Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
32 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

105 53 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45734214
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và
những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện
nay
:
TS. Lê Thị Hoa
Lớp tín chỉ
:
LLTT1101(123)_VB2_01
Nhóm sinh viên
:
Nhóm 4
Hà Nội – 2023
lOMoARcPSD| 45734214
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
1. Nguyễn Đỗ Thảo : 11215394
2. Nguyễn Huyền Trang : 11217749
3. Phạm Bá Quý : 11215035
4. Lê Minh Thắng : 11217175
5. Việt Tân (Nhóm trưởng): 11217160
6. Nguyễn Thu Trang
: 11215861
7. Nguyễn Kim Tuyền
: 11216833
8. Hoàng Mai Trang
: 11216821
9. Lê Phương Thúy
: 11217896
10. Phùng Phan Tân
: 11215235
11. Bùi Thị Quỳnh Trang
: 11218900
Mục lục
I. Công cuộc đổi mới của Việt Nam..........................................................................5
1.Bối cảnh kinh tế - hội........................................................................................5
a. Trên thế giới...........................................................................................................5
b. Trong nước............................................................................................................5
2.Tiến trình đổi mới từ 1986 đến nay........................................................................6
a. Thời kỳ từ năm 1986 đến 1996..............................................................................6
b. Thời kỳ từ 1996 đến nay........................................................................................8
3. Các điểm giống và khác nhau trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và Trung
Quốc 12
a. Sự tương đồng.....................................................................................................12
b. Sự khác biệt.........................................................................................................13
4. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới.....................15
5. Những bài học kinh nghiệm................................................................................17
II. Những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta trong bối cảnh hiện nay..23
1. Tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.....................................................23
2. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
lOMoARcPSD| 45734214
3
………………………....................................................................................25
a. Cơ hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.......................................25
b. Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập...............................................26
I. Công cuộc đổi mới của Việt Nam
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
a. Trên thế giới
Một , cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển
như bão kể từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã tạo ra thời cơ và
thách thức lớn đối với tất cả các nước.
Hai , cho đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX thì đổi mới, cải cách đã trở
thành xu thế chung của thời đại. Các nước bản chủ nghĩa đã sớm tiến hành cải
cách từ những năm 70, sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Trung Quốc
nước theo con đường XHCN cũng bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa về kinh tế từ
năm 1978. Tiếp đến Liên tiến hành cải tổ từ năm 1985. Như vậy, đến giữa
những năm 80 thì yêu cầu đổi mới, cải cách đặt ra đối với tất cả các nước, bao gồm
các nước bản chủ nghĩa các nước xã hội chủ nghĩa. Việt Nam không thể nằm
ngoài xu thế chung đó..
Ba , đến giữa thập niên 80 quan hệ quốc tế nhiều thay đổi với những diễn
biến mới (chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại hợp tác trên nguyên tắc hai bên
cùng lợi cùng tồn tại hòa bình). Đối với Trung Quốc, vào thời điểm quyết định
tiến hành cải cách, mở cửa (1979), Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Mỹ, Nhật
Bản các nước phương Tây, thoát khỏi tình trạng bị bao vây, lập trên trường
quốc tế. Còn với Liên Xô, kể từ khi Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo tiến hành
cải tổ đất nước (1985), chính sách đối ngoại của Liên Xô đã có những thay đổi lớn.
Liên thực hiện chủ trương chuyển tđối đầu sang đối thoại trong quan hệ với
Mỹ và phương Tây. Bên cạnh đó, nhu cầu cải thiện môi trường hòa bình ở khu vực
Đông Nam Á để phát triển kinh tế lúc này trở thành nhu cầu chung của các nước
thuộc cả hai khối ASEAN và Đông Dương.
Bốn , hình hội chnghĩa của Liên Việt Nam nhiều nước
khác đã áp dụng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm, hậu quả của chính là sự trì
trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội của Liên các nước trong hệ thống xã hội ch
lOMoARcPSD| 45734214
4
nghĩa. Những nước như Trung Quốc đã sớm nhận thức được sai lầm của hình
này và tiến hành sửa chữa bằng đường lối cải cách, mở cửa. Đến năm 1985, Liên Xô
bắt đầu tiến hành công cuộc cải tổ để sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết tật
của hình cũ. Do vậy, hơn lúc nào hết, yêu cầu đối với Việt Nam lúc này phải
nghiên cứu một hình mới phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của
Việt Nam.
b. Trong nước
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975), hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù đã có nhiều nỗ
lực trong xây dựng và phát triển kinh tế nhưng trong 5 năm đầu (1976- 1980) tốc đ
tăng trưởng kinh tế chậm, thậm chí xu hướng giảm sút bắt đầu rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 1981 đến 1985 đã có những
cải tiến cơ chế quản lý với nông nghiệp, công nghiệp và lĩnh vực giá – lương – tiền.
Cải tiến đó có tác dụng bước đầu đối với sản xuất và lưu thông nhưng nó chưa thoát
khỏi duy kinh tế không khắc phục được khuyết tật của hình kinh tế kế
hoạch hóa tập trung và khi ấy, sản xuất lại rời vào tình trạng trì trệ.
Những cải tiến quản trong nhưng năm 1979 1985 chính những ớc
tìm tòi, thử nghiệm bước đầu cho cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế. Đó những
làn sóng đầu tiên của quá trình phi tập trung hóa, xóa bỏ dần cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp ở Việt Nam. Song những cải tiến cục bộ chưa làm thay đổi thay đổi căn
bản thực trạng của nền kinh tế và khủng hoảng vẫn rất trầm trọng. Vì vậy, đổi mới
toàn diện nền kinh tế trở thành yêu cầu cấp bách nước ta công cuộc đó được mở
đầu bằng Đại hội VI của Đảng năm 1986 - Đại hội của đổi mới.
2. Tiến trình đổi mới từ 1986 đến nay
Đại hội VI (Tháng 12- 1986) của Đảng một cột mốc lịch sử quan trọng trên
con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta. Đại hội VII (1991), Đại hội VIII
(1996), Đại hội IX( 2001), Đại hội X (2006), Đại hội XI( 2011) đã tiếp tục khẳng
định, bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách đổi mới.
a. Thời kỳ từ năm 1986 đến 1996
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986):
lOMoARcPSD| 45734214
5
Đại hội đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội nhận
định, 5 năm qua cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có
những thuận lợi nhưng nhiều khó khăn phức tạp. Nhân dân ta khắc phục khó khăn
đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng tình hình kinh tế - hội đang
những khó khăn gay gắt.
Nguyên nhân chủ quan của tình hình khủng hoảng do những sai lầm, khuyết
điểm về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện.
Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy là bệnh chủ quan, duy ý chí,
lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội.
Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng
đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những
tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá hội chủ nghĩa trong chặng
đường tiếp theo.
Phương hướng nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu,... Thực hiện nhiệm vụ cải tạo hội chủ nghĩa
một cách thường xuyên với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ
sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát
triển của lực lượng sản xuất,... Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; giải quyết cho được
những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông.
