Tóm tắt lý thuyết "Cặp phạm trù khả năng và hiện thực"
Phân tích và làm rõ khái niệm, mối quan hệ giữa cặp phạm trù, nêu ví dụ đi kèm giúp bạn hiểu và nhớ được kiến thức về cặp phạm trù "khả năng" và "hiện thực".
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (ML016)
Trường: Đại học Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36271885 lOMoAR cPSD| 36271885
CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
- NHỮNG PHẦN CƠ BẢN: 1. Mở đầu. 2. Nội dung. 3. Phần kết.
- PHẦN MỞ ĐẦU: I. Khái niệm: 1. Khả năng là gì? 2. Hiện thực là gì? 3. Ví dụ.
II. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực.
III. Các dạng của khả năng.
IV. Ý nghĩa của phương pháp luận.
- PHẦN NỘI DUNG. I. Khái niệm:
1. Khả năng là gì?
- Khả năng là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ tồn tại
dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng.
- Nói cách khác, khả năng là cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế. Nhưng sẽ xuất hiện
và tồn tại khi có điều kiện thích hợp.
2. Hiện thực là gì?
- Hiện thực là phạm trù triết học phản ánh kết quả sự sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và là
cơ sở để định hình những khả năng mới.
- Ta có thể hiểu, hiện thực là cái hiện có, gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại
khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức. 3. Ví dụ.
Ví dụ: Hiện thực: Anh A đang sở hữu một chiếc xe Ô tô.
Khả năng: Chị A có thể được bảo lãnh sang nước Mỹ.
⇨ Điều kiện: Chị A phải hoàn thành các thủ tục, vượt qua những lần phỏng vấn, kiểm tra. Ví dụ 1:
N ước ta là một nước đang phát triển nhưng trong tương lai Việt Nam có thể trở thành
một nước phát triển “khi phát huy được những lợi thế” của hiện tại ở cả trong nước
và các nguồn lực ở bên ngoài.
- Hiện thực: Nước ta là một nước đang phát triển.
- Khả năng: Việt Nam trở thành nước phát triển.
Điều kiện: Phát huy được lợi thế hiện tại ở trong nước và quốc tế. Ví dụ 2: lOMoAR cPSD| 36271885
Bạn đang không hứng thu, không hiểu môn Triết nhưng nếu bạn cố gắng - nổ lực thì bạn sẽ
cảm thấy hứng thu và học tốt môn Triết.
- Hiện thực: bạn đang không hứng thu, không hiểu môn Triết học. lOMoAR cPSD| 36271885
- Khả năng: bạn sẽ cảm thấy hứng thu và học tốt Triết học.
Điều kiện: bạn phải cố gắng và nổ lực.
II. Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực.
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau,
thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
Ví dụ 1: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ làm băng tan, dẫn tới mực nước biển dâng lên
- Trong sự vật hiện đang tồn tại, nó chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật
chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực.
Ví dụ 2: Chúng ta có gạch, đá, cát, xi măng, sơn,… Khả năng là chúng ta có thể xây thành căn
nhà. Khi căn nhà xây xong thì trở thành hiện thực.
- Ngoài ra, hiện thực cũng chứa đựng những khả năng mới. Những khả năng mới này khi có đủ
điều kiện thích hợp sẽ lại thành hiện thực.
=> Dựa trên ví dụ 2 ở phần trên, sau khi ngôi nhà được xây xong thì khả năng mới xuất hiện
như là căn nhà có thể bị cháy, ngập ung, bị lũ cuốn trôi,….
- Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Cùng trong những điều kiện nhất định,
ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng.
- Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm
những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
Ví dụ: Bạn B đang học đại học Y thì khả năng ra trường bạn sẽ thành 1 bác sĩ hoặc 1 y tá,
nhưng nếu một số điều kiện xảy ra như: + Không còn hứng thú.
+ Phát hiện mình chọn sai ngành
+ Công việc không phù hợp
✓ Khả năng khác có thể xảy ra: Bạn B sẽ:
+ Chọn học lại ngành khác + Làm việc trái ngành + Kinh doanh
- Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện.
Ví dụ: Để hạt lúa nảy mầm cần nhiều điều kiện như chất lượng hạt giống, độ ẩm, loại phân
để bón, phương thức bón phân,….
Ví dụ 1: Để trở thành SV 5 tốt của CTU thì SV phải có: + Đạo đức tốt + Học tập tốt lOMoAR cPSD| 36271885 + Thể lực tốt + Tình nguyện tốt + Hội nhập tốt
III. Các dạng của khả năng.
1. Khả năng dựa trên thuộc tính và mối quan hệ tất nhiên – ngẫu nhiên:
- Khả năng thực: là những khả năng được quy định bởi những thuộc tính và mối quan hệ tất
nhiên của đối tượng.
Ví dụ: Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc ѕẽ thành câу lúa.
- Khả năng hình thức: là những khả năng được quy định bởi những thuộc tính và mối quan hệ
ngẫu nhiên của đối tượng.
Ví dụ: Khả năng con người trúng ѕổ хố là khả năng ảo. Khả năng nàу biến thành hiện thực chỉ
là do ngẫu nhiên, maу mắn.
➢ Khi đặt ra mục đích xây dựng chương trình thực hiện hành vi con người cần phải xuất
phát từ KHẢ NĂNG THỰC. Những khả năng hình thức không thể làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch
2. Khả năng cụ thể - khả năng trừu tượng:
- Khả năng cụ thể: là những khả năng mà để thực hiện chúng thì đã đủ điều kiện.
- Khả năng trừu tượng: là những khả năng mà ở thời điểm hiện tại chưa có những điều kiện
thực hiện NHƯNG điều kiện có thể xuất hiện khi đối tượng đạt tới một trình độ phát triển nhất định.
➢ Để lập kế hoạch trước mắt, xác định cách thức giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã chín
muồi. Cần phải xuất phát từ khả năng cụ thể không thể căn cứ vào các khả năng trừu tượng.
3. Khả năng bản chất và khả năng chức năng.
- Khả năng bản chất: là những khả năng mà việc thực hiện chúng làm biến đổi bản chất của đối tượng.
- Khả năng chức năng: là những khả năng gây ra sự biến đổi thuộc tính trạng thái của đối
tượng mà vẫn không làm thay đổi bản chất .
4. Nếu tính đến kết quả thực hiện khả năng dẫn đến việc chuyển từ thấp đến cao, hay ngược
lại, hoặc từ trạng thái này sang trạng thái khác ở cùng một trình độ phát triển, thì có thể chia
các khả năng thành: khả năng tiến bộ, khả năng thoái bộ và khả năng đứng yên
5. Căn cứ vào tính xác định chất hay lượng của đối tượng bị biến đổi do thực hiện khả năng
gây ra, ta chia ra thành: khả năng chất hay khả năng lượng.
6. Việc khảo sát các khả năng thông qua quan hệ mâu thuẫn là cơ sở chia các khả năng thành:
- Khả năng loại trừ : là khả năng mà việc thực hiện nó khiến khả năng khác bị triệt tiêu
trở thành mất khả năng. lOMoAR cPSD| 36271885
- Khả năng tương hợp: là khả năng mà việc chuyển hóa nó thành hiện thực không thủ tiêu khả năng khác.
IV. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
1. Hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên nếu chỉ dựa vào
cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng.
- Lenin cho rằng: Chủ nghĩa Mác dựa vào hiện thực, chứ không dựa vào khả năng để vạch ra
đường lối chính trị của mình và chủ nghĩa Mác căn cứ vào sự thật chứ không phải dựa vào khả năng.
2. Phát triển là quá trình mà trong đó:
• Khả năng chuyển hóa thành hiện thực.
• Hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới.
khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận.
- Do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng, thì mới nên
tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
3. Trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự vật, hiện
tượng có thể chứa “nhiều khả năng khác nhau”.
- Vậy nên cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra.
4. Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một số
khả năng. Ngoài một số khả năng vốn có, khi có điều kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện
tượng sẽ xuất hiện thêm một số khả năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn.
- Bởi vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số
hiện có, trước hết là chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn.
5. Khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết nên cần
tạo điều kiện đó để nó chuyển hóa thành hiện thực.
- Tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy
trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực. - PHẦN KẾT:
Qua bài học trên, ta rút ra được rằng vai trò của cặp phạm trù khả năng - hiện thực là cơ sở
phương pháp luận chỉ ra các liên hệ và sự phát triển của sự vật, hiện tượng là một quá trình tự nhiên. lOMoAR cPSD| 36271885