Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lịch sử | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lịch sử | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình
chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lịch sử. Hà Nội, tháng 9 năm 2022 1 LỜI MỞ ĐẦU
Trong 40 năm qua, từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa vào năm 1978, Trung
Quốc từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành một cường quốc lớn trên lOMoAR cPSD| 45469857
thế giới. Các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận, thành tích kinh tế mà Trung Quốc đã giành
được là “kỳ tích”. “Phép màu” kinh tế Trung Quốc thực sự vượt khỏi những quan điểm thông
thường, với khoảng 800 triệu người thoát nghèo chỉ sau vài thế hệ và Trung Quốc hiện đã trở
thành một phần không thể thiếu của kinh tế toàn cầu.
Để đạt được những thành tích trên, hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản
Trung Quốc (năm 1978) mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trải qua
40 năm, sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở vững chắc đưa quốc gia này tiếp tục tiến lên
con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, kinh tế -
xã hội cũng như định hướng chính trị. Do vậy, việc nghiên cứu những thành công hay hạn chế
trên đường cải cách, mở cửa của Trung Quốc sẽ cho chúng ta những bài học sâu sắc và bổ ích.
Tiểu luận “Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình Chủ nghĩa xã
hội mang đặc sắc Trung quốc. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lịch sử.”, ta cái nhìn cận
cảnh hơn về công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc. Từ đó rút ra những bài
học, cả về kinh nghiệm thành công, lẫn kinh nghiệm thất bại cho quá trình phát triển kinh tế
nước nhà. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế, bài làm không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong được cô nhận xét, sửa chữa để hoàn thành bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG
A. Công cuộc cải cách của Trung Quốc
I. Bối cảnh lịch sử 1. Chủ quan a, Đối nội: Từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải
qua 20 năm không ổn định
về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung
Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay 1 lOMoAR cPSD| 45469857
gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”
(1966-1976)… b, Đối ngoại: Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt
Nam… xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên
Xô… Tháng 2 - 1972, Tổng thống Mĩ R.Nichxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới
theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành
cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định… 2. Khách quan
Năm 1960- 1970 kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nông nghiệp đã hoàn
thành cơ bản về cơ khí hóa, nhiều nước đã xuất khẩu được lương thực như Anh, Mỹ,Canada,
sự phát triển của các nước này đã kích thích sự mở cửa của Trung Quốc.
Các nước Đông Âu và Liên Xô cũng cải cách kinh tế vào đầu thập kỷ 60, chuyển từ
phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu làm cho nền kinh tế các nước này cũng được
tăng trưởng nhanh hơn trước.
Sự phát triển của các nước NICs cũng tác động mạnh đến TQ, thúc đẩy TQ cải cách và mở cửa.
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng
về chính trị, kinh tế, tài chính…Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những
vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số…
Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh
chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển
mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá.
Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng
cải cách về kinh tế, chính trị- xã hội để thích ứng. II.
Nội dung công cuộc cải cách 2 lOMoAR cPSD| 45469857
Công cuộc cải cách hành chính này do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào tháng 12 năm
1978. Ông đã đề ra đường lối đổi mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, kiên trì nguyên tắc con đường xã hội chủ nghĩa,
chuyên chính dân chủ nhân dân, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa,
đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, và nó đã được nâng
lên thành “Đường lối chung”.
Từ khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa (1978) đến nay, để thích ứng với sự tăng
trưởng nhanh của nền kinh tế, cũng như quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, Trung
Quốc đã tiến hành 8 lần cải cách hành chính với quy mô lớn. Từ mục tiêu và nhiệm vụ của 8
lần cải cách, có thể chia tiến trình cải cách hành chính ở Trung Quốc làm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất : Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế (1978-1992).
Đây được coi là giai đoạn phá vỡ mô hình kinh tế kế hoạch và thể chế quản lý hành
chính tập trung cao độ, từng bước tìm tòi con đường xây dựng và hoàn thiện thể chế hành
chính thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Kết thúc giai đoạn
này, về tổng thể, Trung Quốc đã bước đầu thoát khỏi sự trói buộc của mô hình quản lý hành
chính tập trung cao độ, kích thích sức sống của kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải phóng và phát
triển sức sản xuất xã hội.
2. Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa (1993-2002).
