TÌM HIỂU UCP 600 THÔNG QUA CÁC TÌNH HUỐNG MINH HỌA
Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiệnviệc giao hàng và trả tiền của một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vào sự chiết khấu giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÌM HIỂU UCP 600 THÔNG QUA CÁC TÌNH HUỐNG MINH HỌA (ĐIỀU 1-18) Danh sách nhóm : 1. Phạm Anh Dũng NH2 – K36 2. Phạm Huyền Trang NH3 – K36 3. Nguyễn Hoàng Tú Anh NH2 – K36 4. Trần Nhật Linh NH3 – K36 5. Nguyễn Hoàng Nhi NH2 – K36 6. Trương Minh Thuận NH2 – K36
7. Nguyễn Thị Phương Thảo NH3 – K36 8. Phạm Thị Thanh Thảo NH1 – K36 9. Phan Thị Trúc Hà NH3 – K36 10. Lê Đình Thân NH2 – K36 1. Tổng quan về UCP 600
Ngày nay, nhu cầu giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển;
hoạt động mua bán trao đổi diễn ra sôi nổi và tấp nập hơn. Vì lẽ đó hoạt động thanh
toán quốc tế không ngừng đổi mới và phát triển theo.
Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai
quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương
thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện
việc giao hàng và trả tiền của một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian
ngân hàng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vào sự
chiết khấu giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế.
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ biến là
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nội dung phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”
(Uniform Customs and Practice for documentary credits) do phòng thương mại quốc
tế (ICC) ban hành . Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 (UCP No 82), sau đó
UCP đã được 6 lần sửa đổi bổ sung qua các năm 1951 (UCP No 131), 1962 (UCP No
222), 1974 (UCP No 290), 1983 (UCP 400), 1993 (UCP No 500), 2007 (UCP No 600)
- đây là văn bản mới nhất có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/2007.
Hiện nay, UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới , năm 1962 lần đầu tiên
được dịch ra Tiếng Việt. UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn, các bên sử
dụng được quyền lựa chọn một trong 6 bản UCP . Tuy nhiên chỉ có bản UCP bằng
tiếng Anh mới có giá trị pháp lý.
2. Tìm hiểu UCP 600 ( điều 1-18 )
thông qua các tình huống minh họa
2.1 - Điều 1: Phạm vi sử dụng UCP
TÌNH HUỐNG 1
Sau ngày 01/07/2007, các phiên bản UCP trước đó ( từ UCP 82 tới UCP 500 ) còn
được áp dụng trong giao dịch thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ hay không? Giải quyết:
Câu trả lời là vẫn được áp dụng nếu như trong L/C dẫn chiếu là áp dụng UCP đó.
Vì theo điều 1 UCP 600 thì UCP 600 là những điều luật áp dụng cho tất cả các tín
dụng chứng từ ( kể cả Thư tín dụng dự phòng trong chừng mực bản quy tắc có thể áp
dụng được) khi nội dung của Thư tín dụng ghi rõ nó tuân theo bản quy tắc này.
Có nghĩa là: L/C chỉ áp dụng UCP 600 khi trong L/C ghi rõ tham chiếu UCP 600. Khi
một phiên bản UCP mới ra đời thì các phiên bản UCP trước đó vẫn còn nguyên giá trị
hiệu lực nếu các bên thỏa thuận áp dụng UCP đó. Vì xét cho cùng thì UCP vẫn chỉ là
một tập quán quốc tế. Sự ra đời của một bản UCP chỉ mang tính chất bổ sung, hoàn
thiện những bản trước đó. Vì vậy nếu L/C dẫn chiếu là UCP nào thì sẽ áp dụng UCP
đó. Ví dụ như LC dẫn chiếu là theo UCP 500 thì sẽ áp dụng theo UCP 500.
Nhưng theo xu thế hiện đại, người ta chuyển sang dung UCP 600 ngày càng nhiều vì
tính hoàn thiện của nó so với các bản trước.
TÌNH HUỐNG 2
Nếu một bức L/C quy định áp dụng UCP 600 và kèm theo yêu cầu “ ngoại trừ điều
….. về ……”. Bức L/C như trên có được chấp nhận hay không?
Giải quyết :
Câu trả lời là vẫn được chấp nhận.
Vì theo điều 1 UCP 600 thì “ Bản quy tắc ràng buộc tất cả các bên trừ khi Thư tín
dụng quy định khác hay loại trừ bớt” có nghĩa là khi bức L/C dẫn chiếu là áp dụng
UCP 600 nhưng có thể loại trừ một số điều khoản cho phù hợp với lợi ích của các bên
liên quan hay theo yêu cầu của bên nào đó.
2.2 - Điều 2: Các định nghĩa
TÌNH HUỐNG 1
Công ty Phát Tài, Việt Nam kí hợp đồng nhập khẩu xe máy từ công ty Honda, Nhật Bản.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Quy trình mở L/C như sau:
• Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, công ty Phát Tài viết giấy đề nghị mở
L/C gởi đến ngân hàng Vietcombank (VCB).
• VCB đồng ý và lập LC gửi cho công ty Honda thông qua chi nhánh VCB ở Nhật Bản.
• Chi nhánh VCB ở Nhật Bản nhận được thư tín dụng của VCB ( Việt Nam)
gởi đến, VCB (Nhật Bản) tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng,
rồi chuyển bản chính L/C cho công ty Honda dưới hình thức văn bản
nguyên văn. Tuy nhiên công ty Honda yêu cầu L/C phải có sự xác nhận của
ngân hàng ANZ chi nhánh tại Nhật Bản
• Trong L/C có ghi rõ L/C có giá trị trả ngay tại Ngân hàng Sacombank
Giả sử các ngân hàng được nêu đều có chi nhánh tại Nhật Bản
Xác định các đối tượng có liên quan?
Giải quyết :
• Người xin mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu, công ty Phát Tài, Việt Nam
• Ngân hàng phát hành: ngân hàng VCB, Việt Nam
• Ngân hàng thông báo: ngân hàng VCB, Nhật Bản
• Ngân hàng xác nhận: ngân hàng ANZ, Nhật Bản
• Ngân hàng được chỉ định: ngân hàng Sacombank, Nhật Bản
• Người hưởng lợi: nhà xuất khẩu, công ty Honda, Nhật Bản. Theo điều 2 UCP 600
Người xin mở thư tín dụng là người yêu cầu phát hành thư tín dụng.
Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành ra Thư tín dụng theo yêu cầu của người
xin mở Thư tín dụng hay phát hành Thư tín dụng nhân danh chính nó.
Ngân hàng xác nhận là ngân hàng thêm vào sự xác nhận của nó cho một Thư tín dụng
theo yêu cầu hoặc ủy quyền của ngân hàng phát hành.
Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà Thư tín dụng có giá trị tại nó hoặc bất cứ
ngân hàng nào trong trường hợp Thư tín dụng có giá trị tại một ngân hàng bất kỳ.
Người hưởng lợi là người thụ hưởng giá trị của tín dụng thư được phát hành.
Ngân hàng thông báo là ngân hàng thông báo Thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trường hợp thanh toán nào sau đây được xem là thanh toán đúng hạn:
a) Chấp nhận thanh toán nếu LC có giá trị trả ngay
b) Cam kết trả sau nếu LC có giá trị trả sau
c) Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền vào ngày đáo hạn
nếu LC có giá trị chấp nhận. d) Cả B và C đều đúng
Đáp án: C
Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền vào ngày đáo hạn nếu LC có giá trị chấp nhận. Vì theo điều 2 UCP 600
Thanh toán ( đúng hạn ) nghĩa là :
- Trả ngay nếu Thư tín dụng có giá trị trả ngay.
- Cam kết trả sau và trả tiền đúng ngày đến hạn thanh toán nếu Thư tín dụng có giá trị trả sau.
- Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền vào ngày đáo hạn
nếu Thư tín dụng có giá trị chấp nhận.
A sai vì theo điều 2 UCP 600 thì sẽ trả ngay nếu UCP có giá trị trả ngay chứ không
phải là chấp nhận thanh toán.
B thiếu vì theo điều 2 UCP 600 thì cam kết trả sau và phải trả tiền đúng ngày đến hạn
thanh toán nếu như Thư tín dụng có giá trị trả sau. D sai vì B sai.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
1. Phù hợp với các điều kiện và điều khoản của LC
2. Tuân thủ theo nội dung của UCP 600
3. Tuân thủ theo nội dung của URC 522
4. Tuân thủ theo nội dung của ULB 1930
5. Tuân thủ theo nội dung của Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn ISBP
Theo UCP 600, Bộ chứng từ thanh toán hợp lệ đồng thời thỏa mãn các điều kiện: a. 1,3,4 b. 1,2 c. 1,2,5 d. 1,2,3,5
Đáp án : C Vì theo điều 2 UCP 600
Việc xuất trình chứng từ hợp lệ là việc xuất trình chứng từ phù hợp theo các điều kiện
và điều khoản của Thư tín dụng, những quy định áp dụng cho bản quy tắc này và tập
quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBP).
TÌNH HUỐNG 2
Giả sử L/C quy định ngân hàng Vietcombank sẽ thanh toán theo cam kết trả sau vào
ngày 2/5/2012. Nhưng do ngày 30/4 và 1/5 trùng vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Nên
ngày thứ hai 2/5 ngân hàng sẽ nghỉ bù. Như vậy sau khi làm việc lại vào ngày 3/5 thì
ngân hàng sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu. Như vậy có không tuân thủ thời gian
thanh toán đúng hạn không ? Giải quyết:
Ngân hàng Vietcombank làm như vậy không hề sai. Vì theo điều 2 UCP 600 có quy
định: Ngày làm việc của ngân hàng là ngày mà ngân hàng thường mở cửa làm việc tại
một nơi mà hành động tuân thủ theo bản quy tắc được thực hiện.
Ngày 2/5 không phải là ngày làm việc của ngân hàng Vietcombank nên ngân hàng
không có trách nhiệm phải thanh toán theo cam kết. Nhưng sau đó vào ngày 3/5 khi
ngân hàng làm việc lại phải thanh toán theo cam kết.
