Tìm hiểu sự sụp đổ của CNXH và mô hình CNXH của Liên Xô và Đông Âu, Khẳng định con đường đi lên CNXH mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tất yếu lịch sử | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tìm hiểu sự sụp đổ của CNXH và mô hình CNXH của Liên Xô và Đông Âu, Khẳng định con đường đi lên CNXH mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tất yếu lịch sử | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân ====∞∞∞==== BÀI TẬP LỚN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Tìm hiểu sự sụp đổ của CNXH và mô hình CNXH của Liên
Xô và Đông Âu, Khẳng định con đường đi lên CNXH mà Hồ Chí
Minh đã lựa chọn là tất yếu lịch sử
Họ và tên: HÀ THỊ CHÂM
Mã sinh viên: 1190752
Lớp học phần: LLTT1101(122)_38 GVHD: LÊ THỊ HOA
Hà Nội, tháng 10 năm 2022 lOMoAR cPSD| 45469857 I. CÁCH TIẾP CẬN
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm
80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế
giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện
thực hóa học thuyết Mác – Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991
đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.
Liên bang Xô Viết và các quốc gia Đông Âu được coi là đại diện của Chủ nghĩa
Xã hội trên thế giới, duy trì trong rất nhiều năm và giúp cho các quốc gia phát
triển, đạt được nhiều thành tựu về mặt kinh tế, khoa học cũng chính là đối trọng
với cực còn lại của thế giới là Chủ nghĩa Tư Bản. Chính nhờ sự tồn tại của hệ
thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm
cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại
chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào
không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản – tư sản trên phạm vi toàn
cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói
cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm
quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào
tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, sau hàng chục năm tồn tại, Chủ nghĩa xã hội không tránh khỏi những
nước đi sai lầm trong đó sai lầm nhất chính là thể hiện nhiều sự yếu kém trong
khâu quản lý, nhiều khuyết điểm trong bộ máy cầm quyền dẫn tới nhiều tổn hại,
nền kinh tế trì trệ không phất triển, khoa học kỹ thuật lạc hậu dẫn tới hậu quả
nghiêm trọng là sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. II. NỘI DUNG
1. Sự sụp đổ của CNXH và mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
Chế độ Xô viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười
(năm 1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô viết, đã tỏ rõ được tính ưu việt
so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô viết thực sự là
chính quyền của công-nông-binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ
tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế
quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới,
thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng
cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ
thống XHCN thế giới. Vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 sự nghiệp xây
dựng CNXH ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và
Nhà nước Xô viết ngộ nhận là CNXH đã xây dựng xong và chủ trương Liên lOMoAR cPSD| 45469857
Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian
đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô viết cũng bắt
đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản
chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì
chế độ Xô viết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, sau khi
phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước
XHCN Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng
tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô
và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối
lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong
đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính
quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong
nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối
trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất sớm.
1.1. Nguyên Nhân sụp đổ
Đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về nguyên nhân Liên Xô tan rã.
Nhưng tựu chung lại, các công trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: sự sụp
đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô là sự kiện chính trị phức tạp do nhiều nguyên nhân
tổng hợp gây nên. Bao gồm nhân tố trong và ngoài nước (bao gồm cả “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch), trong và ngoài Đảng, nhân tố lịch sử và hiện
thực, nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị, nhân tố văn hóa, tư tưởng và cả nhân tố xã hội…
Thế nhưng, là rường cột của đất nước và nhân dân Liên Xô, là cốt thép của sự
nghiệp xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, sự thoái hóa và biến chất trong nội bộ Đảng
Cộng sản Liên Xô chính là một nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng
của “toà thành trì” kiên cố, vĩ đại này.
Liên Xô tan rã cơ bản là do những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược của Đảng
Cộng sản Liên Xô, trước hết là trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp
chiến lược. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội,
thực dụng trong đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Các phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị nắm giữ những trọng trách
trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi
ích dân tộc, phản bội tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất
là xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và làm tan rã Đảng
Cộng sản Liên Xô, làm cho lực lượng vũ trang bị “phi chính trị hóa”. lOMoAR cPSD| 45469857
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 28-6
đến 1-7-1988), Gorbachev đã báo cáo về “Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội
XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô và nhiệm vụ đi sâu cải tổ”, trong đó đưa ra phương
án cải tổ với mục tiêu xây dựng “CNXH dân chủ nhân đạo”.
Điều này về thực chất là phủ nhận triệt để chủ nghĩa Mác – Lênin, áp dụng thể chế
chính trị TBCN, thực hiện đa đảng qua cái gọi là “phân chia lại quan hệ quyền lực
giữa Đảng với Xô viết”, giải tán 23 ban trực thuộc Trung ương Đảng, tiến tới xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô với tư cách Đảng cầm quyền. Hội
nghị này là bước ngoặt cơ bản thay đổi thể chế chính trị của Liên Xô.
Trong báo cáo tại Đại hội XXVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô (7-1990),
Gorbachev công khai bài xích nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều lệ Đảng do Đại
hội thông qua chính thức xóa bỏ nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt
động của Đảng. Ngày 24-8-1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư.
Ngày 29-8-1991, với tư cách là Tổng thống Liên Xô, Gorbachev ra lệnh giải thể
các cơ quan chính trị và từ 1-9-1991 chấm dứt các hoạt động của Đảng trong quân
đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa”. Ngày 25-12-1991, Gorbachev tuyên
bố từ chức Tổng thống và bàn giao nút bấm toàn bộ kho vũ khí hạt nhân cho
B.Elsin, đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô.
Sự thoái hóa của Đảng Cộng sản Liên Xô là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu
là các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về
mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Những suy
thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với
những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người
thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh
đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về
đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình;
tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hóa, suy đồi về đạo đức, lối sống…
Việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô có ý nghĩa rất to lớn
đối với các Đảng Cộng sản trên thế giới, nhất là đối với Đảng Cộng sản cầm quyền như Đảng ta.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh chúng ta đang quyết liệt tiến hành đấu
tranh đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Qua đó chúng ta càng thấy rõ hơn sự nguy hiểm của tình trạng suy thoái trong cán
bộ, đảng viên và vai trò, ý nghĩa quan trọng của cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta hiện
nay. Đảng ta xác định, việc ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái này là nhiệm vụ vừa
cơ bản lâu dài, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt. lOMoAR cPSD| 45469857
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên chưa bị đẩy lùi, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”.
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII quyết định ban hành Nghị quyết “Tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, trong
đó đã vạch rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (chỉ rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị; 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống; 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ); nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng,
không kiên định con đường XHCN, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm
trái với quan điểm, đường lối của Đảng…
Nghị quyết chỉ rõ: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm
khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản
bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. 1.2. Diễn biến
Các sự kiện năm 1989 còn được gọi là Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (Fall of
Communism, the Collapse of Communism), các cuộc biểu tình tại Đông Âu là
những phong trào lật đổ các nhà nước xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô của các nước Đông Âu.
Những sự kiện bắt đầu tại Ba Lan, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bulgaria,
Tiệp Khắc và Romania. Các cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 không thành
công trong việc tạo ra những thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên,
hình ảnh mạnh mẽ của người biểu tình trong cuộc biểu tình đó đã giúp để thúc
đẩy các sự kiện tương tự ở các khu vực khác của thế giới.
Albania và Nam Tư từ bỏ chủ nghĩa cộng sản từ năm 1990, đến 1992 thì tan rã
thành 5 nước: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina,
và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia và Montenegro). Liên Xô bị giải thể
vào cuối năm 1991, kết quả là Nga và 14 quốc gia mới tuyên bố độc lập từ Liên
bang Xô Viết: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan,
Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và
Uzbekistan. Tác động của sự sụp đổ này được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa
2. Con đường đi lên CNXH của Hồ Chí Minh lựa chọn là tất yếu lịch sử lOMoAR cPSD| 45469857
Do nhu cầu khách quan giải phóng dân tộc và tìm ra đường hướng mới trong
xây dựng và phát triển đất nước, với sự góp sức đặc biệt to lớn của Nguyễn Ái
Quốc, đi lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất, đúng đắn của Đảng và dân
tộc ta minh chứng rõ nét là những thành tựu từ khi đi lên chủ nghĩa xã hội có
được. Vì vậy cần đề cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc rằng: “con
đường đó là không hợp thời”, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn xã
hội tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1. Đặc điểm tình hình gắn với quá trình lựa chọn đi lên con đường chủ
nghĩa xã hội ở nước ta
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Với truyền thống
yêu nước, từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện những
phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, theo những khuynh hướng khác
nhau: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tiêu biểu là phong
trào Cần Vương (1885 – 1896) và phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế;
phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hướng
bạo động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo; xu hướng cải cách do Phan
Châu Trinh đề xướng và tổ chức, khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng do
Nguyễn Thái Học đứng đầu. Tất cả những phong trào yêu nước đó đều bị thất
bại, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn. Yêu
cầu lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối
cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
Năm 1917, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra thời đại
mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội. Ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước,
tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo Lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lênin và đi đến kết luận quan trọng: Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
Vào những năm 1929 – 1930, phong trào công nhân ở nước ta phát triển mạnh
mẽ đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản như: Đông Dương Cộng sản Đảng
(6/1929); An Nam Cộng sản Đảng (11/1929); Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn (01/1930). Việc các tổ chức cộng sản liên tiếp xuất hiện chứng tỏ phong
trào công nhân của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhưng nhiều tổ chức cộng
sản ra đời đã tranh giành quần chúng, ảnh hưởng không tốt đến phong trào.
Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh về Hương Cảng, Trung
Quốc tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở nước ta thành Đảng
Cộng sản Việt Nam (từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 2 năm 1930). Hội nghị đã
thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có Chánh cương vắn tắt, Sách lOMoAR cPSD| 45469857
lược vắn tắt của Đảng, xác định Việt Nam “Làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Kể từ đây, Đảng và dân tộc ta
dứt khoát lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện Cương lĩnh của Đảng, cách mạng nước ta đã giành những thắng lợi
vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị
của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân
tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954,
đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo
vệ Tổ Quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh
đạo tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Do chủ quan
nóng vội, muốn nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội dẫn đến
sai lầm đường lối ở một số lĩnh vực, từ đó dẫn đến sự khủng khoảng kinh tế -
xã hội ở nước ta (1979 -1986), nước ta rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn,
lạm phát phi mã, đời sống nhân dân cơ cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội không ổn định, yêu cầu khách quan đặt ra là cần phải đổi mới đất
nước.Ngày 15/12/1986 tại Đại hội VI với tinh thần nhìn thẳng sự thật, nói
đúng sự thật, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện gồm: Đổi mới cơ
cấu kinh tế, “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của
thời kỳ quá độ”[1]; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đó đổi mới kế hoạch
hóa, kết hợp kế hoạch hóa với thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý kinh tế của nhà nước; đổi mới và tăng
cường vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế, “Phân biệt rõ chức
năng quản lý hành chính – kinh tế của các cơ quan nhà nước trung ương và địa
phương với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ
sở”[2]; đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại, trên cơ sở mở rộng và nâng cao
hiệu quả kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều về
nước đầu tư, hợp tác kinh doanh; Đổi mới tư duy lý luận và phong cách lãnh
đạp của Đảng, trên cơ sở nâng cao nhận thức lý luận, vận dụng đúng quy luật
khách quan, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí hoặc bảo thủ trì trệ. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh
dấu bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội
đã tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bằng việc đề ra đường
lối đổi mới, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình
kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã lOMoAR cPSD| 45469857
hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên... III.
KINH NGHIỆM, BÀI HỌC LỊCH SỬ, NHẬN XÉT
Thành trì của chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã không còn, các nước XHCN còn
lại đứng trước thử thách khốc liệt do hệ quả của sự tổn thất đó để lại. Song, khi
thời gian đã qua đi, những nguyên nhân về sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô
viết đã được tổng kết, các nước XHCN còn lại trên thế giới cũng từng bước
vượt qua được khủng hoảng, tìm ra những con đường mới để tiếp tục kiên định
đi tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu tan vỡ có lẽ
cũng cần được nhìn nhận dưới một góc độ ngày càng đầy đủ hơn, không chỉ là
một tổn thất, mà còn là một sự kiện mang lại những bài học quý báu cho các
nước XHCN. Sự phủ định biện chứng một mô hình sai lầm, nhiều khiếm khuyết
là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của CNXH. Những bài học kinh
nghiệm được rút ra từ sự kiện lịch sử đau đớn ngoài ý muốn của những người
cộng sản chân chính đã có ý nghĩa to lớn đối với các nước XHCN, trong đó có
Việt Nam để tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những
bài học bổ ích sau đây:
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm
quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với
nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn
gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân. lOMoAR cPSD| 45469857
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường
lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa
trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với
lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để
đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để
lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy
chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân
và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách
nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ
mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể
hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ
quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh
đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân
sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối
của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội
đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe
và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy
chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng,
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho
nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt
chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ
lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. lOMoAR cPSD| 45469857
Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa
chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối
sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được
tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh
đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về
chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được
tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì
đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài
cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập
tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển
vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển
bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ
lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo,
kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã
hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển
của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền
kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt
năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo
đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và
phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa,
đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải
tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là
các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu
khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển
làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích lOMoAR cPSD| 45469857
quốc gia - dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả
chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư
tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng
cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý
luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng
viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên
phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô
và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giáo dục mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ, đảng
viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù
địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin
có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng viên, của nhân dân vào con đường đi lên
CNXH trong giai đoạn hiện nay. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc
biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo
xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy
về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt
trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng lực lượng
vũ trang, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự
trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm
quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ.
Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư lOMoAR cPSD| 45469857
tưởng và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn
trung thành với Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh
chính trị, quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn
sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống
không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và
công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an vừa
hồng, vừa chuyên... Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang không chỉ là lực
lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội quân lao động sản xuất, đội
quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Đây là lực
lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch chống phá con đường đi lên CNXH.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở
Liên Xô và Đông Âu, trong điều kiện hiện nay kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn
rất thâm độc để tiếp tục tiến công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN của các nước còn
lại. Theo đó, việc nghiên cứu nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự
sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vận dụng vào thực tiễn xây dựng
CNXH ở mỗi nước hiện nay là rất cần thiết.
Tài liệu tham khảo
1. Trang thông tin điện tử Trường Chính Trị tỉnh Kon Tum 2. Wikipeadia
3. Trang thông tin điện tử Đảng bộ Trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
4. Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, nxb trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2019 lOMoAR cPSD| 45469857
5. Trang thông tin điện tử báo Nhân Dân
6. Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách Tài Chính