Tìm hiểu về quyền "Im lặng" trong tố tụng hình sự - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tìm hiểu về quyền "Im lặng" trong tố tụng hình sự - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT KINH TẾ - LỚP K46L LUẬT KINH TẾ ------------
TÌM HIỂU VỀ QUYỀN “IM LẶNG” TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HỌC PHẦN: Luật tố tụng hình sự
Giảng viên: Thạc sĩ Hoàng Thị Huyền Trang
Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2023.
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Trang Phạm Minh Lộc Phạm Văn Cường Lê Duy An Phạm Sĩ Cao Huy Đỗ Viết Nam Võ Thị Tuyết Nhung Nguyễn Thị Phương Thảo
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Quyền im lặng là quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và
một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền con người. Quyền
im lặng đã được quy định từ rất lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự của
nhiều nước và tỏ ra có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. Ở Việt Nam
hiện nay còn nhiều tranh luận về quyền im lặng, có ý kiến ủng hộ đưa
quyền im lặng vào luật, số khác lại cho rằng chưa đến lúc quy định
quyền này, cũng có những ý kiến băn khoăn, nêu ra những khó khăn
nếu quyền này được thực thi. Nguyên nhân của sự bất đồng này một
phần bắt nguồn từ việc chưa hiểu rõ, hiểu đúng nội hàm của quyền im
lặng. Bài viết phân tích nguồn gốc và bản chất của quyền im lặng, góp
phần có cái nhìn đúng đắn hơn về nội hàm của quyền im lặng.
I. Khái niệm, nội dung
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự 1. Cơ sở pháp lý: Hiến pháp năm 2013
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2. Quyền im lặng là gì?
Ở nước ta, “quyền im lặng” không được quy định cụ thể trong luật.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không nêu khái niệm về “quyền im
lặng”, nhưng đã cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản về quyền con
người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 như: Nguyên tắc “Suy
đoán vô tội” (Điều 13); “Xác định sự thật của vụ án” (Điều 15); “Bảo
đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại, đương sự” (Điều 16); “Tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm” (Điều 26). Điều 59 đến Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định
quyền của người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo được “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra
lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Quyền
này được thể hiện xuyên suốt từ khi bị bắt, bị khởi tố cho đến xét xử.
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Quyền im lặng là quyền của mỗi cá nhân và họ được phép giữ im lặng
và từ chối trả lời các câu hỏi trước Tòa. Quyền im lặng là quyền của nghi
phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án bị can, bị cáo có quyền
im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc
mình có tội. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên
chứng cứ. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho
đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội. Mọi lời
khai không có chứng kiến của luật sư đều không có giá trị pháp lý trừ
trường hợp người bị buộc tội không cần luật sư. Điều này sẽ góp phần
loại trừ tình trạng ép cung, dùng nhục hình để lấy lời khai giả.
3. Nội dung quyền im lặng trong xét xử vụ án hình sự
Thứ nhất, Tự chủ khai báo
Tự chủ khai báo là việc bị cáo lựa chọn việc khai báo mà không phụ
thuộc vào bất kỳ sự tác động từ các yếu tố khác, việc tự chủ khai báo là
nội dung nhằm giúp cho các lời khai của bị cáo thống nhất. Tại phiên tòa,
tự chủ khai báo bao gồm các nội dung sau: Bị cáo giữ nguyên lời khai tại
các phiên tòa trước hoặc trong hồ sơ vụ án mà không khai thêm các nội
dung khác; Lựa chọn lời khai phù hợp; Đề nghị nội dung hỏi và hỏi người nào.
Thứ hai, Chủ động sử dụng chứng cứ
Trong giai đoạn điều tra, truy tố, vì nhiều lý do khác nhau, các chứng
cứ không được thu thập đầy đủ, tại phiên tòa việc bị cáo có quyền sử
dụng chứng cứ có lợi để bảo vệ mình là một nội dung của quyền im lặng
và thực tiễn một số vụ án gần đây cho thấy, khi vụ án được đẩy lên cao
gây bất lợi cho bị cáo thì lúc này bị cáo hoặc người tham gia tố tụng khác
xuất trình chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, Đề nghị người bào chữa thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa
Bị cáo có quyền tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
nhưng do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế và những lý do, điều
kiện nhất định nên không phải bị cáo nào cũng có khả năng thực hiện
hiệu quả quyền im lặng. Do đó, quy định về quyền nhờ người bào chữa
tham gia hỏi và trả lời là một bảo đảm quan trọng để bị cáo thực hiện các quyền im lặng.
Thứ tư, Không buộc nhận mình có tội
Chứng minh tội phạm là một quá trình, trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tại phiên tòa có
căn cứ hay không có căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội thì bị cáo
không buộc tự nhận mình có tội, đây là một nội dung quan trọng trong
quyền im lặng của bị cáo.
II. Nguồn gốc và bản chất quyền “im lặng” trong tố tụng hình sự. 2.1. Nguồn gốc:
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Nguồn gốc hình thành:
Quyền im lặng bắt nguồn từ một vụ án xảy ra ở Hoa Kỳ Án lệ
Miranda, hình thành nên một quyền được Tư pháp Hoa Kỳ và các nước
khác thừa nhận từ đó, sau này trở nên phổ biến trong hệ thống tư pháp
các nước. Vụ án với tiền đề cảnh sát phải thông báo cho người bị bắt các
quyền họ được hưởng trong đó có quyền im lặng (quyền Miranda). Trở
nên một trong những hình thức thượng tôn pháp luật khi bị cáo có quyền
im lặng không trả lời câu hỏi và có mặt luật sư trong quá trình thẩm vấn,
đó là sự văn minh tư pháp hiện đại.
Quyền im lặng tại Việt Nam:
Cho đến nay, nguyên văn thuật ngữ quyền im lặng không được đưa vào văn
bản quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhưng nội dung của
quyền im lặng đã đầu tiên được quy định trực tiếp trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015)
Vào tháng 5 năm 2015, Các điều 41, 42 và 43 của dự thảo bộ luật Tố
tụng hình sự cho phép người bị tạm giam, bị can, bị cáo... có quyền im lặng. 2.2. Bản chất
Hiện nay, trong khoa học pháp lí tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
về bản chất của quyền im lặng dưới góc độ tư pháp hình sự.
Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền im lặng chỉ là một trong những
vấn đề cụ thể của nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự đó là nguyên
tắc suy đoán vô tội, tức là quyền im lặng là quyền phát sinh từ nguyên tắc suy đoán vô tội.
Quan điểm thứ hai cho rằng quyền im lặng là một trong những
quyền để thực hiện quyền bào chữa, là bộ phận cấu thành của quyền bào
chữa. Để bảo đảm quyền bào chữa phải có quyền im lặng. Quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là tổng hợp các quyền mà pháp
luật dành cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để chống lại sự buộc tội
hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Như vậy, quyền bào chữa trước
hết phải là những điều được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, có
nghĩa là phải được ghi nhận về mặt pháp lí. Những gì không được pháp
luật ghi nhận thì cũng không được coi là quyền bào chữa. Cùng với việc
ghi nhận, pháp luật còn xác định cơ chế đảm bảo cho chủ thể (cụ thể là
người bị tạm giữ, bị cáo, bị can) thực hiện quyền này. Cơ quan tiến hành
tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, cá nhân khác
không hạn chế, ngăn cản người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền
bào chữa. Quyền bào chữa gắn liền với chủ thể bị buộc tội (người bị tam
giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện thông qua quan hệ pháp luật hình sự
giữa một bên là nhà nước và bên kia là người bị buộc tội. Nội dung của
quyền bào chữa là người bị buộc tội sử dụng mọi lí lẽ, chứng cứ, tài liệu
để chống lại toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội của Nhà nước (cụ thể là
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
cơ quan công tố) nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
III. Quy định về quyền im lặng và đảm bảo pháp lí trong TTHS
Hệ thống pháp luật trong tố tụng hình sự (TTHS) của nước ta từ trước
đến nay chưa có một quy định nào trực tiếp ghi nhận quyền im lặng của
người bị buộc tội. Tuy nhiên, quyền tố tụng này đã gián tiêp được phản
ánh thông qua một số quy định trong bộ luật TTHS 2003 như: Nguyên tắc
xác định sự thật vụ án; quyền trình bày lời khai của người bị tạm giữ, bị
can; quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa của bị cáo
3.1. Nguyên tắc xác định sự thật vụ án
Một trong những nội dung xác định sự thật vụ án (Điều 10 bộ luật TTHS)
là: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố
tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là
mình có tội”. quy định này trực tiếp khẳng định các cơ quan tiến hành tố
tụng (CQTHTT) là những chủ thể có nghĩa vụ tìm ra sự thật vụ án, chứng
minh sự có tội hăọc vô toọi của bị can, bị cáo. Ngược lại, đói với bị can,
bị cáo, pháp luật TTHS ghi nhận cho họ quyền chứng minh sự vô tội của
mình. Để thực hiện điều này, họ thường đưa ra những lời khai chứa đựng
những thông tin làm vô hiệu các chứng cứ buộc tội của cơ quan điều tra
và viện kiểm sát. Tuy nhiên, đây là quyền nên bị can, bị cáo cso thể sử
dụng hoặc không sử dụng. Trong trường hợp họ không muốn khai báo vì
bất cứ lí do nào, họ được phép im lặng. Các cơ quan tiên hành tố tụng
không thể chuyển trách nhiệm chứng minh sự vô tội sang cho bị can, bị
cáo; không được suy luận sự im lặng của bị can bị cáo đồng nghĩa với
việc họ thưà nhận hành vi phạm tội của mình; cũng như không được xem
đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của họ.
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thQm quyền tiến
hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thQm quyền
tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự
thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng
cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
3.2. Quyền trình bày lời khai, ý kiến, tranh luận
Nhằm đảm bảo quyền bào chữa, BLTTHS ghi nhận quyền trình bày
lời khai cho người bị tạm giữ, bị can (điểm c khoản 2 Điều 48,49); quyền
trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa cho bị cáo (điểm g khoản 2 Điều
50); những điều luật này khác với điều 10 BLTTHS, trực tiếp khẳng định
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
khai báo là quyền chứ không phải nghĩa vụ của người buộc tội và gián
tiếp thừa nhận quyền im lặng của họ.
3.3. Hạn chế và hậu quả Hạn chế
Cơ chế bảo đảm quyền im lặng trong tố tụng hình sự có vai trò quan
trọng để đảm bảo công bằng trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, cũng có
một số hạn chế mà cơ chế này có thể gặp phải, bao gồm:
1. Sự lạm dụng: Một số bị cáo có thể lạm dụng quyền im lặng để trốn
tránh trách nhiệm hình sự. Họ có thể từ chối trả lời câu hỏi hoặc không
cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình tố tụng. Điều này có thể ảnh
hưởng đến khả năng của hệ thống pháp luật để tìm ra sự thật và đưa ra quyết định công bằng.
2. Thiếu thông tin: Quyền im lặng có thể dẫn đến việc thiếu thông tin
quan trọng trong quá trình xét xử. Nếu bị cáo quyết định không làm
chứng hoặc không cung cấp bằng chứng, điều này có thể làm gián đoạn
quá trình thu thập chứng cứ và làm mất đi một phần của câu chuyện. Điều
này có thể ảnh hưởng đến khả năng của bên kiện cáo để chứng minh sự
vô tội của mình hoặc giới hạn khả năng của bên bị cáo để bảo vệ mình.
3. Khả năng thao túng: Quyền im lặng cũng có thể được sử dụng
như một công cụ để thao túng quá trình tố tụng. Bên bị cáo có thể sử
dụng quyền im lặng để tạo ra sự bất công hoặc làm mất niềm tin vào hệ
thống pháp luật. Điều này có thể xảy ra khi bị cáo sử dụng quyền im lặng
để che đậy hoạt động tội phạm hoặc để tạo ra sự không chắc chắn trong tòa án.
4. Ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận: Mặc dù quyền im lặng là
một quyền cơ bản trong hình phạt, nó cũng có thể ảnh hưởng đến quyền
tự do ngôn luận. Một bị cáo có thể quyết định không làm chứng hoặc
không cung cấp thông tin vì lo ngại về hậu quả pháp lý hoặc những hậu
quả xã hội khác. Điều này có thể tạo ra một môi trường không hiệu quả
trong việc tìm hiểu sự thật và đối diện với trách nhiệm pháp lý. Tóm lại,
mặc dù quyền im lặng trong tố tụng hình sự là một yếu tố quan trọng để
đảm bảo công bằng, nó cũng có thể gặp phải một số hạn chế và lạm dụng.
Hệ thống pháp luật cần cân nhắc và đối phó với những thách thức này để
đảm bảo quyền im lặng được sử dụng một cách hợp lý và công bằng Hậu quả
Hậu quả của cơ chế bảo đảm quyền im lặng có thể có những tác động
tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào cách mà nó được sử dụng và hệ thống
pháp luật của từng quốc gia. Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:
Tác động tích cực:
Tác động tiêu cực:
- Nguyên tắc vô tội ác: Cơ chế - Khó khăn trong thu thập
này giúp đảm bảo nguyên tắc "vô bằng chứng: Đôi khi, việc bị can
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
tội ác cho đến khi được chứng hoặc bị cáo từ chối trả lời các câu
minh là có tội" và ngăn chặn việc hỏi có thể làm trở ngại cho quá
buộc tội trái pháp luật cho các bị trình thu thập bằng chứng và làm can hoặc bị cáo.
giảm khả năng tìm ra sự thật.
- Bảo vệ quyền riêng tư:
- Sự kỳ thị xã hội: Trong một
Quyền im lặng bảo vệ quyền riêng số trường hợp, việc từ chối trả lời
tư và ngăn chặn việc buộc người câu hỏi hoặc không cung cấp
ta phải tự tố cáo chính mình hoặc thông tin có thể được nhìn nhận là
cung cấp thông tin nhạy cảm có một dấu hiệu của sự tàng trữ hay
thể tổn hại cho bản thân.
che đậy tội phạm, dẫn đến sự kỳ
thị và đánh giá tiêu cực từ xã hội.
Hậu quả của cơ chế bảo đảm
quyền im lặng trong tố tụng hình
sự phụ thuộc vào việc thực thi
công lý và hệ thống pháp luật của
từng quốc gia. Quan trọng nhất là
duy trì một quy trình công bằng
và đảm bảo quyền lợi của cả bị
can hoặc bị cáo và nạn nhân trong
quá trình tố tụng hình sự.
IV. Phạm vi quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Ở Việt Nam, quyền im lặng được hiểu như một quyền của người bị
buộc tội không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình và mặc dù
không ghi nhận trực tiếp với tên gọi là “quyền im lặng” nhưng Bộ luật Tố
tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ghi nhận một cách gián tiếp như
một quyền quan trọng của người bị buộc tội. Tuy nhiên, đặt trong tổng
thể các mối quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, cần nhìn nhận quyền im
lặng theo nghĩa rộng hơn đó là quyền từ chối khai báo của các chủ thể mà
pháp luật cho phép là hợp pháp. Với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ xã hội
và chứng minh tội phạm nên cần khẳng định chủ thể hưởng quyền im
lặng không bao giờ thuộc về các chủ thể tiến hành tố tụng mà sẽ chỉ thuộc
về nhóm các chủ thể tham gia tố tụng. Song, không phải tất cả các chủ thể
tham gia tố tụng đều được hưởng quyền này và nếu có quyền này cũng có
giới hạn hưởng quyền khác nhau. Do đó, có thể chia ra nhóm các chủ thể
có quyền im lặng tuyệt đối và nhóm các chủ thể có quyền im lặng tương đối.
Nhóm các chủ thể có quyền im lặng tuyệt đối
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Quyền im lặng tuyệt đối có thể hiểu là khả năng chủ thể được hưởng
quyền hoàn toàn có thể không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình
trong mọi thời điểm, với mọi chủ thể yêu cầu đưa ra lời khai. Với tính
chất này, quyền im lặng tuyệt đối chỉ thuộc về người bị buộc tội. Tuy
nhiên, chúng ta chỉ đặt ra vấn đề quyền khi đặt chủ thể trong mối quan hệ
pháp luật nhất định và chỉ đặt ra vấn đề quyền im lặng khi đặt trong mối
quan hệ pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Do đó,
quan hệ pháp luật làm phát sinh quyền im lặng là loại quan hệ pháp luật
mà trong đó một bên chủ thể còn lại phải có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng
minh tội phạm. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, có
hai nhóm chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh tội phạm.
Thứ nhất, theo Điều 15 BLTTHS năm 2015 về nguyên tắc xác định sự
thật vụ án: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng”. Vì thế, trong mối quan hệ pháp luật với các chủ
thể tiến hành tố tụng hình sự, người bị tình nghi là tội phạm (gồm người
bị tạm giữ, người bị buộc tội) có quyền từ chối khai báo trước những câu
hỏi, yêu cầu mà nội dung mang tính bất lợi với chính họ trong các hoạt
động lấy lời khai (tự khai, hỏi cung, phúc cung, đối chất, xét hỏi…), trong
các hoạt động điều tra khác cần có sự tham gia của người bị buộc tội như
trong hoạt động thực nghiệm điều tra.
Người bị buộc tội không được sử dụng quyền im lặng trong trường
hợp câu hỏi được đưa ra và câu trả lời không mang tính bất lợi cho chính
bản thân người bị buộc tội khai báo. Cụ thể, trong trường hợp đồng phạm,
mỗi chủ thể tham gia có vai trò khác nhau và việc chứng minh vai trò của
từng người sẽ là căn cứ để xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với
chủ thể đó. Quá trình chứng minh, chủ thể tiến hành tố tụng có quyền
được sử dụng lời khai của các đồng phạm làm một trong những nguồn
chứng cứ quan trọng nhưng những lời khai của các đồng phạm với nhau
có giá trị chứng minh cao về tội phạm với đồng phạm nhưng cũng có thể
hàm chứa các nội dung thể hiện sự bất lợi với chính người đưa ra lời khai.
Do đó, nếu lời khai của người bị buộc tội về một đồng phạm khác dù
bất lợi hay thậm chí có lợi với đồng phạm đó nhưng lại mang tính bất lợi
cho chính họ thì quyền im lặng vẫn được phép sử dụng. Pháp luật cho
phép mỗi chủ thể đều có quyền tự bảo vệ chính mình và quyền im lặng là
sự thể hiện rõ nét cho điều đó, BLTTHS năm 2015 cũng quy định “Người
bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình có tội”
(Điều 15), cụ thể hơn nữa tại các Điều luật trực tiếp quy định về quyền
của người bị tạm giữ, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can, bị
cáo đều ghi nhận việc trình bày lời khai của các chủ thể này là quyền chứ
không phải là nghĩa vụ và đều khẳng định các chủ thể này có quyền
“Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai
chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” (điểm d khoản 2
Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60, điểm h khoản
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
2 Điều 61 BLTTHS – Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo)
Tuy nhiên cần phải phân biệt khi người bị buộc tội đưa ra lời khai với
tư cách là người bị giữ, bị can, bị cáo khác với việc đưa ra lời khai với tư
cách người làm chứng, người chứng kiến vì khi đó trách nhiệm của họ là
phải khai báo những nội dung mà họ biết về vụ án. Trong trường hợp đó,
họ trở thành nhóm chủ thể có quyền im lặng tương đối.
Thứ hai, điểm a khoản 2 Điều 73 BLTTHS quy định: Người bào chữa
có nghĩa vụ “Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng
tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 5
Luật Luật sư năm 2015 cũng khẳng định một trong những nguyên tắc
quan trọng trong hành nghề Luật sư là “Sử dụng các biện pháp hợp pháp
để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng”. Do đó, có thể
hiểu người bào chữa với mục đích bảo vệ người bị buộc tội sẽ có nghĩa
vụ sử dụng hết các biện pháp thu thập chứng cứ hợp pháp để chứng minh
những vấn đề có lợi cho thân chủ của mình, trong đó bên cạnh việc chứng
minh vô tội thì việc chứng minh giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là bắt buộc.
Tuy nhiên, trong quá trình chứng minh đó, khả năng thân chủ của họ
phải trình bày về sự thật vụ án có nội dung hàm chứa việc nhận tội, hoặc
bất lợi khác đối với họ cho người bào chữa có khả năng cao. Do vậy, xét
trong mối quan hệ với người bào chữa, mặc dù người bào chữa là người
bảo vệ quyền, lợi ích cho người bị tạm giữ, người bị buộc tội nhưng bằng
sự đánh giá cá nhân dựa trên “niềm tin” với người bào chữa hoặc lo sợ
khả năng người bào chữa sử dụng lời khai của họ để sử dụng vào mục
đích khác, không có lợi cho họ (thậm chí thuộc trường hợp người bào
chữa phải tố giác tội phạm do thân chủ đã thực hiện) thì người bị tình
nghi phạm tội vẫn có thể sử dụng quyền im lặng khi người bào chữa đặt
ra các câu hỏi mang tính bất lợi cho mình trong các buổi tiếp xúc chính
thức có mặt của chủ thể tiến hành tố tụng (như buổi hỏi cung, đối chất…
của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc tại phiên tòa) và các buổi tiếp
xúc không có mặt của chủ thể tiến hành tố tụng.
Nhóm các chủ thể có quyền im lặng tương đối
Quyền im lặng tương đối có thể hiểu là khả năng chủ thể được hưởng
quyền trong những trường hợp nhất định có thể không phải đưa ra lời
khai chống lại người mà họ có quan hệ thân thích. Cũng giống như nhóm
chủ thể có quyền im lặng tuyệt đối, những người có quyền im lặng tương
đối khi sử dụng quyền của mình là khi họ đặt trong mối quan hệ pháp luật
với các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh tội phạm.
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Theo quy định hiện hành, “Người làm chứng khai báo gian dối hoặc
từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả
kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của BLHS” (khoản 5 Điều 66 BLTTHS). Theo đó,
người làm chứng có trách nhiệm phải khai báo trung thực các tình tiết vụ
án mà họ biết nếu không có thể tùy mức độ sẽ có thể bị xử lý về các tội
theo BLHS trong đó có tội "Che giấu tội phạm" (Điều 389 BLHS năm
2015) hoặc tội "Không tố giác tội phạm" (Điều 390 BLHS năm 2015).
Tuy nhiên, nếu người che giấu tội phạm, người không tố giác tội phạm là
ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người
phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm trên.
Như vậy, nếu người làm chứng trong vụ án hình sự mà người bị buộc tội
là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người
làm chứng thì việc họ đưa ra lời khai chống lại người bị buộc tội là người
thân thích của họ một mặt sẽ giúp cơ quan chức năng có thêm chứng cứ
quan trọng giải quyết vụ án nhưng mặt khác sẽ đi ngược lại với đạo lý về
tình cảm gia đình, truyền thống Việt Nam. Do đó, trong trường hợp này
người làm chứng có quyền từ chối khai báo mà không vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, xuất phát từ nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp và nhiệm vụ
của người bào chữa nên chủ thể có quyền im lặng tương đối còn có thể kể
đến là người bào chữa trong quá trình tiến hành bào chữa mà phát hiện ra
thân chủ của mình đã thực hiện tội phạm thì cũng có quyền im lặng trong
suốt quá trình tố tụng hình sự được diễn ra với người đó (khoản 3 Điều 19
BLHS năm 2015 – Không tố giác tội phạm).
Song tính tương đối của quyền im lặng của người làm chứng và người
bào chữa không chỉ dừng lại ở việc họ có quyền im lặng trước cơ quan
chức năng về việc biết rõ người thân thích hoặc thân chủ đã phạm tội mà
còn thể hiện ở chỗ phạm vi im lặng của các chủ thể này không được sử
dụng trong trường hợp người bị buộc tội là người thân thích hoặc thân
chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tóm lại, mặc dù pháp luật cho phép được sử dụng quyền im lặng
trong mọi giai đoạn tố tụng tuy nhiên sử dụng quyền đó vào thời điểm
nào, khi nào để có lợi nhất cho bản thân là sự cân nhắc của chính chủ thể
hưởng quyền. Phạm vi quyền im lặng phụ thuộc vào tư cách tố tụng mà
chủ thể hưởng quyền tham gia trong vụ án là chủ thể có quyền im lặng
tuyệt đối hay chủ thể có quyền im lặng tương đối. Trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng là tôn trọng khi các chủ thể sử dụng quyền im lặng
đồng thời phải sử dụng các biện pháp khác nhau gồm cả biện pháp điều
tra tố tụng đặc biệt để chứng minh tội phạm Ví
dụ : Ngày 16/5/2018, phiên toà xét xử vụ án “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vô ý làm chết người” xảy ra tại Bệnh
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
viện đa khoa tỉnh Hoà Bình được đưa ra xét xử. Trong phần xét hỏi, khi
đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại toà tiến hành thẩm vấn
“nhân vật chính” trong vụ án là bị cáo Hoàng Công Lương, 32 tuổi, bác sĩ
khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình bị truy tố về Tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Lương trả lời, do bị
Viện kiểm sát quy kết tội nên bị cáo xin được giữ quyền im lặng. Bị cáo
uỷ quyền cho luật sư chứng minh bị cáo vô tội.
V. Bảo đảm quyền im lặng trong xét xử vụ án hình sự
5.1. Bảo đảm quyền im lặng trong xét xử vụ án hình sự
Qua nghiên cứu một số vụ án mà bị cáo sử dụng quyền im lặng tại các
phiên tòa như vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung
bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", vụ án Hoàng Công
Lương… Theo tác giả, để bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong xét xử
vụ án hình sự, cần xác định một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hội đồng xét xử cần tìm hiểu lý do, động cơ, mục đích mà
bị cáo sử dụng quyền im lặng. Đây là một yêu cầu quan trọng bởi phải
xác định được nội dung này để tìm hiểu việc bị cáo sử dụng quyền im
lặng là do bị ép buộc hay để cố tình làm khó các cơ quan tiến hành tố
tụng, để che dấu tội phạm, người phạm tội.
Thứ hai, cần giải thích cho bị cáo hiểu về quyền im lặng. Im lặng là
quyền của bị cáo và lời khai của bị cáo là căn cứ để xác định hành vi có
tội hay không có tội và là nội dung quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho bị cáo. Không khai báo từ đầu, kể cả tình tiết pháp lý có lợi
cũng như bất lợi. Trong trường hợp này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng
chứng minh được hành vi cấu thành tội phạm thì vẫn xử lý theo quy định
của pháp luật. Cần phải giải thích cho bị cáo biết khi nào nên im lặng, khi nào không.
Thứ ba, tạo điều kiện cho phép xét hỏi cả những người không được
tòa án triệu tập. Điều 287 BLTTHS về triệu tập những người cần xét hỏi
đến phiên tòa quy định: “Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu
cầu của kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, thẩm
phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa”.
Như vậy, tòa án chỉ triệu tập những người liên quan đến vụ án hoặc thực
sự cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ,
về nguyên tắc chỉ có những người được tòa án cho phép mới được hỏi và
trả lời tại phiên tòa. Tại phiên tòa, nếu bị cáo sử dụng quyền im lặng thì
hội đồng xét xử có thể cho phép những người khác không được triệu tập
thực hiện việc hỏi và trả lời, trên cơ sở đó hội đồng xét xử có thêm căn cứ
để đánh giá toàn diện vụ án.
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Thứ tư, tăng cường công tác tập huấn, tổng kết rút kinh nghiệm xét
xử, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhằm nâng cao nhận
thức về vấn đề bảo đảm quyền im lặng trong xét xử vụ án hình sự.
Thứ năm, cụ thể hóa quy định về quyền im lặng trong luật, đồng thời,
cơ quan tố tụng ở trung ương cần có văn bản hướng dẫn thi hành về việc
bảo đảm quyền im lặng trong vụ án hình sự, là căn cứ để bảo đảm hiệu
quả quyền im lặng, góp phần giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và
đầy đủ. Bổ sung trong BLTTHS quy định “Người bị bắt, người bị tạm
giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền im lặng”.
Thứ sáu, tăng cường hơn nữa vị trí, vai trò của đội ngũ Luật sư, trợ
giúp viên pháp lý… trong việc bảo đảm quyền im lặng của người bị bắt,
tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo.
5.2. Thực tiễn bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét
xử sơ thẩm các vụ án hình sự hiện nay.
Thực tiễn hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự những năm
gần đây cho thấy, Hội đồng xét xử đã tạo điều kiện để bị cáo thực hiện
quyền im lặng của mình tại phiên tòa. Tình trạng mớm cung, ép cung,
bức cung được hạn chế ở mức thấp nhất. Văn hóa xét xử của Thẩm phán,
Hội thẩm được cải thiện rõ rệt. Những vụ án lớn, nghiêm trọng được dư
luận xã hội quan tâm đều được đưa ra xét xử kịp thời, đúng pháp luật.
Phần lớn ở các phiên tòa, Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng đắn nhiệm
vụ của mình, thể hiện được vị trí, vai trò trung tâm trong hoạt động tranh
luận tại phiên tòa, không có những biểu hiện hạn chế thời gian tranh luận,
hay định hướng việc tranh luận giữa các bên theo đề cương xét xử đã
chuẩn bị trước. Hội đỗng xét xử đã xác định lời khai của bị cáo tại tòa
không phải căn cứ duy nhất để định tội mà phải xem xét thấu đáo, khách
quan, toàn diện tại phiên tòa các chứng cứ, tài liệu buộc tội, gỡ tội trên
nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan; tranh tụng; suy đoán vô tội; độc
lập trong xét xử. Bản án của Tòa án tuyên đều dựa trên kết quả tranh tụng
tại phiên tòa. Ở nhiều phiên tòa, bị cáo sử dụng quyền im lặng bằng cách
không khai báo, không trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viện
“nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn xác định được sự thật vụ án để
buộc tội các bị cáo một cách "tâm phục khẩu phục".
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo đảm quyền im
lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa
án còn tồn tại những bất cập sau:
Pháp luật hiện hành chưa có điều khoản cụ thể, độc lập để quy định
về quyền im lặng của bị cáo. Các quy định hiện hành đều gián tiếp đề cập
đến các khía cạnh của quyền im lặng. Bên cạnh đó, “vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn về cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện; từ đó dẫn đến nhiều
khó khăn, lúng túng cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án.
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Trong mô hình tố tụng ở nước ta hiện nay. Trên thực tế,còn nhiều vụ
án xét xử sơ thẩm hình sự, Hội đồng xét xử chưa vô tư, công bằng trong
việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án, trong khi đó bị cáo không
thực hiện quyền trình bày lời khai bị đánh giá là "thiếu thành khẩn",
"không hợp tác với cơ quan tố tụng"; nghi can tự bào chữa bị coi là
"quanh co, chối tội hòng trốn tránh trách nhiệm”... tất cả những tình tiết
này đều bị tòa án dùng làm căn cứ để quyết định mức án nặng hơn
Người bào chữa chưa tích cực phát huy hết trách nhiệm của mình
trong việc tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nên họ có
xu hướng “cổ súy, nhiệt tình ủng hộ các thân chủ của mình thực hiện
“quyền im lặng” ở các giai đoạn tố tụng, nhất là khi vụ án được đưa ra xét xử VI.
Kiến nghị nhằm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Để bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự, chúng tôi cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ Công an cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch giải thích nội hàm
quyền im lặng của người bị buộc tội, hướng trình tự, thủ tục và trách
nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền
im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án.
Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm
phán, hội thẩm nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của
việc bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo: im lặng là quyền của bị
cáo, những lời khai của bị cáo tại tòa không phải là chứng cứ duy nhất để
buộc tội bị cáo; bảo đảm quyền im lặng phải được thực hiện đồng thời
với thực hiện nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh”, “suy đoán vô tội”,
“đảm bảo quyền bào chữa”... Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi có hướng dẫn về trình
tự, thủ tục bảo đảm quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự.
Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KSV;
Nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của KSV trong thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử để góp phần bảo đảm quyền
im lặng của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. KSV phải
nắm chắc toàn bộ tiến trình điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án
(bao gồm những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội cho bị cáo), chuẩn
bị tốt cho việc tranh tụng tại phiên tòa. Khi bị cáo sử dụng quyền im lặng,
KSV chỉ công bố các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra,
truy tố kết hợp với xét hỏi các bị cáo khác, bị hại, người làm chứng… tại
phiên tòa. Khi có những tình tiết mới phát sinh chưa được kiểm tra làm rõ
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
thì KSV đề nghị ngay với Chủ tọa cho dừng phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thứ tư, đẩy mạnh công tácđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng
cao năng lực cho đội ngũ luật sư bảo vệ bị cáo. Để nắm được các tình tiết
của vụ án, bảo vệ tốt các quyền của bị cáo, luật sư phải theo dõi mọi diễn
biến tại phiên toà, lắng nghe các câu hỏi của HĐXX, KSV, người bão
chữa và các câu trả lời của những người bị hỏi. Khi được hỏi, luật sư phải
đặt những câu hỏi sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan
trọng của vụ án nhưng chưa được làm sáng tỏ và có lợi nhất cho người
mà mình bảo vệ. Luật sư không nên cổ súy, hướng dẫn bị cáo sử dụng
quyền im lặng một cách thụ động mà gây khó khăn cho các chủ thể khác.
Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền im
lặng cho bị cáo tại phiên tòa hình sự để họ hiểu và sử đụng đúng quyền
của mình. Tại phiên tòa, chủ tọa cần giải thích rõ quyền không buộc phải
đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội cho
bị cáo. Chủ tọa phải giải thích để bị cáo hiểu rõ khi nào nên sử dụng
quyền im lặng và sử dụng như thế nào giúp bị cáo ăn năn hối cải mà
thành thật khai báo để hưởng sự giảm nhẹ, khoan hồng của pháp luật.
VII. Sử dụng đúng và hiệu quả quyền im lặng.
Trong quá trình điều tra, nếu gặp những câu hỏi mà bạn không biết và
không chắc chắn điều mình nói là bất lợi hay có lợi lúc này hãy im lặng.
Trường hợp bạn cho rằng mình không làm hay bị oan hoặc mình nghĩ
rằng, hành vi của mình không vi phạm pháp luật nhưng nếu nói ra có khi
không có lợi cho mình thì im lặng. Khi gặp những câu hỏi kiểu mớm
cung thì cũng nên im lặng.
Việc sử dụng Quyền im lặng vào thời điểm nào cũng cần phải cân
nhắc. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tự bào chữa, bảo vệ cho mình sẽ
phát huy hiệu quả nhưng không nên quá lạm dụng. Nguyên nhân là vì sử
dụng Quyền im lặng cũng có hai mặt, nếu từ đầu đến cuối đều "im lặng"
thì không phải lúc nào cũng tốt. Có những lúc phải "không im lặng" để
thực hiện quyền trình bày của mình, miễn sao lời trình bày ấy "không
chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội".
Theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì một người sẽ chỉ bị coi là có tội
khi có quyết định, bản án của Tòa án, do đó, nếu bạn im lặng thì không có
nghĩa là bạn có tội, phải chịu trách nhiệm hình sự. Nghĩa vụ tìm kiếm
chứng cứ để chứng minh là nghĩa vụ của cơ quan điều tra để làm sáng tỏ
vụ án, những chứng cứ đó không chỉ có chứng cứ chứng minh nghi phạm
có tội mà phải bao gồm cả chứng cứ chứng minh nghi phạm vô tội.
Do đó, kể cả trường hợp bị can, bị cáo có khai báo thế nào nhưng nếu
lời khai của họ không phù hợp với các chứng cứ khác thì không được coi
là chứng cứ của vụ án và không được dùng lời khai này để buộc tội họ.
Trường hợp bị can, bị cáo từ chối khai báo nhưng các cơ quan tiến hành
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
tố tụng sử dụng các chứng cứ khác được thu thập hợp pháp, khách quan,
đúng sự thật trong quá trình giải quyết vụ án thì vẫn buộc tội được bị can, bị cáo.
Ví dụ về sử dụng đúng và tốt quyền im lặng ngay tại phiên tòa:
Ở phiên tòa sơ thẩm ngày 22/6/2017, bị cáo Trương Hồ Phương Nga
đã xin được giữ quyền im lặng với cả phần xét hỏi của HĐXX và đại diện
cơ quan công tố với lý do đã khai báo hết ở phiên tòa lần thứ nhất và
không muốn khai báo gì thêm do lo lắng rằng mình sẽ đưa ra những lời
khai có thể chống lại chính mình.
Cô nói rằng: “Bị cáo không tin tưởng vào Viện
kiểm sát. Bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh
mình vô tội, bị oan. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm
là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng và bị cáo
tin rằng với những bằng chứng ngụy tạo trong vụ
án thì không thể kết tội bị cáo.” Những gì mà bị
cáo trả lời như trên là hoàn toàn có cơ sở nếu chiếu
theo quy định tại Điều 15 BLTTHS. Mặc dù đã có rất nhiều tranh cãi xảy
ra xung quanh việc sử dụng quyền im lặng của bị cáo Nga có đúng hay
không, thế nhưng cuối cùng, sau khi không chứng minh được yếu tố tội
phạm của bị cáo ở thời điểm đó, Tòa án đã phải tuyên tạm đình chỉ vụ án này.
Sử dụng quyền im lặng như thế nào để hiệu quả nhất có thể?
+ Vận dụng quyền im lặng mang chiều hướng tích cực: Đối với
những vụ án khi mà chứng cứ buộc tội chưa đủ sức thuyết phục hoặc có
sức thuyết phục không cao thì cơ quan tố tụng (Tòa án/Viện Kiểm sát/Cơ
quan điều tra) phải dựa vào lời khai trước đó của bị can/bị cáo hoặc lời
khai trước tòa để làm căn cứ xem xét vụ việc. Như vậy, trường hợp bị
can/bị cáo sử dụng quyền im lặng (không khai báo chứng cư chống lại
mình) quả nhiên sẽ làm khó/làm khổ các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi
theo luật họ là cơ quan có trách nhiệm chứng minh một công dân nào đó
là CÓ TÔỊ và theo nguyên tắc suy đoán vô tội nếu không có bằng chứng
thì họ không thể tuyên ai đó có tội được. Mặc khác, theo luật bồi thường
nhà nước nếu xử oan sai thì họ đối diện với nhiều nguy cơ pháp lý không
tốt. Như vậy, chúng ta cần vận dụng thông minh và đúng lúc quyền năng
này để bảo vệ mình trước những rủi ro pháp lý.
+ Vận dụng quyền im lặng mang chiều hướng tiêu cực : Không
khai báo từ đầu kể cả tình tiết pháp lý có lợi cũng như bất lợi. Trong
trường hợp này nếu cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
cấu thành tội phạm thì việc không khai báo có thể bị tước mất một trong
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là "thành khẩn khai báo, ăn
lăn hối cải" theo luật. Chúng ta không nên hiểu là Im lặng mọi lúc, mọi
nơi sẽ tốt mà cần phải biết khi nào nên im lặng khi nào không.
VI. Một số vụ án điển hình, được dư luận xã hội quan tâm mà bị cáo
đã triệt để sử dụng quyền im lặng:
6.1. Trường hợp sử dụng đúng và hiệu quả.
Quyền im lặng có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bị buộc tội,
giúp họ bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình tố tụng, tránh trường
hợp bị ‘mớm cung’, ép bức cung chứ không nên sử dụng bừa bãi để bị
đánh giá là không tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nói là
một chuyện, còn làm như thế nào để người bị buộc tội có thể thực hiện
được quyền im lặng một cách khôn ngoan, hiệu quả và đúng đắn nhất lại
là một chuyện khác. Muốn làm được điều đó, trước hết, bản thân người bị
buộc tội cần phải nâng cao hiểu biết pháp luật để có thể hiểu được những
câu hỏi trước mắt của cơ quan điều tra và tự bảo vệ chính mình một cách
tốt nhất trong trường hợp luật sư bào chữa không có mặt. Trên thực tế,
không hiếm các vụ án, vụ kiện liên quan đến lĩnh vực kinh tế chuyên
ngành bị cáo nhất quyết yêu cầu luật sư phải bào chữa, trình bày theo đúng
ý kiến của bị cáo, bởi bị cáo có hiểu biết về pháp luật và hiểu chính bản
thân họ muốn gì, cần gì và đang làm gì. Vụ án : Ngày 22/6/2017, Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh xét xử vụ án “hoa hậu”
Trương Hồ Phương Nga về
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (16,5 tỷ).
Tại phần thẩm vấn, khi trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát,
Phương Nga đã nói: “Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh tội trạng
của bị cáo, nghĩa vụ này là của cơ quan công tố”, dù được Tòa giải thích
nếu bị cáo từ chối việc tự bào chữa cho chính mình thì cũng là một cách tự
gây thiệt hại. Tuy nhiên, trong suốt quá trình xét xử, Phương Nga vẫn kiên
quyết sử dụng “Quyền im lặng” nhằm “không buộc phải đưa ra lời khai
chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Ngày 29/6/2017,
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ cho
Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Sau đó, vụ án đã được cơ quan Cảnh sát
điều tra ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và tạm đình chỉ điều tra đối với bị can.
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự Vụ án :
Ngày 16/5/2018, vụ án chạy thận 9 người chết: Bị cáo Hoàng Công
Lương dùng quyền im lặng.
Phiên toà xét xử vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng” và “Vô ý làm chết người” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà
Bình được đưa ra xét xử. Trong phần xét hỏi, khi đại diện Viện kiểm sát
giữ quyền công tố tại toà tiến hành thẩm vấn “nhân vật chính” trong vụ án
là bị cáo Hoàng Công Lương, 32 tuổi, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Bệnh
viện đa khoa tỉnh Hoà Bình bị truy tố về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng; bị cáo Lương trả lời, do bị Viện kiểm sát quy kết tội
nên bị cáo xin được giữ quyền im lặng. Bị cáo uỷ quyền cho luật sư chứng minh bị cáo vô tội.
6.2. Trường hợp sử dụng sai lệch.
Tất nhiên, không phải lúc nào việc sử dụng quyền im lặng cũng có
lợi đối với người bị buộc tội. Các trường hợp như bị can, bị cáo không
đồng ý với các câu hỏi, ý kiến, quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng,
do vậy bị can, bị cáo không trả lời và sử dụng quyền im lặng; bị can, bị
cáo chưa có ý kiến khác đối với vụ án, quan điểm của cơ quan tiến hành
tố tụng hoặc nếu bị can, bị cáo khai báo thì những thông tin khai ra trở
thành chứng cứ bất lợi thì có thể tham vấn luật sư nên sử dụng quyền im
lặng như thế nào cho hợp lí. Ngoài các trường hợp đã nêu trên, nếu bị cáo
từ chối trình bày lời khai, ý kiến của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng
nhiều lần có thể khiến cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá người bị buộc
tội là “thiếu thành khẩn”, “không hợp tác với cơ quan tố tụng”; bị can, bị
cáo bị coi là “quanh co, chối tội hòng trốn tránh trách nhiệm”… tất cả
những tình tiết này có thể sẽ bị tòa án dùng làm căn cứ để quyết định mức án nặng hơn.
Điều này đã xảy ra trong vụ án ‘Tham ô tài sản của tổng công ti PVC’
chấn động cả nước của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Trong suốt quá trình
diễn ra phiên tòa xét xử, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã sử dụng quyền im
Tìm hiểu về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
lặng đối với mọi câu hỏi và chỉ thông qua các luật sư bào chữa. Tuy
nhiên, bản luận tội của Viện kiểm sát đã cho rằng đây là hành vi không
thành khẩn khai báo, quanh co chối tội và không phù hợp với quy định về
suy đoán vô tội tại Điều 13 BLTTHS 2015.
Lí do cụ thể mà Viện kiểm sát đưa ra như sau: “Bị cáo Trịnh Xuân
Thanh không thừa nhận việc chỉ đạo dùng sai mục đích tiền tạm ứng;
không thừa nhận việc chỉ đạo đề ra chủ trương lập khống hồ sơ thi công
để rút và chiếm đoạt tiền của PVC.
Tuy nhiên, căn cứ theo lời khai của
các bị cáo khác tại phiên toà, lời khai
của nhân chứng và chữ ký của chính
bị cáo trên các tài liệu hợp thức hồ sơ
khống có đủ cơ sở quy kết hành vi
phạm tội của bị cáo”. Mặc dù các luật
sư bào chữa cho rằng nội dung bản
luận tội cáo buộc trên của Viện kiểm
sát là rất khiên cưỡng và mong muốn
Viện kiểm sát xem xét lại để phù hợp với quy định có lợi cho người phạm
tội nhưng cuối cùng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh vẫn bị tuyên phạt mức án
tù chung thân với tội danh lợi dụng chức vụ tham ô tài sản.