Tín dụng: Phân tích và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính làm cơ sở để xác định nhu cầu vay
Phân tích và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính làm cơ sở để xác định nhu cầu vay.
Preview text:
Phần 1. Phân tích và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính
làm cơ sở để xác định nhu cầu vay.
a. Tư vấn/ hỗ trợ khách hàng hoàn thiện bản ngân sách tiền hàng tháng của KHDN Link googlesheet của nhóm:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1M4cZ8eBRYbQi38FP3P7PFlFsu- lybdlN37s_o4sbqo0/edit?
fbclid=IwAR0C3I9By1Ky5ecd41NzvYfioloD4AArBoX1ghe0HRXMtVeLPqk1qgJcAI8#gi d=0
b. Theo cơ sở lũy kế, dòng tiền của công ty có đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động không? Tháng thấp điểm
Có thể thấy trong năm, dòng tiền đủ trang trải cho các chi phí hoạt động và còn dư thừa vào
các tháng thấp điểm là tháng 4, tháng 5, tháng 6 có 2 lý do chính dưới đây
Đối với những tháng thấp điểm này các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
giảm đi đang kể so với các tháng còn lại điển hình như chỉ cần 1 nhóm công nhân, lượng
nguyên vật liệu mua về cũng ít hơn vì dựa vào 80%doanh thu của những tháng thấp điểm đó. Tháng bình thường
Tháng 1 dòng tiền âm nặng là do khoản trả trước bảo hiểm y tế được thực hiện ngay ngoài
ra mình còn giả định không có khoản phải thu từ trả chậm ở trong năm trước sang nữa nên
dòng tiền thiếu hụt nặng như vậy
Tháng 7 dòng tiền âm cũng là do doanh nghiệp vừa chuyển từ tháng thấp điểm sang nên
chi phí tăng do cần thêm 1 nhóm công nhân nữa (cần có 2 nhóm công nhân), mua sắm
nguyên vật liệu dựa vào 80% doanh thu của đã bán được nhưng thực thu chỉ có 60%
doanh thu và thu từ các khoản phải thu của tháng trước nó ít nên không đủ bù đắp chi
phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Tháng cao điểm
Để ý thấy các tháng cao điểm đầu tiên bình thường có dòng tiền âm chút là vì chi phí
gia tăng từ nhóm công nhân, tiền mua nguyên vật liệu mà các khoản phải thu từ khoản
phải thu ở những tháng trước còn ít nên dòng tiền thực thu trong tháng này sẽ thấp hơn.
Nhìn chung các tháng này có dòng tiền thâm hụt giảm dần như tháng 2 âm 221,60 triệu,
tháng 8 âm 29,1 triệu, tháng 12 dương 15,17 triệu.
=> Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp cũng không được ổn đinh, thay đổi theo doanh
thu nên cũng làm cho dòng tiền âm từ các tháng đỡ 1 phần nào đó
Trong năm có 8 tháng là dòng tiền dương hay chính là trang trải đủ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, 4 tháng còn lại dòng tiền âm nên việc đi vay ngắn hạn ngân
hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh là hợp lý
Phần 2. Thực hiện tổ chức cấp tín dụng dựa trên kế hoạch tài chính của khách hàng.
a. Công ty cần vay ngắn hạn bao nhiêu, để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty
hay công ty cần một hạn mức tín dụng là bao nhiêu để hoạt động. Tháng 1
Doanh thu trả ngay từ cung cấp sản phẩm bánh kẹo cho 2 đại lý là 1420,65 triệu đồng
(bằng 60,27% tổng doanh thu trong tháng 1) cao hơn so với tháng thuộc mùa thấp điểm.
Các khoản thu nhập khác là 139,56 triệu đồng, thấp hơn các tháng cao điểm là 279.13 triệu đồng.
Chi phí mua sắm hàng tồn kho phải thanh toán ngay là 1775,81 triệu đồng (bằng 52,9%
tổng chi phí tháng 1), chi phí trả lương cho công nhiên viên là 576,00 triệu đồng cao
hơn so với những tháng thuộc mùa thấp điểm, chi phí tiền thuê là 210,00 triệu đồng, chi
phí bảo hiểm là 786,24 triệu đồng, chi phí lương cho chủ sở hữu là 8,29 triệu đồng.
Tổng tiền thu vào trong tháng 1 là 1560,21 triệu đồng và không có phát sinh trả nợ gốc
nhưng vẫn nhỏ hơn tổng tiền chi trong tháng 1 là 3356,34 triệu đồng → Vì vậy trong
tháng 1 công ty vẫn thâm hụt tiền là 1787,84 triệu đồng
=> Vì vậy dòng tiền trong tháng 1 không đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tháng 2
Đây là tháng cao điểm của công ty nên doanh thu trả ngay từ việc cung cấp sản phẩm
bánh kẹo cho 2 đại lý tăng.
Về doanh thu trả ngay tháng 2 = 2791,25 * 60% = 1674,75 triệu (Doanh thu trả ngay
chiếm 60% doanh thu bán hàng)
Khoản thu trả chậm của tháng 1 = 2367,75 * 30% = 710,33 triệu (Chiếm 30% doanh thu bán hàng của tháng 1)
Bên cạnh đó khoản thu bằng tiền khác: Tháng 2 là tháng cao điểm kinh doanh do đó
công ty kiếm được thêm 15% doanh thu mỗi tháng trong mùa cao điểm từ việc bán các
phụ liệu đi kèm: 2791,25 * 15% = 418,69 triệu
=> Tổng thu hiện có của tháng 2 là 2897,38 triệu bao gồm các khoản thu phía trên cộng
với khoản tiền tại quỹ của tháng 2. Dù là tháng cao điểm nhưng tổng thu của tháng 2
không cao bằng so với các tháng cùng cao điểm khác, nguyên nhân là do trước tháng 2
là tháng thấp điểm, vậy nên khoản doanh thu trả chậm của tháng thấp điểm không cao,
ngoài ra do mới là tháng 2, nên chưa có khoản thu trả chậm trong vòng 2 tháng.
Chi phí mua sắm hàng tồn kho phải thanh toán ngay là 2093.44 triệu đồng (bằng 65.89%
tổng chi phí tháng 2), chi phí trả lương cho công nhiên viên là 864.00 triệu đồng tăng do
tháng 2 là tháng cao điểm, công ty cần 3 nhóm nhân công thay vì là 1 nhóm như tháng
1, chi phí tiền thuê là 210,00 triệu đồng, chi phí lương cho chủ sở hữu là 9.77 triệu đồng.
Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải trả trong tháng 2 là 3167,44 triệu
(đã trừ đi khoản chi phí trả lương cho chủ sở hữu).
Tổng tiền thu vào trong tháng 2 là 2945,84 triệu đồng thấp hơn tổng tiền chi SXKD
trong tháng 2 là 3167,44 triệu đồng. Tổng dòng tiền thu vào trong tháng 2 thấp hơn
dòng tiền chi là 221.60 triệu. Nguyên nhân có thể thấy rõ là do doanh nghiệp vừa trải
qua tháng 1, nên doanh thu từ hoạt động trả chậm không cao, bên cạnh đó, chi phí về
nhân công cũng tăng mạnh để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn
cao điểm. Việc thu thấp hơn chi là hợp lý với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
=> Vì vậy, dòng tiền trong tháng 2 không đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tháng 3
Doanh thu trả ngay tháng 3= 60% doanh thu = 2791,25 x 60% = 1674,75 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 2 = 30% doanh thu = 2791,25 x 30% = 837,375 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 1 = 10% doanh thu = 2367,75 x 10% = 236,775 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu = 837,375 + 236,775 = 1074,15triệu đồng.
Các khoản phải thu bằng tiền khác: 2791,25 x 15% = 418,69 triệu đồng (vì tháng 3 là
tháng cao điểm nên sẽ kiếm được thêm 15% doanh thu từ việc bán các phụ liệu đi kèm)
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 2791,25 x 75% = 2093,44triệu đồng
Chi tiền lương cho nhân viên = (12 + 2 x 8+ 6,5 x 40) x 3 = 864 triệu đồng
Chi lương cho ban lãnh đạo = 0,35% doanh thu = 0,35% x 2791,25 = 9,77 triệu đồng.
Vì tháng 3 là tháng cao điểm nên có thể thấy doanh thu tháng 3 đạt 2791,25 triệu đồng
cao hơn 45% so với tháng thấp điểm. Và bên cạnh đó, mọi chi phí sẽ tăng theo nhưng
những chi phí này không tăng mạnh hơn so với doanh thu, vì vậy, doanh nghiệp vẫn
đảm bảo khả năng sinh lời. Những chi phí như tiền thuê đất sử dụng cho sản xuất và đặt
văn phòng quản lý là những chi phí cố định được hạch toán cố định theo từng tháng.
Từ bảng dòng tiền có thể thấy doanh thu ghi nhận từ việc bán hàng tháng 3 là tháng cao
điểm nên doanh thu có cao hơn các tháng trước và tổng tiền hiện có của tháng 3
(3335,07 triệu đồng) lớn hơn so với tổng tiền chi trong tháng (3177,21 triệu đồng) vì
vậy mà trong tháng 3 DN có thặng dư tiền (167,63 triệu đồng). Tuy nhiên, thặng dư tiền
mặt vẫn là còn ít so với việc tiêu thụ của tháng cao điểm. Doanh nghiệp cần xem xét, cơ
cấu quản lý lại danh mục chi phí để đảm bảo tỷ suất sinh lời tốt hơn.
Dòng tiền tháng 3 đủ để DN chi trả cho các chi phí hoạt động tuy nhiên thặng dư tiền
mặt không có nhiều vì vậy cần vay ngắn hạn 2347,24 triệu đồng để duy trì cho tháng cao điểm này. Tháng 4
Doanh thu trả ngay tháng 4= 60% doanh thu = 1925 x 60% = 1155 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 3 = 30% doanh thu = 2791,25 x 30% = 837,375 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 2 = 10% doanh thu = 2791,25 x 10% = 279,125 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu = 837,375+ 279,125 = 1116,5 triệu đồng.
Các khoản phải thu bằng tiền khác: 2791,25 x 15% x 1/3 = 139,56 triệu đồng (vì tháng
4 là tháng thấp điểm nên phần thu nhập bằng tiền từ việc bán phụ liệu đi kèm bằng 1/3
so với các tháng cao điểm)
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 1925 x 75% = 1443,75 triệu đồng
Chi tiền lương cho nhân viên = 12 + 2 x 8+ 6,5 x 40 = 288 triệu đồng
Chi lương cho ban lãnh đạo = 0,35% doanh thu = 0,35% x 1925= 6,74 triệu đồng.
Do tháng 4 là tháng thấp điểm nên doanh thu tháng 4 giảm khoảng 31% so với tháng
trước. Sự sụt giảm doanh thu khiến cho tổng tiền hiện có của doanh nghiệp cũng giảm
khoảng 23% so với tháng trước. Tuy nhiên, do là tháng thấp điểm nên chi phí của doanh
nghiệp cũng giảm, do doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự từ 3 nhóm công nhân xuống
còn 1 nhóm và giảm mua sắm NVL phục vụ sản xuất kinh doanh.
Từ bảng dòng tiền có thể thấy doanh thu ghi nhận từ việc bán hàng tháng 4 là tháng thấp
điểm nên doanh thu có thấp hơn các tháng trước và tổng tiền hiện có của tháng 4
(2578,54 triệu đồng) tuy nhiên với tổng tiền chi trong tháng (1948,49 triệu đồng) vì vậy
mà trong tháng 4 DN có thặng dư tiền (636,79 triệu đồng). Có thể thấy, thặng dư tiền
mặt của tháng 4 cao nhất, do tháng 2, 3 là tháng cao điểm nên doanh nghiệp thu được
một khoản thu chậm lớn và doanh nghiệp đã có chính sách quản lý chi phí đúng đắn
trong mùa thấp điểm nên chi phí không bị tăng mạnh hơn so với doanh thu.
Dòng tiền tháng 4 đủ để DN chi trả cho các chi phí hoạt động tuy nhiên tháng 5,6 vẫn là
tháng thấp điểm vì vậy cần vay ngắn hạn 1841,60 triệu đồng để duy trì cho tháng tiếp theo. Tháng 5
Doanh thu trả ngay tháng 5= 60% doanh thu = 1925 x 60% = 1155 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 4 = 30% doanh thu = 1925 x 30% = 577.5 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 3 = 10% doanh thu = 2791,25 x 10% = 279.125 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu = 577.5 + 279.125 = 856.63 triệu đồng.
Các khoản phải thu bằng tiền khác: 2791,25 x 15% x 1/3 = 139,56 triệu đồng (vì tháng
5 là tháng thấp điểm nên phần thu nhập bằng tiền từ việc bán phụ liệu đi kèm bằng 1/3
so với các tháng cao điểm)
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 1925 x 75% = 1443,75 triệu đồng
Chi tiền lương cho nhân viên = 12 + 2 x 8+ 6,5 x 40 = 288 triệu đồng
Chi lương cho ban lãnh đạo = 0,35% doanh thu = 0,35% x 1925= 6,74 triệu đồng
Vì tháng 5 là tháng thấp điểm nên có thể thấy doanh thu tháng 5 đạt 1925 triệu đồng
bằng với tháng 4 thấp điểm. Tuy nhiên, mọi chi phí sẽ giảm theo, do doanh nghiệp đã
cắt giảm nhân sự từ 3 nhóm công nhân xuống còn 1 nhóm và giảm mua sắm NVL phục
vụ sản xuất kinh doanh, vì vậy, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng sinh lời. Những chi
phí như tiền thuê đất sử dụng cho sản xuất và đặt văn phòng quản lý là những chi phí cố
định được hạch toán cố định theo từng tháng.
Từ bảng dòng tiền có thể thấy doanh thu ghi nhận từ việc bán hàng tháng 5 là tháng thấp
điểm nên doanh thu có thấp hơn các tháng cao điểm và tổng tiền hiện có của tháng 5
(2266,69 triệu đồng) tuy nhiên với tổng tiền chi trong tháng (1948,49 triệu đồng) vì vậy
mà trong tháng 5 DN có thặng dư tiền (318.2 triệu đồng). Có thể thấy, thặng dư tiền mặt
của tháng 5 tuy không cao nhất nhưng vẫn cao hơn cả các tháng cao điểm do tháng 3 là
tháng cao điểm nên doanh nghiệp thu được một khoản thu chậm lớn và doanh nghiệp đã
có chính sách quản lý chi phí đúng đắn trong mùa thấp điểm nên chi phí không bị tăng
mạnh hơn so với doanh thu.
Dòng tiền tháng 5 đủ để DN chi trả cho các chi phí hoạt động tuy nhiên thặng dư tiền mặt
không có nhiều vì vậy cần vay ngắn hạn 1644,44 triệu đồng để duy trì cho tháng 6 thấp điểm tiếp theo. Tháng 6
Doanh thu trả ngay tháng 6= 60% doanh thu = 1925 x 60% = 1155 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 5 = 30% doanh thu = 1925x 30% = 577,5triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 4 = 10% doanh thu = 1925 x 10% = 192,5 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu = 577,5+ 192,5 = 770 triệu đồng.
Các khoản phải thu bằng tiền khác: 2791,25 x 15% x 1/3 = 139,56 triệu đồng (vì tháng
6 là tháng thấp điểm nên phần thu nhập bằng tiền từ việc bán phụ liệu đi kèm bằng 1/3
so với các tháng cao điểm)
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 1925 x 75% = 1443,75 triệu đồng
Chi tiền lương cho nhân viên = 12 + 2 x 8+ 6,5 x 40 = 288 triệu đồng
Chi lương cho ban lãnh đạo = 0,35% doanh thu = 0,35% x 1925= 6,74 triệu đồng.
Do tháng 6 là tháng thấp điểm nên doanh thu tháng 6 vẫn không tăng so với tháng
trước, do là tháng thấp điểm nên chi phí của doanh nghiệp cũng giảm, do doanh nghiệp
đã cắt giảm nhân sự từ 3 nhóm công nhân xuống còn 1 nhóm và giảm mua sắm NVL
phục vụ sản xuất kinh doanh.
Từ bảng dòng tiền có thể thấy doanh thu ghi nhận từ việc bán hàng tháng 6 là tháng thấp
điểm nên doanh thu có thấp hơn các tháng trước và tổng tiền hiện có của tháng 6
(2180,06 triệu đồng) tuy nhiên với tổng tiền chi trong tháng (1948,49triệu đồng) vì vậy
mà trong tháng 6 DN có thặng dư tiền (238,31 triệu đồng). Có thể thấy, thặng dư tiền
mặt của tháng 6 vẫn dương, do doanh nghiệp đã có chính sách quản lý chi phí đúng đắn
trong mùa thấp điểm nên chi phí không bị tăng mạnh hơn so với doanh thu.
Dòng tiền tháng 6 đủ để DN chi trả cho các chi phí hoạt động tuy nhiên tháng 7,8 tiếp
theo là tháng thấp cao vì vậy cần vay ngắn hạn 1532,59 triệu đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Tháng 7
Với doanh thu = 1925 x 123% = 2376,75 triệu đồng thì tiền tại quỹ tháng 7 bằng tiền tại
quỹ cuối kỳ tháng 6 tương đương với 6% doanh thu: 115,5 triệu đồng. Con số này tương
đối thấp do doanh thu của tháng 6 thấp và cũng là tháng có doanh thu tiêu thụ thấp trong năm của doanh nghiệp.
Doanh thu trả ngay tháng 7 = 60% doanh thu = 2376,75 x 60% = 1420,65 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 6 = 30% doanh thu = 30% x 1925 = 577,5 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 5 = 10% doanh thu = 10% x 1925 = 192,5 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu = 577,5 + 192,5 = 770 triệu đồng.
Các khoản phải thu bằng tiền khác: 139,56 triệu đồng vì tháng 7 là tháng thấp điểm nên
phần thu nhập bằng tiền từ việc bán phụ liệu đi kèm bằng 1/3 so với các tháng cao điểm
(2791,25 x 15% x 1/3 = 139,56 triệu đồng).
Tổng tiền hiện có của tháng 7 là 2445,71 triệu đồng. Do tháng 5, tháng 6 không phải là
tháng cao điểm của doanh nghiệp nên có doanh thu thấp dẫn đến tổng tiền hiện có của
tháng 7 không cao mặc dù không phải là tháng tiêu thụ thấp điểm. Bên cạnh đó, tiền tại
quỹ đầu kỳ và khoản thu bằng tiền khác của tháng 7 cũng khá thấp.
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 2367,75 x 75% = 1775,81 triệu đồng
Trả lương = (12 + 2 x 8+ 6,5 x 40) x 2 = 576 triệu đồng, chi lương cho ban lãnh đạo =
0,35% doanh thu = 0,35% x 2367,75 = 8,29 triệu đồng. Do tháng 7 nhu cầu kinh doanh
tăng lên, DN cần thuê 2 nhóm công nhân để đáp ứng được lượng công việc thay vì 1
nhóm công nhân cố định trong tháng tiêu thụ thấp điểm nên tiền trả lương tháng 7 cũng tăng lên.
Tiền thuê mặt bằng để phục vụ cho sản xuất và đặt văn phòng quản lý: 210 triệu đồng/ tháng.
Tổng chi cho hoạt động SXKD là 2561,81 triệu đồng.
Dòng tiền tháng 7: 2445,71 – 2561,81 = -116,10 triệu đồng. Dòng tiền của DN đang
không đủ để chi cho hoạt động SXKD. Dòng tiền âm là do DN vừa bước qua những
tháng tiêu thụ thấp điểm dẫn đến việc tăng chi phí là vì cần tăng thêm 1 nhóm nhân
công và tăng mua sắm NVL phục vụ sản xuất kinh doanh. Việc chi phí NVL hàng bán
bằng 75% doanh thu trong khi doanh thu trả ngay tháng 7 chỉ bằng 60% doanh thu, thu
trả chậm từ các tháng trước đó thấp không đủ bù đắp cho chi phí hoạt động SXKD của
DN. Vì vậy, DN đi vay ngắn hạn.
Trong tháng 7, DN cần chi trả gốc và lãi vay của tháng 6, trong đó thanh toán gốc khoản
vay là 1532,59 triệu đồng và 10,22 triệu đồng lãi vay với lãi suất vay ngắn hạn là
8%/năm. Ngoài ra DN cần duy trì số dư tiền mặt tháng 7 tương đương với 6% doanh
thu là 142,07 triệu đồng.
DN cần vay 1800,98 triệu đồng. Tháng 8
Doanh thu của tháng 8 đạt cao nhất 2791,25 triệu đồng tăng 45% so với với tháng thấp
điểm vì đây là tháng thuộc mùa cao điểm.
Doanh thu trả ngay tháng 8 = 60% doanh thu = 2791,25 x 60% = 1674,75 triệu đồng
Thu trả chậm của tháng 7 = 30% doanh thu = 30% x 2367,75 = 710,325 triệu đồng.
Thu trả chậm của tháng 6 = 10% doanh thu = 10% x 1925 = 192,5 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu = 710,325 + 192,5 = 902,83 triệu đồng.
Các khoản thu nhập khác = 15% doanh thu = 15% x 2791,25 = 418,69 triệu đồng.
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 75% x 2791,25 = 2093,44 triệu đồng.
Chi tiền lương cho nhân viên = (12 + 2 x 8+ 6,5 x 40) x 3 = 864 triệu đồng, chi lương
cho ban lãnh đạo = 0,35% doanh thu = 0,35% x 2791,25 = 9,77 triệu đồng. Vì là tháng
cao điểm có doanh thu cao nên gần như mọi chi phí sẽ tăng theo và bên cạnh đó những
chi phí này có mức tăng không quá nhanh so với doanh thu, lợi nhuận nên DN vẫn kiểm
soát được và đạt mức hiệu quả sinh lời trung bình. Còn những chi phí như tiền thuê đất
sử dụng cho sản xuất và đặt văn phòng quản lý là những chi phí cố định được hạch toán
cố định theo từng tháng.
Từ bảng dòng tiền ta có thể thấy mặc dù là tháng cao điểm nhưng doanh thhu ghi nhận
từ việc bán hàng có cao hơn các tháng trước nhưng tổng tiền hiện có của tháng 8
(3138,34 triệu đồng) nhỏ hơn tổng tiền chi trong tháng (3177,21 triệu đồng) vì vậy mà
trong tháng 8 DN vẫn thâm hụt tiền (-29,10 triệu đồng).
Dòng tiền tháng 8 không đủ để DN chi trả cho các chi phí hoạt động vì vậy cần vay
ngắn hạn 2009,56 triệu đồng để bù đắp và duy trì cho tháng cao điểm này. Lý do dẫn
đến việc thâm hụt dòng tiền của DN là do có phần chi phí NVL hàng bán tăng mạnh
hơn so với tháng 7 và tiền tại quỹ đầu kì cũng không ổn định thay đỏi theo doanh thu.
DN cần xem xét, quản lý lại cơ cấu danh mục chi phí của mình đảm bảo tỷ suất lợi
nhuận tốt hơn và việc tăng chi phí mua NVL thì khả năng DN mua NVL chuẩn bị thành
phẩm (bánh kẹo) cho tháng cao điểm tiếp theo là tháng 9. Tháng 9
Doanh thu của tháng 9 đạt cao nhất 2791,25 triệu đồng tăng 45% so với với tháng thấp
điểm vì đây là tháng thuộc mùa cao điểm.
Về doanh thu trả ngay tháng 9 = 2791,25 * 60% = 1674,75 triệu (Doanh thu trả ngay
chiếm 60% doanh thu bán hàng)
Thu từ các khoản phải thu 1074,75triệu đồng
Bên cạnh đó khoản thu bằng tiền khác: Tháng 2 là tháng cao điểm kinh doanh do đó
công ty kiếm được thêm 15% doanh thu mỗi tháng trong mùa cao điểm từ việc bán các
phụ liệu đi kèm: 2791,25 * 15% = 418,69 triệu.
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 75% x 2791,25 = 2093,44 triệu đồng.
Chi tiền lương cho nhân viên = (12 + 2 x 8+ 6,5 x 40) x 3 = 864 triệu đồng, chi lương
cho ban lãnh đạo = 0,35% doanh thu = 0,35% x 2791,25 = 9,77 triệu đồng.
Vì là tháng cao điểm có doanh thu cao nên gần như mọi chi phí sẽ tăng theo tuy nhiên
mức tăng doanh thu vẫn lớn lơn vậy nên doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng sinh lời.
Còn những chi phí như tiền thuê đất sử dụng cho sản xuất và đặt văn phòng quản lý là
những chi phí cố định được hạch toán cố định theo từng tháng.
Từ bảng dòng tiền ta có thể thấy doanh thhu ghi nhận từ việc bán hàng tháng 9 là tháng
cao điểm nhất nên có cao hơn các tháng trước và tổng tiền hiện có của tháng 9 (3335,07
triệu đồng) lớn hơn tổng tiền chi trong tháng (3177,21 triệu đồng và bằng tổng chi của
tháng 8) vì vậy mà trong tháng 9 DN có thặng dư tiền (167,63 triệu đồng).
Dòng tiền tháng 9 đủ để DN chi trả cho các chi phí hoạt động tuy nhiên thặng dư tiền mặt
không có nhiều vì vậy cần vay ngắn hạn 2022,8 triệu đồng duy trì cho tháng cao điểm này. Tháng 10
Vẫn là tháng cao điểm với doanh thu tháng 10 là 2376,75 triệu đồng tuy nhiên có dấu
hiệu giảm so với doanh thu đạt đỉnh ở tháng 9 trước đó.
Doanh thu trả ngay tháng 10 = 60% doanh thu = 2376,75 x 60% = 1420,65 triệu đồng.
Thu từ các khoản phải thu 1116,5 triệu đồng.
Các khoản phải thu bằng tiền khác: 139,56 triệu đồng phần thu nhập bằng tiền từ việc bán
phụ liệu đi kèm chỉ bằng 1/3 so cới tháng 9 vừa qua (2791,25 x 15% x 1/3) = 139,56 triệu đồng.
Tổng tiền hiện có của tháng 10 là 2844,19 triệu đồng và giảm 490,88 triệu đồng so với tháng
9 do các khoản phải thu bằng tiền và doanh thu tháng 10 giảm.
Chi phí NVL hàng bán = 75% doanh thu = 2367,75 x 75% = 1775,81 triệu đồng
Trả lương = (12 + 2 x 8+ 6,5 x 40) x 2 = 576 triệu đồng, chi lương cho ban lãnh đạo =
0,35% doanh thu = 0,35% x 2367,75 = 8,29 triệu đồng.
Tiền thuê mặt bằng để phục vụ cho sản xuất và đặt văn phòng quản lý: 210 triệu đồng/ tháng.
Tổng chi cho hoạt động SXKD là 2561,81 triệu đồng
Dòng tiền tháng 10: 2844,19 – 2561,81 = 282,38 triệu đồng. Dòng tiền của DN tăng là do
tuy doanh thu có giảm so với tháng cao điểm đạt đỉnh trước đó nhưng DN lại giảm đi 1
nhóm công nhân và hạn chế việc mua sắm NVL để phù hợp với tình hình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Dòng tiền của DN đang đủ để chi cho hoạt động SXKD.
Doanh nghiệp phải trả gốc: 2022,8 triệu đồng và lãi 13,4 triệu đồng. Lượng tiền phải trả
cho ngân hàng tăng so với tháng trước mặc dù là tháng không thuộc mùa cao
điểm nhưng do dòng tiền của tháng 10 tổng chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ
hơn tổng tiền hiện có nên dòng tiền đủ chi trả chi phí
Doanh nghiệp cần khoản vay: 1895,97 triệu đồng. Tháng 11
Tháng 11 là tháng tiếp theo có hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, do
đó doanh thu và chi phí tương ứng cũng tăng, cụ thể:
Về doanh thu trả ngay tháng 11 = 2367,75 * 60% = 1420,65 triệu (Doanh thu trả ngay
chiếm 60% doanh thu bán hàng)
Khoản thu trả chậm của tháng 11 gồm 30% của tháng 10 và 10% của tháng 9 là 989,45
triệu đồng. Khoản thu bằng tiền khác: Tương tự như tháng 10, đây là tháng doanh
nghiệp kinh doanh bình thường nên có khoản thu là 139,56 triệu đồng