Tìm hiểu về 4 cấp độ của Tự kỷ luật - Xã hội học | Đại học Văn Lang

Tìm hiểu về 4 cấp độ của Tự kỷ luật - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

4 CẤP ĐỘ CỦA TỰ KỶ LUẬT - CHÌA KHÓA CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG
Jim Rohn từng nói rằng: "Chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau.
Đó là sự đau đớn của kỷ luật hay sự đau đớn của nỗi ân hận". Kỷ luật không
phải là thứ gì đó quá khó để nắm bắt, mà nó có thể đạt được qua nhiều cấp
độ khác nhau. Bài viết sau đây sẽ nói về 4 cấp độ của sự tự kỷ luật, thúc đẩy
bạn trên con đường đi đến thành công của mình.
Cấp độ 1: Cảm hứng và ý chí
Đây được xem là cấp độ dễ tạo dựng và cũng dễ biến mất khi làm một việc gì
đó. Ví dụ, khi nghe được người mà bạn thần tượng chia sẻ về một quyển đọc
sách thì nhiều khả năng bạn sẽ thấy mình có cảm hứng tìm đọc và mua
quyển sách sách đó. Hoặc khi lướt mạng xã hội, bạn thấy quá trình tập luyện
của một người nào đó giúp họ giảm được 30kg, ngay hôm sau bạn liền ra
quyết định sẽ luyện tập và lập tức mua cho mình những bộ đồ hay dụng cụ
để luyện tập.
Nhưng sự thật là những cuốn sách đã mua về chỉ đọc vài trang thì lại vứt vào
một góc. Hay những buổi tập hăng say nhanh chóng bị bỏ dở vì hàng tá lý do
như trời mưa, ăn no, hay tuần này chạy deadline công việc ở công ty quá
nhiều không có thời gian,... Tuy nhiên, không những bạn mà hầu hết chúng ta
ai cũng đã từng trải qua cảm giác này. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, niềm
tin vững chắc cùng một động lực đủ mạnh thì việc kỷ luật bản thân ở cấp độ
này cũng giống như một sợi chỉ, rất mỏng manh, chỉ cần kéo căng một tí là sẽ
đứt.
Cấp độ 2: Kỷ luật, thúc ép mình vào một lịch trình cụ thể
Ở cấp độ này, bạn sẽ bắt đầu có những mục tiêu rõ ràng và dùng ý chí cá
nhân để "thúc ép" bản thân để vượt qua những cám dỗ nhất thời, thoát khỏi
“sức ì” của chính mình để vươn đến việc hoàn thành mục tiêu. Trở lại ví dụ
trước đó, khi này bạn sẽ đặt mục tiêu đọc sách 30 phút mỗi ngày và luôn
mang theo sách bên mình để tranh thủ đọc bất cứ khi nào bạn rảnh. Bạn sẽ
đặt mục tiêu cho 3 buổi tập hàng tuần vào thứ 2,4,6 với thời lượng mỗi buổi
tập là 45 phút và cam kết dù có mệt mỏi cũng phải hoàn thành từng buổi tập.
Dù có sự rõ ràng về mục tiêu và cam kết, nhưng nhiều người đạt đến cấp độ
này, nếu chỉ dựa trên ý chí cá nhân, thì vẫn không thể tránh khỏi các tác
động của môi trường, hay cảm xúc tiêu cực nhất thời, lôi kéo bản thân trở lại
phiên bản tiêu cực trước đây. Một giải pháp cần thiết là các mục tiêu bạn đặt
ra không nên giữ nguyên, mà cần được đổi mới, linh hoạt và thông minh hơn
theo thời gian và khả năng của bản thân. Ngoài ra, bạn cần kết hợp thêm các
hình thức thưởng phạt hợp lý để có thể duy trì hành động liên tục, dần dần
hình thành nên thói quen.
Cấp độ 3: Thói quen
Đến cấp độ này, mọi hành động của bạn có thể xem là có sự nhất quán, giúp
tiết kiệm thời gian và nhiều năng lượng. Những việc bạn "cần làm" lúc nãy đã
trở nên đều đặn và dễ dàng thực hiện hơn chứ không còn "cố" để hoàn thành
như trước đây.