2.3 - Điều 3: Giải thích
TÌNH HUỐNG 1
Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu xe máy từ công ty Honda tại Nhật Bản, công ty
Phát Tài ở Việt Nam đã yêu cầu ngân hàng Vietcombank ( VCB ) mở một L/C, ngân
hàng VCB sau khi xem xét đã đồng ý và mở một L/C (trong bức L/C không hề chỉ rõ
là được hủy ngang hay không) theo yêu cầu của công ty Phát Tài và gửi cho công ty
Honda thông qua ngân hàng VCB Nhật Bản. sau khi công ty Honda giao hàng, ngân
hàng VCB đã thông báo cho công ty Honda rằng L/C đã bị hủy theo yêu cầu của công
ty Phát Tài, vì công ty này cho rằng trên L/C không hề có quy định được hủy ngang hay không.
Hỏi công ty Phát Tài và ngân hàng VCB làm vậy là đúng hay sai? Tại sao? Giải quyết:
Cả công ty Phát Tài và ngân hàng VCB đều sai. Vì theo điều 3 UCP 600 quy định:
Một thư tín dụng không hủy ngang ngay cả khi nó không ghi rõ điều này.
Vì vậy dù trên L/C không hề ghi rỏ là có hủy ngang hay không thì công ty Phát Tài và
ngân hàng VCB cũng không được tùy tiện hủy ngang L/C. L/C chỉ được hủy khi có
được sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia.
TÌNH HUỐNG 2
Trong L/C yêu cầu :” Beneficiary’s certificate that they have sent orginal Bill of
Lading to the Applicant as soon as possible after shipment.”
Chữ “as soon as possible” như trên có hợp lệ ( có bị cấm sử dụng trong LC ) hay
không, và nếu hợp lệ thì được hiểu như thế nào ? Giải quyết:
Đoạn yêu cầu trong L/C kể trên được tạm dịch là: “ giấy xác nhận của người thụ
hưởng L/C phải nêu rõ đã gửi một bản vận đơn gốc ngay khi có thể cho người làm
đơn xin mở L/C sau khi giao hàng ”.
Theo điều 3 UCP 600 quy định: Trừ khi được yêu cầu sử dụng trong Thư tín dụng,
các từ như: “prompt – nhanh chóng”, “ immediately - ngay lập tức”, hay “ as soon as
possible - càng sớm càng tốt” sẽ bị bỏ qua.
Do đó, không bị cấm sử dụng chữ “As soon as possible”. Vậy chữ “as soon as
possible” hay “ngay” được hiểu là: nên thể hiện chữ này trên giấy xác nhận của người
thụ hưởng và ngân hàng sẽ không xem xét hay quan tâm rằng người bán có tiến hành
gửi ngay khi có thể cho người làm đơn mở L/C hay không.
Tình huống minh họa và câu hỏi trắc nghiệm về một số từ chỉ thời gian được sử dụng
Công ty Honda xuất khẩu 1 lô hàng sang Việt Nam, L/C có ghi:
SHIPMENT DATE : ON 130331 (Ngày giao hàng vào ngày 31/03/2013)
DATE AND PLACE OF EXPIRY : 130410 IN JAPAN (Thời gian hết hiệu lực
của L/C là 10/4/2013 tại Nhật Bản )
Hỏi Công ty Honda giao hàng vào ngày 4/4/2013 có được coi là hợp lệ không? Giải quyết:
Theo điều 3 UCP 600 quy định: Thành ngữ “ ON – vào ” hay “ ABOUT - vào khoảng
” hay từ tương tự sẽ được giải thích là một sự kiện xảy ra trong khoản thời gian 5 ngày
lịch trước cho đến 5 ngày lịch sau ngày xác định cụ thể, kể cả ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
Vì vậy nếu theo L/C thì công ty Honda có thể giao hàng từ ngày 26/3 cho tới ngày 5/4
( 11 ngày ) thì đều hợp lệ. Do đó, công ty Honda giao hàng vào ngày 4/4 là đúng theo quy định của L/C.
Trong trường hợp khác, nếu L/C quy định ngày giao hàng là vào đầu hoặc giữa hoặc
cuối tháng 7 thì khoảng thời gian thực hiện việc giao hàng hợp lý sẽ là ngày nào? Giải quyết:
Theo điều 3 UCP 600 quy định:Những từ “beginning - đầu ”, “ middle - giữa”, “ end -
cuối ” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng từ ngày 1 đến ngày 10, từ ngày 11 đến
ngày 20 và từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của tháng, tính cả ngày đầu và ngày cuối.
Vì vậy nếu trong các trường hợp L/C quy định ngày giao hàng là đầu hoặc giữa hoặc
cuối tháng 7 thì các khoảng thời gian hợp lý để tiến hành giao hàng lần lượt là: từ
ngày 1 đến ngày 10/7, từ ngày 11 đến 20/7, từ ngày 21 đến 31/7, kể cả ngày 1, 10,11,20,21,31.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 : Một L/C quy định: “Shipment to be made between
June 15,2012 and July 15, 2012). Hỏi: ngày giao hàng sớm nhất và muộn nhất ? a. 15/6 và 14/7 b. 16/6 và 15/7 c. 16/6 và 14/7 d. 15/6 và 15/7
Đáp án : D
Theo điều 3 UCP 600: quy định:Những từ “đến”, “cho đến”, “từ” và “giữa” khi sử
dụng để xác định một khoản thời gian thì nó bao gồm cả ngày hay những ngày được
đề cập, và từ “trước”, “sau” thì trừ ngày được đề cập ra.
