Tom tat LA TS Lich su - Hoang Thi Tham (Tieng Viet) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THẮM
§¶NG NHËN THøC Vµ TRANH THñ THêI
C¥ TRONG CUéC KH¸NG CHIÕN CHèNG Mü, CøU N¦íC (1954 - 1975)
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Mạnh Hà
2. PGS,TS. Nguyễn Văn Bạo
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong chiến tranh, thời cơ là một vấn đề có ý nghĩa then chốt. Hiểu
được thời cơ, nắm được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của thời cơ và
biết vận dụng linh hoạt sẽ có tác dụng xoay chuyển và đảo lộn toàn bộ
cục diện của cuộc chiến. Vì thế, tạo thời cơ cho cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã
trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống những kẻ thù xâm lược lớn mạnh
hơn gấp nhiều lần và giành được những thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi đó
do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có thành công của việc
nhận thức và tranh thủ thời cơ. Điều đó đã được đúc rút, vận dụng sáng
tạo, trở thành nghệ thuật đặc sắc trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Thắng lợi của 21 năm kháng chiến chống Mỹ có nhiều nguyên nhân
như: do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng với đường lối kháng chiến độc
lập tự chủ, sáng tạo; do quyết tâm chiến đấu hy sinh, tinh thần dũng cảm
của quân và dân hai miền Nam - Bắc, trong đó quân và dân miền Nam đã
trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ - một kẻ thù lớn mạnh nhất lúc đó;
do có sự ủng hộ quốc tế, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước
khác trên thế giới; do việc Đảng đã nhận thức, đánh giá đúng về kẻ thù
xâm lược... Tuy nhiên, về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến,
cũng còn những khía cạnh, vấn đề chưa được phân tích, lý giải một cách
đầy đủ và sâu sắc. Quá trình Đảng nhận thức và tranh thủ thời cơ, tạo
bước nhảy vọt đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi và kết thúc trong điều
kiện nhanh nhất có thể, là một trong những vấn đề như vậy.
Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống
lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ (1954-1975), xuất phát từ tư duy nhạy bén
trong việc nhận thức thời cơ, tạo thời cơ, tranh thủ chỉ đạo thời cơ, về so
sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của 2
chiến tranh, từ đó Đảng đã chỉ đạo tranh thủ thời cơ kịp thời, tạo ra những
bước ngoặt có ý nghĩa quyết định. Ðảng đã chứng tỏ tầm tư duy chiến lược,
sớm nhận thức quy luật vận động của chiến tranh, dự báo thời cơ cách
mạng, chuẩn bị và tranh thủ thời cơ để thúc đẩy tiến trình cách mạng phát
triển. Đảng không thụ động chờ thời cơ, mà tích cực, chủ động tiến hành
đấu tranh để tạo ra thời cơ, từng bước thực hiện mục tiêu "đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Việc nhận thức, chỉ đạo tranh thủ thời cơ trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975) là quá trình nhận thức, dự báo và thúc đẩy
thời cơ cách mạng ở tầm chiến lược để từng bước đánh bại quân Mỹ, đẩy
quân Mỹ ra, tạo điều kiện đánh đổ toàn bộ quân đội và chính quyền Sài
Gòn ở miền Nam. Đó là cơ sở để Đảng tiến hành chuẩn bị lực lượng,
chuẩn bị chiến trường, tạo thế, tạo lực và nắm thời cơ mở cuộc tổng tiến
công và nổi dậy với tinh thần quyết chiến, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, đây còn là vấn đề có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày
nay, khi Đảng nhận thức được thời cơ và thách thức đặt ra trong bối cảnh
mới để đề ra chủ trương, đường lối phù hợp, hiệu quả nhằm tận dụng và
phát huy thời cơ, hạn chế thách thức và dần dần chuyền hóa thách thức
thành thời cơ để xây dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn, giàu mạnh hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn
đề tài: "Đảng nhận thức và tranh thủ thời cơ trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)" làm luận án tiến sĩ Lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng nhận thức và tranh thủ thời cơ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), góp phần làm sáng tỏ
những thành tựu, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm về vai trò lãnh
đạo có ý nghĩa quyết định của Đảng đối với thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu:
- Trình bày khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Trình bày khái quát hoàn cảnh lịch sử và chủ trương, đường lối tác
động đến quá trình Đảng nhận thức và tranh thủ thời cơ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Trình bày có hệ thống nhận thức của Đảng về thời cơ và chỉ đạo
tranh thủ thời cơ trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Nhận xét những thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm
quý về việc nhận thức và tranh thủ thời cơ trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975) của Đảng, có thể tham khảo cho công cuộc đổi
mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trước những biến đổi lớn
lao của tình hình thế giới và trong nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình Đảng từng bước nhận
thức và chỉ đạo tranh thủ thời cơ (ở tầm chiến lược) trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). (Mặc dù trong giai đoạn này,
Đảng có tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam, nhưng để thống nhất cách
gọi, nghiên cứu sinh xin được gọi chung là Đảng như tên của luận án).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nhận thức và
chỉ đạo tranh thủ thời cơ của Đảng được thể hiện thông qua những quan
điểm, chủ trương và thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
- Về không gian: Trên địa bàn miền Nam Việt Nam, địa bàn miền
Bắc và trên phạm vi quốc tế.
- Về thời gian: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-
1975) và điểm lại một cách khái quát thời kỳ trước 1954, khi Đảng bước 4
đầu nhận thức, tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và cách mạng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp lịch
sử, phương pháp lôgic, ngoài ra còn vận dụng các phương pháp phân tích
hệ thống, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn...
để làm rõ nội dung nghiên cứu.
4.3. Về nguồn tư liệu
+ Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng và một số tác phẩm của các nhà đồng
chí đạo Đảng và Nhà nước về chiến tranh, cách mạng.
+ Các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền
Nam; thông tư, báo cáo của Quốc hội, Chính phủ, và các quyết định của
các bộ, ban, ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Luận án tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học và công trình khoa học, các luận văn, luận án, bài tạp chí liên
quan về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở
trong nước và ngoài nước.
5. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn
5.1. Đóng góp về khoa học
- Trình bày hệ thống quá trình Đảng nhận thức và chỉ đạo tranh thủ
thời cơ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Bước đầu đưa ra những nhận xét và rút ra những kinh nghiệm về
quá trình Đảng nhận thức và chỉ đạo tranh thủ thời cơ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). 5
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu tham khảo
cần thiết cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển của
đất nước trong công cuộc đổi mới, nhằm tranh thủ tối đa sức mạnh nội
lực và ngoại lực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật
của Nhà nước. Đồng thời, luận án mong muốn là nguồn tư liệu tham khảo
cần thiết cho cán bộ, giảng viên, học viên và các nhà khoa học trong
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
cũng như trong nghiên cứu giảng dạy môn Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam và một số môn học lý luận chính trị khác.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án tập trung gồm 4 chương, 8 tiết. Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Thời cơ và vai trò, tầm quan trọng của thời cơ trong chiến tranh
Thời cơ là thời điểm lịch sử thuận lợi nhất, có đủ điều kiện nhất để
tiến hành một hành động tạo kết quả theo ý đồ của mình. Trong chiến
tranh, để giành thắng lợi, điều căn bản là hình thành sức mạnh quyết định
cả về thế và lực ở thời điểm quyết định. Có thực lực mới tạo được thời cơ
và khi thời cơ đến mới có thể kịp thời lợi dụng nó.
Vấn đề về thế, lực và mối quan hệ biện chứng giữa thế, lực và thời.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, yếu tố thời cơ liên quan
trực tiếp đến mối quan hệ lực - thế - thời. Đây là ba yếu tố có quan hệ
hữu cơ với nhau tạo ra chiến thắng, đặc biệt là đối với các cuộc chiến
tranh, chiến dịch, chiến đấu mà lực lượng ta ít hơn đối phương thì thời
thế lại có tác dụng quyết định đến sự phát huy lực lượng nhỏ thành sức 6
mạnh lớn hơn địch để chiến thắng đối phương.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung
Công trình: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-
1975 (9 tập); Lịch sử quân sự Việt Nam (tập 11, tập 12); Chiến tranh
cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học; Những vấn đề
chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1954-1975); Hiệp định
Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn (tập 1:
Đánh và đàm, tập 2: Ký kết và thực thi); Tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân 1968, giá trị lịch sử; Đại thắng mùa xuân 1975, sức mạnh của trí
tuệ Việt Nam; Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam, sự lựa chọn lịch sử;
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống chiến lược "Việt Nam hóa
chiến tranh" của đế quốc Mỹ từ 1969 đến 1975; Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước trong giai đoạn 1969-1972: Chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ.
Công trình của tác giả nước ngoài: Sự lừa dối hào nhoáng, John
Paul Van và nước Mỹ ở Việt Nam; Từ tòa bạch ốc đến dinh độc lập lập;
Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam; Nền
hòa bình mong manh: Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định
Paris; Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam;
55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ; Giải phẫu cuộc chiến tranh (Anatomy of
a war) Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại (tập 1 và tập 2);
Cuộc tháo chạy toán loạn; Cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam và
chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam; v.v...
Những công trình trên đã tái hiện một thời kỳ lịch sử đầy sôi động
của Việt Nam. Trong đó, các tác giả đồng thời cũng là người từng giữ
chức vụ, trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền Mỹ. Do đó,
các công trình đã đề cập khá toàn diện trên mọi góc cạnh của cuộc chiến,
chỉ ra những góc khuất, những âm mưu giấu kín của Mỹ, những tư liệu