Tìm hiểu sự ra đời của con đường Trường Sơn - Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội
Tìm hiểu sự ra đời của con đường Trường Sơn - Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐHHN)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THU HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Tìm hiểu sự ra đời của con đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký kết hiệp định
Gioneve. Theo hiệp định, sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Nhưng với âm mưu xâm lược, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chế độ độc tài, đàn áp
đẫm máu phong trào cách mạng. Thực hiện Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng, Bác Hồ, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở tuyến đường
chiến lược vận tải quân sự, từ miền Bắc xuyên qua dãy núi Trường Sơn trùng điệp và
hung vĩ để chi viện binh lực và cơ sở vật chất cho cách mạng miền Nam.
Địa danh là Khe Hóm, Tây Vĩnh Linh. Mùa hạ năm 1959, từ Khe Hóm phía Tây Vĩnh
Linh tỉnh Quảng Trị, tiểu đoàn 301 bí mật xuất quân soi lối mở đường giao liên vận tải:
“Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” là kỷ luật nghiêm ngặt của những đơn
vị vận tải ngày đầu thành lập. Cõng hàng trên lưng, ngược rừng lội suối, băng qua đèo
cao dốc thẳng, vượt đường số 9 để ngày đêm kiểm soát gắt gao để giao chuyến hàng đầu
tiên cho Liên khu 5. Từ năm 1960, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, đường
vận tải phía Đông Trường Sơn bị địch đánh phá ác liệt. Được sự đồng ý của Đảng Nhân
dân cách mạng Lào, từ năm 1961 đoàn 559 đã chuyến hướng mở đường vận chuyển sang
phía Tây Trường Sơn. Bằng các phương thức mang vác, thồ bằng xe đạp, bằng ngựa,
bằng voi, chỉ trong 4 năm đoàn 559 đã đưa được 4400 tấn vũ khí, đạn dược và hơn 31000
cán bộ, chiến sĩ vào chiến trường, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
Mở đường vận tải ba tuyến. Tuyến 1 từ Khe Ve đường 12 đến Mường Phỉn. Tuyến 2
Làng Ho (Quảng Bình) qua bản Đông. Tuyến 3 Nam Đàn, Ta Xèng. Năm 1965, Mỹ ồ ạt
đổ quân vào miền Nam thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Dựa vào Mỹ, ngụy quân
ngụy quyền Sài Gòn cũng dốc sức hò hét, mở rộng chiến tranh. Đồng thời đế quốc Mỹ
dùng không quân đánh phá ác liệt, ngăn chặn sự chi viện từ xa cho chiến trường và tăng
cường chiến tranh ngăn chặn đường Hồ Chí Minh. Theo tài liệu của Mỹ, từ năm 1964
đến năm 1967, số lần Mỹ ném bom tuyến đường đã tăng từ 2000 đến 7000 phi vụ trong 1
tháng. Để tăng nhanh lượng hàng chi viện cho chiến trường, đảm bảo cho lực lượng vũ
trang chiến đấu với lực lượng lớn quân Mỹ và chư hầu, bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển
bằng phương thức cơ giới là chủ yếu, tiếp tục mở đường phòng tránh, tăng cường đánh
trả máy bay địch. Vì vậy tuyến đường vận tải vẫn thông suốt, dòng người dòng xe vẫn
không ngừng tiến ra trận.
Hệ thống giao liên đi tới các hướng. Hệ thống giao liên từ 52 trạm ban đầu lên tới 67
trạm vào năm 1966, 76 trạm vào năm 1970, 15 trạm cơ giới năm 1972. Từ năm 1973 đến
năm 1975, mở hàng giao liên 1 thay thế bằng các trung đoàn giao liên cơ giới. Trên các
tuyến đường Trường Sơn, có hàng chục binh trạm, hàng trăm bến bãi, hàng nghìn cơ giới
quân giấu xe, giấu hàng. Ở những nơi đó, có các lực lượng giao liên, thanh niên xung
phong, công binh mở đường, lực lượng phòng không, thông tin, bảo vệ có khả năng hợp
đồng chiến đấu bảo đảm tuyến đường vận tải thông suốt, bất chấp cuộc chiến tranh ngăn
chặn ngày càng ác liệt của lính ngụy. Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ nói: “Mọi người đều
thấy một khối lượng lớn người và của vẫn tiếp tục được chở vào miền Nam Việt Nam,
thế nhưng không làm thế nào ngăn chặn được nó.”
Hệ thống đường ô tô vượt Trường Sơn. Trong suốt 10 năm chiến đấu kiên cường từ năm
1965 đến năm 1975, bộ đội Trường Sơn đã mở được mạng đường đa tuyến liên hoàn có
tổng chiều dài gần 20000km với 5 trục dọc, 21 trục ngang. Từ năm 1961đến năm 1964
mở đường 129 từ ngã ba làng Khành tới Mường Phỉn. Năm 1965 đến năm 1972, mở tiếp
đường 128 tới Bản, rồi tới Phi Hà, mở thêm ba trục vượt khẩu đường 20, đường 18,
đường 16. Năm 1973 đến năm 1975, hình thành ba trục song song xuống phía Nam để cơ
động các quân đoàn chủ lực. Trục Đông Trường Sơn từ ngã ba Đất vào Đak Ring dài
871km. Trục Tây Trường Sơn từ đường 16 tới Bù Gia Mập. Trục duyên hải quốc lộ 1 từ
sông Bến Hải đến bờ sông Sài gòn dài 1286km. Trục ngang: từ 5 tục dọc có 21 trục
ngang xuất phát từ năm cửa khẩu của năm tuyến đường đó là đường 12, 20, 18, 16 tạo
thành mạng đường liên hoàn đến tất cả các tuyến chiến trường.
Về mùa mưa, bộ đội Trường Sơn vừa phải âm thầm chịu đựng những cơn sốt rét rừng dữ
dội, vừa phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ để khắc phục thiên nhiên, đảm bảo
thông đường. Trong chiến tranh, đường Hồ Chí Minh luôn trở thành chi viện đánh phá,
ngăn chặn binh lực địch, hàng trăm lần máy bay dải chất độc hóa học dọc tuyến hành
lang vận chuyển với chiều dài hàng nghìn km. Gần bốn triệu tấn bom đạn với các loại
mìn được chế tạo tinh xảo ném xuống Trường Sơn nhằm phá đường, tiêu diệt các đoàn
xe, hủy diệt mọi sự sống trên tuyến chi viện chiến lược. Những trọng điểm như Sương
Phan, đèo Văn Lư, đèo Túc Mạc, cột trọng điểm ATP nổi tiếng bởi sự khốc liệt và mức
độ hủy diệt của bom đạn Mỹ. Những cuộc chiến tranh ngăn chặn bằng các loại vũ khí
điện tử hiện đại nhất của Mỹ đã bị thất bại trước ý chí chiến đấu kiên cường của bộ đội Trường Sơn.
Đường ống xăng dầu: Từ năm 1968, bộ đội Trường Sơn bắt đầu xây dựng đường ống dẫn
xăng dầu. Đến năm 1973, dầu xăng đã bơm tới Bù Gia Mập với tổng chiều dài 1400km.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà báo phương Tây đã gọi con đường Hồ Chí Minh là
con đường huyền thoại. Chỉ riêng việc lắp đặt hệ thống xăng dầu đã là một kỳ tích của bộ
đội Trường Sơn. 1400km đường ống với 113 trạm bơm, 33 trạm cấp phát xăng dầu lớn
nhỏ đã giúp chiến sĩ vượt qua bao núi cao rừng thẳm để đưa dòng xăng miền Bắc đến các
chiến trường chỉ cách Sài Gòn hơn 100km.
Đường nguỵ trang kín: Từ mùa khô năm 1971, 1972, để đối phó với máy bay AC30 được
trang bị hồng ngoại, có khả năng phát hiện mục tiêu ban đêm, bộ đội Trường Sơn đã mở
con đường ngụy trang kín cho xe vận tải chạy ban ngày. Con đường đặc biệt này dài tới hơm 3000km.
Vận chuyển đường sông: Từ những năm đầu, bộ đội Trường Sơn đã tận dụng những sông
suối để vận chuyển hàng, đặc biệt đã sử dụng công binh phá thác để sử dụng cơ giới trên
sông với chiều dài gầm 500km. Trên các dòng sông Trường Sơn, các chiến sĩ không chỉ
khắc phục khó khăn mà họ còn phải đương đầu với các thủ đoạn đánh phá ngăn chặc ác liệt của địch.
Hệ thống thông tin: Để đảm bảo sự chỉ huy thông suốt trên toàn địa bàn rộng tới 132000
km vuông, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hệ thống thông tin dọc theo đường đông
tây Trường Sơn kéo dài tới Lập Ninh với hợp binh mạng thông tin tiếp sức được triển
khai trên toàn tuyến. Ngoài ra còn có mạng vô tuyến điện báo và hệ thống thông tin ở tất
cả các đơn vị. Mạng lưới thông tin này đã đảm bảo sự chỉ huy thống nhất từ tổng hành
dinh bộ quốc phòng tới bộ tư lệnh Trường Sơn và các đơn vị trên toàn mặt trận đảm bảo
thông suốt, bí mật, kịp thời, bất chấp bom đạn của kẻ thù đánh phá ác liệt.
Chỉ huy: Từ đặc điểm, nhiệm vụ và diễn biến chiến đấu đòi hỏi sự chỉ huy của bộ tư lệnh
Trường Sơn và sở chỉ huy của các sư đoàn phải liên tục cơ động theo bước phát triển
nhiệm vụ chiến đấu. Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã xác lập được phương án xây
dựng thế trận tuyến vận tải đúng hướng, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự, tổ chức
chiến đấu binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trung tâm là vận tải, chi viện binh
lực, cơ sở vật chất kỹ thuật với một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có ý chí quyết
chiến quyết thắng, lòng dũng cảm, mưu trí vô song đã tận dụng thời cơ, chủ động tiến
công địch giành thắng lợi. Trong suốt 16 năm, bộ đội công binh Trường Sơn đã san lấp
được 78000 hố bom, phá hơn 70000 bom nổ chậm và bom từ trường, vô hiệu hóa hơn
85000 quả mìn. Đào lấp đất đá, đánh thắng trên 25000 cuộc hành quân lớn của Mỹ ngụy,
diệt hàng vạn tên địch . Các lực lượng phòng không Trường Sơn đã đánh hơn 100000
trận, bắn rơi 2453 máy bay. Có năm chiến dich Mỹ ngụy sử dụng binh chủng hợp thành.
Để chuẩn bị cho chiến dịch mùa xuân năm 1975 có tính chất quyết định, kết thúc chiến
tranh, bộ đội Trường Sơn vừa lập các kho hàng chiến lược đảm bảo hậu cần cho toàn
chiến trường miền Nam, vừa mở thêm các tuyến đường mới về phía Đông, khôi phục
đường quốc lộ 1A từ Quảng Trị đến Sài Gòn. Sử dụng toàn bộ lực lượng với tổng số
quân trên 120000 người phục vụ các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Thừa Thiên Huế,
chiến dịch Đà Nẵng và đặc biệt sử dụng hai sư đoàn ô tô với trên 2000 xe vận tải chở ba
quân đoàn chủ lực cục bộ với hơn 10 vạn quân cùng binh khí kỹ thuật cấp tiến về Sài
Gòn, đập tan dinh lũy cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, hoàn thành sứ mệnh
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc.