Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

“ Chờ đợi không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết phải đợi đến bao giờ”. Nàng Tô Thị
hóa đá chờ chồng nghìn năm trên hòn Vọng Phu nhưng chồng nàng mãi mãi không quay về; Vũ
Nương ngóng trông người chồng từ nơi chiến trường trở về nhưng điều nàng nhận lại là những mối
nghi ngờ oan ức,... Sâu thẳm trong nỗi nhớ thương và những bi kịch mà người con gái thời phong kiến
phải chịu, ta thấy được vẻ đẹp nhân cách của những người phụ nữ. Trong trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ” , người chinh phụ cũng nổi bật với những nét đẹp trong tâm hồn đại diện cho vẻ
đẹp người phụ nữ Việt Nam.
Trích đoạn được trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” được sáng tác bởi Đặng Trần Côn
và bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm. Trích đoạn cho thấy khoảng thời gian cô đơn lẻ loi của
người chinh phụ khi chồng nàng phải lên đường ra chiến trận cho những cuộc chiến tranh phong kiến
phi nghĩa. Nàng đi từ những cảm xúc bồn chồn, ngóng trông cho tới sự nặng nề của thời gian khi chờ
đợi, gắng gượng thoát khỏi nỗi buồn của bàn thân rồi kết thúc bằng niềm mong ước nàng gửi tới cho
chồng. Qua đó nàng hiện lên là người phụ nữ thủy chung, yêu thường chồng, một người phụ nữ cam
chịu,hi sinh và khát khao hạnh phúc mãnh liệt.
Đầu tiên, nổi bật nhất ở người chinh phụ đó chính là lòng tấm lòng son sắt, yêu thương
chồng. Nàng lo lắng , bồn chồn, các hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa, không có mục đích:
“ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Nàng rảo bước một mình dưới hiên, thầm đếm mỗi bước chân, mỗi bước đếm là một lần nhớ tới người
chồng thân yêu. Rồi nàng lại kéo rèm lên thả rèm xuống. Những hành động ấy thể hiện cho tâm trạng
bồn chồn, không yên, cô đơn trống trải. Mà tất cả những sự cô đơn của nàng đều xuất phát từ sự thiếu
vắng một hình bóng thân thương- người chinh phu. Nàng cô đơn tới nỗi phải giãi bày cho nhữngvật vô
tri vô giác- đèn. Nàng ngóng trông từng mẫu tin của chim thước, mong được biết tin chồng bình an
nhưng cũng vô vọng. Nỗi nhớ luôn thường trực trong mọi hành động nàng làm, mỗi đồ vật đều như
chứa đựng dánh hình, thanh âm của người chồng:
“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lại lệ châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phim loan ngại chùng”
Người chinh phụ cố gắng thoát khỏi nỗi nhớ nhưng dường như là không thể. Nàng đốt hương nhưng
vẫn cảm thấy lạnh lẽo trong lòng, không thể vơi bớt nỗi nhớ mà còn khiến nàng mêm mải hơn. Nàng
soi gương nhưng chợt nhận ra cũng chỉ có một mình mình ngắm, hoài tiếc tuổi trẻ. Tới khi đánh đàn
nàng lại càng cảm nhận sâu sắc được nỗi cô đơn của bản thân. Nàng chỉ có thể gượng đánh đàn bởi
người đã từng cùng nàng đánh hòa âm nay đã đi xa. Như vậy ta thấy được tình cảm thủy chung một
lòng của người chinh phụ thông qua nỗi nhớ và nỗi cô đơn khôn xiết.
Chiến tranh phong kiến phi nghĩa là cuộc chiến không ai mong muốn kẻ cả người đi ra chiến
trận lẫn người ở lại. Vậy nhưng người chinh phụ lẫn người chinh phu đều không có sự lựa chọn như
bao con người thấp cổ bé họng, không chức không quyền khác. Những người phụ nữ ở lại chỉ có thể
cam chịu. Người chinh phụ cũng là một người phụ nữ vô cùng cam chịu và hi sinh:
“ Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiết riêng bi thiết mà thôi”
Nàng tâm sự với vật vô tri vô giác là ngọn đèn, nhưng dù đèn có biết thì cũng chẳng thể giúp người
chinh phụ vơi đi nỗi niềm. Vậy nên nàng đành giữ hết những tâm tư bi thiết ấy cho riêng mình. Chẳng
còn cách nào khác,cũng chẳng thể thay đổi thực tế rằng chồng nàng đã đi ra chiến trận. Người chinh
phụ chỉ còn cách cam chịu nỗi cô đơn dẫu cho nỗi sầu ấy thể hiện rõ ràng trên nét mặt, cử chỉ. Hơn hết
nữa, người chinh phụ hi sinh tuổi xuân của mình để chờ đợi hình bóng người chinh phu. Tuổi xuân
của con gái là thời khắc đẹp nhất nhưng cũng trôi qua nhanh và chóng lụi tàn, để lại tiếc nuối. Vũ
Nương cũng giống như người chinh phụ, là một người phụ nữ hết lòng cam chịu và hi sinh: nàng dành
thời gian chăm sóc cho mẹ chồng và bé Đản, đồng thời đối mặt với nỗi nhớ chồng.
Tròng hoàn cảnh éo le đó, dường như khát khao hạnh phúc mãnh liệt hơn bao giờ hết. Khát
khao ấy được thể hiện qua sự đợi chờ, ngóng trông của người chinh phụ. Quãng thời gian đợi chờ trôi
qua tưởng như là nhanh nhưng đối với người chinh phụ lại nặng nề, chậm rãi bởi nàng đang sống cùng
nỗi nhớ:
“ Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng dẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Nàng thao thức suốt đêm dài, đợi chờ từ lúc mặt trời lên tới khi bóng cây hòe đã ngả về phía Đông, phí
hoài cả tuổi thanh xuân chỉ đề chờ người thương. Những cảnh vật bình yên ngày thường như gà, và
cây hòe qua đôi mắt chứa nỗi sầu cũng trở nên thê lương, tang tóc, nhàm chán đến lạ thường.Một giờ
như là cả năm, nỗi buồn được đong đếm bằng nơi biển cả mênh mông. Dẫu có phải chìm trong nỗi nhớ
mong, nỗi sầu khôn tả nhưng người chinh phụ vẫn miệt mài chờ dù hóa đá như nàng Tô Thị. Bởi có lẽ,
còn chờ đợi chính là còn hy vọng, còn khát khao được cảm nhận sự hạnh phúc và sự sum vầy. Cũng
bởi mong muốn được hạnh phúc, người chinh phụ đã cố gắng thoát khỏi nỗi buồn bằng việc kiếm thìm
thú vui như đốt hương, soi gương, đánh đàn nhưng nàng đều thất bại bởi tình cảm nàng dành cho
chồng là quá lớn. Nàng nhắn gửi cho chồng những nhớ thương:
“ Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên
Non Yên dù chẳng tới miên
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Tấm lòng sắt son của nàng gửi cùng với gió mùa xuân, mang theo nỗi khát khao hạnh phúc tới cho
người thương nơi “non Yên” chiến trường xa xôi. “Nghìn vàng” đối với “Lòng này” thể hiện tấm lòng
chung thủy, vàng son của người chinh phụ, mãi mãi một lòng hướng về chồng. Khát khao hạnh phúc
ấy giờ không chỉ gói gọn trong căn phòng nhỏ bé, không chỉ của riêng nàng mà nàng cũng muốn gửi
nỗi mong ước ấy tói cho người chinh phu. Nhưng đường tới bên chàng của người chinh phụ xa xôi tựa
như đường lên trời. Từ láy “thăm thẳm” gợi độ sâu, độ cao, mở ra không gian ba chiều bất tận của nỗi
nhớ. Biện pháp nói quá được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ khôn xiết của người chinh phụ, con
đường tới hạnh phúc dường như xa như lên trời. Khi khát khao hạnh phúc không thể thực hiện thì cuộc
sống nàng dường như buồn tẻ và nặng nề thêm. Cảnh vật xung quanh nàng cũng như héo úa. Người
buồn thì cảnh cũng chẳng thể vui. Không gian thêm phần ảm đạm với tiếng côn trùng rả rích và tiếng
mưa phun. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được sử dụng tài tình trong những câu thơ.Qua đó ta thấy
được ước mơ về sự hạnh phúc của người chinh phụ.
Người chinh phụ mang những giá trị tâm hồn đáng quý và đáng trân trọng nhưng cuộc đời
nàng lại phải sống chung trong nỗi buồn khổ. Từ đó lên án chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc
của biết bao con người, xót thương cho người phụ nữ đồng thời đồng cảm cho khát khao hạnh phúc
chính đáng của người phụ nữ. Ngày nay, người phụ nữ hiện đại không chỉ mang những nét đẹp phẩm
chất đáng quý mà còn có nhiều tài năng đáng ngưỡng mộ, những khả năng không thua kém bất cứ
người đàn ông nào. CEO của hãng bay Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, một người phụ nữ kiên
cường và tài giỏi, là nữ tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam.
Như vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện sâu sắc qua trích đoạn và qua
nhân vật người chinh phụ. Hơn nữa, tính nhân văn của tác phẩm về người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn đã
được đề cao trong thời kỳ vốn không được coi trọng.
| 1/4

Preview text:

“ Chờ đợi không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết phải đợi đến bao giờ”. Nàng Tô Thị
hóa đá chờ chồng nghìn năm trên hòn Vọng Phu nhưng chồng nàng mãi mãi không quay về; Vũ
Nương ngóng trông người chồng từ nơi chiến trường trở về nhưng điều nàng nhận lại là những mối
nghi ngờ oan ức,... Sâu thẳm trong nỗi nhớ thương và những bi kịch mà người con gái thời phong kiến
phải chịu, ta thấy được vẻ đẹp nhân cách của những người phụ nữ. Trong trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ” , người chinh phụ cũng nổi bật với những nét đẹp trong tâm hồn đại diện cho vẻ
đẹp người phụ nữ Việt Nam.
Trích đoạn được trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” được sáng tác bởi Đặng Trần Côn
và bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm. Trích đoạn cho thấy khoảng thời gian cô đơn lẻ loi của
người chinh phụ khi chồng nàng phải lên đường ra chiến trận cho những cuộc chiến tranh phong kiến
phi nghĩa. Nàng đi từ những cảm xúc bồn chồn, ngóng trông cho tới sự nặng nề của thời gian khi chờ
đợi, gắng gượng thoát khỏi nỗi buồn của bàn thân rồi kết thúc bằng niềm mong ước nàng gửi tới cho
chồng. Qua đó nàng hiện lên là người phụ nữ thủy chung, yêu thường chồng, một người phụ nữ cam
chịu,hi sinh và khát khao hạnh phúc mãnh liệt.
Đầu tiên, nổi bật nhất ở người chinh phụ đó chính là lòng tấm lòng son sắt, yêu thương
chồng. Nàng lo lắng , bồn chồn, các hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa, không có mục đích:
“ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Nàng rảo bước một mình dưới hiên, thầm đếm mỗi bước chân, mỗi bước đếm là một lần nhớ tới người
chồng thân yêu. Rồi nàng lại kéo rèm lên thả rèm xuống. Những hành động ấy thể hiện cho tâm trạng
bồn chồn, không yên, cô đơn trống trải. Mà tất cả những sự cô đơn của nàng đều xuất phát từ sự thiếu
vắng một hình bóng thân thương- người chinh phu. Nàng cô đơn tới nỗi phải giãi bày cho nhữngvật vô
tri vô giác- đèn. Nàng ngóng trông từng mẫu tin của chim thước, mong được biết tin chồng bình an
nhưng cũng vô vọng. Nỗi nhớ luôn thường trực trong mọi hành động nàng làm, mỗi đồ vật đều như
chứa đựng dánh hình, thanh âm của người chồng:
“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lại lệ châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phim loan ngại chùng”
Người chinh phụ cố gắng thoát khỏi nỗi nhớ nhưng dường như là không thể. Nàng đốt hương nhưng
vẫn cảm thấy lạnh lẽo trong lòng, không thể vơi bớt nỗi nhớ mà còn khiến nàng mêm mải hơn. Nàng
soi gương nhưng chợt nhận ra cũng chỉ có một mình mình ngắm, hoài tiếc tuổi trẻ. Tới khi đánh đàn
nàng lại càng cảm nhận sâu sắc được nỗi cô đơn của bản thân. Nàng chỉ có thể gượng đánh đàn bởi
người đã từng cùng nàng đánh hòa âm nay đã đi xa. Như vậy ta thấy được tình cảm thủy chung một
lòng của người chinh phụ thông qua nỗi nhớ và nỗi cô đơn khôn xiết.
Chiến tranh phong kiến phi nghĩa là cuộc chiến không ai mong muốn kẻ cả người đi ra chiến
trận lẫn người ở lại. Vậy nhưng người chinh phụ lẫn người chinh phu đều không có sự lựa chọn như
bao con người thấp cổ bé họng, không chức không quyền khác. Những người phụ nữ ở lại chỉ có thể
cam chịu. Người chinh phụ cũng là một người phụ nữ vô cùng cam chịu và hi sinh:
“ Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiết riêng bi thiết mà thôi”
Nàng tâm sự với vật vô tri vô giác là ngọn đèn, nhưng dù đèn có biết thì cũng chẳng thể giúp người
chinh phụ vơi đi nỗi niềm. Vậy nên nàng đành giữ hết những tâm tư bi thiết ấy cho riêng mình. Chẳng
còn cách nào khác,cũng chẳng thể thay đổi thực tế rằng chồng nàng đã đi ra chiến trận. Người chinh
phụ chỉ còn cách cam chịu nỗi cô đơn dẫu cho nỗi sầu ấy thể hiện rõ ràng trên nét mặt, cử chỉ. Hơn hết
nữa, người chinh phụ hi sinh tuổi xuân của mình để chờ đợi hình bóng người chinh phu. Tuổi xuân
của con gái là thời khắc đẹp nhất nhưng cũng trôi qua nhanh và chóng lụi tàn, để lại tiếc nuối. Vũ
Nương cũng giống như người chinh phụ, là một người phụ nữ hết lòng cam chịu và hi sinh: nàng dành
thời gian chăm sóc cho mẹ chồng và bé Đản, đồng thời đối mặt với nỗi nhớ chồng.
Tròng hoàn cảnh éo le đó, dường như khát khao hạnh phúc mãnh liệt hơn bao giờ hết. Khát
khao ấy được thể hiện qua sự đợi chờ, ngóng trông của người chinh phụ. Quãng thời gian đợi chờ trôi
qua tưởng như là nhanh nhưng đối với người chinh phụ lại nặng nề, chậm rãi bởi nàng đang sống cùng nỗi nhớ:
“ Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng dẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Nàng thao thức suốt đêm dài, đợi chờ từ lúc mặt trời lên tới khi bóng cây hòe đã ngả về phía Đông, phí
hoài cả tuổi thanh xuân chỉ đề chờ người thương. Những cảnh vật bình yên ngày thường như gà, và
cây hòe qua đôi mắt chứa nỗi sầu cũng trở nên thê lương, tang tóc, nhàm chán đến lạ thường.Một giờ
như là cả năm, nỗi buồn được đong đếm bằng nơi biển cả mênh mông. Dẫu có phải chìm trong nỗi nhớ
mong, nỗi sầu khôn tả nhưng người chinh phụ vẫn miệt mài chờ dù hóa đá như nàng Tô Thị. Bởi có lẽ,
còn chờ đợi chính là còn hy vọng, còn khát khao được cảm nhận sự hạnh phúc và sự sum vầy. Cũng
bởi mong muốn được hạnh phúc, người chinh phụ đã cố gắng thoát khỏi nỗi buồn bằng việc kiếm thìm
thú vui như đốt hương, soi gương, đánh đàn nhưng nàng đều thất bại bởi tình cảm nàng dành cho
chồng là quá lớn. Nàng nhắn gửi cho chồng những nhớ thương:
“ Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên
Non Yên dù chẳng tới miên
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Tấm lòng sắt son của nàng gửi cùng với gió mùa xuân, mang theo nỗi khát khao hạnh phúc tới cho
người thương nơi “non Yên” chiến trường xa xôi. “Nghìn vàng” đối với “Lòng này” thể hiện tấm lòng
chung thủy, vàng son của người chinh phụ, mãi mãi một lòng hướng về chồng. Khát khao hạnh phúc
ấy giờ không chỉ gói gọn trong căn phòng nhỏ bé, không chỉ của riêng nàng mà nàng cũng muốn gửi
nỗi mong ước ấy tói cho người chinh phu. Nhưng đường tới bên chàng của người chinh phụ xa xôi tựa
như đường lên trời. Từ láy “thăm thẳm” gợi độ sâu, độ cao, mở ra không gian ba chiều bất tận của nỗi
nhớ. Biện pháp nói quá được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ khôn xiết của người chinh phụ, con
đường tới hạnh phúc dường như xa như lên trời. Khi khát khao hạnh phúc không thể thực hiện thì cuộc
sống nàng dường như buồn tẻ và nặng nề thêm. Cảnh vật xung quanh nàng cũng như héo úa. Người
buồn thì cảnh cũng chẳng thể vui. Không gian thêm phần ảm đạm với tiếng côn trùng rả rích và tiếng
mưa phun. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được sử dụng tài tình trong những câu thơ.Qua đó ta thấy
được ước mơ về sự hạnh phúc của người chinh phụ.
Người chinh phụ mang những giá trị tâm hồn đáng quý và đáng trân trọng nhưng cuộc đời
nàng lại phải sống chung trong nỗi buồn khổ. Từ đó lên án chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc
của biết bao con người, xót thương cho người phụ nữ đồng thời đồng cảm cho khát khao hạnh phúc
chính đáng của người phụ nữ. Ngày nay, người phụ nữ hiện đại không chỉ mang những nét đẹp phẩm
chất đáng quý mà còn có nhiều tài năng đáng ngưỡng mộ, những khả năng không thua kém bất cứ
người đàn ông nào. CEO của hãng bay Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, một người phụ nữ kiên
cường và tài giỏi, là nữ tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam.
Như vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện sâu sắc qua trích đoạn và qua
nhân vật người chinh phụ. Hơn nữa, tính nhân văn của tác phẩm về người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn đã
được đề cao trong thời kỳ vốn không được coi trọng.