Xây dựng tổ chức thực hiện một cách thiết thực hiệu quả các chính
sách xã hội. Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước; tăng cường
hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực
chỉ đạo và điều hành bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền trọng trách lãnh
đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. Tiến hành trong toàn Đảng
toàn hội cuộc vận động làm trong sạch nâng cao sức chiến đấu của các tổ
chức đảng; làm trong sạch nâng cao hiệu lực quản của bộ máy nhà nước; đẩy
lùi xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh các quan hệ hội thực hiện
công bằng xã hội.
lOMoARcPSD| 45734214
6
Nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính trị năm 1986:
Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng đã đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch hóa
tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế Việt Nam
được đẩy mạnh theo chế thị trường định hướng lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời
chịu sự quản của Nhà nước. Điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới,
giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Đảng ta cũng tập
trung vào việc phát triển các ngành kinh tế mới, đặc biệt các ngành kinh tế về khoa
học công nghệ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các ngành này
được đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ về chính sách, cơ sở hạ tầng và cung cấp nhân lực chất
lượng cao.
Về chính trị hội, Đảng ta đã đẩy mạnh vai trò của cả 03 nhánh quyền lực:
lập pháp, pháp hành pháp. Trong đó, vai trò của quan lập pháp được chú
trọng, hoạt động hành chính nhà nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa đáp ứng
được yêu cầu của nhân dân. Đảng ta cũng lấy nhân dân làm gốc, xây dựng nhà nước
“của dân, do dân, vì dân”. Điều này đã giúp cải thiện sự tin tưởng và sự ủng hộ của
nhân dân đối với chính phủ Đảng. Đảng ta cũng đã đưa ra các chính sách để cải
thiện cuộc sống của người dân. Chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm hội được
đưa ra, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân. Hệ thống giáo dục được cải cách
theo hướng chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào người học.
Đại hội VI "Đại hội kế thừa quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của
Đảng ”, mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ của cách mạng nước ta, đánh
dấu sự trưởng thành về lý luận và thực tiễn của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991):
Đại hội họp trong bối cảnh công cuộc cải tổ Liên Xô Đông Âu rơi vào
khủng hoảng sụp đổ, tác động mạnh mẽ đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Cương lĩnh năm 1991), Chiến lược, ổn định phát triển kinh tế - hội đến năm
2000; phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1991 - 1995).
Nội dung cơ bản Cương lĩnh năm 1991:
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là hội gồm 6 đặc trưng bản:
Do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
lOMoARcPSD| 45734214
7
sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn h
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,
bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, cuộc sống ấm no tự do, hạnh
phúc, điều kiện phát triển toàn diện nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng,
đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tất
cả các nước trên thế giới.
Bảy phương hướng bản xây dựng đất nước: (1) Xây dựng Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; (2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp
hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn
diện; (3) Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan
hệ sản xuất hội chủ nghĩa từ thấp đến cao; (4) Tiến hành cách mạng hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá; (5) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân
tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; (6) Xây dựng chủ nghĩa xã hội
bảo vệ Tổ quốc hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; (7) Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tưởng tổ chức, bảo đảm cho
Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 xác định:
Mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh
tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nghèo và kém phát triển.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, áp dụng
chế thị trường sự quản của Nhà nước chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, coi
đó quốc sách hàng đầu. Đổi mới hệ thống chính trị, không chấp nhận đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng với hthống chính trị.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với tập trung, kỷ cương và kỷ luật. Đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng
tổ chức.
Đại hội VII Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương - đoàn kết,
đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức và tư duy sáng tạo của Đảng.
b. Thời kỳ từ 1996 đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996):
lOMoARcPSD| 45734214
8
Đại hội đã thông qua đường lối phát triển kinh tế - hội 5 năm 1996 2000;
đường lối xây dựng Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội khẳng định: Sau 10 năm
đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng một số mặt còn
chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ chuẩn
bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời k
mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng
đất nước ta thành một nước công nghiệp có sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta bản trở thành một nước
công nghiệp. Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế
hoạch phát triển kinh tế - hội năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tổng quát, những
tư tưởng chỉ đạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển.
Chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Xây
dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo chế thị trường, đi đôi
với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo "quốc sách hàng
đầu". Xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc n
tộc nền tảng tinh thần của hội, vừa mục tiêu, vừa động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng bước trong suốt quá trình phát triển. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi
với tích cực xóa đói giảm nghèo.
Mở rộng đoàn kết toàn dân tộc dù sống trong nước hay đang định cư ở nước
ngoài, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh,
hội công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, chấp nhận những điểm khác nhau
lOMoARcPSD| 45734214
9
không trái với lợi ích chung, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương
lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.
Tăng cường quốc phòng an ninh; Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại; Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền hội
chủ nghĩa Việt Nam, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng; Tiếp tục đổi mới, chỉnh
đốn Đảng, khắc phục các biểu hiện tiêu cực và yếu kém.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng "Tiếp
tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
’.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001):
Đại hội họp trong bối cảnh đất nước qua 15 năm đổi mới. Nhân loại bước vào
năm đầu của thế kỷ XXI, cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức xu
thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2010, đường lối phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005.
Chiến lược phát triển kinh tế - hội 10 năm 2001 - 2010 là tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hóa nhằm mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo
nền tảng đđến năm 2020 nước ta bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - hội 5 năm 2001 - 2005 là tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nâng cao rệt hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng
kinh tế đối ngoại. Tạo nhiều việc làm, bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; ổn định và
cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn hội, bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc
gia.
Đại hội IX Đại hội phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục s
nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
lOMoARcPSD| 45734214
10
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006):
Đại hội họp trong xu thế hoà bình, hợp tác, toàn cầu hóa trên thế giới mở rộng;
khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển có những đột phá. Công cuộc đổi
mới ở nước ta 20 năm qua đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đại hội X đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội (2006 - 2010), quyết tâm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển”, Đại hội X thể hiện quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh
mẽ nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011):
Đại hội họp khi nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; thủ đô Nội
vừa kỷ niệm 1000 năm tuổi. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020); đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011 - 2020; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội gồm tám đặc
trưng bản: Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Hai là,
do nhân dân làm chủ; Ba là, nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Bốn là, có nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Năm là, con người cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
điều kiện phát triển toàn diện; Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển; Bảy là, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta: Xây dựng được về
cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tưởng, văn hoá phù hợp, tạo sở để nước ta trở thành một nước hội chủ nghĩa
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ thứ XXI, toàn Đảng, toàn
lOMoARcPSD| 45734214
11
dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện
đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tám phương hướng cơ bản xây dựng đất nước:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn , bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội.
Năm , thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu , xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy , xây dựng Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020)
phấn đấu đến năm 2020 nước ta bản trở thành nước ng nghiệp theo hướng hiện
đại; chính trị - hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng
lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 2020):
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế chính trị
mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con
người chủ thể, nguồn lực chủ yếu mục tiêu của sự phát triển. Phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời
lOMoARcPSD| 45734214
12
hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng hội chủ
nghĩa. Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ba khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - hội (2011- 2020): Hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa; Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ với một số công trình hiện đại.
Đại hội đại biểu lần thứ XI là Đại hội tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
3. Các điểm giống và khác nhau trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và
Trung Quốc
a. Sự tương đồng
Hoàn cảnh chung của Trung Quốc Việt Nam trước khi cải tổ, đổi mới trải
qua thời gian xây dựng chủ nghĩa hội sau chiến tranh đã đạt được một số thành
tựu nhưng nhìn chung chưa hiệu quả thậm chí là đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng
về kinh tế xã hi. (Trung Quốc bị bần cùng hóa bởi thảm họa Đại Nhảy vọt và Cách
mạng văn hóa, trong khi nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ vì chính sách tập thể hóa đất
đai, quốc hữu hóa công nghiệp tư nhân và các thể chế thương mại.)
Về các điều kiện phát triển kinh tế - hội ban đầu: Trung Quốc và Việt Nam ở
mức độ phát triển tương đương nhau trong nhiều lĩnh vực, trong đó nguồn nhân
lực cơ bản, kinh tế và cơ sở hạ tầng. Hai nước có tỷ lệ người biết đọc biết viết và có
chế độ dinh dưỡng như nhau. Nếu tuổi thọ ở Trung Quốc cao hơn thì Việt Nam lại
vượt về tỷ lệ người trưởng thành biết chữ và tỷ lệ người ở tuổi trung niên.
Quản lý lĩnh vực nông nghiệp: hai nước đều đưa vào một "hệ thống trách nhiệm
thỏa thuận với hộ gia đình". Bước này đã biến hộ gia đình thành một đơn vị sản xuất,
khích lệ nông dân nỗ lực tối đa. Điều này chính thức diễn ra Trung Quốc năm 1980
Việt Nam năm 1988, tức khoảng hai năm sau khi phát động cải cách hai
nước.
lOMoARcPSD| 45734214
13
Từ bỏ hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa (Trung Quốc) hoặc theo kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa
(Việt Nam). Với những đặc trưng như đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó quốc
hữu giữ vai trò chủ thể (Trung Quốc), hoặc là công hữu nền tảng (Việt Nam), kinh
tế nnước là chủ đạo; Sở hữu cổ phần được xem hình thức chủ yếu của chế độ
công hữu (Trung Quốc), hoặc doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh
tế phổ biến (Việt Nam): đa dạng hoá hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo
lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp
không phân biệt đối xử; Giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết
của Nhà nước; Phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hoá đến dịch vụ, thị
trường chứng khoán; Thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xoá đói
giảm nghèo, giữ gìn môi trường, ...
Hợp pháp hóa sự hình thành và phát triển của lĩnh vực tư nhân. Bước này được
Trung Quốc thực hiện năm 1982 thông qua sửa đổi hiến pháp, đặt lĩnh vực tư nhân
"một thành phần bổ sung của nền kinh tế hội chủ nghĩa". Việt Nam cũng m
theo vào năm 1990 với việc ban hành Luật Công ty.
Các cuộc cải cách doanh nghiệp vừa và nhỏ (SOE) và "nâng cấp sân chơi" được
tiến hành theo ba bước. Giai đoạn đầu (1979-1984 đối với Trung Quốc và 19871994
đối với Việt Nam) tập trung trao cho SOE quyền tự quyết nhiều hơn và làm cho các
doanh nghiệp này hướng vào thương mại hơn trong khi xóa bỏ nền kinh tế chỉ huy.
Bước hai (1985-1993 đối với Trung Quốc 1994-1998 đối với Việt Nam) nhằm tái
cấu trúc SOE trong khi thiết lập một khung pháp lý cho các doanh nghiệp này hoạt
động trong một nền kinh tế thị trường. Giai đoạn ba (từ 1994 tại Trung Quốc từ
1999 tại Việt Nam) nhằm nâng cấp sân chơi cho tất cả các tác nhân trong nền kinh
tế và tăng tốc khối tư nhân.
Hai nước đã tích cực tận dụng toàn cầu hóa, nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) thúc đẩy xuất khẩu. Cả hai đều ban hành các đạo luật thu hút FDI
ngay sau khi phát động cải cách (năm 1979 ở Trung Quốc và 1987 ở Việt Nam).
Các cuộc cải cách tài chính. Cả hai nước đã bắt đầu cải cách lĩnh vực ngân hàng,
tách các ngân hàng thương mại lớn của nhà nước khỏi ngân hàng trung ương và đặt
chúng vào một nền tảng thương mại nghiêm ngặt hơn với việc thành lập thị trường
lOMoARcPSD| 45734214
14
chứng khoán và các ngân hàng tư nhân. Phải mất hơn một thập kỷ kể từ khi bắt đầu
cải cách, hai nước mới cho ra đời thị trường chứng khoán đầu tiên của mình (Trung
Quốc năm 1990 và Việt Nam năm 2000).
b. Sự khác biệt
Trung Quốc đã đi theo con đường tlý luận tới thực tiễn, từ chỉ đạo của trung
ương tới hành động của địa phương. Sau khi đã những đột phá về luận nhằm
giải quyết các bế tắc, Trung Quốc mới cho thực hành. Trong khi đó, đổi mới của Việt
Nam lại bắt đầu từ những vụ “phá rào” cơ sở, sau đó được trung ương chấp nhận
cuối cùng trở thành chính sách. dụ, chính sách khoán bắt đầu từ những hiện
tượng tự phát làm chui của nông dân, mà lãnh đạo địa phương hoặc đồng ý cho
làm và “bao che” trước trung ương, hoặc lờ đi. Có thể kể tới các vụ phá rào “ngoạn
mục” như khoán chui Hải Phòng, xóa tem phiếu Long An, chế mua cao bán
cao ở An Giang, mua lương thực với giá thị trường để bán “cứu đói” cho Thành ph
Hồ Chí Minh,…
Về điều kiện tự nhiên: Trung Quốc là nước đông dân, lãnh thổ rộng lớn (thứ
ba trên thế giới), chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư,
khoa học kỹ thuật hiện đại do tạo được thị trường nhiều ưu thế, hấp dẫn về tài
nguyên, lao động. Tuy nhiên nó cũng tạo ra sự khó khăn cho việc chuyển đổi cấu
kinh tế và quản lý. Còn ở Việt Nam ít dân hơn, diện tích nhỏ hơn, quy mô vừa phải
hợp lý nên tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận schỉ đạo của nhà
nước.
Về điều kiện hội: Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới trong điều kiện
đang phải gánh chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm với hơn 30
năm đấu tranh không ngừng, đã tàn phá nặng nề nền kinh tế. Trong khi đó, ở Trung
Quốc không chiến tranh chỉ một scuộc nội chiến, đụng độ vùng biên
giới ít gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, cùng với đó là một số chính sách kinh tế
hội như cuộc Cách mạng đại văn hóa đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh
tế, nó đã đẩy mạnh bánh xe tiến trình lịch sử Trung Quốc hàng chục năm.
Về điều kiện bên ngoài: Trung Quốc một lực lượng đổng đảo người Hoa
người Hoa Kiều đang sống nhiều nước khu vực trên thế giới đặc biệt là
các nước vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia – những
lOMoARcPSD| 45734214
15
nơi tiềm năng rất lớn về vốn, kỹ thuật, tri thức quản kinh doanh,… Những
người này quan hệ mật thiết với đất nước, trợ giúp rất nhiều cho công cuộc cải
cách, đổi mới Trung Quốc. n Việt Nam, mặc cũng một cộng đồng người
Việt Kiều đang sinh sống và học tập ở nước ngoài nhưng số lượng vừa phải, không
đủ mạnh như Trung Quốc để góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Về địa vị chính trị: Trung Quốc là nước uy thế chính trị lớn, một trong
năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Trong những năm
60 của thế kỷ XX, Trung Quốc sự phân biệt trong quan hệ với Liên các
nước Đông Âu, thắt chặt mối quan hchính trị với các nước Tây Âu. Trong
khi đó Việt Nam khi tiến hành đổi mới còn đang bị cấm vận nên gặp nhiều khó
khăn, địa vị chính vị thấp kém.
Cả Việt Nam Trung Quốc đều thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tuy
nhiên, Trung Quốc chủ yếu xuất siêu, sớm trở thành công xưởng của toàn thế giới.
Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu, chỉ xuất khẩu một số thị trường chính
như Mỹ, EU, Trung Quốc. Vì thế nên bị phụ thuộc nhiều vào các thị trường và xuất
khẩu dễ bị lung lay nếu có sự thay đổi tiêu cực về các thị trường này.
Cuối cùng sự khác biệt về thời điểm tiến hành cải cách, đổi mới: Trung Quốc
tiến hành đổi mới sớm hơn Việt Nam (năm 1978) còn Việt Nam tiến hành năm 1986,
do đó Việt Nam thể trực tiếp nghiên cứu học hỏi từ các kinh nghiệm đổi mới
của Trung Quốc mà không phải trả một cái giá nào.
4. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới
Sau chiến dịch giải phóng miền Nam, đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta
mở ra một kỉ nguyên mới, hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cả nước bắt tay
vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa hội trong điều kiện thiếu thốn và vàn những
trở ngại. Thành phố, làng mạc, cơ shtầng bị tàn phá, nền kinh tế gần như kiệt quệ
sau hơn 30 năm chiến tranh khốc liệt, khắp vùng biên giới hai miền Nam Bắc đều bị
kẻ địch lăm le, phá hoại, các quốc gia thù địch bao vây, cấm vận. Đặc biệt, hệ thống
hội chủ nghĩa thế giới chia rẽ, suy yếu đi đến sụp đổ năm 1991 đã đặt Việt
Nam vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, chính trong
ngõ cụt chẳng đường ra ấy thì Đảng ta đã tự mở đường cho chính mình, tại Đại
lOMoARcPSD| 45734214
16
hội VI (12/1986), Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, cải cách lại đất nước, phục hưng
lại nền móng nước nhà, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Việt Nam.
Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề tiên phong, là phương thức
quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa phát triển đất nước, xây dựng Chủ nghĩa
hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1996 đến 2021, Nhà nước đã tích cực thể
chế hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hình thành môi trường
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh bình
đẳng, hợp tác cùng phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong nền kinh tế chung thì kinh tế
nhà nước nắm giữ vai tchủ đạo, kinh tế nhân nắm giữ vị trí quan trọng trong
nền kinh tế.
Các chủ trương duy về kinh tế được thực hiện từ năm 1986 đã nhanh chóng
mang lại thành quả cho nước ta. Cuối năm 1988, chế độ phân phối theo tem phiếu
được xóa bỏ. Năm 1989, sản xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ
xuất khẩu. Kinh tế đối ngoại nước ta sau 5 năm thực hiện chủ trương thì mức lạm
phát từ 774.7% (năm 1986) giảm còn 61.1% (năm 1991).
Trước sbiến đổi nhanh của tình hình thế giới trong nước, Đảng tiếp tục
đẩy nhanh chủ trương phát triển trong giai đoạn mới. Trong 5 năm từ 1991 đến 1995,
nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã hoàn thành vượt mức, GDP đạt 8.2% (kế
hoạch 5.5-6.5%), nền kinh tế nước ta bắt đầu tích lũy nội bộ. Lạm phát từ 67.1%
( năm 1991) giảm còn 12.7% (năm 1995). Năm 2020 mặc kinh tế chịu ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh Covid-19 cùng với đó là bão lũ miền Trung, song tốc độ tăng
GDP của Việt Nam vẫn đạt 6%/năm.
cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng các ngành
công nghiệp dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Tốc độ triển khai
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ được cải thiện, nhiều dây chuyển
công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, quy trình quản công nghiệp hiện đại được áp
dụng.
lOMoARcPSD| 45734214
17
Kinh tế vùng, liên vùng bước đột phá. Hình thành các vùng kinh tế trọng
điểm, các khu công nghiệp và các khu kinh tế. Kinh tế biển xoay chuyển đáng kể,
quy mô mở rộng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.
cấu lao động hội chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng nguồn
nhân lực được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng tương đối nhanh. Tính đến
quý II năm 2022, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68.5%.
Từ năm 1994 đến 2021, trên sở những kinh nghiệm những thành tựu
nghiên cứu nói chung, Đảng ta đã hình thành hệ thống lý luận về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đề ra mục tiêu, nội dung phương pháp phợp với điều kiện Việt
Nam bối cảnh thời đại và tuân theo quy luật chung của thể giới. Vượt qua những hạn
chế, sai lầm của nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp thời kỳ trước đổi mới,
nhận thức luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa sự
phát triển đầy sáng tạo, một thành tựu lý luận có ý nghĩa rất to lớn với Đảng ta.
Về văn hóa, xã hội và con người:
Trong Cương lĩnh 1991, Đảng ta đã xác định văn hóa, bản sắc dân tộc là một
đặc trưng của hình hội chủ nghĩa. Văn hóa được xác định “nền tảng tinh
thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Từ những năm đầu
cải cách, Đảng đã đặt ra yêu cầu phải chăm lo, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu giáo dục,
văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân, xây dựng chính sách bảo trợ
xã hội.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ, tuy nhiên nước ta vẫn bảo đảm bản
an sinh hội, mở rộng bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế trên 90%. Tỷ lhộ nghèo
theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%, hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
Đảng đã phát triển những cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vấn đề
hội. Các chính sách về lao động và việc làm của Nhà nước chuyển biến theo hướng
phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại:
Đảng ta đã những đổi mới, sáng tạo trong nhận thức luận về tính chất
đặc điểm của hai nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia.
Đặc biệt, quan điểm về đối tác, đối tượng một nhận thức mới, trong đó chỉ
lOMoARcPSD| 45734214
18
những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp
tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác.
Từ những ngày đầu đổi mới của năm 1986 đến 2021, Việt Nam đã mở rộng
quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, phá tan xiềng xích cấm
vận thời kỳ đầu đổi mới. Bình thường hóa quan hệ, thiết lập quan hệ ổn định và lâu
dài với các nước, luôn giữ vị ttrung lập trong mọi tình huống và coi lợi ích quốc
gia là tối thượng.
Tháng 11/1991, Việt Nam Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Ngày
3/2/1995, Mỹ bắt đầu bỏ cấm vận Việt Nam, đến ngày 11/7/1995, Việt Nam Mỹ
thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên
hợp quốc (UN). Nước ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước, quan
hệ đối tác toàn diện với 11 nước. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189
quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ thương mại với 224 đối tác.
Đường lối nhất quán của Đảng ta là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển, lợi ích quốc gia, dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Những thành tựu to lớn nước ta đạt được trong trường hội nhập quốc tế kết
quả của chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội
nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
5. Những bài học kinh nghiệm
Công cuộc đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến
sâu rộng, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua 37 năm đổi
mới (1986-2023), đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - hội và tình trạng kém
phát triển, trở thành nước đang phát triển thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống của
nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và mở rộng; đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng
Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức
lOMoARcPSD| 45734214
19
mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ chế độ hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng
mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao…
Các thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới, phát
triển trong những năm tới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
phù hợp với thực tiễn của Việt Nam xu thế phát triển của lịch sử. Song bên
cạnh những thành tựu to lớn, ý nghĩa lịch sử, Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề
lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần tập trung giải quyết để đưa đất nước phát
triển nhanh và bền vững.
