Tiểu luận về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp kinh doanh | Học viện Ngân hàng
Tiểu luận về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp kinh doanh | Học viện Ngân hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA: TÀI CHÍNH ---------- BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
KĨ NĂNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ TRONG KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy Hải
Nhóm: 1 – Lớp: K25TCA
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Phát Tiêu Quang Khải Nguyễn Đức Mạnh
Trịnh Ngô Thanh Hương Chu Việt An Lê Nguyên Vũ Lê Thanh Tùng Hà Nội – 4/2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH BÀI TẬP LỚN
MÔN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
KĨ NĂNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ TRONG KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy Hải Danh sách nhóm: 1. Chu Việt An 25A4011015
2. Trịnh Ngô Thanh Hương 25A4010138 3. Tiêu Quang Khải 25A4010139
4. Nguyễn Đức Mạnh 25A4010734
5. Phạm Văn Phát (NT) 25A4011058 6. Lê Nguyên Vũ 25A4012171 7. Lê Thanh Tùng 25A4012159 Hà Nội – 4/2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
I. NGÔN NGỮ.........................................................................................................5
1.1. Khái niệm..........................................................................................................5
1.2. Tại sao lại có nhiều ngôn ngữ khác nhau?.....................................................5
a, Khoảng cách và thời gian:....................................................................................5
b, Chiến tranh...........................................................................................................5
c, Địa lý..................................................................................................................... 6
1.3. Số lượng ngôn ngữ ở Việt Nam.......................................................................6
1.4. Sự mai một ngôn ngữ tại Việt Nam.................................................................6
Thứ nhất, Dân số học................................................................................................6
Thứ hai, Nhân tố văn hóa - ngôn ngữ........................................................................7
Thứ ba, Nhân tố tâm lí – xã hội.................................................................................7
Thứ tư, Nhân tố chính sách ngôn ngữ.......................................................................7
II. NỘI DUNG CỦA NGÔN NGỮ.........................................................................7
2.1, Định nghĩa........................................................................................................7
2.2, Hình thứ tồn tại của ý nghĩa ngôn ngữ...........................................................8
III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ..........................................................................8
3.1 Lối nói thẳng......................................................................................................8
3.2. Lối nói lịch sự...................................................................................................9
3.3. Lối nói mỉa mai, châm chọc.............................................................................9
3.4. Lối nói ẩn ý.....................................................................................................10
IV, LỜI KHEN.......................................................................................................11
4.1. Định nghĩa.......................................................................................................11
4.2. Giá trị của lời khen.........................................................................................11
4.3. Hoàn cảnh sử dụng lời khen..........................................................................12
4.4. Những lưu ý khi khen....................................................................................12
a, Ngôn từ trong lời khen........................................................................................12
b. Biểu cảm khi khen...............................................................................................12
c, Sử dụng lời khen trong giao tiếp.........................................................................12
V, LỜI CHÊ...........................................................................................................13
5.1, Định nghĩa......................................................................................................13
5.2, Ý nghĩa của lời chê.........................................................................................13
5.3, Hoàn cảnh sử dụng lời chê............................................................................14
5.4, Những lưu ý khi chê.......................................................................................14
a, Đưa ra cái nhìn nhận khách quan.......................................................................14
b, Lựa chọn hình thức phù hợp...............................................................................14
LỜI KẾT................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................17 LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử, giao tiếp vẫn luôn là yếu tố quan
trọng không thể thiếu đối với sự tồn vong và phát triển của xã hội. Bằng sự giao tiếp,
con người có thể truyền đạt và tiếp thu kiến thức ở mọi lĩnh vực nhằm biến nó trở
thành của chính mình. Nếu không có giao tiếp, kiến thức khoa học của nhân loại sẽ
không thể được lưu truyền rộng rãi, xã hội sẽ khó khăn hơn trong quá trình phát triển của mình.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hoạt động giao tiếp gồm có ba yếu tố: ngôn
ngữ, phi ngôn ngữ và ngữ điệu. Trong đó, mặc dù chỉ chiếm 7% trên tổng số nhưng
ngôn ngữ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, có tác động rất lớn cùng với hai yếu
tố còn lại để quyết định sự thành bại của một cuộc giao tiếp.
Con người dùng nhiều hình thức khác nhau để giao tiếp và thông dụng nhất vẫn
chính là dùng lời nói qua các ngôn ngữ. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ, con người có
thể truyển tải thông tin, ý nghĩa, sắc thái và thông điệp của mình muốn truyền đạt tới
đối phương một các trực quan nhất, dễ dàng nhất.
