Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh và cách tổ chức Đảng trực tiếp
Nguyễn Ái Quốc - Người mở đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ Đảng. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc phục vụ công việc kháng chiến kiến trúc quốc gia những năm 1945 - 1954. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (LSĐ)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CỘC THI
“TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ
MINH VÀ CÁCH TỔ CHỨC ĐẢNG TRỰC TIẾP” HÀ NỘI – 2024 Đào Thu Hà – 2350080012
Nguyễn Thị Như Quỳnh - 2350080033
PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG TRỰC TIẾP
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là một trong những cơ
sở giáo dục chính trị quan trọng nhất tại Việt Nam. Với vai trò là
trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, Học viện đóng vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, góp
phần xây dựng và phát triển đất nước.
Đảng bộ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có một lịch sử
phát triển lâu đời, gắn liền với sự hình thành và trưởng thành của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua hơn 70 năm hình thành và phát triển,
Học viện với những tên gọi khác nhau qua các giai đoạn lịch sử, luôn
đóng vai trò trung tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.
1. Nguyễn Ái Quốc - Người mở đầu sự nghiệp giáo dục,
đào tạo cán bộ của Đảng (1924-1945)
Khởi đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng, tháng
12/1924, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu
(Trung Quốc) trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối
cách mạng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam. Tại đây, Người đã lựa chọn những người yêu nước có chí lớn tổ
chức nhiều lớp huấn luyện, đào tạo để truyền bá lý luận, đường lối và
phương pháp hoạt động cách mạng cho họ. Nội dung, chương trình
huấn luyện ở các lớp học này nhằm giải quyết vấn đề cấp bách lúc
bấy giờ là sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. Qua học tập, người
học được tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, những bài học lịch sử
của cách mạng thế giới, hiểu rõ mâu thuẫn xã hội, tính chất và mục
đích cách mạng, giai cấp lãnh đạo, phương pháp và bước đi của cách
mạng Việt Nam. Hiệu quả to lớn của các lớp huấn luyện, đào tạo cán
bộ ở Quảng Châu là giúp cho những người yêu nước từ nhiều xu
hướng chính trị và tổ chức khác nhau thống nhất về phương hướng,
đồng tâm nhất trí tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc theo con
đường mà đồng chí Nguyễn Ái Quốc vạch ra, làm cho chủ nghĩa Mác-
Lênin và đường lối cứu nước của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thấm sâu
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đưa đến sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930.
Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong
nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo
cán bộ phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung
ương 8 tháng 5-1941 chỉ rõ: "Việc đào tạo cán bộ nay đã trở thành
một công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ, một phút. Tất cả
các cấp chỉ huy của Đảng phải đặc biệt chú ý công tác này". Không
chỉ mở lớp huấn luyện chính trị mà còn phải mở lớp huấn luyện quân
sự. Hội nghị toàn quốc của Đảng (15-8-1945) quyết định "Trung ương
phải đặc biệt mở lớp huấn luyện cán bộ, cán bộ bắt buộc chịu huấn
luyện theo chương trình phổ thông của Đảng".
Nhờ có đường lối cách mạng, đường lối xây dựng Đảng và đào
tạo cán bộ đúng đắn, với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo Cách
mạng Tháng Tám thành công, xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong
kiến ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử
dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc phục vụ công cuộc
kháng chiến kiến quốc trong những năm 1945-1954
Sau Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ VI (14 đến18-01-
1949), thực hiện chủ trương của Đảng về công tác huấn luyện cán bộ
phục vụ sự nghiệp cách mạng, Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái
Quốc trở thành Trường huấn luyện cán bộ hoạt động thường xuyên.
Đây là mốc quan trọng đặc biệt của lịch sử Học viện, đánh dấu bước
phát triển mới trong công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ của Đảng.
Lúc này với vai trò là nòng cốt của phong trào huấn luyện và học tập
trên toàn quốc. Trường đã đào tạo một đội ngũ huấn luyện viên cho
các cấp, bao gồm huấn luyện viên chuyên nghiệp và cán bộ lãnh đạo
được sử dụng làm huấn luyện viên kiêm chức. Trường Đảng đã bám
sát nhiệm vụ chính trị, việc coi trọng quán triệt đường lối cách mạng,
đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục phẩm chất, giáo dục tác
phong lề lối làm việc cho cán bộ. Địa điểm đầu tiên của Trường Đảng
Trung ương Nguyễn Ái Quốc đặt tại Làng Luông, xã Bình Thành,
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Nhân tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả huấn luyện là giảng
viên, Bác Hồ khẳng định: "Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì
người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện
của đoàn thể phải là kiểu mẫu của mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối
làm việc. Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được việc
huấn luyện của mình ... Người huấn luyện nào tự cho mình đã biết đủ
cả rồi thì người đó dốt nhất". Huấn thị trên đây của Chủ tịch Hồ Chí
Minh soi sáng cho công tác giáo dục - đào tạo của Học viện trong các giai đoạn phát triển.
Tháng 2-1951, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết
định đường lối, chủ trương đẩy mạnh kháng chiến, đẩy mạnh công
tác xây dựng Đảng để lãnh đạo kháng chiến đến toàn thắng. Trong
Báo cáo chính trị tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Học
tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức
là những việc cần kíp của Đảng"
Thực hiện Nghị quyết Đại hội, ngày 31/5/1951 Trường mở khoá
học mới tại địa điểm mới của trường là khu đồi lịch sử - nơi vừa tổ
chức Đại hội toàn quốc lần thứ II. Khoá học trong 5 tháng rưỡi, có
222 học viên gồm cán bộ chính trị, quân sự, cán bộ công tác vùng
địch tạm chiến và vùng tự do, cả Bắc, Trung, Nam, và cán bộ làm
nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào và Cam-pu-chia.
Từ năm 1952, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển
ngày càng mạnh mẽ, giành nhiều thắng lợi cả về quân sự, chính trị,
kinh tế. Thực dân Pháp ngoan cố kéo dài chiến tranh, thực hiện chính
sách "dùng người Việt đánh người Việt" và tăng thêm viện binh từ
Pháp sang; đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến
tranh Việt Nam làm cho chiến tranh càng thêm quyết liệt và có xu
thế kéo dài. Trong khi đó, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện tư
tưởng chủ quan, không thấy hết tính chất lâu dài và gian khổ của
cuộc kháng chiến, muốn thắng mau, mặt khác nảy sinh tư tưởng ỷ lại
vào viện trợ bên ngoài; về tác phong cũng có một số sai trái, quan
liêu mệnh lệnh, không quan tâm đến quyền lợi thiết thân của quần
chúng; trong chấp hành chính sách thì mắc bệnh hữu khuynh... Tất
cả những thiếu sót đó ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt công tác,
nhất là trong lúc cần đẩy mạnh kháng chiến, đảm bảo tiến lên giành thắng lợi lớn.
Yêu cầu của kháng chiến và xây dựng Đảng lúc này đòi hỏi
Đảng phải tiến hành một đợt giáo dục chính trị, tư tưởng tập trung
quy mô toàn Đảng, toàn quân và trong toàn thể cán bộ kháng chiến.
Đáp ứng yêu cầu đó, Trung ương đã chỉ thị tiến hành chỉnh huấn, coi
đây là một công tác lớn của Đảng. Trường Đảng trung ương đã tập
trung phục vụ chỉnh huấn, tiến hành mở các lớp chỉnh huấn cho cán
bộ ở trung ương và cán bộ chủ chốt cấp liên khu và tỉnh, thành. Từ
tháng 8-1952 đến tháng 6 -1953 Trường Đảng đã mở liên tiếp nhiều
lớp chỉnh huấn đạt kết quả tốt.
3. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương trong thời
kỳ Đảng lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng (1954-1975).
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc
hoàn toàn giải phóng, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới
- giai đoạn tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Miền Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương chuyển từ Việt Bắc
về thủ đô Hà Nội. Nhà trường tiếp tục thực hiện chủ trương của
Đảng, Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn mới. Ngày 8-2-1957 Trung ương Đảng ra
Chỉ thị số 8 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập lý luận
trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 7-9-1957, nhà trường khai
giảng khoá học lý luận dài hạn đầu tiên, mở đầu thời kỳ giáo dục lý
luận một cách cơ bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ khai giảng
và đọc Diễn văn khai mạc. Cuối năm 1958, Trung ương cho xây dựng
khu trường mới với quy mô lớn khang trang hơn, đảm bảo việc ăn ở
học tập, làm việc cho gần 1000 cán bộ, học viên. Đây chính là cơ sở
Học viện hiện nay. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ngày 26-3-
1962, Bộ Chính trị họp chuyên đề về cải cách công tác giáo dục lý
luận của Đảng, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 52/NQ-TW ghi rõ:
"hướng cố gắng chính của trường Đảng trong việc cải tiến học tập
hiện nay là phải không ngừng tăng cường lý luận với thực tiễn". Bộ
Chính trị quyết định Trường mang tên Trường Nguyễn Ái Quốc Trung
ương. Trong thời kỳ này, trường đã có những bước phát triển liên tục
và vững chắc trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa
học. Quá trình trưởng thành của nhà trường là quá trình nắm vững
quan điểm giáo dục của Đảng và Hồ Chí Minh về giáo dục trong
trường Đảng; là quá trình không ngừng cải tiến từ nội dung đến
phương châm, phương pháp giáo dục; đồng thời, đó là quá trình tự
đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về phẩm chất, đạo
đức và trình độ lý luận để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của
nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Đó cũng là quá trình
trường không ngừng phát triển về mặt cơ sở vật chất và trang thiết
bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. Hàng vạn cán bộ đã được đào tạo,
bồi dưỡng cơ bản và kịp thời phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. Nhiều đồng chí
học xong đã lên đường vào miền Nam tham gia chiến đấu.
