Tiểu luận về quan điểm của Albert Einstein - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Qua các tài liệu do chính ông hoặc các tác giả khác viết về ông, xuất bản trong sách hoặc đăng trên Internet, cũng như thư từ trao đổi giữa ông với các nhà khoa học khác và những người đã hỏi ý kiến ông, chúng ta biết rằng Einstein không chỉ là một khoa học thiên tài, mà còn là một nhà triết học vĩ đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Albert Einstein (18791955) là một nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc, người đã phát
minh ra thuyết tương đối. Albert Einstein nổi tiếng không chỉ với những đóng
góp cho khoa học mà còn có những ý kiến về nhiều vấn đề chính trị - xã hội.
Qua các tài liệu do chính ông hoặc các tác giả khác viết về ông, xuất bản trong
sách hoặc đăng trên Internet, cũng như thư từ trao đổi giữa ông với các nhà
khoa học khác và những người đã hỏi ý kiến ông, chúng ta biết rằng Einstein
không chỉ là một khoa học thiên tài, mà còn là một nhà triết học vĩ đại. Những
quan niệm triết học của ông bao hàm nhiều lĩnh vực quan trọng, từ những câu
hỏi bản thể luận, nhận thức luận đến những câu hỏi về chính trị, tôn giáo, nhân
quyền, hòa bình đều thấm nhuần chủ nghĩa duy vật biện chứng và tính nhân văn
sâu sắc. Từ chối niềm tin mù quáng. Nó nhấn mạnh đến phương pháp giáo dục
tư duy độc lập và sáng tạo trên tinh thần phản biện. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay, hầu hết mọi người chỉ biết Einstein là một thiên tài vật lý của thế kỷ 20,
người biết rất ít về những ý tưởng chính trị và xã hội đặc biệt của ông. Việc
nghiên cứu tư tưởng chính trị và xã hội của Albert Einstein có tầm quan trọng
lớn không chỉ để hiểu biết sâu sắc. Kiến thức về tư tưởng triết học của một nhà
khoa học thiên tài mà còn giúp chứng minh tính đúng đắn của triết học duy vật
biện chứng, sự cần thiết của chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng nó vào công cuộc
đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. “Tư duy phê phán độc lập” là một trong
những kĩ năng quan trọng và cần thiết ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nền
giáo dục truyền thống đã làm phá vỡ đi lối tư duy ấy, buộc người học phải tuân
theo những quy chuẩn cứng nhắc trong cách nhìn của người dạy thay vì khuyến
khích họ tự tạo ra cái nhìn riêng cho mình. Đây cũng chính là lí do học sinh chỉ
nêu lên quan điểm – cái mà thầy cô nghĩ và muốn nghe thay vì sự sáng tạo độc
lập trong suy nghĩ của chính mình. Khả năng tư duy độc lập và lý lẽ vững chắc
sẽ giúp chúng ta phát triển bản thân, tìm hiểu những vấn đề phức tạp để đưa ra
sự giải quyết và lựa chọn. Khi có tư duy độc lập ta tiếp nhận được kiến thức, bài
học như là một thế giới bí ẩn đang chờ được khám phá, là những món quà vô
giá chứ không đơn thuần chỉ là một bài học dưới sự nhồi nhét để rồi trở thành
những nhiệm vụ chán ngán đến mức không cần thiết phải học. Thiếu đi tư duy
độc lập, con người sẽ dễ bị sa ngã vào những tệ nạn, dễ dàng chạy theo những
người khác và có những suy nghĩ tiêu cực. Hay nói cách khác, họ là những công
cụ để nhồi nhét những tư tưởng, quan điểm đã có sẵn được cho là đúng để rồi
dần trở thành những con người nông cạn, tệ hơn là trở thành những kẻ vô văn
hoá. Giáo dục thông minh không phải là nhồi nhét, áp đặt điểm số mà là đề cao
tính sáng tạo, độc lập trong tư duy. Đó mới chính là trọng tâm của đề tài. Nhìn
nhận vấn đề một cách khách quan, hiểu được tầm quan trọng của “tư duy độc
lập” trong việc giáo dục, đây là lý do tôi mà chọn đề tài “Bản chất của một nền
giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển và những
người trẻ tuổi, một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét [hệ
thống điểm số]. Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa.
Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là một
quà tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm.”
B. NỘI DUNG
I. NHẬN ĐỊNH QUAN ĐIỂM
Như chúng ta thấy, tư duy độc lập là điều cốt yếu cần phải có ở những người
trẻ. Đặc biệt, trong giáo dục nên chú ý đến việc phát triển tư duy độc lập cho
người học chứ không phải là những kiến thức được nhồi nhét và có sẵn. Vậy tư
duy độc lập là gì? Đó chính là lối tư duy, suy nghĩ không rập khuôn, là khả năng
nghiên cứu, tự tìm tòi để đúc kết lại thành một kinh nghiệm. Nó giúp cho con
người ta nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn, hiểu được những vấn đề phức
tạp để đưa ra cái nhìn và sự lựa chọn chuẩn xác hơn. Nếu trẻ nhỏ, ngay từ bé
được giáo dục theo hướng để tư duy độc lập tự phát triển thì sẽ rất dễ dàng tiếp
thu kiến thức, và rõ ràng đó chính là một bước để phát triển tương lai cho chúng
sau này. Nếu không có tư duy độc lập, con người rất phải dễ sa vào các tệ nạn,
có những hành động và suy nghĩ tiêu cực, cuối cùng rồi dần trở thành những kẻ
vô văn hoá và nông cạn. Cuối cùng, mục đích của tư duy độc lập cũng chỉ là để
phát triển sự tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập giải quyết vấn đề trong mọi
trường hợp xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thế nhưng, chúng ta
dễ nhìn thấy ngày nay giáo dục đang khiến cho tư duy độc lập của một đứa trẻ
trở nên hạn hẹp hơn, chính vì cách giáo dục rập khuôn, người học không được
tạo ra những quan điểm, suy nghĩ riêng cho mình về một vấn đề gì đó mà phải
theo lối suy nghĩ của thầy cô. Chính điều đó có thể sẽ biến một thế hệ trẻ trở
nên ỷ lại, không chịu suy nghĩ, đề cao sự sáng tạo trong tư duy và lâu dần sẽ trở
thành những con người hạn hẹp hiểu biết và nông cạn.
Nhà giáo Phạm Toàn đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra lời phát biểu
rằng: “Trẻ em hiện nay đến lớp học chỉ để tiếp cận một khối lượng kiến thức
một cách thụ động. Thậm chí còn không tiếp thu hết mà phải bổ sung bằng việc
tham gia các lớp học thêm. Cách đào tạo thế hệ tương lai như thế này chắc chắn
sẽ sinh ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập và không có tư duy độc
lập sẽ biến bạn thành nô lệ.” hay một giáo sư nổi tiếng Pierre Darriulat đã từng
có câu nói khiến cho chúng ta phải suy ngẫm nhiều hơn về tư duy độc lập cho
thế hệ trẻ ngày nay: “Hãy truyền đam mê nghiên cứu, sáng tạo cho lớp trẻ.” Qua
hai quan điểm này, ta nhận thấy rằng tư duy độc lập là một cái gì đó rất quan
trọng ở giới trẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của chúng nếu
như không được giáo dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chỉ có
những người có cái nhìn độc lập khác thì mới trở thành những người thành công
vượt bậc. Chúng ta hãy nhìn các nhà phát kiến thành công như: Steve Jobs
không theo quan niệm truyền thống cho rằng máy tính phải là lớn (học thuyết
của IBM), và do đó đã tạo ra máy tính cá nhân. Bill Gates bỏ Harvard để thành
lập Microsoft, ông không theo lối suy nghĩ truyền thống, đó là hoàn thành tấm
bằng Harvard là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Jeff Bezos tập trung
vào việc tạo ra nhiều giá trị và sự tiện lợi hơn cho khách hàng, và không tuân
theo lối suy nghĩ truyền thống rằng lợi nhuận là quan trọng nhất đối với sự
thành công của công ty. Tất cả họ đều rất thành công trên con đường mà họ đã
chọn. Vậy lí do đó là gì? Sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của
họ, nhưng không thể phủ nhận rằng “tư duy độc lập” chính là chìa khoá đầu
tiên dẫn họ đến sự thành công. Chính vì cái nhìn khác, độc lập so với những
định kiến mà xã hội quy định, hay có sẵn những người như Bill Gates, Steve
Jobs đã tạo ra thế giới thành công cho riêng họ.Vì vậy mà những người thành
công thường có lối đi riêng của chính mình. Và cái được gọi là “lối đi riêng”
ấy chính là sự độc lập trong tư duy và suy nghĩ.
Những người thành công, tài năng và giàu có trên hành tinh này có những bí
quyết riêng để có được thành công ngày hôm nay. Họ luôn có những phương
pháp riêng. Luôn có những điểm khác biệt về tính cách cơ bản nhất giữa những
người thành công và chúng ta. Tất cả những điểm khác biệt ấy của họ đều nhờ
vào lối suy nghĩ độc lập, không theo một khuôn mẫu nào có sắn hay một sự
nhồi nhét nào. Sự khác biệt giữa những người bình thường và những người có
tư duy độc lập là ở độ thành công và phát triển của họ sau khi rời khỏi ghế nhà
trường.Ngược lại, những người thất bại, họ chỉ làm theo những điều đã được
dạy và có sẵn, chính điều đó đã làm mất đi khả năng tư duy để giải quyết vấn đề
trong mọi trường hợp cấp bách. Thực ra bản thân chúng ta cũng chỉ là những
đứa trẻ được cha mẹ bao bọc cẩn thận, được thầy cô và nhà trường dạy dỗ
chúng ta cách an toàn nhất, lâu dần chúng ta trở nên yếu đuối, mất dần sức
mạnh chống chọi với cuộc sống bởi do một hệ thống nhồi nhét, chỉ trọng điểm
số. Tư duy độc lập và suy nghĩ riêng của học sinh không được ưu tiên hàng đầu
mà thay vào đó là suy nghĩ theo một rập khuôn nhất định, nếu thoát ra khỏi rập
khuôn ấy, điểm số của họ sẽ bị đe doạ và họ sẽ không dám tiếp tục đưa ra những
suy nghĩ mang tính cá nhân nữa. Nếu chúng ta không mạnh dạn đưa ra quan
điểm, suy nghĩ của mình khi cảm thấy điều gì đó là chưa hợp lí thì chắc chắn
rằng sau này ta sẽ trở thành một con người yếu đuối, sợ cạm bẫy, con đường
thành công của chúng ta sẽ vô cùng gian nan và khó khăn. Sự nông cạn trong lối
suy nghĩ sẽ không thể nào khiến con người đi xa được hơn trong con đường
tương lai. Và dĩ nhiên, nếu bạn muốn mình trở thành người thành công hay kẻ
yếu đuối thì đó là sự lựa chọn của bạn. Chọn dám đứng lên bày tỏ ra suy nghĩ
của mình hay chỉ rụt rè nghe theo những suy nghĩ mà người khác đã đặt cho bạn
là một điều hết sức quan trọng. Thực tế, bản chất của nền giáo dục là vậy, là một
sự nhồi nhét qua những bài học với lối tư duy rập khuôn. Phải làm như thế nào
để họ cảm thấy những bài học kia thật thú vị, mang đến những món quà quý giá,
có ích cho cuộc sống. Đồng thời, tạo điều kiện hết mức để họ cảm thấy điểm số
không thực sự quan trọng bằng tư duy. Nếu có điểm số cao, chúng ta sẽ được
những phần thưởng ở trường, nhưng nếu không có sự phát triển trong tư duy
độc lập, bạn sẽ mãi chỉ là những con “ếch ngồi đáy giếng”, cơ hội sẽ dần ít đi và
không có được sự thành công trong tương lai. Sự nhồi nhét sẽ khiến ta dễ dàng
sa vào những suy nghĩ, ảnh hưởng tiêu cực để rồi tạo ra một thế hệ nông cạn,
hời hợt và không biết phát triển, đào sâu suy nghĩ.
Dưới góc độ là một sinh viên ngành Y, tôi mong muốn đóng góp cho đề tài
một góc nhìn mới về việc giáo dục như thế nào để người học luôn cảm thấy
thích thú mỗi khi đến lớp, đưa việc phát triển lối tư duy độc lập lên hàng đầu, từ
đó giúp họ tìm tòi, đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề. Đặc
biệt là với sinh viên ngành Y, tư duy độc lập lại càng quan trọng và cấp thiết
hơn, vì nếu chỉ là những con cỗ máy chăm chăm nghe theo sự giảng dạy rập
khuôn ở lý thuyết, sách vở thì sẽ chẳng bao giải quyết được những tình huống
hiểm nguy một cách tốt nhất. Trong những tình huống cấp thiết thì lối suy nghĩ
khác biệt sẽ khiến người bác sĩ tìm ra lựa chọn nào phù hợp và nhanh nhất cho
bệnh nhân – những điều chưa chắc được dạy ở sách vở hay giảng đường mà dựa
trên kinh nghiệm vốn có của bản thân. Như vậy, chúng ta thấy dưới góc độ của
ngành Y, tư duy độc lập thực sự quan trọng và cần thiết thì ở bất kể ngành nghề
nào cũng sẽ như vậy. Nếu không có nó, con người sẽ dần trở nên lạc hậu, đứng
trước những tình huống khó khăn lại không đưa ra được sự lựa chọn nào.
Vì thế, tư duy độc lập rất quan trọng đối với những người trẻ và nó phải
được giáo dục từ rất sớm để giúp họ có được chính kiến riêng cho bản thân
trong cuộc sống, giúp cho việc đưa ra các thông tin một cách thực sự hợp lý và
đúng đắn. Giáo dục là gợi mở để phát triển, giáo dục không phải là sự nhồi nhét
và điểm số.
II. RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN.
1. Nguyên nhân và biểu hiện
a. Nguyên nhân
Ngày nay, tư duy độc lập càng biến mất ở giới trẻ do cách giáo dục không
hợp lí. Không đưa ra những gợi mở để trẻ phát triển mà chỉ yêu cầu chúng làm
theo những khuôn mẫu có sẵn. Chúng hoàn toàn có thể tự đưa ra những ý kiến,
quan điểm riêng cho mình nhưng dưới áp lực của điểm số thì dường như điều
này lại khó khăn hơn. Khoảng mười năm trước, nhiều loại sách tham khảo
dành cho học sinh tràn ngập thị trường. Ai cũng muốn mua thêm sách tham
khảo ngoài sách giáo khoa, để có điều kiện học tập tốt hơn. Cá nhân em học
sinh nào cũng thích có nhiều loại sách tham khảo hay, hay hơn chúng em. Hơn
nữa, trong chương trình mới, ngoài sách giáo khoa, mỗi môn học còn có sách
bài tập cũng do nhóm tác giả sách giáo khoa biên soạn. Dạng bài tập này
không chỉ trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn mở rộng, bổ sung
một số dạng bài tập mới. Có thể nói, học sinh ngày nay dù là sách vở hay tài
liệu học tập đều đã được người lớn trang bị “tận răng”. Chưa nói đến chất
lượng sách tham khảo ở đây. Ở một khía cạnh nào đó, sách tham khảo là cần
thiết đối với học sinh. Nó bổ trợ kiến thức, củng cố và nâng cao nhận thức,
đồng thời giúp học sinh học cách sử dụng sách tham khảo. Nếu không có sách
tham khảo, nhiều em sẽ gặp khó khăn, trở ngại trong học tập và tiếp thu.
Nhưng rất tiếc, trong thực tế, nhiều học sinh không biết cách học những điều
hay, bổ ích từ sách tham khảo mà chỉ biết chép và sử dụng một cách máy móc.
Hình thành lối sống lười học, ỷ lại vào sách tham khảo, lười tư duy, thiếu tinh
thần dám nghĩ dám làm, ham tìm hiểu kỹ, chuyên sâu, ý thức phê phán, truy
tìm nguyên nhân gốc rễ.
Một số học sinh cho rằng sách tham khảo là bảo bối, là cứu tinh của thầy
khi làm bài thi, học tập, làm bài thi. Đôi khi nó quá dễ hình thành thói quen
xấu cho trẻ - khi nhận thức của trẻ còn non nớt và đơn giản. Nói cách khác,
học sinh của chúng ta xa lánh và phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp
giải có sẵn của sách tham khảo. Vì vậy, cả rừng sách tham khảo thường là “thủ
phạm”, là thủ phạm kìm hãm sự chủ động, tích cực học tập của học sinh.
Tớc đây, người ta chú ý đến mặt trái, mặt tiêu cực của sách tham khảo
các bài giải làm sẵn, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Sách tham khảo đôi khi
còn quan trọng hơn chất lượng sách tham khảo vì làm mất mát, xói mòn và cạn
kiệt tư duy, tư duy độc lập, tự chủ của học sinh chúng ta. Điều tra hạn chế, về
lãng phí đất nước và tiền của cha mẹ.
Một nguyên nhân đáng lưu ý là việc dạy học thêm quá nhiều khiến cho
học sinh mất đi tính tư duy, tự học. Mùa hètháng tuổi học trò ngây ngô,
trong sáng, tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh, bị người lớn vô tình hay cố ý
đánh cắp. Phần lớn học phụ đạo trước chương trình, giáo viên giải sẵn
chuẩn bị đầy đủ các bài tập, bài toán trong sách giáo khoa, nhiệm vụ của học
sinh ngồi dưới là cố gắng lắng nghe và cố gắng ghi chép đầy đủ vào vở.
Ngược lại, nhiều em trở nên lười học, học thụ động, suy nghĩ nhiều, đau đầu,
mệt mỏi. Cứ tưởng cái gì cũng biết, cái gì cũng biết trước nên khi đến trường,
vào lớp, tôi không còn hào hứng với những bài giảng, giao tiếp nhóm thường
thấy ngày còn đi học nữa. .Chương trình mới nhưng không khí lớp học vẫn rất
buồn. Cô giáo cảm thấy rất bức xúc. Thực tế, có một nghịch lý đáng buồn, đó
là học sinh chúng ta càng có nhiều sách tham khảo, vào trường thì chất lượng
học tập, thi cử không tốt lên mà ngày càng sa sút. Kết quả, kỳ thi đại học, kì
thi tuyển sinh lớp 10 là minh chứng xác đáng nhất. Tất nhiên, có nhiều nguyên
do dẫn đến thực trạng ấy. Nhưng không thể phủ nhận một trong những nguyên
nhân làm mất đi tính tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh là vì dạy học thêm
tràn lan đã đẩy các em đến chỗ bị bội thực kiến thức, đi học thì nhiều- tự học
lại rất ít. Không còn "đủ sức" để đáp ứng các mùa thi.
Một trong những nguyên nhân tiếp theo đó chính là tâm lí thực dụng
gây ra nhiều tác động tiêu cực. Tâm lí thực dụng của xã hội đang chế ngự, chi
phối chất lượng giáo dục nhà trường, ảnh hưởng đến hình thành nhân cách và tri
thức toàn diện. Giới trẻ bây giờ bị áp đặt việc học lên hàng đầu, chỉ có học và
học. Bây giờ họ không còn thấy hứng thú với khi tham gia làm cán bộ lớp, hoạt
động đội, đoàn, văn thể, đi tham gia hoạt động ngoài ngoài giờ lên lớp, hướng
nghiệp nghề.... Chúng nghĩ rất “thiết thực” rằng những công việc, hoạt động ấy
là thứ vô tích sự, mất thời gian, ảnh hưởng đến chuyện học hành. Chính điều
này đã làm mất đi khả năng tư duy, sự sáng tạo trong giới trẻ. Nếu không được
tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá, chỉ chăm chăm học những lượng kiến
thức được nhồi nhét có sẵn, lâu dần sẽ tạo ra một thế hệ thụ động, khi gặp tình
huống khó khăn sẽ không thể đưa ra được sự lựa chọn nào.
Chăm chỉ học tập, thi đậu, đỗ đạt, đấy là điều tốt. Song giáo dục nhà trường,
đâu chỉ có học văn hóa không, mà còn có nhiều hình thức, hoạt động giáo dục
khác, rất cần cho hành trang của trẻ khi học lên cấp trên và bước vào đời. Tâm
lí thực dụng của xã hội là tác nhân xô đẩy giới trẻ đến chỗ có lối sống khép kín,
ít giao tiếp, thiếu quan tâm đến đời sống cộng đồng, thiếu những giá trị nhân
văn, chỉ thiên về vui chơi, hưởng thụ... Hình thành những lớp học sinh, sinh
viên, thanh niên nghèo nàn, phiến diện về những hiểu biết xã hội, về kĩ năng,
thái độ sống tích cực, đúng đắn thậm chí dễ dàng sa vào những hành động, suy
nghĩ tiêu cực và trở thành những kẻ vô văn hoá.
b. Biểu hiện
Tư duy độc lập được biểu hiện ở những hành động nhỏ nhất, gần gũi và bình
dị nhất trong cuộc sống hằng ngày như: không bắt chước hay làm theo những
tiêu chuẩn của người khác; tự nhận thức được thế mạnh của mình, không nghi
ngờ năng lực của bản thân; không bị ảnh hưởng xung đột hay than phiền từ
người khác... Tư duy độc lập sẽ giúp mỗi người không phải chờ đợi hay lệ thuộc
vào người khác, tự quyết định suy nghĩ và hành động của mình.
Tư duy độc lập là thói quen tự đánh giá, kiểm chứng thông tin trước khi đưa
ra ý kiến. Đứng trước thông tin mới, dùng kiến thức và kinh nghiệm sống của
mình để đánh giá, hơn là chấp nhận ngay góc nhìn của người khác, bất kể người
đó là ai.Tư duy độc lập không phải là không cần dựa vào ai. Chỉ có người mất
trí mới hoàn toàn độc lập với thế giới xung quanh. Tư duy độc lập cũng không
có nghĩa là phải có ý kiến trái chiều. Trong đa số trường hợp, sau khi đã suy
nghĩ, vẫn có thể đồng ý với ý kiến sẵn có. Ý kiến có theo hay nghịch với số
đông không quan trọng, quan trọng đó là ý kiến do mình tự đúc kết. Ở nhà
trường, họ giáo dục học sinh một cách rất rập khuôn và máy móc. Chính vì thế
mà tư duy độc lập ở giới trẻ không còn, mất đi ý thức tự phát triển. Vì theo quan
điểm của Triết học thì ý thức của con người gồm các bộ phận sau: đời sống tinh
thần, tình cảm của con người, niềm tin, ước mơ, hoài bão, lí tưởng và quan
trọng nhất là tri thức. Thế nhưng nếu tri thức ấy của con người bị giáo dục một
cách máy móc thì mọi ước mơ của con người sẽ trở nên không tưởng, viễn vông
và hão huyền. Tri thức là nội dung cốt lõi để đánh giá một con người, nên đừng
coi nó là một bộ máy được lập trình sẵn, hãy để nó tự phát triển theo nhiều
chiều hướng. Đó mới là phương pháp ưu việt cho giáo dục.
Một biểu hiện dễ thấy nhất trong giáo dục đó chính là cách chúng ta dạy cho
học sinh về kiến thức của môn Lịch sử. Vua Gia Long Nguyễn Ánh có công rất
lớn tạo dựng ra một nước Việt Nam như chúng ta biết ngày hôm nay, nhưng
sách giáo khoa không viết như vậy vì chính quyền không thể "khen" triều đình
nhà Nguyễn. Sau 1975, hai chữ Gia Long bị xóa sổ khỏi tâm thức người Việt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những lãnh đạo quân sự, chính trị quan
trọng nhất thế kỷ 20, nhưng có thời điểm tướng Giáp được giao nhiệm vụ lo
chuyện sinh đẻ của chị em. Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tướng
Giáp còn không được mời. Luật sự Vũ Trọng Khánh, Bộ trưởng Tư pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người có công đầu trong việc soạn
thảo Hiến pháp 1946 và đặt “nền đá” pháp trị trong những ngày đầu dựng nước,
nhưng mãi đến gần đây tôi mới biết đến vị luật gia tài ba này. Đứng trước những
thông tin này, tôi tự hỏi rằng còn cái gì tôi nghĩ là tôi biết nhưng là do người ta
muốn tôi biết như vậy? Vì vậy, cần phải có giải pháp hợp lí để giúp những
người trẻ tuổi tư duy độc lập hơn trong suy nghĩ, đừng bào mòn đi chất xám của
con người. Hãy gợi mở để nó phát triển một cách tốt nhất.
2. Giải pháp rèn luyện bản thân.
Không phải ai sinh ra cũng biết cách “Tư duy độc lập”, nhưng điều này
hoàn toàn có thể cải thiện được nhờ trau dồi bản thân mỗi ngày.
Bồi dưỡng thói quen đặt câu hỏi:những gì chưa biết, đừng tặc lưỡi cho
qua, phải luôn giữ tâm thế sẵn sàng học hỏi, mọi lúc mọi nơi, sau đó cố gắng
tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất, có như vậy khả năng tư duy mới tiến bộ được.
Các bạn cần và phân tích giữ tâm trí mở với cách nhìn của người khác
chúng để xem liệu mình đồng ý hay bất đồng với họ. Điều quan trọng nhất là
phải biết cách phân tích và dự đoán chứ không phải ra sức phê bình người khác.
