Tìm hiểu thực tế chính trị - xã hội tại thị xã Sapa - tỉnh Lào Cai | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tổng quan tỉnh Lào Cai. Tổng quan về thị xã Sapa. Lịch sử hình thành về thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai. Vị trí địa lý. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
27 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu thực tế chính trị - xã hội tại thị xã Sapa - tỉnh Lào Cai | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tổng quan tỉnh Lào Cai. Tổng quan về thị xã Sapa. Lịch sử hình thành về thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai. Vị trí địa lý. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

449 225 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
-------------------------
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TÌM HIỂU THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ
SAPA, TỈNH LÀO CAI
Sinh viên: NGUYỄN KHÁNH LINH
Mã số sinh viên: 2155300036
Lớp: Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hoá K41
Hà nội, tháng 06 năm 2023
MỞ ĐẦU
Hà Nội, tháng 6 năm 2023
Lời cảm ơn
Kỷ niệm miền đất Sapa
Chuyến xe chở ước mơ rạo rực
Sa Pa kìa thơm nức mùi hương
Cười vui theo suốt chặng đường
Chào miền đồi núi bản mường ruộng thang
Cảnh mơ mộng ngỡ ngàng đẹp đẽ
Thông thẳng hàng lay khẽ gọi ai
Chợ tình điệu nhảy đan cài
Đắm say trao gửi mắt nai dịu dàng
Nhà thờ cổ ngả sang màu bạc
Lối yên bình suối thác lặng nghe
Xa xa vọng tiếng chuông nghè
Cõi lòng thanh tịnh Phật che tuyệt vời
Nơi gặp gỡ đất trời hội ngộ
Kết chặt tình thắng cố thử xơi
Fan si pan đỉnh giao trời
Để em chinh phục tới nơi gió hờn
Lòng phấn khởi mơn man điệu hát
Giấc mơ về dào dạt mê say
Chia tay lưu luyến nơi này
Hẹn ngày trở lại rượu cay hóa nồng.
2
Đây là những câu thơ giới thiệu hết sức duyên dáng về mảnh đất Sapa, nơi giao
thoa giữa đời sống yên bình của con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời hùng vĩ.
Thời gian 3 ngày ngắn ngủi nghiên cứu và nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của thị xã Sapa và xã Tả Van cũng như công tác tuyên truyền của Ban
Tuyên giáo nơi đây, phần nào giúp bản thân em hiểu thêm về hoạt động tuyên
truyền tại địa phương. Từ đó, em có thể vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả
và đặc biệt là làm “lửa nghề” trong mỗi chúng em ngày càng cháy sáng hơn.
Thay mặt toàn thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41, em xin chân
thành cảm ơn đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền, BCN Khoa đã tạo điều kiện
cho chúng em có chuyến đi vô cùng ý nghĩa này. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - cố vấn học tập lớp Quản lý hoạt động tư
tưởng – văn hóa K41, Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt – giảng viên khoa Tuyên truyền
đã giúp đỡ tận tình, chu đáo để chúng em có được một môn học nhiều niềm vui và
bổ ích.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới bác Phùng Mạnh
Khang - Ủy viên BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy, Giám đốc Trung
tâm Chính trị thị xã Sapa cùng các lãnh đạo Đảng ủy xã Tả Van,...đã cùng làm việc
và tạo điều kiện hết mức giúp đỡ chúng em trong suốt những ngày qua.
Cuối cùng em cảm ơn những người bạn đồng hành đã cùng nhau trải qua nhiều
kỷ niệm trong suốt những ngày qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH TẠI THỊ XÃ SAPA, TỈNH LÀO CAI
(Lịch trình chuyến đi 3 ngày – 2 đêm)
Từ ngày 15/05/2023 – 17/05/2023
Ngày 1 (15/5/2023): Hà nội – Thị xã Sapa, Lào Cai
- Sáng: Đúng 6h sáng ngày 15/5, tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng - văn
hóa K41 xuất phát từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 12h đoàn sinh viên có
mặt, ăn uống và được bố trí nghỉ ngơi tại nhà nghỉ cách Trung tâm Chính trị thị xã
Sapa khoảng 2km.
- Chiều: 14h30 sinh viên làm việc với Ban Tuyên giáo và Phòng Văn hóa của
thị xã Sapa. Tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa rất vinh dự khi
được bác Phùng Mạnh Khang - Ủy viên BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị
ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã Sapa và các đồng chí khác trong ban lãnh
đạo đón tiếp rất nhiệt tình, chu đáo. Thời gian làm việc ngắn ngủi nhưng sinh viên
đã phần nào nắm bắt được tình hình về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nơi đây; được lắng nghe những chia sẻ tận tình của bác Khang về công tác tuyên
giáo tại Sapa. Kết thúc buổi làm việc, Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - cố vấn học tập, Thạc
sỹ Nguyễn Văn Việt – giảng viên Khoa Tuyên truyền cùng tập thể lớp Quản lý
hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 đã gửi lời cảm ơn, tặng quà tri ân tới Ban Tuyên
giáo Thị ủy và Phòng Văn hóa.
- Tối: Tối ngày 15/5, đoàn sinh viên ăn uống tại nhà khách Trung tâm Chính trị
thị xã Sapa với sự góp mặt của rất nhiều lãnh đạo. Bữa cơm thân mật là món quà
lớn của Trung tâm Chính trị thị xã Sapa gửi tặng đoàn sinh viên lớp Quản lý hoạt
động tư tưởng – văn hóa K41. Kết thúc bữa ăn, sinh viên được tự do đi lại ngắm
nhìn thành phố về đêm. Phiên chợ Tình Sapa vẫn lấp ló những ánh đèn mờ trong
sương tối, Sapa đẹp nên thơ và văn hóa ở đây cũng thật đặc sắc.
Ngày 2 (16/5/2023): Xuống xã Tả Van, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
- Sáng: Sinh viên được làm việc và nghe báo cáo của cán bộ xã về tình hình
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tập thể lớp đã trao tặng 10 suất quà nhỏ cho các
em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập tại Trường Phổ
thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Tả Van. Lãnh đạo Đảng ủy xã Tả Van đã
tạo điều kiện đưa sinh viên đi tham quan và trải nghiệm thực tế tìm hiểu về đời
sống của người dân trong bản, được ngắm nhìn thiên nhiên Sapa hùng vĩ từ trên
cao xuống, con người và cảnh đẹp nơi đây đã khắc họa nên một bức tranh đa màu
sắc về đời sống của những con người vùng cao.
- Chiều: Kết thúc hành trình nghiên cứu và khám phá tại xã Tả Van, sinh viên
lên xe trở về thị xã Sapa, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những hoạt động của buổi tối.
4
- Tối: 18h tối tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 đã tổ chức
kết hợp hội thi văn nghệ và bữa tiệc nhỏ tại nhà hàng Dân tộc quán để gửi lời tri ân
sâu sắc tới Ban tuyên giáo Thị ủy. Với mục đích tạo sân chơi lành mạnh cũng như
lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi lần đầu tiên của tập thể lớp
đến với Sapa. Ba giải thưởng đã được trao cho ba đội thi xuất sắc nhất với những
tiết mục vừa sôi động, vừa đầy cảm xúc.
Nhóm Sapa đạt Giải Nhất hội thi văn nghệ với tiết mục “Chuyến đi của thanh
xuân”
Nhóm A Chi Ơi đạt Giải Nhì tại hội thi văn nghệ với tiết mục “Tình yêu màu
nắng”
5
Dù là đội đồng về nhì, tuy nhiên, nhóm 4P cũng đã thể hiện xuất sắc phần thi
của mình với sự kết hợp giữa 3 tiết mục múa đơn, hát và nhảy vừa uyển chuyển,
nhịp nhàng; lại đằm thắm, da diết và không kém phần sôi động.
Nhóm 4P về Nhì với tiết mục “Ca múa nhạc đặc sắc”
Và sự góp mặt của rất nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn khác.
Nguyễn Viết Hiệp Bác Nguyễn Hồng Phấn
SV Lớp QLHĐTT-VH Nguyên Giám đốc TTCT thị xã Sapa
6
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - CVHT lớp QLHĐTT-VH K41
Anh Nguyễn Trọng Hiếu – Ban Tuyên giáo Thị ủy (Cựu SV Khoa Tuyên truyền –
HVBCVTT)
Có lẽ “hành trình nhỏ” này là kí ức đẹp không thể nào quên khi nhớ về Sapa –
nơi thị trấn sương mờ nhưng bức tranh kỉ niệm không bao giờ phai trong tim mỗi
sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41.
Ngày 3 (17/5/2023): Thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
- Sáng: Sinh viên tham quan thực tế một số địa điểm du lịch trên địa bàn thị xã
để tìm hiểu công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
7
- Chiều: Xe xuất phát trở về Hà Nội. Kết thúc chuyến đi
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CHÍNH TRỊ -
XÃ HỘI
1. Tổng quan tỉnh Lào Cai
- Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông
Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345
km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả
nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh
Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
- Dân số: 613.075 người (2009)
- Kinh, H’Mông, Tày, Dao, Thái…Dân tộc:
- Điểm du lịch tiêu biểu: Khu danh thắng du lịch Sa Pa, núi Fansipan, bãi đá
cổ, khu du lịch núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, chợ tình Sa Pa, nước khoáng Tắc Tô,
suối, thác Cốc San, quần thể hang động Mường Vi, chợ phiên Bắc Hà, thắng cảnh
hang Tiên, lâu đài Hoàng Yến Chao…
2. Tổng quan về thị xã Sapa
2.1. Lịch sử hình thành về thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
Câu chuyện về đô thị Sa Pa bắt đầu từ năm 1903. Khi đó, nhóm khảo sát, đo vẽ
bản đồ của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra một vùng núi có cảnh quan đẹp
và khí hậu ôn hòa trên cao nguyên Lồ Suối Tủng. Tên vùng đất này, phát âm theo
ngôn ngữ địa phương là Sa Pả, nghĩa là bãi cát, là nơi người dân thường họp chợ.
Trái ngược với cuộc sống ở thị trấn du lịch thơ mộng, cuộc sống của người dân các
dân tộc Sa Pa khi đó rất đói khổ và lạc hậu, do chính sách bóc lột bằng sưu thuế và
sự áp bức của các tầng lớp thổ ty. Chính sự cùng cực và bất công đó đã nuôi dưỡng
khát khao của người Sa Pa về một ngày đứng lên làm chủ quê hương.
