Tiểu luận về Tăng trưởng kinh tế | Kinh tế vĩ mô | NEU

Tiểu luận học phần Kinh tế vĩ mô về Tăng trưởng kinh tế với chủ đề: "Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam năm 2022. Thực trạng và giải pháp" giúp bạn tham khảo vào đạt điểm cao.

lOMoARcPSD| 27879799
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH T
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT
NAM NĂM 2022. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
23D1ECO50100230
Giảng viên:
Nguyễn Thanh Triều
Nhóm (3) sinh viên thực hiện - MSSV - Mức độ hoàn thành:
TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 05 năm 2023
lOMoARcPSD| 27879799
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 4
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 5
I. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu ................................................................................ 5
1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 5
2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
II. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 6
1. Tăng trưởng kinh tế .............................................................................................. 6
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 6
3. Các loại mô hình tăng trưởng kinh tế nổi tiếng ................................................. 7
III. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 ..................................... 7
1. GDP ........................................................................................................................ 7
2. Tổng thu ngân sách nhà nước .............................................................................. 9
3. Kiểm soát lạm phát ............................................................................................... 9
4. Tình hình hoạt động doanh nghiệp ..................................................................... 9
5. Tình hình xuất - nhập khẩu ............................................................................... 10
6. Đầu tư phát triển ở Việt Nam ............................................................................ 11
IV. Giải pháp chính sách trong thời gian tới ............................................................. 11
1. Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế nước ta .......................................... 11
2. Những giải pháp chính sách tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới ............ 12
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 14
lOMoARcPSD| 27879799
3
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học hay kinh tế tầm lớn một phân ngành của kinh tế học chuyên
nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung và cũng
một trong những môn học đại cương quan trọng được áp dụng rất nhiều vào cuộc sống thực
tế đặc biệt trong hội hiện đại 4.0 xu ớng ngày càng phát triển như hiện nay.
Chính vì thế nhóm sinh viên chúng em với tinh thần ham học hỏi không muốn chỉ dừng
lại việc học hỏi kiến thức trường lớp hay sách vở còn muốn áp dụng những kiến
thức, kinh nghiệm đã được học vào thực tế thông qua đề tài tiểu luận “Tình hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam năm 2022. Thực trạng và giải pháp.”
Tăng trưởng kinh tếlà một trong những vấnđề cốt lõi của luậnvề phát triển kinh
tế. Tăng trưởngphát triển kinh tếmục tiêu hàng đầu”của tất cả các nước trênthế
giới, thước đochủ yếu về sự tiến bộtrong mỗi giaiđoạn của mỗi quốcgia. Mục tiêu
tổngquát của Kế hoạchKinh tế - xã hội giaiđoạn 2021-2025 củaViệt Nam là “bảo đảm
tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững trên cơ sở tăng ờng ổn định kinh tế mô, phát
triển khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất
nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 20162020,
đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp...”. Năm 2022 năm đặt nền tảng cho Kế hoạch 5 năm 2021
2025 nên đặc biệt quan trọng. Trong tình hình những khó khăn, thách thức như đại dịch
Covid dần tệ hơn, nhưng cũng xen lẫn những cơ hội, tiềm năng và những rủi ro tiếp tục gia
tăng cũng như tình hình tăng trưởng của thế giới không đồng đều và thấp hơn năm 2021.
Tuy vậynền kinh tế Việt Namvẫn đạt được nhiềuthành tích đángkể, tăng
trưởngluôn ở mức cao,thế nhưng, so với thựctiễn và tiềm năngvẫn còn một số hạnchế
nhất địnhtrong quá trìnhphát triển kinhtế đất nước. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế
trong những năm tiếp theo,cần tiếp tục nhiềugiải pháp được thực hiệnsong hành
trongthời gian tới.
Nhóm tác giả
lOMoARcPSD| 27879799
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài ểu luận Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm
2022. Thực trạng và giải pháp” không chỉ có sự cố gắng của các thành viên trong nhóm
còn nhờ vào shỗ trcủa giảng viên phụ trách. Chúng em xin chân thành cảm ơn: Thầy
Nguyễn Thanh Triều - Giảng viên bộ môn Kinh tế người đã trực ếp hướng dẫn
chúng em cách thức để hoàn thành bài ểu luận người giảng dạy những kiến thức
bổ ích cho chúng em trong học kỳ qua.
Mặc chúng em đã cgắng hết sức nhưng chắc chắn bài ểu luận vẫn còn những
thiếu sót sự chưa chính xác không thể tránh khỏi, những đóng góp ý kiến, nhận xét của
thầy là điều mà chúng em vô cùng trân quý là cầu nối để chúng em hoàn thiện bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
lOMoARcPSD| 27879799
5
NỘI DUNG
I. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Trong suốt 36 năm qua khi công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị diễn ra, kinh tế Việt
Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã thúc đẩy
phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam tmột trong những quốc gia nghèo nhất trên
thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 -
2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền
kinh tế mới nổi thành công nhất. Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có
mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh
tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng
trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực
trên thế giới.
Vậy tại sao tăng trưởng kinh tế một vấn đề quan trọng? Tăng trưởng kinh tế một
trong những mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự
tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan
trọng đối với mỗi quốc gia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng
trưởng kinh tế điều kiện vật chất để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu
nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo,…Do đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia tăng
trưởng phát triển hợp hay không thường dựa vào chỉ số GDP để nhận định còn
phụ thuộc vào nhiều chỉ số khác như PCE…
Năm 2022 là một năm tiêu biểu để làm đề tài nghiên cứu bởi 2022 là một năm kinh tế
thế giới đang đứng trước những thách thức lớn bởi những tác động động nhiều chiều. Bao
gồm sức ép lạm phát và kinh tế tăng trưởng chậm lại do tác động của các biến động kinh
tế, địa - chính trị thế giới, như: xung đột chính trị giữa Nga Ukraine, chính sách
ZeroCovid của Trung Quốc xu hướng thắt chặt tiền tệ ứng phó với lạm phát tăng cao.
Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc không tránh khỏi những tác động
bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về bản đã vượt qua những tác động tiêu
cực đang lấy lại đà tăng trưởng vốn . Và việc kinh tế Việt Nam không bị suy thoái
trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng
chống chịu khá tốt của nền kinh tế.
2. Phạm vi nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022 liệu phải một năm
tăng trưởng tốt? Dưới đây sẽ một số đánh giá khách quan dựa trên tình hình thực tế của
kinh tế Việt Nam trong năm 2022, đồng thời sẽ là những thành tựu của Đảng nhà nước
người dân đã cố gắng thực hiện. Cũng như những phương hướng, chính ch để đảm bảo
được sự phục hồi vững chắc trên nền tảng tích cực đã được tích lũy trong những năm qua
và tạo bước phát triển bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
lOMoARcPSD| 27879799
6
II. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế là một lý thuyết trong kinh tế học, nghiên cứu về những
yếu tố và quá trình giúp cho nền kinh tế phát triển và tăng trưởng. Lý thuyết này được xem
một trong những lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế học, bởi vì nó cung cấp cho chúng
ta sự hiểu biết về nguyên nhân và mức độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới.
1. Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự tăng vốn và sự tiện nghi của các hoạt động
kinh tế trong suốt một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm sự tăng trưởng về sản xuất
hàng hóa dịch vụ, tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuậnsự tăng trưởng về số lượng và
mức độ phân phối của những người làm việc. Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng
chỉ số GDP, hoặc GNP.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất
định (thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường
là một năm). Tổng sản phẩm quốc n bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập
ròng.
Tăng trưởng kinh tế ng thể được đo bằng nhiều chỉ số khác (như GDP trên đầu
người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số PCE,…) tùy thuộc vào quan điểm và mục đích sử dụng cho
mỗi người hoặc tổ chức khác nhau.
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế:
Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ
trong một nền kinh tế.
Mô hình tăng trưởng kinh tế được chia làm 2 loại: Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều
rộng và Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
- hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: hình giải thích sự phát
triển kinh tế trong một nền kinh tế. hình này đặc trưng bản tăng khối lượng
sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động tài nguyên thiên nhiên nhằm dẫn đến con
đường nhanh nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập. Tuy nhiên mô hình
này cũng có những giới hạn như: nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp...
- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu:mô hình sử dụng phương pháp
tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, cải thiện công
nghệ đào tạo nhân lực để tăng ng suất lao động sức công nghệ. hình này tập
trung vào nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao đời sống của người
dân thay tập trung vào mở rộng quy sản xuất. Tuy nhiên, hình cũng còn nhiều
lOMoARcPSD| 27879799
7
hạn chế, bởi không hoàn toàn cân nhắc đến các yếu tố nhân văn hội như sức
khỏe, giáo dục và thể chất.
3. Các loại mô hình tăng trưởng kinh tế nổi tiếng:
a) Mô hình Harrod-Domar: Là mô hình cho rằng tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế
phụ thuộc vào tỷ lệ đầu đòn bẩy kỹ thuật. Tức là, khi nền kinh tế đầu nhiều sử
dụng kỹ thuật tiên tiến hơn, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, mô hình này có một
số giả định đơn giản hóa mối quan hệ giữa ch lũy bản (K) tăng trưởng kinh tế (g)
bỏ qua các yếu tố quan trọng như khấu hao, tiến bộ công nghệ nên bị chỉ trích khi áp dụng
vào thực tiễn.
b) Mô hình Solo-Swan: Phát triển bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956 đây là mô
hình tăng trưởng ngoại sinh được thiết lập từ nền kinh tế học tân cổ điển. hình này sử
dụng để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia. Solo-Swan dựa trên ba
yếu tố quan trọng vốn, lao động công nghệ, giải thích tại sao ớc giàu trở nên
giàu hơn nước nghèo trở nên nghèo hơn theo thời gian đồng thời cho thấy rằng tăng
trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia phụ thuộc o khả năng tích lũy vốn và sử dụng
công nghệ hiệu quả để tăng năng suất lao động.
c) Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ: hình tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ công nghệ cho rằng, việc sử dụng công nghệ mới tiên tiến sẽ thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế. Các nghiên cứu trên lĩnh vực này cũng chỉ ra việc đầu tư vào nghiên cứu
phát triển công nghmới sẽ đem lại lợi ích lớn trong tăng trưởng kinh tế. nh đề
xuất các doanh nghiệp chính phủ nên thúc đẩy sự tăng ờng ứng dụng công nghệ
vào sản xuất và quản lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
d) hình tăng trưởng nội sinh: Các hình tăng trưởng nội sinh thể kể đến bao
gồm:
Mô hình học hỏi (Learning-by-doing model) của Kenneth J.Arrow (1962)
Mô hình R&D (Research and Development Model)
Mô hình Mankiw-Romer-Weil
Mô hình AK
Mô hình “ Học hay làm” (Learning-or-doing model)
III. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022
1. GDP:
Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine,... đã làm cho gián đoạn
chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá năng lượng hàng hbản tăng cao, dẫn đến lạm
phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối
lOMoARcPSD| 27879799
8
mặt với những thử thách lớn, biến động nhanh ấy, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không ít
khi giá cả mặt hàng thực phẩm và xăng dầu tăng lên mức cao,...Nhưng với quyết tâm phục
hồi và phát triển kinh tế nước ta trở lại sau dịch, nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến tốt
đẹp ở các khu vực kinh tế. Theo Tổng cục thống kê công bố vừa qua, GDP năm 2022 tăng
8.02% (đạt 409 tỷ USD) so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất và lần đầu vượt mốc 8%
sau 11 năm với GDP bình quân đầu người là 4,110 USD (tăng 393 USD so với năm 2021).
Tuy nhiên, mức tăng trưởng bình quân ba m (2020-2022) chỉ đạt hơn 4,5%, thấp hơn
nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của 4 năm (2011-2014) 5 năm (2015-2019)
trước đó.
Tăng trưởng kinh tế cả 3 nhóm ngành: nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,36%;
công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; và khu vực dịch vụ tăng 9,99%.
Nhóm ngành ng, lâm, thuỷ sản tăng thấp nhất nhưng cao hơn so với một số năm trước
(2020 tăng 3,04%, 2021 tăng 3,27%) đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho
người dân trong nước và là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục phục hồi phát triển mạnh (2020 tăng
4,38% và 2021 tăng 3,58%), trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm ng trưởng cao
như công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất 8,1%, ngành xây dựng tăng 8,17%...
Nhóm ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn tốc độ bình quân năm trước dịch
2016 - 2019 là 7,53%.
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP theo từng quý:
quý I tăng 5,05%, quý II tăng 7,83%, quý III tăng 13,67% quý IV tăng 5,92%. Trong
đó, quý III đã góp phần đưa số liệu GDP đạt mức cao nhất giai đoạn 2011-2022.
lOMoARcPSD| 27879799
9
2. Tổng thu ngân sách nhà nước:
Tổng thu ngân sách Nnước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng vượt dự toán gần
28%, đây cũng năm chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhiều nhất trong
hàng chục năm trở lại đây tăng 13,8% so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng thu từ nội
địa giảm khá mạnh sự gia tăng tỷ trọng thu từ dầu thô, thu từ xuất khẩu. Nguyên nhân
năm 2022, giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh, hoạt động xuất - nhập khẩu Việt Nam
tăng trưởng ổn định. Đồng thời, Việt Nam ưu tiên cho phục hồi sau đại dịch, giảm thuế cho
nhiều đối tượng.
Nhờ chính sách tài khoá được thắt chặt, các chính sách thuế trong chương trình tổng
chi ngân ch Nhà nước luỹ kế năm 2022 ước tính đạt 1.562,3 tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán
năm và tăng 8,1% so với năm trước.
3. Kiểm soát lạm phát:
Cuộc khủng hoảng thế giới đã tác động vào Việt Nam khi: Giá đầu vào của nhiều doanh
nghiệp tăng, nhất doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng: vận tải, công nghiệp nặng,...Giá
xăng dầu tăng dẫn đến chi phí sinh hoạt, đi lại,,,của người dân cũng tăng.
Với những ảnh hưởng trên, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh Chính sách
tiền tệ để thích ứng biến động:
Điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2-5% để hỗ trợ nhu cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp
Cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để kiểm soát lượng cung tiền vào
nền kinh tế, định hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực
rủi ro.
Do đó, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng
3,15% so với năm trước nhờ các giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng, điều hành giá điện,
xăng dầu và các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Qua đó, giúp ổn định và hỗ trợ các hoạt động
sản xuất - kinh doanh tiếp tục phục hồi phát triển; sự biến động về giá cả lương thực,
thực phẩm không biến động nhiều, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
4. Tình hình hoạt động doanh nghiệp:
Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường lao động tăng cao, cả nước hơn 208
nghìn doanh nghiệp thành lập, tăng 30,3% về doanh nghiệp so với m trước. Những ngành
số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất thương mại 36,9%, xây dựng
12,7%.
Số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường có số lượng lớn khi giải thể
tăng 11,2%, tạm ngừng hoạt động tăng 5,5%, tạm ngừng kinh doanh tăng 34,3%. Như vậy
số doanh nghiệp đang hoạt động xu hướng giảm xuống khi đại dịch xảy ra. Tuy nhiên,
lOMoARcPSD| 27879799
10
số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhiều nhất cũng rơi vào thương mại 27.098 doanh
nghiệp, xây dựng 10.845 doanh nghiệp.
Hạn chế là các doanh nghiệp tuy đang hoạt động nhưng hiện đang gặp khó khăn, thách
thức ảnh ởng của đại dịch Covid, thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất, chi phí sản
xuất tăng cao, hiệu quả hoạt động thấp, thiếu lao động trầm trọng,...
5. Tình hình xuất - nhập khẩu:
Đại dịch đã ảnh ởng tiêu cực đến hoạt động xuất - nhập khẩu khá nghiêm trọng. Các
nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là mặt
hàng nông sản, thusản. Năm 2022 cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều
biến động nhanh, khó lường làm gia ng rủi ro đến thị trường tài chính, an ninh ơng thực
toàn cầu.
Tuy nhiên, cuối năm 2022 đã chứng kiến sự phục hồi kinh tế khi tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu hàng hóa vượt mốc hơn 700 tỷ USD, trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 371 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước; khu
vực kinh tế trong nước đạt n 95 tỷ USD, ng 6,5%, khu vực vốn đầu nước ngoài
đạt hơn 276 tỷ USD
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 360 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước,
trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125 tỷ USD, tăng 10%; khu vực vốn đầu tư
nước ngoài đạt 234 tỷ USD, tăng 7,5%.
Hoa Kỳ thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 109 tỷ
USD, Trung Quốc là thtrường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt
gần 120 tỷ USD. Ngoài ra, xuất siêu sang EU đạt gần 32 tỷ USD, tăng 36,8% so vớim
trước, nhập siêu từ Trung Quốc gần 61 tỷ USD.
Tuy nhiên, ng có những rủi ro, thách thức đối với xuất khẩu khi thị trường nhập khẩu
lớn như Mỹ, EU lạm phát cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến đơn hàng sụt giảm
nghiêm trọng, nhất dệt may, da giày,...Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với c nước
khác về chất lượng sản phẩm, chi phí đầu vào cho sản xuất tại Việt Nam mức cao
làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Vốn đầu tư ớc ngoài FDI năm 2022 đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%, cao nhất trong
5 năm qua. nhiều dán được tăng vốn đầu như dự án sản xuất các sản phẩm công
nghệ, điện tử như dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn
hai lần,... nhờ o môi trường đầu , chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng, đảm
bảo cho nhà đầu n tâm làm ăn. Hàn Quốc đối tác đầu góp vốn mua cổ phần
nhiều nhất m 2022 (chiếm 20,4% dự án mới 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần).
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà
đầu nước ngoài vào Việt Nam giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó bị ảnh hưởng
bởi: áp lực giá cả và lạm phát tăng cao, xung đột Nga - Ukraine,...
lOMoARcPSD| 27879799
11
6. Đầu tư phát triển ở Việt Nam:
Nhiều dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ như: cao tốc Bắc Nam,
cầu Thủ Thiêm 2. Nhiều dự án đang được triển khai như sân bay Long Thành, nhà ga T3
Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, tổng vốn đầu công được giải ngân rất lớn với 542 nghìn tỷ đồng, tăng
110 nghìn tỷ so với năm 2021, tỷ lệ giải ngân đạt 80,63% kế hoạch, thấp hơn chỉ số Thủ
tướng giao chưa đạt kỳ vọng. Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu
công, lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân
do thể chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, xây dựng; văn bản quy phạm pháp
luật,... còn vướng mắc khó khăn. Tiếp theo do khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai,
thực hiện; chưa có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của các chính quyền địa phương, m chậm
trễ thời gian xây dựng. Cuối cùng là khó khăn liên quan đến giá nguyên vật liệu, đặc biệt
là giá xăng, dầu, sắt, thép… tăng mạnh do bị ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine khi thị
trường xuất khẩu của hai nước là rất lớn.
IV. Giải pháp chính sách trong thời gian tới
Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 đã phục hồi phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh
kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Năm 2023, dự báo tình hình
thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp,lạm phát tiếp tục mức cao, xu hướng thắt chặt
chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia. Kinh tế toàn cầu xu hướng
tăng trưởng chậm lại, một số nước dấu hiệu rơi vào suy thoái. Trong nước, nền kinh tế
có những thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn. Sức ép lạm phát,
tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường
xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp. Điều này đòi hỏi nước ta phải
chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ng xử phù hợp với mọi rủi ro, quyết tâm cao, nỗ lực lớn
hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.
1. Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế nước ta
1.1 Thuận lợi của nền kinh tế nước ta:
Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức
tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.Điều này cho chúng ta thấy được hiệu quả của
công tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh
tế.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trong năm 2022, phần ổn định tích cực
hơn. Tính cả m 2022, 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng thành lập mới (tăng
27,1%).Đáng u ý sự phục hồi của ngành dịch vụ, tăng tới 53,0% so với cùng kỳ năm
2021. Mức gia tăng nhanh của các doanh nghiệp mới doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động cho thấy một bộ phận đáng kể các doanh nghiệp đã nhìn nhận những hội kinh
doanh mới khi kinh tế Việt Nam phục hồi.
lOMoARcPSD| 27879799
12
Ổn định kinh tế mô, kiểm soát lạm phát, theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
chủ động , linh hoạt ổn định thị trường tiền tệ, ứng phó xu hướng lạm phát và lãi suất tăng
cao trên thế giới. Theo báo cáo ( tính đến 21-12-2022), tổng phương tiện thanh toán tăng
3,85% so với cuối m 2021; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tang 5,99%; tăng
trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87% (tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021).
Đầu phát triển có nhiều khởi sắc. Tuy lượng vốn FDI đăng ký sụt giảm so với các
năm trước đại dịch COVID-19, năm 2022 lại ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện cao kỷ lục.
Vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD trong năm 2022, tăng 13,7% so với năm 2021 và tăng
10% so với năm 2019. Theo đó, Việt Nam một trong những điểm đến đầu kinh
doanh năng động nhất châu Á.
Tình hình xuất, nhập khẩu nhiều gam màu sáng. Nước ta đã khai thác tối đa lợi ích từ
các FTA đã thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do
Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đã thúc đẩy hoạt động thương mại, mở ra cơ hội
xuất khẩu lớn cho các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày... của Việt Nam.
1.2 Những khó khăn của nền kinh tế nước ta:
Bước sang năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những thuận lợi và thách thức
đan xen từ bên trong lẫn bên ngoài.
Thứ nhất, xung đột Nga Ukraine một trong những yếu tố khiến giá năng lượng
biến động thất thường, tính bất định trở nên cao hơn, nguyên nhân khiến kinh tế Liên
minh Châu Âu (EU) khó khăn, đây thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Đồng thời, đầu FDI của các doanh nghiệp từ EU vào Việt Nam cũng thể bị ảnh hưởng.
Thứ hai, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Nguy cơ chính trong năm 2023 không phải
là lạm phát mà là suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng cao và thu nhập giảm sút. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn, đồng thời làm giảm FDI
từ các thị trường này vào Việt Nam.
Thứ ba, nội tại nền kinh tế đang cho thấy một số vấn đề trên thị trường vốn, thị trường
trái phiếu, cổ phiếu thậm chí thị trường tiền tệ với những điểm nghẽn, sự đứt gãy
niềm tin nhất định. Thị trường vốn chưa hoạt động lại bình thường như trước khiến doanh
nghiệp khó khăn về tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn hoặc tiếp cận được với chi phí vốn rất
cao.
2. Những giải pháp chính sách tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới
Để ng phó với thách thức nói trên thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng chúng ta cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, đổi mới nền tảng vĩ mô.
Tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, đra các giải pháp cụ thể về đổi mới mô hình
tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế
lOMoARcPSD| 27879799
13
nhân, định hướng thu hút đầu tư ớc ngoài, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát
triển vùng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp tục ớng dẫn, tổ chức triển khai hiệu quả các luật, như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi),
Luật Đầu (sửa đổi), … Đẩy nhanh việc nghiên cứu, ban hành các nghị định của Chính
phủ về cơ chế thí điểm trong các lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), kinh tế tuần hoàn.
Hai là, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, đồng bộ nhằm giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh hỗ trợ cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp
với diễn biến thị trường, cân đối vĩ mô và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Truyền thông về
định hướng ưu tiên bảo vệ giá trị VND, không phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu.
Ba là, thực hiện chính sách tài khóa chủ động.
Thực hiện nghiêm kỷ luật chi ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra
cho năm 2023 giảm áp lực cho thu ngân sách nhà nước. Nghiên cứu khả năng điều chỉnh
mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho một số nhóm đối tượng
phù hợp.
Bốn là, tiếp tục đẩy nhanh các cấu phần trong Chương trình phục kinh tế - xã hội 2022
- 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân vốn đầu tư công.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các cấu phần đang triển khai chậm; đẩy mạnh giải
ngân vốn đầu ng; triển khai kịp thời hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ i
chính cho doanh nghiệp.
Năm , hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch,
chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trường tài chính, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài
chính.
Cần nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ nhà đầu thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư.
Đồng thời, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính, nhất mối quan hệ liên thông
giữa ngân hàng – chứng khoán – bất động sản – bảo hiểm.
Sáu là, tăng cường khả năng dự báo, chủ động xây dựng các kịch bản kèm hành động
ứng phó.
Khi đã có kịch bản thì sẽ phương án chính sách thích ứng, kịp thời. Giảm tối đa sự chậm
trễ, rút ngắn thời gian từ thảo luận chính sách cho đến ban hành, tạo phản ứng nhanh với
nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Nhìn lại năm 2022, dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng nền kinh tế của chúng ta
đã đạt được nhiều con số đáng chú ý, kinh tế Việt Nam đã có một “bệ phóng” tốt khi tăng
trưởng GDP thuộc diện cao nhất trên thế giới, đồng thời được đánh giá cao về kiểm soát
lạm phát ổn định kinh tế mô. Kết quả tăng trưởng ấn tượng y được hỗ trợ bởi các
chính sách tiếp tục hiệu quả nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, hỗ trợ sản xuất và mở
cửa trở lại kịp thời, sở cho hoạt động kinh tế diễn ra bình thường. Ổn định tâm
lOMoARcPSD| 27879799
14
doanh nghiệp người dân. Đặc biệt, đã phát huy hiệu quả Nghị quyết số 11/NQCP của
Chính phủ về khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, một số chính sách, giải pháp hỗ trợ
đã được triển khai, thực hiện.
Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng đang chậm lại những khó khăn xuất hiện ngày
càng nhiều kể từ nửa cuối năm 2022 và cần thừa nhận rằng, 2023 sẽ là một năm khó khăn
hơn rất nhiều chúng tôi dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong những
tháng tới do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh
tế của Việt Nam.
Vì vậy, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2022, Việt Nam không th
chủ yếu dựa vào động lực bên ngoài xuất khẩu như hai năm qua, cần dựa vào động
lực bên trong của nền kinh tế để tiếp tục. Hỗ trợ chính sách thuế doanh nghiệp, chính sách
thương mại tự do, chính sách bảo hộ đầu, chính sách kinh tế thị trường, chính sách hội
nhập chuỗi giá trị quốc tế, tài chính công. Chính sách tiền tệ thận trọng, thận trọng.
Ngoài ra, để tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, cần hoàn thiện tư duy chất lượng, phát
triển bền vững, loại bỏ duy chạy theo thành tích hay duy “ăn sổi” trong tăng trưởng
kinh tế hay quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh với mọi giá nhờ khai thác
chiều rộng, nhờ tăng mạnh vốn đầu tư và khai thác tài nguyên; phải chuyển dần sang tăng
trưởng dựa vào hiệu qubền vững, tập trung nhiều hơn, quyết liệt hơn vào mục tiêu chất
lượng dài hạn. Muốn vậy:
(i) Phải có tầm nhìn dài hạn trong mục tiêu ng trưởng kinh tế (ii)
Nhấn mạnh đến tính hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.
(iii) Kết hợp yêu cầu nâng cao hiệu quả tăng trưởng với hiện hoàn thiện phúclợi xã hội cho
con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kinh tế và dự báo. Bức tranh kinh tế thế giới, truy cập:
https://kinhtevadubao.vn/buctranh-kinh-te-the-gioi-nam-2022-va-trien-vong-nam-2023-
25100.html#:~:text=IMF
%20(2022)%20d%E1%BB%B1%20b%C3%A1o%2C,so%20v%E1%BB%9Bi
%203%2C74%25).
[2] Báo điện tử chính phủ. Kinh tế Việt Nam 20222022 phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng
mạnh mẽ, truy cập: https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-nam-2022-phuc-hoi-
ngoanmuc-tang-truong-manh-me-102221217143819882.htm
[3] CareerLink. Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và các loại mô hình nổi tiếng. Truy cập
vào ngày [25/4/2023], truy cập https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/kien-thuc-
kinh-te/mo-hinh-tang-truong-kinh-te-la-gi-va-cac-loai-hinh-noi-tieng
lOMoARcPSD| 27879799
15
[4] TS Đoàn Tranh. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Truy cập vào ngày [25/4/2023], truy
cập: https://kqtkd.duytan.edu.vn/uploads/63e39afa-8214-417e-
9ed695dc0ef039df_mohinhtangtruonglythuyet.pdf
[5] Số liệu thống kê năm 2022,truy cập: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieuthong-
ke/2023/01/diem-sang-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
[6] Số liệu FDI Việt Nam năm 2022, truy cập: https://tapchinganhang.gov.vn/thu-hut-
fdicua-viet-nam-nam-2022-va-trien-vong.htm
[7] Số liệu xuất - nhập khẩu Việt Nam năm 2022, truy cập:
https://www.gso.gov.vn/dulieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-xuat-nhap-
khau-nam-2022-lap-ky-
lucmoi/#:~:text=Trong%20b%E1%BB%91i%20c%E1%BA%A3nh%20kinh%20t%E1%
BA
%BF%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20c%C3%B3%20nhi%E1%BB%81u
%20r%E1%BB%A7i,%E1%BA%A5n%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20trong%20n
%C4%83m%202022.&text=Kim%20ng%E1%BA%A1ch%20xu%E1%BA%A5t%20kh
%E1%BA%A9u%20h%C3%A0ng,6%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m
%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.
[8] Số lượng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, truy cập:
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=56398&idcm=49#:~:text=T
%C3%ADnh%20chung%20trong%20n%C4%83m%202022,%C4%91%E1%BB%99ng
%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.
| 1/15

Preview text:

lOMoAR cPSD| 27879799
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT
NAM NĂM 2022. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
Mã lớp học phần: 23D1ECO50100230
Giảng viên: Nguyễn Thanh Triều
Nhóm (3) sinh viên thực hiện - MSSV - Mức độ hoàn thành:
TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 05 năm 2023 1 lOMoAR cPSD| 27879799 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 4
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 5
I. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu ................................................................................ 5
1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 5
2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
II. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 6
1. Tăng trưởng kinh tế .............................................................................................. 6
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 6
3. Các loại mô hình tăng trưởng kinh tế nổi tiếng ................................................. 7
III. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 ..................................... 7
1. GDP ........................................................................................................................ 7
2. Tổng thu ngân sách nhà nước .............................................................................. 9
3. Kiểm soát lạm phát ............................................................................................... 9
4. Tình hình hoạt động doanh nghiệp ..................................................................... 9
5. Tình hình xuất - nhập khẩu ............................................................................... 10
6. Đầu tư phát triển ở Việt Nam ............................................................................ 11
IV. Giải pháp chính sách trong thời gian tới ............................................................. 11
1. Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế nước ta .......................................... 11
2. Những giải pháp chính sách tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới ............ 12
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 14 2 lOMoAR cPSD| 27879799 LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn là một phân ngành của kinh tế học chuyên
nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung và cũng là
một trong những môn học đại cương quan trọng được áp dụng rất nhiều vào cuộc sống thực
tế đặc biệt là trong xã hội hiện đại 4.0 có xu hướng ngày càng phát triển như hiện nay.
Chính vì thế nhóm sinh viên chúng em với tinh thần ham học hỏi và không muốn chỉ dừng
lại ở việc học hỏi kiến thức ở trường lớp hay sách vở mà còn muốn áp dụng những kiến
thức, kinh nghiệm đã được học vào thực tế thông qua đề tài tiểu luận “Tình hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam năm 2022. Thực trạng và giải pháp.”
Tăng trưởng kinh tế”là một trong những vấn”đề cốt lõi của lý luận”về phát triển kinh
tế. Tăng trưởng”và phát triển kinh tế”là mục tiêu hàng đầu”của tất cả các nước trên”thế
giới, là thước đo”chủ yếu về sự tiến bộ”trong mỗi giai”đoạn của mỗi quốc”gia. Mục tiêu
tổng”quát của Kế hoạch”Kinh tế - xã hội giai”đoạn 2021-2025 của”Việt Nam là “bảo đảm
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát
triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất
nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 20162020,
đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp...”. Năm 2022 là năm đặt nền tảng cho Kế hoạch 5 năm 2021 –
2025 nên đặc biệt quan trọng. Trong tình hình những khó khăn, thách thức như đại dịch
Covid dần tệ hơn, nhưng cũng xen lẫn những cơ hội, tiềm năng và những rủi ro tiếp tục gia
tăng cũng như tình hình tăng trưởng của thế giới không đồng đều và thấp hơn năm 2021.
Tuy vậy”nền kinh tế Việt Nam”vẫn đạt được nhiều”thành tích đáng”kể, tăng
trưởng”luôn ở mức cao,”thế nhưng, so với thực”tiễn và tiềm năng”vẫn còn một số hạn”chế
nhất định”trong quá trình”phát triển kinh”tế đất nước. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế
trong những năm tiếp theo,”cần tiếp tục có nhiều”giải pháp được thực hiện”song hành trong”thời gian tới. Nhóm tác giả 3 lOMoAR cPSD| 27879799 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận “Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm
2022. Thực trạng và giải pháp” không chỉ có sự cố gắng của các thành viên trong nhóm mà
còn nhờ vào sự hỗ trợ của giảng viên phụ trách. Chúng em xin chân thành cảm ơn: Thầy
Nguyễn Thanh Triều - Giảng viên bộ môn Kinh tế vĩ mô là người đã trực tiếp hướng dẫn
chúng em cách thức để hoàn thành bài tiểu luận và là người giảng dạy những kiến thức
bổ ích cho chúng em trong học kỳ qua.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận vẫn còn những
thiếu sót và sự chưa chính xác không thể tránh khỏi, những đóng góp ý kiến, nhận xét của
thầy là điều mà chúng em vô cùng trân quý là cầu nối để chúng em hoàn thiện bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 lOMoAR cPSD| 27879799 NỘI DUNG
I. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Trong suốt 36 năm qua khi công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị diễn ra, kinh tế Việt
Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã thúc đẩy
phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên
thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 -
2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền
kinh tế mới nổi thành công nhất. Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có
mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh
tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng
trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Vậy tại sao tăng trưởng kinh tế là một vấn đề quan trọng? Tăng trưởng kinh tế là một
trong những mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự
tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan
trọng đối với mỗi quốc gia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng
trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu
nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo,…Do đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia có tăng
trưởng và phát triển hợp lý hay không thường dựa vào chỉ số GDP để nhận định mà còn
phụ thuộc vào nhiều chỉ số khác như PCE…
Năm 2022 là một năm tiêu biểu để làm đề tài nghiên cứu bởi 2022 là một năm kinh tế
thế giới đang đứng trước những thách thức lớn bởi những tác động động nhiều chiều. Bao
gồm sức ép lạm phát và kinh tế tăng trưởng chậm lại do tác động của các biến động kinh
tế, địa - chính trị thế giới, như: xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, chính sách
ZeroCovid của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ ứng phó với lạm phát tăng cao.
Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động
bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu
cực và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có. Và việc kinh tế Việt Nam không bị suy thoái
trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng
chống chịu khá tốt của nền kinh tế.
2. Phạm vi nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022 liệu có phải là một năm
tăng trưởng tốt? Dưới đây sẽ một số đánh giá khách quan dựa trên tình hình thực tế của
kinh tế Việt Nam trong năm 2022, đồng thời sẽ là những thành tựu của Đảng nhà nước và
người dân đã cố gắng thực hiện. Cũng như là những phương hướng, chính sách để đảm bảo
được sự phục hồi vững chắc trên nền tảng tích cực đã được tích lũy trong những năm qua
và tạo bước phát triển bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo. 5 lOMoAR cPSD| 27879799
II. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế là một lý thuyết trong kinh tế học, nghiên cứu về những
yếu tố và quá trình giúp cho nền kinh tế phát triển và tăng trưởng. Lý thuyết này được xem
là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế học, bởi vì nó cung cấp cho chúng
ta sự hiểu biết về nguyên nhân và mức độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới.
1. Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự tăng vốn và sự tiện nghi của các hoạt động
kinh tế trong suốt một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm sự tăng trưởng về sản xuất
hàng hóa và dịch vụ, tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và sự tăng trưởng về số lượng và
mức độ phân phối của những người làm việc. Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng chỉ số GDP, hoặc GNP.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất
định (thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường
là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tăng trưởng kinh tế cũng có thể được đo bằng nhiều chỉ số khác (như GDP trên đầu
người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số PCE,…) tùy thuộc vào quan điểm và mục đích sử dụng cho
mỗi người hoặc tổ chức khác nhau.
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế:
Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế.
Mô hình tăng trưởng kinh tế được chia làm 2 loại: Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều
rộng và Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. -
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: Là mô hình giải thích sự phát
triển kinh tế trong một nền kinh tế. Mô hình này có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng
sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên nhằm dẫn đến con
đường nhanh nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập. Tuy nhiên mô hình
này cũng có những giới hạn như: nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp... -
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: Là mô hình sử dụng phương pháp
tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, cải thiện công
nghệ và đào tạo nhân lực để tăng năng suất lao động và sức công nghệ. Mô hình này tập
trung vào nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao đời sống của người
dân thay vì tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, mô hình cũng còn nhiều 6 lOMoAR cPSD| 27879799
hạn chế, bởi vì nó không hoàn toàn cân nhắc đến các yếu tố nhân văn và xã hội như sức
khỏe, giáo dục và thể chất.
3. Các loại mô hình tăng trưởng kinh tế nổi tiếng:
a) Mô hình Harrod-Domar:
Là mô hình cho rằng tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế
phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư và đòn bẩy kỹ thuật. Tức là, khi nền kinh tế đầu tư nhiều và sử
dụng kỹ thuật tiên tiến hơn, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, mô hình này có một
số giả định đơn giản hóa mối quan hệ giữa tích lũy tư bản (K) và tăng trưởng kinh tế (g)
bỏ qua các yếu tố quan trọng như khấu hao, tiến bộ công nghệ nên bị chỉ trích khi áp dụng vào thực tiễn.
b) Mô hình Solo-Swan: Phát triển bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956 đây là mô
hình tăng trưởng ngoại sinh được thiết lập từ nền kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này sử
dụng để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia. Solo-Swan dựa trên ba
yếu tố quan trọng là vốn, lao động và công nghệ, và giải thích tại sao nước giàu trở nên
giàu hơn và nước nghèo trở nên nghèo hơn theo thời gian đồng thời cho thấy rằng tăng
trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng tích lũy vốn và sử dụng
công nghệ hiệu quả để tăng năng suất lao động.
c) Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ: Mô hình tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ công nghệ cho rằng, việc sử dụng công nghệ mới và tiên tiến sẽ thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế. Các nghiên cứu trên lĩnh vực này cũng chỉ ra việc đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển công nghệ mới sẽ đem lại lợi ích lớn trong tăng trưởng kinh tế. Mô hình đề
xuất các doanh nghiệp và chính phủ nên thúc đẩy sự tăng cường và ứng dụng công nghệ
vào sản xuất và quản lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
d) Mô hình tăng trưởng nội sinh: Các mô hình tăng trưởng nội sinh có thể kể đến bao gồm:
• Mô hình học hỏi (Learning-by-doing model) của Kenneth J.Arrow (1962)
• Mô hình R&D (Research and Development Model)
• Mô hình Mankiw-Romer-Weil • Mô hình AK
• Mô hình “ Học hay làm” (Learning-or-doing model)
III. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 1. GDP:
Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine,... đã làm cho gián đoạn
chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá năng lượng và hàng hoá cơ bản tăng cao, dẫn đến lạm
phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối 7 lOMoAR cPSD| 27879799
mặt với những thử thách lớn, biến động nhanh ấy, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không ít
khi giá cả mặt hàng thực phẩm và xăng dầu tăng lên mức cao,...Nhưng với quyết tâm phục
hồi và phát triển kinh tế nước ta trở lại sau dịch, nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến tốt
đẹp ở các khu vực kinh tế. Theo Tổng cục thống kê công bố vừa qua, GDP năm 2022 tăng
8.02% (đạt 409 tỷ USD) so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất và lần đầu vượt mốc 8%
sau 11 năm với GDP bình quân đầu người là 4,110 USD (tăng 393 USD so với năm 2021).
Tuy nhiên, mức tăng trưởng bình quân ba năm (2020-2022) chỉ đạt hơn 4,5%, thấp hơn
nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của 4 năm (2011-2014) và 5 năm (2015-2019) trước đó.
Tăng trưởng kinh tế ở cả 3 nhóm ngành: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,36%;
công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; và khu vực dịch vụ tăng 9,99%.
• Nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng thấp nhất nhưng cao hơn so với một số năm trước
(2020 tăng 3,04%, 2021 tăng 3,27%) đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho
người dân trong nước và là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
• Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh (2020 tăng
4,38% và 2021 tăng 3,58%), trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao
như công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất 8,1%, ngành xây dựng tăng 8,17%...
• Nhóm ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn tốc độ bình quân năm trước dịch 2016 - 2019 là 7,53%.
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP theo từng quý:
quý I tăng 5,05%, quý II tăng 7,83%, quý III tăng 13,67% và quý IV tăng 5,92%. Trong
đó, quý III đã góp phần đưa số liệu GDP đạt mức cao nhất giai đoạn 2011-2022. 8 lOMoAR cPSD| 27879799
2. Tổng thu ngân sách nhà nước:
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng vượt dự toán gần
28%, đây cũng là năm chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhiều nhất trong
hàng chục năm trở lại đây và tăng 13,8% so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng thu từ nội
địa giảm khá mạnh và sự gia tăng tỷ trọng thu từ dầu thô, thu từ xuất khẩu. Nguyên nhân
là năm 2022, giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh, hoạt động xuất - nhập khẩu Việt Nam
tăng trưởng ổn định. Đồng thời, Việt Nam ưu tiên cho phục hồi sau đại dịch, giảm thuế cho nhiều đối tượng.
Nhờ chính sách tài khoá được thắt chặt, các chính sách thuế trong chương trình tổng
chi ngân sách Nhà nước luỹ kế năm 2022 ước tính đạt 1.562,3 tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán
năm và tăng 8,1% so với năm trước.
3. Kiểm soát lạm phát:
Cuộc khủng hoảng thế giới đã tác động vào Việt Nam khi: Giá đầu vào của nhiều doanh
nghiệp tăng, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng: vận tải, công nghiệp nặng,...Giá
xăng dầu tăng dẫn đến chi phí sinh hoạt, đi lại,,,của người dân cũng tăng.
Với những ảnh hưởng trên, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh Chính sách
tiền tệ để thích ứng biến động:
• Điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2-5% để hỗ trợ nhu cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp
• Cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để kiểm soát lượng cung tiền vào
nền kinh tế, định hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro.
Do đó, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng
3,15% so với năm trước nhờ các giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng, điều hành giá điện,
xăng dầu và các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Qua đó, giúp ổn định và hỗ trợ các hoạt động
sản xuất - kinh doanh tiếp tục phục hồi và phát triển; sự biến động về giá cả lương thực,
thực phẩm không biến động nhiều, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
4. Tình hình hoạt động doanh nghiệp:
Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường lao động tăng cao, cả nước có hơn 208
nghìn doanh nghiệp thành lập, tăng 30,3% về doanh nghiệp so với năm trước. Những ngành
có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là thương mại 36,9%, xây dựng 12,7%.
Số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường có số lượng lớn khi giải thể
tăng 11,2%, tạm ngừng hoạt động tăng 5,5%, tạm ngừng kinh doanh tăng 34,3%. Như vậy
số doanh nghiệp đang hoạt động có xu hướng giảm xuống khi đại dịch xảy ra. Tuy nhiên, 9 lOMoAR cPSD| 27879799
số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhiều nhất cũng rơi vào thương mại 27.098 doanh
nghiệp, xây dựng 10.845 doanh nghiệp.
Hạn chế là các doanh nghiệp tuy đang hoạt động nhưng hiện đang gặp khó khăn, thách
thức là ảnh hưởng của đại dịch Covid, thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất, chi phí sản
xuất tăng cao, hiệu quả hoạt động thấp, thiếu lao động trầm trọng,...
5. Tình hình xuất - nhập khẩu:
Đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất - nhập khẩu khá nghiêm trọng. Các
nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là mặt
hàng nông sản, thuỷ sản. Năm 2022 cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều
biến động nhanh, khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, an ninh lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, cuối năm 2022 đã chứng kiến sự phục hồi kinh tế khi tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu hàng hóa vượt mốc hơn 700 tỷ USD, trong đó:
• Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 371 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước; khu
vực kinh tế trong nước đạt hơn 95 tỷ USD, tăng 6,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 276 tỷ USD
• Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 360 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước,
trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 234 tỷ USD, tăng 7,5%.
• Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 109 tỷ
USD, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt
gần 120 tỷ USD. Ngoài ra, xuất siêu sang EU đạt gần 32 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm
trước, nhập siêu từ Trung Quốc gần 61 tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng có những rủi ro, thách thức đối với xuất khẩu khi thị trường nhập khẩu
lớn như Mỹ, EU lạm phát cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến đơn hàng sụt giảm
nghiêm trọng, nhất là dệt may, da giày,...Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước
khác về chất lượng sản phẩm, và chi phí đầu vào cho sản xuất tại Việt Nam ở mức cao và
làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Vốn đầu tư nước ngoài FDI năm 2022 đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%, cao nhất trong
5 năm qua. Có nhiều dự án được tăng vốn đầu tư như dự án sản xuất các sản phẩm công
nghệ, điện tử như dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn
hai lần,... nhờ vào môi trường đầu tư, chính trị ổn định, có luật pháp thông thoáng, đảm
bảo cho nhà đầu tư yên tâm làm ăn. Hàn Quốc là đối tác đầu tư góp vốn và mua cổ phần
nhiều nhất năm 2022 (chiếm 20,4% dự án mới và 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần).
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó bị ảnh hưởng
bởi: áp lực giá cả và lạm phát tăng cao, xung đột Nga - Ukraine,... 10 lOMoAR cPSD| 27879799
6. Đầu tư phát triển ở Việt Nam:
Nhiều dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ như: cao tốc Bắc Nam,
cầu Thủ Thiêm 2. Nhiều dự án đang được triển khai như sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư công được giải ngân rất lớn với 542 nghìn tỷ đồng, tăng
110 nghìn tỷ so với năm 2021, tỷ lệ giải ngân đạt 80,63% kế hoạch, thấp hơn chỉ số Thủ
tướng giao và chưa đạt kỳ vọng. Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư công, lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân là
do thể chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, xây dựng; văn bản quy phạm pháp
luật,... còn vướng mắc khó khăn. Tiếp theo là do khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai,
thực hiện; chưa có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của các chính quyền địa phương, làm chậm
trễ thời gian xây dựng. Cuối cùng là khó khăn liên quan đến giá nguyên vật liệu, đặc biệt
là giá xăng, dầu, sắt, thép… tăng mạnh do bị ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine khi thị
trường xuất khẩu của hai nước là rất lớn.
IV. Giải pháp chính sách trong thời gian tới
Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh
kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Năm 2023, dự báo tình hình
thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp,lạm phát tiếp tục ở mức cao, xu hướng thắt chặt
chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia. Kinh tế toàn cầu có xu hướng
tăng trưởng chậm lại, một số nước có dấu hiệu rơi vào suy thoái. Trong nước, nền kinh tế
có những thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn. Sức ép lạm phát,
tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường
xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp. Điều này đòi hỏi nước ta phải
chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng xử phù hợp với mọi rủi ro, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn
hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.
1. Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế nước ta
1.1 Thuận lợi của nền kinh tế nước ta:

Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức
tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.Điều này cho chúng ta thấy được hiệu quả của
công tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trong năm 2022, có phần ổn định và tích cực
hơn. Tính cả năm 2022, có 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng
27,1%).Đáng lưu ý là sự phục hồi của ngành dịch vụ, tăng tới 53,0% so với cùng kỳ năm
2021. Mức gia tăng nhanh của các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động cho thấy một bộ phận đáng kể các doanh nghiệp đã nhìn nhận những cơ hội kinh
doanh mới khi kinh tế Việt Nam phục hồi. 11 lOMoAR cPSD| 27879799
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
chủ động , linh hoạt ổn định thị trường tiền tệ, ứng phó xu hướng lạm phát và lãi suất tăng
cao trên thế giới. Theo báo cáo ( tính đến 21-12-2022), tổng phương tiện thanh toán tăng
3,85% so với cuối năm 2021; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tang 5,99%; tăng
trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87% (tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021).
Đầu tư phát triển có nhiều khởi sắc. Tuy lượng vốn FDI đăng ký có sụt giảm so với các
năm trước đại dịch COVID-19, năm 2022 lại ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện cao kỷ lục.
Vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD trong năm 2022, tăng 13,7% so với năm 2021 và tăng
10% so với năm 2019. Theo đó, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư và kinh
doanh năng động nhất châu Á.
Tình hình xuất, nhập khẩu nhiều gam màu sáng. Nước ta đã khai thác tối đa lợi ích từ
các FTA đã thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do
Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đã thúc đẩy hoạt động thương mại, mở ra cơ hội
xuất khẩu lớn cho các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày... của Việt Nam.
1.2 Những khó khăn của nền kinh tế nước ta:
Bước sang năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những thuận lợi và thách thức
đan xen từ bên trong lẫn bên ngoài.
Thứ nhất, xung đột Nga – Ukraine là một trong những yếu tố khiến giá năng lượng
biến động thất thường, tính bất định trở nên cao hơn, là nguyên nhân khiến kinh tế Liên
minh Châu Âu (EU) khó khăn, và đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Đồng thời, đầu tư FDI của các doanh nghiệp từ EU vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thứ hai, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Nguy cơ chính trong năm 2023 không phải
là lạm phát mà là suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng cao và thu nhập giảm sút. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn, đồng thời làm giảm FDI
từ các thị trường này vào Việt Nam.
Thứ ba, nội tại nền kinh tế đang cho thấy một số vấn đề trên thị trường vốn, thị trường
trái phiếu, cổ phiếu và thậm chí là thị trường tiền tệ với những điểm nghẽn, sự đứt gãy
niềm tin nhất định. Thị trường vốn chưa hoạt động lại bình thường như trước khiến doanh
nghiệp khó khăn về tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn hoặc tiếp cận được với chi phí vốn rất cao.
2. Những giải pháp chính sách tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới
Để ứng phó với thách thức nói trên và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng chúng ta cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, đổi mới nền tảng vĩ mô.
Tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, đề ra các giải pháp cụ thể về đổi mới mô hình
tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư 12 lOMoAR cPSD| 27879799
nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát
triển vùng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp tục hướng dẫn, tổ chức triển khai hiệu quả các luật, như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi),
Luật Đầu tư (sửa đổi), … Đẩy nhanh việc nghiên cứu, ban hành các nghị định của Chính
phủ về cơ chế thí điểm trong các lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), kinh tế tuần hoàn.
Hai là, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, đồng bộ nhằm giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh và hỗ trợ cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp
với diễn biến thị trường, cân đối vĩ mô và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Truyền thông về
định hướng ưu tiên bảo vệ giá trị VND, không phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu.
Ba là, thực hiện chính sách tài khóa chủ động.
Thực hiện nghiêm kỷ luật chi ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra
cho năm 2023 và giảm áp lực cho thu ngân sách nhà nước. Nghiên cứu khả năng điều chỉnh
mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho một số nhóm đối tượng phù hợp.
Bốn là, tiếp tục đẩy nhanh các cấu phần trong Chương trình phục kinh tế - xã hội 2022
- 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân vốn đầu tư công.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các cấu phần đang triển khai chậm; đẩy mạnh giải
ngân vốn đầu tư công; triển khai kịp thời và hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.
Năm là, hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch,
chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trường tài chính, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính.
Cần nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ nhà đầu tư và thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư.
Đồng thời, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính, nhất là mối quan hệ liên thông
giữa ngân hàng – chứng khoán – bất động sản – bảo hiểm.
Sáu là, tăng cường khả năng dự báo, chủ động xây dựng các kịch bản kèm hành động ứng phó.
Khi đã có kịch bản thì sẽ có phương án chính sách thích ứng, kịp thời. Giảm tối đa sự chậm
trễ, rút ngắn thời gian từ thảo luận chính sách cho đến ban hành, tạo phản ứng nhanh với nền kinh tế. KẾT LUẬN
Nhìn lại năm 2022, dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng nền kinh tế của chúng ta
đã đạt được nhiều con số đáng chú ý, kinh tế Việt Nam đã có một “bệ phóng” tốt khi tăng
trưởng GDP thuộc diện cao nhất trên thế giới, đồng thời được đánh giá cao về kiểm soát
lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả tăng trưởng ấn tượng này được hỗ trợ bởi các
chính sách tiếp tục hiệu quả nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, hỗ trợ sản xuất và mở
cửa trở lại kịp thời, là cơ sở cho hoạt động kinh tế diễn ra bình thường. Ổn định tâm lý 13 lOMoAR cPSD| 27879799
doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, đã phát huy hiệu quả Nghị quyết số 11/NQCP của
Chính phủ về khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, một số chính sách, giải pháp hỗ trợ
đã được triển khai, thực hiện.
Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng đang chậm lại và những khó khăn xuất hiện ngày
càng nhiều kể từ nửa cuối năm 2022 và cần thừa nhận rằng, 2023 sẽ là một năm khó khăn
hơn rất nhiều và chúng tôi dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong những
tháng tới do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của Việt Nam.
Vì vậy, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2022, Việt Nam không thể
chủ yếu dựa vào động lực bên ngoài là xuất khẩu như hai năm qua, mà cần dựa vào động
lực bên trong của nền kinh tế để tiếp tục. Hỗ trợ chính sách thuế doanh nghiệp, chính sách
thương mại tự do, chính sách bảo hộ đầu tư, chính sách kinh tế thị trường, chính sách hội
nhập chuỗi giá trị quốc tế, tài chính công. Chính sách tiền tệ thận trọng, thận trọng.
Ngoài ra, để tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, cần hoàn thiện tư duy chất lượng, phát
triển bền vững, loại bỏ tư duy chạy theo thành tích hay tư duy “ăn sổi” trong tăng trưởng
kinh tế hay quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh với mọi giá nhờ khai thác
chiều rộng, nhờ tăng mạnh vốn đầu tư và khai thác tài nguyên; phải chuyển dần sang tăng
trưởng dựa vào hiệu quả và bền vững, tập trung nhiều hơn, quyết liệt hơn vào mục tiêu chất
lượng dài hạn. Muốn vậy:
(i) Phải có tầm nhìn dài hạn trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế (ii)
Nhấn mạnh đến tính hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.
(iii) Kết hợp yêu cầu nâng cao hiệu quả tăng trưởng với hiện hoàn thiện phúclợi xã hội cho con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kinh tế và dự báo. Bức tranh kinh tế thế giới, truy cập:
https://kinhtevadubao.vn/buctranh-kinh-te-the-gioi-nam-2022-va-trien-vong-nam-2023- 25100.html#:~:text=IMF
%20(2022)%20d%E1%BB%B1%20b%C3%A1o%2C,so%20v%E1%BB%9Bi %203%2C74%25).
[2] Báo điện tử chính phủ. Kinh tế Việt Nam 20222022 phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng
mạnh mẽ, truy cập: https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-nam-2022-phuc-hoi-
ngoanmuc-tang-truong-manh-me-102221217143819882.htm
[3] CareerLink. Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và các loại mô hình nổi tiếng. Truy cập
vào ngày [25/4/2023], truy cập https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/kien-thuc-
kinh-te/mo-hinh-tang-truong-kinh-te-la-gi-va-cac-loai-hinh-noi-tieng 14 lOMoAR cPSD| 27879799
[4] TS Đoàn Tranh. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Truy cập vào ngày [25/4/2023], truy
cập: https://kqtkd.duytan.edu.vn/uploads/63e39afa-8214-417e-
9ed695dc0ef039df_mohinhtangtruonglythuyet.pdf
[5] Số liệu thống kê năm 2022,truy cập: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieuthong-
ke/2023/01/diem-sang-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
[6] Số liệu FDI Việt Nam năm 2022, truy cập: https://tapchinganhang.gov.vn/thu-hut-
fdicua-viet-nam-nam-2022-va-trien-vong.htm
[7] Số liệu xuất - nhập khẩu Việt Nam năm 2022, truy cập:
https://www.gso.gov.vn/dulieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-xuat-nhap- khau-nam-2022-lap-ky-
lucmoi/#:~:text=Trong%20b%E1%BB%91i%20c%E1%BA%A3nh%20kinh%20t%E1% BA
%BF%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20c%C3%B3%20nhi%E1%BB%81u
%20r%E1%BB%A7i,%E1%BA%A5n%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20trong%20n
%C4%83m%202022.&text=Kim%20ng%E1%BA%A1ch%20xu%E1%BA%A5t%20kh
%E1%BA%A9u%20h%C3%A0ng,6%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m %20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.
[8] Số lượng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, truy cập:
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=56398&idcm=49#:~:text=T
%C3%ADnh%20chung%20trong%20n%C4%83m%202022,%C4%91%E1%BB%99ng
%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc. 15