Văn hoá biển trong phong tục - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Văn hoá biển trong phong tục - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Số 22 - Tháng 12 - 201756
NGHIÊN CỨU
V
Ă N HÓ
A
1. Nghề truyền thống liên quan đến biển đảo
N
ghề chính của dân vùng biển
đảo là nghề đánh bắt thủy hải sản.
Đây là nghề truyền thống có từ lâu
đời ở các vùng biển đảo. Ở Việt Nam, có nhiều
hình thức đánh bắt biển, song căn cứ vào
nguyên đánh bắt chủ động hoặc thụ động
thể chia ra thành 6 họ nghề: lưới kéo, lưới
vây, lưới rê, lưới , nghề cố định và nghề câu.
Họ lưới kéo còn gọi nghề giã hoặc nghề
cào, đánh bắt chủ động nhưng tốn nhiên liệu.
Đối tượng đánh bắt chủ yếu các loại đáy
như phèn, lượng, mối, hồng,
nục, tôm... Họ lưới vây còn gọi là lưới bao hay
lưới rút, đánh bắt chủ động, đối tượng đánh
bắt chủ yếu là: mực, các loại cơm, lầm,
cá trích, cá ngừ, cá bạc má... Họ lưới rê là nghề
đánh bắt thụ động, lưới trôi theo dòng chảy,
đi vướng vào mắt lưới. Họ lưới gồm các
nghề vó, mành, rớ, đáng chú ý nghề kết
hợp ánh sáng có năng suất khá cao, đối tượng
đánh bắt chủ yếu là cá trích, cá nục, cá cơm, cá
bạc má... Họ nghề cố định gồm các nghề đăng,
đáy, nò và rớ. Đây là loại nghề đánh bắt không
VĂN HÓA BIỂN ĐO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
MAI THỊ THÙY HƯƠNG
Tóm tắt
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo lập không
gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển. Trải qua nhiều thời đại với những thăng trầm của lịch sử,
thể nhìn nhận và đánh giá văn hóa biển đảo truyền thống theo các nội dung sau: 1) nghề truyền
thống liên quan đến biển đảo; 2) phong tục, tập quán liên quan đến biển đảo; 3) tín ngưỡng, lễ hội liên
quan đến biển đảo; 4) thiết chế văn hóa liên quan đến biển.
Từ khóa: Văn hóa biển đảo, Việt Nam
Abstract
Sea and islands play an important role in creating living spaces and maritime culture in the process
of Vietnamese history. Over the ages with ups and downs of history, it is possible to confirm and
evaluate the tradional maritime culture in the following contents: 1) traditional crafts related to the
sea and islands; 2) customs and habits related to the sea and islands; 3) beliefs and festivals related to
the sea and island; 4) cultural institutions related to the sea and islands.
Keywords: Maritime culture, Vietnam
TRAO ĐỔI
57Số 22 - Tháng 12 - 2017
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU
V
Ă N HÓ
A
chủ động, song chi phí sản xuất ít có thể
không cần hoặc cần ít nhiên liệu, đối tượng
đánh bắt chủ yếu là tôm, moi và một số loài cá
di cư... Họ nghề câu gồm câu vàng, câu tay
nghề có chi phí sản xuất ít, năng suất cao, đối
tượng đánh bắt chủ yếu thu, ngừ,
hồng, cá kẽm, cá dưa, cá trích, cá mập, mực...
Một số nghề truyền thống khác vùng biển,
hải đảo như nghề làm lưới, nghề đóng thuyền,
nghề thủ công chế tác từ chất liệu hải sản... tuy
vẫn còn tồn tại nhưng đã mất dần vị trí ưu tiên
phát triển.
2. Phong tục tập quán liên quan đến biển đảo
Trong quá trình sinh sống sản xuất,
dân vùng biển đảo Việt Nam đã dần hình
thành nên những đặc trưng văn hóa, phong
tục tập quán truyền thống, nhằm cầu mong
một cuộc sống yên bình những lần ra khơi
vào lộng được an lành, tôm đầy khoang.
Cùng một môi trường sống trên biển cả, hải
đảo, những đặc trưng văn hóa truyền thống
đã thể hiện những điểm tương đồng trong
các hình thức cúng tế, kiêng kỵ trong đời sống
liên quan đến biển đảo… Tuy nhiên, những
sắc thái vùng miền cũng được thể hiện một
cách nét trong các đặc trưng văn hóa của
các cộng đồng dân biển đảo trên cả nước.