Cứ dịp này hằng năm, ông Trần Long - Nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng Sa
Pa, nguyên Trưởng ty Công an Lào Cai lại tìm lại những tài liệu ghi chép về Sa Pa
và hồi ức lại những biến cố lịch sử quan trọng của Sa Pa 70 năm trước. Ngày
1/11/1950, chiến dịch Lê Hồng Phong đại thắng, thị xã Lào Cai được giải phóng,
từ căn cứ Mường Bo, quân du kích và chính quyền huyện tiến về thị trấn Sa Pa,
phối hợp cùng các Trung đoàn 148, 165 truy kích quân địch rút chạy sang Lai
Châu. Nhân dân toàn huyện Sa Pa cùng đứng lên phá tề, giành chính quyền. Ngày
3/11/1950, Sa Pa được hoàn toàn giải phóng. Ngay ngày hôm sau, Ban Cán sự
Đảng huyện Sa Pa được thành lập.
Có Đảng lãnh đạo toàn diện, chính quyền Nhân dân được củng cố, Sa Pa bước
sang một trang mới. Các dân tộc được động viên khôi phục lại sản xuất, tiến tới
8
phát triển toàn diện về kịch tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Ngày mùng
6/3/1960, Đại hội toàn thể đảng viên huyện Sa Pa lần đầu tiên đã được tiến hành là
dấu mốc tự hào của Đảng bộ thị xã Sa Pa hôm nay.
Sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập năm 1991, du lịch được xác định là một mũi
nhọn phát triển kinh tế, rất nhiều kỳ vọng đã được gửi gắm vào Sa Pa. Sa Pa, một
lần nữa lại trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, là 1 trong
những đô thị du lịch trong chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam
tầm nhìn đến năm 2030. Các điểm, tuyến du lịch mở rộng ra toàn thị xã, từ cánh
đồng Tả Phìn tới các thôn bản cuối thung lũng Mường Hoa; từ trung tâm thị trấn
đến đỉnh núi Phan Si Păng. Đặc biệt, sau khi tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất thế
giới này lên đỉnh Phan Si Păng đi vào hoạt động, lượng du khách đến Sa Pa tăng
đột biến. Và sự kiện thành lập thị xã Sa Pa tháng 12 năm 2019 đã mở ra một giai
đoạn phát triển mới của vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Từ kỳ vọng của Trung ương, của tỉnh, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIII đã
đề ra 3 hướng đột phá chiến lược: Tập trung khai thác và quản lý tốt quy hoạch
tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới đối với các xã mới sáp
nhập và đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện để sắp xếp dân cư, đáp ứng
nhu cầu nơi ở của người dân.
70 năm giải phóng, 70 năm Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Sa Pa vững bước
dưới cờ Đảng. Mỗi con phố, mỗi bản làng, mỗi cánh rừng, thửa ruộng...đều chất
chứa cống hiến, hy sinh, lao động và sáng tạo của biết biết bao thế hệ đảng viên và
người dân Sa Pa. Sa Pa hôm nay đã có một cơ đồ to lớn, một thời cơ phát triển đầy
hứa hẹn. Đảng bộ thị xã Sa Pa, các dân tộc Sa Pa sẽ tiếp tục kế thừa truyền thống
cách mạng năm xưa, nỗ lực khơi dậy tiềm năng, tạo nên những dấu ấn mới của một
đô thị du lịch trọng điểm quốc gia hướng đến tầm vóc quốc tế.
2.2. Vị trí địa lý
Sapa là một thị trấn thuộc vùng cao của huyện Sapa, nằm trong tỉnh Lào Cai,
Việt Nam. Có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm khoảng 8,24 % diện tích tự
nhiên của tỉnh. Vị trí địa lý Sapa nằm trong toạ độ địa lý 220 07’04’’ đến 220
28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông.
Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn. Phía đông giáp
huyện Bảo Thắng, còn phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.
Thị trấn này là điểm đến tập trung đông đúc người bản địa và khách du lịch
nhất tại Sapa. Nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.400 - 1.700 m, với địa hình phân
cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.
2.3. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội thị xã Sapa, tỉnh Lào
Cai
9
2.3.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, quy mô nền kinh tế của thị xã Sa Pa không ngừng lớn
mạnh, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
hướng, tiềm năng, thế mạnh sẵn có được khai thác tốt. Trong đó, lĩnh vực du lịch -
dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp có bước tiến nhanh, đúng hướng, tạo
cơ sở vững chắc cho địa phương lựa chọn, hoạch định các chương trình phát triển
trong tương lai.
Vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch Sa Pa đã và
đang phục hồi mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sa Pa đã tổ chức thành
công “Lễ hội mùa xuân”; “Lễ hội Đền Mẫu Thượng năm 2022”; 09 sự kiện văn
hóa, lễ hội đặc sắc trong chuỗi sự kiện “Lễ hội mùa Hè Sa Pa”; “Ngày Quốc tế
Yoga lần thứ 8 năm 2022”. Lượng khách du lịch đến Sa Pa 6 tháng đầu năm ước
đạt 972.935/2.500.000 lượt, đạt 38,9% KH (tăng 420.417 lượt, bằng 176,1% so với
cùng kỳ năm 2021, bằng 59,1% so với thời kỳ ổn định năm 2019), trong đó: khách
quốc tế đạt 9.515 lượt, khách nội địa 963.420 lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ du
lịch ước đạt: 2.546,0 tỷ đồng, bằng 35,73% KH (tăng 855,1 tỷ đồng so với cùng
kỳ).
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của Sa Pa đã dần phục
hồi, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh; hầu hết các ngành, lĩnh vực đã quay trở lại
đà tăng trưởng; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao
động ổn định và phát triển trở lại. Du lịch, dịch vụ - thương mại và sản xuất nông,
lâm nghiệp là 2 mũi nhọn khác nhau nhưng với đặc thù của thị xã Sa Pa, 2 thành tố
có mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau để cùng phát triển và phát triển bền
vững. Điều đó thêm phần khẳng định sự lựa chọn của Ban Chấp hành Đảng bộ thị
xã Sa Pa khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về lĩnh vực kinh tế trọng tâm, lĩnh vực
kinh tế nền tảng là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt.
2.3.2. Đặc điểm về chính trị - xã hội
Đảng bộ Thị xã Sa Pa có 52 chi, đảng bộ trực thuộc; trong đó, có 30 chi bộ, 22
đảng bộ (16 đảng bộ phường, xã).
Ngay sau khi có hướng dẫn của Tỉnh ủy Lào Cai về một số nội dung xây dựng
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, Thị
ủy Sa Pa đã ban hành các hướng dẫn về một số nội dung xây dựng Báo cáo Chính
trị Đại hội chi, Đảng bộ. Trong đó, tập trung hướng dẫn các chi, đảng bộ bám sát
chức năng, nhiệm vụ loại hình tổ chức cơ sở đảng để xây dựng báo cáo chính trị
đảm bảo tính khoa học.
Đối với 16 đảng bộ xã, phường, trong đó có 12 Đảng bộ xã, phường mới được
thành lập sau khi Huyện Sa Pa được nâng cấp thành Thị xã Sa Pa, việc xây dựng
văn kiện cần có những chỉ đạo riêng, gắn với đặc thù của từng đảng bộ. Khó khăn
nhất các Đảng bộ gặp phải trong công tác xây dựng văn kiện là phải đánh giá đầy
10
đủ, toàn diện, khách quan, đúng đắn về kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội của
Đảng bộ nhiệm kỳ trước và cấp ủy cấp trên; thẳng thắn đề cập đến những vấn đề
đang đặt ra cần phải giải quyết trong khi vừa mới được thành lập trên cơ sở sát
nhập, điều chỉnh từ các đơn vị hành chính cũ.
Từ thực tiễn này, Thị ủy Sa Pa đã chỉ đạo Tiểu ban văn kiện xây dựng dự thảo
đề cương báo cáo chính trị; hướng dẫn các Đảng bộ xã phường mới được thành lập
tổng hợp báo cáo, phân tích số liệu để chỉ ra những thành tựu, ưu điểm nổi bật và
những khuyết điểm chủ yếu trên các lĩnh vực; tập trung đánh giá kết quả trong
công tác lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị sau khi được thành lập. Đồng
thời, xác định các lĩnh vực trọng tâm, đột phá, những lĩnh vực riêng có của từng
địa phương để đề ra các nhiệm vụ, định hướng tập trung chỉ đạo phát triển trong
nhiệm kỳ 2020-2025.
Thị ủy Sa Pa cũng chỉ đạo thành lập 4 tổ công tác do các đồng chí là Thường
trực thị ủy, lãnh đạo UBND Thị xã trực tiếp làm tổ trưởng, kiểm tra công tác chuẩn
bị đại hội của 16 xã, phường với tinh thần . “lắng nghe cơ sở, hướng dẫn tận tình”
Qua nghe báo cáo của các Đảng bộ xã, phường, Tổ công tác đã cùng Tổ văn kiện
đại hội các xã, phường phân tích dự báo tình hình; hướng dẫn xây dựng phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao;
quán triệt quy trình xây dựng văn kiện đại hội.
Đối với cấp Thị xã, từng thành viên trong Tiểu ban văn kiện, tổ giúp việc đã
nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ được phân công thường xuyên rà
soát, tiếp thu ý kiến góp ý qua 4 lần hội thảo; bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo
chính trị đảm bảo tiến độ và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Theo đó có 56 chỉ
tiêu của nhiệm kỳ 2015 - 2020 đạt và vượt. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, các
lĩnh vực đột phá cũng được Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã khóa XXIII,
nhiệm kỳ 2020 - 2025 cân nhắc kỹ lưỡng; tổ chức thảo luận xin ý kiến của các cơ
quan chuyên môn, các ban xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội; xin ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Huyện ủy, HĐND,
UBND Huyện Sa Pa qua các thời kỳ và nhân dân.
Dự thảo báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2020-2025 của Thị xã đã xác định một
số nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực đột phá đó là: Phát triển du lịch thành ngành kinh
tế trọng tâm, xây dựng Sa Pa thành khu du lịch trọng điểm quốc gia mang tầm
quốc tế; Phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
Thị xã; Đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tặng thu
ngân sách trên địa bàn; Phát triển hạ tầng đô thị, giao thông đồng bộ và hiện đại;
Tăng cường quản lý đất đai, quản lý xây dựng và trật tự đô thị; Hoàn thiện bộ máy
chính quyền đô thị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính. Các lĩnh vực đột phá được đa số các đại biểu tham gia góp ý đánh giá
có tính khả thi cao, phù hợp đặc điểm của địa phương và tạo ra bước đột phá cho
sự phát triển của Thị xã.
11
Ngay từ khi triển khai các công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp trong đó
có công tác xây dựng văn kiện đại hội, Thị ủy Sa Pa xác định: thước đo chất lượng
các văn kiện, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp là được thể hiện, khi chính thức
ban hành phải tạo được sự đồng thuận trong Đảng, trong nhân dân; có tính khả thi
cao, đi vào cuộc sống làm chuyển biến tình hình, giải quyết được những vấn đề đặt
ra; bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và lợi ích chính đáng
của nhân dân.
Để nghị quyết thực sự là “Ý Đảng, lòng dân”; tránh tình trạng các chi bộ, đảng
bộ cơ sở xây dựng nghị quyết theo kiểu hình thức, sao chép, rập khuôn, chủ quan,
xa rời thực tế, không sát tình hình thực tiễn của địa phương. Thị ủy Sa Pa đã chỉ
đạo Ban Thường vụ thị ủy phải trực tiếp thẩm định, duyệt 100% văn kiện các chi,
đảng bộ trực thuộc thời gian từ ngày 12-3 đến 2-4. Đây là lần đầu tiên Thường trực
Thị ủy, Thường trực UBND Thị xã trực tiếp chủ trì các hội nghị duyệt văn kiện.
Tham gia còn có các thành viên là Trưởng các ban Đảng, Văn phòng Thị ủy.
Qua đánh giá của các tổ thẩm định và kết quả duyệt của Ban Thường vụ Thị ủy
cho thấy: 52/52 Chi, Đảng bộ trực thuộc đã cơ bản nhận thức rõ tầm quan trọng
của công tác chuẩn bị văn kiện. Theo đó, bám sát quy định, quy chế của Ðảng và
văn bản hướng dẫn của cấp trên, các cấp ủy Ðảng đã chủ động chuẩn bị dự thảo
văn kiện đại hội.
Tuy nhiên, Thường trực và Ban Thường vụ Thị ủy cũng xác định nhiều chi,
đảng bộ có tình trạng sao chép dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm Ban
chấp hành; việc đánh giá tình hình đảng bộ, địa phương, ngành, lĩnh vực chưa sát
thực tế; việc kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết còn chung chung, có
biểu hiện né tránh khuyết điểm; xác định chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp lãnh
đạo chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị để lựa chọn đúng
và trúng nội dung phù hợp với lợi thế của địa phương...
Từ đó, yêu cầu các chi, đảng bộ trực thuộc nghiêm túc khắc phục hạn chế; phát
huy dân chủ, tập hợp được trí tuệ của các Đảng viên; trân trọng tiếp thu những ý
kiến xác đáng, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, khẩn trương hoàn thiện để
các văn kiện trình Đại hội đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, các giải pháp, nhiệm vụ
có tính khả thi để triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Việc thẩm định, duyệt văn kiện đại hội của các chi, đảng bộ trực thuộc đã giúp
các đơn vị ở cơ sở xây dựng các văn kiện, nghị quyết của Đảng thực sự là sản
phẩm tập thể, có cơ sở lý luận và thực tiễn, bám sát hơi thở của cuộc sống, sáng tạo
và đổi mới. Đồng thời qua việc giao cho các Ban xây dựng Đảng, các đồng chí Thị
ủy viên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cấp ủy cơ sở hoàn thiện tất cả các
văn kiện để Đại hội các chi, đảng bộ các xã, phường, các cơ quan, đơn vị diễn ra
đúng kế hoạch, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đề ra; đây cũng là dịp để cán bộ,
đảng viên phát huy vai trò gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó với
cơ sở.
12
Đối với Văn kiện đại hội Đảng bộ thị xã Sa Pa khóa XXIII, các thành viên
trong Tiểu ban Văn kiện Đại hội đã làm việc với các cơ quan, ban, ngành và các
xã, phường để phục vụ cho công tác chuẩn bị văn kiện đại hội. Ban Chấp hành
Ðảng bộ thị xã khóa XXII cũng đã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 4 tham gia dự thảo
báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm ban chấp hành. Điều này thể hiện tinh thần
khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, tập trung trí tuệ nhằm bảo đảm đúng tiến độ,
góp phần nâng cao chất lượng, nâng tầm trí tuệ của các văn kiện, nghị quyết Đại
hội thị xã Sa Pa khóa XXIII.
Với vai trò, ý nghĩa quan trọng tại đại hội đảng các cấp, Thị ủy Sa Pa xác định:
quá trình xây dựng, thảo luận báo cáo chính trị phải trở thành đợt sinh hoạt chính
trị, tư tưởng sâu rộng trong toàn đảng bộ và nhân dân. Sau đại hội, cùng với các
văn kiện khác, Báo cáo chính trị phải trở thành kim chỉ nam cho hành động, là cơ
sở nền tảng, xuất phát điểm cho những chương trình, kế hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đưa Sa Pa trở thành khu du
lịch trọng điểm Quốc gia.
Việc chú trọng công tác xây dựng văn kiện, tổ chức thảo luận, góp ý và kêu gọi
nhân dân góp ý vào văn kiện đại hội chính là phát huy dân chủ, trí tuệ; phát huy
tinh thần đoàn kết thống nhất ý chí trong toàn Đảng bộ và nhân dân; quyết tâm
thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Sa Pa lần thứ XXIII nhiệm
kỳ 2020-2025.
2.3.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội
Ngay sau khi Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy được ban hành, Thị uỷ chỉ đạo các
chi, đảng bộ chủ động tham mưu xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch,
triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết. Chú trọng đổi mới phương thức lãnh
đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra giám sát của chính quyền về vị trí, vai
trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, tạo đồng thuận, trách nhiệm của
người dân, doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng con người Sa Pa phát triển toàn diện, có nếp sống văn hóa, văn
minh, hiện đại gắn với hội nhập, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa. Tập trung
triển khai thực hiện các nhiệm vụ dưới nhiều hình thức: Lồng ghép chương trình
truyền thông về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích động viên nhân dân
tham gia may mặc trang phục truyền thống dân tộc. Các đơn vị trường học quy
định học sinh mặc trang phục truyền thống vào ngày chào cờ đầu tuần và các ngày
lễ tết và các hoạt động ngoài giờ của nhà trường. Khuyến khích các đại biểu là
người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống trong các ngày đại hội, hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể thao... Ngoài ra trên địa bàn thị xã hiện có 02 hợp tác
xã gồm: Hợp tác xã Mường Hoa và Hợp tác xã Mường Bo Xanh đang bảo tồn và
13
phát huy giá trị trang phục dân tộc truyền thống. Việc phát triển văn nghệ quần
chúng trên địa bàn thị xã đã được thực hiện tốt từ thị xã đến cơ sở. Đến thời điểm
hiện tại, thị xã Sa Pa có 34 đội văn nghệ thôn, bản tại các xã, phường.
Để định hướng các hoạt động văn hóa, lễ hội và phát huy tốt các giá trị di tích
và di sản văn hóa trên địa bàn thị xã. Hằng năm UBND thị xã đều ban hành kế
hoạch tổng thể về việc tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao và du
lịch trên địa bàn. Tiêu biểu là lễ hội 5 mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông và lễ hội mùa
Tình Yêu) thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách tham gia, tìm hiểu, trải
nghiệm. Tạo dựng môi trường văn hoá, nếp sống văn minh, hiện đại lành mạnh
giàu bản sắc - mang đậm nét riêng của Sa Pa. Xây dựng 03 Chương trình nghệ
thuật kết hợp các trò chơi, trò diễn dân gian tái hiện văn hóa và lịch sử của dân tộc
Mông và Dao tại 03 xã Tả Phìn, Tả Van và Mường Hoa thành chương trình biểu
diễn thường kỳ phục vụ khách du lịch.
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động quảng cáo, dịch vụ
văn hóa, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn thị xã. Chỉ đạo, định
hướng các hoạt động sáng tác, chú trọng tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn
học, nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trong thị xã; nâng cao chất lượng sáng tác các
tác phẩm văn học, nghệ thuật. Đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thế mạnh, nội dung,
giá trị di sản văn hóa của thị xã gắn với phát triển kinh tế, xã hội.
=> Với những tiềm năng, lợi thế nhất là trước những thành tựu đạt được và sự
đoàn kết, thống nhất cùng nhau chung sức, chung lòng sẽ là những động lực, nền
tảng quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa đạt được nhiều
kết quả quan trọng trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới đi lên cùng đất
nước, xây dựng thị xã Sa Pa ngày một giàu đẹp, văn minh.
2.4. Giới thiệu khái quát về Trung tâm Chính trị thị xã Sapa
Trung tâm Chính trị thị xã Sapa là trung tâm bồi dưỡng chính trị, đơn vị sự
nghiệp trực thuộc cấp ủy huyện Sapa, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường
xuyên của ban thường vụ huyện ủy Sapa.
Trung tâm chính trị thị xã Sapa có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý
luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa
bàn huyện Sapa; tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ
của địa phương; tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận theo yêu cầu của cấp ủy.
Trung tâm Chính trị thị xã Sapa với nhiệm vụ:
14
- Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý
luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Sapa.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây
dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng, cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể cơ sở từ các xã, thị xã cho đến cấp huyện.
- Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng
viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở.
- Tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương; Tổ chức
thông tin về tình hình thời sự, chính sách,… cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên cơ sở; tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của cấp ủy và phục vụ giảng dạy, học
tập; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp ủy cấp huyện.
Về tổ chức bộ máy, Trung tâm chính trị thị xã Sapa có đội ngũ cán bộ gồm
giám đốc Phùng Mạnh Khang - Ủy viên BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị
ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã Sapa (trưởng ban tuyên giáo cấp ủy cấp
huyện là giám đốc trung tâm chính trị cấp huyện theo chế độ kiêm nhiệm), một số
phó giám đốc và giảng viên chuyên trách; biên chế từ 4 đến 6 người, thuộc biên
chế của các cơ quan đảng của cấp ủy cấp huyện, do ban thường vụ cấp ủy cấp
huyện xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, tổng số dân và cán bộ,
đảng viên trên địa bàn.
2.5. Giới thiệu khái quát về UBND xã Tả Van
Trước đây, Tả Van là một xã thuộc huyện Sa Pa. Ngày 11 tháng 9 năm 2019,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 về việc
thành lập thị xã Sa Pa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa, xã
Tả Van thuộc thị xã Sa Pa như hiện nay. Ủy ban nhân dân xã Tả Van nằm trọn
trong bản Tả Van, đối diện với Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học &
THCS Tả Van. Là đơn vị hành chính trung tâm duy nhất nằm trong xã Tả Van, Ủy
ban nhân dân xã Tả Van giữ vai trò quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã
Tả Van trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo
thực hiện của Ủy ban nhân dân huyện Sapa. Qua đó, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật
chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân.
Bản Tả Van có hơn 150 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc
Giáy nên vẫn thường được gọi là Tả Van Giáy. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề
ruộng nương. Trong những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển mạnh, người
dân Tả Van bắt đầu làm du lịch để thoát nghèo.
