-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu về ý nghĩa của Cách mạng Tháng 8 năm 1945 - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ý NGHĨA CỦA CMT8/1945 VÀ LIÊN HỆ ĐẾN HIỆN NAY 1. Ý nghĩa
CMT8/1945 thành công là do nhiều nhân tố, nhưng quyết định nhất là vai trò lãnh đạo đúng đắn,
sáng suốt và nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta. - Đối với dân tộc:
+ Thắng lợi ấy đã làm thay đổi to lớn tiến trình lịch sử Việt Nam và mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội
+ Nhân dân ta từ nô lệ vươn lên làm chủ ruộng đất và vận mệnh của mình
+ Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành một đảng cầm quyền.
+ Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á. - Đối với thời đại:
+ Góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc thế giới và làm
sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
+ Mang lại một sự thật vĩ đại của thời đại: Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước
thuộc địa do toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, có đường lối cách mạng đúng
đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hoàn toàn có khả năng thắng lợi.
2. Liên hệ vai trò của Đảng Cộng Sản hiện nay
Trải qua thực tiễn lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ lịch sử, ĐCSVN không ngừng lớn mạnh, phát
triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”, “Ngoài lợi ích của
dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”
Khoản 2, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã đề cập tới vai trò của Đảng như sau: “Đảng Cộng sản Việt
Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền. -
Trước khi có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng viên
trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng đến các hội, đoàn thể, quần chúng. -
Khi đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc
sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội.
Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng
lãnh đạo chính quyền thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật.
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống
chính trị tiếp tục được tăng cường, nhất là với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo
và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và quyền làm chủ
của nhân dân. Phong cách, lề lối làm việc của nhiều cơ quan lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở được đổi mới
theo hướng bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở.