Tiểu luận văn hoá học đại cương - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Tiểu luận văn hoá học đại cương - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Văn hóa học 44 tài liệu

Thông tin:
33 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận văn hoá học đại cương - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Tiểu luận văn hoá học đại cương - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

155 78 lượt tải Tải xuống
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA HỌC
----- -----




TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở TỈNH AN
GIANG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp: 23DVH - VHH17
Nhóm sinh viên thực hiện
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Nguyễn Thị Xuân D23VH091
Lê Tuyết Anh D23VH224
Đặng Thị Ngọc Thắm D23VH266
Trần Gia Huy D23VH230
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA HỌC
----- -----




TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở TỈNH AN
GIANG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp: 23DVH - VHH17
Nhóm sinh viên thực hiện
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Nguyễn Thị Xuân D23VH091
Lê Tuyết Anh D23VH224
Đặng Thị Ngọc Thắm D23VH266
Trần Gia Huy D23VH230
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
5. Bố cục nghiên cứu.............................................................................................4
II. NỘI DUNG.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................5
1. Khái niệm về văn hóa..................................................................................5
2. Khái niệm về lễ hội.....................................................................................6
3. Khái niệm về du lịch...................................................................................6
3.1 Tài nguyên du lịch...............................................................................6
3.2 Một số loại hình du lịch.......................................................................7
4. Thế nào là loại hình du lịch tâm linh?.........................................................7
CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở
TỈNH AN GIANG...............................................................................................9
1. Khái quát về môi trường sinh thành và bảo tồn lễ hội Bà Chúa Xứ núi
Sam, An Giang................................................................................................9
2. Đặc trưng văn hóa tâm linh di tích Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam -An Giang
......................................................................................................................11
3. Diễn trình lễ hội................................................................................... ....14
3.1 Phần lễ................................................................................................14
3.2 Phần hội..............................................................................................15
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở AN GIANG..........................................16
1. Thực trạng du lịch tâm linh ở An Giang....................................................16
2. Các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam..................................16
3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Bà
Chúa Xứ núi Sam................................................................................................18
III. KẾT LUẬN.................................................................................................20
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................21
V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................22
Một sô hình ảnh về miếu Bà Xứ núi Sam............................................................22
Hình ảnh về các nghi lễ ......................................................................................24
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học, trước tiên chúng em xin
cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, quý thầy khoa Văn hóa học trường Đại
học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần kỳ này. Đồng thời,
chúng em gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Nguyệt hiện đang công
tác tại trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minhngười trực tiếp giảng
dạy, đã dành thời gian nhiệt huyết giảng dạy hướng dẫn cho chúng em
những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
của mình.
Tiểu luận một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, trình độluận,
kỹ năng cũng như phương pháp nghiên cứu của sinh viên. Chúng em còn nhiều
thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô. Cuối cùng kính chúc
Qúy thầy dồi dào sức khỏe luôn nhiệt huyết trong suốt sự nghiệp cao quý.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2023
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa có thể coi là tài sản quý giá mà ông cha ta đã để lại cho con
cháu. Đó chính những tinh hoa đã được sàng lọc kỹ càng để góp phần tạo nên
những viên ngọc quý mang nét độc đáo, hấp dẫn một trong những nhân tố
làm nổi bật bản sắc riêng của dân tộc.
Trong số những tinh hoa được sàng lọc kỹ càng ấy, thì lễ hội dân gian
một yếu tố không thể thiếu nằm trong hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể.
Như vậy, thể coi lễ hội một bảo tàng phong phú về đời sống văn hóa tinh
thần của dân tộc. Lễ hội nơi thể hiện các giá trị văn hoa vật thể ( thông qua lối
kiến trúc, điêu khắc của các địa điểm diễn ra lễ hội, nghệ thuật hội họa,...) và các
giá trị văn hóa phi vật thể ( thông qua các nghi thức cúng tế, rước sắc, các hoạt
động lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán,..). vậy, nghiên cứu về lễ hội dân
gian góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa vật thể
phi vật thể của dân tộc.
Khi nghiên cứu vền hóa dân gian Nam Bộ, không thể không nhắc đến
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi SamChâu Đốc, An Giang. Bởi đây là một lễ hội
cùng lớn, đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân Nam
Bộ. Hàng năm, vào những ngày diễn ra lễ hội đã thu hút rất đông du khách thập
phương hội tụ về đây, khiến cho lễ hội không còn hẹp trong không gian địa
phương đã trở thành lễ hội chung của cả vùng đất Nam Bộ. Bởi sự hấp dẫn
không chỉ dừng lại quy hay phương thức tổ chức đây còn chứa đựng
những giá trị về mặt lịch sử của người Việt trên vùng đất phương Nam.
Chính những do ấy, nhóm chúng em chọn đề tài của tiểu luận Lễ
hội chúa xứ núi sam tỉnh An Giang vấn đề bảo tồn phát huy di sản văn
hóa”. Hy vọng những nghiên cứu của chúng em sẽ giúp phần nhỏ vào việc tổ
3
chức quản lý lễ hội, để lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang trở thành lễ hội
truyền thống tiêu biểu trong thời hiện đại này.
2. Mục đích nghiên cứu
Lễ hội vía Chúa xứ Núi Sam một lễ hội truyền thống của người Việt
chứa đựng những dấu ấn lịch sử. Đây lễ truyền thống được gìn giữ, thực hành
qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong
tiến trình giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế với người Hoa, Khmer, Chăm.
Lễ hội vía Bà Chúa xứ góp phần gắn kết những giá trị lịch sử của cha ông
ta trong quá trình khai mở vùng đất phía Nam. Tạo ra những giá trị văn hóa về sự
hài hòa trong mặt giao lưu văn hóa, vừa kế thừa được sự nghiệp văn hóa của
người cổ xưa, vừa tôn tạo, bồi đắp được nền văn hóa mang bản sắc Việt độc đáo.
Nhằm thực hiện được “mục tiêu kép”, vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa. Yêu cầu cấp thiết cần đặc ra dựa trên bốn trụ
cột: văn hóa - môi trường - xã hội - kinh tế. cần thống nhất quan điểm bảo tồn di
sản văn hóa đặc lên hàng đầu, không “hy sinh” di sản văn hóa để phát triển du
lịch, đặc biệt chống sự quá tải về lượng du khách, “tuổi thọ” điểm đến của khu du
lịch.
Giải quyết hài hòa mối liên hệ giữa lợi ích các bên tham gia hoạt động, phải
đề cao cộng đồng địa phương trong hưởng lợi, định hướng dân địa phương
vừa tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, vừa tham gia thực hiện kinh tế truyền
thống. y dựng các biện pháp trùng tu, tôn tạo di tích, bảo tồn di sản một cách
linh hoạt, hiệu quả. Đảm bảo nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch ( mang linh
hồn của văn hóa truyền thống , nhiều yếu tố đặc sắc, đặc thù cho từng tộc
người, từng vùng).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
4
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ
hội, các nghi thức cúng tế, các trò chơi dân gian, các giá trị về mặt kiến trúc, điêu
khắc của miếu Chúa Xứ. Ngoài ra còn đưa ra một số biện pháp giữ gìn
thúc tiến du lịch.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về lịch s hình thành của lễ hội Chúa Xứ trên nền tảng của
tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Nam Bộ. C thể tại thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp hệ thống: Sử dụng để tổng hợp liệu, tài liệu
phân tích một cách có hệ thống các hoạt động tâm linh phục vụ du lịch để biết rõ
thực trạng đề xuất những giải pháp phù hợp để duy trì, bảo tồn văn hóa tâm
linh
5. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, bố cục cua bài tiểu luận có 4 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề sở luận tìm hiểu thế nào loại hình du
lịch tâm linh.
Chương 2: Tổng quan về lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở An Giang.
Chương 3: Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa
Xứ núi Sam.
5
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về văn hóa
Ngay từ tấm bé, chúng ta đã được sống trong cái nôi của văn hóa. Từ những
câu chuyện kể, lời hát ru của mẹ, những bài học của cha... tất cả đều được
khắc tinh từ văn hóa. Chính cái nôi ấy đã nuôi dạy chúng ta lớn khôn theo từng
năm tháng. Văn hóa tồn tại từ những điều đơn giản giản dị hằng ngày
chúng ta vẫn hay thường bắt gặp như văn hóa m thực, văn hóa trang phục, văn
hóa tiêu dùng, văn hóa ứng xử... Gần gũi thế, nhưngmấy ai thể hiểu
định nghĩa được văn hóa gì. Chỉ được cấu tạo bởi hai từ nhưng “văn hóa” lại
biết bao nhiêu nghĩa, được dùng để chỉ những khái niệm nội hàm khác
nhau.
Ở phương Đông, từ văn hóa” xuất phát từ tiếng Hán, “văn” vẻ đẹp còn
“hóa” là biến đổi, biến hóa. Kết hợp chúng lại sẽ là “làm cho đẹp, trở nên đẹp đẽ.
Ở phương Tây, từ “văn hóa” xuất hiện vào khoảng TK III TCN, nó gắn với
sản xuất nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh được bắt nguồn từ từCultus”
nghĩa trồng trọt, vun trồng. Sau mở rộng thành “Cultus animi” mang ý
nghĩa về sự vun trồng trí tuệ, tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn con người.
Theo UNESCO đưa ra (2002), “văn hóa” tổng thể sống động các hoạt
động và sáng tạo trong quá khứ trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống thị hiếu
những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
6
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày
về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa”
Theo PGS.TS.Trần Ngọc Thêm: Văn hóa một hệ thống hữu các giá
trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo tích lũy trong quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
xã hội của mình”.
2. Khái niệm về lễ hội
Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
Lễ” hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con
người với thần linh, phản ánh những ước chính đáng của con người trước
cuộc sống bản thân họ chưa khả năng thức hiện. “Hội” sinh hoạt văn
hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Tóm lại
“lễ hội” là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng , tôn giáo.
3. Khái niệm về du lịch
Dưới giác độ tổng hợp, Michel Coltman đã đưa ra khái niệm như sau: Du
lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền
sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút lưu giữ khách du
lịch.
Điều 04 của Luật du lịch Việt Nam 2005, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau:
“Du lịch các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người nơi trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
3.1 Tài nguyên du lịch
7
Điều kiện địatự nhiên vô cùng thuận lợi, bề dày lịch sử văn hóa lâu đời
đã tạo hội cho Việt Nam phát triển du lịch phong phú, đa dạng. Có đường bờ
biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc
cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.
Bên cạnh đó còn hàng chục triệu di vật, cổ vật bảo vật quốc gia giá
trị đang được bảo quản trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bố mọi
miền đất nước. Các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề
thủ công thuyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục... của cộng đồng 54 dân tộc
anh em đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.
3.2 Một số loại hình du lịch
Du lịch không chỉ giới hạn tại một địa điểm cụ thể hay một hoạt động nhất
định nào đó. Với bối cảnhhội phát triển nhu cầu của xã hội khách hàng
ngày càng tăng thì ngành du lịch cũng không ngừng phát triển thay đổi nhiều
theo thời gian, chính vậy việc đa dạng các loại hình du lịch cùng cần
thiết.
Một số loại hình du lịch phổ biến Việt Nam: Du lịch sinh thái, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch thể thao và rất nhiều hình thức du lịch khác
nữa. Điều này cho thấy sự đa dạng, phong phú sáng tạo trong ngành du lịch
nhằm tạo ra một tầm nhìn mới mẻ cho xã hội loài người.
4. Thế nào là loại hình du lịch tâm linh?
Với bối cảnh hiện tại trong một thế giới cùng hiện đại, ngập tràn những
thú vui và giải trí, nhưng con người lại chọn khám phátrải nghiệm những địa
điểm có giá trị tâm linh để tìm kiếm sự yên bình, tìm hiểu những giá trị văn hóa,
tôn giáo.
“Du lịch tâm linh” trong tiếng Anh tên gọi Spiritual tourism”. Du
lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm
8
sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời
sống đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần khác.
Đến với địa điểm du lịch tâm linh, du khách thể ghé thăm các đền chùa,
nhà thờ hay những khu di tích lịch sử mang đậm đà bản sắc tâm linh. Ngoài ra du
khách còn được trải nghiệm khi thực mắt chứng kiến những cổ vật quý giá được
trưng bày nơi linh thiêng.
Du lịch tâm linh gắn liền với nhiều hoạt động du lịch đặc thù, gồm hai
dạng: , du lịch để hành hương đến các cơ sở thờ tự, các thánh địa tônThứ nhất
giáo thực nh các nghi thức, nghi lễ, tham gia lễ hội của các tôn giáo, Trên
thế giới, rất nhiều hoạt động nh hương tiêu biểu như: tín đồ Hồi giáo hành
hương về Thánh địa Mecca (bắt buộc đối với một tín đồ Hồi giáo); tín đồ Ấn Độ
giáo hành hương về các thánh địa tôn giáo của mình để làm lễ trước sông Hằng
linh thiêng,... Ngay Việt Nam, có thể kể ra rất nhiều chuyến hành hương tiêu
biểu như: hành hương về đền Hùng Phú Thọ, chùa Hương Nội, núi
Đen Tây Ninh, viếng miếu tham dự lễ hội Vía Chúa Xứ núi Sam An
Giang,... Những du khách của loại hình du lịch này còn tìm đến những địa điểm
núi non huyền bí, nhiều màu sắc tâm linh nhằm tìm kiếm những nơi thanh tịnh,
giúp họ thanh tu tạm thời để chiêm nghiệm lấy lại sự thăng bằng trong đời
sống. , du lịch tâm linh còn được biểu hiện thông qua việc du khách đếnThứ hai
tham quan tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Những biểu hiện
trong việc thực hành tôn giáo của một tôn giáo khác lạ cũng được xem những
giá trị văn hóa đặc sắc thể khơi dậy óc của con người. Sự hiểu biết về
tôn giáo giúp con người dễ dàng tìm hiểu về đời sống tinh thần cũng như vật chất
của tín đồ tôn giáo đó, qua đó giúp con người càng nhích lại gần nhau.
9
CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở
TỈNH AN GIANG
1. Khái quát về môi trường sinh thành bảo tồn lễ hội Chúa Xứ
núi Sam, An Giang.
1.1 Khái quát về thành phố Châu Đốc - An Giang
Châu Đốc thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, diện tích tự nhiên
105,23km², nằm ở phía Tây Nam tổ quốc. Phía bắc giáp huyện An Phú, phía Tây
Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp huyện Phú Tân thị Tân
Châu, phía nam giáp huyện Châu Phú. Châu Đốc vị trí khá đặc biệt nằm
trung tâm ngã ba sông. Chính thế Châu Đốc được xem cửa ngõ giao thương
quan trọng của tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Địa danh Châu Đốc được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1757, cùng với
thời điểm hai tướng của chúa Nguyễn Phúc Khoát Nguyễn Trinh
Trương Phước Du vào sắp đặt hành chính vùng đất này. Nhưng hiện nay vẫn
còn tồn tại hai ý kiến về địa danh ấy. Ý kiến thứ nhất giải thích “Châu Đốc” là từ
bắt nguồn từ tiếng Khmer, còn ý kiến thứ hai cho rằng địa danh “Châu Đốc”
được lấy từ họ của Châu Thị Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu. Nhưng cả hai cách
giải thích này vẫn chưa được ổn định.
Đất Châu Đốc khi những người Việt đầu tiên đặt chân tới đã những
người Khmer bản địa sinh sống rải rác các đồi ven biên giới. Trong TK
XVIII, trên toàn vùng Nam Bộ (bao gồm cả Châu Đốc) đã tiếp nhận hai đợt di
dân lớn của người Hoa. Vào cuối TK XIX, Nam Bộ lại tiếp tục diễn ra một đợt di
dân lớn của những người Chăm đi tránh chiến tranh. Một bộ phận lớn người
Chăm theo đạo Hồi đã tới Châu Đốc trong thời điểm này.
Như vậy, thể khẳng đinh rằng người Khmer dân sống lâu nhất tại
Châu Đốc, còn lại là người Việt, người Hoa, người Chăm đều là những tộc người
10
đến định cư sau này. vậy Châu Đốc thể nhận thấy sự giao luu, tiếp xúc
văn hóa giữa các tộc người diễn ra rất phổ biến. Các tộc người đều những
dân mới tới nên đã tiếp nhận những kinh nghiệp sống của nhau để cùng phát
triển. Sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người là một trong những yếu tố
văn hóa đặc thù của Châu Đốc cũng như của cả vùng Nam Bộ.
1.2 Khái quát về vùng núi Sam
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn ngọn núi duy
nhất của thành phố Châu Đốc, trước kia tọa lạc tại Vĩnh Tế, nay phường
Núi Sam, cao 230 mét, chu vi 5km. Ngọn núi này nổi tiếng cả vùng Nam Bộ
không những có miếu Chúa Xứ, còn một dáng hình rất nên thơ.
Ngày nay, núi Sam được chia làm ba ngọn: Ngọn Đầu Bờ nằm phía Đông,
ngọn ở giữa cao nhất vẫn thường được gọi là đỉnh núi Sam, ngọn Đá Chẹt nằm
phía Tây.
Chúa Xứ núi Sam luôn được tôn thờ như một vị mẫu sức mạnh siêu
nhiên, thể hóa giải hết mọi khúc mắc trong cuộc sống. Sự linh thiêng của
Chúa Xứ núi Sam đã được truyền tụng trong dân gian từ rất lâu, thế núi Sam
càng trở nên nổi tiếng với cách ngọn núi linh thiêng, nơi Chúa Xứ đã
từng ngự. Ngoài ra còn rất nhiều truyền thuyết và các câu chuyện dân gian ra
đời tại vùng đất này. vậy hàng năm cứ vào 4 tháng đầu năm, hàng nghìn
người khắp vùng Nam Bộ lại lượt đổ về núi Sam để dự lễ hội Chúa Xứ
tham quan các danh thắng nổi tiếng đây, tạo nên một không khí hội náo
nhiệt hiếm thấy ở nơi khác.
1.3 Các địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng ở An Giang
An Giang một trong những vùng đất linh thiêng của nước ta, trải
qua nhiều sự kiện trong lịch sử các nền văn hóa cổ đại của những tộc người
trước đó. Một vùng đất nổi tiếng bởi những lời đồn thổi những câu chuyện
tâm linh chưa sự giải thích ràng, các công trình kiến trúc cổ xưa
được người dân nơi đây tôn thờ được truyền miệng qua bao thế hệ. Điều đặc
11
biệt các điệu múa dân gian những nghi thức truyền thống lâu đời được
bảo tồn giữ gìn đến tận ngày nay. Ngày nay, với những tiềm ng lợi thế sẵn
như vùng núi rừng Thất Sơn, mạng lưới sông chằng chịt, du lịch An Giang
ngày càng được phát triển. Thêm vào đó, nhờ vào công nghệ thông tin phát triển
mạnh trên toàn thế giới để thúc đẩy tuyên truyền quảng hình ảnh du lịch trên
các phương tiện thông tin thu hút du khách khắp nơi đến tham quan hành
hương. Một số địa danh tâm linh nổi tiếng mà du khách thường hay lui tới như :
- Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (thành phố Châu Đốc)
- Núi Cấm (huyện Tịnh Biên)
- Vùng Thất Sơn (huyện Tri Tôn,Tịnh Biên)
- Chùa Hang (Xã Vĩnh Tế, Châu Đốc)
- Chùa Huỳnh Đạo (phường núi Sam, Châu Đốc)
2. Đặc trưng văn hóa tâm linh di tích Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang
2.1 Nguồn gốc, lịch sử ra đời miếu và lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Chúa Xứ tọa lạc tại chân núi Sam, thuộc phường núi Sam, TP
Châu Đốc, tỉnh An Giang. Các tài liệu viết về lịch sử ra đời của miếu Chúa
Xứ núi Sam cùng một nhận định miếu ra đời sớm nhất vào khoảng năm
1820-1825. Mốc thời gian đó có thể coi là hợp lí bởi trùng với thời gian phát hiện
ra pho tượng Bà. lẽ khi phát hiện ra pho tượng, người dân đây đã lập ngôi
miếu để thờ Bà Chúa Xứ.
Trong dân gian còn lưu truyền những truyền thuyết về Bà Chúa Xứ trong đó
chi tiết, dân làng Vĩnh Tế lên đỉnh núi Sam đem tượng xuống núi, khi tới
triền núi, pho tượng bỗng nhiên nặng trì ra không thể nào khiêng đi được
nữa. Người ta cho rằng Bà muốn được thờ phụng ở vị trí đó nên người dân đã lập
miếu thờ tại vị trí Bà Chúa chọn.
2.2 Đặc điểm kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Chúa Xứ một điểm đến nổi tiếng quy tụ nhiều du khách ghé
thăm bởi sự linh thiêng tâm linh, bên cạnh đó thì một phần thu hút khách du
lịch chính lối kiến trúc của chùa. Thời đầu, mốc thời gian diễn ra nhiều sự
12
kiện khốc liệt và đời sống thiếu thốn ngôi chùa được làm đơn sơ chủ yếu bằng lá,
tre, nứa nằm tựa lưng núi chính diện trải dài những cánh đồng. Khoảng năm
1870, ngôi chùa được xây dựng lại bằng gạch thêm phần vững chãi kiên cố
hơn so với trước.
Đến năm 1962, kiến trúc ngôi chùa được cải tạo hoàn toàn bởi đá ghép
phần mái trước kia được thay thành mái âm dương. Qua một thời gian đến năm
1965, quán trọ được mở rộng cho khách xây dựng thêm sân vườn vào chánh
điện chùa mang lai bầu không khí mát mẻ và rộng rãi.
Năm 1972 ngôi chùa lại một lần nữa được tái thiết kế cho đến m 1976
mới hoàn thành mang một dáng vẻ mới cho đến ngày nay, phải mất một thời gian
dài như thế chúng ta mới thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp lối kiến trúc độc
đáo theo kiểu chữ quốc” kết hợp những nét hoa văn tinh xảo như tháp hình
bông sen nở, mái ba tầng, góc mái vút cao như mũi thuyền,…được hai nhà kiến
trúc sư tài năng Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tạo nên.
thể nói kiến trúc bây giờ đậm nét nghệ thuật Ấn Độ trong các hoa văn
của ngôi chánh điện cổ kính. Bên trên những bức tượng thần xinh đẹp đang dang
tay, các cánh cửa đều được trạm trổ điêu khắc với những đường nét trang trí
đẹp mắt nhiều sự tương phản, những lớp sơn đây cũng cùng rực rỡ
đẹp mắt. Đặc biệt bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột clâu đời hầu
như vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tính đến năm 2009, Miếu Chúa
Xứ trên núi Sam là ngôi Miếu lớn nhất Việt Nam.
2.3 Một số đặc điểm pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
Pho tượng Chúa Xứ núi Sam một trong những đề tài vẫn còn nhiều
tranh cãi chưa thể đưa ta một kết luận nào mang tính thuyết phục. Nội dung
các truyền thuyết về Bà Chúa Xứ núi Sam dù khác nhau về một số chi tiết nhưng
các câu chuyện điểm giống nhau khi cho rằng pho tượng Chúa Xứ trước
kia được đặt tại đỉnh núi Sam, sau được dân làng Vĩnh Tế đưa xuống núi
lập miếu thờ phụng. Hiện nay trên đỉnh núi Sam vẫn còn tồn tại một bệ đá cùng
13
loại với chất liệu chế tác pho tượng Bà, vì thế có cơ sở để tin rằng pho tượng này
trước đã từng ngự tại núi Sam.
Tượng cao 1,25m được đúc liền với một phiến đá dày khoảng 10cm cùng
loại. Tượng được tạc theo phong cách rất lạ, thế ngồi thoải mái với chân
trái xếp bằng tròn, bàn chân trái được đặt nằm giáp với bàn chân phải. Chân phải
co lên, chống thẳng xuống mặt phiến đá. Tay trái chống nẹ, tay phải buông xuôi
chống xuống bệ đá phía sau đùi trái. Bàn tay phải xòe, để vắt trên đầu gối phải.
Tóc của pho tượng uốn thành từng búp, xoăn thả về phía sau. Trên đầu vành
đai giống một vương miện với những hoa văn hình móc câu, ở phía trước trán, có
hoa văn hình ngọn lửa tỏa ra xung quanh một hình trong giống hình mặt trời.
2.4 Đặc điểm lễ hội
2.4.1 Địa điểm và thời gian tổ chức
- Địa điểm tổ chức
Lễ hội được diễn ra thường niên tại thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang
vùng đất Tây Nam Bộ. Mỗi khi tổ chức lễ hội thường sự tham gia đông đảo
các tín đồ Phật tử đến để ghé thăm cúng bái, cùng sự góp mặt của những
người dân, cộng đồng. Bởi sự linh thiêng nơi đây đã thu hút nhiều người ghé
thăm đến để cầu may mắn, sức khỏe, tiền tài, bình an đều được bà Chúa phù hộ
rất linh nghiệm.
- Thời gian tổ chức
Lễ hội vía Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27/4 âm lịch hằng
năm. Xưa kia vốn là lễ hội truyền thống của dân làng Vĩnh Tế do cộng đồng nơi
đây trực tiếp tổ chức, lễ hội Chúa Xứ chỉ diễn ra hơn một ngày chỉ thực
hiện một số nghi thức đơn giản bởi sự thiếu hụt về tiền của. Sau năm 2001, Lễ
hội Bà Chúa Xứ được chọn làm lễ hội cấp quốc gia thì lễ hội được chú trọng hơn
bắt đầu từ việc mở rộng quy kéo dài thời gian diễn ra lễ hội dài một tuần.
Những nghi thức được xây dựng bài bản cùng với sự phát triển của những tiết
14
mục dân gian rất công phu. Lễ hội không chỉ diễn ra trong phạm vi Vĩnh Tế
đã lan rộng đến khu vực núi Sam nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan hành
hương ngàng càng đông của du khách đến du lịch nơi đây. Lễ hội diễn ra
hằng năm như thế điều này cho thấy rõ lễ hội Chúa Xứ núi Sam được người
dân nơi đây tôn thờ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của
họ.
3. Diễn trình lễ hội
3.1 Phần lễ
Hoạt động này diễn ra với 5 hình thức chính là: Lễ tắm , Lễ thỉnh sắc
Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế
Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói
là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà.
Nước tắm tượng nước thơm, bộ y phục của được cắt nhỏ ra phân phát
cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và
trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự
do lễ bái.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: Lễ này được tiến hành vào lúc 15
giờ ngày 24. Các lão trong làng Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề
sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu làm lễ Thỉnh Sắc rướci
vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệtbài vị Hội
đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản
trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã
từ lâu đ tỏ lòng biết ơn ông người công khai phá vùng đất hoang vu
này.
Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 00 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các lão
trong làng Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên
trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng
sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết ít lông heo gọi chung “mao
huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối.
15
Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một
ít giấy vàng bạc
Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết Lễ xây chầu. Ông chánh bái sẽ bước tời bàn
thờ đặt giữa ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái
bàn thờ một nước một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm
nhành dương nhúng vào nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những
lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt nước, cành dương trở lại
bàn thờ, ông đánh ba hồi trống xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bộ
nổi chiêng trống rộ lên chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây
thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng
Nữ Vương v.v
Lễ Chánh tế : Diễn ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 04 âm lịch. Nghi thức
cũng bái cũng giống với nghi lễ Túc Yết, nhưng thêm một phần nữa phần
nghi thức ban rượu, thịt cho chánh tế.
3.2 Phần hội
Năm 2001, sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận Lễ
hội cấp Quốc gia thì hoạt động tín ngưỡng nơi đây diễn ra mạnh mẽ và ngày càng
được đầu tổ chức sôi nổi hơn. Ngoài phần lễ truyền thống thì phần hội cũng
được tổ chức xen kẽ với nhiều chương trình mang đậm nét văn hóa của 4 vùng
văn hóa Kinh, Chăm, Hoa Khmer như tuần lễ văn hóa, các loại trò chơi dân
gian, thể thao và trình diễn những màn văn nghệ dân tộc,...
Những trò chơi dân gian quen thuộc gắn liền tuổi thơ của biết bao nhiêu
người được tổ chức tại đây cùng hấp dẫn như trò chơi kéo co, thả diều nghệ
thuật, trò chơi vận động liên hoàn, cờ tướng, cờ người, chọi gà,…Các hoạt động
văn hóa nghệ thuật cũng không kém cạnh như biểu diễn múa mâm thao, múa lân
rồng, múa bóng rỗi múa đĩa chén,…những màn biểu diễn này cần một sự
khéo léo của các nghệ nhân.
16
Với vàn những hoạt động thú vị đó hằng năm Lễ hội Chúa Xứ
thu hút đông đảo mọi người từ các tộc người và những vùng miền khác nhau đến
để tham gia lễ hội, dâng hương.
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở AN GIANG
1. Thực trạng du lịch tâm linh ở An Giang
Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch , An Giang đã đề ra mục tiêu
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đầu tàu kéo nền kinh tế của
tỉnh phát triển trong tương lai. Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của
Tỉnh, ngành du lịch An Giang đã những bước tiến vững chắc đạt được
nhiều thành tựu quan trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trong các điểm du lịch An Giang, khu du lịch Núi Sam - Châu Đốc, Núi
Cấm - Tịnh Biên, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư… là nơi có lượng khách
du lịch lớn nhất xu hướng tăng mạnh. Ngoài ra, còn phải kể đến một số
điểm du lịch khác như: Khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, làng dệt thổ cẩm
Châu Giang, khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng…
An Giang được đánh giá tỉnh tiềm năng về du lịch, song hiện tại
ngành du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, sở vật chất hạ tầng các khu, điểm du
lịch chưa đựơc đầu tư, quy hoạch đúng mức và chưa xây dựng được các loại hình
du lịch hấp dẫn. Tốc độ phát triển chưa thật tương xứng với tiềm năng tài nguyên
du lịch sẵn có của địa phương.
2. Các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam.
2.1. Các giá trị văn hóa vật thể của lễ hội Bà Chúa núi Sam
Giá trị về mặt kiến trúc : Xét về tổng thể, ngôi chùa được thiết kế với lối
kiến trúc đồ sộ khá lạ mắt sự pha trộn với nhiều phong cách kiếm trúc khác
trong đó sự ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây với các vật liệu xây dựng
bằng gạch ngói, cốt thép, xi măng, Miếu được thiết kế cao rộng xây dựng theo
lối chữ “quốc” hình khối tháp, tượng đặt trên cao trong chánh điện tạo một
17
không gian thiêng liêng. Nhìn về mặt kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ có những điểm
khá lạ so với các ngôi miếu thờ Chúa Xứ nói riêng miếu Việt Nam nói
chung. Sự kết hợp lối kiến trúc và cách bài trí trong chánh điện thờ hội đồng, thờ
Cậu ở miếu Bà thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hóa các tộc người ở Nam Bộ, đó là
thành quả của quá trình người Việt chung sống với các tộc người khác, tiếp thu
những giá trị văn hóa tốt đẹp của họ để làm giàu thêm vốn văn hóa của mình trên
một vùng dất mới.
Giá trvề mặt điêu khắc : Cách trang trí tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam thể
hiện sự giao lưu văn hóa đây. Những típ trang trí như cỏ, hoa, lá, chim
rất quen thuộc với người Việt được thể hiện khá nhiều. Trong nghệ thuật điêu
khắc có các mô típ điêu khắc quen thuộc của người Chăm, Khmer nhưtíp Tứ
Linh, Bát Tiên,…những vị tthần khỏe mạnh chống các đầu kèo bê tông thể hiện
cảm giác mềm mại , thẩm mỹ. Ngh thuật Ấn-Hồi với những nét hoa văn dập
khuôn được trang trí tại chánh điện. Qua sự quan sát kiến trúc, điêu khắc sự tiếp
xúc, giao lưu văn hóa chính một trong những nét văn hóa riêng, độc đáo tại
Nam Bộ. Ngoài ra, tại chánh điện tập trung nhiều hoành phi, câu đối với nội dung
ca ngợi công ơn của Xứ. Không những thế các câu đố, hoành phi còn tập
trung ca ngợi sự linh thiêng, quyền uy của Chúa Xứ. Qua đó thể thấy sự
sùng kính của người dân đối với Bà, một vị thần chở che, bảo vệ người dân trong
vùng.
2.2. Các giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
-Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội cầu an của dân làng Vĩnh Tế.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ thể hiện tín ngưỡng thờ thần hoàng của người Việt.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ thể hiện tinh thần luôn nhớ tới cội nguồn dân tộc.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam thờ hiện tín ngưỡng phồn thực.
Như vậy thể thấy rằng lễ hội Chúa Xứ núi Sam nằm trong hệ
thống tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần nhưng do điều kiện - hội thêm vào đó
18
sự sáng tạo độc đáo của người Việt đã tạo nên một lễ hội đạo đáo, mang màu sắc
văn hóa riêng của người Việt trên đất Nam Bộ.
Lễ hội Chúa Xứ núi Sam một bảo tàng sống động về các giá trị văn
hóa người Việt, ngoài ra còn hội tụ các giá trị văn hóa tốt đẹp của các tộc người
đã và đang sinh sống tại Nam Bộ. Chính thế, việc nguyên cứu lễ hội Chúa
Xứ núi Sam đặc biệt là tìm hiểu các giá trị văn hóa lắng đọng trong lễ hội sẽ giúp
ích rất nhiều cho việc nguyên cứu về văn hóa, tộc người tại Nam Bộ nói chung và
về văn hóa của người Việt trên đất Nam Bộ nói riêng.
3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Bà
Chúa Xứ núi Sam.
Để hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành cho phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - hội của tỉnh- huyện. Đồng thờiy dựng các chiến
lược khai thác về giá trị tâm linh phục vụ du lịch địa phương, trên tinh thần
mục đích không hy sinh” giá trị văn hóa để phục vụ du lịch. Đầu toàn diện
về (nhân lực – vật lực) xây dựng cơ sở hạ tầng – cơ sở kỹ thuật: hệ thống an ninh,
giao thông, phương tiện vận chuyển, hệ thống bưu chính viễn thông, điện,
nước,....
Đặc biệt đầu vào sửa chữa các xở hạ tầng, tu sửa các khu bảo tồn
trong ngoài miếu. Các hoạt động vui chơi, giải trí, trong sau lễ hội, ẩm
thực, ... phải đảm bảo nhu cầu thị hiếu của khách du lịch, nhầm hướng tới sự phát
triển bền vững. Nâng cao bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của bộ phận quản lý,
giáo dục ý thức cho người dân địa phương, cộng động về việc tự ý thức duy trì
những giá trị truyền thống tâm linh. Không thay đổi cấu trúc, không gian miếu
khi xây dựng tu bổ các công trình phúc lợi, dịch vụ cộng đồng, lưu trú, cần
chú trọng vào các loại hình nông thôn gắn với hiện đại, phù hợp với phong tục
tập quán địa phương. Ngoài những dịp tổ chức lễ hội hằng năm như 23/4 đến
27/4 âm lịch, thì địa địa phương cần tổ chức các hoạt động trong năm nhằm khai
thác hiệu quả hơn giá trị truyền thống tâm.
19
Về phát triển bền vững, để phát huy tối đa các truyền thống văn hóa, giá
trị tâm linh ở cả nước nói chung và miếu Bà Chúa Xứ nói riêng, cần có sự nghiên
cứu sâu rộng về các nhu cầu của du khách, đem đến những sản phẩm, trải nghiệm
độc đáo hơn. Xây dựng thể chế cùng các quy định pháp lí, ng cường kiểm tra,
soát, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống. biện pháp ngăn chặn
kịp thời các hoạt động “biến tướng”, tín dị đoan, tổ chức cờ bạc trá hình,
thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, sử dụng các nguồn chính sách sai mục
đích, không đúng chức năng, không đúng mục đích,....
Lễ hội Vía Bà núi Sam đã từng bước được hoàn thiện về mặt tổ chức, cùng
với đó là sự kết hợp của các nhân vật, sự kiện lịch sử vào trong kịch bản lễ hội đã
làm cho lễ hội ngày càng lớn mạnh, xứng đáng với tầm vóc một lễ hội cấp Quốc
gia.
20
III. KẾT LUẬN
Lễ hội vía Chúa Xứ núi Sam lễ hội lớn tiêu biểu cho tín
ngưỡng thờ mẫu - nữ thần của người Việt tại Nam Bộ. Xưa kia lễ hội này
thực chất còn một lễ hội cầu mùa của người dân Vĩnh Tế, ngày nay
nhiều người lại quan niệm đây là một lễ hội cầu tài, cầu lộc. Vì vậy, nếu chỉ
nhìn nhận lễ hội Vía Chúa Xứ núi Sam trên một khía cạnh nào đó thì
chưa thể nhận thức hết các giá trị văn hóa đan xen trong lễ hội này.
Nghiên cứu lễ hội Chúa Xứ núi Sam ý nghĩa lớn trong việc tìm
hiểu đặc trưng văn hóa của người Nam Bộ, cũng như về quá trình giao lưu,
tiếp xúc văn hóa giữa người Việt với các tộc người khác cùng sinh sống
đây. Trong những năm qua, vấn đề tổ chức lễ hội Chúa Xứ núi Sam đã
được ban tổ chức đặc biệt quan tâm. Các nhân vật, sự kiện văn hóa của địa
phương đã được gắn kết vào lễ hội trong một kịch bản hoàn chỉnh. Những
hủ tục đã bị loại bỏ, những giá trị văn hóa được tôn vinh mục tiêu
chính trong công tác tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, dể lễ hội Chúa Xứ phát
huy được vai trò nền tảng trong đời sống văn hóa tinh thần của người
dân Nam Bộ thì vẫn còn một số vấn đề cần phải quan tâm.
Chính vậy, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của lễ hội Vía
Chúa Xứ núi Sam một việc làm cấp thiết, môt mặt nhằm xóa bỏ những
nhận thức sai lầm của đại bộ phận khách hành hương khi tham gia lễ hội,
mặt khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Để bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ, điều trước tiên cần
làm phải thay đổi nhạn thức của cộng đồng về tín ngưỡng lễ hội
Chúa Xứ núi Sam. Khi những người tham dự lễ hội nhận thức đúng về
bản chất của lễ hội và có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của
21
lễ hội thì chắc chắn lễ hội Vía Chúa Xứ núi Sam sẽ được bảo tồn, phát
huy một cách hiệu quả, bền vững nhất.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) https://dulichnuisam.vn/so-luoc-ve-nui-sam/#:~:text=N%C3%BAi%20Sam
%20l%C3%A0%20ng%E1%BB%8Dn%20n%C3%BAi%20duy%20nh
%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%A7a,c%E1%BA%A3nh
%20%C4%91%E1%BA%B9p%20gi%E1%BB%AFa%20v%C3%B9ng
%20%C4%91%E1%BB%93ng%20b%E1%BA%B1ng%20tr
%C3%B9%20ph%C3%BA. ( Ngày truy cập 19/12/2023)
2) https://quankhoasu3nambo.blogspot.com/2013/10/gop-phan-giai-nghia-ia-
danh-chau-oc.html ( Ngày truy cập 22/12/2023)
3) https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_mi
%E1%BA%BFu_B%C3%A0_Ch%C3%BAa_X%E1%BB%A9 ( Ngày truy
cập 19/12/2023)
4) http://thuvien.nctu.edu.vn:8080/digital/bitstream/123456789/474/1/Giai
%20phap%20phat%20trien%20du%20lich%20tam%20linh%20tai%20An
%20Giang.pdf ( Ngày truy cập 20/12/2023)
5) https://tailieu.vn/docview/tailieu/2016/20160812/maiyeumaiyeu05/
tvefile_2015_03_17_3187073354_3797.pdf ( Ngày truy cập 22/12/2023)
6) ĐÀO, Hồ Thị; BÌNH, Nguyễn Quốc. Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ
Chúa Xứ Núi Sam trong phát triển du lịch tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học
Đại học Đồng Tháp, 2021, 10.2: 37-46.
7) Ngô Đức Thịnh ( Chủ biên) (2002), Nxb Văn hóaĐạo mẫu Việt Nam,
thông tin Hà Nội
8) Châu Bích Thủy (2000), , Nxb Mũi Mau,mật về Chúa Xứ núi Sam
An Giang
9) Mai Văn Tạo (2003), , Hội Văn nghệ Lễ hội Vía Chúa Xứ núi Sam
Châu Đốc, An Giang
22
10) Tường Vân (1992), Hội vănNhững ngày lễ hội miếu Chúa Xứ núi Sam,
nghệ Châu Đốc, An Giang.
11) Trịnh Hửu Hoài (2002), , Hội Văn nghệ Châu Đốc, An GiangMùa hội Vía
12) Nguyễn Đăng Duy (1997), , Nxb Hà Nội Văn hóa tâm linh Nam Bộ
V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Nguồn sưu tầm Internet
MỘT SÔ HÌNH ẢNH VỀ MIẾU BÀ XỨ NÚI SAM
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
23
Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
Bệ đá đặt tượng Bà trên núi Sam
24
Cổng của Miếu Bà được thiết kế tỉ mỉ
Toàn cảnh kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ
HÌNH ẢNH VỀ CÁC NGHI LỄ
25
Chuẩn bị dâng hoa lên bà Chúa Xứ trong nghi lễ Tắm Bà
Rước kiệu trong lễ Phục hiện rước Bà xuống núi
26
Nghi thức thỉnh Bà Núi Sam nhập miếu
Nghi thức dâng hương trong lễ Túc Yết
27
Nghi thức hoán tẩy trong lễ Túc Yết
Nghi thức cúng tế trong lễ Xây Chầu
28
Lễ vật dâng cũng trong nghi lễ Túc Yết, Xây Chầu
Lễ Chánh tế
| 1/33

Preview text:

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HÓA HỌC ----- ----- 
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở TỈNH AN
GIANG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nguyệt Lớp: 23DVH - VHH17
Nhóm sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Xuân D23VH091 Lê Tuyết Anh D23VH224 Đặng Thị Ngọc Thắm D23VH266 Trần Gia Huy D23VH230
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HÓA HỌC ----- ----- 
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở TỈNH AN
GIANG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nguyệt Lớp: 23DVH - VHH17
Nhóm sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Xuân D23VH091 Lê Tuyết Anh D23VH224 Đặng Thị Ngọc Thắm D23VH266 Trần Gia Huy D23VH230
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
5. Bố cục nghiên cứu.............................................................................................4
II. NỘI DUNG.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................5
1. Khái niệm về văn hóa..................................................................................5
2. Khái niệm về lễ hội.....................................................................................6
3. Khái niệm về du lịch...................................................................................6
3.1 Tài nguyên du lịch...............................................................................6
3.2 Một số loại hình du lịch.......................................................................7
4. Thế nào là loại hình du lịch tâm linh?.........................................................7
CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở
TỈNH AN GIANG...............................................................................................9
1. Khái quát về môi trường sinh thành và bảo tồn lễ hội Bà Chúa Xứ núi
Sam, An Giang................................................................................................9
2. Đặc trưng văn hóa tâm linh di tích Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam -An Giang
......................................................................................................................11
3. Diễn trình lễ hội................................................................................... ....14
3.1 Phần lễ................................................................................................14
3.2 Phần hội..............................................................................................15
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở AN GIANG..........................................16
1. Thực trạng du lịch tâm linh ở An Giang....................................................16
2. Các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam..................................16
3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Bà
Chúa Xứ núi Sam................................................................................................18
III. KẾT LUẬN.................................................................................................20
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................21
V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................22
Một sô hình ảnh về miếu Bà Xứ núi Sam............................................................22
Hình ảnh về các nghi lễ ......................................................................................24 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học, trước tiên chúng em xin
cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, quý thầy cô khoa Văn hóa học trường Đại
học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần kỳ này. Đồng thời,
chúng em gửi lời tri ân sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Nguyệt hiện đang công
tác tại trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là người trực tiếp giảng
dạy, đã dành thời gian và nhiệt huyết giảng dạy và hướng dẫn cho chúng em
những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình.
Tiểu luận là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, trình độ lý luận,
kỹ năng cũng như phương pháp nghiên cứu của sinh viên. Chúng em còn nhiều
thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô. Cuối cùng kính chúc
Qúy thầy cô dồi dào sức khỏe và luôn nhiệt huyết trong suốt sự nghiệp cao quý. Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2023 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa có thể coi là tài sản quý giá mà ông cha ta đã để lại cho con
cháu. Đó chính là những tinh hoa đã được sàng lọc kỹ càng để góp phần tạo nên
những viên ngọc quý mang nét độc đáo, hấp dẫn và là một trong những nhân tố
làm nổi bật bản sắc riêng của dân tộc.
Trong số những tinh hoa được sàng lọc kỹ càng ấy, thì lễ hội dân gian là
một yếu tố không thể thiếu và nằm trong hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể.
Như vậy, có thể coi lễ hội là một bảo tàng phong phú về đời sống văn hóa tinh
thần của dân tộc. Lễ hội là nơi thể hiện các giá trị văn hoa vật thể ( thông qua lối
kiến trúc, điêu khắc của các địa điểm diễn ra lễ hội, nghệ thuật hội họa,...) và các
giá trị văn hóa phi vật thể ( thông qua các nghi thức cúng tế, rước sắc, các hoạt
động lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán,..). Vì vậy, nghiên cứu về lễ hội dân
gian góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể của dân tộc.
Khi nghiên cứu về văn hóa dân gian ở Nam Bộ, không thể không nhắc đến
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang. Bởi đây là một lễ hội vô
cùng lớn, đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân Nam
Bộ. Hàng năm, vào những ngày diễn ra lễ hội đã thu hút rất đông du khách thập
phương hội tụ về đây, khiến cho lễ hội không còn bó hẹp trong không gian địa
phương mà đã trở thành lễ hội chung của cả vùng đất Nam Bộ. Bởi sự hấp dẫn
không chỉ dừng lại ở quy mô hay phương thức tổ chức mà đây còn chứa đựng
những giá trị về mặt lịch sử của người Việt trên vùng đất phương Nam.
Chính vì những lý do ấy, nhóm chúng em chọn đề tài của tiểu luận là “ Lễ
hội bà chúa xứ núi sam ở tỉnh An Giang và vấn đề bảo tồn phát huy di sản văn
hóa”. Hy vọng những nghiên cứu của chúng em sẽ giúp phần nhỏ vào việc tổ 2
chức quản lý lễ hội, để lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang trở thành lễ hội
truyền thống tiêu biểu trong thời hiện đại này.
2. Mục đích nghiên cứu
Lễ hội vía Bà Chúa xứ Núi Sam là một lễ hội truyền thống của người Việt
chứa đựng những dấu ấn lịch sử. Đây là lễ truyền thống được gìn giữ, thực hành
qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong
tiến trình giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế với người Hoa, Khmer, Chăm.
Lễ hội vía Bà Chúa xứ góp phần gắn kết những giá trị lịch sử của cha ông
ta trong quá trình khai mở vùng đất phía Nam. Tạo ra những giá trị văn hóa về sự
hài hòa trong mặt giao lưu văn hóa, vừa kế thừa được sự nghiệp văn hóa của
người cổ xưa, vừa tôn tạo, bồi đắp được nền văn hóa mang bản sắc Việt độc đáo.
Nhằm thực hiện được “mục tiêu kép”, vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa. Yêu cầu cấp thiết cần đặc ra là dựa trên bốn trụ
cột: văn hóa - môi trường - xã hội - kinh tế. cần thống nhất quan điểm bảo tồn di
sản văn hóa đặc lên hàng đầu, không “hy sinh” di sản văn hóa để phát triển du
lịch, đặc biệt chống sự quá tải về lượng du khách, “tuổi thọ” điểm đến của khu du lịch.
Giải quyết hài hòa mối liên hệ giữa lợi ích các bên tham gia hoạt động, phải
đề cao cộng đồng địa phương trong hưởng lợi, định hướng cư dân địa phương
vừa tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, vừa tham gia thực hiện kinh tế truyền
thống. xây dựng các biện pháp trùng tu, tôn tạo di tích, bảo tồn di sản một cách
linh hoạt, hiệu quả. Đảm bảo nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch ( mang linh
hồn của văn hóa truyền thống , có nhiều yếu tố đặc sắc, đặc thù cho từng tộc người, từng vùng).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ
hội, các nghi thức cúng tế, các trò chơi dân gian, các giá trị về mặt kiến trúc, điêu
khắc của miếu Bà Chúa Xứ. Ngoài ra còn đưa ra một số biện pháp giữ gìn và thúc tiến du lịch.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về lịch sử hình thành của lễ hội Bà Chúa Xứ trên nền tảng của
tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Nam Bộ. Cụ thể là tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp – hệ thống: Sử dụng để tổng hợp tư liệu, tài liệu và
phân tích một cách có hệ thống các hoạt động tâm linh phục vụ du lịch để biết rõ
thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp để duy trì, bảo tồn văn hóa tâm linh
5. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, bố cục cua bài tiểu luận có 4 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận và tìm hiểu thế nào là loại hình du lịch tâm linh.
Chương 2: Tổng quan về lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở An Giang.
Chương 3: Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam. 4 II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về văn hóa
Ngay từ tấm bé, chúng ta đã được sống trong cái nôi của văn hóa. Từ những
câu chuyện bà kể, lời hát ru của mẹ, những bài học của cha... tất cả đều được
khắc tinh từ văn hóa. Chính cái nôi ấy đã nuôi dạy chúng ta lớn khôn theo từng
năm tháng. Văn hóa tồn tại từ những điều đơn giản và giản dị mà hằng ngày
chúng ta vẫn hay thường bắt gặp như văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn
hóa tiêu dùng, văn hóa ứng xử... Gần gũi là thế, nhưng có mấy ai có thể hiểu và
định nghĩa được văn hóa là gì. Chỉ được cấu tạo bởi hai từ nhưng “văn hóa” lại
có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm nội hàm khác nhau.
Ở phương Đông, từ “ văn hóa” xuất phát từ tiếng Hán, “văn” là vẻ đẹp còn
“hóa” là biến đổi, biến hóa. Kết hợp chúng lại sẽ là “làm cho đẹp, trở nên đẹp đẽ.
Ở phương Tây, từ “văn hóa” xuất hiện vào khoảng TK III TCN, nó gắn với
sản xuất nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh được bắt nguồn từ từ “ Cultus”
có nghĩa là trồng trọt, vun trồng. Sau mở rộng thành “Cultus animi” mang ý
nghĩa về sự vun trồng trí tuệ, tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn con người.
Theo UNESCO đưa ra (2002), “văn hóa” là tổng thể sống động các hoạt
động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu –
những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp 5
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày
về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
Theo PGS.TS.Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt
động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
2. Khái niệm về lễ hội
Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “
Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con
người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thức hiện. “Hội” là sinh hoạt văn
hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Tóm lại
“lễ hội” là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng , tôn giáo.
3. Khái niệm về du lịch
Dưới giác độ tổng hợp, Michel Coltman đã đưa ra khái niệm như sau: Du
lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền
sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Điều 04 của Luật du lịch Việt Nam 2005, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
3.1 Tài nguyên du lịch 6
Điều kiện địa lý tự nhiên vô cùng thuận lợi, bề dày lịch sử văn hóa lâu đời
đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển du lịch phong phú, đa dạng. Có đường bờ
biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc
cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.
Bên cạnh đó còn hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá
trị đang được bảo quản và trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bố ở mọi
miền đất nước. Các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề
thủ công thuyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục... của cộng đồng 54 dân tộc
anh em đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.
3.2 Một số loại hình du lịch
Du lịch không chỉ giới hạn tại một địa điểm cụ thể hay một hoạt động nhất
định nào đó. Với bối cảnh xã hội phát triển và nhu cầu của xã hội và khách hàng
ngày càng tăng thì ngành du lịch cũng không ngừng phát triển và thay đổi nhiều
theo thời gian, chính vì vậy việc đa dạng các loại hình du lịch là vô cùng cần thiết.
Một số loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam: Du lịch sinh thái, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch thể thao và rất nhiều hình thức du lịch khác
nữa. Điều này cho thấy sự đa dạng, phong phú và sáng tạo trong ngành du lịch
nhằm tạo ra một tầm nhìn mới mẻ cho xã hội loài người.
4. Thế nào là loại hình du lịch tâm linh?
Với bối cảnh hiện tại trong một thế giới vô cùng hiện đại, ngập tràn những
thú vui và giải trí, nhưng con người lại chọn khám phá và trải nghiệm những địa
điểm có giá trị tâm linh để tìm kiếm sự yên bình, tìm hiểu những giá trị văn hóa, tôn giáo.
“Du lịch tâm linh” trong tiếng Anh có tên gọi là “ Spiritual tourism”. Du
lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ 7
sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời
sống đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần khác.
Đến với địa điểm du lịch tâm linh, du khách có thể ghé thăm các đền chùa,
nhà thờ hay những khu di tích lịch sử mang đậm đà bản sắc tâm linh. Ngoài ra du
khách còn được trải nghiệm khi thực mắt chứng kiến những cổ vật quý giá được trưng bày nơi linh thiêng.
Du lịch tâm linh gắn liền với nhiều hoạt động du lịch đặc thù, gồm hai
dạng: Thứ nhất, du lịch để hành hương đến các cơ sở thờ tự, các thánh địa tôn
giáo và thực hành các nghi thức, nghi lễ, tham gia lễ hội của các tôn giáo, Trên
thế giới, có rất nhiều hoạt động hành hương tiêu biểu như: tín đồ Hồi giáo hành
hương về Thánh địa Mecca (bắt buộc đối với một tín đồ Hồi giáo); tín đồ Ấn Độ
giáo hành hương về các thánh địa tôn giáo của mình để làm lễ trước sông Hằng
linh thiêng,... Ngay ở Việt Nam, có thể kể ra rất nhiều chuyến hành hương tiêu
biểu như: hành hương về đền Hùng – Phú Thọ, chùa Hương – Hà Nội, núi Bà
Đen – Tây Ninh, viếng miếu và tham dự lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam – An
Giang,... Những du khách của loại hình du lịch này còn tìm đến những địa điểm
núi non huyền bí, nhiều màu sắc tâm linh nhằm tìm kiếm những nơi thanh tịnh,
giúp họ thanh tu tạm thời để chiêm nghiệm và lấy lại sự thăng bằng trong đời
sống. Thứ hai, du lịch tâm linh còn được biểu hiện thông qua việc du khách đến
tham quan và tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Những biểu hiện
trong việc thực hành tôn giáo của một tôn giáo khác lạ cũng được xem là những
giá trị văn hóa đặc sắc có thể khơi dậy óc tò mò của con người. Sự hiểu biết về
tôn giáo giúp con người dễ dàng tìm hiểu về đời sống tinh thần cũng như vật chất
của tín đồ tôn giáo đó, qua đó giúp con người càng nhích lại gần nhau. 8
CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở TỈNH AN GIANG
1. Khái quát về môi trường sinh thành và bảo tồn lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, An Giang.
1.1 Khái quát về thành phố Châu Đốc - An Giang
Châu Đốc là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên
105,23km², nằm ở phía Tây Nam tổ quốc. Phía bắc giáp huyện An Phú, phía Tây
Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân
Châu, phía nam giáp huyện Châu Phú. Châu Đốc có vị trí khá đặc biệt nằm ở
trung tâm ngã ba sông. Chính vì thế Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương
quan trọng của tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Địa danh Châu Đốc được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1757, cùng với
thời điểm hai tướng của chúa Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Cư Trinh và
Trương Phước Du vào sắp đặt hành chính ở vùng đất này. Nhưng hiện nay vẫn
còn tồn tại hai ý kiến về địa danh ấy. Ý kiến thứ nhất giải thích “Châu Đốc” là từ
bắt nguồn từ tiếng Khmer, còn ý kiến thứ hai cho rằng địa danh “Châu Đốc”
được lấy từ họ của bà Châu Thị Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu. Nhưng cả hai cách
giải thích này vẫn chưa được ổn định.
Đất Châu Đốc khi những người Việt đầu tiên đặt chân tới đã có những
người Khmer bản địa sinh sống rải rác ở các gò đồi ven biên giới. Trong TK
XVIII, trên toàn vùng Nam Bộ (bao gồm cả Châu Đốc) đã tiếp nhận hai đợt di
dân lớn của người Hoa. Vào cuối TK XIX, Nam Bộ lại tiếp tục diễn ra một đợt di
dân lớn của những người Chăm đi tránh chiến tranh. Một bộ phận lớn người
Chăm theo đạo Hồi đã tới Châu Đốc trong thời điểm này.
Như vậy, có thể khẳng đinh rằng người Khmer là cư dân sống lâu nhất tại
Châu Đốc, còn lại là người Việt, người Hoa, người Chăm đều là những tộc người 9
đến định cư sau này. Vì vậy ở Châu Đốc có thể nhận thấy sự giao luu, tiếp xúc
văn hóa giữa các tộc người diễn ra rất phổ biến. Các tộc người đều là những cư
dân mới tới nên đã tiếp nhận những kinh nghiệp sống của nhau để cùng phát
triển. Sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người là một trong những yếu tố
văn hóa đặc thù của Châu Đốc cũng như của cả vùng Nam Bộ.
1.2 Khái quát về vùng núi Sam
Núi Sam có tên khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn là ngọn núi duy
nhất của thành phố Châu Đốc, trước kia tọa lạc tại xã Vĩnh Tế, nay là phường
Núi Sam, cao 230 mét, chu vi 5km. Ngọn núi này nổi tiếng cả vùng Nam Bộ
không những vì có miếu Bà Chúa Xứ, mà còn vì có một dáng hình rất nên thơ.
Ngày nay, núi Sam được chia làm ba ngọn: Ngọn Đầu Bờ nằm ở phía Đông,
ngọn ở giữa cao nhất vẫn thường được gọi là đỉnh núi Sam, ngọn Đá Chẹt nằm ở phía Tây.
Bà Chúa Xứ núi Sam luôn được tôn thờ như một vị mẫu có sức mạnh siêu
nhiên, có thể hóa giải hết mọi khúc mắc trong cuộc sống. Sự linh thiêng của Bà
Chúa Xứ núi Sam đã được truyền tụng trong dân gian từ rất lâu, vì thế núi Sam
càng trở nên nổi tiếng với tư cách là ngọn núi linh thiêng, nơi Bà Chúa Xứ đã
từng ngự. Ngoài ra còn có rất nhiều truyền thuyết và các câu chuyện dân gian ra
đời tại vùng đất này. Vì vậy hàng năm cứ vào 4 tháng đầu năm, hàng nghìn
người ở khắp vùng Nam Bộ lại lũ lượt đổ về núi Sam để dự lễ hội Bà Chúa Xứ
và tham quan các danh thắng nổi tiếng ở đây, tạo nên một không khí hội hè náo
nhiệt hiếm thấy ở nơi khác.
1.3 Các địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng ở An Giang
An Giang là một trong những vùng đất linh thiêng của nước ta, vì nó trải
qua nhiều sự kiện trong lịch sử và các nền văn hóa cổ đại của những tộc người
trước đó. Một vùng đất nổi tiếng bởi những lời đồn thổi và những câu chuyện
tâm linh kì bí mà chưa có sự giải thích rõ ràng, các công trình kiến trúc cổ xưa
được người dân nơi đây tôn thờ và được truyền miệng qua bao thế hệ. Điều đặc 10
biệt là có các điệu múa dân gian và những nghi thức truyền thống lâu đời được
bảo tồn giữ gìn đến tận ngày nay. Ngày nay, với những tiềm năng và lợi thế sẵn
có như vùng núi rừng Thất Sơn, mạng lưới sông chằng chịt, du lịch ở An Giang
ngày càng được phát triển. Thêm vào đó, nhờ vào công nghệ thông tin phát triển
mạnh trên toàn thế giới để thúc đẩy tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch trên
các phương tiện thông tin và thu hút du khách khắp nơi đến tham quan và hành
hương. Một số địa danh tâm linh nổi tiếng mà du khách thường hay lui tới như :
- Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (thành phố Châu Đốc)
- Núi Cấm (huyện Tịnh Biên)
- Vùng Thất Sơn (huyện Tri Tôn,Tịnh Biên)
- Chùa Hang (Xã Vĩnh Tế, Châu Đốc)
- Chùa Huỳnh Đạo (phường núi Sam, Châu Đốc)
2. Đặc trưng văn hóa tâm linh di tích Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang
2.1 Nguồn gốc, lịch sử ra đời miếu và lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại chân núi Sam, thuộc phường núi Sam, TP
Châu Đốc, tỉnh An Giang. Các tài liệu viết về lịch sử ra đời của miếu Bà Chúa
Xứ núi Sam có cùng một nhận định là miếu ra đời sớm nhất vào khoảng năm
1820-1825. Mốc thời gian đó có thể coi là hợp lí bởi trùng với thời gian phát hiện
ra pho tượng Bà. Có lẽ khi phát hiện ra pho tượng, người dân ở đây đã lập ngôi
miếu để thờ Bà Chúa Xứ.
Trong dân gian còn lưu truyền những truyền thuyết về Bà Chúa Xứ trong đó
có chi tiết, dân làng Vĩnh Tế lên đỉnh núi Sam đem tượng Bà xuống núi, khi tới
triền núi, pho tượng Bà bỗng nhiên nặng trì ra và không thể nào khiêng đi được
nữa. Người ta cho rằng Bà muốn được thờ phụng ở vị trí đó nên người dân đã lập
miếu thờ tại vị trí Bà Chúa chọn.
2.2 Đặc điểm kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ là một điểm đến nổi tiếng quy tụ nhiều du khách ghé
thăm bởi sự linh thiêng và tâm linh, bên cạnh đó thì một phần thu hút khách du
lịch chính là lối kiến trúc của chùa. Thời kì đầu, mốc thời gian diễn ra nhiều sự 11
kiện khốc liệt và đời sống thiếu thốn ngôi chùa được làm đơn sơ chủ yếu bằng lá,
tre, và nứa nằm tựa lưng núi chính diện trải dài những cánh đồng. Khoảng năm
1870, ngôi chùa được xây dựng lại bằng gạch thêm phần vững chãi và kiên cố hơn so với trước.
Đến năm 1962, kiến trúc ngôi chùa được cải tạo hoàn toàn bởi đá ghép và
phần mái trước kia được thay thành mái âm dương. Qua một thời gian đến năm
1965, quán trọ được mở rộng cho khách và xây dựng thêm sân vườn vào chánh
điện chùa mang lai bầu không khí mát mẻ và rộng rãi.
Năm 1972 ngôi chùa lại một lần nữa được tái thiết kế cho đến năm 1976
mới hoàn thành mang một dáng vẻ mới cho đến ngày nay, phải mất một thời gian
dài như thế chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp và lối kiến trúc độc
đáo theo kiểu chữ “ quốc” kết hợp những nét hoa văn tinh xảo như tháp hình
bông sen nở, mái ba tầng, góc mái vút cao như mũi thuyền,…được hai nhà kiến
trúc sư tài năng Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tạo nên.
Có thể nói kiến trúc bây giờ đậm nét nghệ thuật Ấn Độ trong các hoa văn
của ngôi chánh điện cổ kính. Bên trên những bức tượng thần xinh đẹp đang dang
tay, các cánh cửa đều được trạm trổ và điêu khắc với những đường nét trang trí
đẹp mắt và có nhiều sự tương phản, những lớp sơn ở đây cũng vô cùng rực rỡ
đẹp mắt. Đặc biệt là bức tường phía sau tượng Bà, có bốn cây cột cổ lâu đời hầu
như vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tính đến năm 2009, Miếu Bà Chúa
Xứ trên núi Sam là ngôi Miếu lớn nhất Việt Nam.
2.3 Một số đặc điểm pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
Pho tượng bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những đề tài vẫn còn nhiều
tranh cãi và chưa thể đưa ta một kết luận nào mang tính thuyết phục. Nội dung
các truyền thuyết về Bà Chúa Xứ núi Sam dù khác nhau về một số chi tiết nhưng
các câu chuyện có điểm giống nhau khi cho rằng pho tượng Bà Chúa Xứ trước
kia là được đặt tại đỉnh núi Sam, sau được dân làng Vĩnh Tế đưa xuống núi và
lập miếu thờ phụng. Hiện nay trên đỉnh núi Sam vẫn còn tồn tại một bệ đá cùng 12
loại với chất liệu chế tác pho tượng Bà, vì thế có cơ sở để tin rằng pho tượng này
trước đã từng ngự tại núi Sam.
Tượng cao 1,25m được đúc liền với một phiến đá dày khoảng 10cm cùng
loại. Tượng được tạc theo phong cách rất lạ, có tư thế ngồi thoải mái với chân
trái xếp bằng tròn, bàn chân trái được đặt nằm giáp với bàn chân phải. Chân phải
co lên, chống thẳng xuống mặt phiến đá. Tay trái chống nẹ, tay phải buông xuôi
chống xuống bệ đá phía sau đùi trái. Bàn tay phải xòe, để vắt trên đầu gối phải.
Tóc của pho tượng uốn thành từng búp, xoăn thả về phía sau. Trên đầu có vành
đai giống một vương miện với những hoa văn hình móc câu, ở phía trước trán, có
hoa văn hình ngọn lửa tỏa ra xung quanh một hình trong giống hình mặt trời.
2.4 Đặc điểm lễ hội
2.4.1 Địa điểm và thời gian tổ chức
- Địa điểm tổ chức
Lễ hội được diễn ra thường niên tại thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang
vùng đất Tây Nam Bộ. Mỗi khi tổ chức lễ hội thường có sự tham gia đông đảo
các tín đồ Phật tử đến để ghé thăm và cúng bái, cùng sự có góp mặt của những
người dân, cộng đồng. Bởi sự linh thiêng nơi đây đã thu hút nhiều người ghé
thăm đến để cầu may mắn, sức khỏe, tiền tài, bình an đều được bà Chúa phù hộ rất linh nghiệm. - Thời gian tổ chức
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27/4 âm lịch hằng
năm. Xưa kia vốn là lễ hội truyền thống của dân làng Vĩnh Tế do cộng đồng nơi
đây trực tiếp tổ chức, lễ hội Bà Chúa Xứ chỉ diễn ra hơn một ngày và chỉ thực
hiện một số nghi thức đơn giản bởi sự thiếu hụt về tiền của. Sau năm 2001, Lễ
hội Bà Chúa Xứ được chọn làm lễ hội cấp quốc gia thì lễ hội được chú trọng hơn
bắt đầu từ việc mở rộng quy mô và kéo dài thời gian diễn ra lễ hội dài một tuần.
Những nghi thức được xây dựng bài bản cùng với sự phát triển của những tiết 13
mục dân gian rất công phu. Lễ hội không chỉ diễn ra trong phạm vi Vĩnh Tế mà
đã lan rộng đến khu vực núi Sam nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan và hành
hương ngàng càng đông của du khách đến du lịch nơi đây. Lễ hội Bà diễn ra
hằng năm như thế điều này cho thấy rõ lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam được người
dân nơi đây tôn thờ và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của họ.
3. Diễn trình lễ hội 3.1 Phần lễ
Hoạt động này diễn ra với 5 hình thức chính là: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc
Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế
Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói
là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà.
Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát
cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và
trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: Lễ này được tiến hành vào lúc 15
giờ ngày 24. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề
sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài
vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội
đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản
trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã
có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 00 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão
trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên
trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng
sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao
huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. 14
Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc
Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu. Ông chánh bái sẽ bước tời bàn
thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái
bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm
nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những
lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại
bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bộ
nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây
thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v Lễ Chánh tế
: Diễn ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 04 âm lịch. Nghi thức
cũng bái cũng giống với nghi lễ Túc Yết, nhưng có thêm một phần nữa là phần
nghi thức ban rượu, thịt cho chánh tế. 3.2 Phần hội
Năm 2001, sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ
hội cấp Quốc gia thì hoạt động tín ngưỡng nơi đây diễn ra mạnh mẽ và ngày càng
được đầu tư tổ chức sôi nổi hơn. Ngoài phần lễ truyền thống thì phần hội cũng
được tổ chức xen kẽ với nhiều chương trình mang đậm nét văn hóa của 4 vùng
văn hóa Kinh, Chăm, Hoa và Khmer như tuần lễ văn hóa, các loại trò chơi dân
gian, thể thao và trình diễn những màn văn nghệ dân tộc,...
Những trò chơi dân gian quen thuộc gắn liền tuổi thơ của biết bao nhiêu
người được tổ chức tại đây vô cùng hấp dẫn như trò chơi kéo co, thả diều nghệ
thuật, trò chơi vận động liên hoàn, cờ tướng, cờ người, chọi gà,…Các hoạt động
văn hóa nghệ thuật cũng không kém cạnh như biểu diễn múa mâm thao, múa lân
sư rồng, múa bóng rỗi và múa đĩa chén,…những màn biểu diễn này cần một sự
khéo léo của các nghệ nhân. 15
Với vô vàn những hoạt động thú vị đó mà hằng năm Lễ hội Bà Chúa Xứ
thu hút đông đảo mọi người từ các tộc người và những vùng miền khác nhau đến
để tham gia lễ hội, dâng hương.
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở AN GIANG
1. Thực trạng du lịch tâm linh ở An Giang
Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch , An Giang đã đề ra mục tiêu
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là đầu tàu kéo nền kinh tế của
tỉnh phát triển trong tương lai. Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của
Tỉnh, ngành du lịch An Giang đã có những bước tiến vững chắc và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trong các điểm du lịch ở An Giang, khu du lịch Núi Sam - Châu Đốc, Núi
Cấm - Tịnh Biên, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư… là nơi có lượng khách
du lịch lớn nhất và có xu hướng tăng mạnh. Ngoài ra, còn phải kể đến một số
điểm du lịch khác như: Khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, làng dệt thổ cẩm ở
Châu Giang, khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng…
An Giang được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về du lịch, song hiện tại
ngành du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, cơ sở vật chất hạ tầng các khu, điểm du
lịch chưa đựơc đầu tư, quy hoạch đúng mức và chưa xây dựng được các loại hình
du lịch hấp dẫn. Tốc độ phát triển chưa thật tương xứng với tiềm năng tài nguyên
du lịch sẵn có của địa phương.
2. Các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam.
2.1. Các giá trị văn hóa vật thể của lễ hội Bà Chúa núi Sam
Giá trị về mặt kiến trúc : Xét về tổng thể, ngôi chùa được thiết kế với lối
kiến trúc đồ sộ khá lạ mắt có sự pha trộn với nhiều phong cách kiếm trúc khác
trong đó có sự ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây với các vật liệu xây dựng
bằng gạch ngói, cốt thép, xi măng,… Miếu được thiết kế cao rộng xây dựng theo
lối chữ “quốc” hình khối tháp, tượng Bà đặt trên cao trong chánh điện tạo một 16
không gian thiêng liêng. Nhìn về mặt kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ có những điểm
khá lạ so với các ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ nói riêng và miếu ở Việt Nam nói
chung. Sự kết hợp lối kiến trúc và cách bài trí trong chánh điện thờ hội đồng, thờ
Cậu ở miếu Bà thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hóa các tộc người ở Nam Bộ, đó là
thành quả của quá trình người Việt chung sống với các tộc người khác, tiếp thu
những giá trị văn hóa tốt đẹp của họ để làm giàu thêm vốn văn hóa của mình trên một vùng dất mới.
Giá trị về mặt điêu khắc : Cách trang trí tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam thể
hiện rõ sự giao lưu văn hóa ở đây. Những mô típ trang trí như cỏ, hoa, lá, chim
rất quen thuộc với người Việt được thể hiện khá nhiều. Trong nghệ thuật điêu
khắc có các mô típ điêu khắc quen thuộc của người Chăm, Khmer như mô típ Tứ
Linh, Bát Tiên,…những vị tthần khỏe mạnh chống các đầu kèo bê tông thể hiện
cảm giác mềm mại , thẩm mỹ. Nghệ thuật Ấn-Hồi với những nét hoa văn dập
khuôn được trang trí tại chánh điện. Qua sự quan sát kiến trúc, điêu khắc sự tiếp
xúc, giao lưu văn hóa chính là một trong những nét văn hóa riêng, độc đáo tại
Nam Bộ. Ngoài ra, tại chánh điện tập trung nhiều hoành phi, câu đối với nội dung
ca ngợi công ơn của Bà Xứ. Không những thế các câu đố, hoành phi còn tập
trung ca ngợi sự linh thiêng, quyền uy của Bà Chúa Xứ. Qua đó có thể thấy sự
sùng kính của người dân đối với Bà, một vị thần chở che, bảo vệ người dân trong vùng.
2.2. Các giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
-Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội cầu an của dân làng Vĩnh Tế.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ thể hiện tín ngưỡng thờ thần hoàng của người Việt.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ thể hiện tinh thần luôn nhớ tới cội nguồn dân tộc.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam thờ hiện tín ngưỡng phồn thực.
Như vậy có thể thấy rằng lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam dù nằm trong hệ
thống tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần nhưng do điều kiện - xã hội thêm vào đó là 17
sự sáng tạo độc đáo của người Việt đã tạo nên một lễ hội đạo đáo, mang màu sắc
văn hóa riêng của người Việt trên đất Nam Bộ.
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một bảo tàng sống động về các giá trị văn
hóa người Việt, ngoài ra còn hội tụ các giá trị văn hóa tốt đẹp của các tộc người
đã và đang sinh sống tại Nam Bộ. Chính vì thế, việc nguyên cứu lễ hội Bà Chúa
Xứ núi Sam đặc biệt là tìm hiểu các giá trị văn hóa lắng đọng trong lễ hội sẽ giúp
ích rất nhiều cho việc nguyên cứu về văn hóa, tộc người tại Nam Bộ nói chung và
về văn hóa của người Việt trên đất Nam Bộ nói riêng.
3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam.
Để hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành cho phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh- huyện. Đồng thời xây dựng các chiến
lược khai thác về giá trị tâm linh phục vụ du lịch ở địa phương, trên tinh thần
mục đích không “ hy sinh” giá trị văn hóa để phục vụ du lịch. Đầu tư toàn diện
về (nhân lực – vật lực) xây dựng cơ sở hạ tầng – cơ sở kỹ thuật: hệ thống an ninh,
giao thông, phương tiện vận chuyển, hệ thống bưu chính viễn thông, điện, nước,....
Đặc biệt đầu tư vào sửa chữa các cơ xở hạ tầng, tu sửa các khu bảo tồn
trong và ngoài miếu. Các hoạt động vui chơi, giải trí, trong và sau lễ hội, ẩm
thực, ... phải đảm bảo nhu cầu thị hiếu của khách du lịch, nhầm hướng tới sự phát
triển bền vững. Nâng cao bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của bộ phận quản lý,
giáo dục ý thức cho người dân địa phương, cộng động về việc tự ý thức duy trì
những giá trị truyền thống tâm linh. Không thay đổi cấu trúc, không gian miếu
Bà khi xây dựng tu bổ các công trình phúc lợi, dịch vụ cộng đồng, lưu trú, cần
chú trọng vào các loại hình nông thôn gắn với hiện đại, phù hợp với phong tục
tập quán địa phương. Ngoài những dịp tổ chức lễ hội hằng năm như 23/4 đến
27/4 âm lịch, thì địa địa phương cần tổ chức các hoạt động trong năm nhằm khai
thác hiệu quả hơn giá trị truyền thống tâm. 18
Về phát triển bền vững, để phát huy tối đa các truyền thống văn hóa, giá
trị tâm linh ở cả nước nói chung và miếu Bà Chúa Xứ nói riêng, cần có sự nghiên
cứu sâu rộng về các nhu cầu của du khách, đem đến những sản phẩm, trải nghiệm
độc đáo hơn. Xây dựng thể chế cùng các quy định pháp lí, tăng cường kiểm tra,
rà soát, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống. Có biện pháp ngăn chặn
kịp thời các hoạt động “biến tướng”, mê tín dị đoan, tổ chức cờ bạc trá hình,
thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, sử dụng các nguồn chính sách sai mục
đích, không đúng chức năng, không đúng mục đích,....
Lễ hội Vía Bà núi Sam đã từng bước được hoàn thiện về mặt tổ chức, cùng
với đó là sự kết hợp của các nhân vật, sự kiện lịch sử vào trong kịch bản lễ hội đã
làm cho lễ hội ngày càng lớn mạnh, xứng đáng với tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia. 19 III. KẾT LUẬN
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội lớn và tiêu biểu cho tín
ngưỡng thờ mẫu - nữ thần của người Việt tại Nam Bộ. Xưa kia lễ hội này
thực chất còn là một lễ hội cầu mùa của người dân xã Vĩnh Tế, ngày nay
nhiều người lại quan niệm đây là một lễ hội cầu tài, cầu lộc. Vì vậy, nếu chỉ
nhìn nhận lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trên một khía cạnh nào đó thì
chưa thể nhận thức hết các giá trị văn hóa đan xen trong lễ hội này.
Nghiên cứu lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam có ý nghĩa lớn trong việc tìm
hiểu đặc trưng văn hóa của người Nam Bộ, cũng như về quá trình giao lưu,
tiếp xúc văn hóa giữa người Việt với các tộc người khác cùng sinh sống ở
đây. Trong những năm qua, vấn đề tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam đã
được ban tổ chức đặc biệt quan tâm. Các nhân vật, sự kiện văn hóa của địa
phương đã được gắn kết vào lễ hội trong một kịch bản hoàn chỉnh. Những
hủ tục đã bị loại bỏ, những giá trị văn hóa được tôn vinh và là mục tiêu
chính trong công tác tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, dể lễ hội Bà Chúa Xứ phát
huy được vai trò là nền tảng trong đời sống văn hóa tinh thần của người
dân Nam Bộ thì vẫn còn một số vấn đề cần phải quan tâm.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của lễ hội Vía Bà
Chúa Xứ núi Sam là một việc làm cấp thiết, môt mặt nhằm xóa bỏ những
nhận thức sai lầm của đại bộ phận khách hành hương khi tham gia lễ hội,
mặt khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Để bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ, điều trước tiên cần
làm là phải thay đổi nhạn thức của cộng đồng về tín ngưỡng và lễ hội Bà
Chúa Xứ núi Sam. Khi những người tham dự lễ hội có nhận thức đúng về
bản chất của lễ hội và có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của 20
lễ hội thì chắc chắn lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam sẽ được bảo tồn, phát
huy một cách hiệu quả, bền vững nhất. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) https://dulichnuisam.vn/so-luoc-ve-nui-sam/#:~:text=N%C3%BAi%20Sam
%20l%C3%A0%20ng%E1%BB%8Dn%20n%C3%BAi%20duy%20nh
%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%A7a,c%E1%BA%A3nh
%20%C4%91%E1%BA%B9p%20gi%E1%BB%AFa%20v%C3%B9ng
%20%C4%91%E1%BB%93ng%20b%E1%BA%B1ng%20tr
%C3%B9%20ph%C3%BA. ( Ngày truy cập 19/12/2023)
2) https://quankhoasu3nambo.blogspot.com/2013/10/gop-phan-giai-nghia-ia-
danh-chau-oc.html ( Ngày truy cập 22/12/2023)
3) https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_mi
%E1%BA%BFu_B%C3%A0_Ch%C3%BAa_X%E1%BB%A9 ( Ngày truy cập 19/12/2023)
4) http://thuvien.nctu.edu.vn:8080/digital/bitstream/123456789/474/1/Giai
%20phap%20phat%20trien%20du%20lich%20tam%20linh%20tai%20An
%20Giang.pdf ( Ngày truy cập 20/12/2023)
5) https://tailieu.vn/docview/tailieu/2016/20160812/maiyeumaiyeu05/
tvefile_2015_03_17_3187073354_3797.pdf ( Ngày truy cập 22/12/2023)
6) ĐÀO, Hồ Thị; BÌNH, Nguyễn Quốc. Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà
Chúa Xứ Núi Sam trong phát triển du lịch tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học
Đại học Đồng Tháp, 2021, 10.2: 37-46.
7) Ngô Đức Thịnh ( Chủ biên) (2002), Đạo mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội
8) Châu Bích Thủy (2000), Bí mật về Bà Chúa Xứ núi Sam, Nxb Mũi Cà Mau, An Giang
9) Mai Văn Tạo (2003), Lễ hội và Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Hội Văn nghệ Châu Đốc, An Giang 21
10) Tường Vân (1992), Những ngày lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Hội văn nghệ Châu Đốc, An Giang.
11) Trịnh Hửu Hoài (2002), Mùa hội Vía, Hội Văn nghệ Châu Đốc, An Giang
12) Nguyễn Đăng Duy (1997), , Nxb Hà Nội Văn hóa tâm linh Nam Bộ
V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Nguồn sưu tầm Internet
MỘT SÔ HÌNH ẢNH VỀ MIẾU BÀ XỨ NÚI SAM
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam 22
Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
Bệ đá đặt tượng Bà trên núi Sam 23
Cổng của Miếu Bà được thiết kế tỉ mỉ
Toàn cảnh kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ
HÌNH ẢNH VỀ CÁC NGHI LỄ 24
Chuẩn bị dâng hoa lên bà Chúa Xứ trong nghi lễ Tắm Bà
Rước kiệu trong lễ Phục hiện rước Bà xuống núi 25
Nghi thức thỉnh Bà Núi Sam nhập miếu
Nghi thức dâng hương trong lễ Túc Yết 26
Nghi thức hoán tẩy trong lễ Túc Yết
Nghi thức cúng tế trong lễ Xây Chầu 27
Lễ vật dâng cũng trong nghi lễ Túc Yết, Xây Chầu Lễ Chánh tế 28