



Preview text:
Tóm tắt Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ngắn gọn, đầy đủ nhất
1. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm 1.1 Về tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn quê tại Hà
Nội. Ông học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp THCS hiện nay) ở Nam Định. Sau
khi học xong thì về Hà Nội viết văn, làm báo.
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng
ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội
văn nghệ Việt Nam. Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Nguyễn Tuân có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại đó là thúc
đẩy thể tùy bút, bút ký đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ văn học của dân tộc.
- Nguyễn Tuân được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào
năm 1996. Một số tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu
quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950),
Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)... 1.2 Về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
“Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn. Sau
đó, truyện được in trong tập “Vang bóng một thời” (1940) và được đổi tên là “Chữ người tử tù”.
“Vang bóng một thời” là tập truyện ngắn bao gồm 11 tác phẩm được Nguyễn Tuân sáng tác
trước Cách mạng. Các nhân vật trong tập truyện đa phần là những Nho sĩ cuối mùa - những con
người tài hoa nhưng bất đắc chí. - Nội dung:
+ Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong
sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
+ Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mỹ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là việc lựa chọn
những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con người tài hoa, tài tử, khí
phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong thời kỳ trước cách mạng và là con
người lao động bình dị, thuần thục, nhuần nhuyễn với công việc của mình thời kỳ sau cách mạng. - Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật xây dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, sử dụng
thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu hình ảnh…
+ Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa tạo ra những đặc sắc
cho câu chuyện thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục,
đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn
bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn
ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.
+ Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời
nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết
khí khái, bản chất của mình.
2. Một số bài tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù chọn lọc hay nhất
2.1. Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu số 1)
Huấn Cao vốn là một người nổi tiếng viết chữ đẹp, tiếng vang của ông đã lan đến cả một vùng
tỉnh Sơn. Đời ông chỉ viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn. Nhưng vì
Huấn Cao chống lại triều đình nên bị bắt vào nhà giam chờ ngày tử hình. Ở đây, Huấn Cao chịu
sự cai quản của viên quản ngục và người thầy thơ, cả hai người họ đều vô cùng mến mộ tài
năng viết chữ đẹp của Huấn Cao. Người quản ngục đối xử với Huấn Cao rất trịnh trọng, như một
người bề trên chứ không có gì gọi là cai quản. Ấy thế nhưng Huấn Cao lại có một khí thiết trong
sạch, ông không muốn nhận sự biệt đãi của người khác nên đã từ chối viên quản ngục. Trước
ngày Huấn Cao bị xử tử, viên quản ngục đã quyết định phải thực hiện được việc xin chữ của
ông, vì người quản ngục vô cùng yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Ông đã xin Huấn Cao cho
chữ, Huấn Cao vì cảm động trước tấm lòng của người quản ngục nên gật đầu đồng ý. Thế là
trong đêm khuya nơi ngục tù tối tăm, bẩn thỉu đã diễn ra cảnh cho chữ mà tác giả gọi là "một
cảnh xưa nay chưa từng có". Người tử tù chân tay đeo xiềng xích vẫn phóng những nét chữ tài
hoa, tung hoành cả đời người. Còn viên quản ngục và thầy thơ thì đang cúi mình trước cái đẹp.
Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên người quản ngục thay chốn ở đi để giữ được thiên lương trong sáng của mình.
2.2. Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu số 2)
Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn
Tuân. Tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp tài hoa của con người - cái mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm
trong các tác phẩm của mình. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà
ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy
thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được
sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho
đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong
đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng.
Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn
Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau
khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch,
lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối
nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.
2.3. Tóm tắt chữ người tử tù (mẫu số 3)
"Chữ người tử tù" là tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Huấn Cao và Viên Quản Ngục trong
những ngày cuối tại nhà giam. Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa với tài viết chữ rất đẹp. Ngoài ra,
ông còn có tài bẻ khóa và vượt ngục. Do chống lại triều đình phong kiến mà Huấn Cao bị bắt
giam. Ông được hiện lên gián tiếp thông qua lời nói của Viên quản ngục với Thầy thơ lại với sự
ngưỡng mộ về tài năng của ông. Suốt nửa tháng bị bắt giam tại nhà lao Viên quản ngục luôn đối
xử tốt với Huấn Cao, nhưng trái lại Huấn Cao lại giữ thái độ lạnh lùng, coi khinh Viên quản ngục.
Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của Huấn Cao, ông chỉ mong mỏi một
điều rằng một ngày gần nhất ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết và ông sẽ nhờ Huấn Cao viết cho mấy
chữ trên tấm lụa vuông trắng đã mua sẵn. Thế là ông mãn nguyện rồi, có chữ ông Huấn mà treo
là một vật báu trên đời. Sau khi biết được ý nguyện của Viên quản ngục, trong ngày cuối tại nhà
giam một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra. Giữa chốn ngục tù tăm tối, đầy ẩm mốc
ba cái đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng
đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh, Viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền
kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên tấm lụa, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thật là
một cảnh tượng hiếm có trên đời. Sau khi cho chữ Viên quản ngục xong, Huấn Cao còn đưa ra
lời khuyên, khuyên Viên quản ngục nên thay chỗ ở, tìm về quê ở rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi
chữ. Ở đây khó giữ thiên lương và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Viên quản
ngục cảm động, vái tạ Huấn Cao.
2.4. Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu số 4)
Huấn Cao nổi tiếng trong vùng là một người văn hay chữ đẹp, những nét chữ của ông được rất
nhiều người yêu mến, tuy nhiên không phải ai ông cũng cho chữ, xin chữ của ông là điều khó.
Ông thường xuyên chống đối lại một triều đình vốn quan liêu và mục nát, chính vì chống đối
ông bị bắt và kết tội chết. Trước khi xử tội chết, ông bị giam giữ trong nhà tù. Tại đây, viên quản
ngục là người biết Huấn Cao và nét chữ tài hoa của ông, nếu xin được nét chữ của Huấn Cao
treo trong nhà như một báu vật. Viên quản ngục biệt đãi rất tốt với Huấn Cao nhưng ngược lại
Huấn Cao dửng dưng và tỏ ý khinh thường viên quản ngục. Khi biết được tấm lòng của viên
quản ngục và tình yêu nghệ thuật, Huấn Cao quyết định cho chữ ngay trong một hoàn cảnh trớ
trêu: “trong tù”. Không gian ẩm thấp, tối tăm lại là nơi cho chữ, tay đeo gông nhưng vô cùng uy
nghi, khí khái trong khi viên quản ngục lại khép nép, phục tùng. Tất cả đều thể hiện sự trái
ngược hoàn toàn, ranh giới giữa kẻ tử tù và người coi ngục đã không còn, chỉ còn lại vẻ đẹp của
nghệ thuật. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để tâm
hồn không bị vẩn đục.
2.5. Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu số 5)
Câu chuyện Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao nho tài hoa viết chữ rất đẹp và là nhà
cách mạng khi thường xuyên chống lại triều đình. Huấn Cao bị triều đình bắt và xử tội chết, thời
gian trước khi xử tử Huấn Cao giam giữ trong nhà lao Tỉnh Sơn. Tài năng của ông nổi tiếng đến
nỗi viên quản ngục biết đến, viên quản ngục vô cùng yêu thích nét chữ của Huấn Cao, nếu như
có chữ của ông xem như là báu vật. Ông biệt đãi tử tù Huấn Cao kính cẩn như một kẻ bề dưới
nhưng Huấn Cao vẫn không mảy may đoái hoài. Khi thời gian gần hết, ông quyết định đến xin
chữ của Huấn Cao, ban đầu Huấn Cao không thèm để tâm và tỏ ý khinh thường nhưng sau khi
biết được viên quản ngục yêu cái đẹp và mến tài hoa của mình, Huấn Cao cảm động và quyết
định cho chữ ngay trong tù. Cảnh tượng chưa từng có, người tử tù tay đeo gông thảo những nét
rồng bay phượng múa trong nhà tù tối tăm, ẩm thấp, trong khi viên quản ngục khép nép như kẻ
bề dưới. Người tử tù và viên quản ngục giữa họ đều có điểm chung đó là yêu cái đẹp, con người
và nghệ thuật cùng đồng điệu với nhau và vượt lên những điều tầm thường trong cuộc sống.