Tổ chức thương mại quốc tế -WTO
Lý thuyết về Tổ chức thương mại quốc tế -WTO giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Preview text:
lOMoARc PSD|17327243
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO
1. Sơ lược về lịch sử hình thành phát triển của WTO.
a. Hiêp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ
chức ̣ thương mại quốc tế (WTO) o Nhằm hỗ trợ công cuộc tái thiết nền
kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, một tổ chức chung về thương mại
cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO)
o Năm 1946, một nhóm 23 nước đã đàm phán riêng rẽ và đạt được một số
ưu đãi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được,
nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần về chính sách thương mại
trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại (GATT), 22 nước ký kết vào tháng 10/1947.
o Cho tới trước khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập,
GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập.
o Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm
nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm
phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT.
b. Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) o WTO được thành lập
ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của
tổ chức tiền thân, GATT
o WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc
thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là tổ chức Thương mại
lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới.
o Ngay từ khi thành lập (năm 1995), WTO đã có 130 thành viên (nước và vùng lãnh thổ).
o Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám
đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005.
Câu hỏi: WTO đã có bao nhiêu thành viên chính
thức tính tới thời điểm cập nhập mới nhất? => Tính
đến hết năm 2019, WTO đã có 164 thành viên chính
thức, 2 nước tham gia gần đây nhất là Afghanistan và Liberia (tháng 7/2016). lOMoARc PSD|17327243
Thủ tục gia nhập WTO o Giới thiệu về mình o Chỉ ra những gì mình có
o Định ra một thời điểm thực hiên các cam kết gia nhập.̣
o Quyết định.
2. Tổ chức hoạt động của WTO a. Cơ cấu tổ chức:
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp:
1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making
power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải
quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại;
2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại
đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội đồng TRIPS;
3. Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng
giám đốc và Ban thư ký WTO. Trong đó:
- Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO
họp ít nhất 2 năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên.
- Đại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ
trưởng WTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Đại hội đồng
(GeneralCouncil) đảm nhiệm.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại.
- Các cơ quan thừa hành giám sát viêc thực hiệ n các hiệ p định
thương mại đa ̣ phương.
- Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO.
b. Mục tiêu hoạt động: WTO có 3 mục tiêu sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ
cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; lOMoARc PSD|17327243
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống
thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp
quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém
phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của
thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này
và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên,
bảo đảm các 119 quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. c. Chức năng:
WTO thực hiện 5 chức năng sau:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa
phương và nhiều bên ; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các
nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương
trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc
thực hiện và giải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo
đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy
định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế
kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ
Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự
báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu
3. Vai trò của WTO đối với thương mại toàn cầu. lOMoARc PSD|17327243
c. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương
mại (hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan) để tiến tới tự do thương mại
d. Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối
tác thương mại của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các
thành viên WTO; không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và
công dân của nước mình và nước ngoài - tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia - NT);
e. Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các
công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các
rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào cản phi quan thuế và các biện pháp
khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có nhiều mức thuế
và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO)
f. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính
"không công bằng" như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần)
g. Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: Các nước đang phát triển chiếm ¾
thành viên của WTO. WTO có các qui định dành cho các nước này nhiều thời
gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn và một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh
nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá của mình. Tuy
nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm
phán với các thành viên WTO.
h. Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ
cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
i. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống
thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế.
j. Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên,
bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
4. Nội dung chính những hiệp định WTO
a. Giới thiệu những hiệp định của WTO
(Hầu hết các Hiệp định trong khuôn khổ WTO là kết quả của Vòng đàm phán
Uruguay 1986 – 1994, ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Marrakesh tháng 4 năm
1994. Văn kiện cuối cùng là kết quả bao trùm Vòng đàm phán Uruguay về
Thương mại đa biên. Đầu tiên phải kể tới Hiệp định Thành lập Tổ chức
Thương mai Thế giới, hiệp định khái quát này bao gồm rất nhiều quy định
được sắp xếp theo hệ thống nhất định. Các vấn đề cụ thể được nêu tại các phụ lOMoARc PSD|17327243
lục về hàng hóa, dịch vụ, và sở hữu trí tuệ; phụ lục về giải quyết tranh chấp,
cơ cơ chế rà soát chính sách thương mại và phụ lục về các hiệp định nhiều bên.
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các
vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục
của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được kí kết tại
Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994) (không cần ghi!)
Một số hiệp định của WTO:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-chung-ve-
thuequan-va-thuong-mai-GATT-13898.aspx
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)
Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
Hiệp định về Chống bán Phá giá
Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp
Hiệp định về Tự vệ
Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
Hiệp định về Định giá Hải quan
Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp. lOMoARc PSD|17327243
Việt nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt
động phân phối tại vn dưới các hình thức sau:
- Lập doanh nghiệp với các đối tác vn vs đk phần vốn nc ngoài trong
liên doanh ko quá 49% (từ 1/1/2008 sẽ ko hạn chế về vốn nc ngoài trong liên doanh)
- Lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài (vs đk là phải lập sau ngày 1/1/2009)
- Một số hạn chế chung trong hđ của các hình thức hiện diện thương
mại này là họ chỉ được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua
việc lập cơ sở bán lẻ và đối với các doanh nghiệp phân phối có vốn
đầu tư nước ngoài chỉ đc tự động mở địa điểm bán lẻ khi đc cơ qua
có thẩm quyền cho phép.
- https://www.academia.edu/16526142/Ph%C3%A2n_t
%C3%ADch_cam_k%E1%BA%BFt_c%E1%BB%A7a_Vi
%E1%BB%87t_Nam_trong_WTO_v%E1%BB%81_d%E1%BB
%8Bch_v%E1%BB%A5_ph%C3%A2n_ph%E1%BB%91i -
b. Nội dung cơ bản của hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATs)
• Mục tiêu cơ bản của GATs:
1. Tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy;
2. Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với tất cả các bên tham gia
(nguyên tắc không phân biệt đối xử);
3. Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua việc cam kết chính sách; và
4. Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hóa dần dần (tạo
điều kiện để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận khách hàng dễ
dàng hơn, đặc biệt là khách hàng ở thị trường nước khác).
• Nội dung cơ bản của GATs:
GATS bao gồm 03 nhóm nội dung sau: lOMoARc PSD|17327243
1. Các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói chung;
2. Các Phụ lục về các điều kiện đặc biệt liên quan đến từng ngành dịch vụ cụ thể;
3. Các cam kết tự do hoá đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu
trong Biểu cam kết dịch vụ của từng nước thành viên.
[Chú ý là GATS chỉ quy định các nghĩa vụ đối với Chính phủ các quốc gia thành
viên (GATS không quy định gì về quyền lợi hay nghĩa vụ cho doanh nghiệp). Tuy
nhiên, doanh nghiệp lại được hưởng lợi hoặc chịu tác động của Hiệp định này
thông qua việc Chính phủ các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ trong GATS
khi ban hành chính sách, quy định về thương mại dịch vụ ở nước mình.] (không cần ghi!)
c. Nội dung cơ bản của hiệp định về các khía cạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ (TRIPs)
Mục tiêu: Mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động
thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có
hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và
thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp.
- Thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu nói trên cần phải có các quy định và
nguyên tắc mới liên quan đến:
Khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994 và của các Thoả
ước, Công ước quốc tế thích hợp về sở hữu trí tuệ;
Việc quy định các tiêu chuẩn và nguyên tắc đầy đủ liên quan đến khả năng đạt
được, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại; lOMoARc PSD|17327243
Việc quy định các biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệ
thống pháp luật quốc gia;
Việc quy định các thủ tục hữu hiệu và nhanh chóng nhằm ngăn ngừa và giải
quyết đa phương các tranh chấp giữa các chính phủ; và các quy định chuyển
tiếp nhằm đạt được sự tham gia đầy đủ nhất vào kết quả của các cuộc đàm phán;
Thừa nhận sự cần thiết phải có một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc
và trật tự nhằm xử lý hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả;
- Thừa nhận rằng các quyền sở hữu trí tuệ là các quyền tư hữu;
- Thừa nhận những mục tiêu sách lược xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia về
việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có các mục tiêu phát triển và công nghệ;
- Thừa nhận cả những nhu cầu đặc biệt của những Thành viên là nước kém phát
triển đối với sự linh hoạt tối đa trong việc áp dụng trong nước các luật và các
quy định để các nước này có thể tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có
khả năng phát triển;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm bớt sự căng thẳng bằng cách đưa ra những
cam kết đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan
đến thương mại thông qua các thủ tục đa phương;
[Với Mong muốn thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa WTO và Tổ chức Sở
hữu Trí tuệ Thế giới (trong Hiệp định này được gọi là "WIPO") cũng như các tổ
chức quốc tế liên quan khác] (không cần ghi!)
d. Nội dung cơ bản của hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (TRIMs). lOMoARc PSD|17327243 -
Mong muốn thúc đẩy việc mở rộng và tự do hoá hơn nữa thương mại thế giới và
tạo thuận lợi cho đầu tư qua biên giới quốc tế nhằm mục đích tăng mức tăng
trưởng kinh tế của tất cả các đối tác tham gia thương mại, đặc biệt là của các
Thành viên đang phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo được cạnh tranh tự do;
- Có tính đến các nhu cầu cụ thể về thương mại, phát triển và tài chính của các
Thành viên đang phát triển, đặc biệt là những nước chậm phát triển;
- Thừa nhận rằng một số biện pháp đầu tư nhất định có thể gây ra các tác động
bóp méo hoặc hạn chế thương mại;
- https://tailieumienphi.vn/doc/luan-van-trinh-bay-noi-dung-co-ban-cua-hiep-dinh-
ve-cac-bien-phap-dau-tu-lien-qu-acnztq.html -
5. Gia nhập WTO của Việt Nam
a. Lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO
• Về mặt lợi ích:
- Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhờ môi trường minh bạch ổn định.
(Năm 2006, vốn đăng ký đạt trên 10 tỷ USD, tới năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD và tới
2008 đã tăng lên 64 tỷ USD. Tuy nhiên, do bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới,
năm 2010 vốn đăng ký nước ngoài giảm còn 18 tỷ và tới năm 2011 chỉ còn đạt 15 tỷ
đồng. Mặc dù vậy, vốn ODA vẫn đạt tăng trưởng cao và giải ngân tăng nhanh.)
- Mở rộng thị trường tới toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh
sau khi gia nhập WTO, việc tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các
lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp sau khi gia nhập WTO đã có bước phát
triển bền vững hơn. Hàng nông sản dệt may VN có cơ hội đẩy mạnh xâm nhập thị
trường toàn cầu (Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng
thứ 2 thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới… Nông
nghiệp của Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong diễn đàn DAVOS_ Diễn đàn
Kinh tế thế giới.) lOMoARc PSD|17327243 -
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên thông qua việc tiếp cận thuận lợi hơn
với các công nghệp tiên tiến, rút ngắn khoảng cách tụt hậu.
- Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được sẽ được hưởng ưu đãi và đới xử công bằng.
- VN có thể cải thiện vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới thông qua cơ chế hoạt động của WTO.
Câu hỏi: Vậy bên cạnh những mặt thuận lợi đó, Việt Nam phải đối đầu với những
khó khăn nào sau khi gia nhập WTO?
Các doanh nghiệp Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ, vốn ít,
khả năng cạnh tranh không cao so với các nước khác,
vì vậy, việc đứng vững trên thị trường nội địa vẫn còn
là thách thức lớn đối với các DN vừa và nhỏ tại VN.
- Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
- 1994: Việt Nam được chấp nhận làm quan sát viên của GATT. Tháng 12/1994 Đại
sứ VN tại LHQ đã nộp đơn tới tổng giám đốc của WTO xin gia nhập WTO.
- 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO lần nữa. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt
- Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO
(riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc)
- 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
1996: Bắt đầu đàm phán Hiêp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA)̣
- 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch
hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000.
Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết
thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
- 7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ lOMoARc PSD|17327243 -
- 12-2001: BTA có hiêu lực ̣
4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra
Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
- 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm
phán, với 2 mốc quan trọng:
o 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất o
5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng
trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
- 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính
thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. (Tổng cộng đã có 14
phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.)
- 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để
chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
- Ngày 1-1-2007: VN chính thức trở thành thành viên của WTO
b. Các cam kết chung của Việt Nam -
Cam kết về mặt hàng dệt may
- Cam kết về trợ cấp phi nông nghiệp
- Cam kết về trợ cấp nông nghiệp
- Cam kết về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
- Cam kết về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước
- Cam kết về thuế xuất nhập khẩu
- Cam kết về các biện pháp hạn chế nhập khẩu
- Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam
- Cam kết về sở hữu trí tuệ
- Cam kết về minh bạch cơ chế chính sách thương mại
- Cam kết về mở cửa thị trường đầu tư lOMoARc PSD|17327243 -
- Ngoài ra còn các cam kết khác, và Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi
thị trường trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập nhưng không muộn hơn 31/12/2018. lOMoARc PSD|17327243