Tình huống về trách nhiệm hình sự - Luật Tố tụng hình sự | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Mô tả tình huống: Trong quá trình truy cập mạng Internet, Đỗ GiangN sinh năm 1975 quen một người tên là Lê Thị H. Khoảng đầu tháng 6/2017,qua mạng Internet, H và N đã bàn bạc thực hiện việc lừa đảo với thủ đoạn độtnhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Tình huống về trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt
1. TÌNH HUỐNG 1
tả tình huống: Trong quá trình truy cập mạng Internet, Đỗ Giang
N sinh năm 1975 quen một người tên Thị H. Khoảng đầu tháng 6/2017,
qua mạng Internet, H và N đã bàn bạc thực hiện việc lừa đảo với thủ đoạn đột
nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp
phát triển nông thôn Việt Nam, rồi phát đi các lệnh chuyển tiền giả nhằm
chiếm đoạt tiền từ các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông
thôn các địa phương.
Cuối tháng 6/2017 N và H gặp nhau tại Hà Nội để bàn bạc phân công H
người đột nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của Ngân hàng
nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, phát đi các lệnh chuyển tiền
giả đến các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn trên
địa bàn Nội các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Thanh Hóa.
Còn N nhiệm vụ tìm chứng minh thư nhân dân của người khác bóc ảnh ra,
dán ảnh của N vào rồi đến các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát
12
Tình huống được tóm tắt và chỉnh sửa từ Quyết định giám đốc thẩm Số:
20/2007/HS-GĐT ngày 12/07/2007 của TAND Tối cao xét xử đối với bị cáo
Đỗ Nam G phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được trích dẫn từ địa chỉ
http://thuvienphapluat.vn
triển nông thôn mà H đã phát lệnh chuyển tiền giả đến để rút tiền.
Ngày 10/7/2017, N lên Nội vào chợ lao động tại khu vực cầu Chui,
quận Long Biên, Hà Nội lừa lấy một chứng minh thư nhân dân của một người
mang tên Nguyễn Văn T. N đã bóc ảnh anh T trong chứng minh thư nhân dân
đi, dán ảnh N vào. N thông báo cho H biết họ tên, số chứng minh thư nhân
dân của người tên T, để H phát các lệnh chuyển tiền cho người nhận
tên Nguyễn Văn T. Ngày 14/7/2017, H đột nhập vào mạng máy tính
chuyển tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt
Nam, phát đi 04 lệnh chuyển tiền giả từ Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
phát triển nông thôn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến 04 Chi nhánh
Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tại Nội với tổng số tiền
của 04 lệnh là 979.000.000 đồng. Tuy nhiên, 14/7/2017 Chi nhánh Ngân hàng
Quảng Ninh đã phát hiện ra 04 lệnh chuyển tiền trên lệnh chuyển tiền giả
nên đã Công văn yêu hủy 04 lệnh chuyển tiền này đi. Do đó, N không
chiếm đoạt được số tiền trên.
Ngày 22/7/2017 N lên chợ lao động tại phường Giáp Bát, quận Hoàng
Mai, Nội lừa lấy một chứng minh thư nhân dân của một người mang tên
Bùi Công A. N đã bóc ảnh của anh A trong chứng minh thư nhân dân đi, rồi
dán ảnh của N vào. N thông báo cho H biết họ tên, số chứng minh thư nhân
dân của người tên A, để H phát các lệnh chuyển tiền cho người nhận
tên Bùi Công A. Ngày 29/7/2017, H đột nhập vào mạng máy tính chuyển
tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam,
phát 06 lệnh chuyển tiền đi từ Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát
triển nông thôn Hải Thành, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng cho người
nhận tên Bùi Công A với tổng số tiền của 06 lệnh 1.432.000.000 đồng.
Hồi 10 giờ ngày 29/7/2017 khi Đỗ Giang N đang làm thủ tục nhận tiền tại Chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình thì bị
bắt quả tang.
Tổng số tiền Đỗ Giang N ý định chiếm đoạt qua hai lần thực
hiện với 10 lệnh chuyển tiền là 2.411.000.000 đồng.
Yêu cầu về vấn đề cần giải quyết
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đỗ Giang N H
được xác định như thế nào?
2. Trong vụ án này, Tòa án cấp thẩm phúc thẩm đã áp dụng tình
tiết tăng nặng tại điểm a, khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.“phạm tội có tổ chức”
Theo anh (chị), việc áp dụng tình tiết tăng nặng đó có hợp lý không? Tại sao?
2. Tình huống 2
tả tình huống: Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1934/HSPT ngày
16/01/2018, Toà phúc thẩm TAND tỉnh KH tuyên phạt Nguyễn Xuân B 10
(mười) năm về tội được thực hiện vào ngày“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
20/01/2014, tổng hợp với hình phạt 15 (mười lăm) năm về tội “cướp tài
sản” tại bản án hình sự phúc thẩm số 1888/HSPT ngày 23/3/2014 của TAND
tỉnh KH; buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án 25
(hai mươi lăm) năm tù; thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày
23/3/2014.
Ngày 22/4/2018, Nguyễn Xuân B bị Tòa án sơ thẩm tỉnh KH đưa ra xét
xử về tội phạm giết người được thực hiện vào ngày 28/2/2018. Tại bản án
thẩm số 2027/HSST ngày 23/4/2018, Nguyễn Xuân B bị Tòa án tuyên mức án
là 16 năm tù về tội giết người. Tổng hợp với bản án phúc thẩm số 1934/HSPT
ngày 16/01/2018 với 25 năm tù, nên Nguyễn Xuân B phải chấp hành hình
phạt chung của hai bản án 30 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính
từ ngày 23/3/2014.
Bản án hình sự thẩm nêu trên không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm nên đã có hiệu lực pháp luật và thi hành từ ngày 8/5/2018 .
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 27/2018/HS-TK ngày
30/12/2018, Chánh án TAND tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán T án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ phần quyết định tổng hợp hình
phạt của bản án hình sự thẩm số 2027/HSST ngày 23/4/2018 của TAND
tỉnh KH đối với Nguyễn Xuân B, để tổng hợp nh phạt của các bản án theo
đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu về vấn đề cần giải quyết
1. Theo anh/chị, Chánh án Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao yêu
cầu huỷ phần quyết định tổng hợp hình phạt của bản án hình sự thẩm số
2027/HSST ngày 23/4/2018 của TAND tỉnh KH để tổng hợp lại đúng hay
sai? Cơ sở pháp lý?
2. Hãy nêu cách thức tổng hợp hình phạt đối với Nguyễn Xuân B trong
trường hợp trên.
Câu hỏi bổ sung
Từ việc tổng hợp hình phạt của tình huống trên đối với Nguyễn Xuân B, anh
(chị) hãy nhận xét về quan điểm sau: “trên thực tế, người phạm tội bị áp dụng
hình phạt tù có thời hạn có thể phải chấp hành trên 30 năm”
| 1/5

Preview text:

Tình huống về trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt 1. TÌNH HUỐNG 1
Mô tả tình huống: Trong quá trình truy cập mạng Internet, Đỗ Giang
N sinh năm 1975 quen một người tên là Lê Thị H. Khoảng đầu tháng 6/2017,
qua mạng Internet, H và N đã bàn bạc thực hiện việc lừa đảo với thủ đoạn đột
nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, rồi phát đi các lệnh chuyển tiền giả nhằm
chiếm đoạt tiền từ các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương.
Cuối tháng 6/2017 N và H gặp nhau tại Hà Nội để bàn bạc phân công H
là người đột nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, phát đi các lệnh chuyển tiền
giả đến các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên
địa bàn Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.
Còn N có nhiệm vụ tìm chứng minh thư nhân dân của người khác bóc ảnh ra,
dán ảnh của N vào rồi đến các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
12 Tình huống được tóm tắt và chỉnh sửa từ Quyết định giám đốc thẩm Số:
20/2007/HS-GĐT ngày 12/07/2007 của TAND Tối cao xét xử đối với bị cáo
Đỗ Nam G phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được trích dẫn từ địa chỉ http://thuvienphapluat.vn
triển nông thôn mà H đã phát lệnh chuyển tiền giả đến để rút tiền.
Ngày 10/7/2017, N lên Hà Nội vào chợ lao động tại khu vực cầu Chui,
quận Long Biên, Hà Nội lừa lấy một chứng minh thư nhân dân của một người
mang tên Nguyễn Văn T. N đã bóc ảnh anh T trong chứng minh thư nhân dân
đi, dán ảnh N vào. N thông báo cho H biết họ tên, số chứng minh thư nhân
dân của người có tên là T, để H phát các lệnh chuyển tiền cho người nhận có
tên là Nguyễn Văn T. Ngày 14/7/2017, H đột nhập vào mạng máy tính
chuyển tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, phát đi 04 lệnh chuyển tiền giả từ Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến 04 Chi nhánh
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hà Nội với tổng số tiền
của 04 lệnh là 979.000.000 đồng. Tuy nhiên, 14/7/2017 Chi nhánh Ngân hàng
Quảng Ninh đã phát hiện ra 04 lệnh chuyển tiền trên là lệnh chuyển tiền giả
nên đã có Công văn yêu hủy 04 lệnh chuyển tiền này đi. Do đó, N không
chiếm đoạt được số tiền trên.
Ngày 22/7/2017 N lên chợ lao động tại phường Giáp Bát, quận Hoàng
Mai, Hà Nội lừa lấy một chứng minh thư nhân dân của một người mang tên
Bùi Công A. N đã bóc ảnh của anh A trong chứng minh thư nhân dân đi, rồi
dán ảnh của N vào. N thông báo cho H biết họ tên, số chứng minh thư nhân
dân của người có tên là A, để H phát các lệnh chuyển tiền cho người nhận có
tên là Bùi Công A. Ngày 29/7/2017, H đột nhập vào mạng máy tính chuyển
tiền điện tử của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
phát 06 lệnh chuyển tiền đi từ Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Hải Thành, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng cho người
nhận có tên Bùi Công A với tổng số tiền của 06 lệnh là 1.432.000.000 đồng.
Hồi 10 giờ ngày 29/7/2017 khi Đỗ Giang N đang làm thủ tục nhận tiền tại Chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình thì bị bắt quả tang.
Tổng số tiền mà Đỗ Giang N có ý định chiếm đoạt qua hai lần thực
hiện với 10 lệnh chuyển tiền là 2.411.000.000 đồng.
Yêu cầu về vấn đề cần giải quyết
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đỗ Giang N và H
được xác định như thế nào?
2. Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã áp dụng tình
tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” tại điểm a, khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.
Theo anh (chị), việc áp dụng tình tiết tăng nặng đó có hợp lý không? Tại sao? 2. Tình huống 2
Mô tả tình huống: Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1934/HSPT ngày
16/01/2018, Toà phúc thẩm TAND tỉnh KH tuyên phạt Nguyễn Xuân B 10
(mười) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được thực hiện vào ngày
20/01/2014, tổng hợp với hình phạt 15 (mười lăm) năm tù về tội “cướp tài
sản” tại bản án hình sự phúc thẩm số 1888/HSPT ngày 23/3/2014 của TAND
tỉnh KH; buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 25
(hai mươi lăm) năm tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 23/3/2014.
Ngày 22/4/2018, Nguyễn Xuân B bị Tòa án sơ thẩm tỉnh KH đưa ra xét
xử về tội phạm giết người được thực hiện vào ngày 28/2/2018. Tại bản án sơ
thẩm số 2027/HSST ngày 23/4/2018, Nguyễn Xuân B bị Tòa án tuyên mức án
là 16 năm tù về tội giết người. Tổng hợp với bản án phúc thẩm số 1934/HSPT
ngày 16/01/2018 với 25 năm tù, nên Nguyễn Xuân B phải chấp hành hình
phạt chung của hai bản án là 30 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 23/3/2014.
Bản án hình sự sơ thẩm nêu trên không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm nên đã có hiệu lực pháp luật và thi hành từ ngày 8/5/2018 .
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 27/2018/HS-TK ngày
30/12/2018, Chánh án TAND tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ phần quyết định tổng hợp hình
phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 2027/HSST ngày 23/4/2018 của TAND
tỉnh KH đối với Nguyễn Xuân B, để tổng hợp hình phạt của các bản án theo
đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu về vấn đề cần giải quyết
1. Theo anh/chị, Chánh án Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao yêu
cầu huỷ phần quyết định tổng hợp hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số
2027/HSST ngày 23/4/2018 của TAND tỉnh KH để tổng hợp lại là đúng hay sai? Cơ sở pháp lý?
2. Hãy nêu cách thức tổng hợp hình phạt đối với Nguyễn Xuân B trong trường hợp trên.
Câu hỏi bổ sung
Từ việc tổng hợp hình phạt của tình huống trên đối với Nguyễn Xuân B, anh
(chị) hãy nhận xét về quan điểm sau: “trên thực tế, người phạm tội bị áp dụng
hình phạt tù có thời hạn có thể phải chấp hành trên 30 năm”