Xuất phát từ lí do đó mà nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Kĩ năng
giao tiếp ngôn ngữ trong kinh doanh” nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp bằng việc sự
dụng ngôn ngữ, tạo mối quan hệ tốt giữa các chú thể giao tiếp và đặc biệt là ứng dụng
trong hoạt động kinh doanh để phát triển bản thân trong nghề nghiệp sau này I. NGÔN NGỮ 1.1. Khái niệm
- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ, chức năng là một phương tiện để giao
tiếp và là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ được hình thành trong quá trình hoạt động và
giao lưu của mỗi cá nhân với người khác trong xã hội. Ngôn ngữ mang bản chất xã
hội, lịch sử và tính giai cấp. Điều này là bởi các kí hiệu ngôn ngữ là một hiện tượng
xã hội tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của cọn người và là một phương
tiện xã hội đặc biệt đối với sự phát triển và tiêu vong của xã hội.
- Số lượng ngôn ngữ trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú với số lượng dao
động trong khoảng từ 6000 – 7000 loại ngôn ngữ khác nhau, phụ thuộc vào chỉ tiêu
phân biệt giữa các loại ngôn ngữ.
1.2. Tại sao lại có nhiều ngôn ngữ khác nhau?
Sự hình thành ngôn ngữ đến từ nhiều yếu tố khác nhau và đồng thời cũng bị tác
động rất nhiều trong quá trình tồn tại của chúng. Ngay từ lúc con người xuất hiện trên
Trái Đát từ thời nguyên thủy, ngôn ngữ cũng đã bắt đầu xuất hiện với những dạng kí
tự thô sơ nhất. Trải qua hàng ngàn năm phát triển theo dòng lịch sử, ngôn ngữ cũng
phát triển và mở rộng theo nhiều cách khác nhau nhưng chung lại vẫn đến từ các yếu tố nhất định sau:
a, Khoảng cách và thời gian:
Các nhóm người, tộc người luôn di chuyển, tìm kiếm những cơ hội mới, ngôn
ngữ cũng thay đổi theo thời gian. Điều gì xảy ra khi bạn kết hợp hai nhân tố khoảng
cách và thời gian? Những nhóm người nói được một ngôn ngữ chung được phân chia
theo khoảng cách, qua thời gian tiếng địa phương của họ tiến hóa theo các hướng
khác nhau. Sau khi đủ thời gian, họ sẽ nói hai ngôn ngữ riêng biệt nhưng có liên quan.
Dần dần mà họ mở rộng khu vực sinh sống qua từng khu vực rộng và hơn nữa, tạo cơ
hội để phát triển và sáng tạo ra những loại ngôn ngữ mới để dễ dàng giao tiếp với nhau hơn. b, Chiến tranh
Chiến tranh có thể dẫn đến việc hình thành các ngôn ngữ mới hoặc sự tuyệt
chủng của các ngôn ngữ đã được thiết lập. Chiến tranh làm phân chia dân số từng nói
một ngôn ngữ chung dẫn đến sự hình thành của ngôn ngữ mới. Chiến tranh cũng đồng
thời dẫn đến cái chết của ngôn ngữ khác do những người bị chinh phục sẽ phải nói
ngôn ngữ của người chinh phục họ. c, Địa lý
Dù không có nhiều lí do cụ thể để giải thích cho việc địa lý có tác động đến sự đa
dạng của ngôn ngữ hay không. Nhưng có một ví dụ điển hình cho yếu tố này đó là ở
Châu Âu có khoảng 225 ngôn ngữ bản địa, tùy thuộc vào cách bạn đếm chúng. Nhưng
Papua New Guinea nhỏ bé có hơn 800 ngôn ngữ không những vậy đó còn là nơi có
chỉ số khác biệt ngôn ngữ cao nhất thế giới. Điều này phần lớn là do địa lý đặc thù của
hòn đảo. Các dãy núi, rừng, sông ngòi và đầm lầy khiến cho cư dân chia thành nhiều
bộ lạc nhỏ. Những nhóm nhỏ này đã bị cô lập quá lâu đến nỗi họ đã phát triển các ngôn ngữ khác nhau.
1.3. Số lượng ngôn ngữ ở Việt Nam
Theo Ethnologue, số lượng ngôn ngữ tại Việt Nam thống kê được là 111, trong đó
110 còn tồn tại và 1 ngôn ngữ đã biến mất hoàn toàn. Và trong số những ngôn ngữ
còn tồn tại thì có 93 ngôn ngữ là bản địa và 17 ngôn ngữ còn lại thì không phải.
Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ được coi là Quốc ngữ thì có 15 tiếng đang phát
triển, 45 tiếng được sử dụng rộng rãi, 43 tiếng đang gặp vấn đề và 6 tiếng đang “chết”.
1.4. Sự mai một ngôn ngữ tại Việt Nam
Sự mai một, suy tàn của ngôn ngữ bị tác động bởi nhiều yếu tố khiến cho ngôn
ngữ tồn tại ở các trạng thái khác nhau. Có thể chia thành các trạng thái chính như sau:
- Trạng thái 1: Không mai một, là tiếng Việt, có lượng người dùng đông đảo, chữ
viết thông dụng, áp dụng rộng rãi trong: giáo dục và truyền thông, được coi là "tiếng
phổ thông" cho các dân tộc khác.
- Trạng thái 2: Có nguy cơ mai một, đang mất dần khả năng làm phương tiện giao
tiếp, phạm vi sử dụng nhỏ, không có chữ viết hoặc có thì rất ít được sử dụng, phần lớn
ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số rơi vào tình trạng này hoặc thậm chí là thấp hơn.
- Trạng thái 3: Bị mai một, được gọi là " ngôn ngữ chỉ còn trong kí ức", rất ít
người còn nhớ để sử dụng, chủ yếu là các cụ già lâu tuổi của các bộ tộc.
Nguyên nhân cho sự mai một này là do đâu?
Thứ nhất, Dân số học
Ở Việt Nam rất ít người nói được tiếng dân tộc thiểu số. Gọi là dân tộc thiểu số
vì so với người Kinh chiếm tới hơn 85,7% dân số thì lượng người của những
anh em dân tộc còn lại là ít hơn rất nhiều, vài dân tộc thiểu số có dân số trên 1
triệu người còn lại chủ yếu là dưới con số này, có dân tộc dưới 1 ngàn hay chỉ
có vài trăm người. Dân số ít là vậy, họ thường sống phân tán và xen lẫn vài dân
tộc khác từ đó càng làm cho phạm vi sử dụng ngôn ngữ hạn chế theo, chỉ trong
vùng nhất định. Những người nói được tiếng mẹ đẻ trong các dân tộc thiểu số
cũng ít, đa phần là các cụ già và cô bác trung niên, thanh niên ít hơn và trẻ em
còn ít hơn nữa. Thiếu khả năng duy trì sang các thế hệ sau làm ngôn ngữ của
các dân tộc dần bị quên lãng và mai một.
Thứ hai, Nhân tố văn hóa - ngôn ngữ
Chữ viết có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phát triển ngôn ngữ, hiện
nay hơn nửa các dân tộc thiểu số ở nước ta đã có chữ viết nhưng hệ thống chữ
viết này được sử dụng ở phạm vi rất hẹp, không được nhiều người biết nên
chưa thể hiện được vai trò. Bên cạnh đó là gần nửa dân tộc chưa có chữ viết,
ngôn ngữ chỉ dừng ở khẩu ngữ thì rất khó tạo nên giá trị văn hóa có thể lưu trữ, bảo tồn.
Giáo dục nắm ý nghĩa then chốt, là nguồn duy trì sức sống cho ngôn ngữ dân
tộc nhưng công tác truyền dạy, khuyến khích sử dụng trong cộng động ở các
dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, Nhân tố tâm lí – xã hội
Ở nước ta không có tình trạng phân biệt ngôn ngữ hay tiếng nói là điều kiện tốt
để cho ngôn ngữ các dân tộc được phát triển, nhưng vì nhiều nguyên do nhất là
kinh tế, cơm áo gạo tiền mà nhiều gia đình để con, em của họ học tập những
ngôn ngữ dân tộc khác, thêm cả ngoại ngữ bảo đảm cuộc sống trước, bỏ quên tiếng mẹ đẻ.
Thứ tư, Nhân tố chính sách ngôn ngữ
Nhà nước Việt Nam thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lí quyền có ngôn ngữ
(tiếng nói và chữ viết) riêng của tất cả các dân tộc ở Việt Nam; thừa nhận và đảm bảo
về mặt pháp lí quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ, quyền bảo tồn và phát triển tiếng
nói chữ viết riêng của các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số sử
dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong các phạm vi và lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Nhà nước cũng thực hiện ban hành rất nhiều chính sách, nghị định để khuyến
khích các dân tộc sử dụng, truyền dạy ngôn ngữ của mình tuy nhiên vẫn chưa đủ để
giúp chúng thoát khỏi nguy cơ mai một. Ví dụ: -
Điều 7, Luật Giáo dục ban hành năm 2005 ghi: “Nhà nước tạo điều kiện để
người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp học sinh người dân tộc thiểu số
dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác”. -
Quyết định 53-CP ngày 22 tháng 2 năm 1980 của Chính phủ đã chỉ r|: “Tiếng
nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của dân
tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước”.
II. NỘI DUNG CỦA NGÔN NGỮ 2.1, Định nghĩa
Là ý nghĩa của lời nói, của từ, của câu trong giao tiếp. Một từ hay một tập hợp từ
đều có một vài ý nghĩa, biểu thị một nội dung nhất điịnh mà người nói, người viết
muốn nhắn nhủ thông qua ngôn ngữ
2.2, Hình thứ tồn tại của ý nghĩa ngôn ngữ
Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: khách quan và chủ quan. -
Tính khách quan bởi nó có nghĩa xác định, không phụ thuộc vào sở thích, ý
muốn của cá nhân nào. Vì thế, điều kiện thiết yếu của thông hiểu trong giao
tiếp là phải dùng từ chuẩn xác với nghĩa của nó. Ví dụ: không ai dùng cái xe
để chỉ cái mũ và ngược lại. -
Tính chủ quan thể hiện ở chỗ ngôn ngữ dùng để truyền tải thông điệp của cá nhân.
Đôi khi nghĩa này lại không trùng với nghĩa mà ta thường sử dụng và cùng một từ
ngữ có thể gây ra những cảm xúc, những phản ứng không giống nhau ở những người
khác nhau. Ví dụ: Từ “ma túy” với những người nghiện hút, buôn bán ma túy là bình
thường, không gợi cảm giác tiêu cực. Nhưng đối với những người lương thiện thì gợi
lên cảm giác ghê sợ, cần xa lánh. Trong một số nhóm người, đôi khi có những quy
định ý nghĩa riêng cho một số từ. Ví dụ: Vé có nghĩa là 100 USD… Ngoài ra mỗi cá
nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp, dân tộc đều có sắc
thái riêng trong phong cách sử dụng ngôn ngữ. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên
sự đồng điệu trong giao tiếp, hay còn được gọi là khả năng đồng cảm. -
III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ 3.1 Lối nói thẳng
- Lối nói thẳng là lối truyền đạt thông tin 1 cách chính xác, trực tiếp không quanh
co vòng vèo,không biến tấu. *,Ưu điểm:
- Khiến người nghe dễ hiểu,dễ nắm bắt ý kiến của người nói.
- Tiết kiệm được thời gian nhờ cách nói ngắn gọn, súc tích. *,Nhược điểm:
- Khiến người nghe dễ bị tổn thương, khó chịu, khó chấp nhận thông tin mà người
nói đưa ra đối với những lời nói mang tính tiêu cực, thiếu tế nhị dẫn đến sự khó xử trong giao tiếp.
*, Các trường hợp sử dụng :
- Khi giao tiếp với những người trong gia đình, bạn bè thân thiết.
- Phát biểu trong các cuộc họp cty,trước tòa,trước quốc hội ... những nơi cần sự r| ràng,minh bạch.
3.2. Lối nói lịch sự
- Lối nói lịch sự : khi nói lịch sự, người ta sử dụng ngôn từ hình thái với các động
từ, mệnh đề tình thái, làm cho các cảm nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã nhặn, lịch thiệp. *,Ưu điểm:
- Khiến người nghe dễ chịu để tiếp nhận thông tin đối với những thông tin có thể
gây cảm xúc không tốt đối với người nhận hoặc miễn cưỡng chấp nhận. *, Nhược điểm:
- Có thể khiến cuộc giao tiếp trở nên dài dòng hơn, xa cách giữa các chủ thể giao tiếp.
*,Các trường hợp sử dụng:
- Lối nói lịch sự nên được sử dụng ở mọi trường hợp với thái độ nhẹ nhàng .
- Khi giao tiếp,cần thêm các động từ và mệnh đề hình thái trong 1 số trường hợp nhất định như:
⦁ Các mối quan hệ xã hội không thân thiết, xã giao.
⦁ Khi phát biểu trước đám đông.
Lưu ý: lối nói lịch sự có thể được thể hiện qua từ ngữ,giọng điệu và ngôn ngữ cơ
thể để tạo cảm giác trang trọng khi giao tiếp hơn là biểu đạt qua ý nghĩa qua thông tin
được truyền tải. Vì thế lối nói lịch sự có thể là phương tiện đi kèm với 3 lối nói còn lại.
3.3. Lối nói mỉa mai, châm chọc
- Lối nói mỉa mai, châm chọc ngưởi khác là một thói quen xấu. Nó không đem lại
cho ta điều gì tốt đẹp, chỉ đem lại sự hận thù, xa lánh của những người xung quanh. *, Nhược điểm:
- Làm tổn thương người khác.
- Biến nhược điểm của người khác ra làm trò đùa chỉ để thỏa mãn niềm vui
không hề tốt đẹp của mình.
- Hạ thấp người khác thông qua lời nói, không tôn trọng đối phương.
- Gây thù chuốc oán vì vài câu nói nhất thời, những thứ không đáng để nói lại
thành nguyên nhân dẫn đến hậu quả nặng nề.
- Làm nhụt ý chí của người nghe trong môi trường học tập, làm việc. Từ đấy
không thu được kết quả tốt gì mà chỉ nhận lại điều tồi tệ hơn.
- Để lại hình ảnh xấu xa trong mắt người khác dẫn đến cuộc sống của người nói
mỉa mai có thể gặp nhiều khó khăn hơn và bị xa lánh. *, Biện pháp hạn chế:
- Tránh nói bóng gió, châm chọc đến người khác.
- Không sử dụng những từ ngữ mang tính tiêu cực, kích bác.
- Chú ý đến thái độ, biểu cảm và lời nói của mình trong cuộc trò chuyện để
không dẫn đến khó chịu cho đối phương.
- Tránh nói những điều gây tổn thương, cảm giác không tốt cho người khác.
Lối nói mỉa mai, châm chọc nhìn chung là 1 điều tồi tệ, xấu xa mang lại nhiều
điều tiêu cực trong cuộc sống và vô nghĩa. Không tôn trọng người khác đồng thời
chính là không tôn trọng chính bản thân mình. Vì vậy ta không nên sử dụng lối nói
này trong cuộc sống, nó không đem lại gì tốt đẹp mà chỉ làm cho người khác kì thị, ghét và xa lánh. 3.4. Lối nói ẩn ý *, Ưu điểm:
- Giúp truyền tải thông điệp mà chủ thể không tiện nói ra. *, Nhược điểm:
- Theo hướng tiêu cực, ẩn ý là lối nói nhằm xỉa xói người khác hoặc hàm ý nhắm
đến họ nhưng không nói thẳng ra với mục đích xấu.
*, Thường hợp sử dụng:
- Tránh đề cập đến các vấn đề nhạy cảm, nghe không hiểu và không quan tâm
- Không nên tỏ ra lấp lửng, bí mật.
- Tránh những cử chỉ thì thầm trong 1 nhóm đông người đang nói chuyện làm ra
vẻ bí mật. Đây là những cử chỉ thiếu lịch sự và kém tế nhị.
- Nói chuyện gọn hoc và đủ ý.
Nói chung, lối nói ẩn ý là lối nói không xấu ngược lại còn là 1 lối nói tốt với thiện
ý. Giúp biểu đạt ý theo cách nhẹ nhàng, tinh tế và lịch sự. Đây đòi hỏi sự tinh tế giữa
người nói và người nghe. Đôi khi, người nghe không hiểu được hết ẩn ý của người
nói, hoặc hiểu nhưng muốn lẩn tránh nên giả vờ không hiểu. IV, LỜI KHEN 4.1. Định nghĩa
Lời khen là sự ngợi ca, tán thưởng và khâm
phục người khác, ghi nhận và động viên tinh thần
của họ khi thực hiện điều gì đó tốt đẹp.
Có hai loại lời khen: lời khen tốt và lời khen xấu.
Lời khen tốt là lời khen chân thành, đúng lúc
và đúng chỗ, với mục đích lành mạnh.
Trái lại, lời khen xấu là những lời khen mang tính tán thưởng quá đà, lấy lòng hay
nịnh bợ người khác, thường xuất phát từ hiện thực không chính xác, thái quá và với
mục đích xấu, không lành mạnh
4.2. Giá trị của lời khen
- Việc khen ngợi có thể tạo ra niềm vui, hạnh phúc, sự tự tin và động lực cho
người được khen. Điều này còn có thể thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của họ. Nó
giống như tiếp thêm cho người được khen một sức mạnh thần kì để tự tin hơn, phát
triển bản thân tốt hơn ở những thế mạnh đã có. Nó cũng giúp tăng sự hưng phấn, động
lực để họ tiếp tục cố gắng và đạt được nhiều thành công hơn.
- Tuy nhiên, nếu những nỗ lực và thành tựu của người khác không được đánh giá
và công nhận kịp thời, điều đó có thể làm họ buồn rầu, nản chí, cảm thấy nỗ lực của
mình không được đánh giá và có giá trị.
- Nói những lời khen xấu có thể gây ra những hậu quả đau lòng, như sự mất mát,
đau khổ, xót xa, cay đắng cho người được nhận lời khen:
Nếu lời khen đó là giả tạo, nó có thể gây ra hiện tượng “ảo tưởng” cho người
được khen, làm họ không thể tiến bộ, thậm chí còn trở nên chủ quan, tự mãn, ngủ
quên trên chiến thắng và dễ dàng gặp thất bại.
Lời khen xấu còn có thể gây áp lực cho người được khen hoặc khiến họ nhận
nhầm và ảo tưởng về năng lực của bản thân, không dám thay đổi hay đối diện với
những sai lầm mình mắc phải dẫn đến việc hủy hoại giá trị cuộc sống và phá vỡ mối
quan hệ tốt đẹp giữa con người.
4.3. Hoàn cảnh sử dụng lời khen
Khen như một phép xã giao, nhằm tạo dựng các mối quan hệ gắn kết hơn trong
giao tiếp cũng nhằm tạo động lực, khích lệ sức mạnh tự thân từ người khác. Và đôi
khi trong lời khen của chúng ta bao hàm cả hai mục đích trên. Nhưng cho dù ở mức
độ nào thì lời khen đều nên bắt đầu từ mong muốn thực sự của chúng ta muốn dành
cho người khen. Đó là sự thật lòng, chân thành, không lố bịch. Ở từng lĩnh vực mà
bạn có thể khen người khác ở những khía cạnh khác nhau. Ví dụ nếu khen vẻ bề ngoài
– hình thức như quần áo, làn da, mái tóc, trang điểm, trang sức…bạn cần chú ý sự
khác nhau giữa nam và nữ. Nếu là nữ thường sẽ thích khen những gì chi tiết, cụ thể và
lời khen nghiêng về vẻ đẹp nữ tính như sự duyên dáng, dễ thương, xinh xắn, trẻ
trung…còn nếu là nam chắc rằng các bạn sẽ rất thích khen là người có phong độ, đẹp
trai, chững chạc, khỏe mạnh, cường hoc ,
“X men”…Hay khi khen về thành tích của
ai đó, cần tán dương, công nhận những thành tựu cao họ đã đạt được trong thời gian
vừa qua. Điều đặc biệt quan trọng là ta cần có thời gian tìm hiểu về thành tựu của
những người đó, về năng lực, sở trường cá nhân để khen đúng. Tránh tình trạng khen
mà không đúng với thành tích họ đạt được hoặc khen nhưng không biết thực sự họ đã
đạt được điều đó như thế nào. Khi khen nên khen sự nỗ lực, quá trình hơn là khen
thành tích, năng lực, nhấn mạnh vào việc chúng ta cảm nhận như thế nào vào cách
người ta đạt được. Điều này thể hiện ta có sự quan tâm và kết nối nhất định chứ không
thuần túy là lời khen ở “đầu môi” mang tính xã giao, khen hoc ó lệ hoặc khen nhưng không quan tâm
4.4. Những lưu ý khi khen
a, Ngôn từ trong lời khen
Bạn có thể khen trực tiếp nghĩa là khi khen dùng trực tiếp qua các từ ngữ thể hiện
sắc thái như: tốt, được đấy, tuyệt vời, rất tốt…kết hợp với một số phó từ chỉ mức độ
như: rất, lắm, vô cùng, thực sự…các từ biểu lộ cảm xúc: wow, thật không thể tin
được…hoặc các từ như: nhiều, ít…để chỉ kết quả của một quá trình hay hành động.
Ví dụ: Mình thật sự ngưỡng mộ thành tích của cậu; Thành thích của bạn đáng nể quá;
Thật không thể tin được về những gì bạn đã làm được trong thời gian qua…
Ngoài ra có thể khen gián tiếp nghĩa là không nói thẳng ra mà nói theo kiểu nói
vòng. Kiểu khen này thường không r| ràng về nghĩa mà người nghe phải đặt câu
trong văn cảnh cụ thể để nắm bắt nghĩa. Ví dụ: Dạo này trông nhuận sắc đấy; Cuốn
sách của anh đọc được đấy; Cách viết của anh đã khác trước
b. Biểu cảm khi khen
Khi khen nên kết hợp cả phương tiện phi ngôn ngữ như sắc thái biểu cảm trên
khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu (ngạc nhiên, trầm trồ, thích thú, ngưỡng
mộ…) trước thành quả của người được khen đạt được để họ cảm thấy sự thực sự
khâm phục, ngưỡng mộ ở mình.
c, Sử dụng lời khen trong giao tiếp
Lời nói như con dao hai lưỡi, một mặt nó giúp chúng ta truyền tải được thông
điệp, tình cảm, thiết lập và phát triển các mối quan hệ nhưng mặt trái nó cũng có thể
khiến phá vỡ các mối quan hệ và nếu không cẩn thận bạn sẽ “gặp tai nạn” do không
khéo ăn, khéo nói. Lời khen trong giao tiếp cũng vậy. Do đó, để phát huy được hiệu
quả tối ưu của lời khen bạn cần sử dụng nó đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và
phải xuất phát từ sự chân thành.
Nhìn từ góc độ văn hóa, người Việt Nam vốn có truyền thống văn hoá trọng tình,
trọng sự tế nhị, kín đáo, sống hướng nội, không thích sự phô trương, khếch dương cho
nên việc khen hay chê ít khi thẳng thắn, bộc trực mà thường ý nhị. Do đó, khi khen ai
đó bạn cũng không nên khen quá khiến lời khen phản tác dụng.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu r| sự khác biệt giữa ứng xử văn hoá và nội dung thật
của lời khen hoặc chê. Trong nhiều tình huống, hình thức ngôn ngữ là khen nhưng nội
dung lại là chê (VD: Eo ôi, sang ghê nhỉ!). Hoặc ngược lại hình thức ngôn ngữ là chê
nhưng nội dung lại là khen (theo kiểu nịnh khéo). VD: Trong một cuộc họp, có một
nhân viên đứng lên phê bình thủ trưởng một cách hùng hồn: “Tôi xin thẳng thắn phê
bình thủ trưởng. Thủ trưởng có một khuyết điểm rất lớn là làm việc nhiều quá, không
biết nghĩ đến sức khỏe của mình”.
Tuy vậy nhưng lời khen cũng nuôi dưỡng tư duy cố định, khiến người nhận có xu
hướng bằng lòng, không có ý chí phấn đấu, ít phấn đấu, nỗ lực hơn và khi quen với lối
tư duy cố định họ sẽ bị shock khi gặp thử thách trong công việc và cuộc sống.
Lời khen một mặt tạo sự tự tin nhưng đôi khi lại khiến người được khen trở nên
tự cao tự đại với khả năng của mình, từ đó tạo ra sự “ảo tưởng sức mạnh” của bản thân.
Người thường xuyên được khen sẽ hình thành thói quen tìm kiếm, trông chờ sự
hài lòng từ những người xung quanh mà không phải là từ bên trong. Như vậy, vô hình
chung chúng ta đã tạo ra động cơ phấn đấu, làm việc vì mong muốn của người khác
chứ không phải vì bản thân họ. Điều này dễ nhận thấy ở con trẻ khi họ được bố mẹ
khen và cố gắng, nỗ lực học vì mong muốn của bố mẹ.
Việc được người khác khen đôi khi sẽ tạo áp lực cho bản thân người được khen.
Vì vậy, họ sẽ tập trung chứng minh năng lực hơn là phát triển năng lực. Lời khen đôi
khi còn mang ý tạo sự cạnh tranh, thể hiện quyền lực vị thế của người khen, gây cảm
giác khó chịu không đáng có trong giao tiếp. V, LỜI CHÊ 5.1, Định nghĩa
- Chê nghĩa là tỏ ra không thích, không vừa ý với những điều cho là kém, là xấu.
Nó cũng mang nghĩa là những lời phê phán, chỉ trích, góp ý khi con người làm sai,
làm chưa tốt, chưa đúng công việc mình được giao. Về mặt tiêu cực, đôi khi chê còn
mang nghĩa nhằm miệt thị người khác.
5.2, Ý nghĩa của lời chê
Lời chê tuy vậy nhưng nó mang ý nghĩa rất đa dạng với các hình thức được sử
dụng trong giao tiếp vô cùng đa dạng và phức tạp. Những lời chê thường mang hàm ý
xem xét, phân tích và đánh giá những khuyết điểm mà người nhận mắc phải để có thể
góp ý và nhận khiển trách.
Chê, phê bình có liên quan đến cả người nói và người nghe trên nhiều khía cạnh,
kể cả việc đe dọa thể diện. Bởi chê, phê bình, trước hết là xuất phát từ hành động
nhận định. Theo cách diễn đạt của P. Brown và S. Levinson (năm 1987): chê, phê bình
tức là người nói cho rằng những điều thuộc về người nghe là xấu và người nói không
thích, không vừa lòng1. Cụ thể hơn, đây là hành động mà người nói đánh giá tiêu cực
đối với một khía cạnh nào đó của người nghe.
Tuy vậy nhưng cùng trường nghĩa với chê, thì ý nghĩa thuần túy có thể nói đến là
sự chê bai từ một phía nhằm dè bỉu, mỉa mai, mạt sát hay mắng mỏ người khác… Tùy
vào nội dung, hoàn cảnh và cách thức biểu đạt mà người nghe có thể đón nhận và có
những cách phản ứng khác nhau trước những lời chê.
5.3, Hoàn cảnh sử dụng lời chê
Nữ hoàng Cathérine II của nước Nga (1729–1796) là một vị minh quân nên đã
dạy bảo: “Khen ai thì nên nói to, còn chê ai thì nên nói nhỏ thôi” (I praise loudly, I
blame softly). Vậy nên lời chê cũng cần phải được sủ dụng trong hoàn cảnh phù hợp
bởi đâu ai muốn bị chê ở nơi đông người. Điều đó sẽ gây cho họ rất nhiều sự tổn
thương về danh dự và nhân phẩm, khiến người tiếp nhận cảm thấy tự ti với người
khác và khó chịu khi tiếp nhận.
Một nghệ thuật trong giao tiếp đó chính là không nên nhìn nhận, chê bai người
khác khi đang nóng giận bất kể nguyên nhân là gì. Bởi rất có thể khi đó cảm xúc sẽ
hoàn toàn chi phối khiến cho bạn không có một cái nhìn khách quan, thậm chí đưa ra
những lời chê bai, mắng mỏ nặng nề, gấy tác động xấu đến tâm lý và cảm hứng của người nghe.
Tiếp nữa, bạn không nên đưa ra lời chê khi người nhận đang ở trong trạng thái
không tốt. Bởi khi căng thẳng, buồn chán thì lời chê chỉ càng khiến cho tâm trạng của
người nhận trở nên xấu đi thêm mà thôi.
5.4, Những lưu ý khi chê
a, Đưa ra cái nhìn nhận khách quan
Lời chê dù theo nghĩa nào chăng nữa đều không khiến cho người nghe cảm thấy
thú vị. Vậy nên khi lời chê được đưa ra dưới một cái nhìn nhận không mấy khách
quan sẽ gây ra một tác động xấu và gây hệ lụy không đáng có đối với người nghe.
Cùng đừng quá chú ý tới những mặt hạn chế, mặt tiêu cực của người nhận. Bởi
bản thân là con người không ai là hoàn hảo hoàn toàn, ai cũng mắc những lỗi lầm
riêng của chính mình. Vậy nên hãy quan sát những mặt tích cực khác của họ để thấy
những nỗ lực, thế mạnh khác để xem họ có đáng để nhận lời chỉ trích hay phê bình không.
b, Lựa chọn hình thức phù hợp
Trong bất kể cuộc gặp gỡ hay giao tiếp nào chăng nữa, người nghe là người có
tính cách cởi mở, phóng khoáng thì việc đưa ra lời chê, góp ý sẽ trở nên thuận tiện
hơn nhiều. Nhưng với những đối tượng còn lại thuộc tuýp người kĩ tính, dễ xúc động
thì bạn cần phải lựa chọn một hình thức phù hợp nhất với đối tượng giao tiếp.
Ta có thể lựa chọn một vài hình thức gián tiếp như gián tiếp qua các tin nhắn,
email hay gọi điện thoại và truyền đạt một cách khôn khéo nhất. Điều này khiến bạn
cũng thuận tiện hơn trong việc đưa ra lời chê và cũng làm giảm sự ngại ngùng với cả
người đưa ra và người tiếp nhận lời chê đó.
Ngoài ra cũng cần đồng cảm, xoa dịu bên cạnh lời chê được đưa ra. Điều này sẽ
thể hiện sự quan tâm, cùng giúp đỡ họ cải thiện và khắc phục những mặt tiêu cực và
hạn chế còn mắc phải để thay đổi, hoàn thiện mình hơn. Đặc biệt trong kinh doanh,
điều này trong môi trường làm việc sẽ khiến cấp trên, cấp dưới và nhân sự trong công
ty thêm gắn kết với nhau hơn, có thiện cảm với công ty nhiều hơn, tạo môi trường làm
việc thoải mái, dễ chị. Vỡi những người làm ăn, đàm phán, kí kết hợp đồng còn giúp
hai bên dễ dàng làm việc với nhau và hợp tác lâu dài hơn. LỜI KẾT
“Giao tiếp - Ứng xử” là câu chuyện muôn thủa có nhiều lời giải và không có lời
kết. Mỗi người hãy trở thành một diễn viên xuất sắc và khéo léo với những vai diễn
khác nhau trong từng khung cảnh cuộc đời mình. Điều quan trọng là ta cần nhận thức
được giá trị bản thân, nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong tập thể, luôn
tự tin và mong muốn được đóng góp khả năng của mình vào thành công chung của tập thể ấy.
Khi bắt đầu tại bất kể một môi trường nào là đặc biệt là môi trường kinh doanh,
không phải ai cũng có những kĩ năng giao tiếp và hơn nữa là giao tiếp ngôn ngữ đúng
cách. Đã nói dến kĩ năng thì không phải đây là điều tự nhiên mà có, nó được hình
thành trong quá trình học hỏi, trau dồi, tích lũy từ những cái vốn có trong cuộc sống hằng ngày.
Kĩ năng mềm tốt chính là chiếc chìa khóa giúp ta thành công trong cuộc sống và
công việc. Hơn nữa điều quan trọng khi ta vận dụng thành thạo những kĩ năng mềm
này vào mối quan hệ với đồng nghiệp thì dường như những bất đồng, xung đột là
chuyện không thể sảy ra. Ta khôn khéo, tôn trọng đồng nghiệp và người khác thì ta sẽ
nhận lại sự tôn trọng tương tự từ chính họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Thông, Tạ Quang Tùng (2018), “Sự sinh tồn các ngôn ngữ ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN: 1013-4038, 4, 50-57.
2.“Tại sao lại có nhiều ngôn ngữ đến thế?” 3.Trần Kim Hằng (2009), ,
“Khen,chê và lịch sự” Tạp chí Khoa học xã hội số 7,
4, Giáo trình “ Kĩ năng giao tiếp và thuyết trình trong kinh doanh”, NXB Kinh tế quốc dân, 2017.
5, Nguyễn Hoàng, “Nói có hiệu quả trước công chúng: NXB Lao động, 2009.
6, Hoàng Phê, “Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng, 2002.
7, Nhiều tác giả, “Ngôn ngữ văn hóa & xã hội, Một cách tiếp cận liên ngành ( tài
liệu dịch ), NXB Thế giới, 2006.
8, Tạ Thị Thanh Tâm, “Lịch sự trong giao tiếp Tiếng Việt”, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2009.
9, Tạ Thị Thanh Tâm, “Nghi thức giao tiếp và một vài cách tiếp cận”, Tạp chí
ngôn ngữ số 2 và 3, 2006.