Sự phê bình không căn cứ trên kết quả phân tích sẽ mang đến những điều tồi tệ
và khiến người khác bị tổn thương.
Tò mò với mọi thứ xung quanh: những điều khác lạ, mới mẻ, những ý
tưởng dù nghe qua thật điên rồ… đều sẽ mang đến giá trị vào một lúc nào đó.
Luôn cầu tiến: Tôi không sợ làm việc với người chưa giỏi, tôi chỉ sợ
những người “tự cho là mình giỏi” mà thôi! – Hãy lưu ý kỹ điều này và đừng
mắc phải sai lầm tương tự.
Tự học là quan trọng : hãy cân bằng giữa việc học trên trường lớp và tự
học ở nhà. Chính những giây phút tự học quý báu sẽ nâng cao khả năng tư duy
độc lập của bạn, giúp bạn không bị đi theo lối mòn mà người khác áp đặt lên.
Dưới góc độ là một sinh viên ngành Y, tôi nghĩ quan trọng nhất là
phải nghi ngờ bản thân. Thay vì tìm cách phản đối ý kiến của người khác, tôi
thường tự cãi với chính mình. Tôi chọn những suy nghĩ mà tôi tin tưởng nhất và
tự hỏi khi nào thì nó sai.
Tôi thấy độc lập trong suy nghĩ với người đã khó, nhưng độc lập với chính mình
càng khó gấp bội, cần một tinh thần cởi mở, chấp nhận sự thật và ý kiến mới,
bất kể có đi ngược lại với những gì ta đã biết trước đây. Nhà văn tài danh F.
Scott Fitzgerald từng nói một trí tuệ hạng nhất phải có khả năng nắm giữ trong
đầu hai ý kiến đối lập mà vẫn không bị khùng. Tức là nếu mình chỉ nhớ những ý
kiến mình đồng tình thôi thì hoặc là mình ngu hoặc là cần xuống Biên Hòa gấp.
Tôi cũng chú ý chọn lựa vấn đề để suy nghĩ. Ta đọc, nghe hay xem cái
gì ta sẽ suy nghĩ về cái đó. Tôi thấy không kiểm soát được đầu vào thì khó lòng
kiểm soát được đầu ra. Bây giờ chúng ta thường xem điện thoại trước khi đi ngủ
và khi mới thức dậy, tức là cái ý nghĩ đầu tiên và cuối cùng mỗi ngày thường là
do người khác nhét vào đầu ta. Có thể đó là một dòng trạng thái, một tấm hình,
một comment, hay một scandal mới nhất đang làm cộng đồng mạng dậy sóng.
Tôi rời xa các mạng xã hội một phần vì không muốn người khác quyết định
mình sẽ suy nghĩ về chuyện gì, nhưng tôi vẫn còn thói quen xấu không bỏ được
là đọc quá nhiều tin tức.
Đối với thế hệ trẻ thì càng cần phải rèn luyện tư duy này mỗi ngày. Bởi
nếu không độc lập, không tự đưa ra quyết định cho mình thì mãi mãi sẽ chỉ là
một người chạy phía sau, mất phương hướng khi tiến về phía trước. Bác Hồ
chính là một tấm gương điển hình về tư duy độc lập. Người một mình buôn ba
khắp năm châu, bốn biển để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc,
mở ra kỉ nguyên độc lập - tự do cho đất nước ta.
Rõ ràng, đất nước ta rất cần những người có tư duy độc lập, quyết đoán.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nếu không là chính mình, không có hướng
đi thì rất dễ bị hòa tan. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại không ít người thiếu tư
duy độc lập, họ sống ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc vào người khác, phó mặc cho
cuộc đời muốn đi đâu thì tới. Lối tư duy của những con người ấy thật buồn và
đáng xấu hổ.
Nói tóm lại, tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ và bản thân tôi nữa cần
rèn luyện tư duy độc lập của mình hằng ngày bằng cách tự bước bằng chính đôi
chân, suy nghĩ bằng cái đầu và hành động theo những gì mình cho là đúng. Đó
mới là cuộc sống thực sự của bạn. Hãy sống tự lập, sống mạnh mẽ bởi cuộc
sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có
thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!
C. KẾT LUẬN
Tuy con đường tư duy độc lập còn rất dài, chúng ta tự chứng tỏ mình tự lập ra
nó, tự dấn thân theo đuổi nó, và đó là cách tốt nhất (và có lẽ duy nhất) để mỗi
chúng ta tự phát triển và cùng đóng góp cho một xã hội mới, một xã hội được
phát triển bằng tri thức chứ không chỉ bằng vật chất. Khi có tư duy độc lập ta sẽ
có được nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, đứng trước những khó khăn sẽ tìm ra
được hướng giải quyết và sự lựa chọn tốt nhất. Điều này phải được giáo dục
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thầy cô không nên trở thành những
chiếc máy nói thao thao bất tuyệt mà chỉ nên đưa ra những gợi ý để người học
tự phát triển tư duy độc lập, hình thành tư duy phản biện trong mình. Giáo dục
thông minh, toàn diện là giúp trẻ phát triển nhiều hơn về mọi mặt chứ không
đơn thuần là những lý thuyết khô cằn trên sách vở, phải nhìn nhận vào thực tiễn
và thực hành nó. Trong tác phẩm “Faust” của đại thi hào Johann Wolfgang
(von) Goethe (1749-1832) đã có những vần thơ như sau: “Mọi lý thuyết đều là
màu xám /Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.”. Và quả vậy, chúng ta cần phải
biết cảnh giác với mọi hiểu biết, cũng như áp dụng lý thuyết, thậm chí kể cả với
những điều được coi là chân lý. Tại sao lại như vậy? Và có cái gọi là chân lý
tuyệt đối, hay chân lý khách quan hay không?. Đừng nên giáo dục trẻ bằng cách
nhồi nhét những lý thuyết khô cằn ấy, áp đặt điểm số lên chúng rồi biến chúng
trở thành những kẻ nông cạn, hời hợt và kém hiểu biết. Hãy nhìn nhận tầm quan
trọng của tư duy độc lập, sáng tạo trong cuộc sống và lấy nó làm kim chỉ nam
trong việc giảng dạy học. Chỉ có cách giáo dục ấy mới khiến trẻ phát triển ngay
từ bé, sau này sẽ làm được nhiều việc có ích hơn cho bản thân và tương lai của
Đất nước. Trình độ hiểu biết của một Đất nước còn phụ thuộc rất nhiều vào
những thế hệ trẻ, vì vậy nếu không được giáo dục theo hướng phát triển đó ngay
từ lúc nhỏ thì bây giờ đừng ngần ngại mà hãy tự rèn luyện bản thân để phát
triển. Nếu không học giỏi bạn có thể cố gắng nhiều hơn nữa để giỏi, nhưng nếu
thiếu đi tư duy độc lập, tính quyết đoán chúng ta chỉ mãi là những kẻ được thuê
để cho người khác thực hiện ước mơ. Dưới góc nhìn là một sinh viên ngành Y,
tôi mong muốn nhà trường và cán bộ giảng viên cố gắng nhiều hơn trong việc
phát triển tư duy độc lập, tính sáng tạo cho sinh viên. Đó sẽ là nền tảng quý giá
nhất khi chúng tôi mang theo khỏi giảng đường để đến với một môi trường mới.
Khi còn là sinh viên, tôi nghĩ mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển tư duy ấy
dưới sự giúp đỡ của các giảng viên nhà trường. Hãy chỉ truyền đạt những lý
thuyết cần thiết và thay vào đó có thêm nhiều hoạt động bổ ích trong các giờ
dạy, các bài tập mang tính sáng tạo, độc lập nhiều hơn, để người học cảm thấy
những bài học mà nhà trường mang đến thật bí ẩn và thu hút sự tò mò để khám
phá nó như một món quà quý giá. Đó là một cách giáo dục toàn diện mà chúng
tôi mong muốn gửi gắm đến nhà trường nói chung và nền giáo dục Việt Nam
nói riêng. Giáo dục không phải là nhồi nhét, áp đặt. Giáo dục chính là gợi mở để
tự do phát triển, khám phá. Một lần nữa, tôi xin khẳng định quan niệm của
Albert Einstein “Bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán
độc lập phải được phát triển và những người trẻ tuổi, một sự phát triển đang bị
đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét [hệ thống điểm số]. Giáo dục nhồi nhét tất
yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa. Cần có cách dạy làm sao để học sinh
cảm thấy những điều họ được học là một quà tặng quý giá chứ không phải là
một nhiệm vụ ngán ngẩm.” là hoàn toàn đúng đắn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc
khiến chúng ta phải suy ngẫm.
| 1/11

Preview text:

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Albert Einstein (18791955) là một nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc, người đã phát
minh ra thuyết tương đối. Albert Einstein nổi tiếng không chỉ với những đóng
góp cho khoa học mà còn có những ý kiến về nhiều vấn đề chính trị - xã hội.
Qua các tài liệu do chính ông hoặc các tác giả khác viết về ông, xuất bản trong
sách hoặc đăng trên Internet, cũng như thư từ trao đổi giữa ông với các nhà
khoa học khác và những người đã hỏi ý kiến ông, chúng ta biết rằng Einstein
không chỉ là một khoa học thiên tài, mà còn là một nhà triết học vĩ đại. Những
quan niệm triết học của ông bao hàm nhiều lĩnh vực quan trọng, từ những câu
hỏi bản thể luận, nhận thức luận đến những câu hỏi về chính trị, tôn giáo, nhân
quyền, hòa bình đều thấm nhuần chủ nghĩa duy vật biện chứng và tính nhân văn
sâu sắc. Từ chối niềm tin mù quáng. Nó nhấn mạnh đến phương pháp giáo dục
tư duy độc lập và sáng tạo trên tinh thần phản biện. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay, hầu hết mọi người chỉ biết Einstein là một thiên tài vật lý của thế kỷ 20,
người biết rất ít về những ý tưởng chính trị và xã hội đặc biệt của ông. Việc
nghiên cứu tư tưởng chính trị và xã hội của Albert Einstein có tầm quan trọng
lớn không chỉ để hiểu biết sâu sắc. Kiến thức về tư tưởng triết học của một nhà
khoa học thiên tài mà còn giúp chứng minh tính đúng đắn của triết học duy vật
biện chứng, sự cần thiết của chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng nó vào công cuộc
đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. “Tư duy phê phán độc lập” là một trong
những kĩ năng quan trọng và cần thiết ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nền
giáo dục truyền thống đã làm phá vỡ đi lối tư duy ấy, buộc người học phải tuân
theo những quy chuẩn cứng nhắc trong cách nhìn của người dạy thay vì khuyến
khích họ tự tạo ra cái nhìn riêng cho mình. Đây cũng chính là lí do học sinh chỉ
nêu lên quan điểm – cái mà thầy cô nghĩ và muốn nghe thay vì sự sáng tạo độc
lập trong suy nghĩ của chính mình. Khả năng tư duy độc lập và lý lẽ vững chắc
sẽ giúp chúng ta phát triển bản thân, tìm hiểu những vấn đề phức tạp để đưa ra
sự giải quyết và lựa chọn. Khi có tư duy độc lập ta tiếp nhận được kiến thức, bài
học như là một thế giới bí ẩn đang chờ được khám phá, là những món quà vô
giá chứ không đơn thuần chỉ là một bài học dưới sự nhồi nhét để rồi trở thành
những nhiệm vụ chán ngán đến mức không cần thiết phải học. Thiếu đi tư duy
độc lập, con người sẽ dễ bị sa ngã vào những tệ nạn, dễ dàng chạy theo những
người khác và có những suy nghĩ tiêu cực. Hay nói cách khác, họ là những công
cụ để nhồi nhét những tư tưởng, quan điểm đã có sẵn được cho là đúng để rồi
dần trở thành những con người nông cạn, tệ hơn là trở thành những kẻ vô văn
hoá. Giáo dục thông minh không phải là nhồi nhét, áp đặt điểm số mà là đề cao
tính sáng tạo, độc lập trong tư duy. Đó mới chính là trọng tâm của đề tài. Nhìn
nhận vấn đề một cách khách quan, hiểu được tầm quan trọng của “tư duy độc
lập” trong việc giáo dục, đây là lý do tôi mà chọn đề tài “Bản chất của một nền
giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển và những
người trẻ tuổi, một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét [hệ
thống điểm số]. Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa.
Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là một
quà tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm.” B. NỘI DUNG I.
NHẬN ĐỊNH QUAN ĐIỂM
Như chúng ta thấy, tư duy độc lập là điều cốt yếu cần phải có ở những người
trẻ. Đặc biệt, trong giáo dục nên chú ý đến việc phát triển tư duy độc lập cho
người học chứ không phải là những kiến thức được nhồi nhét và có sẵn. Vậy tư
duy độc lập là gì? Đó chính là lối tư duy, suy nghĩ không rập khuôn, là khả năng
nghiên cứu, tự tìm tòi để đúc kết lại thành một kinh nghiệm. Nó giúp cho con
người ta nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn, hiểu được những vấn đề phức
tạp để đưa ra cái nhìn và sự lựa chọn chuẩn xác hơn. Nếu trẻ nhỏ, ngay từ bé
được giáo dục theo hướng để tư duy độc lập tự phát triển thì sẽ rất dễ dàng tiếp
thu kiến thức, và rõ ràng đó chính là một bước để phát triển tương lai cho chúng
sau này. Nếu không có tư duy độc lập, con người rất phải dễ sa vào các tệ nạn,
có những hành động và suy nghĩ tiêu cực, cuối cùng rồi dần trở thành những kẻ
vô văn hoá và nông cạn. Cuối cùng, mục đích của tư duy độc lập cũng chỉ là để
phát triển sự tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập giải quyết vấn đề trong mọi
trường hợp xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thế nhưng, chúng ta
dễ nhìn thấy ngày nay giáo dục đang khiến cho tư duy độc lập của một đứa trẻ
trở nên hạn hẹp hơn, chính vì cách giáo dục rập khuôn, người học không được
tạo ra những quan điểm, suy nghĩ riêng cho mình về một vấn đề gì đó mà phải
theo lối suy nghĩ của thầy cô. Chính điều đó có thể sẽ biến một thế hệ trẻ trở
nên ỷ lại, không chịu suy nghĩ, đề cao sự sáng tạo trong tư duy và lâu dần sẽ trở
thành những con người hạn hẹp hiểu biết và nông cạn.
Nhà giáo Phạm Toàn đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra lời phát biểu
rằng: “Trẻ em hiện nay đến lớp học chỉ để tiếp cận một khối lượng kiến thức
một cách thụ động. Thậm chí còn không tiếp thu hết mà phải bổ sung bằng việc
tham gia các lớp học thêm. Cách đào tạo thế hệ tương lai như thế này chắc chắn
sẽ sinh ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập và không có tư duy độc
lập sẽ biến bạn thành nô lệ.” hay một giáo sư nổi tiếng Pierre Darriulat đã từng
có câu nói khiến cho chúng ta phải suy ngẫm nhiều hơn về tư duy độc lập cho
thế hệ trẻ ngày nay: “Hãy truyền đam mê nghiên cứu, sáng tạo cho lớp trẻ.” Qua
hai quan điểm này, ta nhận thấy rằng tư duy độc lập là một cái gì đó rất quan
trọng ở giới trẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của chúng nếu
như không được giáo dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chỉ có
những người có cái nhìn độc lập khác thì mới trở thành những người thành công
vượt bậc. Chúng ta hãy nhìn các nhà phát kiến thành công như: Steve Jobs
không theo quan niệm truyền thống cho rằng máy tính phải là lớn (học thuyết
của IBM), và do đó đã tạo ra máy tính cá nhân. Bill Gates bỏ Harvard để thành
lập Microsoft, ông không theo lối suy nghĩ truyền thống, đó là hoàn thành tấm
bằng Harvard là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Jeff Bezos tập trung
vào việc tạo ra nhiều giá trị và sự tiện lợi hơn cho khách hàng, và không tuân
theo lối suy nghĩ truyền thống rằng lợi nhuận là quan trọng nhất đối với sự
thành công của công ty. Tất cả họ đều rất thành công trên con đường mà họ đã
chọn. Vậy lí do đó là gì? Sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của
họ, nhưng không thể phủ nhận rằng “tư duy độc lập” chính là chìa khoá đầu
tiên dẫn họ đến sự thành công. Chính vì cái nhìn khác, độc lập so với những
định kiến mà xã hội quy định, hay có sẵn những người như Bill Gates, Steve
Jobs đã tạo ra thế giới thành công cho riêng họ.Vì vậy mà những người thành
công thường có lối đi riêng của chính mình. Và cái được gọi là “lối đi riêng”
ấy chính là sự độc lập trong tư duy và suy nghĩ.
Những người thành công, tài năng và giàu có trên hành tinh này có những bí
quyết riêng để có được thành công ngày hôm nay. Họ luôn có những phương
pháp riêng. Luôn có những điểm khác biệt về tính cách cơ bản nhất giữa những
người thành công và chúng ta. Tất cả những điểm khác biệt ấy của họ đều nhờ
vào lối suy nghĩ độc lập, không theo một khuôn mẫu nào có sắn hay một sự
nhồi nhét nào. Sự khác biệt giữa những người bình thường và những người có
tư duy độc lập là ở độ thành công và phát triển của họ sau khi rời khỏi ghế nhà
trường.Ngược lại, những người thất bại, họ chỉ làm theo những điều đã được
dạy và có sẵn, chính điều đó đã làm mất đi khả năng tư duy để giải quyết vấn đề
trong mọi trường hợp cấp bách. Thực ra bản thân chúng ta cũng chỉ là những
đứa trẻ được cha mẹ bao bọc cẩn thận, được thầy cô và nhà trường dạy dỗ
chúng ta cách an toàn nhất, lâu dần chúng ta trở nên yếu đuối, mất dần sức
mạnh chống chọi với cuộc sống bởi do một hệ thống nhồi nhét, chỉ trọng điểm
số. Tư duy độc lập và suy nghĩ riêng của học sinh không được ưu tiên hàng đầu
mà thay vào đó là suy nghĩ theo một rập khuôn nhất định, nếu thoát ra khỏi rập
khuôn ấy, điểm số của họ sẽ bị đe doạ và họ sẽ không dám tiếp tục đưa ra những
suy nghĩ mang tính cá nhân nữa. Nếu chúng ta không mạnh dạn đưa ra quan
điểm, suy nghĩ của mình khi cảm thấy điều gì đó là chưa hợp lí thì chắc chắn
rằng sau này ta sẽ trở thành một con người yếu đuối, sợ cạm bẫy, con đường
thành công của chúng ta sẽ vô cùng gian nan và khó khăn. Sự nông cạn trong lối
suy nghĩ sẽ không thể nào khiến con người đi xa được hơn trong con đường
tương lai. Và dĩ nhiên, nếu bạn muốn mình trở thành người thành công hay kẻ
yếu đuối thì đó là sự lựa chọn của bạn. Chọn dám đứng lên bày tỏ ra suy nghĩ
của mình hay chỉ rụt rè nghe theo những suy nghĩ mà người khác đã đặt cho bạn
là một điều hết sức quan trọng. Thực tế, bản chất của nền giáo dục là vậy, là một
sự nhồi nhét qua những bài học với lối tư duy rập khuôn. Phải làm như thế nào
để họ cảm thấy những bài học kia thật thú vị, mang đến những món quà quý giá,
có ích cho cuộc sống. Đồng thời, tạo điều kiện hết mức để họ cảm thấy điểm số
không thực sự quan trọng bằng tư duy. Nếu có điểm số cao, chúng ta sẽ được
những phần thưởng ở trường, nhưng nếu không có sự phát triển trong tư duy
độc lập, bạn sẽ mãi chỉ là những con “ếch ngồi đáy giếng”, cơ hội sẽ dần ít đi và
không có được sự thành công trong tương lai. Sự nhồi nhét sẽ khiến ta dễ dàng
sa vào những suy nghĩ, ảnh hưởng tiêu cực để rồi tạo ra một thế hệ nông cạn,
hời hợt và không biết phát triển, đào sâu suy nghĩ.
Dưới góc độ là một sinh viên ngành Y, tôi mong muốn đóng góp cho đề tài
một góc nhìn mới về việc giáo dục như thế nào để người học luôn cảm thấy
thích thú mỗi khi đến lớp, đưa việc phát triển lối tư duy độc lập lên hàng đầu, từ
đó giúp họ tìm tòi, đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề. Đặc
biệt là với sinh viên ngành Y, tư duy độc lập lại càng quan trọng và cấp thiết
hơn, vì nếu chỉ là những con cỗ máy chăm chăm nghe theo sự giảng dạy rập
khuôn ở lý thuyết, sách vở thì sẽ chẳng bao giải quyết được những tình huống
hiểm nguy một cách tốt nhất. Trong những tình huống cấp thiết thì lối suy nghĩ
khác biệt sẽ khiến người bác sĩ tìm ra lựa chọn nào phù hợp và nhanh nhất cho
bệnh nhân – những điều chưa chắc được dạy ở sách vở hay giảng đường mà dựa
trên kinh nghiệm vốn có của bản thân. Như vậy, chúng ta thấy dưới góc độ của
ngành Y, tư duy độc lập thực sự quan trọng và cần thiết thì ở bất kể ngành nghề
nào cũng sẽ như vậy. Nếu không có nó, con người sẽ dần trở nên lạc hậu, đứng
trước những tình huống khó khăn lại không đưa ra được sự lựa chọn nào.
Vì thế, tư duy độc lập rất quan trọng đối với những người trẻ và nó phải
được giáo dục từ rất sớm để giúp họ có được chính kiến riêng cho bản thân
trong cuộc sống, giúp cho việc đưa ra các thông tin một cách thực sự hợp lý và
đúng đắn. Giáo dục là gợi mở để phát triển, giáo dục không phải là sự nhồi nhét và điểm số. II.
RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN.
1. Nguyên nhân và biểu hiện
a. Nguyên nhân
Ngày nay, tư duy độc lập càng biến mất ở giới trẻ do cách giáo dục không
hợp lí. Không đưa ra những gợi mở để trẻ phát triển mà chỉ yêu cầu chúng làm
theo những khuôn mẫu có sẵn. Chúng hoàn toàn có thể tự đưa ra những ý kiến,
quan điểm riêng cho mình nhưng dưới áp lực của điểm số thì dường như điều
này lại khó khăn hơn. Khoảng mười năm trước, nhiều loại sách tham khảo
dành cho học sinh tràn ngập thị trường. Ai cũng muốn mua thêm sách tham
khảo ngoài sách giáo khoa, để có điều kiện học tập tốt hơn. Cá nhân em học
sinh nào cũng thích có nhiều loại sách tham khảo hay, hay hơn chúng em. Hơn
nữa, trong chương trình mới, ngoài sách giáo khoa, mỗi môn học còn có sách
bài tập cũng do nhóm tác giả sách giáo khoa biên soạn. Dạng bài tập này
không chỉ trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn mở rộng, bổ sung
một số dạng bài tập mới. Có thể nói, học sinh ngày nay dù là sách vở hay tài
liệu học tập đều đã được người lớn trang bị “tận răng”. Chưa nói đến chất
lượng sách tham khảo ở đây. Ở một khía cạnh nào đó, sách tham khảo là cần
thiết đối với học sinh. Nó bổ trợ kiến thức, củng cố và nâng cao nhận thức,
đồng thời giúp học sinh học cách sử dụng sách tham khảo. Nếu không có sách
tham khảo, nhiều em sẽ gặp khó khăn, trở ngại trong học tập và tiếp thu.
Nhưng rất tiếc, trong thực tế, nhiều học sinh không biết cách học những điều
hay, bổ ích từ sách tham khảo mà chỉ biết chép và sử dụng một cách máy móc.
Hình thành lối sống lười học, ỷ lại vào sách tham khảo, lười tư duy, thiếu tinh
thần dám nghĩ dám làm, ham tìm hiểu kỹ, chuyên sâu, ý thức phê phán, truy tìm nguyên nhân gốc rễ.
Một số học sinh cho rằng sách tham khảo là bảo bối, là cứu tinh của thầy cô
khi làm bài thi, học tập, làm bài thi. Đôi khi nó quá dễ hình thành thói quen
xấu cho trẻ - khi nhận thức của trẻ còn non nớt và đơn giản. Nói cách khác,
học sinh của chúng ta xa lánh và phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp
giải có sẵn của sách tham khảo. Vì vậy, cả rừng sách tham khảo thường là “thủ
phạm”, là thủ phạm kìm hãm sự chủ động, tích cực học tập của học sinh.
Trước đây, người ta chú ý đến mặt trái, mặt tiêu cực của sách tham khảo và
các bài giải làm sẵn, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Sách tham khảo đôi khi
còn quan trọng hơn chất lượng sách tham khảo vì làm mất mát, xói mòn và cạn
kiệt tư duy, tư duy độc lập, tự chủ của học sinh chúng ta. Điều tra hạn chế, về
lãng phí đất nước và tiền của cha mẹ.