Những kiêng kỵ trong sinh hoạt hàng ngày
đặc biệt liên quan đến nghề nghiệp được các
cộng đồng dân biển đảo coi trọng và tuân
thủ một cách nghiêm ngặt. Ví dụ, người Việt
miền Bắc, miền Trung miền Nam đều
chung kiêng kỵ: những người bốc mộ hoặc
phụ nữ mới sảy thai không được xuống ghe
thuyền; người tang ma chưa qua khỏi 100
ngày thì không được đi biển. Trước khi đi biển
thì người đàn ông không được gần vợ, không
ăn cơm khê...; cấm phụ nữ không được bước
qua tay lái thuyền ngồi trên mũi thuyền... Khi
đi biển cũng như trước khi tiến hành một công
việc trọng đại, người Việt luôn ý thức chọn
ngày tốt. Họ tránh ngày “tam nương” và “sát
chủ”. Sự vui vẻ trong gia đình trước khi người
đàn ông ra khơi cũng được coi trọng: Thuận
buồm xuôi gió thì đi/Mặt nặng như chì ở lại nuôi
con. Trong ăn uống, người Việt đi biển kiêng
lật mình khi đã ăn hết phần bên kia bởi họ
quan niệm lật thuyền cũng như việc kiêng úp
nhũng đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như rổ,
rá, thúng, mủng, nón... Đặc biệt, người Việt đi
biển kiêng kỵ mang giữ những vật liên quan
đến voi” (cá voi). Một chiếc đốt bằng ngà voi
hoặc một sợi lông voi cũng coi như những
vật dụng tối kỵ đối với ngư dân nếu vô tình cất
giữ dưới thuyền mang theo ra khơi đánh cá.
Những kiêng kỵ của dân vùng biển phản
ánh tâm thức, quan niệm của ngư dân trong
việc hành nghề, thái độ ứng xử với các nhóm,
giới trong một cộng đồng. Đằng sau những
điều tưởng như tín đó mong muốn sự
may mắn, cụ thể đánh bắt được nhiều
tôm, an toàn trước những phong ba bão táp
của đại dương. Tìm hiểu kỹ những kiêng kỵ của
ngư dân có thể cắt nghĩa được tâm thế ứng xử
của ngư dân rộng hơn của cả một dân
tộc trước biển cả. Và đó nét văn hóa riêng
của các cộng đồng dân mang trong mình
những tín ngưỡng khác nhau, chịu sự pha trộn
văn hóa giữa các vùng miền. (2, tr.267).
3. Tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến biển đảo
dân biển đảo Việt Nam cuộc sống
gắn liền với môi trường biển cả bao la, thường
xuyên đối mặt với sóng gió nhiều bất trắc
khiến cho họ luôn tin vào những thế lực siêu
nhiên, thờ cúng các vị thần linh như một sự
bảo trợ an toàn khi đánh bắt cũng như hiệu
quả trong công việc.
Do những điều kiện khách quan, phương
thức hoạt động nghề biển nhiều thay đổi,
cùng với việc giáo dục truyền thống không
còn như xưa… nên niềm tin về vị thần bảo tr
những hoạt động thực hành nghi lễ cũng
Số 22 - Tháng 12 - 201758
NGHIÊN CỨU
V
Ă N HÓ
A
phần được đơn giản hóa. Đối với một tín
ngưỡng phổ biến khu vực miền Trung
Nam Bộ như thờ Ông cũng những thay
đổi nhất định. Nếu như trước đây, tất cả các
ghe thuyền trước khi đi làm nghề đều đến lăng
Ông thắp hương khấn vái cầu xin sự may mắn,
an lành trong hoạt động đánh bắt thì ngày
nay không còn nhiều ngư dân thực hiện điều
này. Trong các kỳ giỗ Ông, hay lễ hội Cầu ngư,
nhiều nghi lễ, phẩm vật cũng dần được đơn
giản a nviệc cúng tiền hương cho Ông
thay những phẩm vật truyền thống. c
làng chài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, niềm
tin vào sự linh hiển của Ông Nam Hải vẫn luôn
ngự trị trong tâm trí của ngư dân. Tuy nhiên, ở
những nơi ng Ông quy mô nhỏ, vì nhiều
điều kiện khách quan, cộng đồng ngư dân
đã giản lược bớt những lễ nghi cúng tế như
trước đây.
làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), lễ hội Cầu Ngư với
hoạt động đua ghe truyền thống sinh hoạt
văn hóa bề dày lịch sử, đóng vai trò quan
trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của
cộng đồng dân cư.
Đà Nẵng, lễ hội Cầu ngư xuất hiện hầu
hết các vùng ven biển của các phường: Thọ
Quang, Mân Thái (quận Sơn Trà), Hòa Hiệp
(quận Liên Chiểu), Xuân (quận Thanh
Khê)... Thời gian tổ chức lễ hội trong vòng 2
ngày, nằm trong khoảng thời gian từ trung
tuần tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, với
các lễ chính sau: lễ Vọng, lễ Nghinh Ông Sanh,
lễ cúng âm linh, lễ thỉnh văn (văn tế) lễ xây
chầu Bả trạo (lễ khai tiếng trống chầu). Lễ hội
Cầu ngư các làng biển Khánh Hòa hiện còn
bảo lưu rất nhiều các tập tục truyền thống như
lễ rước sắc, lễ Nghinh Ông, lễ xây chầu Bả trạo,
lễ Tỉnh sanh, lễ Tôn Vương… Những tục thờ
Ông dọc biển miền Trung tới miền Nam,
thần Độc Cước là hóa thân của mặt trăng, được
cư dân biển quan tâm vì gắn với thủy triều lên
xuống… một phần phản ánh yếu tố biển trong
văn hóa người Việt, một phần thể hiện những
nét chung của văn hóa Việt, từ đó tạo nên sức
mạnh đoàn kết của dân tộc.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng cá Ông gắn
liền với lễ hội Cầu ngư, tục thờ cúng hồn
của dân biển đảo khu vực miền Trung
Nam Bộ Việt Nam một trong những tín tục
đặc sắc, liên quan trực tiếp đến yếu tố văn hóa
sông nước, biển đảo.
Tập tục này thể hiện xuyên suốt trên dải
đất ven biển và hải đảo, tuy nhiên ở mỗi vùng
miền khác nhau lại những sắc thái riêng,
hình thức biểu hiện cũng rất phong phú như
miếu âm linh, lăng thờ, nghĩa trủng, lễ tế âm
linh, tống ôn, chèo đưa linh, hát Bả trạo
Ở các làng quê ven biển miền Trung đều có
các miếu, lăng thờ âm linh (âm linh tự), nghĩa
tự (nơi thờ việc nghĩa), hay miếu âm hồn/cô
hồn, miếu thờ Cô Bác hay dinh âm hồn, dinh thờ
Cô Bác chùa âm hồn hoặc … với mật độ hết sức
dày đặc. Tất cả các di tích được kể trên đây đều
nơi thờ những vong hồn, vong linh vô thừa
nhận, những người không may mắn bỏ
mạng trên biển khơi bao la. Phần lớn các lăng
này đều có vị trí sát mặt nước biển, hướng mặt
ra biển và tọa lạc gần với lăng thờ cá Ông.
Lễ tế âm linh/ cúng hồn nghi thức tế
lễ thường xuyên, thường diễn ra vào khoảng
thời gian có các lễ tiết liên quan đến Phật giáo
như rằm tháng Giêng (Nam Ô), tháng 3 âm
lịch (Mân Thái, Điện Dương, Phước Trạch, Duy
Hải, Tam Hải, Bình Minh), tháng 4 âm lịch (Tĩnh
Thủy, Nam Thọ) và rằm tháng 7 (Nại Hiên, Mân
Quang, An Hải, Xuân Hà, Cẩm Thanh, Lao
Chàm). Ngoài ngày tế chính, tất cả các lăng
đều tổ chức cúng tế trong ngày quẻ cơm (quẻ
đơm) hay còn gọi là ngày giẫy mả/chạp mả âm
linh/Cô Bác theo ngày lệ riêng của làng mình.
59Số 22 - Tháng 12 - 2017
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU
V
Ă N HÓ
A
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đảo Sơn
nghi lễ truyền thống, đã tồn tại hàng trăm
năm trở thành một trong những sinh hoạt
văn hóa tinh thần tiêu biểu của dân trên
hòn đảo này. Lễ hội diễn ra tại Âm Linh Tự, đình
An Vĩnh mộ lính đội Hoàng Sa vào khoảng
tháng 3 âm lịch. Lễ Khao lề thế lính thể hiện
sự tôn kính một hình thức tôn vinh của
những người đang sống đối với những người
đã khuất vì chủ quyền dân tộc.
“Có thể nói, dưới các triều đại quân chủ
của nước ta, đặc biệt là dưới triều Nguyễn, bên
cạnh các hoạt động chính trị quân sự, kinh tế...
thì Nhà nước rất chú ý đến đời sống tâm linh
của người dân chủ động ý thức tạo lập
các công trình tín ngưỡng/văn hóa một mặt
nhằm thỏa mãn đời sống tín ngưỡng của
người dân, mặt khác với các công trình kiến
trúc về tín ngưỡng/văn hóa đấy mà cắm mốc
biên cương biển - đảo của người Việt (phỏng
vấn PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu - Bảo tàng Dân
tộc học).
Liên quan đến biển, các cộng đồng dân
đã hình thành nên một hệ thống các tri thức
liên quan đến môi trường biển, cách thức
chế tạo, kỹ thuật đánh bắt cá và chế biến thủy
hải sản. Kho tàng tri thức bản địa của dân
ven biển rất phong phú.
Đó tri thức về các dòng hải lưu, về thủy
triều các “con nước”, về các luồng lạch, các
cửa sông đầm phá ven biển, về khậu các
mùa gắn với gió mùa, về các tập đoàn sinh vật,
động vật sống dưới biển hết sức phong phú
đa dạng (…) Các tri thức này được tích lũy
trong trí nhớ của ngư dân, trong thực hành
nghề nghiệp, trong các câu thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, hò, vè, truyện cổ… (1, tr.125).
4. Thiết chế văn hóa liên quan đến biển đảo
Thiết chế văn hóa trong không gian văn
hóa biển đảo nước ta rất phong phú, đa
dạng, với sự góp mặt của các loại hình di tích
lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh: đền,
chùa, miếu, … Hầu hết các di tích này đều gắn
liền với tín ngưỡng, tôn giáo nơi tổ chức
thực hành tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc là nơi ghi
nhớ, tưởng niệm các anh hùng công trong
công cuộc dựng nước và giữ nước.
Để có không gian nhằm thực hành các nghi
lễ, ngư dân, nhất ngư dân từ Trung Bộ trở
vào từ lâu đời đã xây dựng nên những “Lăng
ông Nam Hải” đồ sộ. Đối với ngư dân Lăng
ông vai trò như đình làng. Lăng vừa
nơi thờ Ông (như là Thành hoàng làng -
sắc phong của các vương triều), vừa nơi để
sinh hoạt cộng đồng. Lăng cũng là nơi để lưu
giữ nhiều bộ xương cá Ông Voi (có những lăng
đến nay còn lưu giử hàng trăm bộ). Lăng cũng
không gian để thực hành tín ngưỡng tổ
chức lễ hội. Tín ngưỡng tập tục thực hành
tín ngưỡng thờ Ông Voi của ngư dân Việt
Nam đã tạo nên một hệ thống các giá trị vật
thể và phi vật thể to lớn và quý báu. Lăng của
vạn Thủy Tú (Bình Thuận), lăng thờ Ông đã
được công nhận là Di sản văn hóa - lịch sử cấp
quốc gia và Lễ hội Nghinh Ông Khánh Hòa (với
các hoạt động chính rước sắc, Nghinh Ông,
trình diễn Bả trạo...) cũng đã được xếp hạng là
Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Dọc
theo ven biển miền Trung hàng trăm lăng
Ông như lăng của vạn Thủy lễ hội
Nghinh Ông cũng rất phổ biến ở khu vực này.
Các di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu
tranh dựng nước giữ nước của dân tộc
trên vùng biển đảo còn lưu lại các tên đất, tên
người trong các cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược thời quân chủ, phong kiến như các di
tích về chiến thắng Bạch Đằng trên vùng biển
Quảng Ninh, Hải Phòng. Các di tích tôn vinh
những người công đánh giặc giữ gìn biển
đảo như đình Quan Lạn, đền Trần Khánh Dư
Vân Đồn (Quảng Ninh). Đền thờ Nguyễn Trung
60
NGHIÊN CỨU
V
Ă N HÓ
A
Trực Rạch Giá (Kiên Giang) tôn vinh người
anh hùng đã lãnh đạo nhân dân địa phương
đứng lên đánh Tây cuối thế kỷ XIX, bị bắt địch
ở Phú Quốc.
Trong loại hình di tích lịch sử vùng biển đảo
còn những di tích mang tính đặc thù, khi
nhắc đến tên di tích là người ta nghĩ ngay đến
hình ảnh biển đảo với những ngọn hải đăng
(Vũng Tàu), xưởng đóng tàu thuyền (Ba Son-
thành phố Hồ Chí Minh). Những di tích này
phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của
ngành hàng hải nước ta, một ngành gắn
chặt chẽ với đời sống biển đảo đã vài thế kỷ.
Di sản văn hóa trong không gian văn hóa
biển đảo nước ta ngày càng vai trò quan
trọng trong việc xác định các giá trị văn hóa
truyền thống chủ quyền thiêng liêng của
đất nước trên vùng biển đảo. Thời gian vừa
qua, Nhà nước đã chú trọng đến công tác
kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng cho các di tích, các
thiết chế văn hóa. Tuy nhiên, do giao thông đi
lại khó khăn nên các hoạt động bảo vệ các di
tích này cũng có những đặc thù riêng. Đa phần
vật liệu để tu bổ di tích được đưa từ đất liền
ra nên giá thành tăng cao. Di tích nằm trong
môi trường biển rất nhanh xuống cấp do tác
động của khí hậu, mưa,gió, bão, nước mặn...
Việc phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều
khó khăn. Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa trong không gian biển đảo phải
được coi là một hoạt động thường xuyên, liên
tục, với những kế hoạch dài hơi.
Kết luận
Nhìn về quá khứ, từ hành động của tiền
nhân thể giúp chúng ta trả lời hiện tại
dự đoán tương lai. Biển Đông hiện nay là một
vùng “biển động”. Nhưng Việt Nam sẽ ứng xử
theo văn hóa Việt Nam để khẳng định vị thế
vai trò xứng đáng của mình. Truyền thống
hướng biển của ông cha sẽ nền tảng tinh
thần, đồng thời động lực cho chúng ta hội
nhập và phát triển.
Bảo vệ và phát triển văn hóa biển đảo phải
dựa vào cộng đồng cư dân biển đảo. Ngày nay,
Đảng và Nhà nước cần đề cao hơn nữa vai trò
của cộng đồng trong việc giữ gìn phát huy
giá trị văn hóa biển đảo.
M.T.T.H
(Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam)
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch, Hội đồng
Di sản Văn hóa quốc gia (2015), Văn hóa biển đảo
- Bảo vệ và phát huy giá trị, Kỷ yếu hội thảo. Nxb.
Thế giới, Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về
văn hóa biển, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, TP. HCM.
3. Tài liệu phỏng vấn đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ Quản lý văn hóa biển đảo - bảo tồn và
phát huy giá trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
2017.
Ngày nhận bài: 25 - 9 - 2017
Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 12 - 2017
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 12 - 2017
| 1/5

Preview text:

NGHIÊN CỨU VĂ N HÓA TRAO ĐỔI
VĂN HÓA BIỂN ĐẢO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
MAI THỊ THÙY HƯƠNG Tóm tắt
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo lập không
gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển. Trải qua nhiều thời đại với những thăng trầm của lịch sử,
có thể nhìn nhận và đánh giá văn hóa biển đảo truyền thống theo các nội dung sau: 1) nghề truyền
thống liên quan đến biển đảo; 2) phong tục, tập quán liên quan đến biển đảo; 3) tín ngưỡng, lễ hội liên
quan đến biển đảo; 4) thiết chế văn hóa liên quan đến biển.
Từ khóa: Văn hóa biển đảo, Việt Nam Abstract
Sea and islands play an important role in creating living spaces and maritime culture in the process
of Vietnamese history. Over the ages with ups and downs of history, it is possible to confirm and
evaluate the tradional maritime culture in the following contents: 1) traditional crafts related to the
sea and islands; 2) customs and habits related to the sea and islands; 3) beliefs and festivals related to
the sea and island; 4) cultural institutions related to the sea and islands.
Keywords: Maritime culture, Vietnam
1. Nghề truyền thống liên quan đến biển đảo
như cá phèn, cá lượng, cá mối, cá hồng, cá
Nghề chính của cư dân vùng biển nục, tôm... Họ lưới vây còn gọi là lưới bao hay
đảo là nghề đánh bắt thủy hải sản.
lưới rút, đánh bắt chủ động, đối tượng đánh
Đây là nghề truyền thống có từ lâu
bắt chủ yếu là: mực, các loại cá cơm, cá lầm,
đời ở các vùng biển đảo. Ở Việt Nam, có nhiều
cá trích, cá ngừ, cá bạc má... Họ lưới rê là nghề
hình thức đánh bắt cá biển, song căn cứ vào
đánh bắt thụ động, lưới trôi theo dòng chảy,
nguyên lý đánh bắt chủ động hoặc thụ động
cá đi vướng vào mắt lưới. Họ lưới vó gồm các
có thể chia ra thành 6 họ nghề: lưới kéo, lưới
nghề vó, mành, rớ, đáng chú ý là nghề vó kết
vây, lưới rê, lưới vó, nghề cố định và nghề câu.
hợp ánh sáng có năng suất khá cao, đối tượng
Họ lưới kéo còn gọi là nghề giã hoặc nghề
đánh bắt chủ yếu là cá trích, cá nục, cá cơm, cá
cào, đánh bắt chủ động nhưng tốn nhiên liệu.
bạc má... Họ nghề cố định gồm các nghề đăng,
Đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loại cá đáy
đáy, nò và rớ. Đây là loại nghề đánh bắt không 56 Số 22 - Tháng 12 - 2017 DI SẢN VĂN HÓA
chủ động, song chi phí sản xuất ít và có thể
ngày tốt. Họ tránh ngày “tam nương” và “sát
không cần hoặc cần ít nhiên liệu, đối tượng
chủ”. Sự vui vẻ trong gia đình trước khi người
đánh bắt chủ yếu là tôm, moi và một số loài cá
đàn ông ra khơi cũng được coi trọng: “Thuận
di cư... Họ nghề câu gồm câu vàng, câu tay là
buồm xuôi gió thì đi/Mặt nặng như chì ở lại nuôi
nghề có chi phí sản xuất ít, năng suất cao, đối
con”. Trong ăn uống, người Việt đi biển kiêng
tượng đánh bắt chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá
lật mình cá khi đã ăn hết phần bên kia bởi họ
hồng, cá kẽm, cá dưa, cá trích, cá mập, mực...
quan niệm lật thuyền cũng như việc kiêng úp
Một số nghề truyền thống khác vùng biển,
nhũng đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như rổ,
hải đảo như nghề làm lưới, nghề đóng thuyền,
rá, thúng, mủng, nón... Đặc biệt, người Việt đi
nghề thủ công chế tác từ chất liệu hải sản. . tuy
biển kiêng kỵ mang giữ những vật liên quan
vẫn còn tồn tại nhưng đã mất dần vị trí ưu tiên
đến “voi” (cá voi). Một chiếc đốt bằng ngà voi phát triển.
hoặc một sợi lông voi cũng coi như là những
2. Phong tục tập quán liên quan đến biển đảo
vật dụng tối kỵ đối với ngư dân nếu vô tình cất
giữ dưới thuyền mang theo ra khơi đánh cá.
Trong quá trình sinh sống và sản xuất,
Những kiêng kỵ của cư dân vùng biển phản
cư dân vùng biển đảo Việt Nam đã dần hình
ánh tâm thức, quan niệm của ngư dân trong
thành nên những đặc trưng văn hóa, phong
việc hành nghề, thái độ ứng xử với các nhóm,
tục tập quán truyền thống, nhằm cầu mong
giới trong một cộng đồng. Đằng sau những
một cuộc sống yên bình và những lần ra khơi
điều tưởng như mê tín đó là mong muốn sự
vào lộng được an lành, tôm cá đầy khoang.
may mắn, cụ thể là đánh bắt được nhiều cá
Cùng một môi trường sống trên biển cả, hải
tôm, an toàn trước những phong ba bão táp
đảo, những đặc trưng văn hóa truyền thống
của đại dương. Tìm hiểu kỹ những kiêng kỵ của
đã thể hiện những điểm tương đồng trong
ngư dân có thể cắt nghĩa được tâm thế ứng xử
các hình thức cúng tế, kiêng kỵ trong đời sống
của ngư dân và rộng hơn là của cả một dân
liên quan đến biển đảo… Tuy nhiên, những
tộc trước biển cả. Và đó là nét văn hóa riêng
sắc thái vùng miền cũng được thể hiện một
của các cộng đồng dân cư mang trong mình
cách rõ nét trong các đặc trưng văn hóa của
những tín ngưỡng khác nhau, chịu sự pha trộn
các cộng đồng cư dân biển đảo trên cả nước.
văn hóa giữa các vùng miền.” (2, tr.267).
Những kiêng kỵ trong sinh hoạt hàng ngày và
đặc biệt liên quan đến nghề nghiệp được các
3. Tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến biển đảo
cộng đồng cư dân biển đảo coi trọng và tuân
Cư dân biển đảo Việt Nam có cuộc sống
thủ một cách nghiêm ngặt. Ví dụ, người Việt
gắn liền với môi trường biển cả bao la, thường
ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều có
xuyên đối mặt với sóng gió nhiều bất trắc
chung kiêng kỵ: những người bốc mộ hoặc
khiến cho họ luôn tin vào những thế lực siêu
phụ nữ mới sảy thai không được xuống ghe
nhiên, thờ cúng các vị thần linh như một sự
thuyền; người có tang ma chưa qua khỏi 100
bảo trợ an toàn khi đánh bắt cũng như hiệu
ngày thì không được đi biển. Trước khi đi biển quả trong công việc.
thì người đàn ông không được gần vợ, không
Do những điều kiện khách quan, phương
ăn cơm khê...; cấm phụ nữ không được bước
thức hoạt động nghề biển có nhiều thay đổi,
qua tay lái thuyền và ngồi trên mũi thuyền... Khi
cùng với việc giáo dục truyền thống không
đi biển cũng như trước khi tiến hành một công
còn như xưa… nên niềm tin về vị thần bảo trợ
việc trọng đại, người Việt luôn có ý thức chọn
và những hoạt động thực hành nghi lễ cũng NGHIÊN CỨU Số 22 - Tháng 12 - 2017 VĂ N HÓA 57 NGHIÊN CỨU VĂ N HÓA
có phần được đơn giản hóa. Đối với một tín
cư dân biển quan tâm vì gắn với thủy triều lên
ngưỡng phổ biến ở khu vực miền Trung và
xuống… một phần phản ánh yếu tố biển trong
Nam Bộ như thờ cá Ông cũng có những thay
văn hóa người Việt, một phần thể hiện những
đổi nhất định. Nếu như trước đây, tất cả các
nét chung của văn hóa Việt, từ đó tạo nên sức
ghe thuyền trước khi đi làm nghề đều đến lăng
mạnh đoàn kết của dân tộc.
Ông thắp hương khấn vái cầu xin sự may mắn,
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng cá Ông gắn
an lành trong hoạt động đánh bắt thì ngày
liền với lễ hội Cầu ngư, tục thờ cúng cô hồn
nay không còn nhiều ngư dân thực hiện điều
của cư dân biển đảo ở khu vực miền Trung và
này. Trong các kỳ giỗ Ông, hay lễ hội Cầu ngư,
Nam Bộ Việt Nam là một trong những tín tục
nhiều nghi lễ, phẩm vật cũng dần được đơn
đặc sắc, liên quan trực tiếp đến yếu tố văn hóa
giản hóa như việc cúng tiền hương cho Ông sông nước, biển đảo.
thay vì những phẩm vật truyền thống. Ở các
Tập tục này thể hiện xuyên suốt trên dải
làng chài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, niềm
đất ven biển và hải đảo, tuy nhiên ở mỗi vùng
tin vào sự linh hiển của Ông Nam Hải vẫn luôn
miền khác nhau lại có những sắc thái riêng,
ngự trị trong tâm trí của ngư dân. Tuy nhiên, ở
hình thức biểu hiện cũng rất phong phú như
những nơi có lăng Ông quy mô nhỏ, vì nhiều
miếu âm linh, lăng thờ, nghĩa trủng, lễ tế âm
điều kiện khách quan, cộng đồng ngư dân
linh, tống ôn, chèo đưa linh, hát Bả trạo…
đã giản lược bớt những lễ nghi cúng tế như trước đây.
Ở các làng quê ven biển miền Trung đều có
các miếu, lăng thờ âm linh (âm linh tự), nghĩa
Ở làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), lễ hội Cầu Ngư với
tự (nơi thờ việc nghĩa), hay miếu âm hồn/cô
hoạt động đua ghe truyền thống là sinh hoạt
hồn, miếu thờ Cô Bác hay dinh âm hồn, dinh thờ
văn hóa có bề dày lịch sử, đóng vai trò quan Cô Bác hoặc c
hùa âm hồn… với mật độ hết sức
trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của
dày đặc. Tất cả các di tích được kể trên đây đều cộng đồng dân cư.
là nơi thờ những vong hồn, vong linh vô thừa
nhận, những người không may mắn mà bỏ
Ở Đà Nẵng, lễ hội Cầu ngư xuất hiện hầu
mạng trên biển khơi bao la. Phần lớn các lăng
hết các vùng ven biển của các phường: Thọ
này đều có vị trí sát mặt nước biển, hướng mặt
Quang, Mân Thái (quận Sơn Trà), Hòa Hiệp
ra biển và tọa lạc gần với lăng thờ cá Ông.
(quận Liên Chiểu), Xuân Hà (quận Thanh
Khê)... Thời gian tổ chức lễ hội trong vòng 2
Lễ tế âm linh/ cúng cô hồn là nghi thức tế
ngày, nằm trong khoảng thời gian từ trung
lễ thường xuyên, thường diễn ra vào khoảng
tuần tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, với
thời gian có các lễ tiết liên quan đến Phật giáo
các lễ chính sau: lễ Vọng, lễ Nghinh Ông Sanh,
như rằm tháng Giêng (Nam Ô), tháng 3 âm
lễ cúng âm linh, lễ thỉnh văn (văn tế) và lễ xây
lịch (Mân Thái, Điện Dương, Phước Trạch, Duy
chầu Bả trạo (lễ khai tiếng trống chầu). Lễ hội
Hải, Tam Hải, Bình Minh), tháng 4 âm lịch (Tĩnh
Cầu ngư ở các làng biển Khánh Hòa hiện còn
Thủy, Nam Thọ) và rằm tháng 7 (Nại Hiên, Mân
bảo lưu rất nhiều các tập tục truyền thống như
Quang, An Hải, Xuân Hà, Cẩm Thanh, Cù Lao
lễ rước sắc, lễ Nghinh Ông, lễ xây chầu Bả trạo,
Chàm). Ngoài ngày tế chính, tất cả các lăng
lễ Tỉnh sanh, lễ Tôn Vương… Những tục thờ
đều tổ chức cúng tế trong ngày quẻ cơm (quẻ
cá Ông ở dọc biển miền Trung tới miền Nam,
đơm) hay còn gọi là ngày giẫy mả/chạp mả âm
thần Độc Cước là hóa thân của mặt trăng, được
linh/Cô Bác theo ngày lệ riêng của làng mình. 58 Số 22 - Tháng 12 - 2017 DI SẢN VĂN HÓA
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn
dạng, với sự góp mặt của các loại hình di tích
là nghi lễ truyền thống, đã tồn tại hàng trăm
lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh: đền,
năm và trở thành một trong những sinh hoạt
chùa, miếu, … Hầu hết các di tích này đều gắn
văn hóa tinh thần tiêu biểu của cư dân trên
liền với tín ngưỡng, tôn giáo và là nơi tổ chức
hòn đảo này. Lễ hội diễn ra tại Âm Linh Tự, đình
thực hành tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc là nơi ghi
An Vĩnh và mộ lính đội Hoàng Sa vào khoảng
nhớ, tưởng niệm các anh hùng có công trong
tháng 3 âm lịch. Lễ Khao lề thế lính thể hiện
công cuộc dựng nước và giữ nước.
sự tôn kính và là một hình thức tôn vinh của
Để có không gian nhằm thực hành các nghi
những người đang sống đối với những người
lễ, ngư dân, nhất là ngư dân từ Trung Bộ trở
đã khuất vì chủ quyền dân tộc.
vào từ lâu đời đã xây dựng nên những “Lăng
“Có thể nói, dưới các triều đại quân chủ
ông Nam Hải” đồ sộ. Đối với ngư dân Lăng
của nước ta, đặc biệt là dưới triều Nguyễn, bên
ông có vai trò như là đình làng. Lăng vừa là
cạnh các hoạt động chính trị quân sự, kinh tế. .
nơi thờ cá Ông (như là Thành hoàng làng - có
thì Nhà nước rất chú ý đến đời sống tâm linh
sắc phong của các vương triều), vừa là nơi để
của người dân và chủ động có ý thức tạo lập
sinh hoạt cộng đồng. Lăng cũng là nơi để lưu
các công trình tín ngưỡng/văn hóa một mặt
giữ nhiều bộ xương cá Ông Voi (có những lăng
là nhằm thỏa mãn đời sống tín ngưỡng của
đến nay còn lưu giử hàng trăm bộ). Lăng cũng
người dân, mặt khác với các công trình kiến
là không gian để thực hành tín ngưỡng và tổ
trúc về tín ngưỡng/văn hóa đấy mà “cắm mốc”
chức lễ hội. Tín ngưỡng và tập tục thực hành
biên cương biển - đảo của người Việt (phỏng
tín ngưỡng thờ cá Ông Voi của ngư dân Việt
vấn PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu - Bảo tàng Dân
Nam đã tạo nên một hệ thống các giá trị vật tộc học).
thể và phi vật thể to lớn và quý báu. Lăng của
vạn Thủy Tú (Bình Thuận), lăng thờ cá Ông đã
Liên quan đến biển, các cộng đồng cư dân
được công nhận là Di sản văn hóa - lịch sử cấp
đã hình thành nên một hệ thống các tri thức
quốc gia và Lễ hội Nghinh Ông Khánh Hòa (với
có liên quan đến môi trường biển, cách thức
các hoạt động chính là rước sắc, Nghinh Ông,
chế tạo, kỹ thuật đánh bắt cá và chế biến thủy
trình diễn Bả trạo...) cũng đã được xếp hạng là
hải sản. Kho tàng tri thức bản địa của cư dân
Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Dọc ven biển rất phong phú.
theo ven biển miền Trung có hàng trăm lăng
Đó là tri thức về các dòng hải lưu, về thủy
Cá Ông như lăng của vạn Thủy Tú và lễ hội
triều và các “con nước”, về các luồng lạch, các
Nghinh Ông cũng rất phổ biến ở khu vực này.
cửa sông và đầm phá ven biển, về khí hậu các
Các di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu
mùa gắn với gió mùa, về các tập đoàn sinh vật,
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
động vật sống dưới biển hết sức phong phú
trên vùng biển đảo còn lưu lại các tên đất, tên
và đa dạng (…) Các tri thức này được tích lũy
người trong các cuộc kháng chiến chống quân
trong trí nhớ của ngư dân, trong thực hành
xâm lược thời quân chủ, phong kiến như các di
nghề nghiệp, trong các câu thành ngữ, tục
tích về chiến thắng Bạch Đằng trên vùng biển
ngữ, ca dao, hò, vè, truyện cổ… (1, tr.125).
Quảng Ninh, Hải Phòng. Các di tích tôn vinh
4. Thiết chế văn hóa liên quan đến biển đảo
những người có công đánh giặc giữ gìn biển
Thiết chế văn hóa trong không gian văn
đảo như đình Quan Lạn, đền Trần Khánh Dư ở
hóa biển đảo ở nước ta rất phong phú, đa
Vân Đồn (Quảng Ninh). Đền thờ Nguyễn Trung NGHIÊN CỨU Số 22 - Tháng 12 - 2017 VĂ N HÓA 59 NGHIÊN CỨU VĂ N HÓA
Trực ở Rạch Giá (Kiên Giang) tôn vinh người
thần, đồng thời là động lực cho chúng ta hội
anh hùng đã lãnh đạo nhân dân địa phương nhập và phát triển.
đứng lên đánh Tây cuối thế kỷ XIX, bị bắt địch
Bảo vệ và phát triển văn hóa biển đảo phải ở Phú Quốc.
dựa vào cộng đồng cư dân biển đảo. Ngày nay,
Trong loại hình di tích lịch sử vùng biển đảo
Đảng và Nhà nước cần đề cao hơn nữa vai trò
còn có những di tích mang tính đặc thù, khi
của cộng đồng trong việc giữ gìn và phát huy
nhắc đến tên di tích là người ta nghĩ ngay đến
giá trị văn hóa biển đảo.
hình ảnh biển đảo với những ngọn hải đăng M.T.T.H
(Vũng Tàu), xưởng đóng tàu thuyền (Ba Son-
(Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam)
thành phố Hồ Chí Minh). Những di tích này
phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của Tài liệu tham khảo
ngành hàng hải nước ta, một ngành gắn bó
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng
chặt chẽ với đời sống biển đảo đã vài thế kỷ.
Di sản Văn hóa quốc gia (2015), Văn hóa biển đảo
Di sản văn hóa trong không gian văn hóa
- Bảo vệ và phát huy giá trị, Kỷ yếu hội thảo. Nxb.
biển đảo nước ta ngày càng có vai trò quan Thế giới, Hà Nội.
trọng trong việc xác định các giá trị văn hóa
2. Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về
truyền thống và chủ quyền thiêng liêng của
văn hóa biển, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
đất nước trên vùng biển đảo. Thời gian vừa Minh, TP. HCM.
qua, Nhà nước đã chú trọng đến công tác
3. Tài liệu phỏng vấn đề tài nghiên cứu khoa
kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng cho các di tích, các
học cấp Bộ “Quản lý văn hóa biển đảo - bảo tồn và
thiết chế văn hóa. Tuy nhiên, do giao thông đi
phát huy giá trị”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
lại khó khăn nên các hoạt động bảo vệ các di 2017.
tích này cũng có những đặc thù riêng. Đa phần
vật liệu để tu bổ di tích được đưa từ đất liền
ra nên giá thành tăng cao. Di tích nằm trong
Ngày nhận bài: 25 - 9 - 2017
môi trường biển rất nhanh xuống cấp do tác
động của khí hậu, mưa,gió, bão, nước mặn...
Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 12 - 2017
Việc phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 12 - 2017
khó khăn. Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa trong không gian biển đảo phải
được coi là một hoạt động thường xuyên, liên
tục, với những kế hoạch dài hơi. Kết luận
Nhìn về quá khứ, từ hành động của tiền
nhân có thể giúp chúng ta trả lời hiện tại và
dự đoán tương lai. Biển Đông hiện nay là một
vùng “biển động”. Nhưng Việt Nam sẽ ứng xử
theo văn hóa Việt Nam để khẳng định vị thế
và vai trò xứng đáng của mình. Truyền thống
hướng biển của ông cha sẽ là nền tảng tinh 60