TÓM TẮT GIÁO ÁN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG | Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
1.1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước 1.1.2. Bản chất, chức năng của nhà nước 1.1.3. Kiểu, hình thức của nhà nước Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xã hội học đại cương
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|49605928 TÓM TẮT GIÁO ÁN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Mục lục
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
1.1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc, khái
niệm và các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
1.1.2. Bản chất, chức năng của nhà nước
1.1.3. Kiểu, hình thức của nhà nước
1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật 1.2.1. Nguồn gốc, khái
niệm và các thuộc tính của pháp luật
1.2.2. Bản chất, chức năng của pháp luật
1.2.3. Kiểu, hình thức của pháp luật
Chương 2: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam
2.2. Chức năng, hình thức Nhà nước CHXHCN Việt Nam
2.3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam lOMoARcPSD|49605928
Chương 3: Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
3.1. Quy phạm pháp luật
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật
3.1.2. Cấu trúc (cơ cấu) của quy phạm pháp luật
3.2. Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
3.2.1. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
3.2.2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chương
4: Quan hệ pháp luật
4.1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật
4.2. Các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật
4.3. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
Chương 5: Thực hiện pháp luật, Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý
5.1. Thực hiện pháp luật
5.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
5.1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
5.2. Vi phạm pháp luật 5.2.1. Khái niệm
5.2.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
5.2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật
5.2.4. Các loại vi phạm pháp luật.
5.3. Trách nhiệm pháp lý 5.3.1. Khái niệm
5.3.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
5.3.3. Các loại trách nhiệm pháp lý
Chương 6: Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
6.1. Ngành luật hiến pháp
6.1.1. Khái niệm, đối tượng và phương điều chỉnh của ngành luật hiến pháp
6.1.2. Một số chế định cơ bản (Chế độ chính trị, Quyền con người, quyền công dân, chế độ
kinh tế - văn hoá – xã hội, bộ máy nhà nước)
6.2. Ngành luật hành chính
6.2.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính
6.2.2. Một số chế định cơ bản (Công vụ CC, BMHCNN, VPHC và TNHC)
điều chỉnh của ngành luật dân sự
6.3. Ngành luật dân sự
6.3.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự
6.3.2. Một số chế định cơ bản (Quyền sở hữu, Hợp đồng dân sự, Thừa kế)
6.4. Ngành luật hình sự
6.4.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của hình sự ngành luật
6.4.2. Một số chế định cơ bản (Tội phạm, hình phạt)
6.5. Ngành luật lao động
6.5.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật lao động
6.5.2. Một số chế định cơ bản (Quan hệ pháp luật lao động, hợp đồng lao động)
Chương 7: Pháp luật về phòng, chốngtham nhũng
7.1. Khái niệm, đặc điểm và các hànhvi tham nhũng
7.2. Nguyên nhân và tắc hại của tham nhũng
7.3. Điều chỉnh pháp luật về phòng chống tham nhũng
7.4. Trách nhiệm của các chủ thể trong phòng, chống tham nhũng
1. Tài liệu học tập
1.1.Tài liệu, giáo trình chính:
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình pháp luật đại cương,
Nhà xuất bản sư phạm Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu giảng dạy về phòng
chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng
không chuyên về luật, Hà Nội. (Kèm theo quyết định số lOMoARcPSD|49605928
3468/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1.2.Tài liệu tham khảo: [3] Hiến pháp 2013;
[4] Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017);
[5] Bộ luật Dân sự năm 2015;
[6] Bộ luật Lao động năm 2012;
[7] Luật Cán bộ công chức 2008; [8] Luật Viên chức 2010;
[9] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
[10] Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020)
[11] Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
[11] Luật Phòng, chống tham nhũng 2018;
[12] Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2020) [13]. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến (2005), Giáo trình
pháp luật đại cương, NXB Bách Khoa, Hà Nội; [14]
Học viện Hành chính Quốc gia (2022), Giáo trình pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, NXB Bách Khoa, Hà Nội [15]
Học viện Hành chính Quốc gia (2017), Giáo trình Lý luận nhà
nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. [16]
TBT Nguyễn Phú Trọng (2023), Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà
nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
Nguồn gốc của nhà nước: nhà nước là một hiện tượng lịch sử, có quátrình
hình thành, phát triển và tiêu vong.
Trong lịch sử đã có những giả thuyết khác nhau về sự ra đời của nhà nước
và theo diễn trình ấy những người theo thuyết duy vật biện chứng thừa nhận học
thuyết về sự ra đời nhà nước của Mác - Lê Nin là cuối cùng và đúng đắn nhất.
Theo một số học thuyết, quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước:
- Thuyết thần quyền: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước là do
Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu.
- Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả liên kết của nhiều gia đình, một hình
thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người, còn quyền lực của nhà nước, về
bản chất, giống như quyền lực của người nắm trụ cột gia đình hay còn gọi là
người gia trưởng trong gia đình.
- Thuyết bạo lực: Nhà nước là kết quả của việc áp dụng bạo lực của thị tộc này lên thị tộc khác.
- Thuyết tâm lý: Nhà nước là sản phẩm của ước nguyện, nhu cầu tâm lý của con
người muốn nương nhờ những thủ lĩnh, những người giáo sỹ…do đó, nhà nước
thực chất là một tập hợp những con người có tài năng, lòng dũng cảm và sứ
mạng phải lãnh đạo, che chở.
- Thuyết khế ước xã hội: Nhà nước là sản phẩm từ một khế ước (hợp đồng thoả
thuận) được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên, không có nhà nước.
Theo quan điểm Mácxít về sự xuất hiện nhà nước:
Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai
cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng
(hay tộc chủ) do những người dân ở đó bầu ra, quyền lực của những người đứng
đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện
bằng những quy tắc chung, những tập quán trong cộng đồng.
Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào.
- Vào thời cổ đại đã diễn ra ba lần phân công lao động xã hội: lOMoARcPSD|49605928
+ Lần phân công thứ nhất: chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tế độc lập và
tách ra khỏi trồng trọt, từ đây mầm mống của chế độ tư hữu phát triển và "gia đình
cá thể đã trở thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc"
+ Lần phân công thứ hai: thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, lần phân
công này dẫn đến hình thành bước đầu chế độ nô lệ với số lượng nô lệ ngày càng
tăng và họ bị đẩy đi làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ, thành từng
đoàn mười người, người hai người một điều đó cho thấy sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội sâu sắc.
+ Lần phân công thứ ba: sản xuất tách bạch với trao đổi dẫn đến sự xuất hiện của
tầng lớp thương nhân, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản
xuất một tý nào nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những
người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế… và bóc lột cả hai, một giai
cấp mà lịch sử loài người trước đó chưa hề biết đến.
Qua ba lần phân công lao động này cho thấy lực lượng sản xuất phát triển dẫn
đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của
cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt
của cải dư thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ,
đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của và người không
có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân
chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia giai cấp đồng thời và
kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai
cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình.
- Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội
phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều
hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt
lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn.
Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công
khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp
diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ
đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà
nước. Từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu
tranh của những giai cấp có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến
chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội… và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.
Theo quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước
Học thuyết Mác-Lênin coi Nhà nước là một phạm trù lịch sử chứ không phải
là một hiện tượng xã hội bất biến và vĩnh cửu. Nhà nước có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.
Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là do chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất và mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hoà được.
b) Khái niệm nhà nước: Hiện nay vẫn còn tồn tại các quan niệm về nhà nước
khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ và mục đích tiếp cận. Tuy nhiên trong phạm
vi nghiên cứu của môn học. Có thể thống nhất chung khái niệm về nhà nước
như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm
thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
c) Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nhà nước:
- Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
- Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công.
- Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia.
- Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật.
- Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế
1.1.2. Bản chất, chức năng của nhà nước
a) Bản chất nhà nước bao gồm: Tính giai cấp và tính xã hội - Tính giai cấp
+ Về kinh tế: Giai cấp thống trị quy định quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất
và sản phẩm lao động, quyền thu thuế.
+ Về chính trị: Giai cấp thống trị xây dựng bộ máy nhà nước và các công cụ bạo
lực vật chất như quân đội, cảnh sát, nhà tù... để bảo về quyền thống trị của mình. lOMoARcPSD|49605928
+ Về tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và nâng
hệ tư tưởng này thành hệ tư tưởng chính thống, tạo ra sự thống nhất sự phục tùng
đối với các giai cấp khác.
- Tính xã hội: Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo
các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm trật tự xã hội, ổn định và phát triển mặt
khác điều chỉnh, điều hòa các nhu cầu, lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
khác nhau để giữ gìn sự ổn định xã hội, tránh những mâu thuẩn xung đột không
đáng có gây ảnh hướng xấu tới chế độ chính trị - xã hội hiện tại. b) Chức năng của nhà nước
Khái niệm: Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động
cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Phân loại:
- Chức năng đối nội:
Chức năng đối nội của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản của
nhà nước trong nội bộ của đất nước.
- Chức năng đối ngoại:
Chức năng đối ngoại của nhà nước là những hoạt động cơ bản của đất nước với
các quốc gia, dân tộc hay các tổ chức nước ngoài. Đây là chức năng thay mặt dân
tộc của nhà nước tiến hành các hoạt động bang giao.
1.1.3. Kiểu, hình thức của nhà nước
Khái niệm: Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng(dấu hiệu) cơ bản của
nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát triển
của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Các kiểu nhà
nước trong lịch sử Có 4 kiểu nhà nước gồm:
- Kiểu nhà nước chủ nô;
- Kiểu nhà nước phong kiến;
- Kiểu nhà nước tư sản;
- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kiểu nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên của hầu hết các quốc gia phương
Tây. Nhà nước chủ nô là sản phẩm của sự liên kết giữa những người nắm đất đai,
của cải trong xã hội. Hình thái kinh tế chủ nô ghi nhận sự tồn tại của ba tầng lớp
gồm: chủ nô, dân tự do và nô lệ. Trong đó chủ nô đóng vai trò làm chủ xã hội, dân
tự do là những người lao động độc lập, chiếm số ít trong xã hội và nô lệ là những
người thuộc sở hữu của chủ nô và chiếm số đông. Về mặt xã hội, nhà nước chiếm
hữu nô lệ “là một tổ chức sinh ra để tổ chức, quản lý xã hội thay thế cho tổ chức
thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp nữa”. Nhà nước tiến hành tổ chức và quản lý
xã hội như kinh tế quy mô lớn, đất đai, khai hoang, xây dựng và quản lý công trình.
Kiểu nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiếnlà kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà
nước chủ nô và cũng có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân (tá điền). Về
mặt kinh tế, nhà nước phong kiến tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và bóc lột trực tiếp bằng thuế địa tô và lao dịch.
Về mặt xã hội, hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến là giai cấp phong kiến
và nông dân. Hai giai cấp này luôn mâu thuẫn nhau về lợi ích, trong đó ưu thế
luôn thuộc về giai cấp phong kiến.
Kiểu nhà nước tư sản
Nhà nước tư sảnlà nước nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện, tinh vi và phát
triển nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột.
Về mặt kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là quan hệ sản xuất
giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê. Dưới chế độ tư bản, tư liệu sản
xuất khá đa dạng” nhà máy, công trường, hầm mỏ, đồn diền, tiền… đều thuộc sở
hữu của các nhà tư bản. Người công nhân phải bán sức lao động của mình cho
nhà tư bản để kiếm sống.
Về mặt xã hội, quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà cốt lõi là quan
hệ giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa lOMoARcPSD|49605928
Là nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Sự ra đời của Nhà
nước XHCN mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát
triển của xã hội và bắt nguồn từ những tiền đề xuất hiện ngay trong lòng xã hội tư sản.
Về mặt kinh tế: Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, đòi
hỏi phải tiến hành cách mạng, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xác lập quan hệ sản
xuất mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất chính
trong xã hội là các hầm mỏ, nhà máy, công xưởng...do giai cấp vô sản nắm giữ và toàn quyền lãnh đạo.
Về mặt xã hội: Xã hội xuất hiện nhiều giai cấp nhưng giai cấp thống trị là
giai cấp vô sản là giai cấp đa số lớn mạnh ý thức được vai trò và sứ mạng lịch sử
của mình tiến hành cuộc cách mạng lật đỗ giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản không
chủ trương bóc lột giai cấp khác mà tạo điều kiện để các giai cấp khác phát triển.
Hình thức nhà nước
Khái niệm: Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và
những phương pháp để tổ chức quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố cụ thể: Hình.
Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước
Hình thức chính thể
Chính thể nhà nước là cách thức và trình tự tổ chức các cơ quan quyền lực
nhà nước tối cao ở trung ương, việc xác định thẩm quyền và mối quan hệ của
những cơ quan này với nhau, cũng như giữa chúng với nhân dân.
Hình thức chính thể bao gồm chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. -
Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Bao gồm hai
hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế) và chính thể quân
chủ hạn chế (quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị);
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: Vua là người đứng đầu nhà nước và có quyền lực
vô hạn, quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia.
+ Chính thể quân chủ hạn chế: Người đứng đầu Nhà nước chỉ nắm một phần
quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực tối caođược bầu ra theo nhiệm kỳ.
- Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc
về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
+ Cộng hòa quý tộc: Quyền tham gia vào bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền
lực) của Nhà nước được qui định về mặt hình thức (pháp lý) chỉ qui định đối với các tầng lớp quý tộc.
+ Cộng hòa dân chủ: Quyền tham gia vào bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền
lực) của Nhà nước được qui định về mặt hình thức (pháp lý) đối với các tầng lớp
nhân dân lao động.Bao gồm hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, cộng hòa
đại nghị, cộng hòa lưỡng tính (Kết hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị).
Hình thức cấu trúc nhà nước
Nhà nước cấu tạo thành các đơn vị hành chính lãnh thổ từ trung ương đến
địa phương, có mối quan hệ qua lại với nhau trong tổ chức và họat động của nhà nước.
Hai hình thức cấu trúc nhà nước là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang:
- Nhà nước đơn nhất:là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền
lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính.
Ví dụ, ở Việt Nam đơn vị hành chính được quy định trong Điều 110 Hiến
pháp năm 2013: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc
Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và
xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. lOMoARcPSD|49605928
- Nhà nước liên bang: là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại
hay các bang, các vùng lãnh thổ có chủ quyền. Nhà nước liên bang có hai hệ
thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên bang và
một hệ thống trong mỗi bang thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của Nhà
nước liên bang đồng thời mỗi bang thành viên cũng có chủ quyền riêng. - Nhà
nước liên minh: Là sự liên kết tạm thời của các quốc gia để thực hiện những
nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục
đích thì nhà nước liên minh tự giải tán hoặc có trường hợp phát triển thành nhà nước liên bang.
Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có 2 phương pháp chính:
- Phương pháp dân chủ tương ứng chế độ chính trị dân chủ
- Phương pháp phản dân chủ, tương ứng chế độ chính trị phản dân chủ.
1.1.4. Bộ máy nhà nhà nước
Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung
ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất
thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ chức năng nhà nước. Chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước sẽ được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước. Điều
này có nghĩa là nếu không có bộ máy nhà nước thì nhà nước không thể thực hiện
được chức năng nhiệm vụ và không thể duy trì được sự thống trị. Bộ máy nhà
nước không phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước, mà là hệ thống nhất
các cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ nhau, vận hành phối hợp
một cách nhịp nhàng. Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm thực hiện
chức năng nhà nước, phục vụ trước hết là lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội.
1.2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật
1.2.1. Nguồn gốc, khái niệm và các thuộc tính của pháp luật
Nguồn gốc về pháp luật
Pháp luật được hình thành bằng hai con đường:
- Thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội, phong tục, tập quánchuyển chúng thành pháp luật;
- Thứ hai, bằng hoạt động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.
Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý trí của giai
cấp thống trị,nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các thuộc tính của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp
luật. Quy phạm pháp luật là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, mô hình xử sự
chung. Tính quy phạm phổ biến chính là cái để phân biệt quy phạm pháp luật
với các quy phạm xã hội khác. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần
trên lãnh thổ và theo thời gian. Việc áp dụng những quy định này chỉ bị đình chỉ
khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc thời hạn
hiệu lực của các quy phạm pháp luật đã hết.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề
lên thành luật”. Pháp luật làm cho ý chí này có tính chất chủ quyền duy nhất trong
một quốc gia. Chính quyền lực chính trị đem lại cho pháp luật tính quy phạm phổ biến.
- Tính bắt buộc chung: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà
nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình
nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã
hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành, và bảo đảm thực hiện, nó sẽ
có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người -
Tính bắt buộc chung:Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà
nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình
nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã
hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành, và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh. lOMoARcPSD|49605928
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Tính xác định về mặt hình thức là sự
thể hiện nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định. Nội dung của nó
được xác định rõ ràng, chặt chẽ do nhà nước quy định. Nội dung của pháp luật
phải được qui định rõ ràng sáng sủa, chặt chẽ, khái quát trong các khoản của
điều luật, trong các điều luật, trong một văn bản pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung.
Ngoài ra Pháp luật còn có thêm hai thuộc tính nữa đó là: Tính ý chí và Tính xã hội.
-Tính ý chí: Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải là kết quả của
của sự tự phát hay cảm tính mà ý chí trong pháp luật luôn là ý chí của giai cấp
cầm quyền. Pháp luật luôn nhằm để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, giai
cấp cầm quyền hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành pháp luật.
- Tính xã hội:Muốn pháp luật phát huy được hiệu lực thì pháp luật phải phù hợp
với những điều kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp
luật phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội.
1.2.2. Bản chất, chức năng của pháp luật
Bản chất giai cấp
- Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị;
- Pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị.
Bản chất của pháp luật
- Tính giai cấp của pháp luật: nhà nước và pháp luật là hai yếu tố kiến trúcthượng
tầng xã hội và có mối quan hệ biện chứng với nhau, pháp luật là công cụ để nhà
nước thực thi sự thống trị, còn pháp luật muốn phát huy được tác dụng phải dựa
vào sức mạnh của nhà nước và bộ máy nhà nước.
- Tính xã hội của pháp luật: pháp luật không chỉ có tính giai cấp mà còn có giátrị
xã hội phổ biến, tức tính xã hội của pháp luật, các quy phạm pháp luật được ban
hành là kết quả của sự chọn lọc, tự nhiên trong xã hội vì nhà nước ghi nhận
những cách cư xử hợp lý, khách quan được số đông trong xã hội chấp nhận.
Chức năng của pháp luật
Chức năng của pháp luật là những mặt, những phương diện chủ yếu của pháp
luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
- Chức năng điều chỉnh: Chức năng điều chỉnhlà sự tác động trực tiếp của pháp
luật tớicác quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và tạo lập hành lang pháp lý để
hướng các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn.
Sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng chính:
+ Một mặt, pháp luật vừa làm nhiệm vụ “trật tự hoá” các quan hệ xã hội, đưa
chúng vào những phạm vi, khuôn mẫu nhất định.
+ Mặt khác tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất
định phù hợp với ý chí giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách
quan của các quan hệ xã hội.
Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức:
quy định, cho phép, ngăn cấm, quy định quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật.
- Chức năng bảo vệ: Thể hiện quy định thông qua những phương tiện nhằm mục
đích bảo vệ các quan hệ xã hội là cơ sở nền tảng của xã hội trước các hành vi vi
phạm pháp luật. Khi có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh thì phải chịu các chế tài của quy phạm pháp luật.
- Chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông
qua sự tác động của pháp luật vào ý thức con người, làm cho con người hành
động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật. Cách xử sự ghi trong
pháp luật là cách xử sự phổ biến đã được lựa chọn phù hợp với đạo đức tiến bộ
xã hội. Nhận thức này hướng con người đến những hành vi, những cách xử sự
phù hợp với lợi ích của xã hội, nhà nước, tập thể và của bản thân.
1.2.3. Kiểu, hình thức của pháp luật a) Kiểu pháp luật
Khái niệm: Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của
pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện tồn tại và lOMoARcPSD|49605928
phát triển của pháp luật tương ứng trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Các kiểu pháp luật
- Kiểu pháp luật chủ nô;
- Kiểu pháp luật phong kiến;
- Kiểu pháp luật tư sản;
-Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
b) Hình thức của pháp luật
Hình thức bên ngoài của pháp luật
Hình thức bên ngoài của pháp luật là những trạng thái biểu hiện ra bên ngoài
của pháp luật giúp nhận diện nó với các thực thể khác, bao gồm: - Tập quán pháp; - Tiền lệ pháp;
- Văn bản quy phạm pháp luật;
Hình thức bên trong của pháp luật
Hình thức bên trong của pháp luật cũng chính là cấu trúc của pháp luật, bao gồm:
- Hệ thống pháp luật (pháp luật của một quốc gia); - Ngành luật; - Chế định pháp luật; - Quy phạm pháp luật. Chương 2
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.2. Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam Theo
Điều 2 Hiến pháp năm 2013:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
phápquyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ;
tấtcả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểmsoát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
Như vậy, bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp
2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể: – Nhân dân là chủ thể tối cao
của quyền lực nhà nước; –
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các
dântộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; –
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt
độngtrên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công
dân; – Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). lOMoARcPSD|49605928
Nhà nước CHXHCN Việt Nam nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Đó là kiểu nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với kiểu nhà nước
bóc lột và là kiểu nhà nước cao nhất trong lịch sử, là nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhần dân và vì nhân dân mà nền tảng
là liên minh giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều 2, Hiến pháp 1992).
Nhà nước bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước và
quản lý xã hội, đảm bảo quyền ứng cử cũng như quyền bầu của nhân dân, thực
sự có quyền lựa chọn những người đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Bản chất của Nhà nước ta hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã
hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:
- Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2. Chức năng, hình thức Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Chức năng đối nội
a. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế
Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nhằm mục đích là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản
xuất hiện có, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, khai thác mọi tiềm năng...
Đây là chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa không chỉ là tổ chức của quyền lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các
tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước. Nội
dung của hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là
phát triển lực lượng sản xuất; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với
phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm... thiết lập từng
bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa... phát huy mạnh mẽ vai trò then chốt của
khoa học và công nghệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại.
b. Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội
Bất kỳ nhà nước nào cũng luôn phải chú trọng thực hiện chức năng bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong điều
kiện tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nguy cơ chiến tranh xâm lược
vẫn tồn tại, nhà nước Việt Nam cũng như toàn xã hội đều phải luôn nâng cao tinh
thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Thực tế
cho thấy, chức năng bảo vệ đất nước luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm ở
bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải không
ngừng củng cố nền quốc phòng toàn dân; Xây dựng lực lượng quân đội chính quy,
tinh nhuệ, hiện đại và tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; Quy định
nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc đối với công dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn
dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng thế
trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an
ninh với kinh tế; sử dụng các diễn đàn quốc tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. c.
Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
Nhà nước xây dựng hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý văn hóa, văn học -
nghệ thuật, khoa học, giáo dục thể thao, các phương tiện thông tin đại chúng;
đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tương xứng với yêu cầu thực tế
của các lĩnh vực công tác đó.
d. Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa Đây là chức năng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
các chức năng khác của nhà nước. Nhà nước không ngừng hoàn thiện công tác
xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra giám sát việc tuân thủ
pháp luật của toàn xã hội; đồng thời tăng cường củng cố các cơ quan bảo vệ
pháp luật, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật.