-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt lý thuyết lịch sử Đảng | Học viện tài chính
Từ nửa sau thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam(VPP0403) 44 tài liệu
Học viện Tài chính 292 tài liệu
Tóm tắt lý thuyết lịch sử Đảng | Học viện tài chính
Từ nửa sau thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam(VPP0403) 44 tài liệu
Trường: Học viện Tài chính 292 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Tài chính
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48632119
CHƯƠNG 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH
ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) I. Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
tháng 2 – 1930 1. Bối cảnh lịch sử
* Bối cảnh thế giới:
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy
mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu
vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc.
-> Nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực
dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ , rộng khắp, nhất là ở Châu Á.
+ Các nước tư bản chủ nghĩa: giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản
+ Các nước thuộc địa: phong trào giải phóng dân tộc
Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 -
Làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới: không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với
cuộcđấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu
sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. -
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập,
trởthành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới.
+ Vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản, các vấn đề dân tộc và
thuộc địa, giúp đỡ chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc.
+ Truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở khu
vực này đi theo khuynh hướng vô sản.
+ Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920) đã thông qua luận cương về dân tộc
và thuộc địa do V.I.Lênin khởi xướng.
=> Ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương.
* Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng: Page | 1 lOMoAR cPSD| 48632119
- 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược VN tại Đà Nẵng và từ đó từng bước thôn tính VN
- Đó là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam (dưới triều đại phong kiến nhàNguyễn)
đã lâm vào giai đoạn khủng khoảng trầm trọng.
- Trước hành động xâm lược của Pháp, Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp
(Hiệp ước 1862, 1874, 1883) và đến ngày 6/6/1884 với Hiệp ước Patơnốt (Patenotre)
đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta
là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác” Chính trị:
+ Thiết lập 1 bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương
+ Duy trì bộ máy chính quyền phong kiến cũ để làm tay sai cho Pháp
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết
cộng đồng quốc gia dân tộc -> chia 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế
độ chính trị khác nhau nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập
ngày 17-10-1887 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp.
+ Thiết lập bộ máy quân sự để đàn áp.
+ Dùng người Việt để trị người Việt. Kinh tế:
+Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền => Bần cùng hóa người nông dân +Công nghiệp:
· Công nghiệp nặng: Khai thác than phát triển mạnh vì nguồn đầu tư ít, nhân công
dồi dào rẻ mạt, tài nguyên than dồi dào
· Công nghiệp nhẹ: Xay xát và may mặc phát triển mạnh vì phục vụ cho nhân dân Pháp
· Thủ công nghiệp: Thực dân Pháp tìm cách phá vỡ các ngành nghề thủ công truyền thống
+ Thương nghiệp: Tìm cách độc chiếm thị trường Đông Dương
+ Giao thông vận tải:
· Đường sắt phát triển vì địa hình nước ta là đồi núi nến muốn lưu thông tốt hơn
và vận chuyển hàng hóa về chính quốc
· Đường bộ phát triển nhằm mục đích đi lại và xuất phát từ nhu cầu trị thủy trong nông nghiệp. + Thuế: · Thuế cũ: Thuế thân
· Thuế mới: Muối, rượu, thuốc phiện. Page | 2 lOMoAR cPSD| 48632119
+ Văn hóa, giáo dục:
· Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
· Trường học mở nhỏ giọt và chỉ ở cấp thấp (nhà tù nhiều hơn trường học)
· Xuất bản nhiều báo chí phản động ca ngợi cho sức mạnh và nền văn hóa
Pháp · Đầu độc về văn hóa gây tâm lý tự ti và vong bản, tuyên truyền tư tưởng
“khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp”
. Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù ở Côn Đảo để giam cầm những người Việt Nam yêu nước chống Pháp.
=>Với những chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã hội VN có sự biến đổi sâu sắc:
Hơn 90% dân số VN mù chữ, giai cấp cũ phân hóa còn giai cấp mới được hình thành.
* Tình hình giai cấp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội VN
Giai cấp cũ :
• Địa chủ phong kiến:
- Chiếm 5% trong xã hội, chiếm 90% ruộng đất.
- Từ khi thực dân Pháp vào xâm lược được sử dụng làm tay sai.
- Phân hóa thành 2 bộ phận:
· Đại địa chủ: Kinh tế, chính trị gắn liền với thực dân Pháp, Mất đi lòng yêu nước -> Cần tiêu diệt.
· Trung tiểu địa chủ: Bị đại địa chủ và tư bản Pháp chèn ép, Không ít thì nhiều có
lòng yêu nước, Cách mạng cần lôi kéo và lợi dụng. Không lôi kéo, lợi dụng được thì phải làm họ trung lập. • Nông dân:
- Chiếm 90% trong xã hội, sở hữu 5% ruộng đất.
- Bị cướp đoạt ruộng đất, làm ra của cải cho xã hội nhưng không được hưởng vìlàm thuê.
- Mang hệ tư tưởng tiểu nông, mang tầm nhìn và nhãn quang cách mạng hạnchế,
Không thể lãnh đạo cách mạng
- Là lực lượng hùng hậu không thể thiếu trong phong trào cách mạng. Giai cấp mới : Công nhân
- Được coi là con đẻ của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897)
- Ngày càng tăng nhanh và tỷ lệ thuận với công cuộc khai thác
- Là giai cấp có những đặc điểm chung với công nhân thế giới
· Đại diện cho phương thức lao động sản xuất tiên tiến =>Ý thức tổ chức kỷ luật cao
· Sống tập trung nên dễ xây dựng tình đoàn kết
· Có tinh thần cách mạng cao, triệt để vì bị bóc lột dã man Page | 3 lOMoAR cPSD| 48632119
- Nhưng cũng có những đặc điểm riêng mà chỉ có ở giai cấp công nhân VN:
· Vừa mới ra đời đã được tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin
· Xuất thân từ giai cấp nông dân nên có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân
· Thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc
· Chịu 3 tầng áp bức: Đế quốc, tư sản, phong kiến
=> Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân VN có đủ khả năng để lãnh đạo cách
mạng tuy nhiên để cách mạng đi tới thành công, giai cấp công nhân cần phải thành
lập cho mình 1 chính đảng kiểu mới với tên gọi là ĐCS. Tư sản:
- Trước năm 1914, tư sản không được coi là 1 giai cấp mà chỉ là 1 tầng lớp - Sau
năm 1914 đã vươn lên trở thành 1 giai cấp (xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân)
- Phân hóa thành 2 bộ phận:
· Tư sản mại bản: Quyền lợi kinh tế, chính trị gắn với Pháp =>Cần tiêu diệt · Tư
sản dân tộc: Bị tư sản mại bản và đế quốc chèn ép, Không ít thì nhiều có lòng yêu
nước => Phải lôi kéo, không được thì làm cho họ trung lập.
Tiểu tư sản:
- Thành phần: Học sinh, sinh viên, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ
- Bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt
- Sống ở thành thị => Cầu thị trong vấn đề học tập, có độ nhạy cảm về chính trịcao
- Đặc điểm cuộc sống: Không ổn định, bấp bênh => Đấu tranh không kiên quyếtvà
không triệt để nên không thể lãnh đạo cách mạng
Tính chất xã hội
- Trước 1858, xã hội VN là 1 xã hội phong kiến độc lập.
- Sau 1858, xã hội VN là 1 xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn xã hội
- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (*)
- Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp nông dân
=> Mâu thuẫn nào thì nhiệm vụ cách mạng giải quyết mâu thuẫn đó
Nhiệm vụ cách mạng
- Đánh Pháp để giành độc lập dân tộc (**)
- Đánh phong kiến để thực hiện “người cày có ruộng”
=> (*) và (**) là cơ bản nhất và bao trùm
o Phong trào Cần Vương:
- 1885-1896: Do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng Page | 4 lOMoAR cPSD| 48632119
- Hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương cứu nước, các cuộc khởi nghĩa Ba Đình(Thanh
Hoá), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh)… diễn ra sôi nổi và thể hiện tinh
thần quật cường chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân.
- Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp
mộtcách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các
trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc.
- 1896: Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại cũng là mốc chấm dứt vai trò
lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam.
- 5/1916: Khởi nghĩa của Vua Duy Tân
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) do
thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám lãnh đạo:
+ Tuy nhiên vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến” không có khả năng mở rộng hợp
tác và thống nhất tạo thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. -> Bị thực dân Pháp đàn áp.
- Từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam chịu ảnh hưởng,
tác động của trào lưu dân chủ tư sản:
+ Xu hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức lãnh đạo:
. Xây dựng chế độ chính trị như ở Nhật Bản
. Tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản học tập (gọi là
phong trào “Đông Du”)
. 1908 Chính phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân Pháp trục xuất lưu học sinh
VN và những người đứng đầu
-> Phong trào Đông Du thất bại
. 1912: Phan Bội Châu lập tổ chức VN Quang phục hội với tôn chỉ là vũ trang
đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục VN, thành lập nước cộng hòa dân quốc VN. Tuy
nhiên chương trình, kế hoạch chưa rõ ràng.
Cuối năm 1913, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc cho tới
đầu năm 1917 và sau này bị quản chế tại Huế cho đến khi ông mất (1940). Ảnh hưởng
xu hướng bạo động của tổ chức Việt Nam Quang phục hội đối với phong trào yêu
nước Việt Nam đến đây chấm dứt. + Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: Page | 5 lOMoAR cPSD| 48632119
. Phan Châu Trinh cho rằng “bất bạo động, bạo động tắc tử”; phải “khai dân trí,
chấn dân khí, hậu dân sinh”, phải bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai
thông dân trí, mở mang thực nghiệp
. Phan Châu Trinh đã “đặt vào lòng độ lượng của Pháp cái hy vọng cải tử hoàn
sinh cho nước Nam,... Cụ không rõ bản chất của đế quốc thực dân”
. Phong trào Duy Tân lan rộng khắp cả Trung Kỳ và Nam Kỳ, đỉnh cao là vụ
chống thuế ở Trung Kỳ (1908) đã bị tực dân Pháp dập tắt
. 12/1907: thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Trường Đông Kinh Nghĩa Thục
-> Kết thúc xu hướng cải cách phong trào yêu nước ở VN
+ Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo:
. 12/1927: trên cơ sở các tổ chức yêu nước của tiểu tư sản trí thức, VN Quốc
dân đảng được chính thức thành lập ở Bắc Kỳ
. Mục đích: đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc, xây dựng
chế độ cộng hòa tư sản
. Phương pháp: đấu tranh vũ trang nhưng theo lối manh động, ám sát cá nhân .
Lực lượng chủ yếu: binh lính, sinh viên...
. Chủ yếu và mạnh nhất là ở Yên Bái (2/1930)
-> Tuy oanh liệt nhưng nhanh chóng bị thất bại “...một cuộc bạo động bất đắc dĩ,
một cuộc bạo động non, để rồi chết luôn không bao giờ ngóc đầu lên nổi. Khẩu hiệu
“không thành công thì thành nhân” biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất
hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản”
=> “Các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản,
tiểu tư sản qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”. Nguyên nhân thất bại
của các phong trào đó là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để
những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập
hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh
thích hợp để đánh đổ kẻ thù.
2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng.
Tìm thấy con đường cứu nước Page | 6 lOMoAR cPSD| 48632119
Tiểu sử của NAQ (19/5/1890-2/9/1969): Người sinh tại làng Hoàng Trù, xã
Chung cự, tổng Lâm Thịnh. Có cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc mẹ là bà
Hoàng Thị Loan, sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước. Gia đình gồm 4 người con:
+ Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên)
+ Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt)
+ Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành)
+ Nguyễn Sinh Thuận (Nguyễn Sinh Xin)
Tìm thấy con đường cứu nước:
- 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng trên con tàu Latouche.
· Vì sao phải đi? Vì phong kiến tư sản thất bại, nhân dân đau khổ đất nước không lối thoát.
. Người đã nhận thức được rằng một cách rạch ròi: “dù màu da có khác nhau, trên
đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”, từ
đó xác định rõ kẻ thù và lực lượng đồng minh của nhân dân các dân tộc bị áp bức. · Hướng đi: Pháp · Cách đi: Bằng tàu
+ 1911 - 1917: Người đi qua 20 nước khác nhau và đưa ra kết luận: Nhân dân lao
động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù.
+ 1911 - 1912: Người ở tại Pháp
+ 1912 - 1913: Người ở Mỹ vì đây là nơi bản tuyên ngộc độc lập đầu tiên của tư sản ra đời.
+ 1913 - 1917: Người ở Anh vì Anh là 1 quốc gia giàu có, là quê hương của chủ
nghĩa tư bản nên Người muốn nghiên cứu về giai cấp công nhân và hệ thống thuộc địa tại đây.
+ 1917: Người từ Anh sang Pháp và tham gia các hoạt động chính trị hướng về tìm
hiểu con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, về V.I.Lênin
+ 18/6/1919: Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những
người An Nam yêu nước ở Pháp gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm 8 điểm Page | 7 lOMoAR cPSD| 48632119
đòi quyền tự do của nhân dân Việt Nam) tới hội nghị Véc-sai nhưng bản yêu sách
không được chấp nhận. Sau sự kiện này thế giới biết đến An Nam và biết đến NAQ.
(nhóm người VN tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ở Pháp bao gồm: Phan Châu Trinh,
Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc)
+ 7/1920: Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920
+ 12/1920: Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18 tại thành phố Tua, người đã
bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế Công sản (Quốc tế III) và tham gia sáng lập
ĐCS Pháp. Người quyết định chọn con đường đi cho cách mạng VN là con đường
cách mạng vô sản -> Người trở thành người cộng sản đầu tiên của đất nước ta.
Quá trình NAQ chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho
sự ra đời của ĐCSVN:
- Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở trong nước qua sách, báo chí và bàinói.
- 30/6/1923: NAQ rời Pháp đi Liên Xô và làm việc tại Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva,
tham gia nhiều hoạt động, đặc biệt là dự và đọc tham luận tại Đại hội V Quốc tế
Cộng sản (17/6 – 8/7/1924), làm việc trực tiếp ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.
- 11/1924: NAQ đến Quảng Châu, TQ.
- 2/1925: Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn.
- 21/6/1925: Hội VN cách mạng thanh niên (Thanh niên cách mạng đồng chí hội)
được thành lập nòng cốt là Cộng sản đoàn, lấy tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận cho hội. - 1925-1927:
+ Số lượng hội VN cách mạng thanh niên tăng mạnh (Khó khăn về cơ sở vật chất,
chất lượng quản lý và giảng viên giảng dạy)
+ Một số được cử đi Đại học Phương Đông ở Liên Xô
+ Một số khác được cử sang học ở trường Lục quân Hoàng Phố ở TQ
+ Đa số được đưa về nước để thực hiện phong trào vô sản hóa
- 1928 – 1929: phong trào cách mạng vô sản đó là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản VN Page | 8 lOMoAR cPSD| 48632119
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- 1897 - 1913: Phong trào mang tính tự phát và mang đậm mục tiêu kinh tế
- 1919 - 8/1925: Phong trào công nhân yêu nước chuyển dần từ tự phát sang tự giác,
kết hợp mục tiêu kinh tế và chính trị
- 8/1925-1929: Phong trào công nhân yêu nước mang tính tự giác cao và có mục tiêu chính trị rõ rệt.
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Các tổ chức cộng sản - Nguồn gốc ra đời:
+ 3/1929: tại số nhà 5D phố Hàm Long, HN chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời. Đồng
chí Trần Văn Cung làm Bí thư chi bộ.
+ 5/1929: tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên xảy ra việc
bất đồng trong việc thành lập 1 chính đảng ® Sự ra đời của các tổ chức đảng cộng sản
+ 17/6/1929: đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 phố
Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua
Tuyên ngôn, Điều lệ; lấy cờ đỏ búa liềm là Đảng kỳ và quyết định xuất bản báo Búa
liềm làm cơ quan ngôn luận.
