-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt lý thuyết môn Triết học Mác - Lenin về "Lý luận nhận thức" và có kèm ví dụ minh họa
Tóm tắt lý thuyết môn Triết học Mác - Lenin về "Lý luận nhận thức" và có kèm ví dụ minh họa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (PT2021)
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36477832
LÝ LUẬN NHẬN THỨC I, Khái niệm.
a, Khái niệm lý luận nhận thức •
Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học,nghiên cứu bản chất của nhận thức,
những hình thức, các giai đoạn của nhận thức; con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý, v.v.. •
Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học; trả lời câu
hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không ? •
Xuất phát từ lập trường thế giới quan khác nhau, các trào lưu triết học khác nhau
đã đưa ra các quan điểm khác nhau về vấn đề lý luận nhận thức •
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Điển hình như: •
Béccơli cho rằng chân lý là sự phù hợp giữa suy diễn về sự vật với chínhbản thân sự vật trên thực tế •
E . Makhơ coi sự vật chỉ là kết quả của sự phức hợp các cảm giác => Chủ nghĩa
duy tâm chủ quan :phủ nhận khả năng nhận thức của con người coi nhận thức là
phản ánh trạng thái chủ quan của con người
Một số câu nói thể hiện quan điểm trên
“Cái đẹp không phải ở đôi má hồng người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”(Immanuel Kant)
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”(Nguyễn Du) •
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Điển hình như: •
Plato cho rằng nhận thức chỉ là quá trình hồi tưởng lại, nhớ lại những gì mà linh
hồn trước khi nhập vào thể xác con người đã có sẵn (các tri thức) ở thế giới ý niệm •
Hêghen cho rằng “Cái gì hợp lý ,thì hiện thực, cái gì hiện thực thì hợp lý”. Hêghen
coi khả năng đó chính là khả năng của tinh thần thế giới •
Ở phương Đông người ta chi phối nhiều bởi trời đất coi rằng mệnh trời chi phối tất cả mọi việc
=> Chủ nghĩa duy tâm khách quan không phủ nhận khả năng nhận thức của con người,
nhưng lại giải thích một cách duy tâm, thần bí khả năng này của con người.
Một số câu nói thể hiện quan điểm trên
“Ngẫm hay muôn sự tại trời” ( Nguyễn Du) •
Quan niệm về nhận thức của chủ nghĩa hoài nghi : Điển hình như: •
Hium đã nghi ngờ cả bản thân sự tồn tại khách quan của các sự vật,hiện tượng •
Trong khi đó có những hoài nghi lành mạnh như tư tưởng nghi ngờ củaĐềcáctơ đã
góp phần tích cực vào việc chống tôn giáo, triết học kinh viện, mặc dù nguyên tắc
“nghi ngờ”, nguyên tắc xuất phát điểm trong nhận thức của ông,còn hạn chế. lOMoARcPSD| 36477832
=> Thuyết hoài nghi đã nghi ngờ khả năng nhận thức của con người.Về thực chất, các nhà
hoài nghi chủ nghĩa đã không hiểu được trên thực tế biện chứng của quá trình nhận thức.
Câu nói thể hiện quan điểm: Hume nói rằng ta không thể chứng minh rằng dữ liệu
cảm giác của ta biểu diễn thế giới bên ngoài •
Quan điểm của thuyết không thể biết : Điển hình là •
Cantơ cho rằng cho rằng về nguyên tắc, con người không thể nhận thức được bản
chất của thế giới. Chúng ta có hình ảnh về sự vật, nhưng đó chỉ là những biểu hiện
bên ngoài chứ không phải là chính bản thân sự vật. =>Thuyết không thể biết cho
rằng con người không nhận thức được bản chất của thế giới(phủ nhận khả năng
nhận thức của con người). •
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác : nhìn chung đều công nhận khả
năng nhận thức thế giới của con người nhưng do tính chất siêu hình, máy móc, coi
phản ánh là sự sao chép giản đơn, thụ động, không có quá trình vận động, biến đổi,
biện chứng nên các nhà duy vật biện chứng trước C. Mác chưa hiểu vai trò của thực tiễn trong nhận thức.
=> Nhận thức là quá trình phản ánh thụ động đơn giản là bản sao nguyên xi trạng thái bất động của sự vật
b, Nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng: •
Một, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với ý thức con người. •
Hai, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Chỉ có cái con
người chưa nhận thức được nhưng sẽ nhận thức được chứ không có cái con người
không thể nhận thức được. •
Ba, khẳng định nhận thức là một quá trình biện chứng tích cực, tự giác, sáng tạo. •
Bốn, lấy thực tiễn làm cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức , là động lực,
mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
c, Nguồn gốc, bản chất của nhận thức. a, Nguồn gốc:
Triết học Mác- Lê Nin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế giới
khách quan là đối tượng của nhận thức.
Không phải ý thức của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập
với con người, đó là nguồn gốc “ duy nhất và cuối cùng của nhận thức. b, Bản chất: lOMoARcPSD| 36477832 •
Bản chất của nhận thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật chất vào bộ
óc con người. Quá trình phản ánh năng động là một quá trình phức tạp, quá trình
này nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn.
Ví Dụ:Khi nhìn thấy mặt trời mọc, bản chất của nhận thức là sự phản ánh tích cực về ánh
sáng và sự ấm áp của mặt trời vào ý thức.Quá trình này là năng động vì nó diễn ra mỗi ngày •
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển. Đây là quá trình
không phải nhận thức một lần mà có phát triển, bổ sung và hoàn thiện.Các trình độ:
o Nhận thức kinh nghiệm (từ sự quan sát trực tiếp) làm cơ sở cho nhận thức lý luận
(trừu tượng, khái quát hoá tri thức kinh nghiệm)
o Nhận thức thông thường (trực tiếp từ hoạt động hàng ngày) làm cơ sở cho
nhận thức khoa học (tự giác, gián tiếp phản ánh trừu tượng logic bản chất,
quan hệ đối tượng nghiên cứu), nó tăng cường cho nhận thức thông thường
-Ví dụ:Giống như việc học triết, ban đầu chúng ta có thể không biết gì. Nhưng qua thời
gian và việc học, khả năng nhận thức của bạn về triết sẽ phát triển, bổ sung và hoàn thiện •
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua
hoạt động thực tiễn của con người.
Ví dụ:Khi ta nếm một quả xoài.Chủ thể (người nếm) và khách thể (xoài) tương tác thông
qua việc ăn, tạo nên quá trình nhận thức về hương vị.
II, Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức.
a, Khái niệm thực tiễn:
-Chủ nghĩa duy tâm cho rằng thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của
con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội.
-Chủ nghĩa duy vật trước Mác cho rằng thực tiễn là một hành động vật chất của con người
nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu.
-C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm và thực tiễn
của các nhà triết học trước đó, đưa ra một quan điểm đúng đắn và thực tiễn như sau: lOMoARcPSD| 36477832
"Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải biên thế giới khách quan".
b, Đặc trưng của thực tiễn:
+Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất
làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Đây là hoạt động đặc trưng của
bản chất con người, nói tới thực tiễn là hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác
hẳn với hoạt động chỉ dựa vào bản năng, thụ động của động vật.
+Không phải mọi hoạt động có mục đích của con người đều là thực tiễn. Hoạt động tư
duy, hoạt động nhận thức hay hoạt động nghiên cứu khoa học đều là những hoạt động có
mục đích của con người nhưng chỉ là hoạt động tinh thần không phải là thực tiễn. +Theo
quan điểm triết học Mác - Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện
chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động,
sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ
thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Qua quá trình nhận thức sử dụng tri thức có
sẵn và tạo ra tri thức mới.
Ví dụ: Người lao công dùng chổi và hót rác để thu quét những rác thải làm sạch môi
trường; hay hoạt động lao động của người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp tác động
vào máy móc trên những dây chuyền sản phẩm để tạo ra những sản phẩm phục vụ con người...
Ví dụ:Hoạt động lấy ý kiến biểu quyết trong Quốc Hội, tiến hành Đại hội Đảng, Hội nghị công đoàn. lOMoARcPSD| 36477832
c, Hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất. là
hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn. Đây là hoạt động mà con người sử dụng những
công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện
cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Sản xuất vật chất cũng là cơ sở cho
sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
Ví dụ:Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư dân dùng lưới
để đánh bắt cá trên biển...
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác
nhau trong xã hội nhằm cải biên, cải tạo, phát triển những thiết chế xã hội, quan hệ chính
trị - xã hội thông qua các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tôc,
đấu tranh vì hòa bình, dân chủ với mục đích chung để thúc đẩy xã hội phát triển.
Ví dụ:Nhân dân ta đấu tranh, phản kháng, chiến đấu trước kẻ thù để giành độc lập dân tộc, tổ quốc.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến
hành trong những điều kiện do con người tạo ra, những cái không có sẵn trong tự nhiên;
gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những
quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong
sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. lOMoARcPSD| 36477832
Ví dụ: Con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của các bệnh như sởi, Covid-19, thủy
đậu,… để điều chế ra vaccine tiêm chủng cho con người.
d, Vai trò của thực tiễn.
-Thực tiễn cung cấp tài liệu cho quá trình nhận thức, cho mọi lý luận: Thông qua
những hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới bên ngoài, buộc chúng phải
bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người có thể nhận thức được chúng. Con
người vốn quan hệ với thế giới bên ngoài bằng thực tiễn chứ không phải bằng lý luận.
Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người
được hình thành và phát triển. Lúc đầu con người thường thu nhận tài liệu một cách chủ
quan, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... để phản ánh bản chất,
quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng để xây dựng thành khoa học, lý luận. -Thực
tiễn là mục đích của nhận thức: Bởi lẽ nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh hay lĩnh vực
nào đi chăng nữa thì cũng phải quy về phục vụ thực tiễn. Do vây, kết quả nhận thức phải
hướng dẫn và chỉ đạo thực tiễn. Nếu lý luận, khoa học không vận dụng được để cải tạo
thực tiễn thì không có bất cứ ý nghĩa nào.
-Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức: Thực tiễn giúp con người
nhận thức toàn diện hơn về thế giới. Những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển
của nhận thức là kết quả của thực. Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế
giơi, con người cũng không ngừng biến đổi theo. Từ đó con người ngày càng đi sâu vào
nhận thức và khám phá thế giới, làm sâu sắc và phong phú vốn tri thức của mình về thế
giới xung quanh. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải luôn luôn làm mới nguồn tri thức, biết lOMoARcPSD| 36477832
cách tổng kết kinh nghiệm, khái quảt lý luận để từ đó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của
các ngành khoa học. Hoạt động thực tiễn của con người cần tới khoa học - từ đó dẫn đến
sự ra đời của khoa học.
III, Quá trình Nhận thức.
1, Quan điểm Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức
➢ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi đến thực tiễn
2, Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
Nhận thức cảm tính —> Nhận thức lý tính a, Nhận thức cảm tính
-Là giai đoạn mở đầu, trực quan sinh động, con người sử dụng các giác quan để tác động
trực tiếp lên sự vật nhằm nắm bắt nó. Gồm 3 hình thức
● Cảm giác: hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính. Nảy sinhdo sự
tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người đem lại những
thông tin trực tiếp, đơn giản nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật.
VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảnh vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ co chân lên và cảm thấy đau lOMoARcPSD| 36477832
● Tri giác: tổng hợp nhiều cảm giác, là kết quả của sự tác động trực tiếp của kháchđồng
thời lên nhiều giác quan của con người đem lại thông tin trọn vẹn hơn. Nhưng vẫn
dừng ở mức trực tiếp, cảm tính.
VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng
có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.
● Biểu tượng: hình thức cao nhất, phức tạp nhất của trực quan sinh động. Đó làhình
ảnh có tính đặc trưng, tương đối hoàn chỉnh của sự vật được tái hiện trong bộ óc
người khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động giác quan nữa.
VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng
cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.
-Nhìn chung, nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp đối tượng thông qua giác quan con
người, chưa khẳng định được các mối liên hệ trong bản chất. Nên cần một giai đoạn cao
hơn đáp ứng điều này. b, Nhận thức lý tính
-Là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát các thuộc tính, đặc điểm bản chất của đối
tượng. Mang chức năng quan trọng nhất: tách và nắm lấy bản chất có tính quy luật của đối
tượng. Gồm có 3 hình thức: lOMoARcPSD| 36477832
● Khái niệm: hình thức cơ bản phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một sốthuộc
tính chung có tính bản chất của một nhóm đối tượng được biểu thị bằng 1 hay 1 cụm
từ. Vừa có tính khách quan, chủ quan, vừa tác động qua lại, vận động phát triển
VD: khái niệm côn trùng (đặc điểm chung: cơ thể 3 phần là đầu, ngực, bụng,…)
● Phán đoán: liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các đối tượng trongý
thức con người, để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật.
Biểu hiện dưới dạng hình thức ngôn ngữ thành mệnh đề với hệ từ đóng vai trò quan
trọng nhất, biểu thị mối quan hệ của các đối tượng phản ánh.
Tuy nhiên chỉ giúp con người nhận thức được mối liên quan giữa cái đơn giản với cái
phổ biến chứ không thể biết mối liên hệ giữa cái đơn giản nhất trong các phán đoán khác nhau.
VD: cá voi là động vật (kết hợp 2 khái niệm “cá voi” và “động vật”)
● Suy lý: liên kết các phán đoán đưa ra kết luận và tìm ra tri thức mới. Tuỳ theotrật tự
liên kết phán đoán mà có các hình thức suy lý khác nhau, thường là 2 loại chính:
quy nạp và diễn dịch. Quy nạp: tiền đề là những tri thức riêng từng đối tượng khái
quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng, tức là tư duy vận động từ cái đơn
nhất đến cái chung, phổ biến. Diễn dịch: tiền đề là tri thức chung về cả lớp đối tượng
rút ra kết luận về tri thức riêng của từng đối tượng, vận động tư duy từ cái chung
đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất. lOMoARcPSD| 36477832
VD: đặc điểm chung lớp thú: có lông mao, răng phân hoá, tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn,
hằng nhiệt, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ… Cá heo mang đặc điểm ấy nên “cá heo thuộc lớp thú”
3. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính
➢ Là hai giai đoạn khác nhau về chất nhưng lại thống nhất, liên hệ, bổ sung chonhau
trong quá trình nhận thức của con người.
➢ Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính phán đoán, suy luận và đưa rakết
luận. Ngược lại, nhận thức lý tính giúp nhận thức cảm tính nhạy bén, tinh vi hơn,
giúp con người nhận thức được bản chất đối tượng.
➢ Trong thực tiễn: tránh cường điệu, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức cảm tínhhay
lý tính để tránh rơi vào chủ nghĩa duy cảm hoặc duy lý.
4. Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn
➢ Một vòng khâu của quá trình nhận thức bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư
duytrừu tượng rồi đến thực tiễn. Là kết quả của nhận thức cảm tính, lý tính trên cơ
sở hoạt động thực tiễn
➢ Thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là khâu kết thúc, đồng thời có vai trò kiểm tra tínhchân
thực của các kết quả nhận thức
➢ Kết thúc mỗi vòng khâu lại bắt đầu một vòng khâu mới với nhận thức sâu sắchơn,
toàn diện hơn, đi sâu hơn về bản chất. Cứ thế nhận thức của con người là vô tận. lOMoARcPSD| 36477832
➢ Đây cũng chính là quá trình giải quyết những mâu thuẫn không ngừng nảy sinhtrong
nhận thức giữa cái chưa biết-đã biết, biết ít-biết nhiều, chân lý-sai lầm… Mỗi mâu
thuẫn được giải quyết, nhận thức con người lại tiến gần chân lý hơn.
IV, Quan điểm của chủ nghĩa DVBC về Chân Lý. 1.Khái niệm:
- Là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn
- Là sự phản ánh đúng đắn, chính xác hiện tượng thực trong tư tưởng mà tiêu chuẩn của
sự phản ánh đó xét cho cùng là thực tiễn 2.Tính chất:
-Mọi chân lý đều có: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể a. Tính khách quan:
-K/n: là tính độc lập về nội dung phản ánh đối với ý chí chủ quan của con người,
nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan.
-Ví dụ: Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là chân lý khách quan, nó không
phụ thuộc vào ý thức, tư duy của con người. Định luật này được phát hiện bởi con
người, nhưng bản thân nó đã tồn tại khách quan trong thế giới tự nhiên, bất kể con
người có phát hiện ra hay không.
** Là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa
duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri.(những học thuyết
phủ nhận khả năng của con người nhận thức đc thế giới) b.
Tính tuyệt đối và tính tương đối
-K/n: Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội
dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan.
-Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới
khách quan không tồn tại một sự vật, hiên tượng nào mà con người hoàn toàn
không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song,
khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau,
của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của
đối tượng được phản ánh. Do đó chân lý có tính tương đối. lOMoARcPSD| 36477832
-K/n: Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ
giữa nội dung phản ánh của tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà nó phản ánh
-Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối có sự thống nhất biện chứng với nhau:
Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tương đối. Mặt khác, trong
mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. c. Tính cụ thể
-K/n: là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh cùng với các đk, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể.
**Mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn là mối quan hệ biện chứng. Chân lý bắt nguồn
từ thực tiễn, được kiểm nghiệm bằng thực tiễn và lại tác động trở lại thực tiễn.
· Chân lý bắt nguồn từ thực tiễn là do thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Con người
nhận thức thế giới thông qua hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, con người
tiếp xúc với thế giới khách quan, từ đó hình thành tri thức về thế giới.
Ví dụ: Khi con người quan sát Mặt Trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây, con người
đã hình thành tri thức về hình dạng của Trái Đất.
· Chân lý được kiểm nghiệm bằng thực tiễn là do thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Chân lý chỉ được coi là chân lý khi nó phù hợp với thực tiễn.
Ví dụ: Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn trong
nhiều thế kỷ và vẫn đúng cho đến hiện tại.
· Chân lý tác động trở lại thực tiễn là do chân lý là cơ sở của hoạt động thực tiễn.
Chân lý giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới khách quan, từ đó có thể cải tạo thế giới theo ý muốn của mình.
Ví dụ: Chân lý về cấu tạo của nguyên tử đã giúp con người phát minh ra nguyên tử năng
lượng, góp phần giải quyết các vấn đề năng lượng của nhân loại.
3. Vai trò chân lý với thực tiễn •
Chân lý là một trong những tiên quyết đảm bảo thành công, hiệu quả hoạt động thực tiễn •
Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ áp dụng chân lý •
Cần phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay
Kết luận: quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý là một quan điểm khoa
học, có giá trị thực tiễn to lớn. Quan điểm này giúp con người hiểu rõ hơn về bản chất lOMoARcPSD| 36477832
của chân lý, từ đó có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.