Tìm hiểu về Rối loạn trầm cảm dai dẳng - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang

Tìm hiểu về Rối loạn trầm cảm dai dẳng - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

RỐI LOẠN TRẦM CẢM DAI DẲNG
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì?
Rối loạn trầm cảm dai dẳng hay còn được nhiều người gọi là chứng trầm
cảm thường xuyên, đây là một dạng trầm cảm mãn tính. Người bệnh sẽ tồn tại
các cảm xúc tiêu cực, tuyệt vọng, chán nản, năng suất làm việc, học tập bị giảm
đáng kể, thường xuyên cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, lòng tự trọng thấp và mất
dần các hứng thú đối với những hoạt động bên ngoài.
Khi các triệu chứng, cảm xúc này diễn ra liên tục và kéo dài trong nhiều năm
(từ 2 năm trở lên) và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập, các
mối quan hệ xung quanh, sinh hoạt hàng ngày thì được xem là chứng rối loạn
trầm cảm dai dẳng. Nếu mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ rất khó có thể cảm nhận
được sự vui vẻ và lạc quan, kể cả chứng kiến những niềm vui, các dịp hạnh
phúc. Những người xung quanh có thể nhận xét bạn là người có tính cách ảm
đạm, hay buồn rầu và phàn nàn.
Những biểu hiện của rối loạn trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Tâm trạng chán nản hầu hết các ngày, hầu hết các tuần, trong 2 năm.
Cộng với 2 hoặc nhiều hơn 6 triệu chứng:
1. Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
2. Mất ngủ hoặc chứng mất ngủ
3. Năng lượng thấp hoặc mệt mỏi
4. Lòng tự trọng thấp
5. Kém tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
6. Cảm giác tuyệt vọng
Các triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng thường sẽ xuất hiện và kéo
dài trong khoảng vài năm:
Cảm thấy buồn chán, đầu óc trống rỗng, cảm xúc tiêu cực
Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động hàng ngày, ngay cả những
việc mà trước đây từng yêu thích.
Cảm giác tuyệt vọng, thất vọng về bản thân.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
Lòng tự trọng thấp, thường thấy bản thân vô dụng, không có khả năng, tự
trách chính mình.
Khó tập trung, không thể đưa ra quyết định.
Hạn chế tham gia vào các hoạt động xã hội
Tính khí thay đổi thất thường, hay cáu gắt, nóng giận.
Di chuyển chậm, giảm hiệu suất công việc.
Thường xuyên lo lắng, hoang mang, cảm giác tội lỗi.
Ăn không ngon, chán ăn hoặc ăn quá nhiều
Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ không
kiểm soát.
Các triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng thường sẽ xuất hiện và kéo
dài trong khoảng vài năm, mức độ biểu hiện cũng sẽ thay đổi tùy vào từng thời
điểm khác nhau. Chúng có thể biến mất sau đó, tuy nhiên sẽ không thuyên giảm
trong khoảng 2 tháng của mỗi đợt.
Ví dụ cho rối loạn trầm cảm dai dẳng
B.G. là một người đàn ông da trắng đã nghỉ hưu 55 tuổi, người đã tìm
kiếm các dịch vụ điều trị chứng trầm cảm sau khi một bác sĩ khuyên ông nên
nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. B.G. là con cả trong gia đình
anh ấy và hiện đã kết hôn với ba người con, tất cả đều đã lớn và sống ở các
vùng khác của đất nước. Anh ấy đã hoàn thành trường trung học và trường
thương mại sau đó. Anh ấy đã làm việc cho một công ty xây dựng trong suốt
cuộc đời trưởng thành của mình. Anh ta đang sống với vợ vào thời điểm nhập
viện. Anh ấy không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào ngoài cơn đau mãn
tính do chấn thương lưng. B.G. đã nghỉ hưu vì chấn thương lưng khiến anh ấy
không thể thực hiện công việc của mình. Ba năm trước, vợ anh đi làm thêm để
kiếm thêm tiền và B.G. bắt đầu chăm sóc ngôi nhà.