15
Ông Lê Mạnh Hào, Chủ tịch UBND xã Tả Van, thị xã Sa Pa nói: “Hiện nay,
trên địa bàn xã đã có hơn 100 cơ sở kinh doanh về homestay, chính quyền cũng
vào cuộc cùng bà con chỉnh trang đường làng ngõ xóm để xanh sạch đẹp, công tác
an ninh cũng được đảm bảo để du khách đến trải nghiệm được an toàn nhất.”
Tại Lễ hội mùa thu Sa Pa năm 2022, Tả Van được lựa chọn tổ chức chương
trình du lịch trải nghiệm văn hóa trên danh thắng ruộng bậc thang, tìm hiểu bản sắc
văn hoá truyền thống của người Giáy. Du khách đến tham quan, trải nghiệm đông,
bà con nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn văn hoá truyền thống, hướng đến mục tiêu
“biến di sản thành tài sản”.
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: “Có di tích danh
thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang, gắn liền với đó là khu di tích bãi đá cổ. Địa
phương đa sắc tộc tạo nên bản sắc riêng. Hiện thị xã có chính sách hỗ trợ điểm du
lịch cộng đồng, thực hiện quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng, đảm bảo khai
thác có hiệu quả cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá.” Khai thác, phát huy lợi
thế về tự nhiên, giá trị văn hoá truyền thống để phát triển du lịch đã và đang mang
lại những tín hiệu tích cực cho người dân vùng cao Sa Pa. Bản làng đẹp hơn, vui
hơn và đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Sự phát triển từng ngày của xã Tả Van là kết quả của sự thống nhất về sức
mạnh ý chí, tư tưởng trong toàn Đảng ủy. Ủy ban nhân dân xã Tả Van đã và đang
làm tròn sứ mệnh và trách nhiệm của người đứng đầu, đưa chất lượng cuộc sống
của người dân càng vững mạnh và phát triển.
PHẦN 3: NỘI DUNG TRAO ĐỔI VỚI CÁC BÁO CÁO VIÊN
Nằm trong chương trình thực tế chính trị - xã hội tại thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
của sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 và giảng viên khoa
Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3.1. Gặp gỡ, làm việc và trao đổi cùng các đồng chí ở Ban Tuyên giáo Thị
ủy, Phòng Văn hóa tại Trung tâm Chính trị thị xã Sapa
Chiều ngày 15/5/2023 tại Hội trường Trung tâm Chính trị thị xã, Thị ủy Sa Pa
tổ chức buổi gặp mặt và làm việc với Đoàn nghiên cứu thực tế của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
16
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Phùng Mạnh Khang - Uỷ viên BTV Thị
ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã; lãnh đạo
Phòng Văn hóa - Thông tin; Trung tâm Chính trị thị xã. Về phía Học viện Báo chí
và Tuyên truyền có Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - Giảng viên khoa Tuyên truyền, Trưởng
đoàn nghiên cứu; Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt - Giảng viên Khoa Tuyên truyền và 61
sinh viên lớp Quản lý hoạt động Tư tưởng - Văn hóa K41.
Đồng chí Phùng Mạnh Khang - UV BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo,
Giám đốc Trung tâm Chính trị
Tại buổi làm việc, Đồng chí Phùng Mạnh Khang - UV BTV Thị ủy, Trưởng
Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã đã thông tin với đoàn công
17
tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về tình hình phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng trên địa bàn thị xã. Trong đó, đi
sâu vào chia sẻ, phân tích những đặc thù, thực tiễn của công tác tuyên giáo tại Sa
Pa. Đồng thời đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Thị uỷ đã giải đáp những câu hỏi,
vấn đề quan tâm của sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền về thực tiễn của
của công tác tuyên giáo và lĩnh vực văn hóa, du lịch cụ thể như: Phương pháp
nhằm tuyên truyền có hiệu quả ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp tuyên
truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ, cải tạo những hủ tục lạc hậu; các lễ hội đặc
trưng, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Sa Pa gắn với việc bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa bản địa; công tác giải quyết tình trạng chèo
kéo, đeo bám khách du lịch, ăn xin trên địa bàn thị xã;...
Thay mặt cho Đoàn nghiên cứu thực tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ cảm ơn những chia sẻ của Thị ủy Sa Pa, mong muốn thông
qua buổi làm việc các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và kiến thức
thực tiễn quý báu để phục vụ quá trình thực tế tại thị xã Sa Pa, cũng như phục vụ
việc học tập và công tác sau này.
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt thay mặt Đoàn gửi lời tri ân
và tặng quà tới đại diện Ban Tuyên giáo Thị ủy và Phòng Văn hóa – Thông tin
3.2. Gặp gỡ, làm việc và trao đổi cùng các đồng chí trong ban lãnh đạo Đảng
ủy xã Tả Van
Sáng ngày 16/5/2023, tại buổi làm việc đại diện Đảng ủy xã Tả Van báo cáo về
tình hình nhiệm vụ vụ năm 2022 và 02 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm
năm 2023.
18
Theo đó trong năm 2022 diện tích gieo trồng lúa, ngô của toàn xã là 233/233
ha, đạt 100% so với KH giao; Diện tích cây lúa cả năm 148/148 ha, đạt 100% KH
giao, năng xuất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 740 tấn, đạt 100% so với KH giao. Diện
tích ngô chính vụ diện tích gieo trồng 75/75 ha, đạt 100% KH giao, năng xuất đạt
44,4 tạ/ha, sản lượng đạt 333 tấn, đạt 100% KH giao. Ngô hè thu diện tích gieo
trồng 10/10 ha, đạt 100% kế hoạch giao, năng xuất đạt 35 tạ/ha, sản lượng đạt 35
tấn, đạt 100% KH giao. Diện tích gieo trồng rau đậu các loại theo kế hoạch 80 ha,
rau đậu vụ xuân, vụ hè 30 ha, đạt 100% KH giao, năng xuất đạt 170 -180 tạ/ ha,
sản lượng đạt 530 tấn, Vụ Đông 44 ha, đạt 100% KH giao, năng xuất đạt 180 tạ/ha,
sản lượng đạt 792 tấn, đạt 100% KH giao. Cây ăn quả toàn xã có 29 ha, đạt 100%
KH giao, trong đó 23 ha cho thu hoạch có sản phẩm năng xuất đạt 15,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 44,9 tấn, đạt 100% KH giao. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là
11.709 con đạt 104,4% so với KH giao. Thủy sản đã tuyên truyền, vận động các cơ
sở nuôi cá nước lạnh thực hiện nuôi trồng theo hướng bền vững và an toàn sinh
học; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tuyệt đối không sử
sụng chất cấm trong chăn nuôi, đến nay toàn xã có 116 hộ nuôi cá nước lạnh với
diện tích 2,46 ha. Trong năm 2022 thu hoạch được 220.8 tấn cá nước lạnh. Lâm
nghiệp làm tốt công tác bảo vệ rừng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Tổng
thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã đạt 4.771.335.000 đồng, đạt 100% KH thị
xã giao. Chi ngân sách 4.771.335.000 đồng đạt 100% KH giao.
Đối với chương trình nông thôn mới, tính đến hết năm 2022 xã Tả Van đạt
11/19 tiêu chí, trong năm đã vận động được 57 hộ hiến đất để mở rộng chỉnh trang
tuyến đường trung tâm xã từ đập tràn suối Mường Hoa đến ngã ba đi thôn Tả Van
Mông chiều dài 470m2. Vận động Nhân dân thôn Tả Van Dáy 1, thôn Tả Mông,
Tả Chải Dao hiến đất mở mới tuyến đường nối từ Tả Van Mông đi thôn Tả chải
Dao chiều dài hơn 03 km đang thực hiện phá tuyến đạt 80% KH.
Hoạt động thương mại trên địa bàn xã trong năm 2022 diễn ra bình thường.
Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được đảm bảo lưu thông, thông suốt, cung cầu cân
đối, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Toàn xã có
178 hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trong đó có 95 cơ sở lưu trú, 08
cơ sở tắm lá thuốc dân tộc massage, 02 quán bar, 15 cơ sở kinh doanh ăn uống, 16
cơ sở kinh doanh hàng thổ cẩm, 42 hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong năm 2022 tổng số
lượt khách du lịch đến địa phương là 15.048 lượt người, trong đó khách nô i địa
12.048 lượt người; Khách nước ngoài 3.000 lượt người.
Đảng uỷ xã duy trì và thực hiện công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt công tác
bảo vệ chính trị nội bộ, kết nạp mới 08 đảng viên, đạt 89 % so với KH; chuyển
chính thức 08 ĐV; chuyển đến: 05 đảng viên, chuyển đi: 05 đảng viên, giới thiệu
quần chúng ưu tú đi học nhận thức về đảng được 07 quần chúng, tham gia học lớp
đảng diện mới kết nạp 09 đảng viên. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục được
quan tâm, công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị được chú trọng thực hiện
hiệu quả; giữ vững quốc phòng an ninh.
19
Báo cáo mà Đảng ủy xã Tả Van thông tin đến đoàn sinh viên lớp Quản lý hoạt
động tư tưởng – văn hóa K41 là những số liệu rất cụ thể, giúp sinh viên hình dung
được chất lượng và đời sống kinh tế của người dân tại đại phương. Đồng thời, cũng
là những cố gắng mà Đảng ủy xã đã và đang tiếp tục làm để sớm đưa xã Tả Van
phát triển, trở thành xã trung tâm của thị xã Sapa.
Kết thúc 1h làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Tả Van, Thạc sỹ quản Văn Sỹ đã
gửi tới ban lãnh đạo Đảng ủy lời cảm ơn sâu sắc cùng món quà nhỏ.
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - CVHT Lớp QLHĐTT-VH K41 gửi quà tri ân tới ban
lãnh đạo Đảng ủy xã Tả Van
Sự đón tiếp nhiệt thành của các lãnh đạo là vinh dự đối với mỗi sinh viên. Tập
thể lớp xin chân thành cảm ơn sự tiếp đón tận tình, chu đáo và hiếu khách của ban
lãnh đạo thị xã Sapa, Đảng ủy xã Tả Van dành tặng cho các thầy giáo và đoàn sinh
viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Phải nói rằng, thực tế cuộc sống ở đây
còn nhiều khó khăn, nhiều nỗi lo, nhưng cán bộ Sapa chưa bao giờ ngừng cố gắng
để đưa Sapa phát triển. Giáo dục ở xã Tả Van, đối với các em ở miền núi còn nhiều
thiếu thốn, nhưng qua tiếp xúc, các em rất ngoan, lễ phép và chịu khó học hỏi, thật
sự là động lực để mỗi cán bộ cố gắng từng ngày. Hiểu được sự khó khăn đó, tập
thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 đã cùng nhau xây dựng một quỹ
từ thiện nhỏ, dành tặng 10 suất quà (bao gồm: cặp sách, vở viết, bút, hộp màu) để
gửi đến các em có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại Trường Phổ thông Dân tộc
bán trú Tiểu học & THCS Tả Van, mong rằng các em sẽ cố gắng học tập tốt, mai
này trở thành những người tử tế và có ích, đưa Sapa ngày một phát triển. Và tập
thể lớp hẹn gặp lại Sapa, lúc các em đã trưởng thành...
