Tình huống Quản lý nhà nước - Kinh tế thị trường | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Tình huống Quản lý nhà nước - Kinh tế thị trường | Học viện Phụ nữ Việt Namđược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu

Thông tin:
17 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tình huống Quản lý nhà nước - Kinh tế thị trường | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Tình huống Quản lý nhà nước - Kinh tế thị trường | Học viện Phụ nữ Việt Namđược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

58 29 lượt tải Tải xuống
Tình huống Quản lý nhà nước
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu...........................................................................2
I/ Giới thiệu tình huống................................................4
II/ Phân tích tình huống..................................................7
III/ Xử lý tình huống......................................................12
IV/ Đề xuất - Kiến nghị.................................................14
V/ Kết kuận..................................................................16
Tài liệu tham khảo..............................................................17
trang 1/17
Tình huống Quản lý nhà nước
LỜI NÓI ĐẦU
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức một trong những
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu luôn được lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận quan tâm từ
nhiều năm qua.
Sau khi Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức giai đoạn 2006-2010, lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nền tảng quyết định
sự thành công của cải cách hành chính, đáp ứng mục tiêu nâng cao kiến thức,
năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI,
về công tác bồi dưỡng cán bộ công chức (CBCC) theo chức danh chuyển
ngạch cho đội ngũ CBCC trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh phối hợp với Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản nhà
nước chương trình chuyên viên chính từ ngày 26 tháng 5 năm 2010 đến ngày
25 tháng 8 năm 2010 tại Trung tâm Chính trị tỉnh Ninh Thuận cho đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác quản hành chính nhà nước tâi các Sở ban Ngành
ở Tỉnh và cán bộ lãnh đạo các Huyện, Thị .
Nội dung khoá học: Bao gồm ba khối chuyên đề:
Thứ nhất: Các chuyên đề về Nhà nước và pháp luật;
Thứ Hai: Các chuyên đề về Hành chính nhà nước và kỹ năng hành
chính;
Thứ Ba: các chuyên đề về Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Với 27 chuyên đề chung về Quản nhà nước, với những kiến thức
bản tính hệ thống về quản Nhà nước pháp luật, Pháp luậtPháp chế
xã hội chủ nghĩa, Những ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam; về
Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Kỹ thuật xây dựng và soạn thảo
văn bản quản lý hành chính nhà nước; về Quản lý hành chính nhà nước trên các
lĩnh vực, ứng dụng tin học trong hoạt động lãnh đạo quản lý…học thuyết
gắn với trao đổi theo chuyên đề, dưới sự giảng dạy hướng dẫn của các thầy
giáo của Học viện chính trị Hành chính Hành Chính Quốc gia sở Thành
phố Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm, tận tình trong công tác, luôn bổ sung các nội
dung từ thực tiễn cụ thể cho từng chuyên đề, làm phong phú cụ thể hơn
chương trình học, đã giúp CBCC dễ tiếp thu vận dụng vào công tác. Đây
những nội dung hết sức bổ ích cần thiết cho người cán bộ, công chức trong
trang 2/17
Tình huống Quản lý nhà nước
việc thực thi nhiệm vụ. Qua lớp học đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều
vấn đề về luận thực tiễn mới trong công tác quảnnhà nước. Đồng thời
cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý,
cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật các văn
bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để
giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian qua việc sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn huyện đã
góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động ở các
địa bàn, đặc biệt vùng nông thôn. Việc sản xuất, kinh doanh rượu cũng đáp
ứng một phần nhu cầu sử dụng tại địa phương trong các lễ, hội. Tuy nhiên các
điều kiện về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu hàng
hoá, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường trong sản xuất, kinh
doanh rượu thời gian qua chưa thực hiện chặt chẽ. tình trạng một số sản phẩm
rượu lưu hành chưa đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, đã xảy ra nhiều vụ
ngộ độc do rượu gây ra.
Vận dụng những kiến thức đã được Quý Thầy truyền đạt kết hợp
thực tiển công tác ở địa phương, tôi tâm đắc lựa chọn đề tài : “Xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu” để thực hiện tiểu luận
cuối khoá của chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quản nhà nước chương
trình chuyên viên chính”.
Mặc đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức
kinh nghiệm bản thân hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những khiếm
khuyết nhất định, rất mong Quý Thầy Cô và các bạn lượng thứ.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Học viện Hành chính - Học viện
chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức
kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập.
Cảm ơn Thầy Đào Đăng Kiên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải
những kiến thức, và động viên tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
trang 3/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần 1: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
hững năm gần đây do nhu cầu tăng mạnh, việc sản xuất và buôn bán rượu
phát triển tràn lan, từ nông thôn đến thành thị bất cứ nơi đâu chúng ta
cũng thể dễ dàng nhìn thấy các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu. Chất
lượng của rượu có rất nhiều loại và giá cả cũngchừng, từ dăm bảy ngàn đến
vài chục ngàn, thậm chí cả triệu đồng một lít. Điều đáng quan tâm trên thị
trường hiện nay rượu kém chất lượng, rượu giả khá nhiều, ngộ độc xảy ra
thường xuyên, nhẹ thì ảnh hưởng sức khoẻ, bệnh tật, nặng thì dẫn đến chết
người.
N
Theo thông tin do các nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược và Chính
sách Y tế được đưa ra tại hội thảo “Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
rượu tự nấu” do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/12/2007 tại Nội cho thấy, hơn
90% rượu tự nấu không đảm bảo độ an toàn theo tiêu chuẩn quy định, về tính
độc hại của rượu tự nấu cao hơn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với rượu
nhà máy. Trong khi đó, hơn 95% người dân Việt Nam thói quen sử dụng
rượu tự nấu, đây thực sự là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Để tránh tình trạng phát triển tràn lan, tăng cường công tác quản lý, đưa
hoạt động sản xuất kinh doanh rượu đi vào nề nếp, ngày 7/4/2008, Chính Phủ
ban hành nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu và ngày 25
tháng 7 năm 2008 Bộ Công Thương ban hành Thông số 10/2008/TT-BCT,
hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của
Chính phủ, trong đó, 6 điều kiện để được cấp Giấy phép sản xuất rượu,
quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy phép, hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép...
Theo quy định thì tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy
phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng (Nhà nước không
khuyến khích sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng); mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh rượu đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010, tất cả các tổ chức, nhân sản xuất rượu thủ công nhằm
mục đích kinh doanh đều phải đăng sản xuất kinh doanh theo quy định
được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép sản xuất;
- Sau ngày 01 tháng 01 năm 2010, tất cả các tổ chức, nhân tham gia
hoạt động sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, kinh doanh bán lẻ
hoặc đại bán lẻ rượu nếu chưa Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu của
cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Để triển khai thực hiện các Nghị định Thông nêu trên, ngày 08
tháng 10 năm 2009 UBND huyện Nam Sơn đã chỉ thị Số: 11/CT-UBND
trang 4/17
Tình huống Quản lý nhà nước
giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng Ban của huyện UBND các xã, thị trấn
trong đó đối với Đội Quản lý thị trường số 6 cần tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường đối với việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn
huyện; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu về chấp hành các quy định
của nhà nước về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm môi
trường.
Trong dịp Tết Nguyên Đán 2010 tình trạng ngộ độc rượu xảy ra liên tục
trên địa bàn khiến người dân hết sức hoang mang. Sau Tết Đội Quản thị
trường số 6 phối hợp phòng Công Thương huyện (Gọi tắt đội kiểm tra) đã
phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức đi kiểm tra tình hình sản xuất mua bán
rượu thủ công tại các trên địa bàn huyện. Ngày 16/4/2010 tại Hoà Sơn -
một vùng sâu vùng xa của huyện, Đội kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hoạt
động kinh doanh tại hộ Ông Nguyễn Văn Sáu, Giấy chứng nhận đăng
kinh doanh hộ thể số 43B01241485 đăng kinh doanh các mặt hàng: Bia,
Rượu, các loại nước giải khát. Ông cũng đã được Phòng Công Thương
huyện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
Qua kiểm tra, cán bộ Quản thị trường phát hiện tại nhà ông Sáu đang
nấu rượu thủ công với số lượng tương đối lớn, trong khi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của ông không đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công,
cũng không giấy phép sản xuất rượu thủ công theo quy định. Tại hiện
trường phát hiện 3 can loại 20 lít chứa đầy rượu thành phẩm.
Đội kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi
Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh gồm:
+ Vi phạm về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Vi phạm về giấy phép sản xuất rượu thủ công.
Đồng thời ra quyết định niêm phong tạm giữ tang vật chờ xử mời
ông ngày hôm sau mang các giấy tờ liên quan đến trụ sở Đội Quản lý thị trường
để giải quyết.
Ngày 17/4/2010 trong buổi làm việc tại Đội Quản thị trường, ông
Nguyễn Văn Sáu trình bày do ông tổ chức nấu rượu để chuẩn bị phục vụ
cho đám cưới của con trai của ông sẽ tổ chức vào tuần sau chứ ông hoàn toàn
không nấu rượu để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Toàn bộ thiết bị phục vụ
cho việc nấu rượu, men để ủ rượu do một người bạn của ông ở địa phương khác
làm nghề nấu rượu cho mượn cũng người trực tiếp đứng ra tư vấn hướng
dẫn ông kỹ thuật, quy trình nấu rượu.
trang 5/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Sau khi ghi nhận lời trình bày xem xét các tình tiết ghi trên biên bản,
Áp dụng điều 20 khoản 3 điểm a Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng
01 năm 2008 về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại”.
Đội trưởng Đội quản thị trường số 6 đã ra quyết định xử phạt hành chính số
12/QĐ-XPHC, xử phạt ông Nguyễn Văn Sáu về hành vi “Vi phạm quy định về
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh” số tiền 2.000.000đ và xử
phạt bổ sung: tịch thu toàn bộ 60 lít rượu tang vật vi phạm hành chính để tiêu
huỷ.
Không đồng tình với quyết định xử phạt hành chính của Đội Quản lý thị
trường số 6, cho rằng việc kinh doanh mặt hàng rượu của ông nguồn gốc
ràng hợp pháp còn việc nấu rượu không mục đích kinh doanh, không làm
ảnh hưởng vệ sinh môi trường cũng như trật tự an ninh trong làng xóm lại bị
phạt với số tiền khá lớn tịch thu số rượu đã nấu nên ông Nguyễn Văn Sáu
làm đơn khiếu nại gửi UBND huyện và Chi cục Quảnthị trường đề nghị hủy
quyết định xử phạt đó.
Nhằm làm hơn vấn đề, chúng ta phân tích nguyên nhânhậu quả để
có được định hướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lý cho thích hợp.
trang 6/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Như đã trình bày phần trên, để chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh
doanh rượu ngày 7- 4 -2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-
CP về sản xuất, kinh doanh rượu , ngày 25 tháng 7 năm 2008 Bộ Công Thương
ban hành Thông tư số 10/2008/TT-BCT, hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều
của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính Phủ.
Điều kiện xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công bao gồm: Đăng
kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công; phải đảm bảo các điều kiện về
vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn
hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức hoặc
cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích tự tiêu dùng thì không được bán
trên thị trường phải chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất rượu, về tiêu chuẩn chất lượng, về sinh an toàn
thực phẩm sản phẩm rượu do mình sản xuất.
Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Tổ chức, nhân
sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải đăng kinh doanh
ngành, nghề sản xuất rượu theo quy định về đăng ký kinh doanh. và trước ngày
01 tháng 01 năm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh phải đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
Như vậy với trường hợp Ông Sáu cần phân biệt rõ việc ông Đăng ký kinh
doanh mua bán rượu đã đăng kinh doanh bán lẻ rượu đã được Phòng
Công Thương cấp giấy phép phép kinh doanh bán lẻ rượu một trong những
điều kiện để cấp giấy phép bán lẻ rượu phải “có văn bản giới thiệu hoặc hợp
đồng bán lẻ, hợp đồng đại bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu (thương
nhân nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc của thương nhân bán buôn).” Nghĩa là ông
đã chứng minh được nguồn cung cấp rượu hợp pháp để kinh doanh.
Riêng việc ông tự nấu rượu nếu kinh doanh cho để bán tại nhà hay
cung cấp cho người khác cũng cần phải bổ sung vào giấy Đăng kinh
doanh phải giấy phép sản xuất rượu do Phòng Công Thương cấp. Vấn đề
cần xác minh làm Ông Sáu sản xuất một số lượng lớn như vậy để làm gì?
nếu chỉ để dùng tại gia đình hàng ngày thì không hợp lý! Thực chất phải
để dùng cho đám cưới như ông trình bày hay ông sản xuất để tự bán hoặc cung
cấp ra thị trường? Thật sự nếu ông tổ chức nấu rượu để bán thì hoạt động đó
chắc chắn phải diễn ra thường xuyên chính quyền địa phương, con láng
giềng đều phải biết. Như vậy chỉ cần Đội kiểm tra đi xác minh, làm việc với
chính quyền địa phương là sẽ có câu trả lời chính xác.
trang 7/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Nếu ông Sáu có vi phạm thì cần xem xét múc độ hành vi vi phạm và tính
chất vụ việc để áp dụng các quy định pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt
hành chính cho đúng luật. Cụ thể ngày 22 tháng 01 năm 2009 Chính phủ ban
hành Nghị định số 06/2009/NĐ-CP về “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh rượuthuốc lá”, Việc đội Quản lý thị trường vẫn áp
dụng Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 về “xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại” để xử phạt ông Nguyễn Văn Sáu
là không chuẩn xác.
* Xác định mục tiêu yêu cầu khi xử lý tình huống:
Mục tiêu chung: Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ việc kinh doanh rượu,
đảm bảo sức khoẻ vệ sinh an toàn thực phẩm phòng ngừa các hậu quả do
rượu, tránh ngộ độc rượu, tránh tử vong do rượu cho người tiêu dùng. Yêu cầu
đặt ra cụ thể phải quản được các rượu thủ công, khuyến khích sản xuất
và tiêu thụ rượu an toàn chất lượng cao và hạn chế những rượu chất lượng thấp.
Mục tiêu cụ thể của việc xử lý tình huống: Xác định tính chất, hành vi,
mức độ vi phạm để giải quyết đơn khiếu nại của ông Sáu về quyết định xử phạt
hành chính của Đội trưởng Đội quản thị trường số 6 đối với ông. Áp dụng
các quy định pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt hành chính cho đúng
luật. Đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tạo sự đồng thuận cao
trong dư luận xã hội.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật. Phân
tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc. Từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn
để giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinh nghiệm quý báu
trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với quan quản hành chính
Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý.
* Nguyên nhân và hậu quả của tình huống
1. Nguyên nhân
1.1 . Về khách quan:
Việc nấu rượu uống rượu đã truyền thống lâu đời trong nhân dân
Nấu rượu thủ công từ bao đời nay đã trở thành một cái nghề rất đỗi quen thuộc
của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Sau hàng chục năm được “thả cửa”,
đến nay người nấu rượu tại gia sản xuất kinh doanh rượu để bán buôn, bán lẻ
đều buộc phải đăng khai ngành nghề để được cấp Giấy phép sản xuất
rượu thủ công
trang 8/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Theo quy định, rượu thuộc nhóm hàng Nhà nước hạn chế kinh doanh,
sản phẩm hàng hóa buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể Rượu suất
xưởng phải đạt các tiêu chuẩn về chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá học, yêu cầu
trong quá trình bao gói, ghi nhãn, bảo quản vận chuyển đối với rượu: Tiêu
chuẩn TCVN 7043:2002 đối với rượu trắng; Tiêu chuẩn TCVN 7044:2002 đối
với rượu mùi và Tiêu chuẩn TCVN7045:2002 đối với rượu vang.
Nhưng đối với rượu do người dân tự nấu rồi bán theo kiểu truyền tay
nhau, bán hết lại nấu, uống hết lại mua, không trưng bày, không nhãn hiệu thì
lấy đâu tiêu chuẩn công bố? Còn thống số người nấu rượu tại nhà thì
không ai biết, từ trước tới nay quy định nào buộc người ta phải khai,
đăng ký? Chính không khai, việc nấu bán rượu được thả nổi (trừ rượu
nhập ngoại) nên các ngành không kiểm tra bao giờ.
Theo quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hiện
nay, rượu được xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, nghĩa là phải tuân thủ
đầy đủ các quy định, tiêu chí về VSATTP, từ công bố tiêu chuẩn sản phẩm,
giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP... Nhưng hầu hết rượu nấu thủ công đều
chưa công bố nên vẫn chưa kiểm soát được. Bên cạnh đó, từ trước đến nay
chúng ta chưa chuẩn hóa được tiêu chuẩn, kỹ thuật của sở sản xuất rượu,
chưa quy định ràng đối với việc quản các hộ nấu rượu thủ công (Cả
kinh doanh và không kinh doanh) nên rất khó khăn trong việc kiểm tra xử lý
1.2 . Về chủ quan:
Muốn xây dựng nền kinh tế thị trường ổn định theo định hướng XHCN
nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không
những phải nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, mà còn phải am hiểu và
áp dụng đúng đắn luật pháp của Nhà nước.
Với các văn bản pháp luật được ban hành hiệu lực áp dụng, Nhà
nước đã tạo một hành lang pháp luật, vừa quản vừa tạo điều kiện cho mọi
hoạt động trong hội. Cán bộ, công chức người đại diện, được Nhà nước
đương nhiên ủy quyền quản lý nhà nước trong từng phạm vi, lĩnh vực cụ thể, để
bảo vệ an toàn hành lang đó một cách công bằng, bình đẳng, không được cho
phép bất cứ ai vi phạm, đi ra khỏi hành lang ấy. Cán bộ, công chức tùy theo
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn bổn phận giáo dục, ngăn ngừa chế tài
một cách nghiêm minh mọi vi phạm trong khuôn khổ qui định của luật pháp.
Tuy nhiên, trong thực tế công tác không phải tất cả cán bộ, công chức
đều hiểu và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, một
cách đúng đắn, phù hợp với chức trách nhiệm vụ được giao. Như trong tình
trang 9/17
Tình huống Quản lý nhà nước
huống trên người cán bộ phải thể hiện hết tinh thần trách nhiệm của mình cần
xem xét thấu đáu các yếu tố liên quan, cần thiết phải sự xác minh thông tin,
tránh xử vội vàng theo kiểu quy chụp. Phải thường xuyên cập nhật các văn
bản quy định mới nhất để áp dụng trong thực tế, việc xử phạt phải vừa đảm bảo
đúng quy định của pháp luật vừa thấu tình đạt lý.
Song song với việc kiểm tra kiểm soát phải làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến các nội dung pháp luật nhất các chính sách mới cho người
dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, Thực tế trong tình huống thì công tác tuyên
truyền, phổ biến các nội dung pháp luật ràng chưa được quan tâm đúng mức
dẫn tới người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật nên vô tình vi phạm.
Ông Sáu cũng như nhiều người dân trong chưa hề biết việc nhà
nước có quy định về sản xuất kinh doanh rượu thủ công.
Việc triển khai một chính sách mới ra nhân dân cần phải có chương trình
kế hoạch, bước đi thích hợp, nhưng phải đảm bảo tính kịp thời, trong tình huống
này thời gian từ khi Nghị định 40/2008/NĐ-CP hiệu lực đến lúc UBND
huyện Nam Sơn Chỉ thị s11/CT-UBND là một khoảng thời gian khá dài,
sau đó cho đến khi sự báo động về tình trạng ngộ độc rượu trên địa bàn
thì các ngành mới cấp tốc triển khai kiểm tra, xử phạt. Điều này thể hiện sự
chậm trễ trong công tác tham mưu của các Phòng ban chức năng cũng như
trong việc chỉ đạo điều hành của UBND huyện Nam Sơn
2. Hậu quả:
Đối với Hoà Sơn: Với điều kiện một vùng xa điều kiện kinh tế
khó khăn việc sử dụng rượu chai, rượu công nghiệp còn rất hạn chế, đa số dân
trong vùng thường xuyên sử dụng rượu tự nấu do giá thành rẻ lại hợp khẩu vị
nên nhu cầu dùng rượu tự nấu trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân rất
lớn. Đa số nhân dân rất đồng tình với nhà nước trong việc chấn chỉnh hoạt động
sản xuất mua bán rượu trên địa bàn nhất trước tình hình số ca ngộ độc do
rượu thường xuyên xảy ra tại địa phương trong thời gian qua.
Một số hộ lâu nay nấu rượu để bỏ mối cho các quán cũng đã tự giác
ngừng hoạt động để làm thủ tục đăng kinh doanh xin cấp phép nấu rượu.
Tuy nhiên qua việc kiểm tra xửhành chính đối với hành vi nấu rượu của
ông Sáu nhân dân không đồng tình với cách làm của đội kiểm tra, thiếu diều tra
khảo sát, không tham khảo ý kiến chính quyền địa phương nhất khung
mức phạt quá cao.
trang 10/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Vấn đề nữa nhân dân hết sức băn khoăn lo lắng bởi nằm vùng
sâu vùng xa nên rất nhiều hộ tự chưng cất rượu để sử dụng trong gia đình,
con đa số là nông dân rất ngại với các vấn đề thủ tục hành chính vậy thì làm sao
để làm các thủ tục đăng chất lượng, tiêu chuẩn, cấp “Giấy chứng nhận
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” . Bởi vì đến nay chưa có một cơ quan nào
tập huấn, hướng dẫn cho nhân dân trong xã.
Đối với Ủy ban nhân dân huyện Nam Sơn: Để giải quyết đơn khiếu
nại của ông Sáu, UBND huyện đã tổ chức cuộc họp với các ngành để thống
nhất phương án giải quyết. Qua tình huống này huyện cũng đã rút kinh nghiệm,
xây dựng chương trình kế hoạch, thành lập tổ công tác liên ngành, lấy việc
tuyên truyền vận động để nhân dân tự giác thực hiên, chỉ áp dụng chế tài đối với
các trường hợp cố tình tái phạm từ đó đã chỉ đạo thực hiện tốt hơn tại các xã, thị
trấn khác trên địa bàn.
Qua phân tích trên ta thấy rằng vi phạm của ông Sáu thể sẽ không
xảy ra nếu như ông Sáu được thông tin kịp thời cũng như được nhắc nhở
ngay từ đầu về việc phải đảm bảo các điều kiện khi nấu rượu thủ công, và với vi
phạm như trên hoàn toàn có thể xem xét giải quyết ngay tại xã nếu đội kiểm tra
có sự phối hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương như vậy sẽ hạn chế được
việc khiếu nại gây phức tạp sự việc.
trang 11/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần III: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
* Xây dựng các phương án giải quyết tình huống:
Từ những phân tích trên, ta thể đưa ra 3 phương án để giải quyết
tình huống đã đặt ra như sau:
A. Phương án 1:
Giữ nguyên quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.4.2009 của Đội
trưởng Đội quản lý thị trường, tịch thu tiêu huỷ toàn bộ số rượu đã tạm giữ.
B. Phương án 2:
Huỷ quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.4.2009 của Đội
Trưởng Đội quản thị trường, ra quyết định xử phạt khác phù hợp với quy
định của pháp luật. Yêu cầu ông Sáu viết bản cam kết không sử dụng số rượu
trên để bán ra thị trường chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm sản phẩm rượu do mình sản xuất.
Trả lại cho ông Sáu toàn bộ số rượu đang tạm giữ.
C. Phương án 3:
Huỷ quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.4.2009 của Đội
Trưởng Đội quản thị trường, tiến hành kiểm định chất lượng mẫu rượu, nếu
đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, an toàn cho người sử dụng thì trả lại toàn bộ
số rượu đã tạm giữ cho ông Sáu, chỉ nhắc nhở ông lưu ý ông cần thực hiện đúng
các quy định của luật pháp không ra quyết định xử phạt hành chính. Nếu
chất lượng không đảm bảo thì tịch thu để tiêu huỷ đồng thời ra quyết định xử
phạt áp dụng theo áp dụng khoản 1, điều 15 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 01 năm 2009 với hành vi Vi phạm các quy định về sản xuất
rượu thủ công”.
Toàn bộ chi phí liên quan việc kiểm định chất lượng rượu Ông Sáu sẽ
chịu trách nhiệm chi trả.
* Lựa chọn phương án:
Phân tích những ưu điểmhạn chế của từng phương án giải quyết tình
huống nêu trên từ đó ta chọn phương án tối ưu nhất:
-Phương án 1: Vì đã có quyết định hành chính chưa chuẩn xác và có phần
“nặng tay”, không mang tính giáo dục thuyết phục, nên không thể áp dụng
trang 12/17
Tình huống Quản lý nhà nước
phương án này, nếu áp dụng chắc chắn sẽ dẫn tới việc khiếu kiện kéo dài và sẽ
không được sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân.
-Phương án 2: Việc ra Quyết định xử phạt khác thay thế là hoàn toàn phù
hợp với luật định, nhưng với việc trả lại số rượu cho ông Sáu để sử dụng
chưa kiểm định để xác định chất lượng không đảm bảo an toàn. Số rượu nói
trên ông Sáu sẽ dùng cho tiệc cưới với nhiều người dùng, nếu chất lượng không
đảm bảo thì sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ cả tính mạng của nhiều người, hậu
quả sẽ hết sức to lớn nên phương án này cũng không thể chọn.
Vậy ta chọn phương án 3: phương án tối ưu nhất vừa đảm bảo được
cả mục tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể. Vừa đảm bảo việc thưc thi pháp
luật vừa thấu tình đạt nên chắc chắn sẽ được luận nhân dân đồng tình
ủng hộ. Đây cũng cách để góp phần đưa các chủ trương của Đảng chính
sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
trang 13/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần IV: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
UBND Hoà Sơn nói riêng UBND các phường, thị trấn cần
soát nắm chắc số lượng hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu trên
địa bàn lập kế hoạch triển khai đến các hộ, sở, doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh rượu trên địa bàn để thực hiện. Không chỉ quản các sở sản
xuất rượu chúng ta còn phải tích cực tuyên truyền để người dân hiểu ý
thức được tác hại của việc dùng rượu không đảm bảo chất lượng. Khuyến cáo
người dân không nên sử dụng các lọai rượu khi không biết nguồn gốc, xuất xứ
hoặc không có nhãn mác rõ ràng.
UBND huyện cần chỉ đạo các phòng ban tham mưu đề xuất thành lập
đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, hướng dẫn các hộ, cơ sở, doanh nghiệp chưa
thực hiện đúng các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh rượu. Tập
huấn cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu về các
quy định và thủ tục cần thiết về sản xuất, kinh doanh rượu.
Đồng thời xử nghiêm các trường hợp cố tình không chấp hành theo
quy định của pháp luật.
UBND Tỉnh cần có chỉ thị cho các Sở, Ngành chức năng thực hiện:
Hướng dẫn cho các hộ gia đình, sở, doanh nghiệp sản xuất rượu trên
địa bàn thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất rượu thủ công đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng.
Hướng dẫn qui trình, thủ tục cấp “Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm” , “Bản cam kết bảo vệ môi trường” cho các sở, doanh
nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định của pháp luật hiện
hành. hướng dẫn các hộ,sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu tự cam
kết thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường theo Công văn số
3588/BCT-TTTN ngày 20/4/2009 của Bộ Công Thương về việc thực hiện
Thông số 10/2008/TT-BCT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu.
Hướng dẫn đăng cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng
cháy chữa cháy” cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu . Tổ chức cho
các hộ thể, hộ gia đình cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy chữa
cháy được quy định tại Điều 4 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa
cháy Thông số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng
dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
trang 14/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý cùng với nhà sản xuất trong
việc lấy mẫu kiểm tra định kỳ nhằm điều chỉnh kịp thời qui trình công nghệ để
sản xuất ra sản phẩm rượu đạt yêu cầu về VSATTP
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát về vệ sinh nhà xưởng,
nguồn gốc nguyên liệu, thành phẩm nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh thực
phẩm. Đặc biệt đối với các cơ sở chế biến rượu từ các lọai cồn, hoặc ngâm thêm
các lọai cây, con.
Đối với các Bộ Ngành Trung ương:
Tập quán uống sản xuất rượu đã trở thành thói quen truyền
thống lâu đời nước ta. khía cạnh nào đó, thể hiện nét văn hoá nếp
sống của người Việt. Nếu đưa ra quy định cấm hẳn các loại rượu tự nấu sẽ rất
khó được chấp nhận bởi còn liên quan đến kinh tế của không ít hộ sản xuất
và bán rượu ở các địa phương.
Tuy nhiên, tác hại của rượu bianhất rượu nấu thủ công không nhã
mác khôngnguồn gốc đến sức khoẻtính mạng còn người là rất lớn. Sự ra
đời của dự thảo Phòng chống tác hại của bia rượu những biện pháp giảm
thiểu tệ lạn nạm dụng bia rượu rất cần thiết. Thiết nghĩ Nhà nước cần sớm
triển khai xây dựng ban hành luật phòng chống tác hại của lạm dụng bia
rượu
Để thực hiện được những chiến lược lớn này cần một sở nghiên
cứu khoa học sâu, rộng hơn nữa để những can thiệp cộng đồng nhằm giảm
thiểu tác hại của bia, rượu. Ngay sau đó các văn bản pháp quy riêng biệt về
quản lý tất cả các loại rượu tự nấu và chế tài xử lý hành chính các vi phạm trong
lĩnh vực sản xuất và lưu thông mặt hàng này.
Ta chưa hoặc không cấm người tự nấu rượu, nhưng phải quản lý chặt chẽ
bằng cách hạn chế về số lượng quy hoạch sản xuất để đảm bảo chất lượng.
Cần chế hỗ trợ các làng nghề rượu đầu cải tiến thiết bị nâng cao chất
lượng, khuyến khích các tổ chức, nhân sản xuất rượu thủ công tham gia
vào làng nghề sản xuất rượu. Với các doanh nghiệp sản xuất rượu cần chú trọng
đến đối tượng khách hàng là nông dân, nhân dân lao động, đưa ra thị trường các
sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn giá thành thấp phù hợp với nhu cầu của
giới bình dân. Mở rộng mạng lưới phân phối các loại rượu chai đủ tiêu chuẩn để
hạn chế và thu hẹp dần các lò rượu thủ công đơn lẻ.
trang 15/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Bên cạnh đó, cần tăng cường tổ chức nhân lực cho hệ thống an toàn
VSTTP các tuyến tỉnh nhằm quản lý chất lượng thực phẩm nói chung và rượu
tự nấu nói riêng.
Phần V: KẾT LUẬN
Trong hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên có những tình huống vụ
việc, những sự kiện đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước, đòi
hỏi cán bộ công chức thẩm quyền thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan
đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phương án giải pháp để giải
quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước.
Quản việc sản xuất kinh doanh rượu nhất rượu thủ công một
yêu cầu hết sức bức thiết trong giai đoạn hiện nay nhất các vụ ngộ độc rượu
ngày càng gia tăng trở nên phức tạp thực sự trở thành nguy gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Tình huống “Xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh rượu” một nội dung cũng còn hết sức mới mẽ. Với nội dung tình
huống, phân tích tình huống cũng như chọn phương án xử lý tình huống.. mà tôi
mạnh dạn trình bày trên đây kết quả của quá trình học tập, lĩnh hội những
kiến thức quý báu từ Thầy kết hợp với kiến thức thực tiển trong quá trình
công tác
Trước đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới - giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế trên
quy mô cả nước và trên quy mô của từng địa phương đòi hỏi người cán bộ công
chức phài không ngừng bổ sung nâng cao kiến thức mọi mặt trong đó
nghiệp vụ về quản Nhà nước. Sau 3 tháng tham gia học tập lớp bồi dưỡng
kiến thức chương trình chuyên viên chính, được sự tận tình truyền đạt của các
Thầy Cô Học viện Chính trị Hành chính quốc gia bản thân tôi xác định cần phải
không ngừng phấn đấu, rèn luyện, vận dụng những kiến thức đã được học vào
quản hành chính nhà nước quan, đơn vị mình đang công tác, góp phần
đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - hội của tỉnh Ninh Thuận trong giai
đoạn hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
trang 16/17
Tình huống Quản lý nhà nước
1.Giáo trình Quản hành chính nhà nước của Học viện Hành chính
Quốc gia.
2.Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm Số: 12/2003/PL-UBTVQH11,
ngày 26 tháng 07 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
3.Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
4.Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại”
5.Nghị định số 06/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá”
6..Thông số 10/2008/TT-BCT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ
Công Thương ban hành hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều của Nghị định
40/2008/NĐ-CP
7.Một số tài liệu khác.
trang 17/17
| 1/17

Preview text:

Tình huống Quản lý nhà nước MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu...........................................................................2
I/ Giới thiệu tình huống................................................4
II/ Phân tích tình huống..................................................7
III/ Xử lý tình huống......................................................12
IV/ Đề xuất - Kiến nghị.................................................14
V/ Kết kuận..................................................................16
Tài liệu tham khảo..............................................................17 trang 1/17
Tình huống Quản lý nhà nước LỜI NÓI ĐẦU
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu luôn được lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận quan tâm từ nhiều năm qua.
Sau khi có Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức giai đoạn 2006-2010, lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nền tảng quyết định
sự thành công của cải cách hành chính, đáp ứng mục tiêu nâng cao kiến thức,
năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI,
về công tác bồi dưỡng cán bộ công chức (CBCC) theo chức danh và chuyển
ngạch cho đội ngũ CBCC trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh phối hợp với Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên chính từ ngày 26 tháng 5 năm 2010 đến ngày
25 tháng 8 năm 2010 tại Trung tâm Chính trị tỉnh Ninh Thuận cho đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác quản lý hành chính nhà nước tâi các Sở ban Ngành
ở Tỉnh và cán bộ lãnh đạo các Huyện, Thị .
Nội dung khoá học: Bao gồm ba khối chuyên đề:
Thứ nhất: Các chuyên đề về Nhà nước và pháp luật;
Thứ Hai: Các chuyên đề về Hành chính nhà nước và kỹ năng hành chính;
Thứ Ba: các chuyên đề về Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Với 27 chuyên đề chung về Quản lý nhà nước, với những kiến thức cơ
bản có tính hệ thống về quản lý Nhà nước và pháp luật, Pháp luật và Pháp chế
xã hội chủ nghĩa, Những ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam; về
Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Kỹ thuật xây dựng và soạn thảo
văn bản quản lý hành chính nhà nước; về Quản lý hành chính nhà nước trên các
lĩnh vực, ứng dụng tin học trong hoạt động lãnh đạo và quản lý…học lý thuyết
gắn với trao đổi theo chuyên đề, dưới sự giảng dạy hướng dẫn của các thầy cô
giáo của Học viện chính trị Hành chính Hành Chính Quốc gia – Cơ sở Thành
phố Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm, tận tình trong công tác, luôn bổ sung các nội
dung từ thực tiễn cụ thể cho từng chuyên đề, làm phong phú và cụ thể hơn
chương trình học, đã giúp CBCC dễ tiếp thu vận dụng vào công tác. Đây là
những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ, công chức trong trang 2/17
Tình huống Quản lý nhà nước
việc thực thi nhiệm vụ. Qua lớp học đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều
vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà nước. Đồng thời
cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý,
cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để
giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian qua việc sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn huyện đã
góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động ở các
địa bàn, đặc biệt là vùng nông thôn. Việc sản xuất, kinh doanh rượu cũng đáp
ứng một phần nhu cầu sử dụng tại địa phương trong các lễ, hội. Tuy nhiên các
điều kiện về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu hàng
hoá, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường trong sản xuất, kinh
doanh rượu thời gian qua chưa thực hiện chặt chẽ. tình trạng một số sản phẩm
rượu lưu hành chưa đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, đã xảy ra nhiều vụ
ngộ độc do rượu gây ra.
Vận dụng những kiến thức đã được Quý Thầy Cô truyền đạt kết hợp
thực tiển công tác ở địa phương, tôi tâm đắc lựa chọn đề tài : “Xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu”
để thực hiện tiểu luận
cuối khoá của chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên chính”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức và
kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những khiếm
khuyết nhất định, rất mong Quý Thầy Cô và các bạn lượng thứ.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Học viện Hành chính - Học viện
chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức
kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập.
Cảm ơn Thầy Đào Đăng Kiên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải
những kiến thức, và động viên tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. trang 3/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần 1: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
hững năm gần đây do nhu cầu tăng mạnh, việc sản xuất và buôn bán rượu
Nphát triển tràn lan, từ nông thôn đến thành thị ở bất cứ nơi đâu chúng ta
cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu. Chất
lượng của rượu có rất nhiều loại và giá cả cũng vô chừng, từ dăm bảy ngàn đến
vài chục ngàn, thậm chí cả triệu đồng một lít. Điều đáng quan tâm là trên thị
trường hiện nay rượu kém chất lượng, rượu giả khá nhiều, ngộ độc xảy ra
thường xuyên, nhẹ thì ảnh hưởng sức khoẻ, bệnh tật, nặng thì dẫn đến chết người.
Theo thông tin do các nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược và Chính
sách Y tế được đưa ra tại hội thảo “Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
rượu tự nấu” do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/12/2007 tại Hà Nội cho thấy, hơn
90% rượu tự nấu không đảm bảo độ an toàn theo tiêu chuẩn quy định, về tính
độc hại của rượu tự nấu cao hơn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với rượu
nhà máy. Trong khi đó, hơn 95% người dân Việt Nam có thói quen sử dụng
rượu tự nấu, đây thực sự là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Để tránh tình trạng phát triển tràn lan, tăng cường công tác quản lý, đưa
hoạt động sản xuất kinh doanh rượu đi vào nề nếp, ngày 7/4/2008, Chính Phủ
ban hành nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu và ngày 25
tháng 7 năm 2008 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 10/2008/TT-BCT,
hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của
Chính phủ, trong đó, có 6 điều kiện để được cấp Giấy phép sản xuất rượu, cơ
quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy phép, hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép...
Theo quy định thì tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy
phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng (Nhà nước không
khuyến khích sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng); mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh rượu đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010, tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm
mục đích kinh doanh đều phải đăng ký sản xuất kinh doanh theo quy định và
được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép sản xuất;
- Sau ngày 01 tháng 01 năm 2010, tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, kinh doanh bán lẻ
hoặc đại lý bán lẻ rượu nếu chưa có Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu của
cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Để triển khai thực hiện các Nghị định và Thông tư nêu trên, ngày 08
tháng 10 năm 2009 UBND huyện Nam Sơn đã có chỉ thị Số: 11/CT-UBND trang 4/17
Tình huống Quản lý nhà nước
giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng Ban của huyện và UBND các xã, thị trấn
trong đó đối với Đội Quản lý thị trường số 6 cần tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường đối với việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn
huyện; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu về chấp hành các quy định
của nhà nước về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Trong dịp Tết Nguyên Đán 2010 tình trạng ngộ độc rượu xảy ra liên tục
trên địa bàn khiến người dân hết sức hoang mang. Sau Tết Đội Quản lý thị
trường số 6 phối hợp phòng Công Thương huyện (Gọi tắt là đội kiểm tra) đã
phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức đi kiểm tra tình hình sản xuất mua bán
rượu thủ công tại các xã trên địa bàn huyện. Ngày 16/4/2010 tại xã Hoà Sơn -
một xã vùng sâu vùng xa của huyện, Đội kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hoạt
động kinh doanh tại hộ Ông Nguyễn Văn Sáu, có Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hộ cá thể số 43B01241485 đăng ký kinh doanh các mặt hàng: Bia,
Rượu, và các loại nước giải khát. Ông cũng đã được Phòng Công Thương
huyện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
Qua kiểm tra, cán bộ Quản lý thị trường phát hiện tại nhà ông Sáu đang
có nấu rượu thủ công với số lượng tương đối lớn, trong khi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của ông không đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công,
và cũng không có giấy phép sản xuất rượu thủ công theo quy định. Tại hiện
trường phát hiện 3 can loại 20 lít chứa đầy rượu thành phẩm.
Đội kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi
Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh gồm:
+ Vi phạm về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Vi phạm về giấy phép sản xuất rượu thủ công.
Đồng thời ra quyết định niêm phong tạm giữ tang vật chờ xử lý và mời
ông ngày hôm sau mang các giấy tờ liên quan đến trụ sở Đội Quản lý thị trường để giải quyết.
Ngày 17/4/2010 trong buổi làm việc tại Đội Quản lý thị trường, ông
Nguyễn Văn Sáu trình bày lý do ông tổ chức nấu rượu là để chuẩn bị phục vụ
cho đám cưới của con trai của ông sẽ tổ chức vào tuần sau chứ ông hoàn toàn
không nấu rượu để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Toàn bộ thiết bị phục vụ
cho việc nấu rượu, men để ủ rượu do một người bạn của ông ở địa phương khác
làm nghề nấu rượu cho mượn và cũng là người trực tiếp đứng ra tư vấn hướng
dẫn ông kỹ thuật, quy trình nấu rượu. trang 5/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Sau khi ghi nhận lời trình bày và xem xét các tình tiết ghi trên biên bản,
Áp dụng điều 20 khoản 3 điểm a Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng
01 năm 2008 về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại”.
Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 6 đã ra quyết định xử phạt hành chính số
12/QĐ-XPHC, xử phạt ông Nguyễn Văn Sáu về hành vi “Vi phạm quy định về
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh” số tiền là 2.000.000đ và xử
phạt bổ sung: tịch thu toàn bộ 60 lít rượu tang vật vi phạm hành chính để tiêu huỷ.
Không đồng tình với quyết định xử phạt hành chính của Đội Quản lý thị
trường số 6, vì cho rằng việc kinh doanh mặt hàng rượu của ông có nguồn gốc
rõ ràng hợp pháp còn việc nấu rượu không vì mục đích kinh doanh, không làm
ảnh hưởng vệ sinh môi trường cũng như trật tự an ninh trong làng xóm lại bị
phạt với số tiền khá lớn và tịch thu số rượu đã nấu nên ông Nguyễn Văn Sáu
làm đơn khiếu nại gửi UBND huyện và Chi cục Quản lý thị trường đề nghị hủy
quyết định xử phạt đó.
Nhằm làm rõ hơn vấn đề, chúng ta phân tích nguyên nhân và hậu quả để
có được định hướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lý cho thích hợp. trang 6/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Như đã trình bày ở phần trên, để chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh
doanh rượu ngày 7- 4 -2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-
CP về sản xuất, kinh doanh rượu , ngày 25 tháng 7 năm 2008 Bộ Công Thương
ban hành Thông tư số 10/2008/TT-BCT, hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều
của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính Phủ.
Điều kiện xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công bao gồm: Đăng ký
kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công; phải đảm bảo các điều kiện về
vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn
hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức hoặc
cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích tự tiêu dùng thì không được bán
trên thị trường và phải chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất rượu, về tiêu chuẩn chất lượng, về sinh an toàn
thực phẩm sản phẩm rượu do mình sản xuất.
Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Tổ chức, cá nhân
sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải đăng ký kinh doanh
ngành, nghề sản xuất rượu theo quy định về đăng ký kinh doanh. và trước ngày
01 tháng 01 năm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh phải đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
Như vậy với trường hợp Ông Sáu cần phân biệt rõ việc ông Đăng ký kinh
doanh mua bán rượu đã có đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu và đã được Phòng
Công Thương cấp giấy phép phép kinh doanh bán lẻ rượu mà một trong những
điều kiện để cấp giấy phép bán lẻ rượu là phải “có văn bản giới thiệu hoặc hợp
đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu (thương
nhân nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc của thương nhân bán buôn).” Nghĩa là ông
đã chứng minh được nguồn cung cấp rượu hợp pháp để kinh doanh.
Riêng việc ông tự nấu rượu nếu kinh doanh cho dù để bán tại nhà hay
cung cấp cho người khác cũng cần phải có bổ sung vào giấy Đăng ký kinh
doanh và phải có giấy phép sản xuất rượu do Phòng Công Thương cấp. Vấn đề
là cần xác minh làm rõ Ông Sáu sản xuất một số lượng lớn như vậy để làm gì?
nếu chỉ để dùng tại gia đình hàng ngày thì không hợp lý! Thực chất có phải là
để dùng cho đám cưới như ông trình bày hay ông sản xuất để tự bán hoặc cung
cấp ra thị trường? Thật sự nếu ông tổ chức nấu rượu để bán thì hoạt động đó
chắc chắn phải diễn ra thường xuyên và chính quyền địa phương, bà con láng
giềng đều phải biết. Như vậy chỉ cần Đội kiểm tra đi xác minh, làm việc với
chính quyền địa phương là sẽ có câu trả lời chính xác. trang 7/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Nếu ông Sáu có vi phạm thì cần xem xét múc độ hành vi vi phạm và tính
chất vụ việc để áp dụng các quy định pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt
hành chính cho đúng luật. Cụ thể ngày 22 tháng 01 năm 2009 Chính phủ ban
hành Nghị định số 06/2009/NĐ-CP về “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá”, Việc đội Quản lý thị trường vẫn áp
dụng Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 về “xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại” để xử phạt ông Nguyễn Văn Sáu là không chuẩn xác.
* Xác định mục tiêu yêu cầu khi xử lý tình huống:
Mục tiêu chung: Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ việc kinh doanh rượu,
đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng ngừa các hậu quả do
rượu, tránh ngộ độc rượu, tránh tử vong do rượu cho người tiêu dùng. Yêu cầu
đặt ra cụ thể là phải quản lý được các lò rượu thủ công, khuyến khích sản xuất
và tiêu thụ rượu an toàn chất lượng cao và hạn chế những rượu chất lượng thấp.
Mục tiêu cụ thể của việc xử lý tình huống: Xác định tính chất, hành vi,
mức độ vi phạm để giải quyết đơn khiếu nại của ông Sáu về quyết định xử phạt
hành chính của Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 6 đối với ông. Áp dụng
các quy định pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt hành chính cho đúng
luật. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật. Phân
tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc. Từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn
để giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinh nghiệm quý báu
trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quan quản lý hành chính
Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý.
* Nguyên nhân và hậu quả của tình huống 1. Nguyên nhân 1.1 . Về khách quan:
Việc nấu rượu và uống rượu đã có truyền thống lâu đời trong nhân dân
Nấu rượu thủ công từ bao đời nay đã trở thành một cái nghề rất đỗi quen thuộc
của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Sau hàng chục năm được “thả cửa”,
đến nay người nấu rượu tại gia sản xuất kinh doanh rượu để bán buôn, bán lẻ
đều buộc phải đăng ký kê khai ngành nghề để được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công trang 8/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Theo quy định, rượu thuộc nhóm hàng Nhà nước hạn chế kinh doanh, là
sản phẩm hàng hóa buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể Rượu suất
xưởng phải đạt các tiêu chuẩn về chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá học, yêu cầu
trong quá trình bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển đối với rượu: Tiêu
chuẩn TCVN 7043:2002 đối với rượu trắng; Tiêu chuẩn TCVN 7044:2002 đối
với rượu mùi và Tiêu chuẩn TCVN7045:2002 đối với rượu vang.
Nhưng đối với rượu do người dân tự nấu rồi bán theo kiểu truyền tay
nhau, bán hết lại nấu, uống hết lại mua, không trưng bày, không nhãn hiệu thì
lấy đâu tiêu chuẩn mà công bố? Còn thống kê số người nấu rượu tại nhà thì
không ai biết, vì từ trước tới nay có quy định nào buộc người ta phải kê khai,
đăng ký? Chính vì không kê khai, việc nấu và bán rượu được thả nổi (trừ rượu
nhập ngoại) nên các ngành không kiểm tra bao giờ.
Theo quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hiện
nay, rượu được xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, nghĩa là phải tuân thủ
đầy đủ các quy định, tiêu chí về VSATTP, từ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, có
giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP... Nhưng hầu hết rượu nấu thủ công đều
chưa công bố nên vẫn chưa kiểm soát được. Bên cạnh đó, từ trước đến nay
chúng ta chưa chuẩn hóa được tiêu chuẩn, kỹ thuật của cơ sở sản xuất rượu,
chưa có quy định rõ ràng đối với việc quản lý các hộ nấu rượu thủ công (Cả
kinh doanh và không kinh doanh) nên rất khó khăn trong việc kiểm tra xử lý 1.2 . Về chủ quan:
Muốn xây dựng nền kinh tế thị trường ổn định theo định hướng XHCN
và nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không
những phải nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, mà còn phải am hiểu và
áp dụng đúng đắn luật pháp của Nhà nước.
Với các văn bản pháp luật được ban hành và có hiệu lực áp dụng, Nhà
nước đã tạo một hành lang pháp luật, vừa quản lý vừa tạo điều kiện cho mọi
hoạt động trong xã hội. Cán bộ, công chức là người đại diện, được Nhà nước
đương nhiên ủy quyền quản lý nhà nước trong từng phạm vi, lĩnh vực cụ thể, để
bảo vệ an toàn hành lang đó một cách công bằng, bình đẳng, không được cho
phép bất cứ ai vi phạm, đi ra khỏi hành lang ấy. Cán bộ, công chức tùy theo
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có bổn phận giáo dục, ngăn ngừa và chế tài
một cách nghiêm minh mọi vi phạm trong khuôn khổ qui định của luật pháp.
Tuy nhiên, trong thực tế công tác không phải tất cả cán bộ, công chức
đều hiểu và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, một
cách đúng đắn, phù hợp với chức trách nhiệm vụ được giao. Như trong tình trang 9/17
Tình huống Quản lý nhà nước
huống trên người cán bộ phải thể hiện hết tinh thần trách nhiệm của mình cần
xem xét thấu đáu các yếu tố liên quan, cần thiết phải có sự xác minh thông tin,
tránh xử lý vội vàng theo kiểu quy chụp. Phải thường xuyên cập nhật các văn
bản quy định mới nhất để áp dụng trong thực tế, việc xử phạt phải vừa đảm bảo
đúng quy định của pháp luật vừa thấu tình đạt lý.
Song song với việc kiểm tra kiểm soát phải làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến các nội dung pháp luật nhất là các chính sách mới cho người
dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, Thực tế trong tình huống thì công tác tuyên
truyền, phổ biến các nội dung pháp luật rõ ràng chưa được quan tâm đúng mức
dẫn tới người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật nên vô tình vi phạm.
Ông Sáu cũng như nhiều người dân ở trong xã chưa hề biết việc nhà
nước có quy định về sản xuất kinh doanh rượu thủ công.
Việc triển khai một chính sách mới ra nhân dân cần phải có chương trình
kế hoạch, bước đi thích hợp, nhưng phải đảm bảo tính kịp thời, trong tình huống
này thời gian từ khi Nghị định 40/2008/NĐ-CP có hiệu lực đến lúc UBND
huyện Nam Sơn có Chỉ thị số 11/CT-UBND là một khoảng thời gian khá dài,
và sau đó cho đến khi có sự báo động về tình trạng ngộ độc rượu trên địa bàn
thì các ngành mới cấp tốc triển khai kiểm tra, xử phạt. Điều này thể hiện sự
chậm trễ trong công tác tham mưu của các Phòng ban chức năng cũng như
trong việc chỉ đạo điều hành của UBND huyện Nam Sơn 2. Hậu quả:
Đối với xã Hoà Sơn: Với điều kiện ở một xã vùng xa điều kiện kinh tế
khó khăn việc sử dụng rượu chai, rượu công nghiệp còn rất hạn chế, đa số dân
trong vùng thường xuyên sử dụng rượu tự nấu do giá thành rẻ lại hợp khẩu vị
nên nhu cầu dùng rượu tự nấu trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân là rất
lớn. Đa số nhân dân rất đồng tình với nhà nước trong việc chấn chỉnh hoạt động
sản xuất mua bán rượu trên địa bàn nhất là trước tình hình số ca ngộ độc do
rượu thường xuyên xảy ra tại địa phương trong thời gian qua.
Một số hộ lâu nay nấu rượu để bỏ mối cho các quán cũng đã tự giác
ngừng hoạt động để làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin cấp phép nấu rượu.
Tuy nhiên qua việc kiểm tra và xử lý hành chính đối với hành vi nấu rượu của
ông Sáu nhân dân không đồng tình với cách làm của đội kiểm tra, thiếu diều tra
khảo sát, không tham khảo ý kiến chính quyền địa phương và nhất là khung mức phạt quá cao. trang 10/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Vấn đề nữa là nhân dân hết sức băn khoăn lo lắng bởi vì xã nằm ở vùng
sâu vùng xa nên rất nhiều hộ tự chưng cất rượu để sử dụng trong gia đình, bà
con đa số là nông dân rất ngại với các vấn đề thủ tục hành chính vậy thì làm sao
để làm các thủ tục đăng ký chất lượng, tiêu chuẩn, và cấp “Giấy chứng nhận
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” . Bởi vì đến nay chưa có một cơ quan nào
tập huấn, hướng dẫn cho nhân dân trong xã.
Đối với Ủy ban nhân dân huyện Nam Sơn: Để giải quyết đơn khiếu
nại của ông Sáu, UBND huyện đã tổ chức cuộc họp với các ngành để thống
nhất phương án giải quyết. Qua tình huống này huyện cũng đã rút kinh nghiệm,
xây dựng chương trình kế hoạch, thành lập tổ công tác liên ngành, lấy việc
tuyên truyền vận động để nhân dân tự giác thực hiên, chỉ áp dụng chế tài đối với
các trường hợp cố tình tái phạm từ đó đã chỉ đạo thực hiện tốt hơn tại các xã, thị
trấn khác trên địa bàn.
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng vi phạm của ông Sáu có thể sẽ không
xảy ra nếu như ông Sáu có được thông tin kịp thời cũng như được nhắc nhở
ngay từ đầu về việc phải đảm bảo các điều kiện khi nấu rượu thủ công, và với vi
phạm như trên hoàn toàn có thể xem xét giải quyết ngay tại xã nếu đội kiểm tra
có sự phối hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương như vậy sẽ hạn chế được
việc khiếu nại gây phức tạp sự việc. trang 11/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần III: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
* Xây dựng các phương án giải quyết tình huống:
Từ những phân tích ở trên, ta có thể đưa ra 3 phương án để giải quyết
tình huống đã đặt ra như sau: A. Phương án 1:
Giữ nguyên quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.4.2009 của Đội
trưởng Đội quản lý thị trường, tịch thu tiêu huỷ toàn bộ số rượu đã tạm giữ. B. Phương án 2:
Huỷ quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.4.2009 của Đội
Trưởng Đội quản lý thị trường, ra quyết định xử phạt khác phù hợp với quy
định của pháp luật. Yêu cầu ông Sáu viết bản cam kết không sử dụng số rượu
trên để bán ra thị trường và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm sản phẩm rượu do mình sản xuất.
Trả lại cho ông Sáu toàn bộ số rượu đang tạm giữ. C. Phương án 3:
Huỷ quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.4.2009 của Đội
Trưởng Đội quản lý thị trường, tiến hành kiểm định chất lượng mẫu rượu, nếu
đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, an toàn cho người sử dụng thì trả lại toàn bộ
số rượu đã tạm giữ cho ông Sáu, chỉ nhắc nhở ông lưu ý ông cần thực hiện đúng
các quy định của luật pháp mà không ra quyết định xử phạt hành chính. Nếu
chất lượng không đảm bảo thì tịch thu để tiêu huỷ đồng thời ra quyết định xử
phạt áp dụng theo áp dụng khoản 1, điều 15 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 01 năm 2009 với hành vi “ Vi phạm các quy định về sản xuất rượu thủ công”.
Toàn bộ chi phí liên quan việc kiểm định chất lượng rượu Ông Sáu sẽ
chịu trách nhiệm chi trả.
* Lựa chọn phương án:
Phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án giải quyết tình
huống nêu trên từ đó ta chọn phương án tối ưu nhất:
-Phương án 1: Vì đã có quyết định hành chính chưa chuẩn xác và có phần
“nặng tay”, không mang tính giáo dục thuyết phục, nên không thể áp dụng trang 12/17
Tình huống Quản lý nhà nước
phương án này, nếu áp dụng chắc chắn sẽ dẫn tới việc khiếu kiện kéo dài và sẽ
không được sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân.
-Phương án 2: Việc ra Quyết định xử phạt khác thay thế là hoàn toàn phù
hợp với luật định, nhưng với việc trả lại số rượu cho ông Sáu để sử dụng mà
chưa kiểm định để xác định chất lượng là không đảm bảo an toàn. Số rượu nói
trên ông Sáu sẽ dùng cho tiệc cưới với nhiều người dùng, nếu chất lượng không
đảm bảo thì sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ và cả tính mạng của nhiều người, hậu
quả sẽ hết sức to lớn nên phương án này cũng không thể chọn.
Vậy ta chọn phương án 3: Là phương án tối ưu nhất vừa đảm bảo được
cả mục tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể. Vừa đảm bảo việc thưc thi pháp
luật vừa thấu tình đạt lý nên chắc chắn sẽ được dư luận nhân dân đồng tình
ủng hộ. Đây cũng là cách để góp phần đưa các chủ trương của Đảng và chính
sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất. trang 13/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Phần IV: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
UBND xã Hoà Sơn nói riêng và UBND các xã phường, thị trấn cần rà
soát nắm chắc số lượng hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu trên
địa bàn và lập kế hoạch triển khai đến các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh rượu trên địa bàn để thực hiện. Không chỉ quản lý các cơ sở sản
xuất rượu mà chúng ta còn phải tích cực tuyên truyền để người dân hiểu và ý
thức được tác hại của việc dùng rượu không đảm bảo chất lượng. Khuyến cáo
người dân không nên sử dụng các lọai rượu khi không biết nguồn gốc, xuất xứ
hoặc không có nhãn mác rõ ràng.
UBND huyện cần chỉ đạo các phòng ban tham mưu đề xuất thành lập
đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, hướng dẫn các hộ, cơ sở, doanh nghiệp chưa
thực hiện đúng các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh rượu. Tập
huấn cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu về các
quy định và thủ tục cần thiết về sản xuất, kinh doanh rượu.
Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không chấp hành theo
quy định của pháp luật.
UBND Tỉnh cần có chỉ thị cho các Sở, Ngành chức năng thực hiện:
Hướng dẫn cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất rượu trên
địa bàn thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất rượu thủ công đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Hướng dẫn qui trình, thủ tục và cấp “Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm” , “Bản cam kết bảo vệ môi trường” cho các cơ sở, doanh
nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định của pháp luật hiện
hành. hướng dẫn các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu tự cam
kết thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường theo Công văn số
3588/BCT-TTTN ngày 20/4/2009 của Bộ Công Thương về việc thực hiện
Thông tư số 10/2008/TT-BCT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu.
Hướng dẫn đăng ký và cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng
cháy chữa cháy” cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu . Tổ chức cho
các hộ cá thể, hộ gia đình cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy chữa
cháy được quy định tại Điều 4 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa
cháy và Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng
dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. trang 14/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý cùng với nhà sản xuất trong
việc lấy mẫu kiểm tra định kỳ nhằm điều chỉnh kịp thời qui trình công nghệ để
sản xuất ra sản phẩm rượu đạt yêu cầu về VSATTP
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát về vệ sinh nhà xưởng,
nguồn gốc nguyên liệu, thành phẩm nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh thực
phẩm. Đặc biệt đối với các cơ sở chế biến rượu từ các lọai cồn, hoặc ngâm thêm các lọai cây, con.
Đối với các Bộ Ngành Trung ương:
Tập quán uống và sản xuất rượu đã có trở thành thói quen và truyền
thống lâu đời ở nước ta. Ở khía cạnh nào đó, nó thể hiện nét văn hoá và nếp
sống của người Việt. Nếu đưa ra quy định cấm hẳn các loại rượu tự nấu sẽ rất
khó được chấp nhận bởi nó còn liên quan đến kinh tế của không ít hộ sản xuất
và bán rượu ở các địa phương.
Tuy nhiên, tác hại của rượu bia và nhất là rượu nấu thủ công không nhã
mác không rõ nguồn gốc đến sức khoẻ và tính mạng còn người là rất lớn. Sự ra
đời của dự thảo Phòng chống tác hại của bia rượu và những biện pháp giảm
thiểu tệ lạn nạm dụng bia rượu là rất cần thiết. Thiết nghĩ Nhà nước cần sớm
triển khai xây dựng và ban hành luật phòng chống tác hại của lạm dụng bia rượu
Để thực hiện được những chiến lược lớn này cần có một cơ sở nghiên
cứu khoa học sâu, rộng hơn nữa để có những can thiệp cộng đồng nhằm giảm
thiểu tác hại của bia, rượu. Ngay sau đó là các văn bản pháp quy riêng biệt về
quản lý tất cả các loại rượu tự nấu và chế tài xử lý hành chính các vi phạm trong
lĩnh vực sản xuất và lưu thông mặt hàng này.
Ta chưa hoặc không cấm người tự nấu rượu, nhưng phải quản lý chặt chẽ
bằng cách hạn chế về số lượng và quy hoạch sản xuất để đảm bảo chất lượng.
Cần có cơ chế hỗ trợ các làng nghề rượu đầu tư cải tiến thiết bị nâng cao chất
lượng, và khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công tham gia
vào làng nghề sản xuất rượu. Với các doanh nghiệp sản xuất rượu cần chú trọng
đến đối tượng khách hàng là nông dân, nhân dân lao động, đưa ra thị trường các
sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và có giá thành thấp phù hợp với nhu cầu của
giới bình dân. Mở rộng mạng lưới phân phối các loại rượu chai đủ tiêu chuẩn để
hạn chế và thu hẹp dần các lò rượu thủ công đơn lẻ. trang 15/17
Tình huống Quản lý nhà nước
Bên cạnh đó, cần tăng cường tổ chức nhân lực cho hệ thống an toàn
VSTTP ở các tuyến tỉnh nhằm quản lý chất lượng thực phẩm nói chung và rượu tự nấu nói riêng. Phần V: KẾT LUẬN
Trong hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên có những tình huống vụ
việc, những sự kiện đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước, đòi
hỏi cán bộ công chức có thẩm quyền và thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan
đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phương án và giải pháp để giải
quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước.
Quản lý việc sản xuất và kinh doanh rượu nhất là rượu thủ công là một
yêu cầu hết sức bức thiết trong giai đoạn hiện nay nhất là các vụ ngộ độc rượu
ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp thực sự trở thành nguy cơ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Tình huống “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh rượu” là một nội dung cũng còn hết sức mới mẽ. Với nội dung tình
huống, phân tích tình huống cũng như chọn phương án xử lý tình huống.. mà tôi
mạnh dạn trình bày trên đây là kết quả của quá trình học tập, lĩnh hội những
kiến thức quý báu từ Thầy Cô kết hợp với kiến thức thực tiển trong quá trình công tác
Trước đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới - giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế trên
quy mô cả nước và trên quy mô của từng địa phương đòi hỏi người cán bộ công
chức phài không ngừng bổ sung và nâng cao kiến thức mọi mặt trong đó có
nghiệp vụ về quản lý Nhà nước. Sau 3 tháng tham gia học tập lớp bồi dưỡng
kiến thức chương trình chuyên viên chính, được sự tận tình truyền đạt của các
Thầy Cô Học viện Chính trị Hành chính quốc gia bản thân tôi xác định cần phải
không ngừng phấn đấu, rèn luyện, vận dụng những kiến thức đã được học vào
quản lý hành chính nhà nước ở cơ quan, đơn vị mình đang công tác, góp phần
đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 16/17
Tình huống Quản lý nhà nước
1.Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia.
2.Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm Số: 12/2003/PL-UBTVQH11,
ngày 26 tháng 07 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
3.Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
4.Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại”
5.Nghị định số 06/2009/NĐ-CP của Chính phủ về “ Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá”
6..Thông tư số 10/2008/TT-BCT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ
Công Thương ban hành hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều của Nghị định 40/2008/NĐ-CP
7.Một số tài liệu khác. trang 17/17