Trước chuyến thăm này, anh ấy chưa bao giờ tìm đến các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tâm thần, cũng như chưa bao giờ cảm thấy chán nản. B.G. nói rằng
trong 3 năm qua, thỉnh thoảng anh ấy cảm thấy vô dụng, chán nản và cáu kỉnh.
Anh ấy kể rằng có những ngày anh ấy thường cảm thấy khó khăn để bắt mình
hoàn thành công việc trong ngày nhưng bằng cách nào đó sẽ xoay sở để làm
được. Anh ấy chỉ ra rằng anh ấy không chắc chắn về việc điều trị, bởi vì anh ấy
đã có “những ngày tốt lành”, nhưng khi thăm dò thêm, anh ấy báo cáo rằng
những ngày này không thường xuyên (không quá 1 hoặc 2 ngày một tuần). Mặc
dù anh ấy nói rằng anh ấy và vợ không có vấn đề gì trong hôn nhân, nhưng anh
ấy cảm thấy có lỗi vì cô ấy đã làm việc còn anh ấy thì không. Các triệu chứng
chính mà anh ấy phàn nàn là thỉnh thoảng buồn bã, thiếu năng lượng, cáu kỉnh,
cảm giác vô dụng và tội lỗi.
Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm dai dẳng
Thực tế các nguyên nhân chính xác gây rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa thể
xác minh. Các nghiên cứu mới tạm thời chỉ ra nó có thể liên quan đến các yếu tố
sinh học trong não bộ, di truyền cùng một số tác động khác. Việc chưa thể xác
định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ
điều trị bệnh dứt điểm.
Não bộ của người trầm cảm có các đặc điểm khác với người binh thường
Cụ thể, một số nguyên nhân được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây
bệnh bao gồm
Khác biệt sinh học: Sự thay đổi về thể chất trong não của các chất sinh
học trong não bộ được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh, tuy
nhiên vẫn chưa rõ cơ chế gây ra tình trạng này
Các hóa chất trong não bộ: Ảnh hưởng từ hoạt động của các chất dẫn
truyền thần kinh trong não bộ cũng là một trong những nguyên nhân gây
trầm cảm cũng như rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đặc biệt Dopamine,
Norepinephrine và Serotonin chính là ba chất có liên quan trực tiếp đến
căn bệnh này
Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có khoảng 40% những người bị trầm
cảm có thể liên quan đến gen, đặc biệt nếu cha mẹ hay anh chị bị bệnh thì
người con sau này có nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần. Ngoài ra tình trạng
này còn liên quan đến sự ảnh hưởng trong quá trình dạy dỗ, tương tác,
chăm sóc con hằng ngày.
Tác động từ môi trường bên ngoài: Hầu hết người bị trầm cảm dai dẳng
đều từng gặp một sự kiện nào đó tác động quá với sức chịu đựng bình
thường của bản thân. Chẳng hạn chuyện công việc, nợ nần, mất người
thân, bị lừa dối… Các tình huống này nếu không nhanh chóng được giải
quyết sẽ khiến tinh thần của người bệnh luôn trong trạng thái u uất, căng
thẳng nên dẫn đến trầm cảm dai dẳng.
Hướng điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng
Việc điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng cần phải có sự hỗ trợ của các bác
sĩ thần kinh, chuyên gia tâm lý trị liệu và đặc biệt là sự giúp sức từ gia đình,
người thân mới thực sự mang đến kết quả tốt nhất. Thời gian điều trị bệnh cũng
khá dài, đòi hỏi những người trong gia đình cũng cần chuẩn bị tinh thần, sự kiên
nhẫn để có thể chăm sóc và giúp đỡ người bệnh bất cứ lúc nào.
Điều trị y khoa
Mục đích chính của việc dùng thuốc với những bệnh nhân rối loạn trầm
cảm dai dẳng chính là ổn định cảm xúc, cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời
hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các hành vi tự làm hại bản thân. Các loại thuốc
này không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng bệnh nhưng lại rất cần thiết để
có thể kiểm soát được các hành vi bất thường khác.
Các loại thuốc chính thường được sử dụng bao gồm:
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)
Nhóm thuốc Serotonin và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine
(SNRIs)
Hầu hết việc dùng các thuốc này đều giúp cân bằng tâm trạng ổn định cho
người bệnh khiến họ không rơi vào trạng thái quá tuyệt vọng, tuy nhiên cũng
không giúp người bệnh vui vẻ nhanh chóng được. Mặt khác thuốc cũng luôn
kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt, chẳng hạn một số vấn đề về dạ dày,
giấc ngủ nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng theo chỉ định của bác
sĩ.
Ngoài ra, hiện nay một số phương pháp mới trong điều trị trầm cảm cũng
đang được áp dụng cho người bệnh như
Điều trị tại nhà và sự hỗ trợ từ gia đình
Rối loạn trầm cảm dai dẳng mặc dù nguy hiểm nhưng hầu hết đều sẽ
được điều trị tại nhà chứ chưa đến mức phải điều trị nội trú ở bệnh viện. Do đó
sự hỗ trợ từ gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giúp
người bệnh lấy lại tinh thần lạc quan, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường
hằng ngày.
Gia đình cũng được khuyến khích tham gia trị liệu tâm lý bởi quá trình
chăm sóc và hỗ trợ người bị trầm cảm cũng không hề dễ dàng. Những cảm xúc
tiêu cực của họ rất dễ “lây lan” khiến những người xung quanh dù là người tích
cực đến đâu nhưng cũng cảm thấy có phần mệt mỏi, chán chường theo, thậm chí
có những trường hợp còn muốn từ bỏ chăm sóc với người trầm cảm. Vì vậy
tham gia trị liệu tâm lý chính là cách để tinh thần những người chăm sóc khỏe
mạnh hơn cũng như biết cách hỗ trợ chăm sóc đúng cách cho người trầm cảm.
Một số phương pháp chăm sóc và hỗ trợ người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng tại
nhà như:
Trò chuyện, chia sẻ những vấn đề từ thường ngày đến cá nhân cùng người
bệnh, tuy nhiên không nên ép họ phải nói chuyện. Bạn có thể bắt đầu từ
việc chia sẻ vấn đề của chính bản thân mình để khơi gợi cảm xúc từ
người bệnh.
Nhắc nhở người bệnh đi ngủ sớm, uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Nên
khuyến khích người bệnh đi ngủ trước 23h, càng thiếu ngủ tâm trí sẽ càng
tiêu cực và dễ bị kích thích, cáu kỉnh hơn.
Chăm sóc sức khỏe thể chất thông qua việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
hằng ngày, đặc biệt tăng cường rau xanh, các loại trái cây tươi mới.
Tránh xa bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn hay các loại chất kích thích
khác.
Khuyến khích người bệnh cùng đi ra ngoài và tham gia các hoạt động thể
chất như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, leo núi hay chơi các môn thể thao đồng
đội.
Rủ người bệnh tham gia các bộ môn như thiền hay yoga đều rất tốt cho
tâm trí, tinh thần, giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.
Một số biện pháp giúp người bệnh thư giãn tinh thần như ngâm chân với
thảo dược, tắm nước ấm, hít thở tinh dầu, nghe nhạc, đọc sách.
Không nên coi người bệnh là “người bệnh” và đối xử đặc biệt một cách
thái quá. Trong cuộc sống hằng ngày vẫn nên nhờ sự hỗ trợ của họ chẳng
hạn như nhờ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.. điều này sẽ giúp người bệnh có
cảm giác mình không vô dụng, không cô đơn.
Gặp gỡ bác sĩ và các chuyên gia tâm lý định kỳ theo đúng lịch trình hay
nhờ can thiệp hỗ trợ ngay khi cần thiết.
Nguồn: https://tamlytrilieunhc.com/roi-loan-tram-cam-dai-dang-7175.html
Tài liệu học tập môn tâm bệnh học, (TS. Nguyễn Thị Vân Thanh,
ThS. Hoàng Dương), Mô tả rối loạn, rối loạn trầm cảm dai dẳng, trang 40.
| 1/6

Preview text:

RỐI LOẠN TRẦM CẢM DAI DẲNG
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì?
Rối loạn trầm cảm dai dẳng hay còn được nhiều người gọi là chứng trầm
cảm thường xuyên, đây là một dạng trầm cảm mãn tính. Người bệnh sẽ tồn tại
các cảm xúc tiêu cực, tuyệt vọng, chán nản, năng suất làm việc, học tập bị giảm
đáng kể, thường xuyên cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, lòng tự trọng thấp và mất
dần các hứng thú đối với những hoạt động bên ngoài.
Khi các triệu chứng, cảm xúc này diễn ra liên tục và kéo dài trong nhiều năm
(từ 2 năm trở lên) và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập, các
mối quan hệ xung quanh, sinh hoạt hàng ngày thì được xem là chứng rối loạn
trầm cảm dai dẳng. Nếu mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ rất khó có thể cảm nhận
được sự vui vẻ và lạc quan, kể cả chứng kiến những niềm vui, các dịp hạnh
phúc. Những người xung quanh có thể nhận xét bạn là người có tính cách ảm
đạm, hay buồn rầu và phàn nàn.
Những biểu hiện của rối loạn trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Tâm trạng chán nản hầu hết các ngày, hầu hết các tuần, trong 2 năm.
Cộng với 2 hoặc nhiều hơn 6 triệu chứng:

1. Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
2. Mất ngủ hoặc chứng mất ngủ
3. Năng lượng thấp hoặc mệt mỏi
4. Lòng tự trọng thấp
5. Kém tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
6. Cảm giác tuyệt vọng
Các triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng thường sẽ xuất hiện và kéo dài trong khoảng vài năm:
 Cảm thấy buồn chán, đầu óc trống rỗng, cảm xúc tiêu cực
 Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động hàng ngày, ngay cả những
việc mà trước đây từng yêu thích.
 Cảm giác tuyệt vọng, thất vọng về bản thân.
 Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
 Lòng tự trọng thấp, thường thấy bản thân vô dụng, không có khả năng, tự trách chính mình.
 Khó tập trung, không thể đưa ra quyết định.
 Hạn chế tham gia vào các hoạt động xã hội
 Tính khí thay đổi thất thường, hay cáu gắt, nóng giận.
 Di chuyển chậm, giảm hiệu suất công việc.
 Thường xuyên lo lắng, hoang mang, cảm giác tội lỗi.
 Ăn không ngon, chán ăn hoặc ăn quá nhiều
 Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ không kiểm soát.
Các triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng thường sẽ xuất hiện và kéo
dài trong khoảng vài năm, mức độ biểu hiện cũng sẽ thay đổi tùy vào từng thời
điểm khác nhau. Chúng có thể biến mất sau đó, tuy nhiên sẽ không thuyên giảm
trong khoảng 2 tháng của mỗi đợt.
Ví dụ cho rối loạn trầm cảm dai dẳng
B.G. là một người đàn ông da trắng đã nghỉ hưu 55 tuổi, người đã tìm
kiếm các dịch vụ điều trị chứng trầm cảm sau khi một bác sĩ khuyên ông nên
nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. B.G. là con cả trong gia đình
anh ấy và hiện đã kết hôn với ba người con, tất cả đều đã lớn và sống ở các
vùng khác của đất nước. Anh ấy đã hoàn thành trường trung học và trường
thương mại sau đó. Anh ấy đã làm việc cho một công ty xây dựng trong suốt
cuộc đời trưởng thành của mình. Anh ta đang sống với vợ vào thời điểm nhập
viện. Anh ấy không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào ngoài cơn đau mãn
tính do chấn thương lưng. B.G. đã nghỉ hưu vì chấn thương lưng khiến anh ấy
không thể thực hiện công việc của mình. Ba năm trước, vợ anh đi làm thêm để
kiếm thêm tiền và B.G. bắt đầu chăm sóc ngôi nhà.
Trước chuyến thăm này, anh ấy chưa bao giờ tìm đến các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tâm thần, cũng như chưa bao giờ cảm thấy chán nản. B.G. nói rằng
trong 3 năm qua, thỉnh thoảng anh ấy cảm thấy vô dụng, chán nản và cáu kỉnh.
Anh ấy kể rằng có những ngày anh ấy thường cảm thấy khó khăn để bắt mình
hoàn thành công việc trong ngày nhưng bằng cách nào đó sẽ xoay sở để làm
được. Anh ấy chỉ ra rằng anh ấy không chắc chắn về việc điều trị, bởi vì anh ấy
đã có “những ngày tốt lành”, nhưng khi thăm dò thêm, anh ấy báo cáo rằng
những ngày này không thường xuyên (không quá 1 hoặc 2 ngày một tuần). Mặc
dù anh ấy nói rằng anh ấy và vợ không có vấn đề gì trong hôn nhân, nhưng anh
ấy cảm thấy có lỗi vì cô ấy đã làm việc còn anh ấy thì không. Các triệu chứng
chính mà anh ấy phàn nàn là thỉnh thoảng buồn bã, thiếu năng lượng, cáu kỉnh,
cảm giác vô dụng và tội lỗi.
Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm dai dẳng
Thực tế các nguyên nhân chính xác gây rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa thể
xác minh. Các nghiên cứu mới tạm thời chỉ ra nó có thể liên quan đến các yếu tố
sinh học trong não bộ, di truyền cùng một số tác động khác. Việc chưa thể xác
định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ
điều trị bệnh dứt điểm.
Não bộ của người trầm cảm có các đặc điểm khác với người binh thường
Cụ thể, một số nguyên nhân được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh bao gồm
Khác biệt sinh học: Sự thay đổi về thể chất trong não của các chất sinh
học trong não bộ được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh, tuy
nhiên vẫn chưa rõ cơ chế gây ra tình trạng này
Các hóa chất trong não bộ: Ảnh hưởng từ hoạt động của các chất dẫn
truyền thần kinh trong não bộ cũng là một trong những nguyên nhân gây
trầm cảm cũng như rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đặc biệt Dopamine,
Norepinephrine và Serotonin chính là ba chất có liên quan trực tiếp đến căn bệnh này
Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có khoảng 40% những người bị trầm
cảm có thể liên quan đến gen, đặc biệt nếu cha mẹ hay anh chị bị bệnh thì
người con sau này có nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần. Ngoài ra tình trạng
này còn liên quan đến sự ảnh hưởng trong quá trình dạy dỗ, tương tác, chăm sóc con hằng ngày.
Tác động từ môi trường bên ngoài: Hầu hết người bị trầm cảm dai dẳng
đều từng gặp một sự kiện nào đó tác động quá với sức chịu đựng bình
thường của bản thân. Chẳng hạn chuyện công việc, nợ nần, mất người
thân, bị lừa dối… Các tình huống này nếu không nhanh chóng được giải
quyết sẽ khiến tinh thần của người bệnh luôn trong trạng thái u uất, căng
thẳng nên dẫn đến trầm cảm dai dẳng.
Hướng điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng
Việc điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng cần phải có sự hỗ trợ của các bác
sĩ thần kinh, chuyên gia tâm lý trị liệu và đặc biệt là sự giúp sức từ gia đình,
người thân mới thực sự mang đến kết quả tốt nhất. Thời gian điều trị bệnh cũng
khá dài, đòi hỏi những người trong gia đình cũng cần chuẩn bị tinh thần, sự kiên
nhẫn để có thể chăm sóc và giúp đỡ người bệnh bất cứ lúc nào. Điều trị y khoa
Mục đích chính của việc dùng thuốc với những bệnh nhân rối loạn trầm
cảm dai dẳng chính là ổn định cảm xúc, cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời
hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các hành vi tự làm hại bản thân. Các loại thuốc
này không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng bệnh nhưng lại rất cần thiết để
có thể kiểm soát được các hành vi bất thường khác.
Các loại thuốc chính thường được sử dụng bao gồm:
 Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
 Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)
 Nhóm thuốc Serotonin và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRIs)
Hầu hết việc dùng các thuốc này đều giúp cân bằng tâm trạng ổn định cho
người bệnh khiến họ không rơi vào trạng thái quá tuyệt vọng, tuy nhiên cũng
không giúp người bệnh vui vẻ nhanh chóng được. Mặt khác thuốc cũng luôn
kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt, chẳng hạn một số vấn đề về dạ dày,
giấc ngủ nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, hiện nay một số phương pháp mới trong điều trị trầm cảm cũng
đang được áp dụng cho người bệnh như
Điều trị tại nhà và sự hỗ trợ từ gia đình
Rối loạn trầm cảm dai dẳng mặc dù nguy hiểm nhưng hầu hết đều sẽ
được điều trị tại nhà chứ chưa đến mức phải điều trị nội trú ở bệnh viện. Do đó
sự hỗ trợ từ gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giúp
người bệnh lấy lại tinh thần lạc quan, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường hằng ngày.
Gia đình cũng được khuyến khích tham gia trị liệu tâm lý bởi quá trình
chăm sóc và hỗ trợ người bị trầm cảm cũng không hề dễ dàng. Những cảm xúc
tiêu cực của họ rất dễ “lây lan” khiến những người xung quanh dù là người tích
cực đến đâu nhưng cũng cảm thấy có phần mệt mỏi, chán chường theo, thậm chí
có những trường hợp còn muốn từ bỏ chăm sóc với người trầm cảm. Vì vậy
tham gia trị liệu tâm lý chính là cách để tinh thần những người chăm sóc khỏe
mạnh hơn cũng như biết cách hỗ trợ chăm sóc đúng cách cho người trầm cảm.
Một số phương pháp chăm sóc và hỗ trợ người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng tại nhà như:
 Trò chuyện, chia sẻ những vấn đề từ thường ngày đến cá nhân cùng người
bệnh, tuy nhiên không nên ép họ phải nói chuyện. Bạn có thể bắt đầu từ
việc chia sẻ vấn đề của chính bản thân mình để khơi gợi cảm xúc từ người bệnh.
 Nhắc nhở người bệnh đi ngủ sớm, uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Nên
khuyến khích người bệnh đi ngủ trước 23h, càng thiếu ngủ tâm trí sẽ càng
tiêu cực và dễ bị kích thích, cáu kỉnh hơn.
 Chăm sóc sức khỏe thể chất thông qua việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
hằng ngày, đặc biệt tăng cường rau xanh, các loại trái cây tươi mới.
 Tránh xa bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn hay các loại chất kích thích khác.
 Khuyến khích người bệnh cùng đi ra ngoài và tham gia các hoạt động thể
chất như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, leo núi hay chơi các môn thể thao đồng đội.
 Rủ người bệnh tham gia các bộ môn như thiền hay yoga đều rất tốt cho
tâm trí, tinh thần, giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.
 Một số biện pháp giúp người bệnh thư giãn tinh thần như ngâm chân với
thảo dược, tắm nước ấm, hít thở tinh dầu, nghe nhạc, đọc sách.
 Không nên coi người bệnh là “người bệnh” và đối xử đặc biệt một cách
thái quá. Trong cuộc sống hằng ngày vẫn nên nhờ sự hỗ trợ của họ chẳng
hạn như nhờ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.. điều này sẽ giúp người bệnh có
cảm giác mình không vô dụng, không cô đơn.
 Gặp gỡ bác sĩ và các chuyên gia tâm lý định kỳ theo đúng lịch trình hay
nhờ can thiệp hỗ trợ ngay khi cần thiết.
Nguồn: https://tamlytrilieunhc.com/roi-loan-tram-cam-dai-dang-7175.html
Tài liệu học tập môn tâm bệnh học, (TS. Nguyễn Thị Vân Thanh,
ThS. Hoàng Dương), Mô tả rối loạn, rối loạn trầm cảm dai dẳng, trang 40.