Trong tâm trí bạn hiểu rằng, việc đọc sách không còn phải đạt được bao
nhiêu phút, hay bao nhiêu cuốn, mà là để củng cố thêm kiến thức mới, giúp
bạn phát triển mỗi ngày. Bạn không còn tập thể dục chỉ để đánh dấu tích
hoàn thành vào lịch luyện tập của mình hay đã tập luyện được bao nhiêu
phút trong một buổi tập, giảm được bao nhiêu kg mà là để duy trì năng lượng
tích cực và đảm bảo thể trạng tốt nhất cho bản thân.
Đạt đến cấp độ này, bạn càng tạo ra nhiều thói quen tốt, tích cực, hay nói
cách khác là bạn đã trải qua những giai đoạn khổ luyện gian nan đến nhường
nào thì ắt cuộc sống của bạn càng trở nên tốt đẹp bấy nhiêu. Lúc này, giá trị
của bạn được gia tăng đáng kể, cả về sức khỏe, sự nghiệp, gia đình hay các
mối quan hệ.
Cấp độ 4: Đam mê, trở thành bản sắc cá nhân
Đây là cấp độ cuối cùng trong quá trị tự kỷ luật bản thân, khi việc "rèn luyện
sâu" một thói quen nào đó đã trở thành bản sắc của chính bạn. Nói một cách
đơn giản, bạn đọc sách là vì bạn là một người đam mê đọc sách. Bạn tập thể
dục vì bạn là một người đam mê, yêu thích vận động, thể thao, chăm lo cho
sức khỏe của mình.
Ở cấp độ này, vốn bạn chẳng cần đến động lực để làm việc gì đó, thậm chí
cũng chẳng cần đến các những thước đo cụ thể rõ ràng để hoàn thành công
việc của mình. Bạn làm và hành động liên tục, đơn giản vì đó là bạn mà thôi.
Hãy cố nghĩ về điều này.
Tóm lại khi bản thân thực sự dành thời gian, công sức, tâm trí,... cho một việc
gì đó, bạn sẽ không dễ dàng từ bỏ chỉ vì cám dỗ nhất thời. Khi trải qua được
từng cấp độ của sự tự kỷ luật, sự kỷ luật trong bạn sẽ giống như cọng dây
cước cao cấp, rất chắc chắn và bền bỉ, khi đó ắt diều sẽ bay rất cao. Mọi
nghịch cảnh lúc này chỉ giúp bạn ngày càng phát triển mà thôi, không điều gì
có thể thể cản bước bạn.
Chúc bạn thành công!
| 1/2

Preview text:

4 CẤP ĐỘ CỦA TỰ KỶ LUẬT - CHÌA KHÓA CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG
Jim Rohn từng nói rằng: "Chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau.
Đó là sự đau đớn của kỷ luật hay sự đau đớn của nỗi ân hận". Kỷ luật không
phải là thứ gì đó quá khó để nắm bắt, mà nó có thể đạt được qua nhiều cấp
độ khác nhau. Bài viết sau đây sẽ nói về 4 cấp độ của sự tự kỷ luật, thúc đẩy
bạn trên con đường đi đến thành công của mình.
Cấp độ 1: Cảm hứng và ý chí
Đây được xem là cấp độ dễ tạo dựng và cũng dễ biến mất khi làm một việc gì
đó. Ví dụ, khi nghe được người mà bạn thần tượng chia sẻ về một quyển đọc
sách thì nhiều khả năng bạn sẽ thấy mình có cảm hứng tìm đọc và mua
quyển sách sách đó. Hoặc khi lướt mạng xã hội, bạn thấy quá trình tập luyện
của một người nào đó giúp họ giảm được 30kg, ngay hôm sau bạn liền ra
quyết định sẽ luyện tập và lập tức mua cho mình những bộ đồ hay dụng cụ để luyện tập.
Nhưng sự thật là những cuốn sách đã mua về chỉ đọc vài trang thì lại vứt vào
một góc. Hay những buổi tập hăng say nhanh chóng bị bỏ dở vì hàng tá lý do
như trời mưa, ăn no, hay tuần này chạy deadline công việc ở công ty quá
nhiều không có thời gian,... Tuy nhiên, không những bạn mà hầu hết chúng ta
ai cũng đã từng trải qua cảm giác này. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, niềm
tin vững chắc cùng một động lực đủ mạnh thì việc kỷ luật bản thân ở cấp độ
này cũng giống như một sợi chỉ, rất mỏng manh, chỉ cần kéo căng một tí là sẽ đứt.
Cấp độ 2: Kỷ luật, thúc ép mình vào một lịch trình cụ thể
Ở cấp độ này, bạn sẽ bắt đầu có những mục tiêu rõ ràng và dùng ý chí cá
nhân để "thúc ép" bản thân để vượt qua những cám dỗ nhất thời, thoát khỏi
“sức ì” của chính mình để vươn đến việc hoàn thành mục tiêu. Trở lại ví dụ
trước đó, khi này bạn sẽ đặt mục tiêu đọc sách 30 phút mỗi ngày và luôn
mang theo sách bên mình để tranh thủ đọc bất cứ khi nào bạn rảnh. Bạn sẽ
đặt mục tiêu cho 3 buổi tập hàng tuần vào thứ 2,4,6 với thời lượng mỗi buổi
tập là 45 phút và cam kết dù có mệt mỏi cũng phải hoàn thành từng buổi tập.
Dù có sự rõ ràng về mục tiêu và cam kết, nhưng nhiều người đạt đến cấp độ
này, nếu chỉ dựa trên ý chí cá nhân, thì vẫn không thể tránh khỏi các tác
động của môi trường, hay cảm xúc tiêu cực nhất thời, lôi kéo bản thân trở lại
phiên bản tiêu cực trước đây. Một giải pháp cần thiết là các mục tiêu bạn đặt
ra không nên giữ nguyên, mà cần được đổi mới, linh hoạt và thông minh hơn
theo thời gian và khả năng của bản thân. Ngoài ra, bạn cần kết hợp thêm các
hình thức thưởng phạt hợp lý để có thể duy trì hành động liên tục, dần dần hình thành nên thói quen. Cấp độ 3: Thói quen
Đến cấp độ này, mọi hành động của bạn có thể xem là có sự nhất quán, giúp
tiết kiệm thời gian và nhiều năng lượng. Những việc bạn "cần làm" lúc nãy đã
trở nên đều đặn và dễ dàng thực hiện hơn chứ không còn "cố" để hoàn thành như trước đây.
Trong tâm trí bạn hiểu rằng, việc đọc sách không còn phải đạt được bao
nhiêu phút, hay bao nhiêu cuốn, mà là để củng cố thêm kiến thức mới, giúp
bạn phát triển mỗi ngày. Bạn không còn tập thể dục chỉ để đánh dấu tích
hoàn thành vào lịch luyện tập của mình hay đã tập luyện được bao nhiêu
phút trong một buổi tập, giảm được bao nhiêu kg mà là để duy trì năng lượng
tích cực và đảm bảo thể trạng tốt nhất cho bản thân.
Đạt đến cấp độ này, bạn càng tạo ra nhiều thói quen tốt, tích cực, hay nói
cách khác là bạn đã trải qua những giai đoạn khổ luyện gian nan đến nhường
nào thì ắt cuộc sống của bạn càng trở nên tốt đẹp bấy nhiêu. Lúc này, giá trị
của bạn được gia tăng đáng kể, cả về sức khỏe, sự nghiệp, gia đình hay các mối quan hệ.
Cấp độ 4: Đam mê, trở thành bản sắc cá nhân
Đây là cấp độ cuối cùng trong quá trị tự kỷ luật bản thân, khi việc "rèn luyện
sâu" một thói quen nào đó đã trở thành bản sắc của chính bạn. Nói một cách
đơn giản, bạn đọc sách là vì bạn là một người đam mê đọc sách. Bạn tập thể
dục vì bạn là một người đam mê, yêu thích vận động, thể thao, chăm lo cho sức khỏe của mình.
Ở cấp độ này, vốn bạn chẳng cần đến động lực để làm việc gì đó, thậm chí
cũng chẳng cần đến các những thước đo cụ thể rõ ràng để hoàn thành công
việc của mình. Bạn làm và hành động liên tục, đơn giản vì đó là bạn mà thôi.
Hãy cố nghĩ về điều này.
Tóm lại khi bản thân thực sự dành thời gian, công sức, tâm trí,... cho một việc
gì đó, bạn sẽ không dễ dàng từ bỏ chỉ vì cám dỗ nhất thời. Khi trải qua được
từng cấp độ của sự tự kỷ luật, sự kỷ luật trong bạn sẽ giống như cọng dây
cước cao cấp, rất chắc chắn và bền bỉ, khi đó ắt diều sẽ bay rất cao. Mọi
nghịch cảnh lúc này chỉ giúp bạn ngày càng phát triển mà thôi, không điều gì
có thể thể cản bước bạn. Chúc bạn thành công!