Ngày giao hàng sớm nhất là ngày 15/6/2012
Ngày giao hàng muộn nhất là ngày 15/7/2012
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 : L/C quy định như sau: “A draft is drawn at 30 days
from shipment date”, shipment date: Jan. 01, 2012. Hỏi: ngày thanh toán hối phiếu là ngày nào? a. 31/01/2012 b. 30/01/2012 c. 01/02/2012
d. Không phải các ngày trên
Đáp án : câu a
Theo điều 3 UCP 600 Ngày thanh toán hối phiếu là ngày 31/1/2012.(không kể ngày 1/1/2012 ).
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3 Chọn câu đúng
a) Một chứng từ không được ký bằng chữ ký đục lỗ.
b) Ngân hàng được chỉ định có thể chiết khấu Hối phiếu được ký phát cho mình.
c) Các chi nhánh của một ngân hàng ở những nước khác nhau được coi là những
ngân hàng phụ thuộc lẫn nhau.
d) Người xuất trình chứng từ là người thụ hưởng, ngân hàng hay một bên khác mà
thực hiện việc xuất trình chứng từ.
Đáp án : D vì theo điều 2 UCP 600
Người xuất trình chứng từ là người thụ hưởng, ngân hàng hay một bên khác mà thực
hiện việc xuất trình chứng từ.
A sai vì theo điều 3 UCP 600 : Một chứng từ có thể ký bằng chữ ký tay, chữ ký bằng
máy fax, chữ ký đục lỗ, con dấu, ký hiệu hay bất cứ phương pháp chứng thực bằng
điện tử hay máy móc nào.
B sai vì theo điều 2 UCP 600: Chiết khấu nghĩa là việc mua lại hối phiếu của ngân
hàng được chỉ định (Hối phiếu này ký phát cho một ngân hàng khác mà không phải là
ngân hàng chỉ định). Vì vậy Ngân hàng được chỉ định không được chiết khấu hối phiếu ký phát cho mình.
C sai vì theo điều 3 UCP 600 : Các chi nhánh của một ngân hàng ở những nước khác
nhau được coi là những ngân hàng độc lập với nhau.
2.4 - Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng :
TÌNH HUỐNG 1
Công ty Phát Tài nhập khẩu xe máy từ công ty Honda ở Nhật Bản. Công ty Phát
Tài đã yêu cầu Ngân hàng Vietcombank ( VCB ) mở L/C (L/C có giá trị trả sau), và
đã được VCB chấp nhận mở L/C và mở L/C.
Công ty Honda đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ
chứng từ hợp lệ và yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C. Ngân hàng
đã cam kết sẽ thanh toán.
Sau khi nhận bộ chứng từ, VCB đã yêu cầu công ty Phát Tài thanh toán để nhận
bộ chứng từ, nhưng lúc này công ty Phát Tài đã bị phá sản không thể thanh toán
cho bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là hợp đồng thương mại đã không thể tiếp
tục vì một bên tham gia trong hợp đồng đã không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.
Vậy trong trường hợp này, ngân hàng VCB có thanh toán cho công ty Honda khi đến hạn hay không? Giải quyết:
Trong trường hợp này, ngân hàng VCB sẽ áp dụng theo điều 4 khoản a UCP 600
: “ Một thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với hợp đồng
thương mại hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho thư tín dụng. Ngân
hàng không có ràng buộc gì với hợp đồng như vậy, ngay cả khi trong thư tín
dụng dẫn chiếu đến những hợp đồng này… “. Ta thấy rằng : L/C là một văn bản
thể hiện sự cam kết giữa Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng nên mặc dù
L/C được lập dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng L/C hoàn toàn độc
lập với hợp đồng thương mại.
Do đó, việc thanh toán cho thư tín dụng của ngân hàng là độc lập với người yêu
cầu mở L/C. tức là dù cho người yêu cầu mở L/C có phá sản, mất khả năng
thanh toán hay thậm chí ngay cả khi người thụ hưởng vi phạm hợp đồng thì
ngân hàng vẫn phải thanh toán cho giá trị của bức L/C, nếu người thụ hưởng
xuất trình được bộ chứng từ đúng hạn đáp ứng đúng và đầy đủ các điều kiện
được quy định trong L/C. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành VCB sẽ
thanh toán cho công ty Honda, theo như L/C, do công ty Honda đã thực hiện đúng
và đầy đủ các điều kiện như trong L/C.
TÌNH HUỐNG 2
Công ty Quốc Thiên nhập khẩu máy dệt từ công ty Soda ở Nhật Bản. Công ty
Quốc Thiên có quan hệ mật thiết với ngân hàng Vietcombank ( VCB ), và đã yêu
cầu VCB mở L/C (L/C có giá trị trả sau), và đã được VCB chấp nhận mở L/C và mở L/C.
Công ty Soda đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ
chứng từ hợp lệ và yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C. Ngân hàng
đã cam kết sẽ thanh toán.
Sắp đến thời hạn thanh toán, công ty Quốc Thiên nhận thấy máy dệt trong thời
gian qua hoạt động không tốt, năng suất thấp. Công ty Quốc Thiên dựa vào mối
quan hệ của mình để yêu cầu VCB từ chối thanh toán cho công ty Soda. Hỏi VCB
có quyền từ chối thanh toán hay không? Giải quyết:
Theo điều 4 khoản a UCP quy định: “…Vì thế, cam kết của ngân hàng về việc
thanh toán , chiết khấu, hay thực thi bất cứ nghĩa vụ nào của thư tín dụng không
phụ thuộc vào sự khiếu nại, biện hộ của người mở phát sinh từ mối quan hệ
của người mở với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng…”
Do tính chất độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại nên trách nhiệm của
ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi tranh chấp xảy ra. Ngay khi bên xuất khẩu
giao hàng, và thực hiện xuất trình Bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng không có
quyền từ chối thanh toán, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng.
Do đó, trong trường hợp này, ngân hàng VCB không thể từ chối thanh toán cho
công ty Soda, kể cả trong trường hợp có quan hệ thân thiết với công ty Quốc Thiên..
TÌNH HUỐNG 3
Để đảm bảo an toàn, người xin mở L/C có nên đính kèm hợp đồng thương mại
với đơn xin mở L/C hay không ? Giải quyết:
Theo điều 4 khoản b UCP 600 quy định : ´Một ngân hàng phát hành không
khuyến khích bất kì cố gắng nào của người mở để đưa những bản hợp đồng
tiềm ẩn, hóa đơn tạm và những cái tương tự như vậy vào thư tín dụng như một
bộ phận không thể tách rời “ .
Việc đính kèm thêm hợp đồng thương mại là không cần thiết. Vì hợp đồng
thương mại và L/C là độc lập dù có được dẫn chiếu trong L/C.
2.5 - Điều 5: Các chứng từ hàng hóa,
dịch vụ hoặc thực hiện TÌNH HUỐNG
Theo hợp đồng đã ký kết với công ty Honda tại Nhật Bản, công ty Phát Tài với
vai trò là nhà nhập khẩu xe máy đã yêu cầu ngân hàng Vietcombank ( VCB ) mở
một L/C, ngân hàng này sau khi xem xét đã đồng ý và tiến hành mở và gửi L/C
đến công ty Honda thông qua ngân hàng VCB tại Nhật Bản. Và quá trình thanh
toán được tiến hành. Nhưng sau khi đã thanh toán tiền cho ngân hàng và nhận
bộ chứng từ, công ty Phát Tài đã phát hiện một số chứng từ bị làm giả, và chính
vì vậy đã làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty này. Cho nên
công ty Phát Tài kiện ngân hàng mở L/C là VCB về việc không phát hiện ra bộ
chứng từ giả. Hỏi: Công ty Phát Tài làm vậy đúng hay sai ? Tại sao ? Giải quyết:
Công ty Phát Tài hoàn toàn sai. Vì theo điều 5 UCP 600 quy định: “ Chứng từ và
hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ
chứ không phải hàng hóa, dịch vụ hay giao dịch khác mà chứng từ có thể liên
quan.” Điều đó có nghĩa là ngân hàng chỉ kiểm tra việc xuất trình chứng từ, trên
cơ bản chỉ dựa vào chứng từ để xác định trên bề mặt chứng từ có hợp lệ hay
không. Tức là ngân hàng chỉ kiểm tra sự phù hợp của chứng từ so với các điều
khoản và điều kiện của L/C, chứ không chịu trách nhiệm về các vấn đề khác, kể
cả trong việc chứng từ có bị làm giả hay không.
2.6 - Điều 6: Có giá trị thanh toán, ngày
và nơi hết hạn hiệu lực cho việc xuất trình
TÌNH HUỐNG 1
Một L/C do ngân hàng Vietinbank phát hành cho công ty xuất nhập khẩu Nong
Poy mới thành lập ở Thái Lan, quy định có giá trị thanh toán tại ngân hàng ANZ
chi nhánh Thái Lan. Và trên quan điểm của công ty Nong Poy – một công ty chưa
có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế, họ cho rằng L/C này
chỉ có giá trị thanh toán tại ANZ mà thôi, các ngân hàng khác bao gồm cả ngân
hàng Vietinbank đều không có trách nhiệm gì về việc thanh toán cho bộ chứng
từ hợp lệ. Chính vì vậy họ rất lo lắng vì nghĩ rằng nếu như khi xuất trình chứng
từ mà ngân hàng ANZ bị mất khả năng thanh toán thì sẽ không nhận được số
tiền thanh toán cho lượng hàng đã giao.
Hỏi công ty Nong Poy nghĩ vậy có đúng không? Tại sao ? Giải quyết:
Công ty Nong Poy suy nghĩ rằng L/C chỉ có giá trị thanh toán tại ANZ là sai. Vì
theo điều 6 khoản a UCP 600 quy định : “ Một thư tín dụng có giá trị tại một
ngân hàng được chỉ định thì cũng có giá trị tại ngân hàng phát hành. “
Nên L/C trên có giá trị thực hiện tại:
• Vietinbank (ngân hàng phát hành)
• ANZ tại chi nhánh Thái Lan ( ngân hàng được chỉ định )
Vì vậy giả sử như khi xuất trình bộ chứng từ mà ngân hàng ANZ không có khả
năng thanh toán thì công ty Nong Poy có thể đem bộ chứng từ đến ngân hàng
Vietinbank để xuất trình yêu cầu thanh toán.
TÌNH HUỐNG 2
Công ty Thành Tín tại Việt Nam viết giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng
Phương Đông ( OCB ) mở L/C để yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho công ty
La Nina tại Tây Ban Nha. Nhưng trong giấy đề nghị mở L/C này không ghi rõ
cách thức thực hiện trả tiền. Như vậy là đúng hay sai? Giải quyết:
Giấy đề nghị mở L/C không ghi rõ cách thức thực hiện trả tiền là sai. Vì theo
điều 6 khoản b UCP 600 quy định: “ Một thư tín dụng phải ghi rõ nó có giá trị
thanh toán bằng trả ngay ( sight payment ), trả sau ( deffered payment ), chấp
nhận ( acceptance ) hay chiếu khấu ( negotiation ).
TÌNH HUỐNG 3
Công ty Nhật Linh đã nhập khẩu bia từ công ty Chang của Hong Kong. Công ty
Nhật Linh đã viết giấy đề nghị mở L/C (L/C có giá trị trả chậm) gửi đến ngân
hàng ACB và ngân hàng đã đồng ý mở và đã gửi L/C cho công ty Chang. Sau khi
giao hàng và lập bộ chứng từ, công ty Chang đã đem bộ chứng từ cùng với hối
phiếu có ghi ký phát cho công ty Nhật Linh đến ngân hàng ACB yêu cầu thanh toán
Hỏi bộ chứng từ này có hợp lệ không ? Tại sao ? Giải quyết:
Bộ chứng từ này không hợp lệ. Vì theo điều 6 khoản c UCP 600 quy định: “Một
thư tín dụng không được phát hành là có giá trị thanh toán bằng hối phiếu ký phát cho người mở “ .
Điều đó nghĩa là: Hối phiếu phát hành phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C
hoặc đòi tiền ngân hàng được chỉ định thanh toán (trong phương thức tín dụng
chứng từ). Bởi vì L/C là sự cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người thụ
hưởng và tuyệt đối không phải là sự cam kết thanh toán của nhà nhập khẩu đối
với người thụ hưởng. Hay nói cách khác là vì L/C độc lập với hợp đồng thương
mại. khi ngân hàng đã phát hành L/C thì tức là nó đã chính thức tạo ra một trách
nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng của ngân hàng phát hành L/C nếu như
người thụ hưởng có thể xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
TÌNH HUỐNG 4
Một thư tín dụng được phát hành vào ngày 1/6/2012, có quy định ngày hết hạn
hiệu lực là ngày 28/7/2012 nhưng lại không quy định ngày hết hạn xuất trình
chứng từ. Hỏi L/C này có hợp lệ không khi mà trong điều 6 khoản d(i) UCP 600
có quy định: thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn để xuất trình chứng từ ? Giải quyết:
L/C này vẫn hợp lệ vì cũng theo UCP 600 nếu L/C không ghi rõ ngày hết hạn
xuất trình chứng từ thì được hiểu là 21 ngày sau ngày giao hàng ( điều 14 ). Bên
cạnh đó trong điều 6 khoản d(i) Ucp 600 quy định: ngày hết hạn hiệu lực
thanh toán hay chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn xuất trình chứng từ.
Ví dụ: nếu như nhà xuất khẩu giao hàng vào ngày 30/6/20xx thì ngày hết hạn
xuất trình chứng từ sẽ là ngày 21/7/20xx trong trường hợp ngày hết hạn hiệu
lực thanh toán hoặc chiết khấu không trước ngày 21/7/2012 ( nhưng nếu giả
sử ngày hết hạn hiệu lực thanh toán hay chiết khấu là ngày 19/7/2012 thì ngày
hết hạn xuất trình chứng từ sẽ là ngày 19/7/2012 ).
TÌNH HUỐNG 5
Một L/C do ngân hàng Viettinbank phát hành cho công ty Toto tại Italy, có sự xác
nhận của ngân hàng HSBC, chi nhánh Italy. ngoài ra trong L/C còn quy định rằng
nó có giá trị thanh toán tại ngân hàng Standard Chartered, chi nhánh Italy. vậy
khi xuất trình bộ chứng từ công ty nên xuất trình chứng từ cho ngân hàng nào? • Ngân hàng Viettinbank
• Ngân hàng HSBC, chi nhánh Italy
• Ngân hàng Standard Chartered, chi nhánh Italy
• Ngân hàng nào trong ba ngân hàng trên đều được Giải quyết
Theo điều 6 khoản d(ii) UCP 600 quy định: ” Nơi của ngân hàng mà thư tín
dụng có giá trị tại ngân hàng đó la nơi xuất trình chứng từ” . Vì vậy công ty Toto
có thể xuất trình chứng từ tại bất cứ ngân hàng nào trong ba ngân hàng được nêu cũng được.
Một trường hợp khác, nếu L/C có quy định có giá trị tại bất kỳ ngân hàng nào
thì, công ty Toto có thể xuất trình chứng từ tại ngân hàng nào mình muốn cũng được.
TÌNH HUỐNG 6 L/C có quy định:
Chứng từ phải xuất trình trước ngày 1/8/2012
Ngày hết hiệu lực của L/C là ngày 15/8/2012
Vậy người thụ hưởng L/C phải xuất trình chứng từ vào ngày nào ? Giải quyết:
Theo điều 6 khoản e UCP 600 quy định: “ Trừ quy định tại điều 29(a), việc
xuất trình chứng từ bởi người thụ hưởng hoặc nhân danh người thụ hưởng phải
được thực hiện trước hoặc vào ngày hết hạn “ . Tức là chứng từ phải xuất trình
trễ nhất là vào ngày 31/7/2012 thì mới hợp lệ.
Cũng trường hợp như trên, giả sử ngày 1/8/2012 là ngày chủ nhật, thì việc xuất
trình chứng từ sẽ được gia hạn sang ngày làm việc trở lại đầu tiên của ngân
hàng, tức là ngày thứ hai 2/8/2012 ( theo điều 29a UCP 600 ). Tuy nhiên, nếu
ngày cuối cùng để xuất trình chứng từ là ngày ngân hàng không làm việc vì các
nguyên nhân bất khả kháng nào nói trong điều 36 của UCP 600, thì ngân hàng có
quyền từ chối chứng từ xuất trình trong và sau ngày đó. Rủi ro này thuộc về người thụ hưởng.
2.7 - Điều 7: Cam kết của Ngân Hàng phát hành
TÌNH HUỐNG 1
Công ty Dung Pham tại Việt Nam ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm của mình với
công ty Kem Tuyết tại Mỹ. Dựa theo yêu cầu của Kem Tuyết và các chứng từ liên
quan, HSBC đã đồng ý mở L/C (L/C trả ngay) gửi cho Dung Pham thông qua ngân
hàng thông báo là Vietinbank, L/C quy định ngân hàng chỉ định là Sacombank. Sau đó
công ty Dung Pham đã đem bộ chứng từ hợp lệ đến Sacombank để yêu cầu thanh toán
nhưng Sacombank không chấp nhận.
Vậy ngân hàng nào sẽ thanh toán cho công ty Dung Pham? Giải quyết:
Dựa vào điều 7 khoản a(ii) UCP 600 quy định: ngân hàng phát hành phải thanh toán
cho người thụ hưởng khi L/C có giá trị trả ngay tại ngân hàng được chỉ định và ngân
hàng này không thanh toán.
Vậy trong trường hợp này ngân hàng HSBC sẽ phải thanh toán cho công ty Dung Pham
TÌNH HUỐNG 2
Công ty Dung Pham tại VN kí kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm của mình cho công
ty Kem Tuyết tại Mỹ. Dựa theo yêu cầu của công ty Kem Tuyết và các chứng từ có
liên quan, ngân hàng HSBC đã phát hành L/C, trong đó quy định ngân hàng chỉ định
là Sacombank. Sau đó, công ty Kem Tuyết xuất trình Bộ chứng từ hợp lệ cho
Sacombank yêu cầu chiết khấu nhưng Sacombank không đồng ý.
Vậy trong trường hợp này ngân hàng nào sẽ thanh toán cho công ty Dung Pham? Giải quyết:
Dựa vào điều 7 khoản a(v)UCP 600quy định: ngân hàng phát hành phải thanh toán
đúng hạn nếu L/C có giá trị là chiết khấu tại ngân hàng chỉ định và ngân hàng được
chỉ định đó không chiết khấu.
Vậy trường hợp này ngân hàng HSBC phải thanh toán đúng hạn cho công ty Dung Pham.
TÌNH HUỐNG 3
Dựa theo yêu cầu của công ty Kem Tuyết và các chứng từ có liên quan, ngân hàng
HSBC phát hành L/C trả ngay, trong đó quy định ngân hàng chỉ định là Sacombank,
gửi cho công ty Dung Pham thông qua ngân hàng thông báo là Vietinbank. Sau đó
công ty Dung Pham mang bộ chứng từ hợp lệ đến cho Sacombank và được chấp nhận thanh toán.
Vậy ngân hàng nào sẽ hoàn trả cho Sacombank? Giải quyết:
Theo điều 7 khỏan c UCP 600 quy định: ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả cho
ngân hàng được chỉ định mà ngân hàng này đã thực hiện việc thanh toán hay chiết
khấu cho Bộ chứng từ hợp lệ đã chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành.
Vậy trong trường hợp này, Sacombank sau khi thanh toán cho công ty Dung Pham sẽ
chuyển bộ chứng từ đến HSBC. HSBC xem xét nếu bộ chứng từ hợp lệ thì thực hiện hoàn trả cho Sacombank.
TÌNH HUỐNG 4
Công ty Kem Tuyết tại Mỹ nhập khẩu hàng hóa của công ty Dung Pham tại Việt Nam.
L/C do HSBC phát hành quy định có giá trị trả chậm tại ngân hàng được chỉ định
Sacombank. Ngày hết hiệu lực của L/C là 30/9/2012.Vào ngày 22/9/2012 người thụ
hưởng đã mang bộ chứng từ hợp lệ đến Sacombank yêu cầu thanh toán sau 90 ngày,
tức vào ngày 21/12/2012. Nhưng đến ngày 15/12/2012 Sacombank đã thanh toán
trước theo yêu cầu của người thụ hưởng.
Vậy ngân hàng phát hành sẽ phải hoàn trả cho ngân hàng chỉ định vào ngày nào? a. 15/12/2012 b. 16/12/2012 c. 20/12/2012 d. 21/12/2012 Giải quyết:
Theo điều 7 khoản c UCP 600 quy định: việc hoàn trả cho số tiền của bộ chứng từ
hợp lệ theo thư tín dụng có giá trị bằng chấp nhận hay trả sau sẽ được thực hiện vào
ngày đáo hạn cho dù ngân hàng được chỉ định có trả trước hay mua vào trước ngày
đáo hạn hay không. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả cho một ngân
hàng được chỉ định độc lập với cam kết của ngân hàng xác nhận với người thụ hưởng.
Vậy trong trường hợp này, ngân hàng sẽ hoàn trả cho ngân hàng Sacombank vào ngày 21/12/2012.
2.8 - Điều 8: Cam kết của Ngân Hàng xác nhận
TÌNH HUỐNG 1
Ngân hàng HSBC theo yêu cầu của công ty Kem Tuyết tại Mỹ đã phát hành một L/C
gửi cho người thu hưởng tại Việt Nam thông qua ngân hàng thông báo Vietinbank.
L/C có giá trị trả ngay tại ngân hàng chỉ định là Sacombank và L/C đã được ngân
hàng Vietcombank xác nhận. Sau đó người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ đến ngân
hàng Sacombank để yêu cầu thanh toán, nhưng ngân hàng này đã không chấp nhận
thanh toán. Vậy ngân hàng nào phải thanh toán cho người thụ hưởng? Giải quyết:
Theo điều 8 khoản a(i) UCP 600 quy định: miễn là chứng từ quy định được xuất
trình tới ngân hàng xác nhận hay bất kỳ một ngân hàng được chỉ định nào khác và
chúng hợp lệ thì ngân hàng xác nhận phải thanh toán đúng hạn cho người thụ hưởng
khi L/C có giá trị trả ngay tại ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không trả
Vậy trong trường hợp này người thụ hưởng có thể mang bộ chứng từ hợp lệ đến ngân
hàng Vietcombank để yêu cầu thanh toán. Hoặc theo điều 7 UCP 600 thì người thụ
hưởng còn có thể mang bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành HSBC để xuất trình.
TÌNH HUỐNG 2
Ngân hàng xác nhận thực hiện … nếu L/C quy định chiết khấu tại …?
a. Chiết khấu miễn truy đòi – ngân hàng xác nhận
b. Chiết khấu – ngân hàng chỉ định
c. Chiết khấu và chiết khấu miễn truy đòi – ngân hàng thông báo
d. Chiết khấu và chiết khấu miễn truy đòi – ngân hàng xác nhận Giải quyết:
Theo điều 8 khoản a(ii) UCP 600 quy định: miễn là chứng từ quy định được xuất
trình tới ngân hàng xác nhận hay bất kỳ một ngân hàng được chỉ định nào khác và
chúng hợp lệ thì ngân hàng xác nhận phải chiết khấu miễn truy đòi nếu L/C có giá
trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.
TÌNH HUỐNG 3
Sau khi giao hàng, người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ hợp lệ đến Sacombank-
ngân hàng được chỉ định trong L/C yêu cầu thanh toán sau 90 ngày, tức là vào ngày
21/12/2012. ngân hàng Vietcombank đã thêm xác nhận của mình vào L/C. Nhưng đến
ngày 15/12/2012 Sacombank đã thanh toán trước theo yêu cầu của người thụ hưởng.
Vậy ngân hàng Vietcombank sẽ phải hoàn trả cho ngân hàng chỉ định vào ngày nào? Giải quyết:
Theo điều 8 khoản c UCP 600 quy định: việc hoàn trả cho số tiền của bộ chứng từ
hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng có giá trị bằng chấp nhận hay trả sau được thực
hiện vào ngày đến hạn cho dù ngân hàng được chỉ định có trả trước hay mua vào
trước ngày đáo hạn hay không. Cam kết của ngân hàng xác nhận về việc hoàn trả cho
một ngân hàng được chỉ định khác độc lập với cma kết của ngân hàng xác nhận với người thụ hưởng.
Vậy trong trường hợp này ngân hàng Vietcombank sẽ hoàn trả cho Sacombank vào ngày 21/12/2012
TÌNH HUỐNG 4
Dựa theo yêu cầu của công ty Kem Tuyết và các chứng từ có liên quan, HSBC đã phát
hành L/C gửi cho công ty Dung Pham thông qua ngân hàng thông báo là Vietinbank,
và yêu cầu Vietinbank xác nhận L/C.
Vậy Vietinbank không xác nhận có được hay không ? Giải quyết:
Theo điều 8 khoản d UCP 600 quy định:nếu một ngân hàng được ngân hàng phát
hành ủy quyền hay yêu cầu xác nhận một thư tín dụng nhưng nó chưa sẵn sàng để làm
như vậy thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành và có thể
thông báo thư tín dụng mà không cần xác nhận.
Vậy trong trường hợp này, Vietinbank có quyền không xác nhận L/C nhưng phát
thông báo không chậm trể cho HSBC và có thể thông báo thư tín dụng mà không cần xác nhận.