-
Thông tin
-
Quiz
Tình huống Ngân hàng ADB - Quản trị kinh doanh | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Là một thành viên mới trong Ban điều hành Ngân hàng ADB, anh Nam được giới thiệu với toàn thể các nhân viên ở Hội sở. Qua tìm hiểu một vài người, anh nhận thấy, họ thao tác trong công việc của mình một cách thành thạo, nhưng khi được hỏi “Tại sao làm như vậy, có cách nào làm khác không, nếu có gì trục trặc thì sao?” thì hầu hết đều có vẻ lúng túng và trả lời thật thà là “không biết”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Quản trị kinh doanh (Business Management) 27 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Tình huống Ngân hàng ADB - Quản trị kinh doanh | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Là một thành viên mới trong Ban điều hành Ngân hàng ADB, anh Nam được giới thiệu với toàn thể các nhân viên ở Hội sở. Qua tìm hiểu một vài người, anh nhận thấy, họ thao tác trong công việc của mình một cách thành thạo, nhưng khi được hỏi “Tại sao làm như vậy, có cách nào làm khác không, nếu có gì trục trặc thì sao?” thì hầu hết đều có vẻ lúng túng và trả lời thật thà là “không biết”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị kinh doanh (Business Management) 27 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206521 lOMoAR cPSD| 47206521 Ở NGÂN HÀNG ADB
Là một thành viên mới trong Ban điều hành Ngân hàng ADB, anh Nam được giới thiệu với
toàn thể các nhân viên ở Hội sở. Qua tìm hiểu một vài người, anh nhận thấy, họ thao tác
trong công việc của mình một cách thành thạo, nhưng khi được hỏi “Tại sao làm như vậy,
có cách nào làm khác không, nếu có gì trục trặc thì sao?” thì hầu hết đều có vẻ lúng túng
và trả lời thật thà là “không biết”. Thế mà những người đó thường được đánh giá là nhân viên xuất sắc.
Cô Nhung, Trưởng của một chi nhánh trong ngân hàng thì nói riêng với Nam là có điều
gì đó không ổn, nhưng cô không biết là cái gì. Ví dụ, tỷ lệ nghỉ việc quá cao, cứ có một
nhân viên mới nhận việc thì lại có một người khác nghỉ việc.
Nhưng công việc tiếp đón khách hàng và cho vay chiếm quá nhiều thời gian nên cô không
còn lúc nào để làm việc với những nhân viên mới khi họ đến và với những nhân viên cũ khi họ xin nghỉ việc.
Nam còn biết là nói chung, các Trưởng chi nhánh khi cần sẽ chủ động tuyển người cho chi
nhánh mình mà không cần thông báo gì cho Hội sở hay các chi nhánh khác. Khi có một vị
trí trống thì chính vị này lại phải cố tìm một người mới thích hợp để thay thế.
Sau khi tham quan cả 22 chi nhánh và thấy các vấn đề giống nhau, Nam tự hỏi Hội sở
nên làm gì và anh phải làm gì. Trong khi đó, nhìn chung, Ngân hàng này được đánh giá là
một tổ chức quản lý tốt, phát triển từ 27 lên 191 nhân viên trong vòng 8 năm qua. Càng
nghĩ về vấn đề này Nam càng trở nên bối rối. Anh không biết chính xác vấn đề ở đâu,
không biết là có nên báo cáo với Tổng Giám đốc không? Câu hỏi
1. Theo bạn, điều gì đang gây ra những vấn đề như vậy tại Hội sở và các chi nhánh của
Ngân hàng ADB? Bạn có nghĩ rằng cần thành lập một Phòng Nhân sự ở Hội sở không?
2. Các chức năng cụ thể của Phòng Nhân sự nếu được thành lập sẽ là những gì? Còn các
Trưởng chi nhánh sẽ phải thực hiện những chức năng nào? Internet sẽ đóng vai trò gì trong
hoạt động của Phòng nhân sự mới này?