Tóm tắt nội dung lý thuyết về Thuốc kháng sinh

Tóm tắt nội dung lý thuyết về Thuốc kháng sinh của Đại học Y dược Thái Bình với những kiến thức bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học liên quan đến kiến thức về thuốc kháng sinh để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36443508
THUỐC KHÁNG SINH
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, cơ chế tác dụng chung và phân loại thuốc kháng sinh.
2. Phân tích được đặc điểm dược động học, cơ chế và phổ tác dụng, tác dụng khôngmong
muốn, áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm beta - lactam.
3. Phân tích được đặc điểm dược động học, cơ chế và phổ tác dụng, tác dụng khôngmong
muốn, áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm aminosid, macrolid, lincosamid, cyclin,
phenicol và nhóm peptid.
4. Phân tích được đặc điểm dược động học, cơ chế và phổ tác dụng, tác dụng khôngmong
muốn, áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm quinolon, 5-nitro-imidazol, sulfamid kháng
khuẩn.
5. Trình bày các nguyên tắc chính trong sử dụng kháng sinh.
1. ĐẠI CƢƠNG
1.1. Định nghĩa
Kháng sinh những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hoá học bán tổng hợp,
tổng hợp, với nồng độ rất thấp khả năng đặc hiệu kìm m sự phát triển hoặc diệt được
vi sinh vật.
1.2. Phổ kháng khuẩn
Mỗi nhóm kháng sinh chỉ tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định gọi là phổ tác
dụng (phổ kháng khuẩn) và theo một cơ chế đặc hiệu.
1.3. Tác dụng trên vi khuẩn
Nhóm kháng sinh kìm khuẩn: có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: hu hoại vĩnh viễn được vi khuẩn.
Trong cùng một kháng sinh hay một nhóm kháng sinh, tác dụng kìm khuẩn diệt khuẩn
phụ thuộc vào nồng độ.
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)
Tỷ lệ =
Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)
Nếu tỷ lệ 4 là kháng sinh kìm khuẩn, tỷ lệ ~ 1 là kháng sinh diệt khuẩn.
lOMoARcPSD|36443508
1
1.4. Cơ chế tác dụng chung
Hình 1. Cơ chế tác dụng của các nhóm kháng sinh chính
1.5. Phân loại
* Dựa vào cấu trúc hoá học, có các nhóm kháng sinh chính sau:
- Nhóm - lactam: gồm các penicilin, các cephalosporin và các beta lactam khác.
- Nhóm aminosid (aminoglycosid): streptomycin, gentamycin, kanamycin…
- Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol
- Nhóm cyclin: tetracyclin, doxycyclin…
- Nhóm macrolid: erythromycin, azithromycin, clarithromycin…
- Nhóm lincosamid: lincomycin (lincocin), clindamycin - Nhóm rifamycin: rifampicin -
Kháng sinh tổng hợp gồm:
Nhóm quinolon: acid nalidixic và quinolon mới (ciprofloxacin, ofloxacin...)
Dẫn xuất 5- nitroimidazol: metronidazol, tinidazol, sernidazol…
Sulfamid kìm khuẩn: sulfaguanidin, sulfamethoxazol, sulfadoxin… -
Nhóm peptid: vancomycin, daptomycin, polymycin….
* Ngoài ra còn phân loại kháng sinh dựa o chế tác dụng, dựa vào độ nhạy trên vi
khuẩn (kìm khuẩn, diệt khuẩn), dựa vào phổ tác dụng (phổ rộng, phổ trung bình, phổ hẹp),
dựa vào dược động học/dược lực học (kháng sinh phụ thuộc nồng độ, kháng sinh phụ thuộc
thời gian)...
2. NHÓM - LACTAM
Trong cấu trúc đều có vòng - lactam, vòng - lactam quyết định hoạt tính kháng sinh.
chế tác dụng chung: Transpeptidase hay PBP (penicillin binding protein), enzym
xúc tác cho phản ứng tạo cầu nối peptid (nối các peptidoglycan với nhau) để tạo vách vi
khuẩn, thuốc gắn vào tạo phức bền với transpeptidase làm cho vi khuẩn không tổng hợp
được vách, là kháng sinh diệt khuẩn.
lOMoARcPSD|36443508
Vách vi khuẩn Gram (+) mạng lưới peptidoglycan dầy (50-100 phân tử) nằm
ngay trên màng tế bào nên dễ bị tấn công, vách vi khuẩn Gram (-) dày 1- 2 phân tử, được
che phủ bởi lớp lipopolysaccharid như một hàng rào không thấm kháng sinh, muốn tác
dụng, kháng sinh phải khuếch tán qua được ống dẫn porin của màng ngoài để cho tác dụng.
Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên không chịu tác
động của - lactam. Tuy nhiên vòng - lactam rất dễ gây dị ứng.
Nhóm - lactam gồm: các penicillin, các cephalosporin, chất ức chế - lactamase
các - lactam khác.
Dựa vào cấu trúc hóa học, các - lactam được chia thành 4 nhóm:
- Cấu trúc penam: các penicilin và chất ức chế - lactamase
- Cấu trúc cephem: các cephalosporin
- Cấu trúc penem: imipenem, meropenem, doripenem, ertapenem…
- Monobactam: aztreonam
2.1. Các penicillin (cấu trúc penam)
2.1.1. Penicillin phổ G
Penicilin G (benzyl penicilin)
* Phổ tác dụng: Tác dụng với
Cầu khuẩn Gram(+): liên cầu ( - tan huyết), phế cầu, tụ cầu (không tiết penicilinase).
Cầu khuẩn Gram(-): lậu cầu, màng não cầu...
Trực khuẩn Gram(+): than, subtilis, bạch hầu, uốn ván, clostridium, hoại thư sinh hơi.
Không tác dụng với trực khuẩn Gram(-) đường ruột.
Xoắn khuẩn, đặc biệt là xoắn khuẩn giang mai.
* Dược động học
Bị dịch vị phá hunên không dùng đường uống, tiêm bắp nồng độ tối đa trong máu
sau 15- 30 phút, giảm nhanh sau 4 giờ, nồng độ thuốc trong máu chỉ còn 1/100, sau 4- 6 giờ
cần tiêm một lần để duy trì nồng độ thuốc trong máu.
Gắn vào protein huyết tương 40- 60%, khó vào xương và não. Khi màng não bị viêm,
nồng độ thuốc trong dịch não tubằng 1/10 ở huyết ơng, vào được các khác, qua được
rau thai và sữa mẹ.
Chuyển hoá qua gan một phần, ở người bình thường t/2 khoảng 30- 60phút.
Thải chính qua thận, 30- 40% dạng còn hoạt tínhphần đã được chuyển hoá, thải
60-90% trong 24giờ đầu. Probenecid làm giảm thải penicillin.
* Tác dụng không mong muốn và độc tính
Thuốc có tỷ lệ dị ứng cao (1- 10%): phảnng từ rất nhẹ đến tử vong do choáng phản
vệ, có thể có dị ứng chéo với mọi - lactam và các cephalosporin.
Bệnh não cấp: có thể gặp sau truyền tĩnh mạch lượng lớn (trên 30triệu UI/ngày).
lOMoARcPSD|36443508
Chảy máu: gặp khi dùng trên 40 triệuUI/ngày (do làm giảm kết dính tiểu cầu). Loạn
khuẩn ruột khi dùng penicillin kéo dài.
* Áp dụng lâm sàng
- Chỉ định
Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phổi, viêm họng do liên cầu…), nhiễm khuẩn não,
màng não, viêm màng trong tim hoặc bệnh hoa liễu (giang mai, lậu).
Dự phòng thấp khớp cấp, viêm màng trong tim, bội nhiễm vết thương, nhiễm phế cầu
ở người cắt lách hoặc có hồng cầu hình liềm…
- Chống chỉ định: mẫn cảm (khai thác kỹ tiền sử dị ứng người bệnh).
- Chế phẩm, liều dùng:
+ Penicilin G: lọ bột pha dùng ngay.
Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, người lớn 1-5 triệu UI/ngày; Trẻ
em ~ 100.000 UI/kg/24 giờ.
Một số penicilin phổ G khác
+ Penicilin phổ G tác dụng kéo dài: kết hợp với các muối ít tan và chậm hấp thu sẽ kéo dài
được tác dụng của penicillin G:
Bipenicillin (natri benzylpenicilinat + procain benzylpenicilinat), l 400.000 hoặc
2000.000UI, tiêm bắp 1lần/ngày, không dùng cho trẻ em.
Benzathin penicillin (Extencilin), lọ 600.000UI, 1200000UI 2400000UI, tiêm bắp
1 lần 600.000UI (tác dụng trong 2 tuần), 1.200.000UI (tác dụng 3- 4tuần...). m sàng
thường dùng điều trị lậu, giang mai và dự phòng thấp khớp cấp tái nhiễm.
+ Penicillin phổ G, uống được (Penicilin V - phenoxymethylpenicillin, Oracilin, Ospen):
không bị dịch vị phá hủy, hấp thu ở tá tràng, cần dùng liều gấp đôi penicilin G mới đạt được
nồng độ huyết thanh tương tự.
2.1.2. Penicillin phổ M
Gồm methicilin, oxacilin, cloxacilin, dicloxacilin..., kháng sinh bán tổng hợp.
* Dược động học
Methicilin bị hu bởi dịch vị, không dùng uống, chỉ dùng đường tiêm. Oxacilin,
cloxacilin bền với dịch vị, dùng uống và tiêm được, thuốc gắn 40% vào protein huyết tương,
chuyển hoá qua gan và thải qua nước tiểu 60- 75%, độc với thận.
* Phổ tác dụng
Tương tự penicilin G nhưng cường độ tác dụng yếu hơn, tác dụng đặc biệt tốt với tụ cầu
tiết - lactamase (tụ cầu vàng).
* Tác dụng không mong muốn
Gây dị ứng, viêm thận kẽ, vàng da hoặc ức chế tuỷ xương (liều cao)
* Chỉ định
lOMoARcPSD|36443508
Tốt trong nhiễm tụ cầu tiết penicilinase (nhiễm khuẩn da- niêm mạc, nhiễm khuẩn
xương- khớp, nhiễm khuẩn huyết- thần kinh, viêm màng trong tim…)
Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật chỉnh hình, bệnh viêm màng não.
* Chế phẩm và liều dùng
Methicilin: người lớn 4- 8g/ngày, trẻ em 100mg/kg/ngày, chia 4 lần (tiêm bắp hoặc
tiêm tĩnh mạch).
Oxacilin (Bristopen): người lớn trẻ trên 40kg uống 0,5- 1g/lần, ngày 4- 6lần hoặc
tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch 0,25 - 1g/lần, ngày 4 lần.
Cloxacilin (Orbenin): người lớn uống, tiêm bắp 500mg/lần x 4lần/ngày hoặc tiêm tĩnh
mạch chậm 500mg/lần trong 3- 4 phút, ngày 3- 4 lần. Nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng
não, truyền tĩnh mạch 100mg/kg/ngày, chia 4- 6 lần.
Dicloxacilin: người lớn uống 750- 1000mg/ngày, trẻ em 12,5- 25mg/kg/ngày, chia 3-
4lần.
2.1.3. Penicilin phổ A
Ampicilin (amino benzylpenicillin) và dẫn xuất
Là phân nhóm đầu tiên có phổ tác dụng rộng, vẫn bị penicilinase huỷ. Bao gồm:
- Ampicilin
- Dẫn xuất của ampicilin: bacampicilin, pivampicilin, talampicilin, metampicilin...
- Thuốc tương tự ampicilin (amoxicilin, epicilin).
* Phổ tác dụng: tác dụng trên khuẩn Gram(+) giống penicilin G, có thêm tác dụng với trực
khuẩn Gram(-) như nhóm trực khuẩn ruột (E.coli, proteus, shigella, salmonella) H.
influenzae. Không tác dụng với tụ cầu tiết - latamase.
* Dược động học
- Ampicilin
Hấp thu: không bị dịch vị phá huỷ, có thể uống được nhưng hấp thu không hoàn toàn (
40%), uống trong bữa ăn giảm hấp thu thuốc (ít dùng để uống).
Phân phối: gắn 20% vào protein huyết tương, khuyếch tán tốt vào các mô, vào sữa,
không qua hàng rào máu não (trừ khi viêm), tiêm tĩnh mạch có hàm lượng hữu hiệu để điều
trị viêm màng não do H. influenzae trẻ em do não cầu, phế cầu (người lớn), nồng
độ thuốc ở mật gấp 10lần ở huyết tương
Thải chủ yếu qua thận, phần nhỏ qua mật ở dạng còn hoạt tính.
- Các dẫn xuất của ampicilin hấp thu tốt n khi uống, sau khi o máu thu phân giải
phóng nhanh để cho ampicilin, phát huy tác dụng.
- Amoxicilin: hấp thu gần 90% khi uống (thức ăn m giảm hấp thu), vào được phế quản
bình thường và tiết qua phổi tốt, thải nguyên vẹn qua nước tiểu.
* Tác dụng không mong muốn: mẫn cảm với thuốc, tăng bạch cầu đa nhân nhiễm khuẩn.
* Chỉ định
lOMoARcPSD|36443508
- Viêm màng não mủ, thương hàn, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn sinh. Hiện
nay, ít dùng đặc biệt ở trẻ dưới 10 tuổi, thường dùng cephalosporin thế hệ 3.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, ruột (E. coli), nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn huyết (ít).
* Các chế phẩm và liều dùng
- Ampicilin (Totapen)
Người lớn: uống 2- 4g/ngày, tối đa 6- 12g hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch gián đoạn 4-
8g/ngày, chia 4 lần. Bệnh nặng tiêm 8-14g/ngày, chia nhiều lần.
Trẻ em: uống 50mg/kg/ngày, tiêm bắp, tĩnh mạch 200mg/kg/ngày, chia 4 lần.
- Các dẫn xuất của ampicilin: bacampicilin, metampicilin pivampicilin… khi uống bị
thuỷ phân giải phóng ra ampicilin cho tác dụng, liều lượng tuỳ nhiễm khuẩn, thường người
lớn uống 250- 500mg/lần, trẻ em 5- 10mg/kg/lần, ngày 3lần.
- Amoxicilin (Clamoxyl): viên nang 250mg, 500mg, lọ bột tiêm 500mg hoặc 1g.
Người lớn uống 1,5g/ngày, chia 3lần, tiêm bắp hay tĩnh mạch 0,5 -1g/lần, ngày 3lần.
Trẻ em 40 - 50mg/kg/ngày, chia 3 lần, uống hoặc tiêm.
Kháng sinh chống trực khuẩn mủ xanh
Gồm 2 nhóm là: Carboxypenicilin (carbenicilin, ticarcilin...) Ureidopenicilin
(mezlocilin, azlocilin, piperacilin).
* Phổ tác dụng: tác dụngm ampicilin trên khuẩn Gram(+), tác dụng tốt trên trực khuẩn
Gram(-) đa kháng thuốc (đặc biệt trực khuẩn mủ xanh một số chủng sản xuất
cephalosporinase như enterobacter, proteus).
* Chỉ định: nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram(-) kháng ampicilin cephalosporin,
nhiễm khuẩn khung chậu, nhiễm khuẩn ổ bụng…
* Chế phẩm và liều dùng
- Carbenicillin: không dùng để uống, truyền tĩnh mạch 10g/lần, 20- 30g/ngày.
- Ticarcilin: người lớn, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch chậm 3- 4g/lần, cách 4- 6giờ, tối đa
15g/ngày, giảm liều khi suy thận. Trẻ em, tiêm bắp hay truyền hay tĩnh mạch
5075mg/kg/lần, ngày 2- 3lần.
- Mezlocilin: người lớn, 2g/ngày, chia 3lần, bệnh nặng dùng 5g (tiêm bắp, tĩnh mạch).
- Azlocilin: người lớn 3- 5g/ngày, chia 3lần. Trẻ em: 50-100mg/kg/ngày (tiêm bắp).
2.1.4. Các amidino - penicilin (mecilinam và pivmecilinam)
- Không tác dụng trên khuẩn Gram(+) và trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).
- Bền với - lactamase nên tác dụng tốt với trực khuẩn Gram(-) đường ruột kháng penicillin
(nhất là Klebsiella, E. coli…) và nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Mecilinam không hấp thu khi uống. Thường dùng pivmecilinam (viên nén 200mg ),
este của mecilinam, vào máu phân phối vào gan, thận, tiền liệt tuyến, bị thuỷ phân giải
phóng mecilinam để cho tác dụng, uống 600 - 1000 mg/ngày.
lOMoARcPSD|36443508
2.2. Các cephalosporin (cấu trúc cephem)
Chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp, trong cấu trúc có vòng - lactam.
Tùy tác dụng và sự kháng với -lactamase, các thuốc được chia 5 thế hệ:
2.2.1. Cephalosporin thế hệ 1
* Phổ tác dụng: gần giống methicilin và penicilin A.
- Tác dụng tốt trên cầu và trực khuẩn Gram(+), cả tcầu tiết penicilinase, tác dụng với một
số trực khuẩn Gram(-) đường ruột (salmonella, shigella, E. coli proteus) - Bị
cephalosporinase ( - lactam) phá hu.
* Chỉ định
- Shock nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn kháng penicillin.
- Bệnh do nhiễm trực khuẩn Gram(-), đặc biệt là nhóm trực khuẩn ruột.
* Chế phẩm và liều dùng
- Loại dùng uống: cefadroxil, cefalexin (keforal), cefaclo (alfatil), cefatrizin…
Người lớn: uống 1- 2g/ngày, bệnh nặng uống đến 4g/ngày, trẻ dưới 1 tuổi uống 25-
50mg/kg/ngày (tối đa 1,5g/ngày)
Trẻ trên 1 tuổi: uống 0,5- 1g/ngày (chia 2- 4lần).
- Loại dùng tiêm: Cefradin, cefalotin, cefazolin, cefapirin...(tiêm bắp, tĩnh mạch)
Người lớn: 0,5- 1g/lần, cách 6giờ, bệnh nặng tiêm 2g/lần, tối đa 12g. Trẻ em, 20-
50mg/kg/ngày, chia 3lần, bệnh nặng 100mg/kg/ngày.
2.2.2 Cephalosporin thế hệ 2
* Phổ tác dụng
- Tác dụng mạnh hơn thế hệ 1 trên Gram(+): S. aureus, S. epidernuais, S. progenes (nhóm
A), D. pneumonie…, Gram(-): E. coli, K. pneumonie, salmonella, shigella..
- Tác dụng với các xoắn khuẩn: Treponema, leptospira…
- Kháng cephalosporinase và dung nạp thuốc tốt, dùng uống, tiêm bắp, tĩnh mạch.
* Chỉ định: bệnh do nhiễm các loại vi khuẩn kể trên màng não, máu, phổi, da, tiết niệu,
phụ khoa và hô hấp.
* Chế phẩm và liều dùng
- Cefamandol (Kefandol), dùng tiêm bắp hay nh mạch. Người lớn: 1- 2g/lần, ngày 3lần,
trẻ em 50-100mg/kg/ngày (nặng 100mg/kg/ngày), suy thận phải giảm liều.
- Cefuroxim: dạng uống là cefuroxim acetyl (Zinnat), dạng tiêm (Curoxim)
Người lớn: uống 250- 500mg/lần x 2lần/ngày. Bệnh nặng, tiêm bắp hay tĩnh mạch 750-
1500mg/lần x 2 - 3lần/ngày.
Trẻ em: uống 20- 30mg/kg/ngày, chia 2lần (tối đa 0,5- 1g/ngày). Bệnh nặng, tiêm bắp
hay tĩnh mạch 30 - 60mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần (tối đa 100mg/kg/ngày).
2.2.3. Cephalosporin thế hệ 3
lOMoARcPSD|36443508
* Phổ tác dụng: kháng sinh có phổ rộng
- Tác dụng trên cầu khuẩn Gram(+) kém thế hệ 1 và kém penicilin, tác dụng rất tốt với
trực khuẩn mủ xanh.
- Tác dụng tốt với lậu cầu mạnh n thế hệ 1 và 2, tác dụng mạnh hơn nhiều trên khuẩn
Gram(-) đường ruột, kể cả loại tiết - lactamase.
* Dược động học
Không dùng đường uống bị huỷ bởi enzym tiêu hoá, chỉ dạng thuốc tiêm. Thuốc
hấp thu tốt vào máu, gắn vào protein huyết tương tu loại (30- 95%), khuếch tán vào hầu
hết các tổ chức, thấm vào được dịch não tuỷ, thải chủ yếu qua thận, cefoperazon
ceftriaxon thải chủ yếu qua mật.
* Chỉ định: Các nhiễm khuẩn nghiêm trọng đã kháng thế hệ 1 và 2 như:
- Nhiễm khuẩn phổi do Gram(-) mắc phải ở bệnh viện hoặc lưu động.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: dùng đơn độc trong viêm thận, bể thận do trực khuẩn Gram(-)
hoặc không kèm nhiễm theo trùng huyết, thuốc vào tiền liệt tuyến kém.
- Nhiễm khuẩn tiêu hoá, mật: dùng loại thải qua mật (cefoperazon và ceftriaxon).
- Nhiễm khuẩn huyết trước và sau phẫu thuật (có thể kết hợp với aminosid).
- Viêm màng não do Gram(-).
- Sốt ở người suy giảm miễn dịch giảm bạch cầu trung tính (phối hợp aminosid). * Tai
biến do dùng cephalosporin thế hệ 3 - Tai biến chung như penicillin.
- Tai biến khác: hiếm gặp tăng transaminase huyết thanh (tạm thời), giảm yếu tố đông máu
phụ thuộc vitamin K (II, VII, IX, X) do thuốc huỷ hoại vi khuẩn ruột.
- Viêm ruột kết màng giả, nấm candida, làm ng độc tính của rượu ethylic (tác dụng như
disulfiram) hoặc xuất hiện những chủng kháng thuốc…
* Chế phẩm và liều dùng
- Ceftriaxon (Rocephin) và ceftazidim…
Người lớn: tiêm bắp sâu hay tĩnh mạch 1- 2g/ngày, chia 2lần, bệnh nặng 4g/ngày, giảm
liều ở người cao tuổi.
Trẻ em 50 -100mg/kg/ngày, chia 2 lần, tối đa 2g/ngày.
- Cefotaxim (Claforan), cefoperazon…
Người lớn: tiêm bắp sâu hay tiêm tĩnh mạch 2- 6g/ngày, chia 2- 3lần, bệnh nặng tiêm
đến 12g/ngày, (bệnh lý gan, mật, thận chỉ dùng 2- 4g/ngày).
Trẻ em: tiêm 100- 150mg/kg/ngày, chia 2- 4lần, bệnh nặng 200mg/kg/ngày.
2.2.4. Cephalosporin thế hệ 4
* Phổ tác dụng: rộng n thế hệ 3, đặc biệt tác dụng tốt với trực khuẩn Gram(-) ưa khí đã
kháng thế hệ 3. Bền với - lactamase.
* Chỉ định: nhiễm trực khuẩn Gram(-) ưa khí đã kháng thế hệ 3.
* Chế phẩm, liều dùng
lOMoARcPSD|36443508
Cefepim (Axepim), cefpirom... Lọ bột tiêm 1g hoặc 2g.
Người lớn trẻ trên 12 tuổi tiêm tĩnh mạch 2g/lần, ngày 2lần, giảm liều khi suy thận,
trẻ dưới 12 tuổi không dùng vì chưa xác định được độ an toàn của thuốc.
2.2.5. Cephalosporin thế hệ 5
* Phổ tác dụng: thế hệ 5 đầy đủ những ưu điểm của thế hệ 4 về phổ kháng khuẩn, khả
năng kháng nhiều β-lactamase (bao gồm cả ESBL), nhạy với vi khuẩn kị khí như thế hệ
2 và đặc biệt là tiêu diệt được tụ cầu vàng kháng penicilin phổ M (MRSA).
* Chỉ định: nhiễm khuẩn da, viêm phổi cộng đồng với những chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng (kháng penicilin phổ M).
* Chế phẩm, liều dùng
Ceftaroline (Teflaro), ceftolozane/tazobactam (Zerbaxa).
Lọ bột pha tiêm 400mg, 600mg.
Người lớn: truyền tĩnh mạch ( 5 - 60 phút), 600mg mỗi 12 giờ. Trẻ
em: truyền tĩnh mạch ( 5 - 60 phút), 8-12mg/kg mỗi 8 giờ.
2.3. Chất ức chế - lactamase (cấu trúc penam)
Gồm: acid clavulinic, sulbactam, tazobactam và avibactam.
những chất tính kháng sinh yếu nhưng ức chế -lactamase mạnh do ái lực
gắn không hồi phục với - lactamase, khi phối hợp với các kháng sinh nhóm - lactam
làm bền vững và tăng tác dụng kháng khuẩn của các kháng sinh đó.
* Một số chế phẩm, liều dùng
- Augmentin (amoxicilin + acid clavulinic):
Người lớn: uống 500mg/lần, ngày 3lần x 5ngày.
Trẻ dưới 40kg: uống 20-40mg/kg/ngày, chia 3 lần, trên 40kg dùng như người lớn.
- Timentin, Claventin (ticarcilin + acid clavulinic):
Truyền tĩnh mạch: người lớn 200- 300mg/kg/ngày chia 3 - 4lần.
Không dùng cho phụ nữ có thai và mẫn cảm với thuốc.
- Unasyn (ampicilin + sulbactam):
Người lớn: uống 1- 2 viên/lần hoặc tiêm bắp sâu 1,5- 3g/lần, ngày 2- 3 lần hoặc tiêm tĩnh
mạch chậm (tổng liều sulbactam 4g/ngày).
Trẻ dưới 12 tuổi: uống 25- 50mg/kg/ny chia 2lần hoặc tiêm bắp 100mg ampicilin +
50mg sulbactam/ngày chia 3lần.
- Zosyn (piperacilin + tazobactam)
- Prazol-S (cefoperazol + sulbactam) - Zerbaxa (ceftolozane +tazobactam)
2.4. Các - lactam khác
Trong cấu trúc vòng lactam, không thuộc nhóm penicillin, cũng không thuộc nhóm
cephalosporin như imipenem, aztreonam…
lOMoARcPSD|36443508
* Carbapenem (imipenem, meropenem, doripenem, ertapenem):
Kháng sinh phổ rộng nhất hiện nay (vi khuẩn ái khí, k khí kể cả chủng tiết
penicilinase, cầu khuẩn ruột, trực khuẩn mủ xanh).
Không hấp thu qua đường uống; Chỉ tiêm tĩnh mạch, liều 1-2g/ngày.
Imipenem thường kết hợp cilastatin để kéo dài T
1/2
.
* Monobactam: Aztreonam
Kém tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) và kỵ khí; Tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram (-
) tương tự cephalosporin thế hệ 3 và aminoglycosid. Kháng -lactamase.
Không hấp thu qua đường uống; Lâm sàng tiêm bắp, tĩnh mạch 1- 4 g/ngày, cách 4-6
giờ/lần. Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân dị ứng penicilin hoặc cephalosporin.
2. NHÓM AMINOGLYCOSID (AG, AMINOSID)
Các thuốc trong nhóm: streptomycin, gentamycin, neomycin, tobramycin,
kanamycin, amikacin, netilmicin, sisomycin…
* Đặc điểm chung
- Hầu như không hấp thu qua đường tiêu hoá.
- Cùng một cơ chế tác dụng.
- Phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu trên Gram(-) ưa khí.
- Độc với dây thần kinh VIII và với thận.
2.1. Streptomycin
2.1.1. Cơ chế tác dụng
- Vào vi khuẩn, thuốc gắn vào tiểu phần 30S, làm đọc sai thông tin ARNm, từ đó tổng
hợp tích lucác polypeptid sai lệch trong cấu trúc, m gián đoạn quá trình tổng hợp
protein của vi khuẩn.
- Thuốc còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, đến hô hấp tế bào và đến
ADN của vi khuẩn. Là kháng sinh diệt khuẩn, pH tối ưu là 7,8 và bền ở 7,4.
2.1.2. Phổ tác dụng: aminoglycosid có phổ tác dụng rộng: -
Là kháng sinh nhóm I chống trực khuẩn lao (BK).
- Khuẩn Gram(+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu (hiệp đồng với - lactam).
- Khuẩn Gram(-): salmonella, shigella, hemophilus, brucella.
- Xoắn khuẩn giang mai (hiện nay ít dùng).
(Khuẩn kỵ khí, trực khuẩn mủ xanh và một số nấm luôn kháng streptomycin).
2.1.3. Dược động học
Uống không hấp thu (thải trừ hoàn toàn qua phân), tiêm bắp hấp thu chậm hơn
penicillin song giữ lâu hơn (chỉ cần tiêm 1lần/ngày), 1 giờ sau tiêm đạt nồng độ tối đa trong
máu 25- 50mcg/ml giảm 50% sau 5- 6 giờ. Gắn vào protein huyết tương 3040%, khó
thấm ra ngoài mạch do tan nhiều trong nước bị ion hoá pH huyết tương, phân phối
nhiều hơn vào phổi, thận, tim…, không qua hàng rào máu não (trừ khi viêm), qua được
lOMoARcPSD|36443508
rau thai (nồng độ trong máu thai nhi bằng 1/2 nồng độ trong máu mẹ), thuốc ít thấm vào
trong tế bào (không diệt được BK trong đại thực bào như isoniazid). Chuyển hoá gan
không đáng kể (dưới 10%). Thải 85- 90% nguyên vẹn qua thận trong 24giờ, lượng nhỏ qua
phân, qua nước bọt và mồ hôi và sữa mẹ.
2.1.4. Tác dụng không mong muốn và độc tính
Độc tính kép với thính giác thận, chdùng trong những nhiễm khuẩn nặng, nếu
thể thay thế được thì nên tránh dùng aminosid.
- Độc tính chọn lọc với dây VIII (khi dùng kéo dài và trên bệnh nhân suy thận).
+ Tiền đình tổn thương trước nhưng nhẹ và có thể hồi phục.
+ Ốc tai tổn thương muộn nặng: ù tai, mất thính lực 1 hoặc 2 bên, thể điếc không
hồi phục, xảy ra trong khi dùng thuốc hoặc khi ngừng, dụng cụ trthính không cải thiện
được. Dihydrostreptomycin gây độc cho ốc tai cao (không dùng).
- Gây mềm cơ, có thể ngừng thở do liệt hấp (nếu phẫu thuật dùng với cura). - Độc
với thận, phản ứng quá mẫn, viêm da tiếp xúc (ít gặp).
2.1.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Nhiễm khuẩn do lao (điều trị bệnh lao), phối hợp với các thuốc chống lao khác.
- Điều trị bệnh brucella (phối hợp với tetracyclin, doxycyclin), bệnh dịch hạch.
- Điều trị viêm màng trong tim do liên cầu hay do enterococcus, một snhiễm khuẩn tiết
niệu, nhiễm cầu khuẩn ruột (phối hợp penicillin G).
* Chống chỉ định
- Dị ứng với thuốc, suy thận nặng, rối loạn thính giác, phụ nữ có thai, nhược cơ.
- Mẫn cảm với streptomycin (hoặc các aminoglycosid khác).
- Nhược cơ, phụ nữ thai (có thể y điếc trẻ khi dùng thuốc ở 3 tháng đầu thai kỳ), phụ
nữ đang cho con bú.
* Liều dùng
- Điều trị lao: người lớn 15mg/kg, (tiêm bắp, 1lần/ngày, tổng liều 1g), một đợt dùng 80-
100g. Trẻ em 10mg/kg/ngày (1lần).
- Chỉ định khác: người lớn 0,5- 1g/lần/ngày, trẻ em 10- 15mg/kg/ngày (1lần).
2.2. Các aminosid khác
Tác dụng như streptomycin, có thể tác động cả trên tiểu phần 50S.
* Gentamycin
- Phổ kháng khuẩn rộng:
Diệt được một số vi khuẩn Gram (+), thường phối hợp với - lactam.
Tác dụng tốt trên khuẩn Gram(-): trực khuẩn mủ xanh, salmonella, shigella, rickettsia,
màng não cầu…
- Tác dụng không mong muốn
lOMoARcPSD|36443508
+ Dị ứng nhẹ: mẩn đỏ, mề đay…, kích ứng da.
+ Độc với thính giác, có thể gây điếc và còn gây độc với thận. -
Áp dụng điều trị
+ Chỉ định
thuốc được lựa chọn trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện do Enterococcus
Pseudomonas aeruginosa.
Phối hợp với penicillin trong sốt giảm bạch cầu và nhễm trực khuẩn Gram (-) như viêm
nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai ngoài ác tính.
+ Chống chỉ định
Tổn thương thận, thính giác và nhạy cảm với thuốc.
Hạn chế dùng ngoài da để phòng ngừa sự kháng thuốc của vi khuẩn.
Thận trọng với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Nhiễm phế cầu, khuẩn kỵ khí, thương hàn và cận thương hàn.
* Kanamycin: thuốc điều trị lao (nhóm 2), lọ 1g.
Người lớn, tiêm bắp 1g/ngày, trẻ em 15mg/kg/ngày (dùng 1lần).
Chống chỉ định: dị ứng, suy thận, bệnh thính giác.
* Tobramycin: lọ nước tiêm 80mg, lọ bột 1,2g. Thuốc tra mắt mỡ 0,3%, tube 3,5g.
Chỉ định: điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện (giống gentamycin), điều trị viêm bờ mi, kết
mạc, túi lệ và viêm giác mạc.
* Neomycin: viên nén 500mg, thuốc tra mắt lọ 10ml có 17,5mg, tube mỡ 3,5g.
Độc tính cao với tai thận nên không dùng toàn thân. Uống để m “sạch ruột” trước
phẫu thuật tiêu hóa hoặc dự phòng biến chứng não-gan ở bệnh nhân xơ gan cổ chướng.
* Amikacin (bán tổng hợp từ kanamycin A)
+ Tác dụng: kháng sinh phổ tác dụng rộng nhất trong nhóm, kháng được tất cả c
enzym làm bất hoạt aminosid.
+ Chỉ định: điều trị các nhiễm khuẩn nặng nnhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bệnh
viện... do trực khuẩn Gram(-) đã kháng với các thuốc trong nhóm.
+ Phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn Gram(-) đã kháng với thuốc đó, phối hợp với nhóm
- lactam và các kháng sinh khác trong điều trị.
* Framycetin, paromomycin (điều trị sán hoặc kén amibe ruột), dibekacin, netilmicin,
habekacin.
* Spectinomycin
- Thuộc họ aminocyclotol, được phân lập từ S. spectabilis (1961), cấu trúc khác aminosid
nhưng giống về chế nên được xếp cùng nhóm, kháng sinh đặc hiệu chữa lậu cấp,
thuốc không độc với thính giác, với thận, không gây dị tật thai.
- Lọ bột pha tiêm 2g hoặc 4g, tiêm bắp 2 - 4g/lần/ngày.
lOMoARcPSD|36443508
3. CHLORAMPHENICOL VÀ DẪN XUẤT
3.1. Chloramphenicol
Tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn Gram(+), Gram(-), xoắn khuẩn. Tác dụng đặc
hiệu trên thương hàn và phó thương hàn. Hiện nay ít dùng.