20
| 1/27

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN
-------------------------
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TÌM HIỂU THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ SAPA, TỈNH LÀO CAI
Sinh viên: NGUYỄN KHÁNH LINH
Mã số sinh viên: 2155300036
Lớp: Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hoá K41
Hà nội, tháng 06 năm 2023
MỞ ĐẦU
Hà Nội, tháng 6 năm 2023 Lời cảm ơn
Kỷ niệm miền đất Sapa
Chuyến xe chở ước mơ rạo rực
Sa Pa kìa thơm nức mùi hương
Cười vui theo suốt chặng đường
Chào miền đồi núi bản mường ruộng thang
Cảnh mơ mộng ngỡ ngàng đẹp đẽ
Thông thẳng hàng lay khẽ gọi ai
Chợ tình điệu nhảy đan cài
Đắm say trao gửi mắt nai dịu dàng
Nhà thờ cổ ngả sang màu bạc
Lối yên bình suối thác lặng nghe
Xa xa vọng tiếng chuông nghè
Cõi lòng thanh tịnh Phật che tuyệt vời
Nơi gặp gỡ đất trời hội ngộ
Kết chặt tình thắng cố thử xơi Fan si pan đỉnh giao trời
Để em chinh phục tới nơi gió hờn
Lòng phấn khởi mơn man điệu hát
Giấc mơ về dào dạt mê say
Chia tay lưu luyến nơi này
Hẹn ngày trở lại rượu cay hóa nồng. 2
Đây là những câu thơ giới thiệu hết sức duyên dáng về mảnh đất Sapa, nơi giao
thoa giữa đời sống yên bình của con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời hùng vĩ.
Thời gian 3 ngày ngắn ngủi nghiên cứu và nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của thị xã Sapa và xã Tả Van cũng như công tác tuyên truyền của Ban
Tuyên giáo nơi đây, phần nào giúp bản thân em hiểu thêm về hoạt động tuyên
truyền tại địa phương. Từ đó, em có thể vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả
và đặc biệt là làm “lửa nghề” trong mỗi chúng em ngày càng cháy sáng hơn.
Thay mặt toàn thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41, em xin chân
thành cảm ơn đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền, BCN Khoa đã tạo điều kiện
cho chúng em có chuyến đi vô cùng ý nghĩa này. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - cố vấn học tập lớp Quản lý hoạt động tư
tưởng – văn hóa K41, Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt – giảng viên khoa Tuyên truyền
đã giúp đỡ tận tình, chu đáo để chúng em có được một môn học nhiều niềm vui và bổ ích.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới bác Phùng Mạnh
Khang - Ủy viên BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy, Giám đốc Trung
tâm Chính trị thị xã Sapa cùng các lãnh đạo Đảng ủy xã Tả Van,...đã cùng làm việc
và tạo điều kiện hết mức giúp đỡ chúng em trong suốt những ngày qua.
Cuối cùng em cảm ơn những người bạn đồng hành đã cùng nhau trải qua nhiều
kỷ niệm trong suốt những ngày qua. Em xin chân thành cảm ơn! 3 NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH TẠI THỊ XÃ SAPA, TỈNH LÀO CAI
(Lịch trình chuyến đi 3 ngày – 2 đêm)
Từ ngày 15/05/2023 – 17/05/2023
Ngày 1 (15/5/2023): Hà nội – Thị xã Sapa, Lào Cai
- Sáng: Đúng 6h sáng ngày 15/5, tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng - văn
hóa K41 xuất phát từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 12h đoàn sinh viên có
mặt, ăn uống và được bố trí nghỉ ngơi tại nhà nghỉ cách Trung tâm Chính trị thị xã Sapa khoảng 2km.
- Chiều: 14h30 sinh viên làm việc với Ban Tuyên giáo và Phòng Văn hóa của
thị xã Sapa. Tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa rất vinh dự khi
được bác Phùng Mạnh Khang - Ủy viên BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị
ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã Sapa và các đồng chí khác trong ban lãnh
đạo đón tiếp rất nhiệt tình, chu đáo. Thời gian làm việc ngắn ngủi nhưng sinh viên
đã phần nào nắm bắt được tình hình về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nơi đây; được lắng nghe những chia sẻ tận tình của bác Khang về công tác tuyên
giáo tại Sapa. Kết thúc buổi làm việc, Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - cố vấn học tập, Thạc
sỹ Nguyễn Văn Việt – giảng viên Khoa Tuyên truyền cùng tập thể lớp Quản lý
hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 đã gửi lời cảm ơn, tặng quà tri ân tới Ban Tuyên
giáo Thị ủy và Phòng Văn hóa.
- Tối: Tối ngày 15/5, đoàn sinh viên ăn uống tại nhà khách Trung tâm Chính trị
thị xã Sapa với sự góp mặt của rất nhiều lãnh đạo. Bữa cơm thân mật là món quà
lớn của Trung tâm Chính trị thị xã Sapa gửi tặng đoàn sinh viên lớp Quản lý hoạt
động tư tưởng – văn hóa K41. Kết thúc bữa ăn, sinh viên được tự do đi lại ngắm
nhìn thành phố về đêm. Phiên chợ Tình Sapa vẫn lấp ló những ánh đèn mờ trong
sương tối, Sapa đẹp nên thơ và văn hóa ở đây cũng thật đặc sắc.
Ngày 2 (16/5/2023): Xuống xã Tả Van, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
- Sáng: Sinh viên được làm việc và nghe báo cáo của cán bộ xã về tình hình
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tập thể lớp đã trao tặng 10 suất quà nhỏ cho các
em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập tại Trường Phổ
thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Tả Van. Lãnh đạo Đảng ủy xã Tả Van đã
tạo điều kiện đưa sinh viên đi tham quan và trải nghiệm thực tế tìm hiểu về đời
sống của người dân trong bản, được ngắm nhìn thiên nhiên Sapa hùng vĩ từ trên
cao xuống, con người và cảnh đẹp nơi đây đã khắc họa nên một bức tranh đa màu
sắc về đời sống của những con người vùng cao.
- Chiều: Kết thúc hành trình nghiên cứu và khám phá tại xã Tả Van, sinh viên
lên xe trở về thị xã Sapa, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những hoạt động của buổi tối. 4
- Tối: 18h tối tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 đã tổ chức
kết hợp hội thi văn nghệ và bữa tiệc nhỏ tại nhà hàng Dân tộc quán để gửi lời tri ân
sâu sắc tới Ban tuyên giáo Thị ủy. Với mục đích tạo sân chơi lành mạnh cũng như
lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi lần đầu tiên của tập thể lớp
đến với Sapa. Ba giải thưởng đã được trao cho ba đội thi xuất sắc nhất với những
tiết mục vừa sôi động, vừa đầy cảm xúc.
Nhóm Sapa đạt Giải Nhất hội thi văn nghệ với tiết mục “Chuyến đi của thanh xuân”
Nhóm A Chi Ơi đạt Giải Nhì tại hội thi văn nghệ với tiết mục “Tình yêu màu nắng” 5
Dù là đội đồng về nhì, tuy nhiên, nhóm 4P cũng đã thể hiện xuất sắc phần thi
của mình với sự kết hợp giữa 3 tiết mục múa đơn, hát và nhảy vừa uyển chuyển,
nhịp nhàng; lại đằm thắm, da diết và không kém phần sôi động.
Nhóm 4P về Nhì với tiết mục “Ca múa nhạc đặc sắc”
Và sự góp mặt của rất nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn khác.
Nguyễn Viết Hiệp Bác Nguyễn Hồng Phấn
SV Lớp QLHĐTT-VH Nguyên Giám đốc TTCT thị xã Sapa 6
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - CVHT lớp QLHĐTT-VH K41
Anh Nguyễn Trọng Hiếu – Ban Tuyên giáo Thị ủy (Cựu SV Khoa Tuyên truyền – HVBCVTT)
Có lẽ “hành trình nhỏ” này là kí ức đẹp không thể nào quên khi nhớ về Sapa –
nơi thị trấn sương mờ nhưng bức tranh kỉ niệm không bao giờ phai trong tim mỗi
sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41.
Ngày 3 (17/5/2023): Thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
- Sáng: Sinh viên tham quan thực tế một số địa điểm du lịch trên địa bàn thị xã
để tìm hiểu công tác tuyên truyền quảng bá du lịch 7
- Chiều: Xe xuất phát trở về Hà Nội. Kết thúc chuyến đi
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Tổng quan tỉnh Lào Cai
- Vị trí địa lý
: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông
Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345
km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả
nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh
Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
- Dân số: 613.075 người (2009)
- Dân tộc: Kinh, H’Mông, Tày, Dao, Thái…
- Điểm du lịch tiêu biểu: Khu danh thắng du lịch Sa Pa, núi Fansipan, bãi đá
cổ, khu du lịch núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, chợ tình Sa Pa, nước khoáng Tắc Tô,
suối, thác Cốc San, quần thể hang động Mường Vi, chợ phiên Bắc Hà, thắng cảnh
hang Tiên, lâu đài Hoàng Yến Chao…
2. Tổng quan về thị xã Sapa
2.1. Lịch sử hình thành về thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
Câu chuyện về đô thị Sa Pa bắt đầu từ năm 1903. Khi đó, nhóm khảo sát, đo vẽ
bản đồ của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra một vùng núi có cảnh quan đẹp
và khí hậu ôn hòa trên cao nguyên Lồ Suối Tủng. Tên vùng đất này, phát âm theo
ngôn ngữ địa phương là Sa Pả, nghĩa là bãi cát, là nơi người dân thường họp chợ.
Trái ngược với cuộc sống ở thị trấn du lịch thơ mộng, cuộc sống của người dân các
dân tộc Sa Pa khi đó rất đói khổ và lạc hậu, do chính sách bóc lột bằng sưu thuế và
sự áp bức của các tầng lớp thổ ty. Chính sự cùng cực và bất công đó đã nuôi dưỡng
khát khao của người Sa Pa về một ngày đứng lên làm chủ quê hương.
Cứ dịp này hằng năm, ông Trần Long - Nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng Sa
Pa, nguyên Trưởng ty Công an Lào Cai lại tìm lại những tài liệu ghi chép về Sa Pa
và hồi ức lại những biến cố lịch sử quan trọng của Sa Pa 70 năm trước. Ngày
1/11/1950, chiến dịch Lê Hồng Phong đại thắng, thị xã Lào Cai được giải phóng,
từ căn cứ Mường Bo, quân du kích và chính quyền huyện tiến về thị trấn Sa Pa,
phối hợp cùng các Trung đoàn 148, 165 truy kích quân địch rút chạy sang Lai
Châu. Nhân dân toàn huyện Sa Pa cùng đứng lên phá tề, giành chính quyền. Ngày
3/11/1950, Sa Pa được hoàn toàn giải phóng. Ngay ngày hôm sau, Ban Cán sự
Đảng huyện Sa Pa được thành lập.
Có Đảng lãnh đạo toàn diện, chính quyền Nhân dân được củng cố, Sa Pa bước
sang một trang mới. Các dân tộc được động viên khôi phục lại sản xuất, tiến tới 8
phát triển toàn diện về kịch tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Ngày mùng
6/3/1960, Đại hội toàn thể đảng viên huyện Sa Pa lần đầu tiên đã được tiến hành là
dấu mốc tự hào của Đảng bộ thị xã Sa Pa hôm nay.
Sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập năm 1991, du lịch được xác định là một mũi
nhọn phát triển kinh tế, rất nhiều kỳ vọng đã được gửi gắm vào Sa Pa. Sa Pa, một
lần nữa lại trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, là 1 trong
những đô thị du lịch trong chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam
tầm nhìn đến năm 2030. Các điểm, tuyến du lịch mở rộng ra toàn thị xã, từ cánh
đồng Tả Phìn tới các thôn bản cuối thung lũng Mường Hoa; từ trung tâm thị trấn
đến đỉnh núi Phan Si Păng. Đặc biệt, sau khi tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất thế
giới này lên đỉnh Phan Si Păng đi vào hoạt động, lượng du khách đến Sa Pa tăng
đột biến. Và sự kiện thành lập thị xã Sa Pa tháng 12 năm 2019 đã mở ra một giai
đoạn phát triển mới của vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Từ kỳ vọng của Trung ương, của tỉnh, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIII đã
đề ra 3 hướng đột phá chiến lược: Tập trung khai thác và quản lý tốt quy hoạch
tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới đối với các xã mới sáp
nhập và đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện để sắp xếp dân cư, đáp ứng
nhu cầu nơi ở của người dân.
70 năm giải phóng, 70 năm Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Sa Pa vững bước
dưới cờ Đảng. Mỗi con phố, mỗi bản làng, mỗi cánh rừng, thửa ruộng...đều chất
chứa cống hiến, hy sinh, lao động và sáng tạo của biết biết bao thế hệ đảng viên và
người dân Sa Pa. Sa Pa hôm nay đã có một cơ đồ to lớn, một thời cơ phát triển đầy
hứa hẹn. Đảng bộ thị xã Sa Pa, các dân tộc Sa Pa sẽ tiếp tục kế thừa truyền thống
cách mạng năm xưa, nỗ lực khơi dậy tiềm năng, tạo nên những dấu ấn mới của một
đô thị du lịch trọng điểm quốc gia hướng đến tầm vóc quốc tế.
2.2. Vị trí địa lý
Sapa là một thị trấn thuộc vùng cao của huyện Sapa, nằm trong tỉnh Lào Cai,
Việt Nam. Có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm khoảng 8,24 % diện tích tự
nhiên của tỉnh. Vị trí địa lý Sapa nằm trong toạ độ địa lý 220 07’04’’ đến 220
28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông.
Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn. Phía đông giáp
huyện Bảo Thắng, còn phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.
Thị trấn này là điểm đến tập trung đông đúc người bản địa và khách du lịch
nhất tại Sapa. Nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.400 - 1.700 m, với địa hình phân
cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.
2.3. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai 9
2.3.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, quy mô nền kinh tế của thị xã Sa Pa không ngừng lớn
mạnh, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
hướng, tiềm năng, thế mạnh sẵn có được khai thác tốt. Trong đó, lĩnh vực du lịch -
dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp có bước tiến nhanh, đúng hướng, tạo
cơ sở vững chắc cho địa phương lựa chọn, hoạch định các chương trình phát triển trong tương lai.
Vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch Sa Pa đã và
đang phục hồi mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sa Pa đã tổ chức thành
công “Lễ hội mùa xuân”; “Lễ hội Đền Mẫu Thượng năm 2022”; 09 sự kiện văn
hóa, lễ hội đặc sắc trong chuỗi sự kiện “Lễ hội mùa Hè Sa Pa”; “Ngày Quốc tế
Yoga lần thứ 8 năm 2022”. Lượng khách du lịch đến Sa Pa 6 tháng đầu năm ước
đạt 972.935/2.500.000 lượt, đạt 38,9% KH (tăng 420.417 lượt, bằng 176,1% so với
cùng kỳ năm 2021, bằng 59,1% so với thời kỳ ổn định năm 2019), trong đó: khách
quốc tế đạt 9.515 lượt, khách nội địa 963.420 lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ du
lịch ước đạt: 2.546,0 tỷ đồng, bằng 35,73% KH (tăng 855,1 tỷ đồng so với cùng kỳ).
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của Sa Pa đã dần phục
hồi, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh; hầu hết các ngành, lĩnh vực đã quay trở lại
đà tăng trưởng; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao
động ổn định và phát triển trở lại. Du lịch, dịch vụ - thương mại và sản xuất nông,
lâm nghiệp là 2 mũi nhọn khác nhau nhưng với đặc thù của thị xã Sa Pa, 2 thành tố
có mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau để cùng phát triển và phát triển bền
vững. Điều đó thêm phần khẳng định sự lựa chọn của Ban Chấp hành Đảng bộ thị
xã Sa Pa khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về lĩnh vực kinh tế trọng tâm, lĩnh vực
kinh tế nền tảng là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt.
2.3.2. Đặc điểm về chính trị - xã hội
Đảng bộ Thị xã Sa Pa có 52 chi, đảng bộ trực thuộc; trong đó, có 30 chi bộ, 22
đảng bộ (16 đảng bộ phường, xã).
Ngay sau khi có hướng dẫn của Tỉnh ủy Lào Cai về một số nội dung xây dựng
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, Thị
ủy Sa Pa đã ban hành các hướng dẫn về một số nội dung xây dựng Báo cáo Chính
trị Đại hội chi, Đảng bộ. Trong đó, tập trung hướng dẫn các chi, đảng bộ bám sát
chức năng, nhiệm vụ loại hình tổ chức cơ sở đảng để xây dựng báo cáo chính trị đảm bảo tính khoa học.
Đối với 16 đảng bộ xã, phường, trong đó có 12 Đảng bộ xã, phường mới được
thành lập sau khi Huyện Sa Pa được nâng cấp thành Thị xã Sa Pa, việc xây dựng
văn kiện cần có những chỉ đạo riêng, gắn với đặc thù của từng đảng bộ. Khó khăn
nhất các Đảng bộ gặp phải trong công tác xây dựng văn kiện là phải đánh giá đầy 10
đủ, toàn diện, khách quan, đúng đắn về kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội của
Đảng bộ nhiệm kỳ trước và cấp ủy cấp trên; thẳng thắn đề cập đến những vấn đề
đang đặt ra cần phải giải quyết trong khi vừa mới được thành lập trên cơ sở sát
nhập, điều chỉnh từ các đơn vị hành chính cũ.
Từ thực tiễn này, Thị ủy Sa Pa đã chỉ đạo Tiểu ban văn kiện xây dựng dự thảo
đề cương báo cáo chính trị; hướng dẫn các Đảng bộ xã phường mới được thành lập
tổng hợp báo cáo, phân tích số liệu để chỉ ra những thành tựu, ưu điểm nổi bật và
những khuyết điểm chủ yếu trên các lĩnh vực; tập trung đánh giá kết quả trong
công tác lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị sau khi được thành lập. Đồng
thời, xác định các lĩnh vực trọng tâm, đột phá, những lĩnh vực riêng có của từng
địa phương để đề ra các nhiệm vụ, định hướng tập trung chỉ đạo phát triển trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Thị ủy Sa Pa cũng chỉ đạo thành lập 4 tổ công tác do các đồng chí là Thường
trực thị ủy, lãnh đạo UBND Thị xã trực tiếp làm tổ trưởng, kiểm tra công tác chuẩn
bị đại hội của 16 xã, phường với tinh thần “lắng nghe cơ sở, hướng dẫn tận tình”.
Qua nghe báo cáo của các Đảng bộ xã, phường, Tổ công tác đã cùng Tổ văn kiện
đại hội các xã, phường phân tích dự báo tình hình; hướng dẫn xây dựng phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao;
quán triệt quy trình xây dựng văn kiện đại hội.
Đối với cấp Thị xã, từng thành viên trong Tiểu ban văn kiện, tổ giúp việc đã
nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ được phân công thường xuyên rà
soát, tiếp thu ý kiến góp ý qua 4 lần hội thảo; bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo
chính trị đảm bảo tiến độ và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Theo đó có 56 chỉ
tiêu của nhiệm kỳ 2015 - 2020 đạt và vượt. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, các
lĩnh vực đột phá cũng được Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã khóa XXIII,
nhiệm kỳ 2020 - 2025 cân nhắc kỹ lưỡng; tổ chức thảo luận xin ý kiến của các cơ
quan chuyên môn, các ban xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội; xin ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Huyện ủy, HĐND,
UBND Huyện Sa Pa qua các thời kỳ và nhân dân.
Dự thảo báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2020-2025 của Thị xã đã xác định một
số nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực đột phá đó là: Phát triển du lịch thành ngành kinh
tế trọng tâm, xây dựng Sa Pa thành khu du lịch trọng điểm quốc gia mang tầm
quốc tế; Phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
Thị xã; Đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tặng thu
ngân sách trên địa bàn; Phát triển hạ tầng đô thị, giao thông đồng bộ và hiện đại;
Tăng cường quản lý đất đai, quản lý xây dựng và trật tự đô thị; Hoàn thiện bộ máy
chính quyền đô thị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính. Các lĩnh vực đột phá được đa số các đại biểu tham gia góp ý đánh giá
có tính khả thi cao, phù hợp đặc điểm của địa phương và tạo ra bước đột phá cho
sự phát triển của Thị xã. 11
Ngay từ khi triển khai các công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp trong đó
có công tác xây dựng văn kiện đại hội, Thị ủy Sa Pa xác định: thước đo chất lượng
các văn kiện, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp là được thể hiện, khi chính thức
ban hành phải tạo được sự đồng thuận trong Đảng, trong nhân dân; có tính khả thi
cao, đi vào cuộc sống làm chuyển biến tình hình, giải quyết được những vấn đề đặt
ra; bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Để nghị quyết thực sự là “Ý Đảng, lòng dân”; tránh tình trạng các chi bộ, đảng
bộ cơ sở xây dựng nghị quyết theo kiểu hình thức, sao chép, rập khuôn, chủ quan,
xa rời thực tế, không sát tình hình thực tiễn của địa phương. Thị ủy Sa Pa đã chỉ
đạo Ban Thường vụ thị ủy phải trực tiếp thẩm định, duyệt 100% văn kiện các chi,
đảng bộ trực thuộc thời gian từ ngày 12-3 đến 2-4. Đây là lần đầu tiên Thường trực
Thị ủy, Thường trực UBND Thị xã trực tiếp chủ trì các hội nghị duyệt văn kiện.
