Tiểu luận về Chất lượng sản phẩm | Quản trị học | Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM
Mẫu tiểu luận môn Quản trị học với đề tài về Chất lượng sản phẩm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn:
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 27879799 LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để
lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém
chất lượng, không bảo ảm an toàn ểđ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất
trong nước và lợi ích quốc gia. Chất lượng sản phẩm không những là thước đo quan
trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ
kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Như Tim Cook – CEO của Apple từng đưa ra nhận định “Giá cả khá quan trọng
nhưng chất lượng quan trọng hơn. Một sản phẩm rẻ sẽ làm hài lòng lúc mua nhưng khi
mang về nhà sử dụng nó thì niềm vui ó sẽ không còn nữa”. Như vậy, một sản phẩm có
chất lượng tốt luôn là mong muốn của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không chỉ
ơn thuần là lời giới thiệu thông qua các công cụ truyền thông như quảng cáo, PR mà đó
là cảm nhận, trải nghiệm, ánh giá, hành ộng của khách hàng trước, trong quá trình và
sau khi sử dụng sản phẩm ó. Yếu tố này đi cùng với hình ảnh thương hiệu và sự phát
triển của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Hơn thế nữa, chất lượng sản phẩm liên
quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, tài sản và môi trường. Vì thế,
việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo
sức khỏe cho mọi người.
Tóm lại, chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề ược quan tâm hàng đầu, nên nhóm đã
chọn đề tài “Chất lượng sản phẩm” làm đề tài tiểu luận cho môn Quản trị học. 1 lOMoARcPSD| 27879799 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ... .. ..... ...................... .. ..................... 3
1.1. KHÁI NIỆM ... .. ..... ...................... .. ..... ...................... ........ ...................... .. ..... ................... 3
1.2. MỘT SỐ THUỘC TÍNH... ........ ...................... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... . 3
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ... ........ ...................... .. ..... ...................... .. ..... ...................... . 3
1.3.1. Yếu tố bên ngoài ... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... ......................... ............ 3
1.3.2. Yếu tố bên trong ...... ............................ .. ..... ...................... .. ..... ...................... ........ ....... 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC ... .. ..... ...................... . 6
2.1. THỰC TRẠNG ... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..................... 6
2.2. NGUYÊN NHÂN ... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ............................ .. ..... ........... 6
2.2.1. Nguyên nhân trực tiếp ...... ............................ .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. .... 6
2.2.2. Nguyên nhân gián tiếp ... .. ..... ...................... .. ..... ......................... ............................... ... 6
2.3. HẬU QUẢ ... ........ ...................... .. ..... ...................... .. ..... ......................... ............................ 8
2.3.1. Đối với doanh nghiệp ... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... 8
2.3.2. Đối với người tiêu dùng ... .. ..... ...................... .. ............................ .. ..... ...................... .. . 8
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ...... ..... ...................... ........ .............. 10
3.1. VAI TRÒ ... .. ..... ...................... .. ..... ......................... ............................ ........ ...................... 10
3.2. GIẢI PHÁP ... .. ..... ......................... ..... ...................... ........ ...................... .. ..... ................... 10
3.2.1. Về phía Nhà nước ... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... ......................... ..... .. 10
3.2.2. Về phía doanh nghiệp... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ..... ...................... .. ... 11
3.2.3. Về phía người tiêu dùng ... .. ..... ...................... .. ............................ .. ..... ...................... .. 11
KẾT LUẬN ... .. ..... ...................... .. ............................... ..... ......................... ..... ...................... ....... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... ........ ...................... ........ ...................... ........ ...................... ........ ........ 13 2 lOMoARcPSD| 27879799
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1.1. KHÁI NIỆM
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính và đặc iểm của sản phẩm, đáp ứng
yêu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng, làm cho sản phẩm có giá trị sử dụng. Sản
phẩm chất lượng cao sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm hài lòng và nâng cao uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, những sản phẩm kém chất lượng có
thể mang đến nguy hiểm cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. 1.2. MỘT SỐ THUỘC TÍNH
Sản phẩm nào cũng bao gồm nhiều thuộc tính đặc trưng, có giá trị áp ứng nhu cầu
của con người. Chất lượng của các tính năng này phản ánh mức chất lượng mà sản phẩm
này đạt ược. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm ược biểu hiện bằng tập hợp các
thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khác
nhau. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm: tính
năng hoạt động, đặc tính, độ tin cậy, phù hợp, độ bền, khả năng dịch vụ, thẩm mỹ, tính
an toàn, chất lượng được cảm nhận, yếu tố kinh tế.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào mức chất lượng của từng đặc tính trên
và những tác động tổng hợp của chúng. Mỗi thuộc tính có một ý nghĩa khác nhau tùy
thuộc vào loại sản phẩm, mục đích sử dụng của sản phẩm, mục đích sử dụng và yêu cầu của người tiêu dùng.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Việc tạo ra và hoàn thiện chất lượng sản phẩm chịu nhiều tác động từ yếu tố bên
trong và yếu tố bên ngoài: 1.3.1. Yếu tố bên ngoài
Sự tác động của nền kinh tế: Ở mọi trình độ và mục ích, chất lượng sản phẩm
luôn phải chịu sự chi phối của điều kiện và nhu cầu cụ thể của nền kinh tế được thể hiện qua:
Nhu cầu thị trường: Xu hướng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc
vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu thị trường. Do vậy trước khi tạo ra sản
phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành điều tra kỹ về nhu cầu thị trường, phân tích môi 3 lOMoARcPSD| 27879799
trường kinh tế - xã hội, nắm bắt các yêu cầu chất lượng cụ thể của khách hàng cũng như
phong tục tập quán, văn hóa, lối sống,…
Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: Để lựa chọn mức chất lượng phù hợp với thị
trường và sự phát triển chung của xã hội, doanh nghiệp cần phải xác định khả năng kinh
tế (nguồn lực, tích lũy, đầu tư,…) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là các thiết bị công nghệ
và kỹ năng cần thiết).
Chính sách kinh tế: Hướng đầu tư, hướng phát triển của một loại sản phẩm cụ thể
và mức độ thỏa mãn các loại nhu cầu được thể hiện trong chính sách kinh tế. Bởi các
chính sách này đóng vai trò quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ kỹ thuật: Ngày nay, khi khoa học - kỹ
thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu thì chất lượng mỗi sản phẩm đều
có mối quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng chặt chẽ của sự phát triển của khoa học công nghệ:
Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế: Bằng việc nghiên cứu, ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các loại vật liệu mới có thể ( đặc biệt là từ các
nguyên liệu sẵn có) hoặc tạo ra các tính chất đặc thù mới cho sản phẩm, hoặc thay thế
sản phẩm cũ nhưng vẫn duy trì các tính chất cơ bản của nó.
Cải tiến hay đổi mới công nghệ: Với một sản phẩm đã ược xác định, chỉ có thể đạt
được mức chất lượng cao nhất bằng một công nghệ tương ứng với nó. Công nghệ sản
xuất càng tiên tiến, càng tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn.
Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới: Bằng việc áp dụng các kỹ thuật tiên
tiến, các đặc tính hoặc giá trị công dụng của sản phẩm hiện có được cải thiện, nâng cao
hơn để phù hợp hơn với mục đích và yêu cầu sử dụng.
Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Mọi tổ chức đều hoạt ộng trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó
môi trường pháp lý với các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp
và chủ yếu đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.2. Yếu tố bên trong
Bên cạnh các yếu tố tác động từ bên ngoài, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc
vào quá trình sản xuất của tổ chức. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản
xuất phải đặc biệt quan tâm ến 4 yếu tố cơ bản (quy tắc 4M): 4 lOMoARcPSD| 27879799
Men - Con người: Con người là lực lượng lao động trong tổ chức (bao gồm tất cả
các thành viên của tổ chức, từ cán bộ lãnh ạđo các cấp đến nhân viên thừa hành). Trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm và sự sẵn sàng hợp tác của các thành
viên trong hệ thống sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.
Methods - Phương pháp: Các phương pháp bao gồm phương pháp công nghệ, trình
độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của tổ chức. Với phương pháp công nghệ phù
hợp, với trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo ra những điều kiện cho
tổ chức để có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực đang hiện có, góp phần phát huy hiệu quả của sản phẩm.
Machines - Thiết bị: Thiết bị có vai trò quyết định khả năng kỹ thuật của sản phẩm.
Trên cơ sở lựa chọn thiết bị tiên tiến, người ta có khả năng nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để ngày
càng áp ứng nhu cầu của khách hàng
Materials - Nguyên, vật liệu: Một trong những yếu tố đầu vào góp phần cấu thành
sản phẩm và hình thành nên các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Nguyên vật
liệu được ảm bảo các yêu cầu về chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, thời hạn
sẽ giúp cho chất lượng sản phẩm đạt được tốt nhất. 5 lOMoARcPSD| 27879799
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC 2.1. THỰC TRẠNG
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế, nhiều vấn đề
được đặt ra cần Nhà nước quan tâm giải quyết, trong đó dư luận rất bức xúc trước sự
xuất hiện của hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mẫu mã đa dạng, giá cả “mềm dẻo”,
đặc biệt là cực kì phong phú về chủng loại, cần gì có đó. Điều nguy hiểm là ngoài việc
gây thiệt hại về kinh tế, nó còn ảnh hưởng nặng nề ếđn sức khỏe của người tiêu dùng.
Điển hình là thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh giả, kém chất lượng sẽ khiến bệnh
tật sinh sôi, nảy nở trong cơ thể những “thượng đế” buông thả, thiếu hiểu biết và tham lam.
Hầu hết các thương hiệu lớn ược nhiều người tin dùng đều có nguy cơ bị làm giả,
làm nhái. Hậu quả là làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả,
khiến khách hàng không còn tin tưởng, dẫn đến việc quay lưng với sản phẩm. Mặt khác,
vì có lợi thế về giá cả mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng suy giảm lợi nhuận trầm trọng. 2.2. NGUYÊN NHÂN
2.2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân sở dĩ hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng là do lợi nhuận mà nó
mang lại, lôi kéo một số đối tượng tham lam vô độ. Một sản phẩm làm giả có thể đưa lại
lợi nhuận gấp đôi, gấp 5, thậm chí gấp 10 lần, do đó họ bất chấp lương tri, không màng
đến hậu quả gây ra cho người tiêu dùng và xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân gián tiếp
Do sự bất cập trong cơ chế quản lý:
Khi lý giải về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay, nhiều người cho
rằng nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp, xử phạt vi phạm chưa đủ mạnh.
Hiện có tới 5 cơ quan hành chính có thẩm quyền xử lý hành chính xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, bao gồm cơ quan quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành Khoa học -
Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công an kinh tế, UBND các cấp cùng cơ quan
hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu. cấp ủy các cấp kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Dù 6 lOMoARcPSD| 27879799
quyền lực quản lý và kiểm tra rất lớn nhưng không mạnh. Do hoạt động phân tán, không
đồng bộ, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo giữa các cơ sở nên dù có sự kiểm tra của 5
cơ sở trên nhưng vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan không kiểm soát.
Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng không có nhiều thông tin về hàng hóa họ mua, họ chỉ dựa vào
thông tin trên bao bì hoặc tìm hiểu thông tin từ người bán. Một số người mua nhầm hàng
giả vì họ nhẹ dạ cả tin, không phân biệt ược thật hay giả, tuy nhiên vẫn có một số người
biết mình mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn phải chấp nhận
vì loại hàng này vừa với túi tiền của họ. Nhiều đối tượng gián tiếp đưa hàng giả, hàng
nhái vào phân phối, tiêu thụ khiến cho hàng giả chiếm thị phần ngày càng nhiều trên thị trường.
Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo:
Thứ nhất: Người tiêu dùng hầu như không có bất cứ chứng chỉ, hóa đơn nào để
chứng minh quá trình giao dịch. Hay ngay khi có hóa đơn như mua hàng trong siêu thị,
họ chỉ coi hóa đơn một lần để kiểm tra lại số lượng hàng hóa, giá cả mình đã mua và
thường vứt nó đi trước khi sử dụng hàng hóa. Vì thói quen này, họ chỉ có thể “rút kinh
nghiệm” khi “sự việc đã xảy ra” vì không có cơ sở để thu hồi, truy tố.
Thứ hai: Do cội nguồn của nền văn minh nông nghiệp và văn hóa truyền thống
nghĩa tình, nên người Việt Nam có quan niệm “Một bồ cái lý không bằng một tý cái
tình”. Vì vậy, ngay cả những người “cầm cân nảy mực” nhiều nơi vẫn có xu hướng
khuyến khích các bên “tự thân giải quyết”,”tự giảng hòa”chứ nhất quyết không nhờ đến pháp luật.
Thứ ba: Người tiêu dùng rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất, bằng vũ lực của
những kẻ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chính điều này
gây khó khăn rất lớn trong quá trình xử lý hành vi vi phạm của những đối tượng sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thứ tư: Do phần lớn sự hiểu biết người dân về luật pháp khá hạn hẹp nên có muốn
kiện họ cũng không biết nên bắt đầu với những thủ tục gì, cộng thêm quan niệm "vô
phúc áo tụng đình" nên nếu có mua phải hàng “ đểu” cũng ngậm ngùi cho qua chứ kiện
tụng lại “rước họa vào thân”. 7 lOMoARcPSD| 27879799
Thứ năm: Đi khiếu nại đồng nghĩa với tốn công, phí sức… Do đó, ốđi với những
món hàng có trị giá nhỏ (vài trăm ngàn) thì dù có thắng kiện đi chăng nữa thì vẫn lỗ.
Thứ sáu: Những người thực sự tâm huyết và muốn “ đấu tranh” với vấn nạn
hàng giả, hàng kém chất lượng đến cùng lại bị cản trở bởi nạn tham nhũng, tham ô; đe
dọa từ các thế lực “băng nhóm”, đặc biệt là khó khăn trong việc thuê dịch vụ pháp lý,
thuê luật sư, khởi kiện . .
Do ý thức tự bảo vệ mình từ phía doanh nghiệp:
Các tổ chức, doanh nghiệp chưa có các giải pháp để bảo vệ mình và người tiêu
dùng trước nguy cơ hàng giả, và các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò của
mình. Doanh nghiệp chưa xây dựng cầu nối xác thực sản phẩm với người tiêu dùng, ưa
toàn bộ thông tin của thương nhân lên sản phẩm và ghi nhận phản ứng của người tiêu
dùng đối với thương nhân.
Hiện nay, những người buôn bán chân chính chỉ có thể cầu cứu các cơ quan có
thẩm quyền chứ chưa có nhiều biện pháp giúp khách hàng phân biệt hàng sản xuất với
hàng nhái; chưa có nhiều giải pháp để giảm chi phí nguồn lực để giải quyết các vấn ềđ
liên quan đến hàng giả. 2.3. HẬU QUẢ
2.3.1. Đối với doanh nghiệp
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng nhái thương hiệu như mỹ phẩm
3CE, mỹ phẩm Innisfree,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu. Trước hết, việc
làm giả một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ khiến nhãn hiệu đó mất khách hàng, khiến người
dùng hiểu nhầm, từ đó có ác cảm với nhãn hiệu, uy tín của nhãn hiệu cũng giảm sút. Mặt
khác, hàng giả thường rẻ hơn hàng thật, đây cũng là lý do khiến người dân đổ xô mua
hàng giả, khiến hàng thật lâm vào tình trạng đế ẩm, doanh số bán hàng suy giảm trầm trọng.
2.3.2. Đối với người tiêu dùng
Sản phẩm giả được làm từ những nguyên vật liệu không an toàn. Khi sử dụng hàng
ngày, việc tiếp xúc dù chỉ với tần suất thấp cũng gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng
đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Ví dụ trong ngành thực phẩm, các sản phẩm thông dụng hàng ngày như nước mắm,
bột nêm, đường cũng bị làm giả. Đây đều là những thực phẩm, đồ uống có vấn đề về an 8 lOMoARcPSD| 27879799
toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng lâu dài có thể gây ngộ độc cấp tính và trở thành nguồn
gốc của các bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, đại tràng, huyết áp, tim mạch.
Cụ thể là Đường Biên Hòa chất lượng cao chế biến từ mía với công nghệ hiện đại,
không sử dụng hóa chất, một sản phẩm uy tín được rất nhiều người tin dùng. Thế nhưng
đã xuất hiện hàng nhái Đường Biên Hòa có mẫu mã và thiết kế gần như 100% hàng thật:
sản phẩm đường giả được đóng gói với bao bì có màu sắc và kiểu dáng tương tự sản
phẩm thật, khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn. Sản phẩm của các cơ sở sản xuất bất hợp
pháp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng vì đa phần là hàng
nhập lậu không rõ nguồn gốc, không được sản xuất theo quy trình khép kín. Nếu sử dụng
lâu dài có thể gây ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm. Từ góc độ kinh tế, hàng giả,
hàng nhái đã tác hại lớn đến lợi nhuận, uy tín của những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chân chính. 9 lOMoARcPSD| 27879799
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3.1. VAI TRÒ
Ngày nay, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện và được bán ở mọi nơi với giá
rất rẻ nhưng chất lượng sản phẩm thì không có. Về bên ngoài, thì hàng nhái, hàng kém
chất lượng có thể nhái giống ến 90% nên xét để nhận diện sản phẩm nào là “real” là rất
khó. Việc duy nhất ể chúng ta có thể phân biệt chính là chất lượng sản phẩm. Điều này
cho thấy rằng chất lượng sản phẩm có một tầm quan trọng lớn:
Chất sản phẩm có mối liên hệ vô cùng mạnh mẽ tới sức khỏe của con người, chất
lượng tốt sẽ bảo vệ ược người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tránh ược việc đưa vào
cơ thể những hóa chất độc hại từ những hàng nhái, hàng kém chất lượng mang lại.
Chất lượng giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin, vị thế trong lòng người tiêu dùng
và sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của họ. Chất lượng cũng có thể quyết định đến tâm trạng
của người tiêu dùng, họ sẽ thấy vui, thoải mái và hài lòng khi sử dụng sản phẩm tốt,
ngược lại thì họ cũng sẽ có thái độ bực bội, khó chịu khi sử dụng đồ nhái, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, một sản phẩm có chất lượng tốt còn giúp doanh nghiệp bảo vệ ược
danh tiếng và hình ảnh, tránh trường hợp bị em so sánh rằng hàng nhái lại tốt hơn hàng
chính hãng và cũng có thể ảnh hưởng ến uy tín của doanh nghiệp. Một khi chất lượng
sản phẩm tốt, nó sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được trình trạng ô nhiễm môi trường
do không phải sử dụng những hóa chất, thuốc không rõ nguồn gốc. Và trong bối cảnh
xã hội phát triển và toàn cầu hóa như hiện nay, thì chất lượng sản phẩm giúp doanh
nghiệp tạo lập được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, mở rộng được
thị trường trong nước và trên toàn thế giới, đẩy mạnh hội nhập và giao lưu kinh tế. 3.2. GIẢI PHÁP
3.2.1. Về phía Nhà nước
Nhà nước nghiêm cấm nhập lậu và xử lý nghiêm đối với những cơ sở sản xuất hàng
giả, hàng kém chất lượng. Sử dụng các giải pháp chứng thực hàng hóa để bảo vệ người
tiêu dùng cũng như doanh nghiệp trước mối đe dọa từ hàng giả, hàng nhái.
Tăng cường theo dõi, rà soát, phân loại các đối tượng để có những biện pháp tuyên
truyền, giám sát, quản lý nhằm ngăn chặn kịp thời gian lận thương mại, hàng giả xuất hiện trên thị trường. 10 lOMoARcPSD| 27879799
3.2.2. Về phía doanh nghiệp
Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tem chống hàng giả giúp giảm thiểu rủi ro
hàng giả, hàng nhái. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những giải pháp chống
hàng giả hiệu quả được nhiều công ty áp dụng để chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu
doanh nghiệp. Khách hàng sử dụng tem để xác minh hàng thật giả bằng cách nhập số
seri trên ứng dụng diđ ộng hoặc trực tiếp qua trang web hoặc xác minh thông qua mã QR.
Thiết lập mối quan hệ có uy tín đối với nhà cung ứng nguyên vật liệu và với khách hàng.
Doanh nghiệp không được buông lỏng, xem nhẹ việc quản lý, giám sát tiêu thụ hàng
hoá của mình, khôngđ ược xem việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp
luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể trực tiếp gửi đơn khiếu nại hoặc
thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại sự việc với Cục Sở hữu trí tuệ.
3.2.3. Về phía người tiêu dùng
Để tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần cảnh giác
khi mua hàng và có ý thức thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái,
hàng giả, hàng kém chất lượng; tuyệt đối không mua hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,
không tem mác, không hóa đơn chứng từ. Mục đích ể bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của
chính mình, đồng thời báo cho cơ quan chức năng và các bên liên quan để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. KẾT LUẬN
Tóm lại, chất lượng sản phẩm luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu bởi nó có ý
nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Để có một
sản phẩm có chất lượng tốt và áp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng phải phụ thuộc
rất nhiều yếu tố. Thế nhưng,hiện nay thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng ngày càng phổ biến ở nước ta. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này
như do sự bất cập trong cơ chế quản lý, do người tiêu dùng,… Và nếu chúng ta không
ngăn chặn điều này sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.
Vì vậy, cuộc ấu tranh ối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là
công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn 11 lOMoARcPSD| 27879799
xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ
hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có
làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi ược vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng đang tràn lan hiện nay. 12 lOMoARcPSD| 27879799 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chất lượng sản phẩm là gì? Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sản
phẩm, truy cập tại lagi/#Chat_luong_san_pham_la_gi>
2. BÀN VỀ THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN
NẠN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI, truy cập tại vethuc-trang-nguyen-nhan-va-mot-so-giai-phap-cho-van-nan-hang-gia-hang- nhai.html>
3. VẤN NẠN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP, truy cập tại hangnhai-hang-kem-cht-lung>
4. Khái niệm và thuộc tính của sản phẩm, truy cập tại
5. Báo ộng tình trạng nhái sản phẩm Đường Biên Hoà, truy cập tại
sanpham-duong-bien-hoa-133934.html&mobile=yes&=1>
6. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt & Đinh
Phượng Vương. (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Thống Kê.
7. GS.TS. Nguyễn Đình Phan. (2005), Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ
chức, NXB Lao ộng – Xã hội.
8. Các yếu tố ảnh hưởng ến chất lượng sản phẩm, truy cập tại 13