Chương Trình Giáo Dục Toàn Diện: Phát triển chương trình giáo dục đạo
đức tích hợp vào chương trình học tập, giúp sinh viên hiểu rõ về giá trị đạo
đức và cách thức thực hiện chúng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Thúc Đẩy Hoạt Động Xã Hội và Tình Nguyện: Khuyến khích sinh viên tham
gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để tăng cường ý thức cộng
đồng và phát triển tinh thần đoàn kết.
3. Ví Dụ và Truyền Thống: Sử dụng ví dụ và truyền thống của Hồ Chí Minh để
truyền cảm hứng và tạo ra những mô hình đạo đức cho sinh viên.
V. Ứng Dụng Tư Tưởng Đạo Đức của Hồ Chí Minh
Áp dụng tư tưởng và ví dụ của Hồ Chí Minh vào thực tiễn giáo dục và hướng dẫn
sinh viên là một phương tiện hiệu quả để xây dựng đạo đức. Bằng cách làm như
vậy, chúng ta không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đạo đức
mà còn tạo ra những bước đi cụ thể để thực hiện chúng trong cuộc sống hàng ngày. VI. Kết Luận
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa và giá trị to lớn trong việc xây
dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay. Để thúc đẩy quá trình này, chúng ta cần
phải áp dụng những nguyên lý và giá trị của ông vào thực tiễn giáo dục và phát
triển cá nhân của sinh viên. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng được
một thế hệ sinh viên với đạo đức vững vàng, trí tuệ sâu sắc và lòng yêu nước mãnh liệt.
Hồ Chí Minh đối với người dân Việt Nam từ lâu đã không còn là một con
người bình thường mà là một vĩ nhân, một tấm gương, một hệ tư tưởng mẫu mực
để toàn bộ người dân Việt Nam học tập. Tầm ảnh hưởng của người là không có
một từ ngữ nào có thể diễn đạt hết được. Tuy vĩ đại là thế nhưng Người nhưng lại
có cuộc đời sống rất giản dị, gần gũi với nhân dân. Và đàng sau cái con người giản
dị đó đã có một hoài bão bão lớn cho cả đồng bào, cho cả dân tộc việt nam và hơn
hết đó là cho cả loài người bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Tư tưởng của Người
như ánh mặt trời soi sáng mọi chân lý, là kim chỉ nam cho đảng cho dân tộc bị áp bức bóc lột.
Việc học tập tư tưởng và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy
và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắp phục sự suy
thoái về đạo đức, lối sống, chặn đứng và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng lãng phí và
các tệ nạn xã hội, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội,
xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa xã hội có nhân cách cao đẹp, bản
lỉnh chính trị vũng vàng, có lối sống văn minh, xây dụng quan hệ xã hội lành mạnh.
Trước Hồ Chí Minh mảnh đất Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều lão
thành cách mạng dám tiên phong mở ra con đường giải phóng đất nước như cụ
Phan Bội Châu với phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh với chủ thuyết Tam dân,
Hoàng Hoa Thám… Tuy tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng khác với ông
cha ta đi trước nhưng người cũng rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha ta
đi trước, nhưng người cũng không tán thành mà đi theo con đường khác và con
đường đó đã được lịch sử ghi nhận là đã đạt được thành quả và mục đích mà cả
cuộc đời người đã đề ra. Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên nhưng là tấm
gương tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng, Người đã xây dựng nền đạo đức cách
mạng ở Việt Nam. Người đã phát triển lý luận đạo đức Mark-Lenin kế thừa xuất
sắc những tinh hoa đạo đức của dân tộc. Người đã tự tu dưỡng, rèn luyện mình trở
thành người mẫu mực nhất, là tấm gương trong sáng nhất về đạo đức cách mạng.
Đó là di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc ta và đảng ta.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về
Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Cả cuộc đời của mình, Người đã tự
thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức
cách mạng; Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương
đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất.
Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: “Đạo đức đó không phải là đạo
đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá
nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Và theo cách
diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối,
sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Ngay
trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ
đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: “Một dân
tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng
thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, cán bộ, đảng viên
có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức là gốc;
phải có sự trung với nước, và hiếu với dân.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là
tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi học sinh sinh
viên nói riêng và toàn bộ người dân chung đối với Bác kính yêu – một con người
mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành
một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị đạo đức đang dần mất đi và cần
được khôi phục, đặc biệt là đối với sinh viên - những người sẽ là những nhà lãnh
đạo và công dân của tương lai. Trong nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một hướng dẫn
quan trọng trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay. Trong bài tiểu luận
này, chúng ta sẽ khám phá tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, phân tích thách
thức mà sinh viên đang phải đối mặt, và đề xuất các biện pháp cụ thể để xây dựng đạo đức cho sinh viên.
II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, chỉ rõ vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trong thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã trực tiếp thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên vào
tháng 5/1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam nhằm thức tỉnh nhân dân, nhất là lực lượng thanh niên đứng lên đấu
tranh cách mạng. Người chỉ rõ: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết
mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”(2). Qua đó, có thể
thấy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn từ
lớp thanh niên có thể gánh vác, đảm đương sự nghiệp cách mạng; là lực lượng
đông đảo, luôn xung kích, sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực nếu vai trò của họ
được coi trọng và phát huy. Người chỉ rõ: “Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1
phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn” và “thanh niên là bộ phận
quan trọng của dân tộc”(3).