Một nguyên nhân đáng lưu ý là việc dạy học thêm quá nhiều khiến cho
học sinh mất đi tính tư duy, tự học. Mùa hè là tháng tuổi học trò ngây ngô,
trong sáng, tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh, bị người lớn vô tình hay cố ý
đánh cắp. Phần lớn học phụ đạo trước chương trình, giáo viên giải sẵn và
chuẩn bị đầy đủ các bài tập, bài toán trong sách giáo khoa, nhiệm vụ của học
sinh ngồi dưới là cố gắng lắng nghe và cố gắng ghi chép đầy đủ vào vở.
Ngược lại, nhiều em trở nên lười học, học thụ động, suy nghĩ nhiều, đau đầu,
mệt mỏi. Cứ tưởng cái gì cũng biết, cái gì cũng biết trước nên khi đến trường,
vào lớp, tôi không còn hào hứng với những bài giảng, giao tiếp nhóm thường
thấy ngày còn đi học nữa. .Chương trình mới nhưng không khí lớp học vẫn rất
buồn. Cô giáo cảm thấy rất bức xúc. Thực tế, có một nghịch lý đáng buồn, đó
là học sinh chúng ta càng có nhiều sách tham khảo, vào trường thì chất lượng
học tập, thi cử không tốt lên mà ngày càng sa sút. Kết quả, kỳ thi đại học, kì
thi tuyển sinh lớp 10 là minh chứng xác đáng nhất. Tất nhiên, có nhiều nguyên
do dẫn đến thực trạng ấy. Nhưng không thể phủ nhận một trong những nguyên
nhân làm mất đi tính tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh là vì dạy học thêm
tràn lan đã đẩy các em đến chỗ bị bội thực kiến thức, đi học thì nhiều- tự học
lại rất ít. Không còn "đủ sức" để đáp ứng các mùa thi.
Một trong những nguyên nhân tiếp theo đó chính là tâm lí thực dụng
gây ra nhiều tác động tiêu cực. Tâm lí thực dụng của xã hội đang chế ngự, chi
phối chất lượng giáo dục nhà trường, ảnh hưởng đến hình thành nhân cách và tri
thức toàn diện. Giới trẻ bây giờ bị áp đặt việc học lên hàng đầu, chỉ có học và
học. Bây giờ họ không còn thấy hứng thú với khi tham gia làm cán bộ lớp, hoạt
động đội, đoàn, văn thể, đi tham gia hoạt động ngoài ngoài giờ lên lớp, hướng
nghiệp nghề.... Chúng nghĩ rất “thiết thực” rằng những công việc, hoạt động ấy
là thứ vô tích sự, mất thời gian, ảnh hưởng đến chuyện học hành. Chính điều
này đã làm mất đi khả năng tư duy, sự sáng tạo trong giới trẻ. Nếu không được
tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá, chỉ chăm chăm học những lượng kiến
thức được nhồi nhét có sẵn, lâu dần sẽ tạo ra một thế hệ thụ động, khi gặp tình
huống khó khăn sẽ không thể đưa ra được sự lựa chọn nào.
Chăm chỉ học tập, thi đậu, đỗ đạt, đấy là điều tốt. Song giáo dục nhà trường,
đâu chỉ có học văn hóa không, mà còn có nhiều hình thức, hoạt động giáo dục
khác, rất cần cho hành trang của trẻ khi học lên cấp trên và bước vào đời. Tâm
lí thực dụng của xã hội là tác nhân xô đẩy giới trẻ đến chỗ có lối sống khép kín,
ít giao tiếp, thiếu quan tâm đến đời sống cộng đồng, thiếu những giá trị nhân
văn, chỉ thiên về vui chơi, hưởng thụ... Hình thành những lớp học sinh, sinh
viên, thanh niên nghèo nàn, phiến diện về những hiểu biết xã hội, về kĩ năng,
thái độ sống tích cực, đúng đắn thậm chí dễ dàng sa vào những hành động, suy
nghĩ tiêu cực và trở thành những kẻ vô văn hoá. b. Biểu hiện
Tư duy độc lập được biểu hiện ở những hành động nhỏ nhất, gần gũi và bình
dị nhất trong cuộc sống hằng ngày như: không bắt chước hay làm theo những
tiêu chuẩn của người khác; tự nhận thức được thế mạnh của mình, không nghi
ngờ năng lực của bản thân; không bị ảnh hưởng xung đột hay than phiền từ
người khác... Tư duy độc lập sẽ giúp mỗi người không phải chờ đợi hay lệ thuộc
vào người khác, tự quyết định suy nghĩ và hành động của mình.
Tư duy độc lập là thói quen tự đánh giá, kiểm chứng thông tin trước khi đưa
ra ý kiến. Đứng trước thông tin mới, dùng kiến thức và kinh nghiệm sống của
mình để đánh giá, hơn là chấp nhận ngay góc nhìn của người khác, bất kể người
đó là ai.Tư duy độc lập không phải là không cần dựa vào ai. Chỉ có người mất
trí mới hoàn toàn độc lập với thế giới xung quanh. Tư duy độc lập cũng không
có nghĩa là phải có ý kiến trái chiều. Trong đa số trường hợp, sau khi đã suy
nghĩ, vẫn có thể đồng ý với ý kiến sẵn có. Ý kiến có theo hay nghịch với số
đông không quan trọng, quan trọng đó là ý kiến do mình tự đúc kết. Ở nhà
trường, họ giáo dục học sinh một cách rất rập khuôn và máy móc. Chính vì thế
mà tư duy độc lập ở giới trẻ không còn, mất đi ý thức tự phát triển. Vì theo quan
điểm của Triết học thì ý thức của con người gồm các bộ phận sau: đời sống tinh
thần, tình cảm của con người, niềm tin, ước mơ, hoài bão, lí tưởng và quan
trọng nhất là tri thức. Thế nhưng nếu tri thức ấy của con người bị giáo dục một
cách máy móc thì mọi ước mơ của con người sẽ trở nên không tưởng, viễn vông
và hão huyền. Tri thức là nội dung cốt lõi để đánh giá một con người, nên đừng
coi nó là một bộ máy được lập trình sẵn, hãy để nó tự phát triển theo nhiều
chiều hướng. Đó mới là phương pháp ưu việt cho giáo dục.
Một biểu hiện dễ thấy nhất trong giáo dục đó chính là cách chúng ta dạy cho
học sinh về kiến thức của môn Lịch sử. Vua Gia Long Nguyễn Ánh có công rất
lớn tạo dựng ra một nước Việt Nam như chúng ta biết ngày hôm nay, nhưng
sách giáo khoa không viết như vậy vì chính quyền không thể "khen" triều đình
nhà Nguyễn. Sau 1975, hai chữ Gia Long bị xóa sổ khỏi tâm thức người Việt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những lãnh đạo quân sự, chính trị quan
trọng nhất thế kỷ 20, nhưng có thời điểm tướng Giáp được giao nhiệm vụ lo
chuyện sinh đẻ của chị em. Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tướng
Giáp còn không được mời. Luật sự Vũ Trọng Khánh, Bộ trưởng Tư pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người có công đầu trong việc soạn
thảo Hiến pháp 1946 và đặt “nền đá” pháp trị trong những ngày đầu dựng nước,
nhưng mãi đến gần đây tôi mới biết đến vị luật gia tài ba này. Đứng trước những
thông tin này, tôi tự hỏi rằng còn cái gì tôi nghĩ là tôi biết nhưng là do người ta
muốn tôi biết như vậy? Vì vậy, cần phải có giải pháp hợp lí để giúp những
người trẻ tuổi tư duy độc lập hơn trong suy nghĩ, đừng bào mòn đi chất xám của
con người. Hãy gợi mở để nó phát triển một cách tốt nhất.
2. Giải pháp rèn luyện bản thân.
Không phải ai sinh ra cũng biết cách “Tư duy độc lập”, nhưng điều này
hoàn toàn có thể cải thiện được nhờ trau dồi bản thân mỗi ngày.
Bồi dưỡng thói quen đặt câu hỏi:những gì chưa biết, đừng tặc lưỡi cho
qua, phải luôn giữ tâm thế sẵn sàng học hỏi, mọi lúc mọi nơi, sau đó cố gắng
tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất, có như vậy khả năng tư duy mới tiến bộ được.
Các bạn cần giữ tâm trí mở với cách nhìn của người khác và phân tích
chúng để xem liệu mình đồng ý hay bất đồng với họ. Điều quan trọng nhất là
phải biết cách phân tích và dự đoán chứ không phải ra sức phê bình người khác.
Sự phê bình không căn cứ trên kết quả phân tích sẽ mang đến những điều tồi tệ
và khiến người khác bị tổn thương.
Tò mò với mọi thứ xung quanh: những điều khác lạ, mới mẻ, những ý
tưởng dù nghe qua thật điên rồ… đều sẽ mang đến giá trị vào một lúc nào đó.
Luôn cầu tiến: Tôi không sợ làm việc với người chưa giỏi, tôi chỉ sợ
những người “tự cho là mình giỏi” mà thôi! – Hãy lưu ý kỹ điều này và đừng
mắc phải sai lầm tương tự.
Tự học là quan trọng : hãy cân bằng giữa việc học trên trường lớp và tự
học ở nhà. Chính những giây phút tự học quý báu sẽ nâng cao khả năng tư duy
độc lập của bạn, giúp bạn không bị đi theo lối mòn mà người khác áp đặt lên.
Dưới góc độ là một sinh viên ngành Y, tôi nghĩ quan trọng nhất là
phải nghi ngờ bản thân. Thay vì tìm cách phản đối ý kiến của người khác, tôi
thường tự cãi với chính mình. Tôi chọn những suy nghĩ mà tôi tin tưởng nhất và
tự hỏi khi nào thì nó sai.
Tôi thấy độc lập trong suy nghĩ với người đã khó, nhưng độc lập với chính mình
càng khó gấp bội, cần một tinh thần cởi mở, chấp nhận sự thật và ý kiến mới,
bất kể có đi ngược lại với những gì ta đã biết trước đây. Nhà văn tài danh F.
Scott Fitzgerald từng nói một trí tuệ hạng nhất phải có khả năng nắm giữ trong
đầu hai ý kiến đối lập mà vẫn không bị khùng. Tức là nếu mình chỉ nhớ những ý
kiến mình đồng tình thôi thì hoặc là mình ngu hoặc là cần xuống Biên Hòa gấp.
Tôi cũng chú ý chọn lựa vấn đề để suy nghĩ. Ta đọc, nghe hay xem cái
gì ta sẽ suy nghĩ về cái đó. Tôi thấy không kiểm soát được đầu vào thì khó lòng
kiểm soát được đầu ra. Bây giờ chúng ta thường xem điện thoại trước khi đi ngủ
và khi mới thức dậy, tức là cái ý nghĩ đầu tiên và cuối cùng mỗi ngày thường là
do người khác nhét vào đầu ta. Có thể đó là một dòng trạng thái, một tấm hình,
một comment, hay một scandal mới nhất đang làm cộng đồng mạng dậy sóng.
Tôi rời xa các mạng xã hội một phần vì không muốn người khác quyết định
mình sẽ suy nghĩ về chuyện gì, nhưng tôi vẫn còn thói quen xấu không bỏ được
là đọc quá nhiều tin tức.
Đối với thế hệ trẻ thì càng cần phải rèn luyện tư duy này mỗi ngày. Bởi
nếu không độc lập, không tự đưa ra quyết định cho mình thì mãi mãi sẽ chỉ là
một người chạy phía sau, mất phương hướng khi tiến về phía trước. Bác Hồ
chính là một tấm gương điển hình về tư duy độc lập. Người một mình buôn ba
khắp năm châu, bốn biển để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc,
mở ra kỉ nguyên độc lập - tự do cho đất nước ta.
Rõ ràng, đất nước ta rất cần những người có tư duy độc lập, quyết đoán.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nếu không là chính mình, không có hướng
đi thì rất dễ bị hòa tan. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại không ít người thiếu tư
duy độc lập, họ sống ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc vào người khác, phó mặc cho
cuộc đời muốn đi đâu thì tới. Lối tư duy của những con người ấy thật buồn và đáng xấu hổ.
Nói tóm lại, tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ và bản thân tôi nữa cần
rèn luyện tư duy độc lập của mình hằng ngày bằng cách tự bước bằng chính đôi
chân, suy nghĩ bằng cái đầu và hành động theo những gì mình cho là đúng. Đó
mới là cuộc sống thực sự của bạn. Hãy sống tự lập, sống mạnh mẽ bởi cuộc
sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có
thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình! C. KẾT LUẬN
Tuy con đường tư duy độc lập còn rất dài, chúng ta tự chứng tỏ mình tự lập ra
nó, tự dấn thân theo đuổi nó, và đó là cách tốt nhất (và có lẽ duy nhất) để mỗi
chúng ta tự phát triển và cùng đóng góp cho một xã hội mới, một xã hội được
phát triển bằng tri thức chứ không chỉ bằng vật chất. Khi có tư duy độc lập ta sẽ
có được nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, đứng trước những khó khăn sẽ tìm ra
được hướng giải quyết và sự lựa chọn tốt nhất. Điều này phải được giáo dục
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thầy cô không nên trở thành những
chiếc máy nói thao thao bất tuyệt mà chỉ nên đưa ra những gợi ý để người học
tự phát triển tư duy độc lập, hình thành tư duy phản biện trong mình. Giáo dục
thông minh, toàn diện là giúp trẻ phát triển nhiều hơn về mọi mặt chứ không
đơn thuần là những lý thuyết khô cằn trên sách vở, phải nhìn nhận vào thực tiễn
và thực hành nó. Trong tác phẩm “Faust” của đại thi hào Johann Wolfgang
(von) Goethe (1749-1832) đã có những vần thơ như sau: “Mọi lý thuyết đều là
màu xám /Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.”. Và quả vậy, chúng ta cần phải
biết cảnh giác với mọi hiểu biết, cũng như áp dụng lý thuyết, thậm chí kể cả với
những điều được coi là chân lý. Tại sao lại như vậy? Và có cái gọi là chân lý
tuyệt đối, hay chân lý khách quan hay không?. Đừng nên giáo dục trẻ bằng cách
nhồi nhét những lý thuyết khô cằn ấy, áp đặt điểm số lên chúng rồi biến chúng
trở thành những kẻ nông cạn, hời hợt và kém hiểu biết. Hãy nhìn nhận tầm quan
trọng của tư duy độc lập, sáng tạo trong cuộc sống và lấy nó làm kim chỉ nam
trong việc giảng dạy học. Chỉ có cách giáo dục ấy mới khiến trẻ phát triển ngay
từ bé, sau này sẽ làm được nhiều việc có ích hơn cho bản thân và tương lai của
Đất nước. Trình độ hiểu biết của một Đất nước còn phụ thuộc rất nhiều vào
những thế hệ trẻ, vì vậy nếu không được giáo dục theo hướng phát triển đó ngay
từ lúc nhỏ thì bây giờ đừng ngần ngại mà hãy tự rèn luyện bản thân để phát
triển. Nếu không học giỏi bạn có thể cố gắng nhiều hơn nữa để giỏi, nhưng nếu
thiếu đi tư duy độc lập, tính quyết đoán chúng ta chỉ mãi là những kẻ được thuê
để cho người khác thực hiện ước mơ. Dưới góc nhìn là một sinh viên ngành Y,
tôi mong muốn nhà trường và cán bộ giảng viên cố gắng nhiều hơn trong việc
phát triển tư duy độc lập, tính sáng tạo cho sinh viên. Đó sẽ là nền tảng quý giá
nhất khi chúng tôi mang theo khỏi giảng đường để đến với một môi trường mới.
Khi còn là sinh viên, tôi nghĩ mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển tư duy ấy
dưới sự giúp đỡ của các giảng viên nhà trường. Hãy chỉ truyền đạt những lý
thuyết cần thiết và thay vào đó có thêm nhiều hoạt động bổ ích trong các giờ
dạy, các bài tập mang tính sáng tạo, độc lập nhiều hơn, để người học cảm thấy
những bài học mà nhà trường mang đến thật bí ẩn và thu hút sự tò mò để khám
phá nó như một món quà quý giá. Đó là một cách giáo dục toàn diện mà chúng
tôi mong muốn gửi gắm đến nhà trường nói chung và nền giáo dục Việt Nam
nói riêng. Giáo dục không phải là nhồi nhét, áp đặt. Giáo dục chính là gợi mở để
tự do phát triển, khám phá. Một lần nữa, tôi xin khẳng định quan niệm của
Albert Einstein “Bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán
độc lập phải được phát triển và những người trẻ tuổi, một sự phát triển đang bị
đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét [hệ thống điểm số]. Giáo dục nhồi nhét tất
yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa. Cần có cách dạy làm sao để học sinh
cảm thấy những điều họ được học là một quà tặng quý giá chứ không phải là
một nhiệm vụ ngán ngẩm.” là hoàn toàn đúng đắn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc
khiến chúng ta phải suy ngẫm.