Chính phủ giảm dần sự can thiệp vào nền kinh tế vi mô, đi sâu tìm tòi và xây dựng thể
chế hành chính thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Sau
Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc năm 1992, Trung Quốc xác lập đường lối xây dựng nền kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Vì vậy, mọi cải cách, kể cả cải cách thể
chế hành chính cũng là để thích ứng với thể chế kinh tế mới. Cuộc cải cách lần này được chia
thành hai giai đoạn với những mục tiêu cụ thể là tách rời chính quyền và doanh nghiệp, chuyển
đổi chức năng chính phủ. Phạm vi và trình tự tiến hành cải cách là từ Trung ương tới địa
phương, nâng cao hiệu quả hành chính trên cơ sở tinh giản 20%. Tuy nhiên, do không xử lý
tốt mối quan hệ giữa chuyển đổi chức năng và tinh giản bộ máy nên trong lần cải cách này, 3 lOMoAR cPSD| 45469857
mục tiêu giảm thiểu các ban, bộ, ngành trong bộ máy chính quyền ở Trung Quốc chưa đạt yêu
cầu đề ra, hệ thống bảo hiểm xã hội thống nhất toàn quốc và chế độ nhân sự mới vẫn chưa
được thiết lập nên việc sắp xếp lại số nhân viên bị cắt giảm gặp khó khăn nên gánh nặng tài
chính không những không giảm mà còn có phần tăng lên. Mục tiêu của lần cải cách tiếp theo
là xây dựng hệ thống quản lý hành chính chính phủ hoạt động có hiệu quả cao, hành vi quy
phạm, vận hành hài hòa, hoàn thiện chế độ công vụ viên nhà nước, xây dựng đội ngũ quản lý
hành chính chuyên nghiệp hóa có tố chất cao, từng bước hình thành nên thể chế quản lý hành
chính của chính phủ thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện tốt các mục tiêu đó, việc chuyển biến chức năng chính phủ cũng đạt được bước tiến
triển quan trọng, thể hiện nổi bật nhất ở việc đã xóa bỏ hầu hết các ban ngành kinh tế công
nghiệp chuyên nghiệp - một sản vật của thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ, gây trở ngại
đến việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
3. Giai đoạn thứ ba (2003-2012) Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế
thịtrường xã hội chủ nghĩa (2002 - 2012), cải cách theo chiều sâu
Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ công, đặt nền tảng vững chắc
cho mô hình chính phủ phục vụ, đồng thời đi sâu cải cách thể chế hành chính xã hội chủ nghĩa
đặc sắc Trung Quốc. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đặt mục tiêu từng bước hình thành thể
chế quản lý hành chính vận hành hài hòa, công bằng, trong sạch, liêm khiết, hiệu quả cao. Số
lượng các ban ngành trong chính phủ đã giảm xuống chức năng của chính phủ được điều chỉnh
cho phù hợp với thực tế xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tập trung vào 4
phương diện chủ yếu là điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công
theo chủ trương ‘tứ vị nhất thể’ mà Đại hội XVII ĐCS TQ năm 2007, đạt được mục đích đề ra ban đầu.
4. Giai đoạn thứ tư (từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc năm 2012 đến nay):
Giaiđoạn cải cách toàn diện và sâu rộng (từ năm 2012 đến nay).
Đây được coi là giai đoạn Trung Quốc nỗ lực tìm cách đẩy mạnh hiện đại hóa quản trị
chính phủ. Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương
3 khóa XVIII thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng 4 lOMoAR cPSD| 45469857
Trung Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Nhiệm vụ chủ yếu của cải cách hành
chính trong giai đoạn này là thúc đẩy tinh giản bộ máy, phân quyền, kết hợp giữa buông và
quản, tối ưu hóa dịch vụ v.v.. Nhờ vậy, cải cách thể chế hành chính ngày càng đi vào chiều sâu. III. Thành tựu 1. Về kinh tế
Từ năm 1978-2017, kinh tế Trung Quốc đã giành được tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm là 9,5% trong 39 năm liên tiếp, chưa từng có quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào khác
trong lịch sử nhân loại có tốc độ tăng trưởng cao và kéo dài như vậy, hơn nữa tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm của ngoại thương Trung Quốc đạt 14,5%, đây cũng là điều chưa
từng có quốc gia nào trong lịch sử nhân loại có thể chuyển đổi từ nền kinh tế khép kín thành
nền kinh tế mở cửa nhanh như vậy.
Trong quá trình này, hơn 700 triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo theo chuẩn nghèo
quốc tế, tỷ lệ đóng góp đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trên thế giới trong 40 năm qua
là hơn 70%. Trong khoảng thời gian này, tuy thuyết về sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc
liên tục nổi lên nhưng từ cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế
giới không xuất hiện khủng hoảng kinh tế.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD. Nhiều doanh nghiệp đầu
tư vào Trung Quốc. Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.690 tỷ USD, Trung Quốc là đối
tác thương mại lớn nhất của gần 130 quốc gia và khu vực, đồng thời là thị trường nhập khẩu
tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung Quốc còn là nước có dự trữ ngoại hối, đầu tư ra nước
ngoài và hệ thống công nghiệp hoàn thiện nhất thế giới.
Hàng hóa ngoại thương của Trung Quốc tăng 17.500%, biến Trung Quốc trở thành
nước dẫn đầu thế giới về ngoại thương kể từ năm 2015. Năm 2013, tổng kim ngạch thương
mại Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nước thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính
toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế
lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 8.640 USD, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. 5 lOMoAR cPSD| 45469857
Với tốc độ tăng trưởng này, năm 2009 quy mô kinh tế của Trung Quốc vượt Nhật Bản,
trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vượt
Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất tế giới, hơn nữa do trên 97% sản phẩm xuất khẩu là
sản phẩm của ngành sản xuất, nên Trung Quốc được gọi là “công xưởng của thế giới”.
Năm 2021 Cục thống kê quốc gia đã công bố báo cáo kinh tế Trung Quốc cho thấy
Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) năm 2021 của Trung Quốc đạt 114.367 tỷ nhân dân tệ̣ (NDT),
đột phá ngưỡng 110.000 tỷ NDT. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,1%, hoàn thành mục tiêu dự
kiến trên 6% của cả năm.
Về việc làm, sức ép việc làm năm 2021 tương đối lớn, song cả năm ghi nhận tăng thêm
12,69 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, vượt mục tiêu đặt ra là trên 11 triệu. Tỷ lệ thất
nghiệp trung bình cả năm ở khu vực thành thị là 5,1%, thấp hơn mục tiêu đạt ra là khoảng 5,5%.
Giá cả hàng hóa. Hiện nay lạm phát trên toàn thế giới đang diễn biến khá nghiêm trọng,
lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 40 năm qua, nhưng vật giá của Trung Quốc vẫn
duy trì ở mức thấp, ổn định, năm 2021 tăng 0,9%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát ở mức 3%.
Cán cân thanh toán quốc tế. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng
hóa vượt 39.000 tỷ NDT, (tương đương 6.050 tỷ USD) tốc độ tăng trưởng đạt 21,4%, cao nhất
từ trước đến nay. Dự trữ ngoại hối 3.250,2 tỷ USD, giữ vững vị trí số một thế giới.
Về kinh tế đối ngoại, vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.
Giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2017, chiếm hơn 11%
tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của
hơn 120 nước. Trung Quốc đã trở thành gã khổng lồ kinh tế với dự trữ ngoại hối lớn nhất thế
giới (3.120 tỷ USD), GDP lớn thứ hai thế giới (11.000 tỷ USD) và có mức đầu tư trực tiếp
nước ngoài cao thứ ba thế giới (170 tỷ USD)
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999).
Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được 6 lOMoAR cPSD| 45469857
Về khoa học kỹ thuật, kể từ khi thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật. Năm 1964, Trung Quốc thử thành công
bom nguyên tử. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992. Phóng
thành công 5 con tàu “Thần Châu”, trong đó, con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ
Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba
(sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Các cải cách đã khởi động một cuộc quá độ xã hội - kinh tế không thể sánh được
trong lịch sử nhân loại. GDP của Trung Quốc đã tăng 3.230% từ năm 1978 đến năm 2016,
giúp 700 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và tạo ra 385 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu mới.
2. Về chính trị - xã hội
a) Cải tổ cơ cấu, đi sâu thực hiện toàn diện chế độ bộ đa ngành
Về cơ cấu chồng chéo, người nhiều hơn việc, đồng thời giải quyết được vướng mắc khi
một số ban ngành tăng cường chức năng nhưng nhân lực không đủ, đã thực hiện sự phối kết
hợp nhịp nhàng giữa chức năng và cơ cấu, nhiệm vụ và biên chế nhân sự. Một điểm quan
trọng trong cải cách cơ cấu bộ máy hành chính của Trung Quốc khi bước sang thế kỷ XXI là
việc hình thành và đẩy mạnh thực hiện thể chế bộ đa ngành. Nội dung cốt lõi của biện pháp
cải cách này là tiến hành tích hợp, sáp nhập các cơ cấu quản lý phân tán có chức năng tương
đồng lại với nhau. Bên cạnh việc sáp nhập, tích hợp, đối với các ban ngành có phạm vi chức
năng quá rộng, quyền lực quá tập trung, Trung Quốc đã tiến hành phân chia bớt quyền hành
một cách thích hợp, nhằm thay đổi tình trạng mất cân đối trong kết cấu và vận hành bộ máy.
Năm 2013, ban lãnh đạo khóa mới ở Trung Quốc tiếp tục tiến hành tối ưu hóa việc bố trí các
ban ngành chính phủ, điều hòa mối quan hệ giữa các ban ngành, không ngừng hoàn thiện cơ
chế vận hành hành chính có sự thống nhất hài hòa giữa quyền quyết sách, quyền chấp hành,
và quyền giám sát, hình thành nên khung cơ cấu chính phủ với chủ thể là các ban ngành điều
tiết vĩ mô, giám sát quản lý thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công. Nhờ vậy, việc bố trí cơ
cấu và thiết kế hệ thống chức trách không ngừng được hợp lý hóa. 7 lOMoAR cPSD| 45469857
Để tạo khung pháp lý cho việc cải tổ bộ máy sau Đại hội XIX, tháng 5-2018, Quốc vụ
viện Trung Quốc ban hành Quyết định về việc thanh lý các quy định và văn bản liên quan đến
cải cách bộ máy Đảng và Nhà nước, quyết định bãi bỏ 3 văn bản, sửa đổi 35 văn bản không
thích ứng, không đồng bộ, không kết nối và không thống nhất với việc cải cách bộ máy đang
diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
b) Đổi mới phương thức quản lý của chính phủ, tối ưu hóa dịch vụ công, từng bước
xây dựng thành công chính phủ phục vụ.
Trên phương diện đổi mới phương thức điều tiết vĩ mô, Chính phủ Trung Quốc đã dốc
sức tiến hành chuyển đổi phương thức, điều chỉnh kết cấu, tiến hành điều tiết nhỏ một cách
thích hợp và đúng lúc, nâng cao tính mục tiêu và tính hài hòa trong điều tiết vĩ mô. Trên
phương diện phê duyệt hành chính, công tác quản lý của Chính phủ đã có sự chuyển biến từ
phê duyệt trước khi tiến hành đăng ký công thương sang quản lý giám sát trong và sau khi tiến
hành đăng ký công thương, tăng cường mức độ xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp
quy, pháp luật, nỗ lực thực hiện nguyên tắc “vào dễ, quản khó”, tạo môi trường cạnh tranh
công bằng, lành mạnh. Trên phương diện tăng cường xây dựng chính phủ điện tử, Trung Quốc
không ngừng thúc đẩy áp dụng phương thức phê duyệt hành chính theo mô hình “dịch vụ công
online”, sử dụng mạng internet để thực hiện công tác quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ
công, nâng cao hiệu quả hành chính, hạ thấp chi phí quản lý, tạo thuận tiện cho người dân.
Nhờ vậy, phương thức quản lý hành chính ngày càng phát triển theo xu hướng khoa học, nhân
văn, đơn giản, thuận tiện, hiệu quả.
Việc đẩy mạnh áp dụng phương thức quản lý hành chính khoa học, hiện đại, thuận tiện,
hiệu quả cao là nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một chính phủ theo mô hình phục vụ có
chức năng khoa học, kết cấu ưu việt, liêm khiết hiệu quả cao, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.
Việc thúc đẩy phát triển mô hình mạng internet kết nối với dịch vụ công là một trong
những nội dung quan trọng của cải cách tối ưu hóa dịch vụ chính quyền, đẩy mạnh xây dựng
chính phủ điện tử. Theo ủy viên Ủy ban Tư vấn chuyên gia tin học hóa quốc gia Ninh Gia
Tuấn, đây là con đường hữu hiệu để giải quyết hiện tượng “thủ tục nhiều, giải quyết khó” có 8 lOMoAR cPSD| 45469857
liên quan đến việc quần chúng nhân dân đến cơ quan công quyền giải quyết công việc, cũng
như vấn đề “thông tin không được chia sẻ, thông tin khó có thể được chia sẻ” giữa các ban
ngành chính phủ(6) v.v.. Đồng thời, biện pháp thí điểm này cũng thích ứng với tình hình và
yêu cầu mới, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống và năng lực quản trị chính phủ, là con đường tất
yếu để xây dựng chính phủ phục vụ.
B. Mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc
Mô hình xã hội chủ nghĩa mà Trung Quốc theo đuổi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc – là
mô hình xây dựng dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin và tình hình cụ thể ở
Trung Quốc. Trước khi cột mốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời thì Trung Quốc
đã trải qua một khoảng thời gian dài dưới chế độ phong kiến và thực dân. Dù sở hữu nhiều
ưu điểm về địa lý hay tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế của Trung Quốc đã rơi vào
tình trạng khủng hoảng, nghèo nàn, lạc hậu do sự thống trị của phong kiến và thực dân. Sau
khi thành lập, con đường xây dựng theo hướng chủ nghĩa xã hội được Trung Quốc lựa chọn
để phát triển đất nước. Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội , những cuộc cải cách
được tiến hành nhằm mục đích đưa một quốc gia xã hội chủ nghĩa từ trì trệ trở nên năng
động và phát triển vượt bậc. 1. Cơ sở hình thành
Trung Quốc tiến hành cải cách và đổi mới trong điều kiện điểm xuất phát thấp khi là
nước nông nghiệp với trình độ kỹ thuật lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào “nền văn minh đòn gánh”
, đời sống nhân dân còn thiếu thốn và những khó khăn khác ( nhu cầu thiết yếu chưa được
giải quyết đầy đủ, nền công nghiệp lạc hậu khiến cho việc xây dựng cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn).
Trung Quốc có ý thức hệ mong muốn thực hiện, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở
kinh tế nghèo nàn lạc hậu, muốn quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa. Trước đó, Trung Quốc theo đuổi theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa Xô Viết nhưng
sớm lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng như năng suất lao động giảm mạnh ở mọi
ngành, kinh tế lạc hậu về khoa học kinh tế, đời sống nhân dân có nhiều thiếu thốn. 9 lOMoAR cPSD| 45469857
Việc Liên Xô và các nước Đông Âu đang trong quá trình từ bỏ mô hình chủ nghĩa xã
hội kiểu Xô Viết và chuyển sang nền kinh tế thị trường và đồng thời nền kinh tế của Nhật Bản
+ nền kinh tế công nghiệp mới NIEs trong khu vực đã được nhiều thành tựu đã thúc đẩy Trung
Quốc phải đổi mới để theo kịp các nước.
Sự yếu kém về năng lực lãnh đạo, sự trì trệ trong phát triển kinh tế đã khiến dân không
còn tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản vào nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy bắt
buộc phải có sự sáng tạo trong đường lối kinh tế và công tác lãnh đạo triệt để. 2. Đặc trưng
của mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc a. Về kinh tế
Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế
từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn
nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển
sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với
cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với
một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền
kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được
nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình
thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa giữa sở hữu tư nhân và nhà nước tạo nên một thứ chủ nghĩa
tư bản nhà nước mang đặc trưng của Trung Quốc. b. Về chính trị
Ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa, vào năm 1979 Đặng Tiểu Bình đã nêu
lên luận điểm quan trọng: Không có dân chủ thì sẽ không có chủ nghĩa xã hội, không có hiện
đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002) đã đặt vấn đề tách rời, phân biệt "xây
dựng chính trị" với "cải cách thể chế chính trị", theo đó phạm vi của xây dựng chính trị rộng
hơn, bao quát hơn. Đại hội nhấn mạnh sự thống nhất hữu cơ của mối quan hệ giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong xây dựng nền chính trị dân chủ, theo đó: Sự lãnh đạo của Đảng là bảo 10 lOMoAR cPSD| 45469857
đảm căn bản cho việc làm chủ của nhân dân và quản lý đất nước bằng pháp luật; nhân dân làm
chủ là yêu cầu cơ bản nhất của nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa; còn quản lý đất nước
bằng pháp luật là "phương lược cơ bản" Đảng lãnh đạo nhân dân giải quyết các công việc của đất nước.
Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007), trước những biến đổi mới của tình
hình quốc tế, Trung Quốc và bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc, báo cáo chính trị đại hội
khẳng định sẽ kiên định không thay đổi phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong
đó nhấn mạnh hai mục tiêu: một là, cải cách thể chế chính trị phải không ngừng nâng cao để
thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội và tích cực tham gia chính trị của nhân dân. Hai là,
kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và quản lý đất
nước theo pháp luật, kiên trì và hoàn thiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hiệp
thương chính trị và hợp tác nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế
độ tự trị ở khu vực dân tộc và chế độ tự quản của quần chúng ở cơ sở, từ đó không ngừng thúc
đẩy việc tự hoàn thiện, tự phát triển của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực
chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình trước đây đến Hồ Cẩm Đào hiện
nay đều thống nhất với nhau về mục tiêu là xây dựng, phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. c. Về xã hội
Nhận thức có tính bước ngoặt về mặt xã hội của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là chuyển
từ một xã hội "lấy đấu tranh giai cấp là chính" sang xây dựng "xã hội hài hòa xã hội chủ
nghĩa". Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (2006) đã ra nghị quyết
chuyên đề về xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh: "Xã hội hài hòa
là thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là bảo đảm quan trọng của
quốc gia giàu mạnh, dân tộc chấn hưng, nhân dân hạnh phúc". Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa
mà Trung Quốc xây dựng bao gồm 4 thuộc tính và 6 đặc trưng; 4 thuộc tính là: Công bằng
trong thu nhập các nguồn lực, hợp lý trong kết cấu xã hội, quy phạm trong hành vi xã hội, hiệu
quả trong hài hòa các lợi ích; còn 6 đặc trưng là: Dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa,
hữu ái thành tín, tràn đầy sức sống, ổn định có trật tự, hài hòa giữa con người với tự nhiên. 11 lOMoAR cPSD| 45469857
Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên, đại hội nêu lên 6 giải pháp, bao gồm: Một là, ưu
tiên phát triển giáo dục, xây dựng cường quốc nguồn nhân lực; hai là, thực thi rộng rãi chiến
lược phát triển việc làm, thúc đẩy lấy sản nghiệp lôi kéo làm việc làm; ba là, đi sâu cải cách
thể chế phân phối, tăng thu nhập cho nhân dân thành thị và nông thôn; bốn là, nhanh chóng
xây dựng hệ thống an sinh xã hội phủ khắp cư dân thành thị và nông thôn; năm là, xây dựng
chế độ y tế chữa bệnh một cách cơ bản, nâng cao trình độ sức khỏe của nhân dân; sáu là, hoàn
thiện thể chế quản lý xã hội, duy trì xã hội ổn định đoàn kết. d. Về văn hóa
- Nắm vững quyền lãnh đạo đối với công tác ý thức hệ
Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, ý thức hệ quyết định hướng đi lên và con đường
phát triển của văn hóa, do vậy, cần thúc đẩy Trung Quốc hóa, thời đại hóa, quần chúng hóa chủ nghĩa Mác.
- Tăng cường xây dựng đạo đức tư tưởng
Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng, nhân dân có niềm tin, đất nước mới có sức mạnh,
dân tộc mới có hy vọng. Do vậy cần nâng cao sự giác ngộ tư tưởng, trình độ đạo đức, tố chất
văn minh của nhân dân. Nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
- Bồi dưỡng và thực hiện “giá trị quan” cốt lõi xã hội chủ nghĩa
Giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa là thể hiện sự tập trung của tinh thần Trung Quốc,
gắn với sự theo đuổi giá trị chung của toàn thể nhân dân. Tăng cường hướng vai trò dẫn dắt
của giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa trong nền giáo dục quốc dân, trong hoạt động văn hóa
và khoa học. Đi sâu khai thác những quan niệm tư tưởng, tinh thần nhân văn, quy phạm đạo
đức chứa đựng trong văn hóa truyền thống ưu tú Trung Hoa, kết hợp yêu cầu thời đại, kế thừa
sáng tạo để văn hóa Trung Hoa thể hiện sức lôi cuốn vĩnh cửu và phong thái thời đại.
C. Nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam I. Nhận xét 1. Ưu điểm 12 lOMoAR cPSD| 45469857
Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to lớn.
Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội với bước chuyển biến lịch sử là “lấy
xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo
hướng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cũng đạt được nhiều
thành công trong ổn định tình hình trước những biến động lớn của thế giới. Năm 2010, Trung
Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn thứ hai trên thế giới sau
Mỹ(2). Mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 - 2008 bình quân đạt trên 8%/năm.
Từ khi bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, kinh tế Trung Quốc đạt
được nhiều thành tựu. Năm 2017, GDP của Trung Quốc đạt 82.712,2 tỷ nhân dân tệ (NDT),
tăng 6,9% so với năm 2016(3). Tốc đô tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong ̣ giai
đoạn 2013 - 2017 là 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của
các nền kinh tế đang phát triển là 4%. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng
trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2013 - 2017 là khoảng 30%, lớn nhất trong tất cả các
quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực đồng ơ-rô và Nhật
Bản(4). Một điểm đáng chú ý nữa là GDP của Trung Quốc năm 2016 đã đạt 10.730 tỷ USD,
hoàn thành sớm hơn 4 năm mục tiêu GDP năm 2020, tăng gấp 4 lần năm 2000. Tỷ trọng GDP
của Trung Quốc trong GDP toàn cầu từ 1,8% năm 1978 tăng lên 15% năm 2018.
Sáng tạo trở thành định hướng và giải pháp quan trọng trong chuyển đổi phương thức
phát triển kinh tế của Trung Quốc. Mức chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng 52,2%
kể từ năm 2012, đạt 1.570 tỷ NDT vào năm 2016. Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trong GDP đã tăng
từ 1,91% lên 2,11% (từ năm 2012 đến 2016). Số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế mà
Trung Quốc nhận được trong năm 2016 tăng 69% kể từ năm 2012, trong khi số bằng sáng chế
được cấp năm 2016 tăng 39,7% kể từ năm 2012. Năm 2017, chi cho R&D là 1.750 tỷ NDT,
tăng 11,6% so với năm 2016.
Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ NDT vào năm
2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trung Quốc trở thành đối tác
thương mại lớn nhất của hơn 120 nước. 13 lOMoAR cPSD| 45469857
Mức độ đô thị hóa từ 17,9% năm 1978 tăng lên 58,5% năm 2017. Số thành phố từ 193
tăng lên 657 thành phố. Hiện nay, Trung Quốc có 136.000km đường cao tốc và
25.000km đường sắt cao tốc. Năm 2017, đường sắt cao tốc chuyên chở hơn 3 tỷ lượt khách.
Thu nhập của người dân được nâng cao, với mức bình quân đầu người tăng từ 7.311
NDT năm 2012 lên 23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4%. Năm 2017, thu nhập
bình quân cư dân đạt 25.974 NDT. Thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ở
khu vực nghèo tăng bình quân 10,7% trong giai đoạn 2013 - 2016, tăng nhanh hơn mức bình
quân 8% đối với tất cả người dân nông thôn. Số người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978
giảm xuống 3,1% năm 2017, còn khoảng 30,46 triệu người nghèo(6). Mạng lưới an sinh xã
hội đã được hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân,
bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân.
Năm 2017, dân số Trung Quốc là 1,39 tỷ người, trong đó dân số đô thị khoảng 813,47
triệu người. Số nghiên cứu sinh là 2,63 triệu người, sinh viên đại học, cao đẳng: 27,53 triệu,
số học sinh trung học phổ thông: 23,74 triệu; trung học cơ sở: 44,42 triệu; tiểu học: 1.009
triệu. Từ năm 2011, số lượng nhân lực khoa học - công nghệ đã vượt 63 triệu người, năm 2017
đạt 81 triệu người. Số sinh viên du học nước ngoài trở về nước là hơn 1,1 triệu người. Năm
2016, số lượng đăng ký bản quyền tác giả là 1.257.439 (WIPO). Năm 2017, Trung Quốc đứng
thứ 25 trong bảng xếp hạng “sức mạnh mềm” thế giới. 2. Hạn chế
Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội Trung Quốc khóa X vào tháng
3/2007 đã cảnh báo: “vấn đề lớn nhất của kinh tế Trung Quốc là tăng trưởng không ổn định,
không cân bằng, không phối hợp và không bền vững” (IMF, 2007). Ngoài ra, một số hạn chế
khác mà dù Trung Quốc nhận thấy tính nghiêm trọng của nó song vì những ràng buộc chính
trị nên các hạn chế này ít được đề cập hơn, đó là: mặt trái của doanh nghiệp nhà nước, chủ nghĩa GDP, v.v... 2.1. Không ổn định 14 lOMoAR cPSD| 45469857
Kinh tế Trung Quốc suốt một thời gian dài tăng trưởng quá nóng, dựa quá nhiều vào
đầu tư, dựa quá ít vào tiêu dùng nội địa, mức vay nợ cao, lượng tiền mặt trong lưu thông lớn,
mất cân bằng cán cân thương mại (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ biên, 2017). Nền kinh tế
tăng trưởng với tốc độ cao của Trung Quốc rất khó kiểm soát được bằng các sắc lệnh hành
chính mà Nhà nước Trung Quốc vẫn dùng. Thêm vào đó, kỹ năng điều tiết kinh tế vĩ mô của
Nhà nước không thể có được thông qua các giáo trình hay nhờ kinh nghiệm tích lũy trong một
thời gian ngắn ngủi mà phải là kinh nghiệm đau đớn và thấm thía qua cả trăm năm kinh tế thị trường.
Đầu tư ở Trung Quốc luôn cao, giao động trong khoảng 30% đến 40% GDP trong thập
niên 1990 và đầu thập niên 2000, thậm chí đã vượt tỷ trọng của tiêu dùng từ năm 2006 và giao
động trong khoảng 40% đến 45% GDP trong thời gian từ 2008 tới nay (Lo, 2016). Đầu tư quá
cao trong khi tiêu dùng nội địa không tương xứng dẫn tới sản xuất dư thừa trong khi Trung
Quốc thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu cung nguyên liệu và kết cấu hạ tầng không theo
kịp. Không dựa vào tiêu dùng nội địa mà lại dựa vào nhu cầu nước ngoài dẫn đến việc kinh tế
Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng toàn cầu. Mặt khác do có thặng dư
thương mại lớn và nhất là trong quan hệ thương mại song phương với một số nước, nên những
căng thẳng thương mại hay nảy sinh mà ví dụ điển hình là căng thẳng thương mại với Mỹ hiện nay.
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm, vấn đề nợ trở nên được chú ý.
Vào năm 2003, nợ của Trung Quốc mới chỉ khoảng 175% GDP và tốc độ tăng trưởng của
Trung Quốc rất cao, nên vấn đề nợ không đáng lo ngại. Song do dựa vào đầu tư để đối phó
với tác động của khủng hoảng, nợ đã ngày một tăng và đến năm 2018 đã lên tới 253% GDP
trong khi tăng trưởng kinh tế ngày càng chậm lại. Phần lớn nhất trong nợ của Trung Quốc là
nợ của doanh nghiệp ngoài ngành tài chính, vào khoảng 123% GDP năm 2014. Thứ đến là nợ
công, khoảng 58% GDP cùng năm. Nợ của hộ gia đình khoảng 36% GDP (Edwards, 2016).
IMF cho rằng nợ của khu vực doanh nghiệp ở Trung Quốc gia tăng ở mức nhanh đáng lo ngại.
Nguyên nhân của nợ doanh nghiệp tăng nhanh là các doanh nghiệp ở Trung Quốc dựa nhiều
vào vốn vay ngân hàng do thị trường chứng khoán còn kém phát triển. Nếu các doanh nghiệp
Trung Quốc vỡ nợ thì khu vực ngân hàng của Trung Quốc sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm. 15 lOMoAR cPSD| 45469857
Trong nợ công, nợ của chính quyền địa phương đã tăng rất nhanh và đã vượt cả nợ của chính
quyền trung ương. Chủ nghĩa GDP là nhân tố quan trọng góp phần gây ra nợ công của chính quyền địa phương. 2.2. Không cân bằng
Không cân bằng nghĩa là phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, giữa
sâu trong nội địa (miền trung, miền tây) và duyên hải (miền đông); không đồng đều giữa phát
triển kinh tế và phát triển xã hội. Tình trạng khó được đi học, khó được khám chữa bệnh, khó
tìm được việc làm thành những vấn đề nhức nhối (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ biên, 2017).
Thực tiễn ở Trung Quốc cho thấy cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh
và giảm nghèo cũng rất nhanh, bất bình đẳng thu nhập lại gia tăng rất nhanh. Bất bình đẳng
về thu nhập ở Trung Quốc đạt mức cao nhất vào năm 2008, tức là ba mươi năm kể từ khi cải
cách, và bắt đầu giảm dần nhưng chậm từ 2008 đến nay. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu
là do tỷ trọng của nhóm 20 phần trăm dân số thu nhập cao nhất giảm và tỷ trọng của nhóm 20
phần trăm dân số thu nhập ở giữa tăng; trong khi đó, tỷ trọng của nhóm 20 phần trăm dân số
thu nhập thấp nhất lại không hề tăng (Jain-Chandra et al., 2018).
Trong quá trình phát triển, chênh lệch phát triển vùng miền là không tránh khỏi ở bất
cứ nước nào. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, chênh lệch phát triển vùng miền lại lớn hơn hẳn các
nước tư bản cũng như các nước đang phát triển khác. Sự chênh lệch này thể hiện cả ở GDP,
thu nhập, mức tiêu dùng, cung ứng dịch vụ công, v.v… Ngay cả đóng góp của vốn nhân lực
vào tăng trưởng cũng có sự chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị do
lao động nông thôn không được giáo dục tốt bằng lao động thành thị (Li et al., 2017). Nguyên
nhân của chênh lệch là do điều kiện phát triển kinh tế không đồng đều dẫn tới tốc độ tăng
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa không như nhau.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hiện tượng chữ U ngược trong tương quan giữa
chênh lệch về thu nhập và mức thu nhập bình quân đầu người được khẳng định ở Trung Quốc.
Chênh lệch thu nhập nói chung và chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị lên đến
mức cao nhất vào năm 2004 và giảm dần sau đó, nhưng mức độ chênh lệch thu nhập giữa các 16 lOMoAR cPSD| 45469857
tỉnh duyên hải với các tỉnh sâu trong nội địa vẫn tiếp tục gia tăng đến tận năm 2009 rồi mới
bắt đầu giảm (Kanbur et al., 2017). 2.3. Không phối hợp
Thiếu sự phối hợp giữa ba lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đồng thời,
thiếu phối hợp giữa đầu tư và tiêu dùng (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ biên, 2017). Ngoài ra,
còn thiếu sự phối hợp trong phát triển vùng.
Khu vực dịch vụ ở Trung Quốc được xem là quá nhỏ và không giúp nhiều cho việc hấp
thụ lao động dư thừa ở nông thôn, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng hiệu quả đầu ra và giúp
nâng cao chất lượng sống. Vào thời điểm năm 2013, khu vực dịch vụ chỉ chiếm gần 47% GDP
và chỉ 37% tổng số việc làm ở Trung Quốc. Những chỉ số này là thấp so với các nước có thu
nhập trung bình nói chung (55 phần trăm GDP) (Rutkowski, 2015; Fang, 2018). Ngay so với
trình độ phát triển kinh tế nói chung của Trung Quốc thì quy mô khu vực GDP cũng là nhỏ
(Park & Shin, 2012). Năm 2013 cũng là thời điểm tỷ trọng của dịch vụ trong GDP bắt đầu
vượt tỷ trọng của các ngành chế biến, chế tạo (ngoại trừ các năm 2008-2009 khi khu vực chế biến
Chính sách phát triển vùng theo triết lý khai thác lợi thế so sánh đã dẫn tới việc tạo các
điều kiện thuận lợi cho các địa phương ven biển phát triển trước, sau đó đến các thành phố
tỉnh lỵ và thành phố ven sông Dương Tử. Chính vì thế, các vùng Đông Bắc, Trung, Tây và
Tây Nam vốn có ít lợi thế cạnh tranh hơn lại càng bị tụt hậu. Đô thị hóa và công nghiệp, dịch
vụ ở các địa phương được ưu tiên phát triển hơn hẳn các địa phương còn lại. Hệ quả là, lao
động dư thừa ở các vùng không được ưu tiên phải di chuyển lên thành phố ở các địa phương
ưu tiên để tìm việc làm. Nhưng chế độ hộ khẩu không được thay đổi đã khiến cho khoảng 250
triệu người Trung Quốc di cư lên thành phố làm việc nhưng không có hộ tịch (tương tự KT3 ở Việt Nam). 2.4. Không bền vững
Không bền vững vì kinh tế Trung Quốc tiêu dùng quá nhiều năng lượng và không thân
thiện với môi trường sinh thái (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ biên, 2017). Điều tra ô nhiễm 17 lOMoAR cPSD| 45469857
của Bộ Môi trường sinh thái cho thấy, số lượng các nguồn gây ô nhiễm ở Trung Quốc đã tăng
từ 5,9 triệu năm 2010 lên khoảng 9 triệu năm 2018. Trong số 9 triệu nguồn gây ô nhiễm đó,
có tới 7,4 triệu nguồn là từ các cơ sở công nghiệp (Kuo, 2018).
Thực tế, không phải Trung Quốc không ý thức được vấn đề môi trường trong quá trình
công nghiệp hóa. Ngay từ đầu thập niên 1980, khẩu hiệu “văn minh sinh thái” đã được nêu ra.
Tuy nhiên, chỉ đến khi ô nhiễm môi trường trở nên nhức nhối vào giữa thập niên 2000 thì đến
năm 2007, khẩu hiệu này mới được nhắc đến liên tục (Zhang, 2015). Năm 2007, Tổng Bí thư
Hồ Cẩm Đào kêu gọi thực hiện Quan điểm Phát triển Khoa học với mục đích chuyển phương
thức phát triển của Trung Quốc sang phát triển bền vững trên đồng thời các mặt kinh tế, xã
hội, môi trường. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những tác động tiêu cực
của nó tới kinh tế Trung Quốc đã khiến cho các cải cách này không diễn ra như kế hoạch. Đầu
tư vẫn là một nhân tố tăng trưởng quan trọng và tiếp tục được thúc đẩy. Ngay cả năm 2014,
khi Trung Quốc “tuyên chiến” với ô nhiễm môi trường, những lo ngại rằng chống ô nhiễm
môi trường có thể làm nền kinh tế tăng trưởng chậm lại vẫn còn rất rõ (Branigan, 2014).
Dù vậy. phiên bản môi trường của mô hình Kuznets cũng được chứng minh ở Trung
Quốc. Mức phát thải CO2 và SO2 của Trung Quốc tăng liên tục từ năm 1978 đến năm 2011
khi GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc đạt 99261 yuan rồi chững lại từ đó đến nay (Li
et al., 2016). Chất lượng không khí đã được cải thiện rõ rệt ở một số thành phố lớn của Trung
Quốc, nhất là Bắc Kinh.
2.5. Mặt trái của doanh nghiệp nhà nước
Một số vấn đề thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc là: (i) tồn tại
các nhóm lợi ích chi phối doanh nghiệp; (ii) chính quyền can thiệp nhiều vào hoạt động của
doanh nghiệp, thậm chí dưới thời Tập Cận Bình, Đảng can dự nhiều hơn nữa; (iii) thể chế và
chế độ quản lý tài sản nhà nước chồng chéo, nhiều bất cập, quá nhiều cấp quản lý, tập quyền
và gia đình trị; (iv) công tác quản lý giám sát vốn, tài sản nhà nước còn nhiều lỗ hổng mặc dù
Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc hữu vào năm 2003; (v)
cơ chế kinh doanh mang đậm màu sắc hành chính, chưa theo kịp nhu cầu của kinh tế thị
trường; (vi) cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp nhà nước được xây dựng căn cứ theo bản 18 lOMoAR cPSD| 45469857
chất kinh tế kế hoạch, không phù hợp với yêu cầu của môi trường kinh tế; v.v… (Hoàng Thế Anh chủ biên, 2018)
Các vấn đề như chế ước ngân sách mềm, ủy thác - nhận thác thường thấy ở doanh
nghiệp nhà nước nói chung đã được chứng minh ở Trung Quốc. Việc kết hợp mục tiêu chính
trị với mục tiêu kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước càng làm các vấn đề này nặng nề.
Các doanh nghiệp này có xu hướng đầu tư quá mức, hiệu quả kinh doanh tuy không tồi và
ngày càng được cải thiện song vẫn thua xa doanh nghiệp tư nhân, tệ tham ô của lãnh đạo doanh
nghiệp khá nghiêm trọng (Hoàng Thế Anh chủ biên, 2018).
Sự can dự quá mức của Nhà nước trong nền kinh tế thông qua khu vực doanh nghiệp
nhà nước và chính sách công nghiệp kiểu từ trên xuống dẫn tới một số điểm hạn chế mang
tính cấu trúc này của mô hình tăng trưởng của Trung Quốc. Tỷ trọng lớn của doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị bóp méo.
Tình trạng thiếu phối hợp giữa đầu tư và tiêu dùng, sản xuất dư thừa, thâm dụng tài nguyên
đã đề cập ở trên có một phần lớn nguyên nhân là do khu vực doanh nghiệp nhà nước. Các
ngành dư thừa lớn gồm: luyện nhôm, luyện thép, sản xuất điện mặt trời, sản xuất điện gió, khai thác than, v.v...
Sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước dẫn tới những thua thiệt cho
các doanh nghiệp tư nhân. Trong khi doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong tiếp cận tài
chính, phải đóng thuế suất cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước trong cùng một lĩnh vực,
thì doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi về thuế, ưu đãi về lãi suất cho vay, được cấp vốn, được
trợ cấp, được cung cấp năng lượng giá rẻ hơn, v.v 2.6. “Chủ nghĩa GDP”
Chủ nghĩa thành tích (hay “chủ nghĩa GDP” như cách gọi ở Trung Quốc) dẫn tới một
số vấn đề sau: cạnh tranh khốc liệt giữa các chính quyền địa phương, sản xuất dư thừa, nợ của
chính quyền địa phương.
Hệ thống phân cấp hành chính của Trung Quốc có đặc trưng là tập quyền ở trung ương
và tản quyền cho địa phương - một hệ thống mà những người quan sát phương Tây gọi là “chủ 19