-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự chịu mức án thế nào
Về cấu thành tội phạm: Cấu thành cơ bản “tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 724 tài liệu
Tài liệu khác 796 tài liệu
Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự chịu mức án thế nào
Về cấu thành tội phạm: Cấu thành cơ bản “tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 724 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 796 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự chịu mức án thế nào?
1. Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự?
Thưa luật sư, theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay thì tội cướp giật tài sản sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù ? Cảm ơn! Trả lời:
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người
không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%
trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Phân tích các quy định pháp luật liên quan đến tội cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản:
(*) Phân biệt tội cướp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản:
Về cấu thành tội phạm: Cấu thành cơ bản “tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình
sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành
vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”.
Về hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau:
- Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc
bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản
kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm,
đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;
- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện
bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác
nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm
tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho
hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…
Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm
đoạt tài sản: Người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách
thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý
được tài sản như dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường
làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản…
Thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên.
Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi.
Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.
- Vậy tội cướp giật tài sản khác với tội cướp tài sản như thế nào?
Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những
sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.
- Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc thì có phạm tội cướp tài sản?
Ở đây cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc
chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại mà người phạm tội
vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản
thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.
Nếu có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với
tình tiết tăng nặng định khung: Hành hung để tẩu thoát.
- Bộ luật hình sự còn có quy định “tội công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Tôi có thể giải thích rõ hơn:
Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản, nhưng người phạm
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng
ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.
Ví dụ: Một người thợ điện đang sửa điện trên cột điện cao thế, đã thắt dây an toàn, tội phạm đã
lợi dụng người thợ điện không có khả năng ngăn cản vì đang ở trên cột cao không thể xuống
ngay được đã công khai dùng chìa khóa mở khóa xe máy của người thợ điện để dưới chân cột
và nổ máy đi. Mặc dù người thợ điện nhìn thấy nhưng không thể ngăn cản được.
- Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai tội cuớp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết?
Cấu thành cơ bản “tội cưỡng đoạt tài sản” được Khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy
định: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: Đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất cho người
chủ tài sản nếu người đó không đáp ứng, không làm thỏa mãn yêu cầu về tài sản cho người
phạm tội. Việc đe dọa dùng vũ lực không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà có khoảng
thời gian nhất định để người bị đe dọa suy nghĩa, cân nhắc lựa chọn để quyết định trao hay không trao tài sản.
Đây là điểm khác nhau cơ bản của hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản với
hành vi đe dọa dùng dùng ngay tức khắc vũ lực trong tội cướp tài sản. Trong tội cướp tài sản,
người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ sẽ bị tấn công
“tức khắc” bằng vũ lực nếu không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.
Uy hiếp về tinh thần người chủ tài sản: là hành vi gây đe dọa gây thiệt hại về mặt danh dự, uy tín
như dọa công bố bí mật đời tư mà người chủ tài sản muốn giấu kín, đe dọa hủy hoại tài sản… Ví
dụ” A chụp được ảnh chị B đang ngoại tình với một đồng nghiệp, A đã yêu cầu chị B phải nộp
cho A 100 triệu đồng nếu không sẽ công bố bức ảnh.
2. Không cướp được tài sản có phạm tội cướp tài sản không?
Kính chào Công ty luật Minh Khuê ! Cho tôi hỏi vì sao tội cướp tài sản thì giá trị tài sản là điều
cấu thành tội phạm không quy định ?
Tôi xin chân thành cảm ơn ! Trả lời:
Sau đây chúng tôi xin tư vấn vấn đề bạn đang thắc mắc như sau:
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định như sau:
"Điều 168. Tội cướp tài sản
. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người
bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người
không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%
trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản
chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
* Cấu thành tội cướp tài sản :
- Chủ thể : Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình). Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định : “1.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự về mo ̣i tô ̣i pha ̣m.2. Người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự về tô ̣i pha ̣m rất nghiêm tro ̣ng do cố
ý hoă ̣c tô ̣i pha ̣m đă ̣c biê ̣t nghiêm tro ̣ng”. - Khách thể
+Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.
+Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua đó người phạm tội xâm phạm
khách thể là quan hệ tài sản.
- Mặt khách quan của tội phạm
+Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác
động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để
chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử
vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
+ Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe
dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao
vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).
Lưu ý: Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa, vừa sử dụng vũ
lực với người bị hại thì vẫn bị coi là dùng vũ lực.
+ Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: Là hành vi không
dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được (như đánh thuốc mê người bị hại, khiến người bị hại không thể chống
cự được và sau đó cướp tài sản)
- Hậu quả của tội phạm
+Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
+Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các trường hợp:
- Người phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về hai tội : tội giết người và tội cướp tài sản
- Nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản nhưng chẳng may
nạn nhân bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người
- Nếu sau khi cướp tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà giết người để tẩu thoát thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự cả về tội giết người
+ Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.
+ Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm, danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm
tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn
bị truy cứu về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
- Mặt chủ quan của tội phạm + Lỗi cố ý
+ Mục đích chiếm đoạt tài sản
Như vậy, trên đây là đầy đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản .
* Về giá trị tài sản :
Trong nhiều trường hợp, người phạm tội cướp tài sản mới thực hiện hành vi vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được, nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp
người phạm tội cướp đã lấy được tài sản. Nhưng dù người phạm tội có lấy được tài sản hay không
mà tài sản đó (tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt) có giá trị trừ 50 triệu đồng đến dưới
200 triệu đồng, thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự.
Đối với trường hợp người phạm tội lấy được tài sản, thì căn cứ vào giá bán tài sản đó tại địa phương
xảy ra tội phạm để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, chứ không căn cứ vào giá người bị hại
hoặc mua hoặc giá người phạm tội bán cho người khác.
Đối với trường hợp người phạm tội chưa lấy được tài sản thì việc xác định giá trị tài sản cần phải phân biệt:
+ Nếu có căn cứ xác định người phạm tội có ý định chiếm đoạt một loại tài sản nào đó như: định
cướp chiếc xe máy của người khác, biết người bị hại vừa lĩnh 100 triệu đồng ở Ngân hàng nên
chặn đường để cướp... thì căn cứ vào giá của tài sản định cướp để xác định giá trị tài sản bị cướp.
+ Nếu có căn cứ xác định người phạm tội không biết tài sản mình cướp có giá trị bao nhiêu, gồm
những tài sản gì thì cũng căn cứ vào giá trị thật của tài sản mà người phạm tội định chiếm đoạt để
xác định giá trị tài sản bị cướp.
Tuy nhiên có trường hợp người phạm tội bắt trói người bảo vệ và đột nhập vào kho chứa hành
trăm chiếc tivi màu, nhưng chưa lấy được chiếc nào thì bị phát hiện. Nếu căn cứ vào giá trị toàn
bộ số tivi có trong kho để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt thì người phạm tội có thể bị truy
cứu trách nhiệm theo khoản 4 Điều 168, nên có ý kiến cho rằng, trong trường hợp người phạm tội
không xác định rõ mục đích chiếm đoạt (có gì cũng cướp) hoặc không biết rõ giá trị tài sản mà
mình chiếm đoạt chưa lấy được tài sản thì chỉ nên truy cứu người phạm tội theo khoản 1 Điều 168
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy, GIá trị tài sản là điều cấu thành tội phạm không quy định vì chỉ cần dựa vào các yếu tố
cấu thành nêu trên thì đầy đủ yếu tố người đó đã có động cơ mục đích cho hành vi cướp tài sản,
không phân biệt giá trị tài sản là bao nhiêu vì có trường hợp bản thân người phạm tội cũng không
biết giá trị tài sản cướp được là bao nhiêu và có đúng giá trị thật hay không.
3. Khung hình phạt về tội cướp giật tài sản?
Kính chào luật sư! cho em hỏi về mức án phạt của tội cướp giật tài sản cụ thể như sau: người
phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản , cụ thể là cướp 1 chiếc túi xách, trong đó có
1.300.000 vnd. (quá trình phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa sử dùng vũ lực, sau khi thực
hiện hành vi cướp giật đã tẩu thoát thành công).
Tuy nhiên sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình, người phạm tội thấy ân hận, ăn năn hối
cải , nên đã tới cơ quan công an để xin đầu thú, thành khẩn khai báo về nhân thân của người phạm tội : - Phạm tội lần đầu;
- Chưa có tiền án, tiền sự
- Phạm tội 1 mình, không có tổ chức
- Có nơi cư trú rõ ràng Nói chung là mọi giá trị nhân thân và gia đình đều tốt.
Như vậy cho em hỏi với những tình tiết như thế thì có được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự không. Và tòa án có thể căn cứ vào đó để xem xét giả nhẹ tội hơn cho em so với
khung hình phạt quy định không ạ và theo luật sư thì tòa có thể xử với trường hợp này rơi vào
khoảng bao nhiêu tháng tù ? và có thể có án treo không ? (hay có cách nào có thể chạy tòa án
hay vks để được hưởng án treo không?
Em xin chân thành cảm ơn! Người gửi: HTM
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội cướp tài sản, gọi: 1900.6162 Trả lời:
Đối với những nội dung bạn cung cấp thì hành vi cướp giật tài sản của người phạm tội trong tình
huống đã nêu đã được thực hiện hoàn thành và vi phạm vào khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: "1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm."
Tuy nhiên để đi đến quyết định cuối cùng rằng người phạm tội phải chịu mức hình phạt như thế
nào còn phụ thuộc vào Điều 51, Điều 54 và khoản 1 Điều 65 của Bộ luật hình sự:
"Điều 51 tài. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ,
nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì
không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít
nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với
người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều
luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa
án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm
nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết
giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo
và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm."
Trường hợp này người phạm tội đã có các tình tiết giảm nhẹ thỏa mãn của Điều 51 nên hoàn toàn
được tòa án xem xét quyết định một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung và cộng thêm
nếu căn cứ vào nhân thân của người phạm tội xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù,
thì Tòa án có thể cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
4. Mức án tội cướp giật tài sản?
Thưa Luật sư: Chồng của bạn tôi có giật một điện thoại chưa tới 2 triệu đồng, Không gây thương
tích gì cho người bị giật điện thoại. Anh bị bắt ở nhà. Hiện giờ anh bị giam 28 ngày. Theo tôi biết
anh là người đàn ông rất hiền, siêng năng, thương vợ con, không mất lòng bà con lối xóm. Chỉ
vì giận vợ, anh mới suy nghĩ nông cạn như vậy.
Tôi hỏi theo bộ luật hình sự anh sẽ bị tạm giam bao lâu mới ra tòa? Mức án như thế nào? Xin cảm ơn! Trả lời:
4.1 Thời gian tạm giam tội cướp giật
Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 về thời hạn tạm giam để điều tra:
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra
và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước
khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm
giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Theo quy định của pháp luật, thời gian tạm giữ khác nhau đối với từng loại tội phạm. Nếu anh bạn
chồng chị phạm tội ít nghiêm trọng thì thời gian tối đa tạm giam là 2 tháng, ngoài ra có thể bị gia
hạn tạm giam 1 tháng. Nói cách khác, thời gian tạm giam anh chồng bạn chị có thể là tối đa 2
tháng, nếu bị gia hạn thì 3 tháng tạm giam. Nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy không phải tội
phạm ít nghiêm trọng thì thời gian tạm giam có thể hơn 2 tháng theo quy định tại Điều 173 Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015.
4.2 Mức xử phạt đối với tội cướp giật tài sản
Điều 171, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người
không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm. ..."
Như vậy, tội cướp giật tài sản có các mức xử phạt khác nhau, tùy theo từng trường hợp, có thể bị
phạt tù một năm đến ba năm, từ ba năm đến mười năm, từ bảy năm đến mười lăm năm, từ hai
mươi năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
5. Tội cướp tài sản sẽ bị pháp luật xử lý thế nào?
Thưa luật sư, Em tôi vì đua đòi với bạn bè nên bị rủ rê tham gia cướp tài sản. Xin hỏi: Hình phạt
với tội cướp được quy định như thế nào ? Cảm ơn! Luật sư tư vấn:
5.1 Quy định về tội cướp tài sản
Tội cướp tài sản được quy định tại điều 168, Bộ luật hình sự năm 2015 Với từng định khung hình
phạt và mức hình phạt như sau:
"Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người
bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người
không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm...."
5.2 Thời hạn điều tra tội cướp tài sản
Quy định tại Điều 172, Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Theo mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm tại điều 9 Bộ luật hình sự 2015, Tội cướp tài sản
được phân loại vào tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng , theo đó, thời hạn điều tra với
tội này là không quá 4 tháng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, Cơ quan điều tra phải có
văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra như sau:
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.