Tiểu luận Vận dụng quan điểm toàn diện - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận Vận dụng quan điểm toàn diện - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
HàC VIÞN NGO¾I GIAO
KHOA TRUYÀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐÞI NGO¾I úûúû ----- ----- TI U Þ LU N ¾
HàC PHẦN: TRI¾T HàC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI
V¾N DþNG QUAN ĐIÞM TOÀN DIÞN VÀ QUAN ĐIÞM PHÁT TRIÞN
ĐÞI VÞI VIÞC HàC T¾P CĀA SINH VIÊN HIÞN NAY D¯ÞI ÀNH
H¯ÞNG CĀA DÞCH COVID-19 ¡
Giảng viên hướng dẫn :TS. Đào Thị Hữu Sinh viên thực hiện :Nguyễn Bảo Huy Lớp :TTQT48C1A Mã số sinh viên :TTQT48C1-1371
Hà Nội, tháng 1 năm 2022 about:blank 1/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19= MþC LþC
I – ĐẶT VÂN ĐÀ ...................................................................................................... 3
II – GIÀI QUY¾T VÂN ĐÀ .................................................................................... 4
1. C¡ sß lí lu¿n ....................................................................................................... 4
1.1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật ...................................... 4
1.2. Quan điểm phát triển của phép biện chứng duy vật ..................................... 5
2. V¿n dÿng quan đißm toàn dißn và quan đißm phát trißn đßi vßi vißc hác
t¿p cāa sinh viên hißn nay d°ßi Ánh h°ßng cāa dßch Covid-19 ........................ 7
2.1. Đặc điểm của việc học tập ............................................................................ 7
2.2. Thuận lợi – Khó khăn ................................................................................... 7
2.3. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để giÁi quyết vấn
đề .......................................................................................................................... 9
III - K¾T LU¾N VÂN ĐÀ ..................................................................................... 10
1. K¿t lu¿n chung ................................................................................................ 10
2. Ki¿n nghß .......................................................................................................... 11
TÀI LIÞU THAM KHÀO ..................................................................................... 12 2 about:blank 2/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
I – ĐẶT VÂN ĐÀ
Hơn hai năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động mạnh mẽ đến
nhiều lĩnh vực trong đời sống con người, trong đó phải kể đến việc học tập của sinh
viên. Ngành giáo dục nói chung và các trường đại học, học viện, cao đẳng nói riêng
đang đứng trước một thách thức lớn để duy trì việc đào tạo, đảm bảo chất lượng học
tập của sinh viên trong đại dịch, đặc biệt khi các lớp học chuyển sang tổ chức theo
hình thức học trực tuyến, sinh viên phải thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, thiếu
đi sự tương tác với bạn bè và sự trao đổi với giảng viên và nhà trường. Vấn đề đặt ra
thực sự quan trọng vì sinh viên là đối tượng cần có sự trau dồi về kiến thức chuyên
môn và các kỹ năng mềm, cũng như những trải nghiệm thực tế để đáp ứng nhu cầu
lao động của thị trường sau khi tốt nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần nguồn lao động chất lượng cao, thích ứng
nhanh và kịp thời với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Đã có những ý kiến, quan điểm về vấn đề nêu trên nhưng chưa có một cái nhìn
tổng thể. Lý do là bởi xét về mặt nhận thức, chủ thể chưa nhìn nhận vấn đề một cách
khái quát trên tất cả các phương diện, các mối liên hệ với các đối tượng khác, đồng
thời vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được tổng hợp, xem xét đến khi đối tượng và bối
cảnh trong vấn đề nghiên cứu vẫn còn tiếp tục có những sự thay đổi không ngừng ở
hiện tại và trong tương lai không xa.
Trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu, bài tiểu luận sẽ vận dụng quan điểm toàn
diện và quan điểm phát triển của nguyên lý mối liên hệ phổ biển và nguyên lý mối
liên hệ phát triển – một phần trong hệ thống của phép biện chứng duy vật để phân
tích những ảnh hưởng và vấn đề đặt ra đến với việc học tập của sinh viên trong bối
cảnh đại dịch Covid-19, cùng với đó là đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề
trong nội dung nghiên cứu một cách triệt để, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế
ở hiện tại và trong tương lai. 3 about:blank 3/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
II – GIÀI QUY¾T VÂN ĐÀ
1. C¡ sß lí lu¿n
1.1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
1.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
<Mối liên hệ là một ph¿m trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và Ánh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau=1. Khi nhìn nhận khái niệm liên hệ không chỉ dừng
lại giữa các sự vật, hiện tượng – những thứ hữu hình nói chung – mà còn là ở những
đối tượng tinh thần, những thứ không thể nhìn thấy (như tiềm thức, phán đoán, suy
tư,…), xem chúng như một chủ thể khách quan và đặt chủ thể đó với các chủ thể
khách quan khác thì sẽ có mối liên hệ phổ biến.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến bao gồm ba tính
chất. Thứ nhất là tính khách quan. Tức là các sự vật, hiện tượng, chủ thể, dù vô
hình hay hữu hình hay tác động qua lại với nhau theo bất cứ hình thức nào, đều có
sự quy định và ràng buộc với nhau. Thứ hai là tính phổ bi¿n, thể hiện ở chỗ nếu như
xét trong một không gian bất kì, trong tự nhiên, xã hội hay trong chính tư duy của
con người, trong các yếu tố, bộ phận hay các quá trình phức tạp, luôn tồn tại các mối
liên hệ có vị trí và vai trò khác nhau. Thứ ba là tính đa d¿ng, phong phú. Có nhiều
mối liên hệ như: mối liên hệ không gian, mối liên hệ về mặt thời gian, mối liên hệ
trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ chung tác động lên các đối tượng trong
một lĩnh vực rộng lớn, mối liên hệ riêng tác động lên các đối tượng cụ thể trong một
khía cạnh hẹp của một lĩnh vực,…
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr190. 4 about:blank 4/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
Các tính chất của mối liên hệ phổ biến là nội dung cốt lõi để phép biện chứng
khái quát thành nguyên tắc trong quan điểm toàn diện khi nhận thức các vấn đề cuộc sống.
1.1.2. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin
Khi nghiên cứu dựa trên quan điểm toàn diện, cần tránh quan điểm phiến diện,
một chiều dẫn đến ngụy biện và cần theo các nguyên tắc. “Nguyên tắc toàn diện đòi
hỏi: Một là, phÁi xem xét tất cÁ các mối liên hệ của sự vật, không lo¿i trừ một mối
liên hệ nào. Yêu cầu này trên thực tế khó thực hiện được, bởi vì sự vật có vô vàn các
mối liên hệ. Trong khi đó nhận thức của con người t¿i một thời điểm nhất định nào
đó bao giờ cũng bị giới h¿n bởi điều kiện lịch sử cụ thể, không thể nhận thức được
tất cÁ các mối liên hệ của sự vật. Muốn nhận thức được tất cÁ các mối liên hệ của
sự vật phÁi trÁi qua lịch sử lâu dài của nhận thức. Nhưng cần thiết đặt ra yêu cầu
này để đòi hỏi chủ thể phÁi xem xét nhiều mặt của sự vật, tránh rơi vào sai lầm phiến
diện. Hai là, phÁi phân lo¿i được các mối liên hệ, nghĩa là trong tổng số các mối
liên hệ của sự vật phÁi rút ra được đâu là các mối liên hệ bÁn chất, chủ yếu, đâu là
nguyên nhân và đâu là kết quÁ. Yêu cầu này đòi hỏi con người phÁi tìm hiểu sâu sắc
các mối liên hệ, so sánh, đánh giá vị trí, vai trò các mối liên hệ của sự vật, từ đó giúp
con người tránh rơi vào quan điểm dàn đều, liệt kê các sự kiện, các mối liên hệ,
không đi sâu nhận thức được bÁn chất của sự vật. Ba là, từ việc rút ra các mối liên
hệ bÁn chất của sự vật con người l¿i phÁi đặt mối liên hệ bÁn chất đó trong tổng thể
các mối liên hệ của sự vật, xem xét sự vật một cách thực tế trong tiến trình vận động
lịch sử cụ thể của sự vật, tức là phÁi có quan điểm lịch sử cụ thể khi nhận thức và
ho¿t động thực tiễn. Yêu câu này giúp con người tránh rơi vào sai lầm siêu hình,
kinh nghiệm xa rời thực tế.=2
1.2. Quan điểm phát triển của phép biện chứng duy vật
2 Dương Văn Thịnh, (2011). Một số chuyên đề Triết học Mác – Lênin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr146,147. 5 about:blank 5/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
1.2.1. Nguyên lý về sự phát triển
n là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy phát triển là vận
động nhưng không phÁi mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo
khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển.=3
Phát triển bao gồm bốn tính chất. Thứ nhất là tính khách quan. Nguồn gốc
của sự phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các sự vật hiện tượng nói chung,
không bị điều khiển bởi tư duy và lối suy diễn của con người. Thứ hai là tính phổ
bi¿n, vì sự phát triển có thể diễn ra ở bất cứ địa điểm, lĩnh vực nào trong xã hội. Tư
duy của con người cũng là minh chứng cho tính phổ biến của sự phát triển. Thứ ba
là tính k¿ thừa. Sự vật hiện tượng mới thì luôn ra đời từ sự vật hiện tượng cũ chứ
không vốn dĩ có được. Quá trình phát triển giúp cho các sự vật hiện tượng giữ lại
những mặt tích cực, có ích và gạt bỏ, chọn lọc những mặt tiêu cực, thiếu sự thích
nghi với môi trường xung quanh. Cuối cùng là tính đa d¿ng, phong phú. Như một
điều tất yếu, sự đa dạng của các sự vật hiện tượng sẽ dẫn đến những quá trình phát
triển không giống nhau. Thực tế, quá trình phát triển phụ thuộc vào các yếu tố như
không gian, thời gian, đặc điểm nổi bật của các sự vật hiện tượng,…
Các tính chất của phát triển là nội dung cốt lõi để phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc trong quan điểm phát triển khi nhận thức các vấn đề cuộc sống.
1.2.2. Quan điểm phát triển trong triết học Mác – Lênin
Tương tự khi nghiên cứu các vấn đề vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm
phát triển cũng có các nguyên tắc. nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào
sự vận động, phát triển xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở tr¿ng
thái hiện t¿i, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai. Thứ hai
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr196,197. 6 about:blank 6/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
cần nhận thức được rằng phát triển là quá trình trÁi qua nhiều giai đo¿n, mỗi giai
đo¿n có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau, nên cần tìm hình thức, phương
pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó. Thứ ba, phÁi sớm
phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, t¿o điều kiện cho nó phát triển,
chống l¿i quan điểm bÁo thủ, trì trệ, định kiến. Thứ tư, trong quá trình thay thế đối
tượng cũ bằng đối tượng mới phÁi thiết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ
và phát triển sáng t¿o chủ nghĩa trong điều kiện mới.=4
2. V¿n dÿng quan đißm toàn dißn và quan đißm phát trißn đßi vßi vißc hác t¿p
cāa sinh viên hißn nay d°ßi Ánh h°ßng cāa dßch Covid-19
2.1. Đặc điểm của việc học tập
Trong lịch sử của ngành giáo dục tại Việt Nam trước năm 2020, chưa có bất
cứ thời điểm nào sinh viên phải nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh và phải học qua các phần
mềm giáo dục trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet,… như hiện
nay. Từ đó nảy sinh ra một thế hệ sinh viên mới, thay vì chuẩn bị đến với các trường
đại học ở các thành phố lớn, thì khoảng cách giữa nhà và giảng đường chỉ cách vài
bước chân từ giường ngủ đến bàn học.
Thời gian học tập của sinh viên qua hình thức trực tuyến bị rút ngắn lại, trong
một không gian chỉ thu hẹp lại bằng một góc phòng với một chiếc máy tính có kết
nối mạng Internet. Những sự thay đổi trên đã dấn đến sự thay đổi trong ý thức và tâm
thế học tập của sinh viên: nhiều sinh viên vừa học vừa làm việc khác, nhiều sinh viên
ngủ khi giảng viên đang trao đổi kiến thức,…
2.2. Thuận lợi – Khó khăn 2.2.1. Thuận lợi
Khác với hình thức học trực tiếp, sinh viên học tập qua hình thức trực tuyến ơ
có thể chủ động trong thời gian và địa điểm học tập của mình như: học bằng xem lại
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr203. 7 about:blank 7/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
các bài giảng trên lớp, học tại bất cứ nơi nào có kết nối Internet. Đồng thời sinh viên
còn rèn được các kỹ năng, thao tác trên máy tính, điện thoại do việc học được ứng
dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại. Từ đó dẫn đến sự thay đổi về phương pháp tiếp
cận kiến thức: sinh viên tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc đi lại hoặc đến các
thư viện để tham khảo các nguồn tài liệu, in ấn, xe cộ, nâng cao khả năng tự học, tự
hệ thống hóa kiến thức, rèn khả năng tư duy,… 2.2.2. Khó khăn
Thay vì tương tác với bạn bè, thầy cô trong các lớp học nói riêng và nhà trường
nói chung thì sinh viên bị hạn chế rất nhiều khi học trực tuyến, cụ thể là phải ngồi
một mình trước máy tính trong nhiều tiếng đồng hồ, dẫn đến các sức khỏe về mặt
tinh thần như trầm cảm, các trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, đồng hồ sinh học cũng bị
thay đổi, dẫn đến việc ăn uống, rèn luyện thân thể cũng ảnh hưởng theo, theo xu
hướng tiêu cực và thiếu khoa học.
Học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri thức từ sách vở mà còn phải đến
từ thế giới thực tiễn bên ngoài. Việc sinh viên phải ở nhà quá lâu sẽ khiến sinh viên
trong tương lai không có cái nhìn bao quát với môi trường xung quanh, với vai trò
của con người trong các tổ chức xã hội, từ đó thiếu sự tự nhận thức về giá trị cũng
như vai trò của bản thân. Do quá trình học hỏi cần diễn ra liên tục và không ngừng
nghỉ, nên chính sự trì hoãn vì dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành giáo
dục cũng chất lượng nguồn lao động đầu ra.
Nếu nhìn nhận việc vấn đề rộng hơn nữa, thì yếu tố kinh tế cũng là một bài
toán gây nên những cản trở và khó khăn cho sinh viên trong học tập. Sinh viên hạn
chế các công việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí trong thời kì dịch bệnh, trong
khi đó vẫn phải chi tiền cho các thiết bị điện tử, máy tính, giáo trình,…vốn là những
vật dụng không thể thiếu khi học trực tuyến nhưng lại vô cùng đắt đỏ. Bên cạnh đó,
việc hỗ trợ tài chính cũng như nhìn nhận, đánh giá việc học tập của sinh viên trong 8 about:blank 8/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
đại dịch đến từ nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Chính phủ cũng là một
bài toán nan giải cần phải giải quyết.
Trong tương lai, nếu như tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp
như hiện nay, các trường đại học, học viện, cao đẳng không chỉ đối mặt với việc duy
trì giảng dạy mà còn cần đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên khi ra trường. Vấn
đề này nằm ở khâu tổ chức thi theo hình thức trực tuyến, làm sao để đánh giá đúng
năng lực, khả năng tự học, rèn luyện của sinh viên mà vẫn đảm bảo tính minh bạch,
công bằng của các kỳ thi. Bên cạnh đó, việc sinh viên ra trường không đúng thời hạn
vì ảnh hưởng của dịch bệnh cũng là một vấn đề cần nêu lên. “Trên 7 v¿n sinh viên
không thể ra trường đúng h¿n, Ánh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.=5
2.3. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để giÁi quyết vấn đề
Cốt lõi của vấn đề nằm ở chính sinh viên. Khác với bậc học phổ thông khi việc
học tập còn phụ thuộc nhiều vào sự nhắc nhở và giám sát của thầy cô và cha mẹ, đặc
thù của bậc học cao đẳng, đại học, học viện yêu cầu sinh viên cần có tính tự giác và
tự chủ cao. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu mà sinh viên tự mình đặt ra
trong học tập. Cùng với đó thì việc ra vào lớp học đúng giờ, điểm danh, nghỉ học có
xin phép, bật cam, tương tác với giảng viên, bạn bè trong lớp vẫn cần được duy trì
một cách đều đặn để sinh viên tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất. Đồng thời,
sinh viên cũng cần có kỹ năng chăm sóc bản thân trong thời kỳ dịch bệnh. Sinh viên
cần lập một thời gian biểu phù hợp, ăn uống đầy đủ và rèn luyện thể thao, để cho cơ
thể, đặc biệt là mắt nghỉ ngơi sau những giờ học trực tuyến kéo dài bằng cách ngủ đủ giấc.
Do hạn chế tương tác với thế giới bên ngoài, sinh viên hoàn toàn có thể chủ
động tham gia, tổ chức các câu lạc bộ, các dự án, các chương trình hoạt động tình
5 Mỹ Anh, (2021). Ành hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục chưa đo đếm được, Báo điện tử - Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đường dẫn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/anh-huong-lau-dai-cua-dich-benh-doi-voi-nganh-
giao-duc-chua-do-dem-duoc-596603.html, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022 9 about:blank 9/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
nguyện trực tuyến, đảm bảo an toàn cho bản thân, cùng với đó gặp gỡ, giao lưu kết
nối với nhiều bạn bè, hoặc tìm kiếm các công việc làm thêm online trong mùa dịch
như gia sư trực tuyến, bán các sản phẩm thiết kế qua mạng,... để chi trả các khoản
phí sinh hoạt hằng ngày, giúp đỡ tài chính cho gia đình, giải tỏa tâm lí áp lực, căng
thẳng khi phải ở nhà quá lâu.
Về phía giảng viên và nhà trường, bên cạnh việc duy trì, đảm bảo chất lượng
đào tạo như trước khi dịch bệnh diễn ra, cần có phương pháp đánh giá phù hợp với
sinh viên. Trong vấn đề về học tập, nhà trường nên có những sự quan tâm, hỗ trợ
không chỉ về mặt tài chính, vật chất mà còn cả về vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh
thần, như tổ chức giao lưu, chia sẻ các kỹ năng, đưa ra các bài khảo sát,… Việc bố
trí lịch học và giảng dạy trong thời kì dịch bệnh cũng cần chủ động, linh hoạt, tối ưu
hóa việc truyền tải kiến thức mà vẫn phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh
viên. Việc tích hợp các kiến thức thực tế trong thời kì này cũng hết sức quan trọng,
giúp sinh viên hình thành khả năng tư duy để giải quyết các vấn đề trong xã hội một cách hiệu quả.
III - K¾T LU¾N VÂN ĐÀ
1. K¿t lu¿n chung ơ
Khi nhìn nhận những ảnh hưởng và vấn đề của Covid-19 với việc học tập của
sinh viên trên quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển, vẫn còn rất nhiều những
tồn tại cần khắc phục và giải quyết, không chỉ từ phía sinh viên mà còn ở phía nhà
trường và ngành giáo dục nói chung. Việc nhìn nhận nội dung nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đưa ra giải pháp giúp đưa ra những nhận thức và hành
động cụ thể để các bên liên quan thực hiện, trở thành những kinh nghiệm để vận
dụng trong hiện tại và tương lai.
Nhận thức được sự quan trọng trong việc học tập của sinh viên, đề tài mà sinh
viên thực hiện nghiên cứu đã chỉ ra tính ứng dụng của học phần Triết học Mác –
Lênin đối với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất 10 about:blank 10/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
phức tạp như hiện nay. Qua đó để đề xuất các phương hướng để khắc phục những
vấn đề đã nêu ra, giúp duy trì và đóng góp cho sự phát triển của đất nước và xã hội.
2. Ki¿n nghß
Sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu có kiến nghị: trong tương lai, các trường
đại học, cao đẳng, học viện cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng như Chính phủ để đưa sinh viên quay trở lại học tập trực tiếp an toàn khi đã
kiểm soát được dịch bệnh, cần có sự ứng biến và thích ứng linh hoạt khi dịch bùng
phát trở lại, đồng thời hỗ trợ tốt nhất những khó khăn và khắc phục tối đa những trở
ngại mà sinh viên gặp phải trong học tập thời kì trong và sau đại dịch. Với sinh viên,
cần chuẩn bị thật tốt cho bản thân những kỹ năng cần thiết để duy trì và đạt được kết
quả như mục tiêu đã đề ra trong học tập, phát huy những điểm mạnh và hạn chế tối
đa những điểm yếu của việc học tập qua hình thức trực tuyến dưới tác động của đại dịch Covid-19. 11 about:blank 11/12 10:22 4/8/24
Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học
<Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển đối với việc học tập của
sinh viên hiện nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19=
TÀI LIÞU THAM KHÀO
Tài liệu trong nước
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Dương Văn Thịnh, (2011). Một số chuyên đề Triết học Mác – Lênin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
1. Peters, M. and Besley, T. (2020). Pandemic Education and Viral Politics, Routledge.
2. Sfetcu, N. (2021). COVID-19 Pandemic - Philosophical Approaches, Blurb, Incorporated.
Tài liệu trên mạng
1. Bích Hà, (2020). D¿y và học trực tuyến – cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò,
Báo Lao động. Đường dẫn:
https://laodong.vn/giao-duc/day-va-hoc-truc-tuyen--can-no-luc-cua-thay-y-thuc-
cua-tro-797704.ldo, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
2. Mỹ Anh, (2021). Ành hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục chưa
đo đếm được, Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường dẫn:
https://dangcongsan.vn/thoi-su/anh-huong-lau-dai-cua-dich-benh-doi-voi-nganh-
giao-duc-chua-do-dem-duoc-596603.html, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
3. Hall, R. (2021). UK university students wasted £1bn in a year on empty
accommodation, The Guardian. Đường dẫn:
https://www.theguardian.com/education/2021/feb/17/uk-university-students-empty-
accommodation, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022. 12 about:blank 12/12