3.1.1. Cơ chế tác dụng
- Thuốc gắn vào tiểu phần 50S của ribosom, ngăn cản ARNm gắn vào ribosom, đồng
thời ức chế transferase nên acid amin được hoá không gắn o polypeptid được,
kháng sinh kìm khuẩn.
- Cloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein của ty thể rất nhạy cảm với hồng
cầu của động vật có vú.
3.1.2. Dược động học
Hấp thu nhanh khi uống (90%), nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2giờ.
Gắn 60% vào protein huyết tương, dễ vào vào các mô và hạch mạc treo, ở hạch mạc
treo nồng đthuốc cao hơn trong máu (tốt cho điều trị thương n), vào các dịch thể
(dịch não tuỷ, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, dịch kính…), khi não bị viêm, nồng độ thuốc
ngang bằng trong máu, thuốc qua được rau thai và sữa mẹ.
Chuyển hoá phần lớn gan. Thải chủ yếu qua thận 90% dưới dạng glucuro hợp,
T
1/2
= 1,5- 4giờ.
3.1.3. Tác dụng không mong muốn
* Suy tuỷ: hai tình trạng suy tuỷ
- Suy tu phụ thuộc liều dùng: khi dùng liều cao (trên 25mcg/ml), sau 5- 7 ngày dùng
thuốc thấy xuất hiện thiếu máu nặng, giảm mạnh hồng cầu lưới, bạch cầu và hồng cầu non.
Có thể phục hồi sau 1 - 3 tuần nghỉ thuốc.
- Suy tuỷ không phụ thuộc liều (thường do đặc ứng thuốc): giảm huyết cầu toàn thể do
suy tuỷ thực thụ, t lệ gặp 1/6000- 1/150.000 ca nhưng tử vong cao (50- 80%).
* Hội chứng m (grey baby syndrome): gặp ở nhũ nhi khi dùng liều cao, đường tiêm (nôn,
đau bụng, tím tái, mềm nhũn, mất nước, truỵ mạch… dễ tử vong), do trẻ thiếu enzym
cho quá trình glucuro hợp ở gan, thận không thải trừ thuốc kịp.
Cloramphenicol chất c chế Cyt P
450
, làm chậm chuyển hoá, m tăng tác dụng
độc tính của một số thuốc (tolbutamid, phenytoin, warfarin…).
3.1.4. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Nhiễm khuẩn nặng do Rikettsia khi những thuốc ít độc hơn không hiệu quả hoặc phụ
nữ có thai và trẻ dưới 8 tuổi không dùng được tetracyclin.
- Viêm màng mão do H. influenzae khi các penicilin, gentamycin cephalosporin thế hệ
3 không tác dụng.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ ở mắt, ngoài da.
* Chống chỉ định
lOMoARcPSD|36443508
- Dị ứng, các nhiễm khuẩn thông thường và dự phòng nhiễm khuẩn.
- Thận trọng với người bệnh tiền suy tuỷ, suy giảm chức năng gan, thận.
3.2. Thiamphenicol
- Là thuốc tổng hợp, tác dụng và chế như cloramphenicol, độc tính ít hơn, dễ dung nạp
hơn nhưng tác dụng kém hơn, phải dùng liều gấp 2 lần cloramphenicol.
- Thường dùng trong nhiễm khuẩn gan mật, tiết niệu.
4. NHÓM TETRACYCLIN
4.1. Cơ chế tác dụng
Gắn vào tiểu phần 3OS của ribosom, ngăn cản ARNt chuyển acid amin vào chuỗi
polypeptid, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, là kháng sinh kìm khuẩn.
4.2. Phổ tác dụng
- Cầu khuẩn Gram(+), Gram(-) nhưng kém penicillin - Trực khuẩn Gram(+) ái khí yếm
khí.
- Trực khuẩn Gram(-) nhưng ít nhậy cảm với proteus và trực khuẩn mủ xanh.
- Tác dụng với xoắn khuẩn giang mai và leptospira (kém penicillinG), với xoắn khuẩn HP
(helicobacter pylori), với rickettsia, amibe, trichomonas và chlamydia...
4.3. Dược động học
Hấp thu qua tiêu hoá 60 - 70%, dễ tạo phức với sắt, calcicasein trong thức ăn
đồ uống, làm giảm hấp thu thuốc.
Gắn vào protein huyết ơng 30% (oxytetracyclin), 90% (doxycyclin)…, phân phối
vào dịch não tu, rau thai sữa mẹ (ít), thấm tốt vào trong tế bào nên rất tốt trong điều trị
bệnh brucella, gắn mạnh vào hệ lưới của các (gan, lách, xương, răng, tuyến tiền liệt),
nồng độ thuốc ở ruột cao gấp 5- 10lần nồng độ trong máu.
Thải trừ qua gan (có chu k gan- ruột) qua thận dưới dạng còn hoạt tính,
doxycyclin thải chính qua mật, T/2 từ 8 (tetracyclin)- 20giờ (doxycyclin).
4.4. Tác dụng không mong muốn và độc tính
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy (do kích ứng hoặc do loạn khuẩn).
- Vàng răng trẻ em khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai trẻ dưới 8 tuổi. - Độc với gan,
thận (teo gan cấp, hoại tử ống thận) khi dùng liều cao hoặc suy thận - Dị ứng, xuất huyết
giảm tiểu cầu, tăng áp lực nội sọ ở trẻ bú mẹ, phù gai thị...(ít).
4.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Nhiễm ricketsia, mycoplasma pneumoniae, brucella, tularemia, tả, lỵ, E. coli, dịch hạch,
H. pylori, bệnh trứng cá và một số bệnh lây qua đường tình dục.
- Nhiễm chlamydia: viêm phổi, phế quản, viêm xoang và bệnh mắt hột
(Chỉ dùng c tetracyclin khi đã chứng minh vi khuẩn còn nhạy cảm) *
Chống chỉ định: dị ứng, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi.
lOMoARcPSD|36443508
5. NHÓM MACROLID
Đại diệnerythromycin (1952), được chiết xuất từ nấm S. erythreus, một số bán tổng
hợp như azithromycin, clarithromycin, oleandomycin, spiramycin…
5.1. Cơ chế tác dụng
Gắn vào tiểu phần 5OS của ribosom, ngăn cản sự chuyển vị của ARNt, cản trở tạo chuỗi
đa peptid của vi khuẩn (là kháng sinh kìm khuẩn mạnh, diệt khuẩn yếu).
5.2. Phổ tác dụng
- Vi khuẩn đã kháng với penicillin và tetracyclin, đặc biệt là staphylococcus.
- Vi khuẩn Gram(+): Streptococcus, staphylococcus, pneumococcus, với vi khuẩn Gram (-
) như neisseria species, bordetella pertussis, xoắn khuẩn treponema, H. pylori
(clarithromycin).
- Không tác dụng với trực khuẩn Gram(-) đường ruột pseudomonas, sự kháng chéo
với kháng sinh nhóm lincosamid do cơ chế tác dụng giống nhau.
5.3. Dược động học
Bị dịch vị phá huỷ nên phải dùng dạng bào chế thính hợp (dạng ester) để uống, nồng
độ tối đa trong máu sau uống 1- 4giờ, giữ được dưới 6giờ, ngày uống 4 lần.
Gắn mạnh vào protein huyết tương, tu loại (erythromycin 90%), các dẫn xuất mới
khuyếch tán tốt vào gan, lách, phổi, chất tiết phế quản, amidan, VA, tiền liệt tuyến… nồng
độ thuốc trong đại thực bào và bạch cầu đa nhân cao gấp 10- 25lần huyết tương, rất ít thấm
qua màng não.
Thải chính qua mật dưới dạng còn hoạt tính, ở mật nồng độ gấp 5lần huyết tương.
5.4. Tác dụng không mong muốn
- Dung nạp thuốc tốt, có thể có buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng da… thoáng qua.
- Macrolid mới ít tác dụng ngoại ý nặng, TAO (oleandomycin) erythromycin thể
gây viêm da ứ mật, vàng da.
5.5. Áp dụng điều trị
5.5.1. Chỉ định
- Được lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn do bạch hầu, nhiễm khuẩn chlamydia đường sinh
dục, hô hấp, mắt, đặc biệt là viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn do rickettsia, H.influenzae
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do Gram(+) như liên cầu, phế cầu, tcầu y bệnh tai mũi
họng, hô hấp, răng miệng, phụ khoa, vùng chậu.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân bệnh van tim đã kháng với penicillin.
- Điều trị toxoplasma ở phụ nữ có thai (spiramycin hoặc josamycin).
5.5.2. Chống chỉ định: dị ứng.
5.5.3. Chế phẩm và liều dùng
* Erythrommycin
lOMoARcPSD|36443508
Người lớn: uống 1- 2g/ngày chia 3- 4 lần, bệnh nặng uống 4g/ngày hoặc tiêm tĩnh
mạch chậm 300- 900mg/lần cách nhau 6- 8giờ. Trẻ em uống 30- 50mg/kg/ngày.
* Oleandomycin (TAO)
Người lớn: 1- 2g/ngày chia 4lần. Trẻ dưới 3 tuổi uống 25- 30mg/kg/ngày, trẻ trên 3
tuổi uống 400 - 1000mg/ngày, chia 4 lần.
* Spiramycin (rovamycin)
Thải trừ nhiều qua nước bọt nên hay dùng điều trị nhiễm khuẩn răng miệng, là thuốc
được lựa chọn điều trị toxoplasma ở phụ nữ có thai để dự phòng toxoplasma bẩm sinh (làm
giảm lượng toxoplasma ở thai xuống còn 50%).
* Midecamycin (midecacin)
* Clarithromycin (là kháng sinh bán tổng hợp)
Người lớn, uống 250- 500mg/lần, 2lần/ngày, trẻ em 7,5mg/kg/lần, 2lần/ngày.
Thường kết hợp nhóm 5-nitroimidazol trong điều trị viêm loét dạ dày do xoắn khuẩn HP.
* Azithromycin
Uống hấp thu 40%, thức ăn làm giảm hấp thu, phân phối vào trong các trừ dịch
não tu, vào phổi, amidan, tuyến tiền liệt, bạch cầu hạt vào đại thực bào với nồng độ cao
hơn trong máu 10- 100lần, sau đó được giải phóng từ từ nên t/2 3 ngày, chỉ uống 1 lần/ngày
và thời gian điều trị ngắn (4 ngày).
Người lớn, uống 500mg/lần/ngày x 3ngày (khi cần, ngày sau 250mg). Trẻ em uống
10mg/kg/lần/ngày, trong 3 ngày, ngày sau giảm một nửa (trước ăn 2giờ).
6. NHÓM LINCOSAMID
6.1. Cơ chế tác dụng: tương tự kháng sinh nhóm macrolid.
6.2. Phổ tác dụng
- Tác dụng trên những chủng vi khuẩn đã kháng với penicillin tetracyclin, đặc biệt
staphylococcus
- Tác dụng với Gram(+) như macrolid, kháng chéo với macrolid.
6.3. Dược động học
Hấp thu 20- 35% khi uống, thức ăn làm giảm hấp thu 2/3, tiêm bắp hấp thu hoàn toàn
(riêng clindamycin hấp thu 90%, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn).
Gắn vào protein huyết tương (lincomycin 70%), vào được các mô, xương dịch
sinh học, qua được rau thai và sữa mẹ, thấm kém vào dịch não tuỷ kể cả khi viêm.
Lincomycin thải trừ chính qua mật, clindammycin thải qua nước tiểu và phân ở dạng
còn hoạt tính.
6.4. Tác dụng không mong muốn
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng da… thoáng qua.
- thể gây viêm lưỡi- miệng, dấu hiệu vị giác bất thường, nặng hơn thể viêm đại
tràng màng giả (ỉa chảy, phân nhiều nước, co cứng bụng…), nặng hơn nữa thể tử
lOMoARcPSD|36443508
vong, nguyên nhân do làm phát triển clostridium difficile là vi khuẩn không nhạy cảm với
thuốc. Tiêm tĩnh mạch có thể gây hạ huyết áp, loạn nhịp tim.
6.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do Gram(+) kháng penicillin như liên cầu, phế cầu, tụ cầu y
bệnh tai mũi họng, hô hấp, răng miệng, xương, phụ khoa, vùng chậu- Các nhiễm khuẩn
ở nơi thuốc khó vào như viêm cốt tuỷ cấp hoặc mạn tính. * Chống chỉ định: dị ứng.
7. NHÓM RIFAMYCIN
7.1. Cơ chế tác dụng
Thuốc gắn vào chuỗi của ARN- polymerase phụ thuộc ADN làm ngăn cản sự tạo thành
chuỗi ban đầu trong quá trình tổng hợp ARN của vi khuẩn.
7.2. Phổ tác dụng
kháng sinh diệt khuẩn, tác dụng cả trong ngoài tế bào, trong môi trường acid tác
dụng của thuốc mạnh gấp 5- 10lần.
- Tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (trực khuẩn lao, phong).
- Khuẩn Gram(-): E. coli, trực khuẩn mủ xanh, H. influenzae, nesseria meningitidis
7.3. Dược động học
Hấp thu tốt qua tiêu hoá ( 100%), nồng độ tối đa sau uống 2- 4giờ, thức ăn làm chậm
giảm hấp thu. Gắn 75- 80% vào protein huyết tương, phân phối vào các dịch
thể, vào được dịch não tuỷ khi màng não viêm, qua được rau thai sữa mẹ. Thải chủ yếu
qua gan thận, qua đờm, nước bọt nước mắt làm cho các dịch này có mầu đỏ da cam,
T
1/2
từ 1,5 - 5 giờ. Dùng liên tục làm tăng chuyển hoá chính thuốc, nhanh mất tác dụng, thuốc
có chu kỳ gan- ruột.
7.4. Tác dụng ngoại ý
- Gây dị ứng ngoài da, sốt (0,5%), phát ban (0,8%).
- Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy (1,5%).
- Đau đầu, chóng mặt, giảm bạch cầu, rối loạn tạo máu.
- Viêm gan, vàng da, ngứa, huỷ hoại tế bào gan gặp người tiền sử bệnh gan, nghiện
rượu, người cao tuổi và tăng lên khi dùng phối hợp với isoniazid.
7.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Điều trị các thể lao (phối hợp với các thuốc chống lao khác).
- Điều trị phong (phối hợp với dapson và clofazimin).
- Dự phòng viêm màng não do haemophilus influenzae (ở người phải tiếp xúc trực tiếp với
người bệnh)
- Nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu (viêm nội m mạc, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, viêm
xương tuỷ) kể cả loại kháng meticilin và đa kháng.
lOMoARcPSD|36443508
* Chống chỉ định và thận trọng
- Người mẫn cảm với rifamycin.
- Suy gan, phụ nữ có thai, vàng da, đái ra porphyrin.
- Không được dùng đơn độc trong điều trị lao để tránh hiện tượng kháng thuốc.
- Rifampicin gây cảm ứng microsom gan, làm tăng chuyển hoá và nhanh mất tác dụng của
thuốc tránh thai, chẹn kênh calci, diazepam, digitoxin, prednisolon…
8. KHÁNG SINH TỔNG HỢP
8.1. Nhóm quinolon: kháng sinh tổng hợp, có 2 loại:
- Quinolon kinh điển: acid nalidixic (1963), oxolinic, pipemidic...
- Quinolon mới (fluoroquinolon), trong cấu trúc fluor: pefloxacin (1985), rosoxacin,
ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin..., phổ kháng khuẩn rộng.
8.1.1. Cơ chế tác dụng
- Các quinolon ức chế ADN- gyrase (enzym mở vòng xoắn ADN trong quá trình sao chép
và phiên mã) nên làm ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
- Thuốc còn tác dụng n ARNm, ức chế tổng hợp protein vi khuẩn. Các quinolon đều là
kháng sinh diệt khuẩn.
- Acid nalidixic tác dụng kìm khuẩn nồng độ cao 300-400mg/lít (do c chế tổng hợp
ARNm mạnh hơn ADN), diệt khuẩn ở nồng độ thấp 25-250mg/lit (do ức chế ngược lại).
Acid nalidixic chỉ ức chế ADN- gyrase nên chỉ có tác dụng diệt khuẩn Gram (-) đường
tiết niệu và tiêu hóa. Không tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.
Các fluoroquinolon tác dụng trên 2 enzym đích ADN- gyrase topoisomerase IV
của vi khuẩn nên phổ kháng khuẩn rộng hơn, hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn 10-30 lần.
8.1.2. Phổ tác dụng
* Quinolon kinh điển (thế hệ 1): tác dụng trên trực khuẩn Gram(-) gây bệnh ở tiêu hoá,
tiết niệu, không tác dụng với trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).
* Quinolon mới (fluoroquinolon): phổ tác dụng hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn
quinolon kinh điển 10- 30 lần trên các vi khuẩn sau:
- Trực khuẩn Gram(-): E.coli, salmonella, shigella, enterobacter, P. aeruginosa, H.
influenzae…
- Khuẩn Gram(+) đặc biệt là phế cầu, tụ cầu (kể cả loại kháng methicilin).
- Vi khuẩn trong tế bào: Mycoplasma, chlamydia, brucella, mycobacterium...
8.1.3. Dược động học
* Quinolon kinh điển: dễ hấp thu qua tiêu hoá, chuyển hoá phần lớn gan, thải trừ nhanh
qua thận (1/4 liều ở dạng còn hoạt tính), điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu.
* Các fluoroquinolon
Hấp thu dễ qua tiêu hoá có sinh khả dụng cao, gắn ít vào protein huyết tương (ofloxacin
10%, fefloxacin 30%). Dễ thấm vào các mô, vào được trong tế bào và dịch não tuỷ, qua sữa
lOMoARcPSD|36443508
ít (có thể làm cho trẻ bú mẹ bị thiếu máu, tan máu), nồng độ thuốc trong tuyến tiền liệt, thận,
đại thực bào, bạch cầu hạt cao hơn huyết tương.
Chuyển hoá qua gan 1 phần, t/2 từ 4 giờ (ciprofloxacin) đến 12 giờ (pefloxacin), (acid
nalidixic chuyển hoá phần lớn gan). Thải trừ chính qua thận dạng còn hoạt tính
(pefloxacin, norfloxacin 70%). pH nước tiểu tăng sẽ làm tăng thải thuốc. 8.1.4. Tác dụng
ngoại ý (quinolon mới ít tác dụng ngoại ý hơn) - Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, cảm giác đè
nặng ở dạ dày.
- Dị ứng da từ nhẹ đến nặng (ban đỏ, ngứa, viêm da bọng nước), đau cơ, viêm gân achille,
nặng có thể gây đứt gân achille, hu hoại mô sụn trên súc vật non.
- Tăng áp lực nội sọ (chóng mặt, nhức đàu, lú lẫn, co giật, ảo giác...), ảo giác hoặc gây tình
trạng ngủ gà và nhiễm acid ở người suy thận.
- Rối loạn thị giác ở trẻ nhỏ, nhiễm acid chuyển hoá, sưng và đau khớp, đau cơ.
8.1.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Quinolon kinh điển: điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu chưa biến chứng do trực khuẩn
Gram(-), trừ P. aeruginosa, dùng đường uống là chủ yếu, chỉ tiêm tĩnh mạch ở trong bệnh
viện (tiêm rất chậm và phải pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9% hoặc glucose 5%).
- Quinolon mới (fluoroquinolon):
+ Điều trị nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện (nhiễm tụ cầu kháng methicilin).
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu trên hoặc dưới, viêm tuyến tiền liệt, điều trị lậu cấp.
+ Nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, màng
tim. + Nhiễm khuẩn tiêu hoá: E. coli, S.typhi, viêm phúc mạc + Nhiễm
khuẩn hô hấp trên và dưới nặng.
+ Nhiễm khuẩn xương - khớp, dùng liều cao và kéo dài vì thường do trực khuẩn Gram(-
) và tụ cầu vàng gây bệnh.
+ Điều trị tại chỗ: viêm kết mạc, viêm mi mắt... do các vi khuẩn còn nhạy cảm.
Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối và đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 18 tuổi (do làm hu hoại mô sụn), dị ứng với thuốc, người thiếu men G6PD,
động kinh, người làm việc ở nơi có nguy cơ cao.
- Bệnh nhân suy gan, thận và không dùng cho các nhiễm khuẩn thông thường.
8.2. Dẫn xuất 5 nitro -imidazol
8.2.1. Cơ chế tác dụng
Thuốc tác dụng chọn lọc trên vi khuẩn kỵ khí động vật đơn bào (amibe,
trichomonas, giardia…) do nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các enzym vận chuyển electron
đặc biệt của vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm độc với tế bào vi khuẩn (liên kết với cấu trúc xoắn
của ADN, làm vỡ các sợi AND), diệt được vi khuẩn.
8.2.2. Phổ tác dụng
lOMoARcPSD|36443508
- Cầu khuẩn, trực khuẩn kỵ khí Gram(-) và trực khuẩn kỵ khí Gram(+) loại tạo được bào tử
(là thuốc đầu tay trong điều trị vi khuẩn kỵ khí).
- Diệt amibe thể hoạt động (magna), không diệt được kén.
- Trichomonas và Giacdia lambia (gây bệnh ở âm đạo và ở ruột).
- Diệt xoắn khuẩn HP (helico bacter pylori) gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
8.2.3. Dược động học
Hấp thu nhanh qua tiêu hoá và đường tiêm. Gắn 10- 20% vào protein huyết tương, Do
có thể tích phân bố lớn nên thuốc khuyếch tán rất tốt vào các dịch thể (nước bọt,
đờm, tinh dịch, dịch o tuỷ, dịch âm đạo, mủ áp xe não, mủ viêm tai giữa, rau thai và sữa
mẹ…). Chuyển hoá gan, sản phẩm chuyển hoá nhuộm màu ớc tiểu (màu đỏ nâu), T
1/2
từ 9 giờ (metronidazol) đến 14 giờ (ornidazol). Thải trừ phần lớn (90%) liều dùng qua thận
trong 24giờ (chủ yếu ở dạng chuyển hoá, 10% dạng nguyên vẹn), phần nhỏ thải qua phân.
8.2.4. Tác dụng ngoại ý
- Buồn nôn, chán ăn, khô miệng, vị kim loại miệng, đau vùng thượng vị - Đau đầu, chóng
mặt, buồn ngủ, tăng độc tính của rượu trên thần kinh trung ương
- Nặng hơn, có thể viêm miệng, tiêu chảy, phồng rộp ở da, phát ban, ngứa, dị cảm.
- Liều cao, kéo dài có thể gây giảm bạch cầu, cơn động kinh, viêm đa dây thần kinh ngoại
vi, rối loạn tâm thần, viêm tuỵ (hiếm gặp).
8.2.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Nhiễm khuẩn kkhí (viêm màng trong tim, abcès não, phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
vùng bụng- hố chậu, viêm màng não mủ, viêm loét lợi cấp, viêm quanh răng…).
- Điều trị Trichomonas vaginalis, E. histolytica, G. lamblia và xoắn khuẩn HP.
* Chống chỉ định và thận trọng
- Phụ nữ có thai (3 tháng đầu), phụ nữ cho con bú, dị ứng với thuốc.
- Tiền sử rối loạn về máu, bệnh của hệ thống thần kinh trung ương.
- Suy gan- thận nặng.
- Không uống rượu trước 24 giờ, trong khi dùng thuốc và 48 giờ sau ngừng thuốc).
8.3. Các sulfamid
8.3.1. Cơ chế tác dụng
lOMoARcPSD|36443508
- Để tồn tại phát triển, vi khuẩn sinh trùng cần nguyên liệu ban đầu PABA
(para amino benzoic acid) để tổng hợp nên acid nhân tế bào.
- Sulfamid do cấu trúc hoá học gần giống PABA, tranh chấp với PABA, đồng thời ức
chế dihydrofolat synthetase, làm giảm tổng hợp DHFA (dihydro folat acid) từ PABA, vi
khuẩn không tổng hợp được acid nhân, không sinh sản phát triển được. Sulfamid
kháng sinh kìm khuẩn.
- Các vi khuẩn sử dụng trực tiếp acid folic từ môi trường không chịu tác dụng của sulfamid.
Tế bào động vật có vú cũng dùng acid có sẵn.
8.3.2. Phổ tác dụng
- Tác dụng với hầu hết các cầu và trực khuẩn Gram (+), Gram (-).
- Hiện nay, do t lệ kháng thuốc kháng chéo giữa các sulfamid cao (ít dùng). Vi khuẩn
kháng thuốc là do tự tổng hợp acid nhân mà không cần nguyên liệu ban đầu PABA hoặc
do giảm tính thấm với thuốc.
8.3.3. Dược động học
- Hấp thu nhanh qua tiêu hoá (70 - 80%) trừ sulfaguanidin (ganidan), nồng độ cao nhất
trong máu sau uống 2- 4giờ.
- Gắn 40- 80% vào protein huyết tương, khuyếch tán dễ vào các mô và dịch não tuỷ, nồng
độ bằng 1/2 hoặc tương đương ở máu, thuốc qua được rau thai, sữa mẹ.
- Bị acetyl hoá (10- 50%, tuỳ loại) ở gan tạo ra sản phẩm độc với thận, sau đó liên hợp với
acid glucuronic hoặc oxy hoá để mất tác dụng.
- Thải chính qua thận (lọc qua cầu thận bài xuất qua ống thận) dạng acetyl hoá sắc
cạnh, rất ít tan, dễ gây tai biến đái máu hoặc tạo sỏi nên phải uống với nhiều nước
(sulfamid mới ít bị acetyl hoá, hạn chế tai biến trên thận).
Phân loại sulfamid: dựa vào đặc điểm dược động học, chia sulfamid thành 4 loại:
- Hấp thu nhanh, thải trnhanh: T
1/2
~ 6-8 giờ, thải trừ nhanh (thải 95%/24h đầu, gồm
sulfadiazin, sulfisoxazol, sulfamethoxazol. Dùng điều trị nhiễm khuẩn theo đường máu.
- Thải trừ chậm: T
1/2
~ 7-9 ngày, thuốc duy trì nồng độ trong máu lâu nên chỉ cần uống 1
lần/ngày. Đại diện sulfadoxin. Thường dùng phối hợp điều trị sốt rét.
- Ít hấp thu: dùng chữa viêm ruột, viêm loét đại tràng, gồm sulfaguanidin (Ganidan).
- Dùng tại chỗ: Ít hoặc khó tan trong ớc. ng để điều trị các vết thương tại chỗ (mắt,
vết bỏng) dưới dạng dung dịch hoặc kem. Gồm sulfacetamid, bạc sulfadiazin, mafenid.
8.3.4. Tác dụng ngoại ý
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Cơn đau quặn thận, đái máu hoặc niệu (phòng bằng uống nhiều ớc và kiềm hoá nước
tiểu), viêm ống thận kẽ do dị ứng.
- Dị ứng ngoài da từ nhẹ đến nặng (hội chứng Stevens - Jonhson, hội chứng Lyell).
- Thiếu máu, tan máu (do thiếu G
6
PD), giảm bạch cầu, tiểu cầu, chứng mất bạch cầu hạt
hoặc gây suy tu...
lOMoARcPSD|36443508
- Gây vàng da nhân não (do tranh chấp với billirubin albumin huyết tương) billirubin tăng
cao trong máu, không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
8.3.5. Áp dụng điều trị
* Chỉ định
- Một vài nhiễm khuẩn tiết niệu, tiêu hoá…
- Điều trị phong, một số bệnh nấm, đau mắt hột, viêm kết mạc, dịch hạch, dự phòng dịch
tả, phối hợp với pyrimethamin trong điều trị và dự phòng sốt rét…
* Chống chỉ định
- Bệnh nhân suy gan, thận, người thiếu men G
6
PD.
- Phụ nữ có thai, cho con bú, sơ sinh và mẫn cảm với thuốc.
* Chế phẩm, liều dùng
- Viêm đường tiết niệu
Sulfadiazin: viên nén 0,5g; Sulfamethoxazol: viên nén 0,5g
Ngày đầu uống 8g chia 4 lần, những ngày sau 4g chia 4 lần, trong 5- 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn tiêu hoá
+ Sulfaguanidin (ganidan): Viên nén 0,5g, uống 3- 4g/ngày.
+ Sulfasalazin: Viên nén 0,5g, uống 3 - 4g/ngày
- Bôi tại chỗ: Bạc sulfadiazin (silvaden) 10mg/1g kem bôi.
Phối hợp sulfamid và trimethoprim (cotrimoxazol)
Cơ chế tác dụng
Hình 2. Vị trí tác dụng của sulfamid và trimethoprim trong quá trình tổng hợp acid folic
Sulfamethoxazol và trimethoprim ức chế tranh chấp với 2 enzym của vi khuẩn trong
quá trình tổng hợp acid folic nên cho tác dụng hiệp đồng mạnh n 20 - 100 lần so với dùng
sulfamid một mình.
Phổ kháng khuẩn:
Tương tự sulfamid, phrộng hơn ít chủng vi khuẩn kháng thuốc hơn. Không tác
dụng trên trực khuẩn mủ xanh, xoắn khuẩn.
lOMoARcPSD|36443508
Trimethoprim một chất hóa học tổng hợp coa tác dụng ức chế dihydrofolat
reductase của vi khuẩn 50.000 100.000 lần mạnh hơn trên người, ức chế trên enzym
của ký sinh trùng sốt rét 2000 lần mạnh hơn trên người.
Dược động học
Hấp thu tốt qua đường uống, phân phối tốt vào (dịch não tủy, mật, tiền liệt tuyến).
Thải chủ yếu qua nước tiểu với nồng độ còn hoạt tính.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn tiết niệu, tai mũi họng, đường hấp, tiêu hóa (thương hàn, tả), bệnh
hoa liễu (chlamydia).
Chống chỉ định
Dị ứng, phụ nữ có thai, trẻ mới sinh (đặc biệt trẻ đẻ non).
Chế phẩm, liều dùng
Tỷ lệ phối hợp sulfamethoxazol (SMZ)/trimethoxazol (TMP): 5/1
Viên Bactrim: 800 mg SMZ + 400 mg TMP hoặc 160 mg SMZ + 80 mg TMP
Viên Biseptol: 400 mg SMZ + 80 mg TMP hoặc 200 mg SMZ + 40 mg TMP
Liều: 4 - 6 viên/ngày (loại 400 mg SMZ + 80 mg TMP), dùng trong 10 ngày.
9. NHÓM PEPTID
9.1. Glycopeptid (Vancomycin, teicoplanin)
- chế c dụng: ức chế transglycosylase nên ngăn cản kéo dài tạo lưới
peptidoglycan. Vi khuẩn không tạo được vách nên bị ly giải. Là kháng sinh diệt khuẩn.
- Phổ tác dụng: trên vi khuẩn Gram (+), chủ yếu là tụ cầu, kể cả cầu tiết - lactamase
kháng methicilin. Hiệp đồng với gentamycin streptomycin trên Enterococcus. Không
tác dụng trên trực khuẩn Gram (-) và Mycobacteria.
- Dược động học: hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa, gắn với protein huyêt tương khoảng
55%, thấm vào dịch não tủy 7-30% nếu viêm màng não. Trên 90% thải qua lọc cầu
thận. Thời gian bansthair khoảng 6 giờ.
- Chỉ định chính: nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng meticilin (MRSA), thay thế bệnh
nhân dị ứng penicilin.
- Tác dụng không mong muốn: khoảng 10% và nhẹ, thường gặp là kích ứng viêm tĩnh
mạch tại chỗ tiêm truyền, rét run, sốt, độc với dây thần kinh VIII.
- Chế phẩm, liều dùng: vancomycin lọ bột đông khô pha dung dịch tiêm truyền 500mg
và 1g; Liều 1g x 2 lần/ngày.
Teicoplanin
Cơ chế và phổ tác dụng tương tự vancomycin. Khác vancomycin là có thể tiêm bắp,
gắn 90-95% vào protein huyết tương, thời gian bán thải dài (70-100 giờ) nên chỉ dùng 1 lần
ngày. Thưởng dùng tiêm bắp 6-30mg/kg/ngày.
9.2. Polypeptid (Bacitracin;
Polymycin) Bacitracin:
lOMoARcPSD|36443508
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp vách vi khuẩn;
Phổ tác dụng: vi khuẩn Gr (+) (kể cả S. aureus, Streptomyces) Không
hấp thu qua tiêu hóa; Độc với thận.
Chỉ định: nhiễm khuẩn tại chỗ (mắt, da, niêm mạc), thường kết hợp với neomycin.
Polymycin B; Polymycin E (Colistin)
Cơ chế tác dụng: thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn.
Phổ tác dụng: trực khuẩn Gram(-): Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Salmonella,
Pasteurella, Bordetella, Shigella, P.aeruginosa, Acinetobacter… Không tác dụng trên
Gram (+).
Không hấp thu qua tiêu hóa. Gây yếu cơ; suy hô hấp; độc trên thận.
Chỉ định: Polymycin dùng ngoài (gel bôi, viên đặt âm đạo…).
Colistin: điều trị các nhiễm khuẩn Gram(-) đa kháng.
9.3. Lipopeptid (Daptomycin)
Cơ chế tác dụng: thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn.
Phổ tác dụng: vi khuẩn Gram(+) hiếu khí kỵ khí: Staphylococci, Streptococci,
Enterococcus, Corynebacterium spp., Peptostreptococcus, Propionibacteria, Clostridium
perfringens. Đặc biệt tốt trên chủng vi khuẩn kháng vancomycin.
c dụng không mong muốn: tổn thương hệ cơ xương (tiêu cơ vân, tăng CK huyết…)
Chỉ định: nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng vancomycin (VRE, VISA, VRSA).
9. Một số nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh kháng khuẩn
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
Chỉ định theo phổ tác dụng. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định, dùng kháng sinh phổ hẹp.
Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định.
Dùng đủ thời gian: sau 2 ngày dùng kháng sinh, sốt không giảm cần thay hoặc phối hợp
kháng sinh. Khi điều trị đã hết sốt, cần cho thêm kháng sinh 2-3 ngày nữa. Nhìn chung nhiễm
khuẩn cấp tính cần dùng 5-7 ngày. Một số nhiễm khuẩn đặc biệt dùng lâu hơn.
Lựa chọn thuốc theo đặc điểm dược động học...
Phối hợp với biện pháp điều trị khác (dẫn lưu ổ mủ...)
Phối hợp kháng sinh và sự dụng kháng sinh dự phòng phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Đào Văn Phan (2012), Dược lý học lâm sàng,“Thuốc kháng sinh”, Nhà xuất bản y
học, tr.246 - 275.
2. Đào Văn Phan (2007), Dược học tập 1, "Thuốc kháng sinh kháng khuẩn", Nhà
xuất bản y học, tr.186 - 216.
3. Mai Tất Tố, Thị Trâm (2007), Dược học tập 2, Thuốc kháng sinh”, Nhà
xuất bản y học, tr.130 - 183.
lOMoARcPSD|36443508
4. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm Quyết định số
708/QĐBYT, ngày 02/3/2015).
5. Goodman And Gilman's The Pharmacological Basis of Therapeutics 11th edition,
p.1114 -1145.
| 1/25

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508 THUỐC KHÁNG SINH
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, cơ chế tác dụng chung và phân loại thuốc kháng sinh.
2. Phân tích được đặc điểm dược động học, cơ chế và phổ tác dụng, tác dụng khôngmong
muốn, áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm beta - lactam.
3. Phân tích được đặc điểm dược động học, cơ chế và phổ tác dụng, tác dụng khôngmong
muốn, áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm aminosid, macrolid, lincosamid, cyclin,
phenicol và nhóm peptid.

4. Phân tích được đặc điểm dược động học, cơ chế và phổ tác dụng, tác dụng khôngmong
muốn, áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm quinolon, 5-nitro-imidazol, sulfamid kháng khuẩn.
5. Trình bày các nguyên tắc chính trong sử dụng kháng sinh. 1. ĐẠI CƢƠNG 1.1. Định nghĩa
Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hoá học bán tổng hợp,
tổng hợp, với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi sinh vật.
1.2. Phổ kháng khuẩn
Mỗi nhóm kháng sinh chỉ tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định gọi là phổ tác
dụng (phổ kháng khuẩn) và theo một cơ chế đặc hiệu.
1.3. Tác dụng trên vi khuẩn
Nhóm kháng sinh kìm khuẩn: có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: huỷ hoại vĩnh viễn được vi khuẩn.
Trong cùng một kháng sinh hay một nhóm kháng sinh, tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn
phụ thuộc vào nồng độ.
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) Tỷ lệ =
Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)
Nếu tỷ lệ 4 là kháng sinh kìm khuẩn, tỷ lệ ~ 1 là kháng sinh diệt khuẩn. lOMoARcPSD| 36443508 1
1.4. Cơ chế tác dụng chung
Hình 1. Cơ chế tác dụng của các nhóm kháng sinh chính 1.5. Phân loại
* Dựa vào cấu trúc hoá học, có các nhóm kháng sinh chính sau:

- Nhóm - lactam: gồm các penicilin, các cephalosporin và các beta lactam khác.
- Nhóm aminosid (aminoglycosid): streptomycin, gentamycin, kanamycin…
- Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol
- Nhóm cyclin: tetracyclin, doxycyclin…
- Nhóm macrolid: erythromycin, azithromycin, clarithromycin…
- Nhóm lincosamid: lincomycin (lincocin), clindamycin - Nhóm rifamycin: rifampicin -
Kháng sinh tổng hợp gồm:
Nhóm quinolon: acid nalidixic và quinolon mới (ciprofloxacin, ofloxacin...)
Dẫn xuất 5- nitroimidazol: metronidazol, tinidazol, sernidazol…
Sulfamid kìm khuẩn: sulfaguanidin, sulfamethoxazol, sulfadoxin… -
Nhóm peptid: vancomycin, daptomycin, polymycin….
* Ngoài ra còn phân loại kháng sinh dựa vào cơ chế tác dụng, dựa vào độ nhạy trên vi
khuẩn (kìm khuẩn, diệt khuẩn), dựa vào phổ tác dụng (phổ rộng, phổ trung bình, phổ hẹp),
dựa vào dược động học/dược lực học (kháng sinh phụ thuộc nồng độ, kháng sinh phụ thuộc thời gian)...

2. NHÓM - LACTAM
Trong cấu trúc đều có vòng - lactam, vòng - lactam quyết định hoạt tính kháng sinh.
Cơ chế tác dụng chung: Transpeptidase hay PBP (penicillin binding protein), enzym
xúc tác cho phản ứng tạo cầu nối peptid (nối các peptidoglycan với nhau) để tạo vách vi
khuẩn, thuốc gắn vào và tạo phức bền với transpeptidase làm cho vi khuẩn không tổng hợp
được vách, là kháng sinh diệt khuẩn. lOMoARcPSD| 36443508
Vách vi khuẩn Gram (+) có mạng lưới peptidoglycan dầy (50-100 phân tử) và nằm
ngay trên màng tế bào nên dễ bị tấn công, vách vi khuẩn Gram (-) dày 1- 2 phân tử, được
che phủ bởi lớp lipopolysaccharid như một hàng rào không thấm kháng sinh, muốn có tác
dụng, kháng sinh phải khuếch tán qua được ống dẫn porin của màng ngoài để cho tác dụng.
Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên không chịu tác
động của - lactam. Tuy nhiên vòng - lactam rất dễ gây dị ứng.
Nhóm - lactam gồm: các penicillin, các cephalosporin, chất ức chế - lactamase và các - lactam khác.
Dựa vào cấu trúc hóa học, các - lactam được chia thành 4 nhóm:
- Cấu trúc penam: các penicilin và chất ức chế - lactamase
- Cấu trúc cephem: các cephalosporin
- Cấu trúc penem: imipenem, meropenem, doripenem, ertapenem… - Monobactam: aztreonam
2.1. Các penicillin (cấu trúc penam)
2.1.1. Penicillin phổ G
Penicilin G (benzyl penicilin)
* Phổ tác dụng: Tác dụng với
Cầu khuẩn Gram(+): liên cầu ( - tan huyết), phế cầu, tụ cầu (không tiết penicilinase).
Cầu khuẩn Gram(-): lậu cầu, màng não cầu...
Trực khuẩn Gram(+): than, subtilis, bạch hầu, uốn ván, clostridium, hoại thư sinh hơi.
Không tác dụng với trực khuẩn Gram(-) đường ruột.
Xoắn khuẩn, đặc biệt là xoắn khuẩn giang mai.
* Dược động học
Bị dịch vị phá huỷ nên không dùng đường uống, tiêm bắp nồng độ tối đa trong máu
sau 15- 30 phút, giảm nhanh sau 4 giờ, nồng độ thuốc trong máu chỉ còn 1/100, sau 4- 6 giờ
cần tiêm một lần để duy trì nồng độ thuốc trong máu.
Gắn vào protein huyết tương 40- 60%, khó vào xương và não. Khi màng não bị viêm,
nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ bằng 1/10 ở huyết tương, vào được các mô khác, qua được rau thai và sữa mẹ.
Chuyển hoá qua gan một phần, ở người bình thường t/2 khoảng 30- 60phút.
Thải chính qua thận, 30- 40% ở dạng còn hoạt tính và phần đã được chuyển hoá, thải
60-90% trong 24giờ đầu. Probenecid làm giảm thải penicillin.
* Tác dụng không mong muốn và độc tính
Thuốc có tỷ lệ dị ứng cao (1- 10%): phản ứng từ rất nhẹ đến tử vong do choáng phản
vệ, có thể có dị ứng chéo với mọi - lactam và các cephalosporin.
Bệnh não cấp: có thể gặp sau truyền tĩnh mạch lượng lớn (trên 30triệu UI/ngày). lOMoARcPSD| 36443508
Chảy máu: gặp khi dùng trên 40 triệuUI/ngày (do làm giảm kết dính tiểu cầu). Loạn
khuẩn ruột khi dùng penicillin kéo dài.
* Áp dụng lâm sàng - Chỉ định
Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phổi, viêm họng do liên cầu…), nhiễm khuẩn não,
màng não, viêm màng trong tim hoặc bệnh hoa liễu (giang mai, lậu).
Dự phòng thấp khớp cấp, viêm màng trong tim, bội nhiễm vết thương, nhiễm phế cầu
ở người cắt lách hoặc có hồng cầu hình liềm…
- Chống chỉ định: mẫn cảm (khai thác kỹ tiền sử dị ứng người bệnh). - Chế phẩm, liều dùng:
+ Penicilin G: lọ bột pha dùng ngay.
Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, người lớn 1-5 triệu UI/ngày; Trẻ em ~ 100.000 UI/kg/24 giờ.
Một số penicilin phổ G khác
+ Penicilin phổ G tác dụng kéo dài: kết hợp với các muối ít tan và chậm hấp thu sẽ kéo dài
được tác dụng của penicillin G:
Bipenicillin (natri benzylpenicilinat + procain benzylpenicilinat), lọ 400.000 hoặc
2000.000UI, tiêm bắp 1lần/ngày, không dùng cho trẻ em.
Benzathin penicillin (Extencilin), lọ 600.000UI, 1200000UI và 2400000UI, tiêm bắp
1 lần 600.000UI (tác dụng trong 2 tuần), 1.200.000UI (tác dụng 3- 4tuần...). Lâm sàng
thường dùng điều trị lậu, giang mai và dự phòng thấp khớp cấp tái nhiễm.
+ Penicillin phổ G, uống được (Penicilin V - phenoxymethylpenicillin, Oracilin, Ospen):
không bị dịch vị phá hủy, hấp thu ở tá tràng, cần dùng liều gấp đôi penicilin G mới đạt được
nồng độ huyết thanh tương tự.
2.1.2. Penicillin phổ M
Gồm methicilin, oxacilin, cloxacilin, dicloxacilin..., kháng sinh bán tổng hợp.
* Dược động học
Methicilin bị huỷ bởi dịch vị, không dùng uống, chỉ dùng đường tiêm. Oxacilin,
cloxacilin bền với dịch vị, dùng uống và tiêm được, thuốc gắn 40% vào protein huyết tương,
chuyển hoá qua gan và thải qua nước tiểu 60- 75%, độc với thận. * Phổ tác dụng
Tương tự penicilin G nhưng cường độ tác dụng yếu hơn, tác dụng đặc biệt tốt với tụ cầu
tiết - lactamase (tụ cầu vàng).
* Tác dụng không mong muốn
Gây dị ứng, viêm thận kẽ, vàng da hoặc ức chế tuỷ xương (liều cao) * Chỉ định lOMoARcPSD| 36443508
Tốt trong nhiễm tụ cầu tiết penicilinase (nhiễm khuẩn da- niêm mạc, nhiễm khuẩn
xương- khớp, nhiễm khuẩn huyết- thần kinh, viêm màng trong tim…)
Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật chỉnh hình, bệnh viêm màng não.
* Chế phẩm và liều dùng
Methicilin: người lớn 4- 8g/ngày, trẻ em 100mg/kg/ngày, chia 4 lần (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch).
Oxacilin (Bristopen): người lớn và trẻ trên 40kg uống 0,5- 1g/lần, ngày 4- 6lần hoặc
tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch 0,25 - 1g/lần, ngày 4 lần.
Cloxacilin (Orbenin): người lớn uống, tiêm bắp 500mg/lần x 4lần/ngày hoặc tiêm tĩnh
mạch chậm 500mg/lần trong 3- 4 phút, ngày 3- 4 lần. Nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng
não, truyền tĩnh mạch 100mg/kg/ngày, chia 4- 6 lần.
Dicloxacilin: người lớn uống 750- 1000mg/ngày, trẻ em 12,5- 25mg/kg/ngày, chia 3- 4lần.
2.1.3. Penicilin phổ A
Ampicilin (amino benzylpenicillin) và dẫn xuất
Là phân nhóm đầu tiên có phổ tác dụng rộng, vẫn bị penicilinase huỷ. Bao gồm: - Ampicilin
- Dẫn xuất của ampicilin: bacampicilin, pivampicilin, talampicilin, metampicilin...
- Thuốc tương tự ampicilin (amoxicilin, epicilin).
* Phổ tác dụng: tác dụng trên khuẩn Gram(+) giống penicilin G, có thêm tác dụng với trực
khuẩn Gram(-) như nhóm trực khuẩn ruột (E.coli, proteus, shigella, salmonella) và H.
influenzae. Không tác dụng với tụ cầu tiết - latamase.
* Dược động học - Ampicilin
Hấp thu: không bị dịch vị phá huỷ, có thể uống được nhưng hấp thu không hoàn toàn (
40%), uống trong bữa ăn giảm hấp thu thuốc (ít dùng để uống).
Phân phối: gắn 20% vào protein huyết tương, khuyếch tán tốt vào các mô, vào sữa,
không qua hàng rào máu não (trừ khi viêm), tiêm tĩnh mạch có hàm lượng hữu hiệu để điều
trị viêm màng não do H. influenzae ở trẻ em và do não mô cầu, phế cầu (người lớn), nồng
độ thuốc ở mật gấp 10lần ở huyết tương
Thải chủ yếu qua thận, phần nhỏ qua mật ở dạng còn hoạt tính.
- Các dẫn xuất của ampicilin hấp thu tốt hơn khi uống, sau khi vào máu thuỷ phân và giải
phóng nhanh để cho ampicilin, phát huy tác dụng.
- Amoxicilin: hấp thu gần 90% khi uống (thức ăn làm giảm hấp thu), vào được phế quản
bình thường và tiết qua phổi tốt, thải nguyên vẹn qua nước tiểu.
* Tác dụng không mong muốn: mẫn cảm với thuốc, tăng bạch cầu đa nhân nhiễm khuẩn. * Chỉ định lOMoARcPSD| 36443508
- Viêm màng não mủ, thương hàn, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn sơ sinh. Hiện
nay, ít dùng đặc biệt ở trẻ dưới 10 tuổi, thường dùng cephalosporin thế hệ 3.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, ruột (E. coli), nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn huyết (ít).
* Các chế phẩm và liều dùng - Ampicilin (Totapen)
Người lớn: uống 2- 4g/ngày, tối đa 6- 12g hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch gián đoạn 4-
8g/ngày, chia 4 lần. Bệnh nặng tiêm 8-14g/ngày, chia nhiều lần.
Trẻ em: uống 50mg/kg/ngày, tiêm bắp, tĩnh mạch 200mg/kg/ngày, chia 4 lần.
- Các dẫn xuất của ampicilin: bacampicilin, metampicilin và pivampicilin… khi uống bị
thuỷ phân giải phóng ra ampicilin cho tác dụng, liều lượng tuỳ nhiễm khuẩn, thường người
lớn uống 250- 500mg/lần, trẻ em 5- 10mg/kg/lần, ngày 3lần.
- Amoxicilin (Clamoxyl): viên nang 250mg, 500mg, lọ bột tiêm 500mg hoặc 1g.
Người lớn uống 1,5g/ngày, chia 3lần, tiêm bắp hay tĩnh mạch 0,5 -1g/lần, ngày 3lần.
Trẻ em 40 - 50mg/kg/ngày, chia 3 lần, uống hoặc tiêm.
Kháng sinh chống trực khuẩn mủ xanh
Gồm 2 nhóm là: Carboxypenicilin (carbenicilin, ticarcilin...) và Ureidopenicilin
(mezlocilin, azlocilin, piperacilin).
* Phổ tác dụng: tác dụng kém ampicilin trên khuẩn Gram(+), tác dụng tốt trên trực khuẩn
Gram(-) đa kháng thuốc (đặc biệt trực khuẩn mủ xanh và một số chủng sản xuất
cephalosporinase như enterobacter, proteus).
* Chỉ định: nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram(-) kháng ampicilin và cephalosporin,
nhiễm khuẩn khung chậu, nhiễm khuẩn ổ bụng…
* Chế phẩm và liều dùng
- Carbenicillin: không dùng để uống, truyền tĩnh mạch 10g/lần, 20- 30g/ngày.
- Ticarcilin: người lớn, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch chậm 3- 4g/lần, cách 4- 6giờ, tối đa
15g/ngày, giảm liều khi suy thận. Trẻ em, tiêm bắp hay truyền hay tĩnh mạch
5075mg/kg/lần, ngày 2- 3lần.
- Mezlocilin: người lớn, 2g/ngày, chia 3lần, bệnh nặng dùng 5g (tiêm bắp, tĩnh mạch).
- Azlocilin: người lớn 3- 5g/ngày, chia 3lần. Trẻ em: 50-100mg/kg/ngày (tiêm bắp).
2.1.4. Các amidino - penicilin (mecilinam và pivmecilinam)
- Không tác dụng trên khuẩn Gram(+) và trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).
- Bền với - lactamase nên tác dụng tốt với trực khuẩn Gram(-) đường ruột kháng penicillin
(nhất là Klebsiella, E. coli…) và nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Mecilinam không hấp thu khi uống. Thường dùng pivmecilinam (viên nén 200mg ), là
este của mecilinam, vào máu và phân phối vào gan, thận, tiền liệt tuyến, bị thuỷ phân giải
phóng mecilinam để cho tác dụng, uống 600 - 1000 mg/ngày. lOMoARcPSD| 36443508
2.2. Các cephalosporin (cấu trúc cephem)
Chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp, trong cấu trúc có vòng - lactam.
Tùy tác dụng và sự kháng với -lactamase, các thuốc được chia 5 thế hệ:
2.2.1. Cephalosporin thế hệ 1
* Phổ tác dụng: gần giống methicilin và penicilin A.
- Tác dụng tốt trên cầu và trực khuẩn Gram(+), cả tụ cầu tiết penicilinase, tác dụng với một
số trực khuẩn Gram(-) đường ruột (salmonella, shigella, E. coli và proteus) - Bị
cephalosporinase ( - lactam) phá huỷ. * Chỉ định
- Shock nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn kháng penicillin.
- Bệnh do nhiễm trực khuẩn Gram(-), đặc biệt là nhóm trực khuẩn ruột.
* Chế phẩm và liều dùng
- Loại dùng uống: cefadroxil, cefalexin (keforal), cefaclo (alfatil), cefatrizin…
Người lớn: uống 1- 2g/ngày, bệnh nặng uống đến 4g/ngày, trẻ dưới 1 tuổi uống 25-
50mg/kg/ngày (tối đa 1,5g/ngày)
Trẻ trên 1 tuổi: uống 0,5- 1g/ngày (chia 2- 4lần).
- Loại dùng tiêm: Cefradin, cefalotin, cefazolin, cefapirin...(tiêm bắp, tĩnh mạch)
Người lớn: 0,5- 1g/lần, cách 6giờ, bệnh nặng tiêm 2g/lần, tối đa 12g. Trẻ em, 20-
50mg/kg/ngày, chia 3lần, bệnh nặng 100mg/kg/ngày.
2.2.2 Cephalosporin thế hệ 2 * Phổ tác dụng
- Tác dụng mạnh hơn thế hệ 1 trên Gram(+): S. aureus, S. epidernuais, S. progenes (nhóm
A), D. pneumonie…, Gram(-): E. coli, K. pneumonie, salmonella, shigella..
- Tác dụng với các xoắn khuẩn: Treponema, leptospira…
- Kháng cephalosporinase và dung nạp thuốc tốt, dùng uống, tiêm bắp, tĩnh mạch.
* Chỉ định: bệnh do nhiễm các loại vi khuẩn kể trên ở màng não, máu, phổi, da, tiết niệu, phụ khoa và hô hấp.
* Chế phẩm và liều dùng
- Cefamandol (Kefandol), dùng tiêm bắp hay tĩnh mạch. Người lớn: 1- 2g/lần, ngày 3lần,
trẻ em 50-100mg/kg/ngày (nặng 100mg/kg/ngày), suy thận phải giảm liều.
- Cefuroxim: dạng uống là cefuroxim acetyl (Zinnat), dạng tiêm (Curoxim)
Người lớn: uống 250- 500mg/lần x 2lần/ngày. Bệnh nặng, tiêm bắp hay tĩnh mạch 750-
1500mg/lần x 2 - 3lần/ngày.
Trẻ em: uống 20- 30mg/kg/ngày, chia 2lần (tối đa 0,5- 1g/ngày). Bệnh nặng, tiêm bắp
hay tĩnh mạch 30 - 60mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần (tối đa 100mg/kg/ngày).
2.2.3. Cephalosporin thế hệ 3 lOMoARcPSD| 36443508
* Phổ tác dụng: kháng sinh có phổ rộng -
Tác dụng trên cầu khuẩn Gram(+) kém thế hệ 1 và kém penicilin, tác dụng rất tốt với trực khuẩn mủ xanh. -
Tác dụng tốt với lậu cầu mạnh hơn thế hệ 1 và 2, tác dụng mạnh hơn nhiều trên khuẩn
Gram(-) đường ruột, kể cả loại tiết - lactamase.
* Dược động học
Không dùng đường uống vì bị huỷ bởi enzym tiêu hoá, chỉ có dạng thuốc tiêm. Thuốc
hấp thu tốt vào máu, gắn vào protein huyết tương tuỳ loại (30- 95%), khuếch tán vào hầu
hết các tổ chức, thấm vào được dịch não tuỷ, thải chủ yếu qua thận, cefoperazon và
ceftriaxon thải chủ yếu qua mật.
* Chỉ định: Các nhiễm khuẩn nghiêm trọng đã kháng thế hệ 1 và 2 như:
- Nhiễm khuẩn phổi do Gram(-) mắc phải ở bệnh viện hoặc lưu động.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: dùng đơn độc trong viêm thận, bể thận do trực khuẩn Gram(-) có
hoặc không kèm nhiễm theo trùng huyết, thuốc vào tiền liệt tuyến kém.
- Nhiễm khuẩn tiêu hoá, mật: dùng loại thải qua mật (cefoperazon và ceftriaxon).
- Nhiễm khuẩn huyết trước và sau phẫu thuật (có thể kết hợp với aminosid).
- Viêm màng não do Gram(-).
- Sốt ở người suy giảm miễn dịch và giảm bạch cầu trung tính (phối hợp aminosid). * Tai
biến do dùng cephalosporin thế hệ 3 - Tai biến chung như penicillin.
- Tai biến khác: hiếm gặp tăng transaminase huyết thanh (tạm thời), giảm yếu tố đông máu
phụ thuộc vitamin K (II, VII, IX, X) do thuốc huỷ hoại vi khuẩn ruột.
- Viêm ruột kết màng giả, nấm candida, làm tăng độc tính của rượu ethylic (tác dụng như
disulfiram) hoặc xuất hiện những chủng kháng thuốc…
* Chế phẩm và liều dùng
- Ceftriaxon (Rocephin) và ceftazidim…
Người lớn: tiêm bắp sâu hay tĩnh mạch 1- 2g/ngày, chia 2lần, bệnh nặng 4g/ngày, giảm
liều ở người cao tuổi.
Trẻ em 50 -100mg/kg/ngày, chia 2 lần, tối đa 2g/ngày.
- Cefotaxim (Claforan), cefoperazon…
Người lớn: tiêm bắp sâu hay tiêm tĩnh mạch 2- 6g/ngày, chia 2- 3lần, bệnh nặng tiêm
đến 12g/ngày, (bệnh lý gan, mật, thận chỉ dùng 2- 4g/ngày).
Trẻ em: tiêm 100- 150mg/kg/ngày, chia 2- 4lần, bệnh nặng 200mg/kg/ngày.
2.2.4. Cephalosporin thế hệ 4
* Phổ tác dụng: rộng hơn thế hệ 3, đặc biệt tác dụng tốt với trực khuẩn Gram(-) ưa khí đã
kháng thế hệ 3. Bền với - lactamase.
* Chỉ định: nhiễm trực khuẩn Gram(-) ưa khí đã kháng thế hệ 3.
* Chế phẩm, liều dùng lOMoARcPSD| 36443508
Cefepim (Axepim), cefpirom... Lọ bột tiêm 1g hoặc 2g.
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi tiêm tĩnh mạch 2g/lần, ngày 2lần, giảm liều khi suy thận,
trẻ dưới 12 tuổi không dùng vì chưa xác định được độ an toàn của thuốc.
2.2.5. Cephalosporin thế hệ 5
* Phổ tác dụng: thế hệ 5 có đầy đủ những ưu điểm của thế hệ 4 về phổ kháng khuẩn, khả
năng kháng nhiều β-lactamase (bao gồm cả ESBL), nhạy với vi khuẩn kị khí như thế hệ
2 và đặc biệt là tiêu diệt được tụ cầu vàng kháng penicilin phổ M (MRSA).
* Chỉ định: nhiễm khuẩn da, viêm phổi cộng đồng với những chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng (kháng penicilin phổ M).
* Chế phẩm, liều dùng
Ceftaroline (Teflaro), ceftolozane/tazobactam (Zerbaxa).
Lọ bột pha tiêm 400mg, 600mg.
Người lớn: truyền tĩnh mạch ( 5 - 60 phút), 600mg mỗi 12 giờ. Trẻ
em: truyền tĩnh mạch ( 5 - 60 phút), 8-12mg/kg mỗi 8 giờ.
2.3. Chất ức chế - lactamase (cấu trúc penam)
Gồm: acid clavulinic, sulbactam, tazobactam và avibactam.
Là những chất có tính kháng sinh yếu nhưng ức chế -lactamase mạnh do có ái lực
và gắn không hồi phục với - lactamase, khi phối hợp với các kháng sinh nhóm - lactam
làm bền vững và tăng tác dụng kháng khuẩn của các kháng sinh đó.
* Một số chế phẩm, liều dùng
- Augmentin (amoxicilin + acid clavulinic):
Người lớn: uống 500mg/lần, ngày 3lần x 5ngày.
Trẻ dưới 40kg: uống 20-40mg/kg/ngày, chia 3 lần, trên 40kg dùng như người lớn.
- Timentin, Claventin (ticarcilin + acid clavulinic):
Truyền tĩnh mạch: người lớn 200- 300mg/kg/ngày chia 3 - 4lần.
Không dùng cho phụ nữ có thai và mẫn cảm với thuốc.
- Unasyn (ampicilin + sulbactam):
Người lớn: uống 1- 2 viên/lần hoặc tiêm bắp sâu 1,5- 3g/lần, ngày 2- 3 lần hoặc tiêm tĩnh
mạch chậm (tổng liều sulbactam 4g/ngày).
Trẻ dưới 12 tuổi: uống 25- 50mg/kg/ngày chia 2lần hoặc tiêm bắp 100mg ampicilin +
50mg sulbactam/ngày chia 3lần.
- Zosyn (piperacilin + tazobactam)
- Prazol-S (cefoperazol + sulbactam) - Zerbaxa (ceftolozane +tazobactam)
2.4. Các - lactam khác
Trong cấu trúc có vòng lactam, không thuộc nhóm penicillin, cũng không thuộc nhóm
cephalosporin như imipenem, aztreonam… lOMoARcPSD| 36443508
* Carbapenem (imipenem, meropenem, doripenem, ertapenem):
Kháng sinh có phổ rộng nhất hiện nay (vi khuẩn ái khí, kỵ khí kể cả chủng tiết
penicilinase, cầu khuẩn ruột, trực khuẩn mủ xanh).
Không hấp thu qua đường uống; Chỉ tiêm tĩnh mạch, liều 1-2g/ngày.
Imipenem thường kết hợp cilastatin để kéo dài T1/2.
* Monobactam: Aztreonam
Kém tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) và kỵ khí; Tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram (-
) tương tự cephalosporin thế hệ 3 và aminoglycosid. Kháng -lactamase.
Không hấp thu qua đường uống; Lâm sàng tiêm bắp, tĩnh mạch 1- 4 g/ngày, cách 4-6
giờ/lần. Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân dị ứng penicilin hoặc cephalosporin.
2. NHÓM AMINOGLYCOSID (AG, AMINOSID) Các
thuốc trong nhóm: streptomycin, gentamycin, neomycin, tobramycin,
kanamycin, amikacin, netilmicin, sisomycin… * Đặc điểm chung
- Hầu như không hấp thu qua đường tiêu hoá.
- Cùng một cơ chế tác dụng.
- Phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu trên Gram(-) ưa khí.
- Độc với dây thần kinh VIII và với thận.
2.1. Streptomycin
2.1.1. Cơ chế tác dụng
- Vào vi khuẩn, thuốc gắn vào tiểu phần 30S, làm đọc sai mã thông tin ARNm, từ đó tổng
hợp và tích luỹ các polypeptid sai lệch trong cấu trúc, làm gián đoạn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Thuốc còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, đến hô hấp tế bào và đến
ADN của vi khuẩn. Là kháng sinh diệt khuẩn, pH tối ưu là 7,8 và bền ở 7,4.
2.1.2. Phổ tác dụng: aminoglycosid có phổ tác dụng rộng: -
Là kháng sinh nhóm I chống trực khuẩn lao (BK).
- Khuẩn Gram(+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu (hiệp đồng với - lactam).
- Khuẩn Gram(-): salmonella, shigella, hemophilus, brucella.
- Xoắn khuẩn giang mai (hiện nay ít dùng).
(Khuẩn kỵ khí, trực khuẩn mủ xanh và một số nấm luôn kháng streptomycin).
2.1.3. Dược động học
Uống không hấp thu (thải trừ hoàn toàn qua phân), tiêm bắp hấp thu chậm hơn
penicillin song giữ lâu hơn (chỉ cần tiêm 1lần/ngày), 1 giờ sau tiêm đạt nồng độ tối đa trong
máu 25- 50mcg/ml và giảm 50% sau 5- 6 giờ. Gắn vào protein huyết tương 3040%, khó
thấm ra ngoài mạch do tan nhiều trong nước và bị ion hoá ở pH huyết tương, phân phối
nhiều hơn vào phổi, thận, cơ tim…, không qua hàng rào máu não (trừ khi viêm), qua được lOMoARcPSD| 36443508
rau thai (nồng độ trong máu thai nhi bằng 1/2 nồng độ trong máu mẹ), thuốc ít thấm vào
trong tế bào (không diệt được BK trong đại thực bào như isoniazid). Chuyển hoá ở gan
không đáng kể (dưới 10%). Thải 85- 90% nguyên vẹn qua thận trong 24giờ, lượng nhỏ qua
phân, qua nước bọt và mồ hôi và sữa mẹ.
2.1.4. Tác dụng không mong muốn và độc tính
Độc tính kép với thính giác và thận, chỉ dùng trong những nhiễm khuẩn nặng, nếu có
thể thay thế được thì nên tránh dùng aminosid.
- Độc tính chọn lọc với dây VIII (khi dùng kéo dài và trên bệnh nhân suy thận).
+ Tiền đình tổn thương trước nhưng nhẹ và có thể hồi phục.
+ Ốc tai tổn thương muộn và nặng: ù tai, mất thính lực 1 hoặc 2 bên, có thể điếc không
hồi phục, xảy ra trong khi dùng thuốc hoặc khi ngừng, dụng cụ trợ thính không cải thiện
được. Dihydrostreptomycin gây độc cho ốc tai cao (không dùng).
- Gây mềm cơ, có thể ngừng thở do liệt cơ hô hấp (nếu phẫu thuật dùng với cura). - Độc
với thận, phản ứng quá mẫn, viêm da tiếp xúc (ít gặp).
2.1.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Nhiễm khuẩn do lao (điều trị bệnh lao), phối hợp với các thuốc chống lao khác.
- Điều trị bệnh brucella (phối hợp với tetracyclin, doxycyclin), bệnh dịch hạch.
- Điều trị viêm màng trong tim do liên cầu hay do enterococcus, một số nhiễm khuẩn tiết
niệu, nhiễm cầu khuẩn ruột (phối hợp penicillin G).
* Chống chỉ định
- Dị ứng với thuốc, suy thận nặng, rối loạn thính giác, phụ nữ có thai, nhược cơ.
- Mẫn cảm với streptomycin (hoặc các aminoglycosid khác).
- Nhược cơ, phụ nữ có thai (có thể gây điếc ở trẻ khi dùng thuốc ở 3 tháng đầu thai kỳ), phụ nữ đang cho con bú. * Liều dùng
- Điều trị lao: người lớn 15mg/kg, (tiêm bắp, 1lần/ngày, tổng liều 1g), một đợt dùng 80-
100g. Trẻ em 10mg/kg/ngày (1lần).
- Chỉ định khác: người lớn 0,5- 1g/lần/ngày, trẻ em 10- 15mg/kg/ngày (1lần).
2.2. Các aminosid khác
Tác dụng như streptomycin, có thể tác động cả trên tiểu phần 50S. * Gentamycin
- Phổ kháng khuẩn rộng:
Diệt được một số vi khuẩn Gram (+), thường phối hợp với - lactam.
Tác dụng tốt trên khuẩn Gram(-): trực khuẩn mủ xanh, salmonella, shigella, rickettsia, màng não cầu…
- Tác dụng không mong muốn lOMoARcPSD| 36443508
+ Dị ứng nhẹ: mẩn đỏ, mề đay…, kích ứng da.
+ Độc với thính giác, có thể gây điếc và còn gây độc với thận. -
Áp dụng điều trị + Chỉ định
Là thuốc được lựa chọn trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện do Enterococcus và Pseudomonas aeruginosa.
Phối hợp với penicillin trong sốt giảm bạch cầu và nhễm trực khuẩn Gram (-) như viêm
nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai ngoài ác tính. + Chống chỉ định
Tổn thương thận, thính giác và nhạy cảm với thuốc.
Hạn chế dùng ngoài da để phòng ngừa sự kháng thuốc của vi khuẩn.
Thận trọng với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Nhiễm phế cầu, khuẩn kỵ khí, thương hàn và cận thương hàn.
* Kanamycin: thuốc điều trị lao (nhóm 2), lọ 1g.
Người lớn, tiêm bắp 1g/ngày, trẻ em 15mg/kg/ngày (dùng 1lần).
Chống chỉ định: dị ứng, suy thận, bệnh thính giác.
* Tobramycin: lọ nước tiêm 80mg, lọ bột 1,2g. Thuốc tra mắt mỡ 0,3%, tube 3,5g.
Chỉ định: điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện (giống gentamycin), điều trị viêm bờ mi, kết
mạc, túi lệ và viêm giác mạc.
* Neomycin: viên nén 500mg, thuốc tra mắt lọ 10ml có 17,5mg, tube mỡ 3,5g.
Độc tính cao với tai và thận nên không dùng toàn thân. Uống để làm “sạch ruột” trước
phẫu thuật tiêu hóa hoặc dự phòng biến chứng não-gan ở bệnh nhân xơ gan cổ chướng.
* Amikacin (bán tổng hợp từ kanamycin A)
+ Tác dụng: kháng sinh có phổ tác dụng rộng nhất trong nhóm, kháng được tất cả các
enzym làm bất hoạt aminosid.
+ Chỉ định: điều trị các nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bệnh
viện... do trực khuẩn Gram(-) đã kháng với các thuốc trong nhóm.
+ Phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn Gram(-) đã kháng với thuốc đó, phối hợp với nhóm
- lactam và các kháng sinh khác trong điều trị.
* Framycetin, paromomycin (điều trị sán hoặc kén amibe ở ruột), dibekacin, netilmicin, habekacin. * Spectinomycin
- Thuộc họ aminocyclotol, được phân lập từ S. spectabilis (1961), cấu trúc khác aminosid
nhưng giống về cơ chế nên được xếp cùng nhóm, là kháng sinh đặc hiệu chữa lậu cấp,
thuốc không độc với thính giác, với thận, không gây dị tật thai.
- Lọ bột pha tiêm 2g hoặc 4g, tiêm bắp 2 - 4g/lần/ngày. lOMoARcPSD| 36443508
3. CHLORAMPHENICOL VÀ DẪN XUẤT
3.1. Chloramphenicol
Tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn Gram(+), Gram(-), xoắn khuẩn. Tác dụng đặc
hiệu trên thương hàn và phó thương hàn. Hiện nay ít dùng.
3.1.1. Cơ chế tác dụng -
Thuốc gắn vào tiểu phần 50S của ribosom, ngăn cản ARNm gắn vào ribosom, đồng
thời ức chế transferase nên acid amin được mã hoá không gắn vào polypeptid được, là kháng sinh kìm khuẩn. -
Cloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein của ty thể và rất nhạy cảm với hồng
cầu của động vật có vú.
3.1.2. Dược động học
Hấp thu nhanh khi uống (90%), nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2giờ.
Gắn 60% vào protein huyết tương, dễ vào vào các mô và hạch mạc treo, ở hạch mạc
treo nồng độ thuốc cao hơn trong máu (tốt cho điều trị thương hàn), vào các dịch cơ thể
(dịch não tuỷ, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, dịch kính…), khi não bị viêm, nồng độ thuốc
ngang bằng trong máu, thuốc qua được rau thai và sữa mẹ.
Chuyển hoá phần lớn ở gan. Thải chủ yếu qua thận và 90% dưới dạng glucuro hợp, T1/2= 1,5- 4giờ.
3.1.3. Tác dụng không mong muốn
* Suy tuỷ: hai tình trạng suy tuỷ -
Suy tuỷ phụ thuộc liều dùng: khi dùng liều cao (trên 25mcg/ml), sau 5- 7 ngày dùng
thuốc thấy xuất hiện thiếu máu nặng, giảm mạnh hồng cầu lưới, bạch cầu và hồng cầu non.
Có thể phục hồi sau 1 - 3 tuần nghỉ thuốc. -
Suy tuỷ không phụ thuộc liều (thường do đặc ứng thuốc): giảm huyết cầu toàn thể do
suy tuỷ thực thụ, tỷ lệ gặp 1/6000- 1/150.000 ca nhưng tử vong cao (50- 80%).
* Hội chứng xám (grey baby syndrome): gặp ở nhũ nhi khi dùng liều cao, đường tiêm (nôn,
đau bụng, tím tái, mềm nhũn, mất nước, truỵ mạch… và dễ tử vong), do ở trẻ thiếu enzym
cho quá trình glucuro hợp ở gan, thận không thải trừ thuốc kịp.
Cloramphenicol chất ức chế Cyt P , làm chậm chuyển hoá, làm tăng tác dụng và 450
độc tính của một số thuốc (tolbutamid, phenytoin, warfarin…).
3.1.4. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Nhiễm khuẩn nặng do Rikettsia khi những thuốc ít độc hơn không hiệu quả hoặc ở phụ
nữ có thai và trẻ dưới 8 tuổi không dùng được tetracyclin.
- Viêm màng mão do H. influenzae khi các penicilin, gentamycin và cephalosporin thế hệ 3 không tác dụng.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ ở mắt, ngoài da.
* Chống chỉ định lOMoARcPSD| 36443508
- Dị ứng, các nhiễm khuẩn thông thường và dự phòng nhiễm khuẩn.
- Thận trọng với người bệnh tiền suy tuỷ, suy giảm chức năng gan, thận.
3.2. Thiamphenicol
- Là thuốc tổng hợp, tác dụng và cơ chế như cloramphenicol, độc tính ít hơn, dễ dung nạp
hơn nhưng tác dụng kém hơn, phải dùng liều gấp 2 lần cloramphenicol.
- Thường dùng trong nhiễm khuẩn gan mật, tiết niệu. 4. NHÓM TETRACYCLIN
4.1. Cơ chế tác dụng
Gắn vào tiểu phần 3OS của ribosom, ngăn cản ARNt chuyển acid amin vào chuỗi
polypeptid, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, là kháng sinh kìm khuẩn.
4.2. Phổ tác dụng
- Cầu khuẩn Gram(+), Gram(-) nhưng kém penicillin - Trực khuẩn Gram(+) ái khí và yếm khí.
- Trực khuẩn Gram(-) nhưng ít nhậy cảm với proteus và trực khuẩn mủ xanh.
- Tác dụng với xoắn khuẩn giang mai và leptospira (kém penicillinG), với xoắn khuẩn HP
(helicobacter pylori), với rickettsia, amibe, trichomonas và chlamydia...
4.3. Dược động học
Hấp thu qua tiêu hoá 60 - 70%, dễ tạo phức với sắt, calci và casein trong thức ăn và
đồ uống, làm giảm hấp thu thuốc.
Gắn vào protein huyết tương 30% (oxytetracyclin), 90% (doxycyclin)…, phân phối
vào dịch não tuỷ, rau thai và sữa mẹ (ít), thấm tốt vào trong tế bào nên rất tốt trong điều trị
bệnh brucella, gắn mạnh vào hệ lưới của các mô (gan, lách, xương, răng, tuyến tiền liệt),
nồng độ thuốc ở ruột cao gấp 5- 10lần nồng độ trong máu.
Thải trừ qua gan (có chu kỳ gan- ruột) và qua thận dưới dạng còn hoạt tính,
doxycyclin thải chính qua mật, T/2 từ 8 (tetracyclin)- 20giờ (doxycyclin).
4.4. Tác dụng không mong muốn và độc tính
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy (do kích ứng hoặc do loạn khuẩn).
- Vàng răng ở trẻ em khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 8 tuổi. - Độc với gan,
thận (teo gan cấp, hoại tử ống thận) khi dùng liều cao hoặc suy thận - Dị ứng, xuất huyết
giảm tiểu cầu, tăng áp lực nội sọ ở trẻ bú mẹ, phù gai thị...(ít).
4.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Nhiễm ricketsia, mycoplasma pneumoniae, brucella, tularemia, tả, lỵ, E. coli, dịch hạch,
H. pylori, bệnh trứng cá và một số bệnh lây qua đường tình dục.
- Nhiễm chlamydia: viêm phổi, phế quản, viêm xoang và bệnh mắt hột…
(Chỉ dùng các tetracyclin khi đã chứng minh vi khuẩn còn nhạy cảm) *
Chống chỉ định: dị ứng, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. lOMoARcPSD| 36443508 5. NHÓM MACROLID
Đại diện là erythromycin (1952), được chiết xuất từ nấm S. erythreus, một số bán tổng
hợp như azithromycin, clarithromycin, oleandomycin, spiramycin…
5.1. Cơ chế tác dụng
Gắn vào tiểu phần 5OS của ribosom, ngăn cản sự chuyển vị của ARNt, cản trở tạo chuỗi
đa peptid của vi khuẩn (là kháng sinh kìm khuẩn mạnh, diệt khuẩn yếu).
5.2. Phổ tác dụng
- Vi khuẩn đã kháng với penicillin và tetracyclin, đặc biệt là staphylococcus.
- Vi khuẩn Gram(+): Streptococcus, staphylococcus, pneumococcus, với vi khuẩn Gram (-
) như neisseria species, bordetella pertussis, xoắn khuẩn treponema, H. pylori (clarithromycin).
- Không tác dụng với trực khuẩn Gram(-) đường ruột và pseudomonas, có sự kháng chéo
với kháng sinh nhóm lincosamid do cơ chế tác dụng giống nhau.
5.3. Dược động học
Bị dịch vị phá huỷ nên phải dùng dạng bào chế thính hợp (dạng ester) để uống, nồng
độ tối đa trong máu sau uống 1- 4giờ, giữ được dưới 6giờ, ngày uống 4 lần.
Gắn mạnh vào protein huyết tương, tuỳ loại (erythromycin 90%), các dẫn xuất mới
khuyếch tán tốt vào gan, lách, phổi, chất tiết phế quản, amidan, VA, tiền liệt tuyến… nồng
độ thuốc trong đại thực bào và bạch cầu đa nhân cao gấp 10- 25lần ở huyết tương, rất ít thấm qua màng não.
Thải chính qua mật dưới dạng còn hoạt tính, ở mật nồng độ gấp 5lần huyết tương.
5.4. Tác dụng không mong muốn
- Dung nạp thuốc tốt, có thể có buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng da… thoáng qua.
- Macrolid mới ít có tác dụng ngoại ý nặng, TAO (oleandomycin) và erythromycin có thể
gây viêm da ứ mật, vàng da.
5.5. Áp dụng điều trị 5.5.1. Chỉ định
- Được lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn do bạch hầu, nhiễm khuẩn chlamydia đường sinh
dục, hô hấp, mắt, đặc biệt là viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn do rickettsia, H.influenzae
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do Gram(+) như liên cầu, phế cầu, tụ cầu gây bệnh tai mũi
họng, hô hấp, răng miệng, phụ khoa, vùng chậu.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân bệnh van tim đã kháng với penicillin.
- Điều trị toxoplasma ở phụ nữ có thai (spiramycin hoặc josamycin).
5.5.2. Chống chỉ định: dị ứng.
5.5.3. Chế phẩm và liều dùng * Erythrommycin lOMoARcPSD| 36443508
Người lớn: uống 1- 2g/ngày chia 3- 4 lần, bệnh nặng uống 4g/ngày hoặc tiêm tĩnh
mạch chậm 300- 900mg/lần cách nhau 6- 8giờ. Trẻ em uống 30- 50mg/kg/ngày. * Oleandomycin (TAO)
Người lớn: 1- 2g/ngày chia 4lần. Trẻ dưới 3 tuổi uống 25- 30mg/kg/ngày, trẻ trên 3
tuổi uống 400 - 1000mg/ngày, chia 4 lần.
* Spiramycin (rovamycin)
Thải trừ nhiều qua nước bọt nên hay dùng điều trị nhiễm khuẩn răng miệng, là thuốc
được lựa chọn điều trị toxoplasma ở phụ nữ có thai để dự phòng toxoplasma bẩm sinh (làm
giảm lượng toxoplasma ở thai xuống còn 50%).
* Midecamycin (midecacin)
* Clarithromycin (là kháng sinh bán tổng hợp)
Người lớn, uống 250- 500mg/lần, 2lần/ngày, trẻ em 7,5mg/kg/lần, 2lần/ngày.
Thường kết hợp nhóm 5-nitroimidazol trong điều trị viêm loét dạ dày do xoắn khuẩn HP. * Azithromycin
Uống hấp thu 40%, thức ăn làm giảm hấp thu, phân phối vào trong các mô trừ dịch
não tuỷ, vào phổi, amidan, tuyến tiền liệt, bạch cầu hạt vào đại thực bào với nồng độ cao
hơn trong máu 10- 100lần, sau đó được giải phóng từ từ nên t/2 là 3 ngày, chỉ uống 1 lần/ngày
và thời gian điều trị ngắn (4 ngày).
Người lớn, uống 500mg/lần/ngày x 3ngày (khi cần, ngày sau 250mg). Trẻ em uống
10mg/kg/lần/ngày, trong 3 ngày, ngày sau giảm một nửa (trước ăn 2giờ). 6. NHÓM LINCOSAMID
6.1. Cơ chế tác dụng: tương tự kháng sinh nhóm macrolid.
6.2. Phổ tác dụng
- Tác dụng trên những chủng vi khuẩn đã kháng với penicillin và tetracyclin, đặc biệt là staphylococcus
- Tác dụng với Gram(+) như macrolid, kháng chéo với macrolid.
6.3. Dược động học
Hấp thu 20- 35% khi uống, thức ăn làm giảm hấp thu 2/3, tiêm bắp hấp thu hoàn toàn
(riêng clindamycin hấp thu 90%, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn).
Gắn vào protein huyết tương (lincomycin 70%), vào được các mô, xương và dịch
sinh học, qua được rau thai và sữa mẹ, thấm kém vào dịch não tuỷ kể cả khi viêm.
Lincomycin thải trừ chính qua mật, clindammycin thải qua nước tiểu và phân ở dạng còn hoạt tính.
6.4. Tác dụng không mong muốn
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng da… thoáng qua.
- Có thể gây viêm lưỡi- miệng, dấu hiệu vị giác bất thường, nặng hơn có thể có viêm đại
tràng màng giả (ỉa chảy, phân nhiều nước, co cứng cơ bụng…), nặng hơn nữa có thể tử lOMoARcPSD| 36443508
vong, nguyên nhân do làm phát triển clostridium difficile là vi khuẩn không nhạy cảm với
thuốc. Tiêm tĩnh mạch có thể gây hạ huyết áp, loạn nhịp tim.
6.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do Gram(+) kháng penicillin như liên cầu, phế cầu, tụ cầu gây
bệnh tai mũi họng, hô hấp, răng miệng, xương, phụ khoa, vùng chậu… - Các nhiễm khuẩn
ở nơi thuốc khó vào như viêm cốt tuỷ cấp hoặc mạn tính. * Chống chỉ định: dị ứng. 7. NHÓM RIFAMYCIN
7.1. Cơ chế tác dụng
Thuốc gắn vào chuỗi của ARN- polymerase phụ thuộc ADN làm ngăn cản sự tạo thành
chuỗi ban đầu trong quá trình tổng hợp ARN của vi khuẩn.
7.2. Phổ tác dụng
Là kháng sinh diệt khuẩn, tác dụng cả trong và ngoài tế bào, trong môi trường acid tác
dụng của thuốc mạnh gấp 5- 10lần.
- Tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (trực khuẩn lao, phong).
- Khuẩn Gram(-): E. coli, trực khuẩn mủ xanh, H. influenzae, nesseria meningitidis
7.3. Dược động học
Hấp thu tốt qua tiêu hoá ( 100%), nồng độ tối đa sau uống 2- 4giờ, thức ăn làm chậm
và giảm hấp thu. Gắn 75- 80% vào protein huyết tương, phân phối vào các mô và dịch cơ
thể, vào được dịch não tuỷ khi màng não viêm, qua được rau thai và sữa mẹ. Thải chủ yếu
qua gan và thận, qua đờm, nước bọt và nước mắt làm cho các dịch này có mầu đỏ da cam,
T1/2 từ 1,5 - 5 giờ. Dùng liên tục làm tăng chuyển hoá chính thuốc, nhanh mất tác dụng, thuốc có chu kỳ gan- ruột.
7.4. Tác dụng ngoại ý
- Gây dị ứng ngoài da, sốt (0,5%), phát ban (0,8%).
- Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy (1,5%).
- Đau đầu, chóng mặt, giảm bạch cầu, rối loạn tạo máu.
- Viêm gan, vàng da, ngứa, huỷ hoại tế bào gan gặp ở người có tiền sử bệnh gan, nghiện
rượu, người cao tuổi và tăng lên khi dùng phối hợp với isoniazid.
7.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Điều trị các thể lao (phối hợp với các thuốc chống lao khác).
- Điều trị phong (phối hợp với dapson và clofazimin).
- Dự phòng viêm màng não do haemophilus influenzae (ở người phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh)
- Nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu (viêm nội tâm mạc, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, viêm
xương tuỷ) kể cả loại kháng meticilin và đa kháng. lOMoARcPSD| 36443508
* Chống chỉ định và thận trọng
- Người mẫn cảm với rifamycin.
- Suy gan, phụ nữ có thai, vàng da, đái ra porphyrin.
- Không được dùng đơn độc trong điều trị lao để tránh hiện tượng kháng thuốc.
- Rifampicin gây cảm ứng microsom gan, làm tăng chuyển hoá và nhanh mất tác dụng của
thuốc tránh thai, chẹn kênh calci, diazepam, digitoxin, prednisolon…
8. KHÁNG SINH TỔNG HỢP
8.1. Nhóm quinolon: kháng sinh tổng hợp, có 2 loại:
- Quinolon kinh điển: acid nalidixic (1963), oxolinic, pipemidic...
- Quinolon mới (fluoroquinolon), trong cấu trúc có fluor: pefloxacin (1985), rosoxacin,
ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin..., phổ kháng khuẩn rộng.
8.1.1. Cơ chế tác dụng
- Các quinolon ức chế ADN- gyrase (enzym mở vòng xoắn ADN trong quá trình sao chép
và phiên mã) nên làm ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
- Thuốc còn tác dụng lên ARNm, ức chế tổng hợp protein vi khuẩn. Các quinolon đều là kháng sinh diệt khuẩn.
- Acid nalidixic có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ cao 300-400mg/lít (do ức chế tổng hợp
ARNm mạnh hơn ADN), diệt khuẩn ở nồng độ thấp 25-250mg/lit (do ức chế ngược lại).
Acid nalidixic chỉ ức chế ADN- gyrase nên chỉ có tác dụng diệt khuẩn Gram (-) đường
tiết niệu và tiêu hóa. Không tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.
Các fluoroquinolon tác dụng trên 2 enzym đích là ADN- gyrase và topoisomerase IV
của vi khuẩn nên phổ kháng khuẩn rộng hơn, hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn 10-30 lần.
8.1.2. Phổ tác dụng *
Quinolon kinh điển (thế hệ 1): tác dụng trên trực khuẩn Gram(-) gây bệnh ở tiêu hoá,
tiết niệu, không tác dụng với trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa). *
Quinolon mới (fluoroquinolon): phổ tác dụng và hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn
quinolon kinh điển 10- 30 lần trên các vi khuẩn sau:
- Trực khuẩn Gram(-): E.coli, salmonella, shigella, enterobacter, P. aeruginosa, H. influenzae…
- Khuẩn Gram(+) đặc biệt là phế cầu, tụ cầu (kể cả loại kháng methicilin).
- Vi khuẩn trong tế bào: Mycoplasma, chlamydia, brucella, mycobacterium...
8.1.3. Dược động học
* Quinolon kinh điển: dễ hấp thu qua tiêu hoá, chuyển hoá phần lớn ở gan, thải trừ nhanh
qua thận (1/4 liều ở dạng còn hoạt tính), điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. * Các fluoroquinolon
Hấp thu dễ qua tiêu hoá có sinh khả dụng cao, gắn ít vào protein huyết tương (ofloxacin
10%, fefloxacin 30%). Dễ thấm vào các mô, vào được trong tế bào và dịch não tuỷ, qua sữa lOMoARcPSD| 36443508
ít (có thể làm cho trẻ bú mẹ bị thiếu máu, tan máu), nồng độ thuốc trong tuyến tiền liệt, thận,
đại thực bào, bạch cầu hạt cao hơn huyết tương.
Chuyển hoá qua gan 1 phần, t/2 từ 4 giờ (ciprofloxacin) đến 12 giờ (pefloxacin), (acid
nalidixic chuyển hoá phần lớn ở gan). Thải trừ chính qua thận ở dạng còn hoạt tính
(pefloxacin, norfloxacin 70%). pH nước tiểu tăng sẽ làm tăng thải thuốc. 8.1.4. Tác dụng
ngoại ý
(quinolon mới ít tác dụng ngoại ý hơn) - Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, cảm giác đè nặng ở dạ dày.
- Dị ứng da từ nhẹ đến nặng (ban đỏ, ngứa, viêm da bọng nước), đau cơ, viêm gân achille,
nặng có thể gây đứt gân achille, huỷ hoại mô sụn trên súc vật non.
- Tăng áp lực nội sọ (chóng mặt, nhức đàu, lú lẫn, co giật, ảo giác...), ảo giác hoặc gây tình
trạng ngủ gà và nhiễm acid ở người suy thận.
- Rối loạn thị giác ở trẻ nhỏ, nhiễm acid chuyển hoá, sưng và đau khớp, đau cơ.
8.1.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Quinolon kinh điển: điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu chưa có biến chứng do trực khuẩn
Gram(-), trừ P. aeruginosa, dùng đường uống là chủ yếu, chỉ tiêm tĩnh mạch ở trong bệnh
viện (tiêm rất chậm và phải pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9% hoặc glucose 5%).
- Quinolon mới (fluoroquinolon):
+ Điều trị nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện (nhiễm tụ cầu kháng methicilin).
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu trên hoặc dưới, viêm tuyến tiền liệt, điều trị lậu cấp.
+ Nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, màng
tim. + Nhiễm khuẩn tiêu hoá: E. coli, S.typhi, viêm phúc mạc + Nhiễm
khuẩn hô hấp trên và dưới nặng.
+ Nhiễm khuẩn xương - khớp, dùng liều cao và kéo dài vì thường do trực khuẩn Gram(-
) và tụ cầu vàng gây bệnh.
+ Điều trị tại chỗ: viêm kết mạc, viêm mi mắt... do các vi khuẩn còn nhạy cảm. Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối và đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 18 tuổi (do làm huỷ hoại mô sụn), dị ứng với thuốc, người thiếu men G6PD,
động kinh, người làm việc ở nơi có nguy cơ cao.
- Bệnh nhân suy gan, thận và không dùng cho các nhiễm khuẩn thông thường.
8.2. Dẫn xuất 5 nitro -imidazol
8.2.1. Cơ chế tác dụng
Thuốc có tác dụng chọn lọc trên vi khuẩn kỵ khí và động vật đơn bào (amibe,
trichomonas, giardia…) do nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các enzym vận chuyển electron
đặc biệt của vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm độc với tế bào vi khuẩn (liên kết với cấu trúc xoắn
của ADN, làm vỡ các sợi AND), diệt được vi khuẩn.
8.2.2. Phổ tác dụng lOMoARcPSD| 36443508
- Cầu khuẩn, trực khuẩn kỵ khí Gram(-) và trực khuẩn kỵ khí Gram(+) loại tạo được bào tử
(là thuốc đầu tay trong điều trị vi khuẩn kỵ khí).
- Diệt amibe thể hoạt động (magna), không diệt được kén.
- Trichomonas và Giacdia lambia (gây bệnh ở âm đạo và ở ruột).
- Diệt xoắn khuẩn HP (helico bacter pylori) gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
8.2.3. Dược động học
Hấp thu nhanh qua tiêu hoá và đường tiêm. Gắn 10- 20% vào protein huyết tương, Do
có thể tích phân bố lớn nên thuốc khuyếch tán rất tốt vào các mô và dịch cơ thể (nước bọt,
đờm, tinh dịch, dịch não tuỷ, dịch âm đạo, mủ áp xe não, mủ viêm tai giữa, rau thai và sữa
mẹ…). Chuyển hoá ở gan, sản phẩm chuyển hoá nhuộm màu nước tiểu (màu đỏ nâu), T1/2
từ 9 giờ (metronidazol) đến 14 giờ (ornidazol). Thải trừ phần lớn (90%) liều dùng qua thận
trong 24giờ (chủ yếu ở dạng chuyển hoá, 10% dạng nguyên vẹn), phần nhỏ thải qua phân.
8.2.4. Tác dụng ngoại ý
- Buồn nôn, chán ăn, khô miệng, vị kim loại ở miệng, đau vùng thượng vị - Đau đầu, chóng
mặt, buồn ngủ, tăng độc tính của rượu trên thần kinh trung ương
- Nặng hơn, có thể viêm miệng, tiêu chảy, phồng rộp ở da, phát ban, ngứa, dị cảm.
- Liều cao, kéo dài có thể gây giảm bạch cầu, cơn động kinh, viêm đa dây thần kinh ngoại
vi, rối loạn tâm thần, viêm tuỵ (hiếm gặp).
8.2.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Nhiễm khuẩn kỵ khí (viêm màng trong tim, abcès não, phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
vùng bụng- hố chậu, viêm màng não mủ, viêm loét lợi cấp, viêm quanh răng…).
- Điều trị Trichomonas vaginalis, E. histolytica, G. lamblia và xoắn khuẩn HP.
* Chống chỉ định và thận trọng
- Phụ nữ có thai (3 tháng đầu), phụ nữ cho con bú, dị ứng với thuốc.
- Tiền sử rối loạn về máu, bệnh của hệ thống thần kinh trung ương. - Suy gan- thận nặng.
- Không uống rượu trước 24 giờ, trong khi dùng thuốc và 48 giờ sau ngừng thuốc).
8.3. Các sulfamid
8.3.1. Cơ chế tác dụng lOMoARcPSD| 36443508
- Để tồn tại và phát triển, vi khuẩn và ký sinh trùng cần có nguyên liệu ban đầu là PABA
(para amino benzoic acid) để tổng hợp nên acid nhân tế bào.
- Sulfamid do có cấu trúc hoá học gần giống PABA, tranh chấp với PABA, đồng thời ức
chế dihydrofolat synthetase, làm giảm tổng hợp DHFA (dihydro folat acid) từ PABA, vi
khuẩn không tổng hợp được acid nhân, không sinh sản và phát triển được. Sulfamid là kháng sinh kìm khuẩn.
- Các vi khuẩn sử dụng trực tiếp acid folic từ môi trường không chịu tác dụng của sulfamid.
Tế bào động vật có vú cũng dùng acid có sẵn.
8.3.2. Phổ tác dụng
- Tác dụng với hầu hết các cầu và trực khuẩn Gram (+), Gram (-).
- Hiện nay, do tỷ lệ kháng thuốc và kháng chéo giữa các sulfamid cao (ít dùng). Vi khuẩn
kháng thuốc là do tự tổng hợp acid nhân mà không cần nguyên liệu ban đầu là PABA hoặc
do giảm tính thấm với thuốc.
8.3.3. Dược động học
- Hấp thu nhanh qua tiêu hoá (70 - 80%) trừ sulfaguanidin (ganidan), nồng độ cao nhất
trong máu sau uống 2- 4giờ.
- Gắn 40- 80% vào protein huyết tương, khuyếch tán dễ vào các mô và dịch não tuỷ, nồng
độ bằng 1/2 hoặc tương đương ở máu, thuốc qua được rau thai, sữa mẹ.
- Bị acetyl hoá (10- 50%, tuỳ loại) ở gan tạo ra sản phẩm độc với thận, sau đó liên hợp với
acid glucuronic hoặc oxy hoá để mất tác dụng.
- Thải chính qua thận (lọc qua cầu thận và bài xuất qua ống thận) ở dạng acetyl hoá sắc
cạnh, rất ít tan, dễ gây tai biến đái máu hoặc tạo sỏi nên phải uống với nhiều nước
(sulfamid mới ít bị acetyl hoá, hạn chế tai biến trên thận).
Phân loại sulfamid: dựa vào đặc điểm dược động học, chia sulfamid thành 4 loại:
- Hấp thu nhanh, thải trừ nhanh: T1/2 ~ 6-8 giờ, thải trừ nhanh (thải 95%/24h đầu, gồm
sulfadiazin, sulfisoxazol, sulfamethoxazol. Dùng điều trị nhiễm khuẩn theo đường máu.
- Thải trừ chậm: T1/2 ~ 7-9 ngày, thuốc duy trì nồng độ trong máu lâu nên chỉ cần uống 1
lần/ngày. Đại diện sulfadoxin. Thường dùng phối hợp điều trị sốt rét.
- Ít hấp thu: dùng chữa viêm ruột, viêm loét đại tràng, gồm sulfaguanidin (Ganidan).
- Dùng tại chỗ: Ít hoặc khó tan trong nước. Dùng để điều trị các vết thương tại chỗ (mắt,
vết bỏng) dưới dạng dung dịch hoặc kem. Gồm sulfacetamid, bạc sulfadiazin, mafenid.
8.3.4. Tác dụng ngoại ý
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Cơn đau quặn thận, đái máu hoặc vô niệu (phòng bằng uống nhiều nước và kiềm hoá nước
tiểu), viêm ống thận kẽ do dị ứng.
- Dị ứng ngoài da từ nhẹ đến nặng (hội chứng Stevens - Jonhson, hội chứng Lyell).
- Thiếu máu, tan máu (do thiếu G PD), giảm bạch cầu, tiểu cầu, chứng mất bạch cầu hạt 6 hoặc gây suy tuỷ... lOMoARcPSD| 36443508
- Gây vàng da nhân não (do tranh chấp với billirubin ở albumin huyết tương) billirubin tăng
cao trong máu, không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
8.3.5. Áp dụng điều trị * Chỉ định
- Một vài nhiễm khuẩn tiết niệu, tiêu hoá…
- Điều trị phong, một số bệnh nấm, đau mắt hột, viêm kết mạc, dịch hạch, dự phòng dịch
tả, phối hợp với pyrimethamin trong điều trị và dự phòng sốt rét…
* Chống chỉ định
- Bệnh nhân suy gan, thận, người thiếu men G6PD.
- Phụ nữ có thai, cho con bú, sơ sinh và mẫn cảm với thuốc.
* Chế phẩm, liều dùng
- Viêm đường tiết niệu
Sulfadiazin: viên nén 0,5g; Sulfamethoxazol: viên nén 0,5g
Ngày đầu uống 8g chia 4 lần, những ngày sau 4g chia 4 lần, trong 5- 10 ngày. - Nhiễm khuẩn tiêu hoá
+ Sulfaguanidin (ganidan): Viên nén 0,5g, uống 3- 4g/ngày.
+ Sulfasalazin: Viên nén 0,5g, uống 3 - 4g/ngày
- Bôi tại chỗ: Bạc sulfadiazin (silvaden) 10mg/1g kem bôi.
Phối hợp sulfamid và trimethoprim (cotrimoxazol) Cơ chế tác dụng
Hình 2. Vị trí tác dụng của sulfamid và trimethoprim trong quá trình tổng hợp acid folic
Sulfamethoxazol và trimethoprim ức chế tranh chấp với 2 enzym của vi khuẩn trong
quá trình tổng hợp acid folic nên cho tác dụng hiệp đồng mạnh hơn 20 - 100 lần so với dùng sulfamid một mình. Phổ kháng khuẩn:
Tương tự sulfamid, phổ rộng hơn và ít chủng vi khuẩn kháng thuốc hơn. Không tác
dụng trên trực khuẩn mủ xanh, xoắn khuẩn. lOMoARcPSD| 36443508
Trimethoprim là một chất hóa học tổng hợp coa tác dụng ức chế dihydrofolat
reductase của vi khuẩn 50.000 – 100.000 lần mạnh hơn trên người, và ức chế trên enzym
của ký sinh trùng sốt rét 2000 lần mạnh hơn trên người. Dược động học
Hấp thu tốt qua đường uống, phân phối tốt vào mô (dịch não tủy, mật, tiền liệt tuyến).
Thải chủ yếu qua nước tiểu với nồng độ còn hoạt tính. Chỉ định
Nhiễm khuẩn tiết niệu, tai mũi họng, đường hô hấp, tiêu hóa (thương hàn, tả), bệnh hoa liễu (chlamydia). Chống chỉ định
Dị ứng, phụ nữ có thai, trẻ mới sinh (đặc biệt trẻ đẻ non).
Chế phẩm, liều dùng
Tỷ lệ phối hợp sulfamethoxazol (SMZ)/trimethoxazol (TMP): 5/1
Viên Bactrim: 800 mg SMZ + 400 mg TMP hoặc 160 mg SMZ + 80 mg TMP
Viên Biseptol: 400 mg SMZ + 80 mg TMP hoặc 200 mg SMZ + 40 mg TMP
Liều: 4 - 6 viên/ngày (loại 400 mg SMZ + 80 mg TMP), dùng trong 10 ngày. 9. NHÓM PEPTID
9.1. Glycopeptid (Vancomycin, teicoplanin) -
Cơ chế tác dụng: ức chế transglycosylase nên ngăn cản kéo dài và tạo lưới
peptidoglycan. Vi khuẩn không tạo được vách nên bị ly giải. Là kháng sinh diệt khuẩn. -
Phổ tác dụng: trên vi khuẩn Gram (+), chủ yếu là tụ cầu, kể cả cầu tiết - lactamase
và kháng methicilin. Hiệp đồng với gentamycin và streptomycin trên Enterococcus. Không
tác dụng trên trực khuẩn Gram (-) và Mycobacteria. -
Dược động học: hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa, gắn với protein huyêt tương khoảng
55%, thấm vào dịch não tủy 7-30% nếu có viêm màng não. Trên 90% thải qua lọc ở cầu
thận. Thời gian bansthair khoảng 6 giờ. -
Chỉ định chính: nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng meticilin (MRSA), thay thế ở bệnh nhân dị ứng penicilin. -
Tác dụng không mong muốn: khoảng 10% và nhẹ, thường gặp là kích ứng viêm tĩnh
mạch tại chỗ tiêm truyền, rét run, sốt, độc với dây thần kinh VIII. -
Chế phẩm, liều dùng: vancomycin lọ bột đông khô pha dung dịch tiêm truyền 500mg
và 1g; Liều 1g x 2 lần/ngày. Teicoplanin
Cơ chế và phổ tác dụng tương tự vancomycin. Khác vancomycin là có thể tiêm bắp,
gắn 90-95% vào protein huyết tương, thời gian bán thải dài (70-100 giờ) nên chỉ dùng 1 lần
ngày. Thưởng dùng tiêm bắp 6-30mg/kg/ngày. 9.2. Polypeptid (Bacitracin; Polymycin) Bacitracin: lOMoARcPSD| 36443508
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp vách vi khuẩn;
Phổ tác dụng: vi khuẩn Gr (+) (kể cả S. aureus, Streptomyces) Không
hấp thu qua tiêu hóa; Độc với thận.
Chỉ định: nhiễm khuẩn tại chỗ (mắt, da, niêm mạc), thường kết hợp với neomycin.
Polymycin B; Polymycin E (Colistin)
Cơ chế tác dụng: thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn.
Phổ tác dụng: trực khuẩn Gram(-): Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Salmonella,
Pasteurella, Bordetella, Shigella, P.aeruginosa, Acinetobacter… Không tác dụng trên Gram (+).
Không hấp thu qua tiêu hóa. Gây yếu cơ; suy hô hấp; độc trên thận.
Chỉ định: Polymycin dùng ngoài (gel bôi, viên đặt âm đạo…).
Colistin: điều trị các nhiễm khuẩn Gram(-) đa kháng.
9.3. Lipopeptid (Daptomycin)
Cơ chế tác dụng: thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn.
Phổ tác dụng: vi khuẩn Gram(+) hiếu khí và kỵ khí: Staphylococci, Streptococci,
Enterococcus, Corynebacterium spp., Peptostreptococcus, Propionibacteria, Clostridium
perfringens. Đặc biệt tốt trên chủng vi khuẩn kháng vancomycin.
Tác dụng không mong muốn: tổn thương hệ cơ xương (tiêu cơ vân, tăng CK huyết…)
Chỉ định: nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng vancomycin (VRE, VISA, VRSA).
9. Một số nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh kháng khuẩn
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
Chỉ định theo phổ tác dụng. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định, dùng kháng sinh phổ hẹp.
Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định.
Dùng đủ thời gian: sau 2 ngày dùng kháng sinh, sốt không giảm cần thay hoặc phối hợp
kháng sinh. Khi điều trị đã hết sốt, cần cho thêm kháng sinh 2-3 ngày nữa. Nhìn chung nhiễm
khuẩn cấp tính cần dùng 5-7 ngày. Một số nhiễm khuẩn đặc biệt dùng lâu hơn.
Lựa chọn thuốc theo đặc điểm dược động học...
Phối hợp với biện pháp điều trị khác (dẫn lưu ổ mủ...)
Phối hợp kháng sinh và sự dụng kháng sinh dự phòng phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1.
Đào Văn Phan (2012), Dược lý học lâm sàng,“Thuốc kháng sinh”, Nhà xuất bản y học, tr.246 - 275. 2.
Đào Văn Phan (2007), Dược lý học tập 1, "Thuốc kháng sinh kháng khuẩn", Nhà
xuất bản y học, tr.186 - 216. 3.
Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007), Dược lý học tập 2, Thuốc kháng sinh”, Nhà
xuất bản y học, tr.130 - 183. lOMoARcPSD| 36443508 4.
Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm Quyết định số 708/QĐBYT, ngày 02/3/2015). 5.
Goodman And Gilman's The Pharmacological Basis of Therapeutics 11th edition, p.1114 -1145.