Tham gia còn có các thành viên là Trưởng các ban Đảng, Văn phòng Thị ủy.
Qua đánh giá của các tổ thẩm định và kết quả duyệt của Ban Thường vụ Thị ủy
cho thấy: 52/52 Chi, Đảng bộ trực thuộc đã cơ bản nhận thức rõ tầm quan trọng
của công tác chuẩn bị văn kiện. Theo đó, bám sát quy định, quy chế của Ðảng và
văn bản hướng dẫn của cấp trên, các cấp ủy Ðảng đã chủ động chuẩn bị dự thảo văn kiện đại hội.
Tuy nhiên, Thường trực và Ban Thường vụ Thị ủy cũng xác định nhiều chi,
đảng bộ có tình trạng sao chép dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm Ban
chấp hành; việc đánh giá tình hình đảng bộ, địa phương, ngành, lĩnh vực chưa sát
thực tế; việc kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết còn chung chung, có
biểu hiện né tránh khuyết điểm; xác định chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp lãnh
đạo chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị để lựa chọn đúng
và trúng nội dung phù hợp với lợi thế của địa phương...
Từ đó, yêu cầu các chi, đảng bộ trực thuộc nghiêm túc khắc phục hạn chế; phát
huy dân chủ, tập hợp được trí tuệ của các Đảng viên; trân trọng tiếp thu những ý
kiến xác đáng, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, khẩn trương hoàn thiện để
các văn kiện trình Đại hội đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, các giải pháp, nhiệm vụ
có tính khả thi để triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Việc thẩm định, duyệt văn kiện đại hội của các chi, đảng bộ trực thuộc đã giúp
các đơn vị ở cơ sở xây dựng các văn kiện, nghị quyết của Đảng thực sự là sản
phẩm tập thể, có cơ sở lý luận và thực tiễn, bám sát hơi thở của cuộc sống, sáng tạo
và đổi mới. Đồng thời qua việc giao cho các Ban xây dựng Đảng, các đồng chí Thị
ủy viên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cấp ủy cơ sở hoàn thiện tất cả các
văn kiện để Đại hội các chi, đảng bộ các xã, phường, các cơ quan, đơn vị diễn ra
đúng kế hoạch, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đề ra; đây cũng là dịp để cán bộ,
đảng viên phát huy vai trò gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó với cơ sở. 12
Đối với Văn kiện đại hội Đảng bộ thị xã Sa Pa khóa XXIII, các thành viên
trong Tiểu ban Văn kiện Đại hội đã làm việc với các cơ quan, ban, ngành và các
xã, phường để phục vụ cho công tác chuẩn bị văn kiện đại hội. Ban Chấp hành
Ðảng bộ thị xã khóa XXII cũng đã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 4 tham gia dự thảo
báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm ban chấp hành. Điều này thể hiện tinh thần
khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, tập trung trí tuệ nhằm bảo đảm đúng tiến độ,
góp phần nâng cao chất lượng, nâng tầm trí tuệ của các văn kiện, nghị quyết Đại
hội thị xã Sa Pa khóa XXIII.
Với vai trò, ý nghĩa quan trọng tại đại hội đảng các cấp, Thị ủy Sa Pa xác định:
quá trình xây dựng, thảo luận báo cáo chính trị phải trở thành đợt sinh hoạt chính
trị, tư tưởng sâu rộng trong toàn đảng bộ và nhân dân. Sau đại hội, cùng với các
văn kiện khác, Báo cáo chính trị phải trở thành kim chỉ nam cho hành động, là cơ
sở nền tảng, xuất phát điểm cho những chương trình, kế hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đưa Sa Pa trở thành khu du
lịch trọng điểm Quốc gia.
Việc chú trọng công tác xây dựng văn kiện, tổ chức thảo luận, góp ý và kêu gọi
nhân dân góp ý vào văn kiện đại hội chính là phát huy dân chủ, trí tuệ; phát huy
tinh thần đoàn kết thống nhất ý chí trong toàn Đảng bộ và nhân dân; quyết tâm
thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Sa Pa lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2020-2025.
2.3.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội
Ngay sau khi Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy được ban hành, Thị uỷ chỉ đạo các
chi, đảng bộ chủ động tham mưu xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch,
triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết. Chú trọng đổi mới phương thức lãnh
đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra giám sát của chính quyền về vị trí, vai
trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, tạo đồng thuận, trách nhiệm của
người dân, doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng con người Sa Pa phát triển toàn diện, có nếp sống văn hóa, văn
minh, hiện đại gắn với hội nhập, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa. Tập trung
triển khai thực hiện các nhiệm vụ dưới nhiều hình thức: Lồng ghép chương trình
truyền thông về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh”
. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích động viên nhân dân
tham gia may mặc trang phục truyền thống dân tộc. Các đơn vị trường học quy
định học sinh mặc trang phục truyền thống vào ngày chào cờ đầu tuần và các ngày
lễ tết và các hoạt động ngoài giờ của nhà trường. Khuyến khích các đại biểu là
người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống trong các ngày đại hội, hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể thao... Ngoài ra trên địa bàn thị xã hiện có 02 hợp tác
xã gồm: Hợp tác xã Mường Hoa và Hợp tác xã Mường Bo Xanh đang bảo tồn và 13
phát huy giá trị trang phục dân tộc truyền thống. Việc phát triển văn nghệ quần
chúng trên địa bàn thị xã đã được thực hiện tốt từ thị xã đến cơ sở. Đến thời điểm
hiện tại, thị xã Sa Pa có 34 đội văn nghệ thôn, bản tại các xã, phường.
Để định hướng các hoạt động văn hóa, lễ hội và phát huy tốt các giá trị di tích
và di sản văn hóa trên địa bàn thị xã. Hằng năm UBND thị xã đều ban hành kế
hoạch tổng thể về việc tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao và du
lịch trên địa bàn. Tiêu biểu là lễ hội 5 mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông và lễ hội mùa
Tình Yêu) thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách tham gia, tìm hiểu, trải
nghiệm. Tạo dựng môi trường văn hoá, nếp sống văn minh, hiện đại lành mạnh
giàu bản sắc - mang đậm nét riêng của Sa Pa. Xây dựng 03 Chương trình nghệ
thuật kết hợp các trò chơi, trò diễn dân gian tái hiện văn hóa và lịch sử của dân tộc
Mông và Dao tại 03 xã Tả Phìn, Tả Van và Mường Hoa thành chương trình biểu
diễn thường kỳ phục vụ khách du lịch.
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động quảng cáo, dịch vụ
văn hóa, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn thị xã. Chỉ đạo, định
hướng các hoạt động sáng tác, chú trọng tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn
học, nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trong thị xã; nâng cao chất lượng sáng tác các
tác phẩm văn học, nghệ thuật. Đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thế mạnh, nội dung,
giá trị di sản văn hóa của thị xã gắn với phát triển kinh tế, xã hội.
=> Với những tiềm năng, lợi thế nhất là trước những thành tựu đạt được và sự
đoàn kết, thống nhất cùng nhau chung sức, chung lòng sẽ là những động lực, nền
tảng quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa đạt được nhiều
kết quả quan trọng trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới đi lên cùng đất
nước, xây dựng thị xã Sa Pa ngày một giàu đẹp, văn minh.
2.4. Giới thiệu khái quát về Trung tâm Chính trị thị xã Sapa
Trung tâm Chính trị thị xã Sapa là trung tâm bồi dưỡng chính trị, đơn vị sự
nghiệp trực thuộc cấp ủy huyện Sapa, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường
xuyên của ban thường vụ huyện ủy Sapa.
Trung tâm chính trị thị xã Sapa có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý
luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa
bàn huyện Sapa; tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ
của địa phương; tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận theo yêu cầu của cấp ủy.
Trung tâm Chính trị thị xã Sapa với nhiệm vụ: 14
- Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý
luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Sapa.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây
dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng, cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể cơ sở từ các xã, thị xã cho đến cấp huyện.
- Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng
viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở.
- Tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương; Tổ chức
thông tin về tình hình thời sự, chính sách,… cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên cơ sở; tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của cấp ủy và phục vụ giảng dạy, học
tập; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp ủy cấp huyện.
Về tổ chức bộ máy, Trung tâm chính trị thị xã Sapa có đội ngũ cán bộ gồm
giám đốc Phùng Mạnh Khang - Ủy viên BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị
ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã Sapa (trưởng ban tuyên giáo cấp ủy cấp
huyện là giám đốc trung tâm chính trị cấp huyện theo chế độ kiêm nhiệm), một số
phó giám đốc và giảng viên chuyên trách; biên chế từ 4 đến 6 người, thuộc biên
chế của các cơ quan đảng của cấp ủy cấp huyện, do ban thường vụ cấp ủy cấp
huyện xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, tổng số dân và cán bộ,
đảng viên trên địa bàn.
2.5. Giới thiệu khái quát về UBND xã Tả Van
Trước đây, Tả Van là một xã thuộc huyện Sa Pa. Ngày 11 tháng 9 năm 2019,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 về việc
thành lập thị xã Sa Pa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa, xã
Tả Van thuộc thị xã Sa Pa như hiện nay. Ủy ban nhân dân xã Tả Van nằm trọn
trong bản Tả Van, đối diện với Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học &
THCS Tả Van. Là đơn vị hành chính trung tâm duy nhất nằm trong xã Tả Van, Ủy
ban nhân dân xã Tả Van giữ vai trò quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã
Tả Van trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo
thực hiện của Ủy ban nhân dân huyện Sapa. Qua đó, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật
chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân.
Bản Tả Van có hơn 150 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc
Giáy nên vẫn thường được gọi là Tả Van Giáy. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề
ruộng nương. Trong những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển mạnh, người
dân Tả Van bắt đầu làm du lịch để thoát nghèo. 15
Ông Lê Mạnh Hào, Chủ tịch UBND xã Tả Van, thị xã Sa Pa nói: “Hiện nay,
trên địa bàn xã đã có hơn 100 cơ sở kinh doanh về homestay, chính quyền cũng
vào cuộc cùng bà con chỉnh trang đường làng ngõ xóm để xanh sạch đẹp, công tác
an ninh cũng được đảm bảo để du khách đến trải nghiệm được an toàn nhất.”
Tại Lễ hội mùa thu Sa Pa năm 2022, Tả Van được lựa chọn tổ chức chương
trình du lịch trải nghiệm văn hóa trên danh thắng ruộng bậc thang, tìm hiểu bản sắc
văn hoá truyền thống của người Giáy. Du khách đến tham quan, trải nghiệm đông,
bà con nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn văn hoá truyền thống, hướng đến mục tiêu
“biến di sản thành tài sản”.
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: “Có di tích danh
thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang, gắn liền với đó là khu di tích bãi đá cổ. Địa
phương đa sắc tộc tạo nên bản sắc riêng. Hiện thị xã có chính sách hỗ trợ điểm du
lịch cộng đồng, thực hiện quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng, đảm bảo khai
thác có hiệu quả cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá.” Khai thác, phát huy lợi
thế về tự nhiên, giá trị văn hoá truyền thống để phát triển du lịch đã và đang mang
lại những tín hiệu tích cực cho người dân vùng cao Sa Pa. Bản làng đẹp hơn, vui
hơn và đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Sự phát triển từng ngày của xã Tả Van là kết quả của sự thống nhất về sức
mạnh ý chí, tư tưởng trong toàn Đảng ủy. Ủy ban nhân dân xã Tả Van đã và đang
làm tròn sứ mệnh và trách nhiệm của người đứng đầu, đưa chất lượng cuộc sống
của người dân càng vững mạnh và phát triển.
PHẦN 3: NỘI DUNG TRAO ĐỔI VỚI CÁC BÁO CÁO VIÊN
Nằm trong chương trình thực tế chính trị - xã hội tại thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
của sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 và giảng viên khoa
Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3.1. Gặp gỡ, làm việc và trao đổi cùng các đồng chí ở Ban Tuyên giáo Thị
ủy, Phòng Văn hóa tại Trung tâm Chính trị thị xã Sapa
Chiều ngày 15/5/2023 tại Hội trường Trung tâm Chính trị thị xã, Thị ủy Sa Pa
tổ chức buổi gặp mặt và làm việc với Đoàn nghiên cứu thực tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 16
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Phùng Mạnh Khang - Uỷ viên BTV Thị
ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã; lãnh đạo
Phòng Văn hóa - Thông tin; Trung tâm Chính trị thị xã. Về phía Học viện Báo chí
và Tuyên truyền có Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - Giảng viên khoa Tuyên truyền, Trưởng
đoàn nghiên cứu; Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt - Giảng viên Khoa Tuyên truyền và 61
sinh viên lớp Quản lý hoạt động Tư tưởng - Văn hóa K41.
Đồng chí Phùng Mạnh Khang - UV BTV Thị ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo,
Giám đốc Trung tâm Chính trị
Tại buổi làm việc, Đồng chí Phùng Mạnh Khang - UV BTV Thị ủy, Trưởng
Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã đã thông tin với đoàn công 17
tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về tình hình phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng trên địa bàn thị xã. Trong đó, đi
sâu vào chia sẻ, phân tích những đặc thù, thực tiễn của công tác tuyên giáo tại Sa
Pa. Đồng thời đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Thị uỷ đã giải đáp những câu hỏi,
vấn đề quan tâm của sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền về thực tiễn của
của công tác tuyên giáo và lĩnh vực văn hóa, du lịch cụ thể như: Phương pháp
nhằm tuyên truyền có hiệu quả ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp tuyên
truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ, cải tạo những hủ tục lạc hậu; các lễ hội đặc
trưng, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Sa Pa gắn với việc bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa bản địa; công tác giải quyết tình trạng chèo
kéo, đeo bám khách du lịch, ăn xin trên địa bàn thị xã;...
Thay mặt cho Đoàn nghiên cứu thực tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ cảm ơn những chia sẻ của Thị ủy Sa Pa, mong muốn thông
qua buổi làm việc các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và kiến thức
thực tiễn quý báu để phục vụ quá trình thực tế tại thị xã Sa Pa, cũng như phục vụ
việc học tập và công tác sau này.
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt thay mặt Đoàn gửi lời tri ân
và tặng quà tới đại diện Ban Tuyên giáo Thị ủy và Phòng Văn hóa – Thông tin
3.2. Gặp gỡ, làm việc và trao đổi cùng các đồng chí trong ban lãnh đạo Đảng
ủy xã Tả Van
Sáng ngày 16/5/2023, tại buổi làm việc đại diện Đảng ủy xã Tả Van báo cáo về
tình hình nhiệm vụ vụ năm 2022 và 02 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. 18
Theo đó trong năm 2022 diện tích gieo trồng lúa, ngô của toàn xã là 233/233
ha, đạt 100% so với KH giao; Diện tích cây lúa cả năm 148/148 ha, đạt 100% KH
giao, năng xuất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 740 tấn, đạt 100% so với KH giao. Diện
tích ngô chính vụ diện tích gieo trồng 75/75 ha, đạt 100% KH giao, năng xuất đạt
44,4 tạ/ha, sản lượng đạt 333 tấn, đạt 100% KH giao. Ngô hè thu diện tích gieo
trồng 10/10 ha, đạt 100% kế hoạch giao, năng xuất đạt 35 tạ/ha, sản lượng đạt 35
tấn, đạt 100% KH giao. Diện tích gieo trồng rau đậu các loại theo kế hoạch 80 ha,
rau đậu vụ xuân, vụ hè 30 ha, đạt 100% KH giao, năng xuất đạt 170 -180 tạ/ ha,
sản lượng đạt 530 tấn, Vụ Đông 44 ha, đạt 100% KH giao, năng xuất đạt 180 tạ/ha,
sản lượng đạt 792 tấn, đạt 100% KH giao. Cây ăn quả toàn xã có 29 ha, đạt 100%
KH giao, trong đó 23 ha cho thu hoạch có sản phẩm năng xuất đạt 15,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 44,9 tấn, đạt 100% KH giao. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là
11.709 con đạt 104,4% so với KH giao. Thủy sản đã tuyên truyền, vận động các cơ
sở nuôi cá nước lạnh thực hiện nuôi trồng theo hướng bền vững và an toàn sinh
học; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tuyệt đối không sử
sụng chất cấm trong chăn nuôi, đến nay toàn xã có 116 hộ nuôi cá nước lạnh với
diện tích 2,46 ha. Trong năm 2022 thu hoạch được 220.8 tấn cá nước lạnh. Lâm
nghiệp làm tốt công tác bảo vệ rừng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Tổng
thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã đạt 4.771.335.000 đồng, đạt 100% KH thị
xã giao. Chi ngân sách 4.771.335.000 đồng đạt 100% KH giao.
Đối với chương trình nông thôn mới, tính đến hết năm 2022 xã Tả Van đạt
11/19 tiêu chí, trong năm đã vận động được 57 hộ hiến đất để mở rộng chỉnh trang
tuyến đường trung tâm xã từ đập tràn suối Mường Hoa đến ngã ba đi thôn Tả Van
Mông chiều dài 470m2. Vận động Nhân dân thôn Tả Van Dáy 1, thôn Tả Mông,
Tả Chải Dao hiến đất mở mới tuyến đường nối từ Tả Van Mông đi thôn Tả chải
Dao chiều dài hơn 03 km đang thực hiện phá tuyến đạt 80% KH.
Hoạt động thương mại trên địa bàn xã trong năm 2022 diễn ra bình thường.
Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được đảm bảo lưu thông, thông suốt, cung cầu cân
đối, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Toàn xã có
178 hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trong đó có 95 cơ sở lưu trú, 08
cơ sở tắm lá thuốc dân tộc massage, 02 quán bar, 15 cơ sở kinh doanh ăn uống, 16
cơ sở kinh doanh hàng thổ cẩm, 42 hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong năm 2022 tổng số
lượt khách du lịch đến địa phương là 15.048 lượt người, trong đó khách nô •i địa
12.048 lượt người; Khách nước ngoài 3.000 lượt người.
Đảng uỷ xã duy trì và thực hiện công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt công tác
bảo vệ chính trị nội bộ, kết nạp mới 08 đảng viên, đạt 89 % so với KH; chuyển
chính thức 08 ĐV; chuyển đến: 05 đảng viên, chuyển đi: 05 đảng viên, giới thiệu
quần chúng ưu tú đi học nhận thức về đảng được 07 quần chúng, tham gia học lớp
đảng diện mới kết nạp 09 đảng viên. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục được
quan tâm, công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị được chú trọng thực hiện
hiệu quả; giữ vững quốc phòng an ninh. 19
Báo cáo mà Đảng ủy xã Tả Van thông tin đến đoàn sinh viên lớp Quản lý hoạt
động tư tưởng – văn hóa K41 là những số liệu rất cụ thể, giúp sinh viên hình dung
được chất lượng và đời sống kinh tế của người dân tại đại phương. Đồng thời, cũng
là những cố gắng mà Đảng ủy xã đã và đang tiếp tục làm để sớm đưa xã Tả Van
phát triển, trở thành xã trung tâm của thị xã Sapa.
Kết thúc 1h làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Tả Van, Thạc sỹ quản Văn Sỹ đã
gửi tới ban lãnh đạo Đảng ủy lời cảm ơn sâu sắc cùng món quà nhỏ.
Thạc sỹ Quản Văn Sỹ - CVHT Lớp QLHĐTT-VH K41 gửi quà tri ân tới ban
lãnh đạo Đảng ủy xã Tả Van
Sự đón tiếp nhiệt thành của các lãnh đạo là vinh dự đối với mỗi sinh viên. Tập
thể lớp xin chân thành cảm ơn sự tiếp đón tận tình, chu đáo và hiếu khách của ban
lãnh đạo thị xã Sapa, Đảng ủy xã Tả Van dành tặng cho các thầy giáo và đoàn sinh
viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Phải nói rằng, thực tế cuộc sống ở đây
còn nhiều khó khăn, nhiều nỗi lo, nhưng cán bộ Sapa chưa bao giờ ngừng cố gắng
để đưa Sapa phát triển. Giáo dục ở xã Tả Van, đối với các em ở miền núi còn nhiều
thiếu thốn, nhưng qua tiếp xúc, các em rất ngoan, lễ phép và chịu khó học hỏi, thật
sự là động lực để mỗi cán bộ cố gắng từng ngày. Hiểu được sự khó khăn đó, tập
thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa K41 đã cùng nhau xây dựng một quỹ
từ thiện nhỏ, dành tặng 10 suất quà (bao gồm: cặp sách, vở viết, bút, hộp màu) để
gửi đến các em có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại Trường Phổ thông Dân tộc
bán trú Tiểu học & THCS Tả Van, mong rằng các em sẽ cố gắng học tập tốt, mai
này trở thành những người tử tế và có ích, đưa Sapa ngày một phát triển. Và tập
thể lớp hẹn gặp lại Sapa, lúc các em đã trưởng thành... 20