+ 11-1929: trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được
thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn, công bố Điều lệ, quyết định xuất bản Tạp chí Bônsơvích.
+ 9/1929: những người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng họp bàn việc thành
lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
+ 12/1929: tại Đại hội các đại biểu liên tỉnh quyết định “Bỏ tên gọi Tân Việt. Đặt
tên mới là Đông Dương Cộng sản liên đoàn” - Ý nghĩa:
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã thắng thế
+ Các tổ chức cộng sản ra đời sẽ liên tiếp làm quần chúng nhân dân hoang mang
dao động và mất phương hướng. Yêu cầu của lịch sử đặt ra là phải hợp nhất các tổ
chức cộng sản là 1. Trong hoàn cảnh đó, hội nghị thành lập Đảng được thành lập. Page | 9 lOMoAR cPSD| 48632119
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- 23/12/1929: với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đến
Hồng Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và
An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam.
- Thời gian: 6/1 – 7/2/1930. (Sau này Đảng quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch
làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng)
- Thành phần dự Hội nghị: gồm 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng
(TrịnhĐình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng
(Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-
đại biểu của Quốc tế Cộng sản.
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra năm điểm lớn cần thảo luận và thống nhất:
“1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược;
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;
5. Cử một Ban Trung ương lâm thời...”
- Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua cácvăn
kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt của
Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- 24-2-1930: việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất
được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam,
chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 của Đảng - Các văn kiện:
+ Chánh cương vắn tắt của Đảng
+ Sách lược vắn tắt của Đảng
=> Được hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Phương hướng chỉ đạo chiến lược: Là 1 cuộc cách mạng tư sản dân quyền, tiến
lêncách mạng xã hội chủ nghĩa và bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa -> Như vậy, Page | 10 lOMoAR cPSD| 48632119
mục tiêu chiến lược được nêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội
dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản.
- Nhiệm vụ cách mạng: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”,“Làm
cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.
+ Đánh Pháp để giành độc lập dân tộc (chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc
được đặt ở hàng đầu)
+ Đánh phong kiến để thực hiện ruộng đất do dân cày.
- Lực lượng cách mạng:
+ Công nhân, nông dân là động lực, lực lượng cơ bản
+ Đồng thời liên hiệp hết thảy với các tầng lớp và giai cấp khác (trung tiểu địa chủ,
tư sản dân tộc, tiểu tư sản).
- Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân với đội tiên phong là ĐCSVN.
- Mối quan hệ giữa cách mạng VN với cách mạng thế giới: Là 1 bộ phận khăng
khítcủa cách mạng thế giới, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
đặc biệt là với giai cấp vô sản Pháp.
- Phương pháp tiến hành: Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực
cáchmạng của quần chúng , trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp
“không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp”
* Điểm khác nhau cơ bản giữ Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cươngchính
trị của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên Luận cương chính trị - Đánh Pháp, giành ĐLDT - Đánh PK, thực hiện Nhiệm vụ
“người cày có ruộng” CM
- Đánh PK, thực hiện “người cày có ruộng” - Đánh Pháp, giành ĐLDT
- Công nhân và nông dân là động lực - Công nhân và nông
Lực lượng đồngthời phải liên hiệp hết thảy với các tầng dân làm động lực.
cách mạng lớp và các giai cấp khác.
* Nguyên nhân của sự khác nhau trên -
Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội
thuộcđịa, nửa phong kiến nước ta. Page | 11 lOMoAR cPSD| 48632119 -
Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng
ởthuộc địa và phải chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng
sản và một số Đảng Cộng sản trong thời gian đó.
4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam -
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về dường
lốicứu nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại -
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩaMácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. -
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên
đãkhẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam-con đường
cách mạng vô sản. Con đường duy nhất đúng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng con người.
II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền 1930-1945
1. Phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 19321935. •
Luận cương chính trị (10/1930) •
Hoàn cảnh lịch sử - Hoàn cảnh thế giới:
+ 1929-1933: Cuộc khủng hoảng kinh tế thừa xảy ra làm cho đời sống nhân dân
các nước chính quốc và thuộc địa vô cùng cực khổ ® Mâu thuẫn ngày càng lên cao
- Hoàn cảnh trong nước:
+ 4/1930: Đồng chí Trần Phú về nước
+ 7/1930: Đồng chí Trần Phú được bầu bổ sung vào Ban chấp hành trung ương lâm
thời của Đảng, được giao 1 nhiệm vụ quan trọng là soạn thảo ra cương lĩnh mới thay
thế cho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ 14 - 31/10/1930: Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ nhất được họp tại
Hương Cảng, TQ do đồng chí Trần Phú chủ trì.
+ Nội dung của Hội nghị:
· Quyết định lấy tên Đảng là ĐCS Đông Dương
· Thông qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo
· Bầu Ban Chấp hành trung ương mới gồm 6 đồng chí do đồng chí Trần Phú làm
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng.
Nội dung của luận cương Page | 12 lOMoAR cPSD| 48632119
- Sau khi phân tích đặc điểm tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến của nướcta,
luận cương chỉ rõ mâu thuẫn căn bản trong xã hội VN là mâu thuẫn giữa giai cấp
địa chủ phong kiến với giai cấp nông dân.
- Phương hướng chỉ đạo chiến lược: Là 1 cuộc cách mạng tư sản dân quyền tiến
lêncách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. - Nhiệm vụ cách mạng:
+ Đánh phong kiến thực hiên người cày có ruộng
+ Đánh Pháp để giành độc lập dân tộc.
- Lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản và nông dân là hai động chính của cáchmạng
tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh.
- Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân với đội tiên phong là ĐCSVN
- Mối quan hệ giữa cách mạng VN với cách mạng thế giới: Cách mạng VN là 1
bộphận khăng khít của cách mạng thế giới, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức trên
toàn thế giới đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp.
Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảng
lần thứ nhất (3/1935)
- 1/1931: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Thông cáo về việc đế quốc Pháp buộc
dân cày ra đầu thú, vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh.
- 11-4-1931: Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương
là chi bộ độc lập. Đó là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Đầu năm 1932: theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số
đồng chí công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương và các
chương trình hành động của Công hội, Nông hội, Thanh niên cộng sản đoàn…
- 1935: hệ thống tổ chức của Đảng được phục hồi. Đó là cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ nhất của Đảng.
- 3-1935: Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc), đề ra
ba nhiệm vụ trước mắt: 1-
Củng cố và phát triển Đảng 2-
Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng 3-
Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ
Liên Xô và ủng hộ cách mạng Trung Quốc…
- 2/1951: Đại hội đại biểu lần thứ II Page | 13 lOMoAR cPSD| 48632119
- 9/1960: Đại hội đại biểu lần thứ III
- 12/1976: Đại hội đại biểu lần thứ IV - 3/1982: Đại hội đại biểu lần thứ V
- 12/1986: Đại hội đại biểu lần thứ VI
-> Từ đây mỗi kỳ họp cách nhau 5 năm cho đến đại hội đại biểu lần thứ XII (2021)
2. Phong trào dân chủ 1936 – 1939
Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng -
1929 – 1933: Khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa làm mâu thuẫn
giữa các nước TBCN ngày càng gay gắt, phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao -
Chủ nghĩa Phát xít xuất hiện và tạm thời giành thắng lợi ở 1 số nơi -> nguy cơ
chủnghĩa Phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa hòa bình an ninh thế giới -
26/7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải
(Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì, có Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên dự, nhằm
“sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo những nghị
quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản
+ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa Phát xít
+ Xác định nhiệm vụ cách mạng thế giới: chống chủ nghĩa phát xít chống chiến
tranh bảo vệ dân chủ và hòa bình
-> Để thực hiện nhiệm vụ trên, giai cấp công nhân thế giới phải lập mặt trận Nhân dân -
29 – 30/3/1938: Hội nghị Trung ương Đảng quyết định lập Mặt trận Dân chủ
Đông Dương để tập hợp rộng rãi lực lượng, phát triển phong trào. Hội nghị bầu đồng
chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng.
=> Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã làm cho trận địa và lực lượng cách mạng
được mở rộng ở cả nông thôn và thành thị, thực sự là một bước chuẩn bị cho thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.
3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
Hoàn cảnh lịch sử Page | 14 lOMoAR cPSD| 48632119 - Thế giới:
+ 1/9/1939: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ bằng sự kiện Đức tấn công Ba Lan.
+ 6/1940: Đức tấn công Pháp, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
+ 22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô tham chiến => Tính chất chiến tranh
thế giới lần thứ 2 có sự thay đổi ( vì đây là cuộc chiến vĩ đại của Liên Xô để bảo vệ
hệ thống các nước dân chủ tiến bộ, chiến tranh từ phi nghĩa thành chính nghĩa). Một
bên là phát xít Đức cầm đầu, 1 bên là lực lượng dân chủ tiến bộ do Liên Xô đứng đầu. - Trong nước:
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy thời chiến nhằm vơ vét bóc lột nhân dân.
+ 9/1940: Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp quỳ gối dâng Đông Dương cho Nhật.
Nhật-Pháp cấu kết với nhau làm dân ta sống trong cảnh “1 cổ 2 tròng” =>Yêu cầu
của lịch sử đặt ra là giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân càng sớm càng tốt. + 3 cuộc khởi nghĩa:
· 27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn tại thị xã Lạng Sơn
· 23/11/1940: Khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho, Tiền Giang
· 13/1/1941: Binh biến Đô Lương tại Nghệ An
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - Chủ trương:
+ 11/1939: Hội nghị trung ương 6 tại Bà Điềm – Hóa Môn – Gia Định do TBT
Nguyễn Văn Cừ chủ trì:
. Xác định đánh đổ Pháp để dành độc lập
. Khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” phải tạm gác và thay bằng các khẩu hiệu
chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ
phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày.
+ 11/1940: Hội nghị trung ương 7 tại Đình Bản – Từ Sơn – Bắc Ninh do Trường
Chinh chủ trì: CM phản đế và CM thổ địa tiến hành đồng thời.
+ 5/1941: Hội nghị trung ương 8 tại Pác Bó – Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì Page | 15 lOMoAR cPSD| 48632119
=> Đề ra nhận thức mới của Đảng trong giai đoạn 1939-1941
- Nội dung của sự chuyển hướng chiến lược
+ Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
· Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhậ
· Tạm gác khẩu hiện “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày nghèo” thay
bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày
nghèo” · Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
+ Quyết định thành lập mặt trận VN độc lập đồng minh (mặt trận Việt Minh)
+ Chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”
+ Xúc tiến khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới:
· Chuẩn bị lực lượng bao gồm: Lực lượng chính trị + lực lượng vũ trang + căn cứ địa cách mạng
· Khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
- Chủ trương trên là đúng đắn, khoa học, sáng tạo, giương cao ngọn cờ đấu tranhgiành
độc lập dân tộc, đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử đề ra. Do đó đã khắc phục được
những hạn chế trong luận cương chính trị 10/1930
- Từ đường lối trên là cơ sở để Đảng chuẩn bị lực lượng trên các phương diện:
+ Lực lượng chính trị: 25/10/1941, mặt trận Việt Minh tuyên bố Tuyên ngôn
chương trình, điều lệ hành động
+ Lực lượng vũ trang: 22/12/1944 đội VN tuyên truyền giải phóng quân ra đời lấy
căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn, Võ Nhai, Cao Bằng
+ Văn hóa tư tưởng: 1943, bản đề cương văn hóa của Đảng được ra đời.
Cao trào kháng Nhật cứu nước: Page | 16 lOMoAR cPSD| 48632119
- 9/3/1945: Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. Pháp
chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.
- 12/3/1945: Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta, chỉ rõ bản chất hành động của Nhật ngày 9-3-1945 là một
cuộc đảo chính tranh giành lợi ích giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước
mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay
khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”,
nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” để
chống lại chính phủ thân Nhật.
- Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du vàtrung du Bắc kỳ
- 16/4/1945: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức Ủy ban giải phóng Việt Nam.
- 15/5/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). Hội nghị chủ trương thống nhất các lực
lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển lực lượng bán vũ trang và
xây dựng bảy chiến khu trong cả nước.
• Tổng khởi nghĩa giành chính quyền:
• Kết quả và ý nghĩa
- Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ
- Lật đổ chế độ quân chủ và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước ViệtNam
Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
- Nhân dân VN từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xãhội.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc VN, đưa dân tộc ta bướcvào
một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cungcấp
thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ.
- Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chốngchủ
nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập, tự do. Nguyên nhân thắng lợi - Chủ quan Page | 17 lOMoAR cPSD| 48632119
+ Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: trực phát xít
Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại.
+ Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã. Đảng ta đã chớp thời cơ đó phát động
toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. - Khách quan
+Là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào 1930-
1931, Cao trào 1936-1939 và Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Quần chúng
cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở
thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
+ Do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong Mặt
trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công – nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đảng có đường
lối cách mạng đúng đắn, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm
đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp
đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh
đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Bài học kinh nghiệm
- Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụchống
đế quốc và chống phong kiến.
- Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công – nông.
- Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
- Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạngmột
cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước mới của nhân dân.
- Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đún thời cơ.
- Sáu là, xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giànhchính quyền. Page | 18 lOMoAR cPSD| 48632119
CHƯƠNG II: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN,
HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT
NƯỚC (1945 – 1975)
I. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954.
1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 – 1946
Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám Thuận lợi: - Thế giới:
+ Hệ thống các nước XHCN bắt đầu được hình thành do Liên Xô đứng đầu (Liên
Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi
và khu vực Mỹ Latinh dâng cao
+ Phong trào dân sinh dân chủ phát triển mạnh - Trong nước:
+ Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô
lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới
+ Sự lãnh đạo tài tình khoa học sáng tạo của Đảng đứng đầu là Hồ Chủ Tịch – một
con người hội tụ đầu đủ đức, trí, tín, dũng.
+ Chính quyền nhân dân được thiết lập từ trung ương đến địa phương
+ Nhân dân lao động từ địa vị nô lệ trở thành những người làm chủ Khó khăn:
- Nguy cơ ngoại xâm:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng theo sau là đội ngũ phản động Việt
Quốc, Việt Cách với âm mưu tiêu diệt ĐCS Đông Dương và chống phá chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, 1000 quân Anh kéo vào nước ta, theo sau là 1500 quân Pháp. Page | 19 lOMoAR cPSD| 48632119
+ 2/9/1945, thực dân Pháp núp sau các tòa nhà xả súng vào dòng người mít-tinh tại
Sài Gòn làm 47 người chết và bị thương.
+ 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Nam Bộ lần thứ 2.
+ Trên nước ta lúc này còn 10 vạn quân Nhật chưa bị tước vũ khí sẵn sàng làm theo
hiệu lệnh của quân đồng minh tấn công chính quyền cách mạng đồng thời lực lượng
phản động trong nước tìm cách ngóc đầu dậy.
=> Chưa khi nào trong lịch sử dân tộc cùng một lúc chúng ta lại phải đương đầu với
nhiều kẻ thù hiếu chiến và mang tính nhà nghề cao đến như vậy. - Chính quyền non trẻ: + Chính trị:
· Chính quyền nhân dân mới được thành lập, mọi mặt chưa được củng cố
· Kinh nghiệp quản lý đất nước chưa có
· Chưa được nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
· Lực lượng vũ trang, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn + Kinh tế: Kiệt quệ
· Nông nghiệp: Hoang hóa tiêu điều · Công nghiệp: Đình
trệ · Thương nghiệp: Bế tắc + Tài chính:
· Ngân hàng Đông Dương do Pháp nắm
· Kho bạc nhà nước hầu như trống rỗng
· Tiền VN chưa có trong khi đó chính quyền mới cần rất nhiều khoản chi tiêu
· Tiêu tiền quan kim và quốc tệ mất giá Tưởng + Văn hóa giáo dục:
· Hơn 90% dân số mù chữ
· Tệ nạn xã hội tràn lan
=>Vận mệnh dân tộc rơi vào tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. Page | 20