Hai là, đưa ra những nội dung, hình thức, biện pháp để giáo dục, bồi dưỡng đạo
đức cách mạng cho thanh niên.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng
cho thanh niên cần được tiến hành toàn diện sâu sắc, nhưng phải có trọng tâm,
trọng điểm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, vì
đây là cội nguồn đạo đức cách mạng của thanh niên. Người nhấn mạnh: “Trong
việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ
cách mạng xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất”(4). Học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp cho thanh niên sống có tình, có nghĩa hơn,
biết hy sinh phấn đấu cho lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội; có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết; đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; không ham địa vị công danh và phú quý, chớ kiêu ngạo và tự mãn…
Người khẳng định: “Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo
đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “Đâu cần thanh niên có, việc
gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ”(5).
Về hình thức, biện pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc tự giác, không
ngừng tu dưỡng phấn đấu rèn luyện là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để
thanh niên sửa đổi những khuyết điểm, sai lầm trong cuộc sống, trong công việc.
Người nhấn mạnh: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ
nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho
tốt..., phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng”(6).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán mạnh mẽ những thanh niên không
chịu học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, chỉ lo cho bản thân, ham chơi, ham
vui, không quan tâm, lo lắng đến đồng bào, đất nước, tham lam vật chất, ham sung
sướng, xa xỉ, kiêu ngạo, lười lao động… Vì vậy, Người đã đặt ra yêu cầu, nhiệm
vụ cho thanh niên giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng thống nhất không tách rời
nhau giữa nghĩa vụ và quyền lợi, trong đó nghĩa vụ là yếu tố đặt lên hàng đầu,
thanh niên phải xác định tốt nhiệm vụ với Tổ quốc, với Đảng và với Nhân dân.
Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã làm cho
mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế
nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”(7).
III. Thách Thức của Sinh Viên Hiện Nay Đối Với Đạo Đức
Có ý kiến cho rằng khi cuộc sống hiện đại càng phát triển thì đạo đức của
con người ta lại càng suy đồi. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng
như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu
hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu
không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành
mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng
ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập,
những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên
Theo định nghĩa, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử
của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Với tư cách là một sinh viên tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong
vấn đề lớn đạo đức của sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến
hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc
gia – là tương lai của đất nước. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em” – Trích Hồ chủ tịch. Qua những điều trên có thể cho ta thấy được tầm quan
trọng của thế hệ trẻ nói chung và thế hệ sinh viên nói chung. Để chuẩn bị cho hành
trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là
người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn
“trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng
nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm
gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống
.Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và
cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”.
Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?
Tương lai của cả một dân tộc sẽ đi về đâu khi giới trẻ có lối sống thực dụng
chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Hiện nay
ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với
việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-
Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù
hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động,
ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà
chỉ thích giảng viên cho nghe. Chính vì tư tưởng không vững vàng, “ Đại học chỉ
học đại”, rất nhiều người đi học đại học chỉ vì áp lực của gia đình khiến chất lượng
của tầng lớp sinh viên bị giảm xuống, trong khi đó nhiều người phải dừng lại con
đường học vấn vì hoàn cảnh gia đình và xã hội, đây là một thực trạng rất đáng buồn.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang
diễn ra ở nhiều nơi. Một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa
tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được
trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường,
quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Nguy hiểm hơn là các phim ảnh
đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông
trong những bạn đó gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho
con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc
hết mình mong một ngày được nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố
giành giùm mua cho con điện thoại, xe máy, máy tính xách tay để tiện học tập và
đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc
sau vài đòn thất thủ trong các trò cá độ hoặc lô đề. Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng
quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc
hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống thần tượng của mình.
Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm phương tây chớp
nhoáng không giới hạn. Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn
sinh viên hiện nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy
không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng.
Còn một tình trạng nữa đó là nhiều sinh viên vì tiền bạc mà sẵn sàng từ bỏ
đi nhân cách danh dự của mình. Có lẽ cũng không ít lần chúng ta bắt gặp những tin
tức như sinh viên vận chuyển ma tuý, trộm cướp, mại dâm…
Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay không sống - đó là vấn đề”. Là một
người sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ, chúng ta
hãy sống sao cho có mục đích, có lí tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những gì
đã qua ta không phải xót xa ân hận những tháng năm đã sống hoài sống phí.
IV. Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong
sạch, lành mạnh cho sinh viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của
ng ười cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng
cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết
những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho học sinh, sinh viên
nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh, sinh
viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, “quên mình vì
nghĩa lớn”… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành
vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào
hành động cách mạng của học sinh, sinh viên mà tiêu bi ểu là phong trào: “Thanh
niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”…
- Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng
cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình
thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Trước hết gia đình là nơi lưu
giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên
hình thành đạo đức cho học sinh, sinh viên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương,
đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó
trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu
thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm
khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm
giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho
nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật
mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để
giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia
phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng
toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà
trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng,
đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải
đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên
môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ
thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
Học sinh, sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ
môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ
trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để h ọc sinh, viên phấn
đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quy ền, mặt trận, đoàn thể, nhất
là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong
phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức
cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn
những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên.
- Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối
sống của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt
tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh,
sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng
giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả
rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu
cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ,
ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện
thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên
theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên.
Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất,
tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý
của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh,
sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý
tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự
giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội,
những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Học
sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống,
vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã
dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục
rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội
nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng",
vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc
tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy.
Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của
một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển
các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học
Đạo Đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành Giáo Dục.