Song song với công tác đào tạo lý luận chính trị, từ năm 1966
đến 1975, công tác nghiên cứu khoa học của trường cũng được quan
tâm đúng mức, có nhiều công trình nghiên cứu góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo và cung cấp căn cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ đạo
thực hiện. Trong thời kỳ này Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương đã
đào tạo 43.075 cán bộ cho các ngành, các mặt trận và địa phương.
4. Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ
đầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975-1986)
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tháng 9-1975,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần thứ 24,
đề ra nhiệm vụ trước mắt là thống nhất đất nước về mặt Nhà nước,
đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn mới đặt ra cho sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ, nghiên cứu khoa học của trường Đảng những nhiệm vụ mới hết
sức khẩn trương với quy mô lớn.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng
12-1976) đã chỉ rõ : "Ngày nay khi nước nhà đã được hoàn toàn độc
lập và thống nhất, những vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra
với tất cả chiều sâu, tầm cỡ rộng lớn và tính cụ thể của nó. Điều đó
đòi hòi Đảng phải có sự nỗ lực đặc biệt trong công tác lý luận".
Ban Bí thư Trung ương khoá IV đã ra quyết định thành lập cơ sở
2 của trường tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ từ tháng 2-1978.
Để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cán bộ trong giai
đoạn cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm quán
triệt hơn nữa phương châm gắn lý luận với thực tiễn, bảo đảm tính
khoa học, tính chiến đấu trong nội dung giảng dạy, tạo phong cách
suy nghĩ khoa học, độc lập và sáng tạo của người học, nhà trường đã
tiến hành tổng kết công tác đào tạo, rút ra những bài học kinh
nghiệm để chỉ đạo công tác giáo dục lý luận ở giai đoạn mới tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc luôn giữ vững truyền thống là
một trong những trung tâm truyền thụ trung thành chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; góp
phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán
bộ trung, cao cấp của Đảng, tăng cường sự nhất trí trong Đảng và
giúp cho cán bộ hoàn thành các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đề ra.
Ngày 01/10/1978, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 54/CT-TW "về nhiệm
vụ của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn mới".
Trung ương đặt rõ nhiệm vụ cơ bản của trường: Một là, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ cao, trung cấp về lý luận chính trị; hai là, nghiên cứu lý
luận nhằm làm tốt việc giảng dạy, đồng thời góp phần vào công tác
lý luận chung của Đảng.
Chỉ thị của Ban Bí thư nhấn mạnh: "là công cụ quan trọng của
Đảng trên mặt trận tư tưởng và lý luận, Trường Đảng cao cấp
Nguyễn Ái Quốc phải đi đầu trong việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin,
bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đấu tranh không
khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội và xét lại dưới mọi màu sắc,
chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bảo vệ đường lối cách mạng và các
quan điểm của Đảng, làm nổi bật việc Đảng ta vận dụng một cách
độc lập, tự chủ và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể
của nước ta để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Ngày 5/3/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 06-
CT/TW về công tác đào tạo cán bộ lý luận ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Ngày 20/6/1983 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số
163-CT về việc đưa công tác đào tạo ở trường Đảng cao cấp Nguyễn
Ái Quốc vào quy chế đại học và trên đại học. Nhà trường đã hình
thành cơ cấu các hệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như sau :
- Hệ đào tạo cán bộ dự nguồn cho các chức danh lãnh đạo chủ
chốt của Đảng và đoàn thể nhân dân từ cấp tỉnh, thành phố trở lên;
- Hệ bồi dưỡng cơ bản 08 tháng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt
đương chức của Đảng cấp tỉnh, thành phố và các ban, ngành Trung ương, tuổi trên 45;
- Hệ nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới cho các cán bộ
đã học xong chương trình cơ bản thuộc hai loại trên;
- Hệ chuyên tu - nghiên cứu sinh, đào tạo cán bộ lý luận có
trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Từ năm 1964, Trường đã mở
các khóa nghiên cứu sinh đào tạo Tiến sĩ và chuyên tu (sau này là
cao học), theo 07 chuyên ngành lý luận chính trị;
- Hệ tại chức cho các lớp bồi dưỡng cơ bản, đào tạo cơ bản.
- Hệ đào tạo học viên quốc tế.
Cùng với công tác giáo dục, đào tạo nhà trường tập trung
nghiên cứu nhiều đề tài khoa học, làm sáng tỏ hơn những chân lý
khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhằm phục vụ việc nâng
cao chất lượng đào tạo và góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho
Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Học viện Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của
thời kỳ đổi mới (1986-1993)
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới
toàn diện đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhằm đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo
cán bộ lãnh đạo và quản lý trung cao cấp, cán bộ làm công tác lý
luận trong thời kỳ đầu của cuộc đổi mới, ngày 22-7-1986, Bộ Chính
trị khóa VII ra Nghị quyết số 34/NQ-TW chuyển trường Đảng cao cấp
Nguyễn Ái Quốc thành Học viện Khoa học xã hội mang tên Nguyễn Ái
Quốc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc).
Ngày 26-10-1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định
về chức năng, nhiệm vụ của Học viện, gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp
của Đảng, Nhà nước về mặt lý luận và chính trị; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ lý luận Mác-Lênin có trình độ đại học và sau đại học;
- Nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
và phương pháp đào tạo, đồng thời góp phần vào việc hình thành,
phát triển và cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng;
- Hướng dẫn 3 trường Đảng khu vực về nội dung, phương pháp
giảng dạy và học tập, về nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ cán bộ;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cao, trung cấp và cán bộ
lý luận do các Đảng bạn gửi sang về mặt lý luận và chính trị; tổ chức
hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các Học viện
và các Trường Đảng cao cấp của các nước anh em.
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ nêu trên, Học viện đã
khẩn trương biên soạn lại chương trình, giáo trình phù hợp với mục
tiêu đào tạo; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng
gắn hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu với đời sống thực
tiễn; Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng dạy. Luân
phiên cử cán bộ giảng dạy tham gia công tác thực tiễn ở các cấp uỷ
đảng và cơ sở sản xuất để bồi dưỡng toàn diện. Tăng cường cơ sở vật
chất - kỹ thuật của Học viện, cải thiện một bước đời sống của giảng
viên, cán bộ, công chức và học viên. Công tác nghiên cứu khoa học
được đổi mới và đẩy mạnh theo hướng bám sát thực tiễn kinh tế - xã
hội của nước ta ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1987, hệ đào tạo nghiên cứu sinh của Học viện bắt đầu
bảo vệ luận án tiến sĩ theo quy chế nhà nước. Quy mô hệ đào tạo cơ
bản hai năm và đào tạo thạc sĩ tăng lên. Hệ đào tạo học viên quốc tế
được hình thành cùng với việc thành lập Ban Quốc tế phụ trách công
tác hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của các đảng, các nước bạn.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu được bổ sung, nâng cao
về trình độ khoa học và chất lượng công tác. Đầu năm 1989, Học
viện đã có 25 giáo sư và phó giáo sư, 38 phó tiến sĩ.
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế
của đất nước còn khó khăn, tình hình thế giới biến động phức tạp,
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, song
Học viện vẫn kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên định với
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh, phát huy tốt vai trò của
một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước
cho cán bộ, đảng viên để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng đề ra.
6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (từ 1993 đến nay)
Ngày 10-3-1993 Bộ Chính trị khóa VII ra Quyết định số 61/QĐ-
TW "Về việc sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương chuyển thành
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh". Quyết định của Bộ chính trị
xác định rõ: "Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Ban
chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ là trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị của Đảng
và Nhà nước". Theo quyết định này, các Trường Nguyễn Ái Quốc khu
vực I, II, III trực thuộc Trung ương trước đây, được chuyển thành Phân
viện Hà Nội, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng
và Trường Đại học Tuyên giáo trực thuộc Ban tuyên giáo Trung ương
chuyển thành Phân viện Báo chí và Tuyền truyền trực thuộc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày 22-6-1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP, xác
định ghi rõ: "Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực
thuộc Chính phủ". Học viện đặt tại Hà Nội, có các Phân viện Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Phân viện Báo chí-Tuyên truyền.
Để tăng cường tiềm lực cả về số lượng và chất lượng cho công
tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới,
ngày 30/10/1996 Bộ Chính trị ra Quyết định số 07/QĐ-TW hợp nhất
Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lấy tên là Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Sau hợp nhất, ngày 20-10-1999, Bộ Chính trị
ra Quyết định 67/QĐ-TW "Về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy