Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa và con người Tây Nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Văn Lang

Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa và con người Tây Nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Văn Lang  giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

1. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao
nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Ngoài người Kinh, ở Tây Nguyên còn có
rất nhiều các dân tộc thiểu số như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Nùng, Xơ Đăng,
Mnông, Brâu, Thái, Mạ, Mường, Dao, Giẻ Chiêng, Chu ru.
2. Giới thiệu về trang phục Tây Nguyên
-Trang phục truyền thống phần nhiều được sử dụng trong các lễ, hội ,sự kiện văn hóa
đem lại sắc màu sinh động, hấp dẫn, thể hiện một trong những nét đẹp bản sắc của
cộng đồng .Gắn với các liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa - văn nghệ ,nội dung trình
diễn hoặc thi trang phục truyền thống luôn được quan tâm tổ chức.
- Một điểm đáng chú ý ở trang phục Tây Nguyên đó là những hoa văn trang trí trên
trang phục không phải là vẽ hay in mà đó chính là chi tiết thể hiện kỹ năng, sự tài tình
của người dệt.
Những bộ trang phục này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên.
Tuy nhiên, trang phục hiện tại của họ có sự mới lạ do ảnh hưởng từ cuộc sống hiện
đại. Đường nét truyền thống pha trộn với hiện đại tạo nên những bộ trang phục đẹp
mắt.
3. Nguồn gốc
Trang phục đầu tiên của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được kể đến đó là bộ
đồ vỏ cây. Khi chưa biết trồng bông, dệt vải, họ đã tận dụng những loại vỏ cây có độ
bền cao như: cây sui, khung, kđôn, kpông hay cây tơ nung… để làm trang phục cho
mình. Đây là một trong những trang phục thô sơ nhất của loài người, đồng thời cũng
là chứng tích hiếm hoi của một nền văn minh cổ đại còn rớt lại. Để làm ra bộ đồ này,
đồng bào ở đây phải tìm các loại vỏ cây mềm, như cây sui, khung mang về ngâm
nước cho xốp, rồi phơi khô, đập thật mềm tạo thành áo tơi để mặc, chăn để đắp.
Nền văn minh của con người tiến thêm một bước khi đồng bào dân tộc thiểu số nơi
đây chuyển chất liệu làm khố bằng vỏ cây sang xe sợi dệt vải. Để có những sợi chỉ
dệt, họ tận dụng một số loại vỏ cây, phổ biến nhất là vỏ cây tơ nung đem ngâm nước,
rồi giã bằng cối chày, sau đó làm sạch, phơi khô, rút xơ ra, xe thành sợi. Còn chỉ khâu
thường được làm bằng sợi dây rừng hoặc sợi vỏ cây: nếu là dây mây, người ta chẻ nhỏ
sợi mây và vót lấy phần cật; nếu làm bằng vỏ cây hoặc vỏ dây rừng, họ rút lấy sợi hay
tước nhỏ rồi se đôi cho săn chắc và dai.
Khi chất liệu từ môi trường tự nhiên không đủ cung ứng cho nhu cầu tối thiểu của
mình, người dân tộc bản địa Tây Nguyên đã tìm cách khắc phục bằng việc tự trồng
bông, dệt vải. “Công nghệ” dệt đã cho họ những bộ khố chỉn chu hơn xong vẫn còn
đơn điệu. Họ mày mò mãi mới phát hiện thêm một số nguyên liệu từ thiên nhiên để tô
thêm màu sắc cho trang phục của mình. Môi trường tự nhiên đã cho họ kinh nghiệm
và sự sáng tạo để rồi những tấm vải dệt ngày càng tinh xảo hơn với các họa tiết đẹp
mắt nổi lên mặt vải giống như được thêu. Tuy nhiên, tất cả đều phải làm thủ công nên
trang phục chưa được phong phú và mất nhiều thời gian.
4.Những điểm chung của trang phục Tây Nguyên.
Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông
đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm... Sử dụng
hai gam màu chủ đạo là đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng
(các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình
tượng gần gũi với thiên nhiên, chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang
phục ấn tượng.
Trang phục nam và nữ Tây Nguyên không thể không gắn với nhiều món trang sức
quý giá như vòng cổ, vòng tay... bằng nhiều chất liệu khác nhau như mã não, đá,
đồng, bạc, ngà, xương, nanh thú, tre, nứa... Chúng làm đẹp, làm sang cho người sử
dụng, nhất là nữ giới. Trang sức góp phần làm tôn vẻ đẹp trang phục, tạo nên đặc
điểm, sắc thái tộc người. Nhìn chung, trang phục các dân tộc mang nét hoang sơ, bảo
lưu nhiều yếu cổ xưa, nhất là các loại hình trang phục choàng quấn khố, tấm choàng
và đồ trang sức như đeo vòng đồng ở cổ chân, cổ tay, cắm lông chim trên đầu giống
như cư dân Đông Sơn trước đây.
5.Màu sắc, chất liệu, cách làm nên một bộ trang phục Tây
Nguyên.
Màu sắc: Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, nền vải thổ cẩm màu đen đặc
trưng cho đất đai; màu đỏ biểu tượng sự đam mê, sự vươn lên, cho khát vọng, tình
yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết
hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ, đen
(các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết
hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên, chị
em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang phục ấn tượng.
Chất liệu: Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa đặc
sắc, trong đó có thổ cẩm và trang phục truyền thống. Thổ cẩm chính là di sản quý giá,
là tinh hoa của từng tộc người. Màu sắc, kiểu dáng, các loại hoa văn và hệ biểu tượng
của hoa văn là chất liệu làm nên dấu ấn của thời trang thổ cẩm của các dân tộc Tây
Nguyên. Vải thổ cẩm có tính ứng dụng cao được sử dụng làm quần áo, khăn địu, vải
khố hay túi. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp còn sử dụng thổ cẩm Tây Nguyên để
làm đồng hồ treo tường, các sản phẩm tranh. Nhiều nhà thiết kế cũng đưa chất liệu thổ
cẩm vào các thiết kế của mình. Ngoài tính thẩm mỹ cao, chất lượng, độc đáo thì vải
cũng rất tiện dụng. Sản phẩm ít hiện ra vết bẩn, không cần là ủi và thậm chí giặt cũng
không cần đến xà phòng.
Cùng chung chất liệu, cách dệt, song thổ cẩm của mỗi dân tộc không hoàn toàn giống
nhau.Vì vậy, trang phục của từng dân tộc cũng mang nét đặc trưng, độc đáo riêng và
đều dệt thủ công bằng phương tiện truyền thống.
6.
A. Trang phục của người Giẻ Triêng
- Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ
màu vàng, trắng, đỏ.
Váy được tạo nên từ 2 tấm vải bông, khâu ghép theo chiều rộng rồi khâu nối thành
hình ống. Nền váy màu chàm đen, với các hoa văn trang trí kết hợp giữa màu đỏ và
màu trắng. Váy dùng trong lễ hội thường có trang trí hoa văn đẹp.
Nữ:
Khi mặc, phụ nữ Giẻ Triêng thường quấn váy cao ngang nách, che kín bộ ngực.
phụ nữ Giẻ Triêng thường để tóc dài, quấn sau gáy làm đẹp bằng nhiều loại trang
sức như vòng bạc, đồng, chuỗi cườm, đeo cổ tay, chân và tai. Đối với tầng lớp phụ nữ
khá giả thường đeo hoa tai bằng ngà voi. Vòng ống tay là loại trang sức có giá trị nhất
của đồng bào. Loại vòng này đồ trang sức của các phụ nữ cao tuổi các gia đình
khá giả. Họ thường đeo vòng ở cánh tay trái, khi đi dự lễ hội đâm trâu.
Nam:
Đàn ông Giẻ Triêng mặc khố, ở trần, trời lạnh thì mặc thêm tấm áo, khoác ngoài chéo
qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Khố của người Giẻ Triêng là loại khố hẹp, dài,
không có tua. Thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền
chàm. Đặc biệt, nam giới người Giẻ Triêng cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài giống như
chuỗi hạt vòng. Trong các dịp lễ tết, đàn ông Giẻ Triêng mang thêm các tấm choàng
rộng màu chàm có các mầu sắc trang trí phủ kín thân.
B. Trang phục của người Gia Rai
Nam :
Trong sinh hoạt hàng ngày, đàn ông Gia Rai đều đóng khố bằng vải trắng có kẻ sọc
nhiều màu, người địa phương gọi là Toai. Ngoài ra, họ còn đội khăn, khăn được quấn
theo lối nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn
xếp của người Kinh.
Khố có hai loại, khố thường thì không có hoa văn trang trí, may bằng vải mộc để
trắng, có một vài kẻ sọc màu đen. Loại khố thứ hai là khố mặc trong nghi lễ hay còn
gọi là Toai Kteh. Ngày lễ, đàn ông Gia Rai đóng khố bằng vải chàm dài khoảng 4m,
rộng chừng 0,30m, có đường viền hoa văn và buông tua chỉ nhiều màu ở hai đầu và
đặc biệt không thể thiếu màu chàm
Nữ:
- Về trang phụ nữ. Phụ nữ có chồng ở Gia Rai thường để tóc dài, rồi búi sau gáy hoặc
quấn gọn trên đỉnh đầu. Và cũng giống như nam giới, phụ nữ Gia Rai cũng mặc áo
may kiểu chui đầu, cổ khoét cao, mở cúc ở đường bờ vai, có trang trí các dải hoa văn
ở chân gấu áo, ngang ngực, hai bên vai, nách và trên hai cánh tay áo,họ mặc váy bằng
cách quấn quanh thân từ eo xuống bụng, mép vải giắt vào hông rồi dùng thắt lưng
buộc lại. Trong ngày lễ hội, phụ nữ Gia Rai mặc váy đẹp hơn bởi các đường nét trang
trí hoa văn. Nét đặc trưng nhất trên váy là có nhiều hoa văn trang trí gần mông của
váy.
C. Trang phục dân tộc M’Nông
Nữ:
Trang phục của phụ nữ M’nông thường gồm một váy ngắn áo được phối hợp với
nhau, giúp người mặc vừa vẻ đẹp dịu dàng nhưng trông vẫn khỏe khoắn nhanh
nhẹn. Để may áo, cần một tấm vải dài khoảng 3m. Sau khi bớt lại một phần làm ống
tay, phần còn lại dài khoảng 1,5m để làm thân áo. Phần này được gấp đôi theo chiều
dọc sao cho thân sau dài hơn thân trước. Tại chỗ gập đôi, một lỗ lượn tròn được khoét
nghiêng về thân trước để chui đầu. Cùng với các công đoạn trên, cách phối màu cho
trang phục cũng là một khâu rất quan trọng vì những màu mạnh và mảng khối sẽ giúp
cho trang phục vừa giữ được nét đẹp truyền thống lại vừa hiện đại. Do vậy, mỗi sản
phẩm đều mang giá trị vật chất lớn.
Ngoài trang phục, phụ nữ M’nông còn rất chú ý tới việc phối hợp với đồ trang sức.
Họ thường đeo khuyên tai khá rộng bằng gỗ hoặc bằng bạc, phía dưới treo một đôi
hoa bằng đồng hoặc bằng vàng bạc dưới cùng treo vài chiếc lục lạc nhỏ. Ngoài
ra,các vòng cổ, vòng tay hạt cườm, nhẫn bạc, đồng hay bằng sừng trâu cũng được phụ
nữ M’nông rất ưa thích.
Nam :
Trang phục của nam giới M’nông thường ngày gồm khố áo dài. Chiếc áo của
nam giới M’nông có cổ tròn, thân bằng vai và mở xuống một đoạn của ngực áo được
đính khuy và khuyết. Áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút, hoa văn được trang
trí trên đường viền áo. Khố được quấn gọn gàng ngang thắt lưng, phần tua dải trước
và sau dài 30-50cm. Tuy nhiên, để thuận tiện cho công việc lao động hang ngày, đàn
ông M’nông thường mặc quần xà lỏn và áo ngắn tay.
Giống nhau:
-Trang Phục Tây Nguyên và Tây Bắc đều có những hoa văn trên trang phục mang các
hình tượng liên quan đến thiên nhiên, đời sống, nơi sống, tập quán của họ.
- trang phục, cách ăn mặc của các người dân vùng Tây Nguyên và Tây Bắc cũng có
những nét khác nhau ở mỗi tộc người, giúp ta có thể biết được tộc người, nơi cư trú,
tập quán, đời sống văn hoá của họ.
- góp phần tạo lên sự đa dạng văn hóa trong bức tranh văn hóa của cộng đồng 54 dân
tộc anh em
Khác nhau :
Tây Bắc Tây Nguyên
Trang phục truyền thống của người phụ
nữ dân tộc Thái với những họa tiết mang
một nét văn hóa riêng, hấp dẫn độc
Trang phục của người Đăng chủ đạo
màu đen chàm, trang trí bằng các hoa
văn màu trắng, đỏ.
đáo. Điểm nổi bật trong bộ trang phục
này là chiếc khăn Piêu đội đầu
Trang phục dân tộc Mông người Mông sử
dụng chủ đạo bốn màu xanh, đỏ, tím,
vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu
muôn sắc.
Trang phục của đồng bào Ba Na màu
chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp.
| 1/5

Preview text:

1. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao
nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Ngoài người Kinh, ở Tây Nguyên còn có
rất nhiều các dân tộc thiểu số như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Nùng, Xơ Đăng,
Mnông, Brâu, Thái, Mạ, Mường, Dao, Giẻ Chiêng, Chu ru.
2. Giới thiệu về trang phục Tây Nguyên
-Trang phục truyền thống phần nhiều được sử dụng trong các lễ, hội ,sự kiện văn hóa
đem lại sắc màu sinh động, hấp dẫn, thể hiện một trong những nét đẹp bản sắc của
cộng đồng .Gắn với các liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa - văn nghệ ,nội dung trình
diễn hoặc thi trang phục truyền thống luôn được quan tâm tổ chức.
- Một điểm đáng chú ý ở trang phục Tây Nguyên đó là những hoa văn trang trí trên
trang phục không phải là vẽ hay in mà đó chính là chi tiết thể hiện kỹ năng, sự tài tình của người dệt.
Những bộ trang phục này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên.
Tuy nhiên, trang phục hiện tại của họ có sự mới lạ do ảnh hưởng từ cuộc sống hiện
đại. Đường nét truyền thống pha trộn với hiện đại tạo nên những bộ trang phục đẹp mắt. 3. Nguồn gốc
Trang phục đầu tiên của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được kể đến đó là bộ
đồ vỏ cây. Khi chưa biết trồng bông, dệt vải, họ đã tận dụng những loại vỏ cây có độ
bền cao như: cây sui, khung, kđôn, kpông hay cây tơ nung… để làm trang phục cho
mình. Đây là một trong những trang phục thô sơ nhất của loài người, đồng thời cũng
là chứng tích hiếm hoi của một nền văn minh cổ đại còn rớt lại. Để làm ra bộ đồ này,
đồng bào ở đây phải tìm các loại vỏ cây mềm, như cây sui, khung mang về ngâm
nước cho xốp, rồi phơi khô, đập thật mềm tạo thành áo tơi để mặc, chăn để đắp.
Nền văn minh của con người tiến thêm một bước khi đồng bào dân tộc thiểu số nơi
đây chuyển chất liệu làm khố bằng vỏ cây sang xe sợi dệt vải. Để có những sợi chỉ
dệt, họ tận dụng một số loại vỏ cây, phổ biến nhất là vỏ cây tơ nung đem ngâm nước,
rồi giã bằng cối chày, sau đó làm sạch, phơi khô, rút xơ ra, xe thành sợi. Còn chỉ khâu
thường được làm bằng sợi dây rừng hoặc sợi vỏ cây: nếu là dây mây, người ta chẻ nhỏ
sợi mây và vót lấy phần cật; nếu làm bằng vỏ cây hoặc vỏ dây rừng, họ rút lấy sợi hay
tước nhỏ rồi se đôi cho săn chắc và dai.
Khi chất liệu từ môi trường tự nhiên không đủ cung ứng cho nhu cầu tối thiểu của
mình, người dân tộc bản địa Tây Nguyên đã tìm cách khắc phục bằng việc tự trồng
bông, dệt vải. “Công nghệ” dệt đã cho họ những bộ khố chỉn chu hơn xong vẫn còn
đơn điệu. Họ mày mò mãi mới phát hiện thêm một số nguyên liệu từ thiên nhiên để tô
thêm màu sắc cho trang phục của mình. Môi trường tự nhiên đã cho họ kinh nghiệm
và sự sáng tạo để rồi những tấm vải dệt ngày càng tinh xảo hơn với các họa tiết đẹp
mắt nổi lên mặt vải giống như được thêu. Tuy nhiên, tất cả đều phải làm thủ công nên
trang phục chưa được phong phú và mất nhiều thời gian.
4.Những điểm chung của trang phục Tây Nguyên.
Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông
đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm... Sử dụng
hai gam màu chủ đạo là đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng
(các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình
tượng gần gũi với thiên nhiên, chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang phục ấn tượng.
Trang phục nam và nữ Tây Nguyên không thể không gắn với nhiều món trang sức
quý giá như vòng cổ, vòng tay... bằng nhiều chất liệu khác nhau như mã não, đá,
đồng, bạc, ngà, xương, nanh thú, tre, nứa... Chúng làm đẹp, làm sang cho người sử
dụng, nhất là nữ giới. Trang sức góp phần làm tôn vẻ đẹp trang phục, tạo nên đặc
điểm, sắc thái tộc người. Nhìn chung, trang phục các dân tộc mang nét hoang sơ, bảo
lưu nhiều yếu cổ xưa, nhất là các loại hình trang phục choàng quấn khố, tấm choàng
và đồ trang sức như đeo vòng đồng ở cổ chân, cổ tay, cắm lông chim trên đầu giống
như cư dân Đông Sơn trước đây.
5.Màu sắc, chất liệu, cách làm nên một bộ trang phục Tây Nguyên.
Màu sắc: Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, nền vải thổ cẩm màu đen đặc
trưng cho đất đai; màu đỏ biểu tượng sự đam mê, sự vươn lên, cho khát vọng, tình
yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết
hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ, đen
(các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết
hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên, chị
em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang phục ấn tượng.
Chất liệu: Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa đặc
sắc, trong đó có thổ cẩm và trang phục truyền thống. Thổ cẩm chính là di sản quý giá,
là tinh hoa của từng tộc người. Màu sắc, kiểu dáng, các loại hoa văn và hệ biểu tượng
của hoa văn là chất liệu làm nên dấu ấn của thời trang thổ cẩm của các dân tộc Tây
Nguyên. Vải thổ cẩm có tính ứng dụng cao được sử dụng làm quần áo, khăn địu, vải
khố hay túi. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp còn sử dụng thổ cẩm Tây Nguyên để
làm đồng hồ treo tường, các sản phẩm tranh. Nhiều nhà thiết kế cũng đưa chất liệu thổ
cẩm vào các thiết kế của mình. Ngoài tính thẩm mỹ cao, chất lượng, độc đáo thì vải
cũng rất tiện dụng. Sản phẩm ít hiện ra vết bẩn, không cần là ủi và thậm chí giặt cũng
không cần đến xà phòng.
Cùng chung chất liệu, cách dệt, song thổ cẩm của mỗi dân tộc không hoàn toàn giống
nhau.Vì vậy, trang phục của từng dân tộc cũng mang nét đặc trưng, độc đáo riêng và
đều dệt thủ công bằng phương tiện truyền thống. 6.
A. Trang phục của người Giẻ Triêng
- Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ.
Váy được tạo nên từ 2 tấm vải bông, khâu ghép theo chiều rộng rồi khâu nối thành
hình ống. Nền váy màu chàm đen, với các hoa văn trang trí kết hợp giữa màu đỏ và
màu trắng. Váy dùng trong lễ hội thường có trang trí hoa văn đẹp. Nữ:
Khi mặc, phụ nữ Giẻ Triêng thường quấn váy cao ngang nách, che kín bộ ngực.Và
phụ nữ Giẻ Triêng thường để tóc dài, quấn sau gáy và làm đẹp bằng nhiều loại trang
sức như vòng bạc, đồng, chuỗi cườm, đeo cổ tay, chân và tai. Đối với tầng lớp phụ nữ
khá giả thường đeo hoa tai bằng ngà voi. Vòng ống tay là loại trang sức có giá trị nhất
của đồng bào. Loại vòng này là đồ trang sức của các phụ nữ cao tuổi ở các gia đình
khá giả. Họ thường đeo vòng ở cánh tay trái, khi đi dự lễ hội đâm trâu. Nam:
Đàn ông Giẻ Triêng mặc khố, ở trần, trời lạnh thì mặc thêm tấm áo, khoác ngoài chéo
qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Khố của người Giẻ Triêng là loại khố hẹp, dài,
không có tua. Thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền
chàm. Đặc biệt, nam giới người Giẻ Triêng cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài giống như
chuỗi hạt vòng. Trong các dịp lễ tết, đàn ông Giẻ Triêng mang thêm các tấm choàng
rộng màu chàm có các mầu sắc trang trí phủ kín thân.
B. Trang phục của người Gia Rai Nam :
Trong sinh hoạt hàng ngày, đàn ông Gia Rai đều đóng khố bằng vải trắng có kẻ sọc
nhiều màu, người địa phương gọi là Toai. Ngoài ra, họ còn đội khăn, khăn được quấn
theo lối nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh.
Khố có hai loại, khố thường thì không có hoa văn trang trí, may bằng vải mộc để
trắng, có một vài kẻ sọc màu đen. Loại khố thứ hai là khố mặc trong nghi lễ hay còn
gọi là Toai Kteh. Ngày lễ, đàn ông Gia Rai đóng khố bằng vải chàm dài khoảng 4m,
rộng chừng 0,30m, có đường viền hoa văn và buông tua chỉ nhiều màu ở hai đầu và
đặc biệt không thể thiếu màu chàm Nữ:
- Về trang phụ nữ. Phụ nữ có chồng ở Gia Rai thường để tóc dài, rồi búi sau gáy hoặc
quấn gọn trên đỉnh đầu. Và cũng giống như nam giới, phụ nữ Gia Rai cũng mặc áo
may kiểu chui đầu, cổ khoét cao, mở cúc ở đường bờ vai, có trang trí các dải hoa văn
ở chân gấu áo, ngang ngực, hai bên vai, nách và trên hai cánh tay áo,họ mặc váy bằng
cách quấn quanh thân từ eo xuống bụng, mép vải giắt vào hông rồi dùng thắt lưng
buộc lại. Trong ngày lễ hội, phụ nữ Gia Rai mặc váy đẹp hơn bởi các đường nét trang
trí hoa văn. Nét đặc trưng nhất trên váy là có nhiều hoa văn trang trí gần mông của váy.
C. Trang phục dân tộc M’Nông Nữ:
Trang phục của phụ nữ M’nông thường gồm một váy ngắn và áo được phối hợp với
nhau, giúp người mặc vừa có vẻ đẹp dịu dàng nhưng trông vẫn khỏe khoắn và nhanh
nhẹn. Để may áo, cần một tấm vải dài khoảng 3m. Sau khi bớt lại một phần làm ống
tay, phần còn lại dài khoảng 1,5m để làm thân áo. Phần này được gấp đôi theo chiều
dọc sao cho thân sau dài hơn thân trước. Tại chỗ gập đôi, một lỗ lượn tròn được khoét
nghiêng về thân trước để chui đầu. Cùng với các công đoạn trên, cách phối màu cho
trang phục cũng là một khâu rất quan trọng vì những màu mạnh và mảng khối sẽ giúp
cho trang phục vừa giữ được nét đẹp truyền thống lại vừa hiện đại. Do vậy, mỗi sản
phẩm đều mang giá trị vật chất lớn.
Ngoài trang phục, phụ nữ M’nông còn rất chú ý tới việc phối hợp với đồ trang sức.
Họ thường đeo khuyên tai khá rộng bằng gỗ hoặc bằng bạc, phía dưới treo một đôi
hoa bằng đồng hoặc bằng vàng bạc và dưới cùng treo vài chiếc lục lạc nhỏ. Ngoài
ra,các vòng cổ, vòng tay hạt cườm, nhẫn bạc, đồng hay bằng sừng trâu cũng được phụ
nữ M’nông rất ưa thích. Nam :
Trang phục của nam giới M’nông thường ngày gồm có khố và áo dài. Chiếc áo của
nam giới M’nông có cổ tròn, thân bằng vai và mở xuống một đoạn của ngực áo được
đính khuy và khuyết. Áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút, hoa văn được trang
trí trên đường viền áo. Khố được quấn gọn gàng ngang thắt lưng, phần tua dải trước
và sau dài 30-50cm. Tuy nhiên, để thuận tiện cho công việc lao động hang ngày, đàn
ông M’nông thường mặc quần xà lỏn và áo ngắn tay. Giống nhau:
-Trang Phục Tây Nguyên và Tây Bắc đều có những hoa văn trên trang phục mang các
hình tượng liên quan đến thiên nhiên, đời sống, nơi sống, tập quán của họ.
- trang phục, cách ăn mặc của các người dân vùng Tây Nguyên và Tây Bắc cũng có
những nét khác nhau ở mỗi tộc người, giúp ta có thể biết được tộc người, nơi cư trú,
tập quán, đời sống văn hoá của họ.
- góp phần tạo lên sự đa dạng văn hóa trong bức tranh văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em Khác nhau : Tây Bắc Tây Nguyên
Trang phục truyền thống của người phụ Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo
nữ dân tộc Thái với những họa tiết mang là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa
một nét văn hóa riêng, hấp dẫn và độc văn màu trắng, đỏ.
đáo. Điểm nổi bật trong bộ trang phục
này là chiếc khăn Piêu đội đầu
Trang phục dân tộc Mông người Mông sử Trang phục của đồng bào Ba Na là màu
dụng chủ đạo bốn màu xanh, đỏ, tím, chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp.
vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu muôn sắc.