Tóm tắt lạm phát nền kinh tế - Kinh tế và quản trị kinh doanh | Đại học Lâm Nghiệp
Tóm tắt lạm phát nền kinh tế - Kinh tế và quản trị kinh doanh | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Lạm phát trong nền kinh tế Mỹ và Việt Nam
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng trong hai năm qua, nền kinh tế
này đã phải đối mặt với những thách thức lớn nhất của thế hệ. Những biến động
liên tục đã khiến hàng triệu người Mỹ phải trải qua thời kỳ lạm phát dường như
chưa từng xảy ra trước đây, khi giá cả tăng nhanh từ nhiều mặt hàng như lương
thực, thực phẩm,xăng dầu, hàng tiêu dùng,… cũng vì thế mà tăng theo
Đầu năm 2021, Mỹ chịu sức ép lớn từ dịch bệnh với số lượng người nhiễm và số ca
tử vong vượt mốc triệu người. Sản xuất bị trì trệ, thiếu hụt nguồn cung. Bên cạnh
đó, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Chính phủ phải chi một nguồn ngân sách lớn
cho việc hỗ trợ người dân thất nghiệp.
Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ vào tháng 12-2021 đã tăng 7% so với
cùng kỳ năm 2020. Đây là tốc độ tăng theo năm nhanh nhất kể từ năm 1982. Mà người tiêu
dùng phải trả cho hàng hóa và dịch vụ.
Trong quý I/2022, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản
xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường
quốc tế có xu hướng tăng mạnh, gây áp lực lạm phát lên nhiều quốc gia trên thế giới.
Cụ thể, lạm phát của Mỹ tháng 02/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 01/1982.
Các chỉ số này thậm chí còn chưa tính tới việc giá xăng dầu tăng kể từ khi Nga tiến hành
chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2. Giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ đã tăng
khoảng 62 cent . các yếu tố bao gồm chi tiêu dùng, tăng lương và thiếu hụt nguồn cung đã
khiến lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ tăng cao kỷ lục.
Ở Việt Nam, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới với tổng
sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm
trước. Nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động
của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên nhưng nhìn chung mặt
bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 tăng
1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng
thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.
Nguyên nhân gây ra lạm phát: chính là tổng cầu tăng đột biến, giá cả nguyên vật liệu tăng cao
và đứt gãy chuỗi cung ứng, kể cả trong nước và quốc tế. Mặt khác, nền kinh tế Việt đang phục
hồi, doanh nghiệp đang rộn ràng quay trở lại hoạt động sản xuất nếu tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra