Tính hệ thống của Thế giới tự nhiên | Đại học Sư phạm Hà Nội
Tính hệ thống của Thế giới tự nhiên | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I,Nội dung quy luật về tính hệ thống của Thế giới tự nhiên:
Vật chất trong tự nhiên tồn tại và được tổ chức thành các hệ thống 1.Định nghĩa
- Hệ thống là một tổng thể bao gồm một nhóm các thực thể tương tác hoặc liên
quan với nhau tạo thành một thể thống nhất để thực hiện một chức năng. Mỗi bộ
phận của hệ thống thực hiện một vai trò khác nhau và tương tác qua lại với nhau,
đảm bảo việc thực hiện chức năng chung của toàn bộ hệ thống.
- Một hệ thống được phân định bởi các ranh giới không gian và thời gian, được
bao quanh và ảnh hưởng bởi môi trường của nó, được mô tả bởi cấu trúc và mục
đích của nó và được thể hiện trong chức năng của nó.
- Thuật ngữ "hệ thống" xuất phát từ tiếng Latin systēma, nguyên gốc từ tiếng
Hy Lạp ζύζηημα. Systēm ban đầu được hiểu như là "toàn bộ khái niệm được tạo
thành từ một số bộ phận hoặc thành viên".
- Hệ thống là đối tượng nghiên cứu của Lí thuyết hệ thống. Lí thuyết hệ thống
xem thế giới là một hệ thống phức tạp gồm các phần kết nối với nhau.
Hệ thống là mt nhóm các thực thể tương tác hoặc liên quan với nhau tạo
thành mt thể thống nhất để thực hiện mt chức năng.
Ví dụ : Trong tình hình dịch bệnh covid-19 phức tạp hiện nay thì các trường học
đã tạo ra một hệ thống gồm các phòng ban liên kết chặt chẽ với nhau để có thể duy
trì, đảm bảo và tổ chức cho học sinh sinh viên học tập hiệu quả:
Phòng đào tạo : Xếp tkb, xử lí các vấn đề học tập của sinh viên
Trung tâm đảm bảo CL : Đánh giá nâng cao chất lượng dào tạo
Phòng KHCN : Xây dựng, tổ chức các
phương án học tập onl trong mùa dịch
2,Tại sao lại tồn tại hệ thống trong tự nhiên?
Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn nhau với
các yếu tố khác thì các mặt, các thuộc tính của yếu tố tác động qua lại, ảnh hưởng
lẫn nhau. Các yếu tố chịu ảnh hưởng của nhau dẫn đến mối liên kết chặt chẽ với
nhau. Như vậy các yếu tố có quan hệ với nhau tạo thành chuỗi các yếu tố mà trong
đó mỗi yếu tố có một vai trò quan trọng không thể thiếu trong chuỗi đó, từ đó hệ
thống hình thành. Hệ thống tồn tại trong tự nhiên là điều thiết yếu, hiển nhiên để tổ
chức các yếu tố thành thể hể thống thống nhất.
3. Phân loại hệ thống:
a. Hệ thống tự nhiên:
- Các hệ cơ quan trong cơ thể sống (hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa ,…)
- Hệ thống Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời (chu kì chuyển động của Mặt Trăng
quanh Trái Đất, chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, hiện tượng nhật
thực và nguyệt thực, hiện tượng thủy triều, hiện tượng mùa và nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng mùa trên Trái Đất,…)
Các hệ thống tự nhiên có thể không có mục tiêu rõ ràng nhưng hình thái của
chúng lại cho phép chúng ta quan sát được tính mục đích của hệ thống.
b. Hệ thống nhân tạo
- Mạch điện, hệ thống vận hành của một chiếc ô tô
- Chiếc bút bi là một hệ thống
Các hệ thống do con người tạo ra đạt đến các mục đích khác nhau bằng một
số hành động được thực hiện bởi hoặc cùng với hệ thống. II, Ví dụ điển hình:
1, Chiếc quạt điện là 1 hệ thống nhân tạo:
- Hệ thống này bao gồm các phần tử là những bộ phận của chiếc quạt như dây
điện, động cơ điện, các nút điều khiển, cánh quạt, …
+ Dây điện có chức năng dẫn điện,
truyền tải điện từ nguồn đến động cơ.
+ Động cơ sau khi đc cung cấp điện sẽ
chạy và làm quay cánh quạt.
+ Tốc độ quay của cánh quạt được điều
chỉnh mạnh hay yếu thông qua các nút điều khiển.
+ Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh
quạt đứng đc đúng vị trí khi hoạt động.
+ Lồng quạt dùng để tránh những va
chạm của người với cánh quạt khi đang sử dụng.
- Các bộ phận trên, mỗi bộ phận đều có 1 chức năng riêng, liên kết với nhau chặt
chẽ thành 1 thể thống nhất là chiếc quạt điện với chức năng là phục vụ nhu cầu làm
mát của người sử dụng.
2, Cái cây là 1 hệ thống tự nhiên:
- Hệ thống của cây có 3 bộ phận chính, gồm: rễ, thân, lá
- Các bộ phận có chức năng chính như sau:
+ Rễ: Bám sâu vào đất để cây đứng vững, hút
nước, muối khoáng hòa tan và một số chất ding dưỡng cần cho cây.
+ Thân: To, chắc lầm trụ cho cây và nâng đỡ
các cành, tán lá. Vận chuyển các chất từ rễ hút lên.
+ Lá: Có các lỗ khí ở lá thực hiện quá trình
thoát hơi nước. Lá giúp cho cây thực hiện được
các quá trình như: quang hợp, hô hấp.
II, Ý nghĩa thực tiễn của tính hệ thống:
- Việc hiểu biết sâu sắc các hệ thống tự nhiên giúp con người, trước hết, hiểu rõ
chức năng nhất định và tính độc lập tương đối của mỗi phần tử trong hệ thống, sau
nữa, hiểu rõ những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các phần tử ảnh hưởng
đến hệ thống, nhận biết được những thuộc tính mới (gọi là tính trồi của hệ thống)
mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Tất cả những điều đó
cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát triển của Thế giới tự
nhiên, không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. - Chẳng hạn như:
+ Việc hiểu rõ hệ thống khí hậu cho phép con người hiểu được các quy luật
vận động của thời tiết, từ đó giúp con người dự báo và hạn chế được các ảnh
hưởng xấu của Thế giới tự nhiên, đặc biệt là các thảm họa do thiên tai gây ra.
+ Hiểu rõ hệ thống cơ quan cơ thể người không chỉ giúp ta bảo vệ bản thân,
còn là cơ hội để cứu sống người khác trong khoảng thời gian vàng trong sơ cứu.
+ Hiểu rõ cơ chế vận hành máy móc(ô tô, xe máy, các vật dụng gia đình..) có
thể giúp ta giảm thiểu khả năng sử dụng sai cách, tối thiểu việc hỏng hóc,…