Cụ thể như: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu luận còn bất cập, chưa
làm một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng thực tiễn, cung
cấp sở khoa học hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một s
vấn đcần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ. Kinh tế phát triển chưa bền
vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động,
kinh tế chưa thật ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chất lượng,
hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Phát triển còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Nhiều vấn
đề bức xúc nảy sinh, nhất các vấn đề hội quản hội chưa được nhận
thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn một số nhân tố, nguy cơ gây mất
ổn định xã hội. Trên một số mặt, lĩnh vực, còn một bộ phận nhân dân chưa được thụ
hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới,…
Từ những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm đó, Đảng đã rút ra một số kinh
nghiệm trong lãnh đạo công cuộc đổi mới:
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên
sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa phát huy truyền thống
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp
với Việt Nam.
lOMoARcPSD| 45734214
20
Đổi mới yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, vấn đề ý nghĩa
sống còn. Quá trình đổi mới, bên cạnh hội, luôn xuất hiện những vấn đmới,
những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước nhân dân phải chủ
động, không ngừng sáng tạo.
Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu của chủ nghĩa hội, làm cho
chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn.
Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh ngày nay là một
sự nghiệp cùng khó khăn, phức tạp lâu dài, nhưng đó con đường hợp quy
luật để có một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự nghiệp cách mạng đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước nhân dân ta phải kiên định, kiên
trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin vàtưởng Hồ Chí Minh
nhận thức đúng, vận dụng không ngừng phát triển sáng tạo học thuyết
tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm
cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn
thiện đường lối đổi mới. Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai , đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân gốc”, lợi ích
của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức
sáng tạo mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc. Cách mạng sự nghiệp của nhân dân, nhân dân do nhân dân. Đổi mới
phải vì lợi ích của nhân dân. Xa rời, đi ngược lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất
bại.
Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn
là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là người làm
nên những thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải dựa vào nhân dân. Vì thế, đổi mới
phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, phải vì lợi ích của nhân dân, dựa
vào nhân dân.
Dân chủ hội chủ nghĩa bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa
động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và phát huy dân chủ hội chủ nghĩa,
bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành
| 1/32

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45734214
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và
những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Hoa
Lớp tín chỉ : LLTT1101(123)_VB2_01
Nhóm sinh viên : Nhóm 4 Hà Nội – 2023 lOMoAR cPSD| 45734214
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 1. Nguyễn Đỗ Thảo : 11215394
2. Nguyễn Huyền Trang : 11217749 3. Phạm Bá Quý : 11215035 4. Lê Minh Thắng : 11217175
5. Vũ Việt Tân (Nhóm trưởng): 11217160 6. Nguyễn Thu Trang : 11215861 7. Nguyễn Kim Tuyền : 11216833 8. Hoàng Mai Trang : 11216821 9. Lê Phương Thúy : 11217896 10. Phùng Phan Tân : 11215235 11. Bùi Thị Quỳnh Trang : 11218900 Mục lục
I. Công cuộc đổi mới của Việt Nam..........................................................................5
1.Bối cảnh kinh tế - xã hội........................................................................................5
a. Trên thế giới...........................................................................................................5
b. Trong nước............................................................................................................5
2.Tiến trình đổi mới từ 1986 đến nay........................................................................6
a. Thời kỳ từ năm 1986 đến 1996..............................................................................6
b. Thời kỳ từ 1996 đến nay........................................................................................8
3. Các điểm giống và khác nhau trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc 12
a. Sự tương đồng.....................................................................................................12
b. Sự khác biệt.........................................................................................................13
4. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới.....................15
5. Những bài học kinh nghiệm................................................................................17
II. Những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta trong bối cảnh hiện nay..23
1. Tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.....................................................23
2. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 2 lOMoAR cPSD| 45734214
………………………....................................................................................25
a. Cơ hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.......................................25
b. Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập...............................................26 I.
Công cuộc đổi mới của Việt Nam
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội a. Trên thế giới
Một là, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển
như vũ bão kể từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã tạo ra thời cơ và
thách thức lớn đối với tất cả các nước.
Hai là, cho đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX thì đổi mới, cải cách đã trở
thành xu thế chung của thời đại. Các nước tư bản chủ nghĩa đã sớm tiến hành cải
cách từ những năm 70, sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Trung Quốc là
nước theo con đường XHCN cũng bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa về kinh tế từ
năm 1978. Tiếp đến là Liên Xô tiến hành cải tổ từ năm 1985. Như vậy, đến giữa
những năm 80 thì yêu cầu đổi mới, cải cách đặt ra đối với tất cả các nước, bao gồm
các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế chung đó..
Ba là, đến giữa thập niên 80 quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi với những diễn
biến mới (chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại và hợp tác trên nguyên tắc hai bên
cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình). Đối với Trung Quốc, vào thời điểm quyết định
tiến hành cải cách, mở cửa (1979), Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Mỹ, Nhật
Bản và các nước phương Tây, thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập trên trường
quốc tế. Còn với Liên Xô, kể từ khi Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo và tiến hành
cải tổ đất nước (1985), chính sách đối ngoại của Liên Xô đã có những thay đổi lớn.
Liên Xô thực hiện chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại trong quan hệ với
Mỹ và phương Tây. Bên cạnh đó, nhu cầu cải thiện môi trường hòa bình ở khu vực
Đông Nam Á để phát triển kinh tế lúc này trở thành nhu cầu chung của các nước
thuộc cả hai khối ASEAN và Đông Dương.
Bốn là, mô hình xã hội chủ nghĩa cũ của Liên Xô mà Việt Nam và nhiều nước
khác đã áp dụng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm, mà hậu quả của nó chính là sự trì
trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ 3 lOMoAR cPSD| 45734214
nghĩa. Những nước như Trung Quốc đã sớm nhận thức được sai lầm của mô hình
này và tiến hành sửa chữa bằng đường lối cải cách, mở cửa. Đến năm 1985, Liên Xô
bắt đầu tiến hành công cuộc cải tổ để sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết tật
của mô hình cũ. Do vậy, hơn lúc nào hết, yêu cầu đối với Việt Nam lúc này phải
nghiên cứu một mô hình mới phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. b. Trong nước
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975), mô hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù đã có nhiều nỗ
lực trong xây dựng và phát triển kinh tế nhưng trong 5 năm đầu (1976- 1980) tốc độ
tăng trưởng kinh tế chậm, thậm chí có xu hướng giảm sút và bắt đầu rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 1981 đến 1985 đã có những
cải tiến cơ chế quản lý với nông nghiệp, công nghiệp và lĩnh vực giá – lương – tiền.
Cải tiến đó có tác dụng bước đầu đối với sản xuất và lưu thông nhưng nó chưa thoát
khỏi tư duy kinh tế cũ và không khắc phục được khuyết tật của mô hình kinh tế kế
hoạch hóa tập trung và khi ấy, sản xuất lại rời vào tình trạng trì trệ.
Những cải tiến quản lý trong nhưng năm 1979 – 1985 chính là những bước
tìm tòi, thử nghiệm bước đầu cho cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế. Đó là những
làn sóng đầu tiên của quá trình phi tập trung hóa, xóa bỏ dần cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp ở Việt Nam. Song những cải tiến cục bộ chưa làm thay đổi thay đổi căn
bản thực trạng của nền kinh tế và khủng hoảng vẫn rất trầm trọng. Vì vậy, đổi mới
toàn diện nền kinh tế trở thành yêu cầu cấp bách ở nước ta và công cuộc đó được mở
đầu bằng Đại hội VI của Đảng năm 1986 - Đại hội của đổi mới.
2. Tiến trình đổi mới từ 1986 đến nay
Đại hội VI (Tháng 12- 1986) của Đảng là một cột mốc lịch sử quan trọng trên
con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta. Đại hội VII (1991), Đại hội VIII
(1996), Đại hội IX( 2001), Đại hội X (2006), Đại hội XI( 2011) đã tiếp tục khẳng
định, bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách đổi mới.
a. Thời kỳ từ năm 1986 đến 1996
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986): 4 lOMoAR cPSD| 45734214
Đại hội đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội nhận
định, 5 năm qua cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có
những thuận lợi nhưng có nhiều khó khăn phức tạp. Nhân dân ta khắc phục khó khăn
đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt.
Nguyên nhân chủ quan của tình hình khủng hoảng là do những sai lầm, khuyết
điểm về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện.
Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy là bệnh chủ quan, duy ý chí,
lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội.
Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng
đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những
tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Phương hướng nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,... Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa
một cách thường xuyên với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ
sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát
triển của lực lượng sản xuất,... Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; giải quyết cho được
những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông.
Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính
sách xã hội. Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước; tăng cường
hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực
chỉ đạo và điều hành bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh
đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. Tiến hành trong toàn Đảng
và toàn xã hội cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của các tổ
chức đảng; làm trong sạch và nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước; đẩy
lùi và xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh các quan hệ xã hội và thực hiện công bằng xã hội. 5 lOMoAR cPSD| 45734214
Nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính trị năm 1986:
Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng đã đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch hóa
tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế Việt Nam
được đẩy mạnh theo cơ chế thị trường và định hướng lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời
chịu sự quản lý của Nhà nước. Điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới,
giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Đảng ta cũng tập
trung vào việc phát triển các ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành kinh tế về khoa
học và công nghệ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các ngành này
được đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ về chính sách, cơ sở hạ tầng và cung cấp nhân lực chất lượng cao.
Về chính trị – xã hội, Đảng ta đã đẩy mạnh vai trò của cả 03 nhánh quyền lực:
lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trong đó, vai trò của cơ quan lập pháp được chú
trọng, hoạt động hành chính nhà nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa và đáp ứng
được yêu cầu của nhân dân. Đảng ta cũng lấy nhân dân làm gốc, xây dựng nhà nước
“của dân, do dân, vì dân”. Điều này đã giúp cải thiện sự tin tưởng và sự ủng hộ của
nhân dân đối với chính phủ và Đảng. Đảng ta cũng đã đưa ra các chính sách để cải
thiện cuộc sống của người dân. Chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội được
đưa ra, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân. Hệ thống giáo dục được cải cách
theo hướng chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào người học.
Đại hội VI là "Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của
Đảng ”, mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ của cách mạng nước ta, đánh
dấu sự trưởng thành về lý luận và thực tiễn của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991):
Đại hội họp trong bối cảnh công cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào
khủng hoảng và sụp đổ, tác động mạnh mẽ đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Cương lĩnh năm 1991), Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000; phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1991 - 1995).
Nội dung cơ bản Cương lĩnh năm 1991:
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là xã hội gồm 6 đặc trưng cơ bản:
Do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng 6 lOMoAR cPSD| 45734214
sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,
bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng,
đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tất
cả các nước trên thế giới.
Bảy phương hướng cơ bản xây dựng đất nước: (1) Xây dựng Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; (2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp
hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn
diện; (3) Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao; (4) Tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá; (5) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân
tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; (6) Xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; (7) Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm cho
Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 xác định:
Mục tiêu tổng quát là đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh
tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nghèo và kém phát triển.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, áp dụng
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, coi
đó là quốc sách hàng đầu. Đổi mới hệ thống chính trị, không chấp nhận đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với tập trung, kỷ cương và kỷ luật. Đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương - đoàn kết,
đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức và tư duy sáng tạo của Đảng.
b. Thời kỳ từ 1996 đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996): 7 lOMoAR cPSD| 45734214
Đại hội đã thông qua đường lối phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 2000;
đường lối xây dựng Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội khẳng định: Sau 10 năm
đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng một số mặt còn
chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn
bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ
mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công
nghiệp hoá và hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng
đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp. Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tổng quát, những
tư tưởng chỉ đạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Xây
dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi
với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là "quốc sách hàng
đầu". Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi
với tích cực xóa đói giảm nghèo.
Mở rộng đoàn kết toàn dân tộc dù sống trong nước hay đang định cư ở nước
ngoài, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, chấp nhận những điểm khác nhau 8 lOMoAR cPSD| 45734214
không trái với lợi ích chung, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương
lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.
Tăng cường quốc phòng và an ninh; Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại; Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng; Tiếp tục đổi mới, chỉnh
đốn Đảng, khắc phục các biểu hiện tiêu cực và yếu kém.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng "Tiếp
tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh’’.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001):
Đại hội họp trong bối cảnh đất nước qua 15 năm đổi mới. Nhân loại bước vào
năm đầu của thế kỷ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và xu
thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2010, đường lối phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hóa nhằm mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 là tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng
kinh tế đối ngoại. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; ổn định và
cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Đại hội IX là Đại hội phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục sự
nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 9 lOMoAR cPSD| 45734214
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006):
Đại hội họp trong xu thế hoà bình, hợp tác, toàn cầu hóa trên thế giới mở rộng;
khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển có những đột phá. Công cuộc đổi
mới ở nước ta 20 năm qua đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đại hội X đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội (2006 - 2010), quyết tâm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển”, Đại hội X thể hiện quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh
mẽ nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011):
Đại hội họp khi nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; thủ đô Hà Nội
vừa kỷ niệm 1000 năm tuổi. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020); đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011 - 2020; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội gồm tám đặc
trưng cơ bản: Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Hai là,
do nhân dân làm chủ; Ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Bốn là, có nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện; Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Bảy là, có Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta: Xây dựng được về
cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ thứ XXI, toàn Đảng, toàn 10 lOMoAR cPSD| 45734214
dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện
đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tám phương hướng cơ bản xây dựng đất nước:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020) là
phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng
lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 2020):
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì
mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con
người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời 11 lOMoAR cPSD| 45734214
hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ba khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011- 2020): Hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ với một số công trình hiện đại.
Đại hội đại biểu lần thứ XI là Đại hội tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
3. Các điểm giống và khác nhau trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc
a. Sự tương đồng
Hoàn cảnh chung của Trung Quốc và Việt Nam trước khi cải tổ, đổi mới là trải
qua thời gian xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh đã đạt được một số thành
tựu nhưng nhìn chung chưa hiệu quả thậm chí là đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng
về kinh tế xã hội. (Trung Quốc bị bần cùng hóa bởi thảm họa Đại Nhảy vọt và Cách
mạng văn hóa, trong khi nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ vì chính sách tập thể hóa đất
đai, quốc hữu hóa công nghiệp tư nhân và các thể chế thương mại.)
Về các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ban đầu: Trung Quốc và Việt Nam ở
mức độ phát triển tương đương nhau trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nguồn nhân
lực cơ bản, kinh tế và cơ sở hạ tầng. Hai nước có tỷ lệ người biết đọc biết viết và có
chế độ dinh dưỡng như nhau. Nếu tuổi thọ ở Trung Quốc cao hơn thì Việt Nam lại
vượt về tỷ lệ người trưởng thành biết chữ và tỷ lệ người ở tuổi trung niên.
Quản lý lĩnh vực nông nghiệp: hai nước đều đưa vào một "hệ thống trách nhiệm
thỏa thuận với hộ gia đình". Bước này đã biến hộ gia đình thành một đơn vị sản xuất,
khích lệ nông dân nỗ lực tối đa. Điều này chính thức diễn ra ở Trung Quốc năm 1980
và ở Việt Nam năm 1988, tức là khoảng hai năm sau khi phát động cải cách ở hai nước. 12 lOMoAR cPSD| 45734214
Từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa (Trung Quốc) hoặc theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(Việt Nam). Với những đặc trưng như đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó quốc
hữu giữ vai trò chủ thể (Trung Quốc), hoặc là công hữu là nền tảng (Việt Nam), kinh
tế nhà nước là chủ đạo; Sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu của chế độ
công hữu (Trung Quốc), hoặc doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh
tế phổ biến (Việt Nam): đa dạng hoá hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo
lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp
không phân biệt đối xử; Giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết
của Nhà nước; Phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hoá đến dịch vụ, thị
trường chứng khoán; Thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xoá đói
giảm nghèo, giữ gìn môi trường, ...
Hợp pháp hóa sự hình thành và phát triển của lĩnh vực tư nhân. Bước này được
Trung Quốc thực hiện năm 1982 thông qua sửa đổi hiến pháp, đặt lĩnh vực tư nhân
là "một thành phần bổ sung của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa". Việt Nam cũng làm
theo vào năm 1990 với việc ban hành Luật Công ty.
Các cuộc cải cách doanh nghiệp vừa và nhỏ (SOE) và "nâng cấp sân chơi" được
tiến hành theo ba bước. Giai đoạn đầu (1979-1984 đối với Trung Quốc và 19871994
đối với Việt Nam) tập trung trao cho SOE quyền tự quyết nhiều hơn và làm cho các
doanh nghiệp này hướng vào thương mại hơn trong khi xóa bỏ nền kinh tế chỉ huy.
Bước hai (1985-1993 đối với Trung Quốc và 1994-1998 đối với Việt Nam) nhằm tái
cấu trúc SOE trong khi thiết lập một khung pháp lý cho các doanh nghiệp này hoạt
động trong một nền kinh tế thị trường. Giai đoạn ba (từ 1994 tại Trung Quốc và từ
1999 tại Việt Nam) nhằm nâng cấp sân chơi cho tất cả các tác nhân trong nền kinh
tế và tăng tốc khối tư nhân.
Hai nước đã tích cực tận dụng toàn cầu hóa, nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và thúc đẩy xuất khẩu. Cả hai đều ban hành các đạo luật thu hút FDI
ngay sau khi phát động cải cách (năm 1979 ở Trung Quốc và 1987 ở Việt Nam).
Các cuộc cải cách tài chính. Cả hai nước đã bắt đầu cải cách lĩnh vực ngân hàng,
tách các ngân hàng thương mại lớn của nhà nước khỏi ngân hàng trung ương và đặt
chúng vào một nền tảng thương mại nghiêm ngặt hơn với việc thành lập thị trường 13 lOMoAR cPSD| 45734214
chứng khoán và các ngân hàng tư nhân. Phải mất hơn một thập kỷ kể từ khi bắt đầu
cải cách, hai nước mới cho ra đời thị trường chứng khoán đầu tiên của mình (Trung
Quốc năm 1990 và Việt Nam năm 2000). b. Sự khác biệt
Trung Quốc đã đi theo con đường từ lý luận tới thực tiễn, từ chỉ đạo của trung
ương tới hành động của địa phương. Sau khi đã có những đột phá về lý luận nhằm
giải quyết các bế tắc, Trung Quốc mới cho thực hành. Trong khi đó, đổi mới của Việt
Nam lại bắt đầu từ những vụ “phá rào” ở cơ sở, sau đó được trung ương chấp nhận
và cuối cùng trở thành chính sách. Ví dụ, chính sách khoán bắt đầu từ những hiện
tượng tự phát và làm chui của nông dân, mà lãnh đạo địa phương hoặc đồng ý cho
làm và “bao che” trước trung ương, hoặc lờ đi. Có thể kể tới các vụ phá rào “ngoạn
mục” như khoán chui ở Hải Phòng, xóa tem phiếu ở Long An, cơ chế mua cao bán
cao ở An Giang, mua lương thực với giá thị trường để bán “cứu đói” cho Thành phố Hồ Chí Minh,…
Về điều kiện tự nhiên: Trung Quốc là nước đông dân, lãnh thổ rộng lớn (thứ
ba trên thế giới), chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư,
khoa học kỹ thuật hiện đại do tạo được thị trường có nhiều ưu thế, hấp dẫn về tài
nguyên, lao động. Tuy nhiên nó cũng tạo ra sự khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế và quản lý. Còn ở Việt Nam ít dân hơn, diện tích nhỏ hơn, quy mô vừa phải
hợp lý nên tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận sự chỉ đạo vĩ mô của nhà nước.
Về điều kiện xã hội: Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới trong điều kiện
đang phải gánh chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm với hơn 30
năm đấu tranh không ngừng, đã tàn phá nặng nề nền kinh tế. Trong khi đó, ở Trung
Quốc không có chiến tranh mà chỉ có một số cuộc nội chiến, đụng độ ở vùng biên
giới ít gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, cùng với đó là một số chính sách kinh tế xã
hội như cuộc Cách mạng đại văn hóa đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh
tế, nó đã đẩy mạnh bánh xe tiến trình lịch sử Trung Quốc hàng chục năm.
Về điều kiện bên ngoài: Trung Quốc có một lực lượng đổng đảo người Hoa
và người Hoa Kiều đang sống ở nhiều nước và khu vực trên thế giới đặc biệt là ở
các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia – những 14 lOMoAR cPSD| 45734214
nơi có tiềm năng rất lớn về vốn, kỹ thuật, tri thức quản lý kinh doanh,… Những
người này có quan hệ mật thiết với đất nước, trợ giúp rất nhiều cho công cuộc cải
cách, đổi mới ở Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, mặc dù cũng có một cộng đồng người
Việt Kiều đang sinh sống và học tập ở nước ngoài nhưng số lượng vừa phải, không
đủ mạnh như Trung Quốc để góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Về địa vị chính trị: Trung Quốc là nước có uy thế chính trị lớn, là một trong
năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Trong những năm
60 của thế kỷ XX, Trung Quốc có sự phân biệt trong quan hệ với Liên Xô và các
nước Đông Âu, thắt chặt mối quan hệ chính trị với Mĩ và các nước Tây Âu. Trong
khi đó Việt Nam khi tiến hành đổi mới còn đang bị Mĩ cấm vận nên gặp nhiều khó
khăn, địa vị chính vị thấp kém.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tuy
nhiên, Trung Quốc chủ yếu là xuất siêu, sớm trở thành công xưởng của toàn thế giới.
Trong khi Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, và chỉ xuất khẩu ở một số thị trường chính
như Mỹ, EU, Trung Quốc. Vì thế nên bị phụ thuộc nhiều vào các thị trường và xuất
khẩu dễ bị lung lay nếu có sự thay đổi tiêu cực về các thị trường này.
Cuối cùng là sự khác biệt về thời điểm tiến hành cải cách, đổi mới: Trung Quốc
tiến hành đổi mới sớm hơn Việt Nam (năm 1978) còn Việt Nam tiến hành năm 1986,
do đó Việt Nam có thể trực tiếp nghiên cứu và học hỏi từ các kinh nghiệm đổi mới
của Trung Quốc mà không phải trả một cái giá nào.
4. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới
Sau chiến dịch giải phóng miền Nam, đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta
mở ra một kỉ nguyên mới, hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cả nước bắt tay
vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thiếu thốn và vô vàn những
trở ngại. Thành phố, làng mạc, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế gần như kiệt quệ
sau hơn 30 năm chiến tranh khốc liệt, khắp vùng biên giới hai miền Nam Bắc đều bị
kẻ địch lăm le, phá hoại, các quốc gia thù địch bao vây, cấm vận. Đặc biệt, hệ thống
Xã hội chủ nghĩa thế giới chia rẽ, suy yếu và đi đến sụp đổ năm 1991 đã đặt Việt
Nam vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, chính trong
ngõ cụt chẳng có đường ra ấy thì Đảng ta đã tự mở đường cho chính mình, tại Đại 15 lOMoAR cPSD| 45734214
hội VI (12/1986), Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, cải cách lại đất nước, phục hưng
lại nền móng nước nhà, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Việt Nam.
Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề tiên phong, là phương thức
quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa phát triển đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1996 đến 2021, Nhà nước đã tích cực thể
chế hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hình thành môi trường
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh bình
đẳng, hợp tác cùng phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong nền kinh tế chung thì kinh tế
nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Các chủ trương tư duy về kinh tế được thực hiện từ năm 1986 đã nhanh chóng
mang lại thành quả cho nước ta. Cuối năm 1988, chế độ phân phối theo tem phiếu
được xóa bỏ. Năm 1989, sản xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và
xuất khẩu. Kinh tế đối ngoại nước ta sau 5 năm thực hiện chủ trương thì mức lạm
phát từ 774.7% (năm 1986) giảm còn 61.1% (năm 1991).
Trước sự biến đổi nhanh của tình hình thế giới và trong nước, Đảng tiếp tục
đẩy nhanh chủ trương phát triển trong giai đoạn mới. Trong 5 năm từ 1991 đến 1995,
nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã hoàn thành vượt mức, GDP đạt 8.2% (kế
hoạch là 5.5-6.5%), nền kinh tế nước ta bắt đầu có tích lũy nội bộ. Lạm phát từ 67.1%
( năm 1991) giảm còn 12.7% (năm 1995). Năm 2020 mặc dù kinh tế chịu ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh Covid-19 cùng với đó là bão lũ miền Trung, song tốc độ tăng
GDP của Việt Nam vẫn đạt 6%/năm.
Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Tốc độ triển khai
ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện, nhiều dây chuyển
công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, quy trình quản lý công nghiệp hiện đại được áp dụng. 16 lOMoAR cPSD| 45734214
Kinh tế vùng, liên vùng có bước đột phá. Hình thành các vùng kinh tế trọng
điểm, các khu công nghiệp và các khu kinh tế. Kinh tế biển xoay chuyển đáng kể,
quy mô mở rộng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.
Cơ cấu lao động xã hội chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng nguồn
nhân lực được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng tương đối nhanh. Tính đến
quý II năm 2022, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68.5%.
Từ năm 1994 đến 2021, trên cơ sở những kinh nghiệm và những thành tựu
nghiên cứu nói chung, Đảng ta đã hình thành hệ thống lý luận về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đề ra mục tiêu, nội dung và phương pháp phù hợp với điều kiện Việt
Nam bối cảnh thời đại và tuân theo quy luật chung của thể giới. Vượt qua những hạn
chế, sai lầm của nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp thời kỳ trước đổi mới,
nhận thức lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự
phát triển đầy sáng tạo, một thành tựu lý luận có ý nghĩa rất to lớn với Đảng ta.
Về văn hóa, xã hội và con người:
Trong Cương lĩnh 1991, Đảng ta đã xác định văn hóa, bản sắc dân tộc là một
đặc trưng của mô hình xã hội chủ nghĩa. Văn hóa được xác định là “nền tảng tinh
thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Từ những năm đầu
cải cách, Đảng đã đặt ra yêu cầu phải chăm lo, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu giáo dục,
văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân, xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ, tuy nhiên nước ta vẫn bảo đảm cơ bản
an sinh xã hội, mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên 90%. Tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%, hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
Đảng đã phát triển những cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vấn đề xã
hội. Các chính sách về lao động và việc làm của Nhà nước chuyển biến theo hướng
phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại:
Đảng ta đã có những đổi mới, sáng tạo trong nhận thức lý luận về tính chất
đặc điểm của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia.
Đặc biệt, quan điểm về đối tác, đối tượng là một nhận thức mới, trong đó chỉ rõ 17 lOMoAR cPSD| 45734214
những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp
tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác.
Từ những ngày đầu đổi mới của năm 1986 đến 2021, Việt Nam đã mở rộng
quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, phá tan xiềng xích cấm
vận thời kỳ đầu đổi mới. Bình thường hóa quan hệ, thiết lập quan hệ ổn định và lâu
dài với các nước, luôn giữ vị trí trung lập trong mọi tình huống và coi lợi ích quốc gia là tối thượng.
Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Ngày
3/2/1995, Mỹ bắt đầu bỏ cấm vận Việt Nam, đến ngày 11/7/1995, Việt Nam và Mỹ
thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên
hợp quốc (UN). Nước ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước, quan
hệ đối tác toàn diện với 11 nước. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189
quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ thương mại với 224 đối tác.
Đường lối nhất quán của Đảng ta là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Những thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong trường hội nhập quốc tế là kết
quả của chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
5. Những bài học kinh nghiệm
Công cuộc đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến
sâu rộng, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua 37 năm đổi
mới (1986-2023), đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém
phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống của
nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và mở rộng; đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức 18 lOMoAR cPSD| 45734214
mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng
mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…
Các thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới, phát
triển trong những năm tới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Song bên
cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề
lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần tập trung giải quyết để đưa đất nước phát
triển nhanh và bền vững.
Cụ thể như: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa
làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng thực tiễn, cung
cấp cơ sở khoa học hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số
vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ. Kinh tế phát triển chưa bền
vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động,
kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chất lượng,
hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Phát triển còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Nhiều vấn
đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận
thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn một số nhân tố, nguy cơ gây mất
ổn định xã hội. Trên một số mặt, lĩnh vực, còn một bộ phận nhân dân chưa được thụ
hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới,…
Từ những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm đó, Đảng đã rút ra một số kinh
nghiệm trong lãnh đạo công cuộc đổi mới:
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ
sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam. 19 lOMoAR cPSD| 45734214
Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa
sống còn. Quá trình đổi mới, bên cạnh cơ hội, luôn xuất hiện những vấn đề mới,
những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân phải chủ
động, không ngừng sáng tạo.
Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà là làm cho
chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn.
Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh ngày nay là một
sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy
luật để có một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự nghiệp cách mạng đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải kiên định, kiên
trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
mà là nhận thức đúng, vận dụng và không ngừng phát triển sáng tạo học thuyết tư
tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm
cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn
thiện đường lối đổi mới. Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích
của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức
sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Đổi mới
phải vì lợi ích của nhân dân. Xa rời, đi ngược lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại.
Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn
là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là người làm
nên những thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải dựa vào nhân dân. Vì thế, đổi mới
phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành 20