-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt về nhân học đại cương cho sinh viên | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt về nhân học đại cương cho sinh viên | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Nhân học đại cương (NH) 37 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Tóm tắt về nhân học đại cương cho sinh viên | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt về nhân học đại cương cho sinh viên | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Nhân học đại cương (NH) 37 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Nhân học là gì? Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và quan điểm nghiên cứu của nhân
học. (Giáo trình T5-6-7) -
Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người
trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm người, các cộng
đồng dân tộc khác nhau cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay. -
Đối tượng của nhân học là con người. -
Nhiệm vụ của nhân học là nghiên cứu sự tiến hóa của con người, các xã hội và
văn hóa khác nhau do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tính đa
dạng của xã hội con người trên thế giới ngày nay. -
Quan điểm nghiên cứu của nhân học:
Toàn diện: Ngày nay, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã đem lại
nhiều thành tựu mới, đặc biệt là những thành tựu của khoa học chuyên
sâu đã làm cho cho khái niệm con người bị phân thành từng mảnh
riêng. Trước thực trạng đó, trong khoa học đã nảy sinh những nhu cầu
cần có một cái nhìn toàn diện về con người. Nhân học khác với các
ngành khoa học khác, là nó có tham vọng tích hợp thành tựu nghiên
cứu của các ngành khoa học để nghiên cứu con người trong tính toàn
diện của nó. Điều đó có nghĩa, nhân học là một ngành học toàn diện,
tính toàn diện là đặc điểm trung tâm của nhân học.
Đối chiếu, so sánh: Ngoài tính toàn diện, nhân học còn là một khoa học
mang tính so sánh, đối chiếu để tìm hiểu sự đa dạng về mặt sinh học và
văn hóa của các nhóm cư dân, dân tộc khác nhau trên hành tinh. VD: Ở
Bắc Mỹ con người không được sử dụng mối làm thức ăn, nhưng điều
đó không có nghĩa là loài người không ăn mối. Sự thực là người
Camơrun ở châu Phi coi mối là một món ăn bổ dưỡng.
Phạm vi không gian và thời gian: Nhân học có phạm vi rộng lớn hơn cả
về tính địa lí và lịch sử. Nhân học liên quan rõ ràng và trực tiếp đến tất
cả các dân tộc trên thế giới. Từ nửa sau thế kỉ XX cho đến ngày nay,
nhân học quan tâm nghiên cứu các dân tộc khác nhau trên thế giới có
trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Họ có mặt ở hầu khắp các
thành phố của thế giới công nghiệp cũng như ở những làng mạc xã xôi
của các dân tộc chậm phát triển.
2. Trình bày nội dung của phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn
sâu trong điền dã dân tộc học? Khi thực hiện các phương pháp này thì vấn đề đạo
đức nghiên cứu được đặt ra như thế nào? (Giáo trình T29-30) Page 1 -
Trong nhân học, điền dã dân tộc học là công việc bắt buộc và thường xuyên đối
với nhà nghiên cứu nhân học. Thông thường, các nhà nghiên cứu sử dụng
phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu. -
Phương pháp quan sát tham dự: là phương pháp mà theo đó, người nghiên cứu
thâm nhập vào nhóm, cộng đồng thuộc vào đối tượng nghiên cứu và tiếp nhận
như là một thành viên của nhóm hay cộng đồng. Quan sát cung cấp cho con
người những thông tin mà khi sử dụng các phương pháp khác khó có thể có
được. Phương pháp tham dự đòi hỏi tốn nhiều thời gian, có khi tới hành tháng,
hàng năm. Tham dự quá dài ngày làm cho một số trường hợp người quan sát
không giữ được cái nhìn khách quan trung lập hay làm giảm hiệu quả quan sát. -
Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp trong đó người được phỏng vấn sẽ trả
lời một số câu hỏi người phỏng vấn đặt ra nhằm thu thập thông tin phù hợp với
mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Hình thức phỏng vấn trong điền dã dân tộc
học là phỏng vấn sâu (phỏng vấn tự do). Phỏng vấn là công việc trò chuyện giữa
nhà nghiên cứu với người dân. Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà chúng ta lập bản
câu hỏi và chọn đối tượng phỏng vấn cho phù hợp. -
Khi thực hiện các phương pháp này thì vấn đề đạo đức nghiên cứu rất quan
trọng. Những báo cáo khoa học không thể bị sử dụng làm phương hại đến cộng
đồng mà chúng ta điều tra, phải tôn trọng đối tượng nghiên cứu và không được
xúc phạm đến lòng tự trọng của người bản địa. Phải giữ bí mật cho người cung
cấp thông tin và đảm bảo tính trong sáng trong suốt quá trình.
3. Trình bày mối quan hệ giữa nhân học với các môn khoa học xã hội khác. (Giáo trình T16-17-18) -
Nhân học khác với các ngành khoa học là nó có xu hướng tích hợp thành tựu
nghiên cứu của các nghành khoa học, để nghiên cứu con người trong tính toàn
diện của nó với một phạm vi rộng lớn hơn cả về mặt lịch sử và địa lí. -
Nhân học với triết học: Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học là nền tảng thế giới quan, phương
pháp luận nghiên cứu của nhân học Mácxít. Nhân học là một ngành khoa học
cụ thể. Trong mối quan hệ với triết học, các nhà nhân học cần tránh quan niệm:
nhân học biệt lập hay hay đối lập với triết học. -
Nhân học và sử học: Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học, bởi nhân
học nghiên cứu con người về các phương diện sinh học, văn hóa, xã hội thường
tiếp cận từ góc độ lịch sử. Những vấn đề nghiên cứu của nhân học không thể
tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian và thời gian. Mối quan hệ
nhân học và sử học ở chỗ, nhân học thường sử dụng những phương pháp
nghiên cứu của sử học. VD: Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại. -
Nhân học và xã hội học: Các nhà nhân học thường vận dụng các phương pháp
nghiên cứu tổng hợp để thu thập miêu tả, so sánh phân tích bối cảnh, tình Page 2
huống và đặc điểm chung của xã hội với tư cách một chỉnh thể trọn vẹn. Các
nhà xã hội học nghiên cứu các sự kiện, bằng chứng xảy ra trong bối cảnh đã
cho, tức là trong chỉnh thể xã hội hiện có. Các nhà nhân học hướng tới sử dụng
phương pháp nghiên cứu tham dự sâu tại cộng đồng, tiến hành so sánh, đối
chiếu xuyên văn hóa. Trong khi đó, các nhà xã hội học tiến hành nghiên cứu
các dữ liệu khác nhau. Nhân học có ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội học và xã hội
học cũng có tác động ngược trở lại với nhân học. Những năm gần đây, nhân
học đang mở rộng đối tượng nghiên cứu tới các xã hội công nghiệp hiện đại. -
Nhân học và địa lí học: Nhân học và địa lí học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau, hình thành lĩnh vực nghiên cứu nhân học sinh thái, nhằm giải quyết
mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và hành vi ứng
xử của con người với môi trường xã hội, nhân văn. -
Nhân học và kinh tế học: Nhân học và kinh tế học hình thành lĩnh vực nghiên
cứu nhân học kinh tế. Nhân học tập trung tiếp cận trên bình diện văn hóa – xã
hội của quá trình hoạt động kinh tế như cách thức chế tạo công cụ, hình thức tổ
chức sản xuất, trao đổi,... -
Nhân học và tâm lí học: Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lí học làm xuất hiện
lĩnh vực nghiên cứu nhân học tâm lí (hay tâm lí tộc người). Mối quan hệ này
thể hiện xu hướng tâm lí trong nghiên cứu văn hóa và các lí thuyết văn hóa
theo xu hướng nhân học tâm lí trong những thập niên gần đây. -
Nhân học và luật học: Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và luật học hình
thành lĩnh vực nghiên cứu nhân học luật pháp. Nhân học luật pháp nghiên cứu
những nhân tố văn hóa – xã hội tác động đến luật pháp trong nền văn hóa và
các tộc người khác nhau. Các nhà nhân học nghiên cứu mối quan hệ giữa luật
tục và luật pháp để từ đó vận dụng luật tục và luật pháp trong quản lí xã hội và phát triển cộng đồng. -
Nhân học và tôn giáo học: Mối quan hệ liên nghành giữa nhân học và tôn giáo
học hình thành lĩnh vực nhân học tôn giáo. Nhân học tôn giáo đi sâu vào
nghiên cứu các biểu tượng tôn giáo, các nghi thức, hành vi, lễ hội và các thiết
chế xã hội tôn giáo khác nhau. Nhân học tôn giáo còn quan tâm nghiên cứu
mối quan hệ trong sinh hoạt tôn giáo với giới tính, các phong trào tôn giáo,
xung đột tôn giáo trong mối quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia.
4. Tôn giáo là gì? Hãy trình bày một số hình thái tôn giáo tương đối phổ biến và còn
tồn tại đến ngày nay. (Giáo trình T146, T157-158-159-162) -
Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người, thể hiện những sự phức
tạp cả về nội dung lẫn hình thức. Tôn giáo được xem xét dưới góc độ là sản
phẩm của tư duy trừu tượng, đồng thời cũng phải tương thích với một xã hội
loài người tương đối ổn định, bởi có xã hội loài người mới có văn hóa, có văn hóa mới có tôn giáo. Page 3 -
Một số hình thái tôn giáo phổ biến và tồn tại đến ngày nay:
Tin ngưỡng vạn vật hữu linh: Trong công việc lao động thời nguyên
thủy, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên dẫn tới mối quan hệ giữa con người với thần
linh, biểu hiện thành nghi lễ, tế tự. Đó chính là tín ngưỡng vạn vật hữu
linh phổ biến ở mọi tộc người dương thời. Thuyết vạn vật hữu linh điển
hình cho những người nhìn nhận bản thân các động thực vật như là một
phần của tự nhiên hơn là người chủ của tự nhiên. Điều này tồn tại trong
các dân tộc chuyên đi tìm kiếm lương thực, cũng như những dân tộc tự
sản xuất lương thực. Họ luôn chấp nhận sự khác biệt giữa đời sống con
người và đời sống của các vật thể khác trong tự nhiên.
Totem giáo – Tín ngưỡng vật tổ: Totem giáo là một trong những hình
thức tôn giáo đầu tiên được công nhận trên sách báo dân tộc học và
sách báo nói chung. Totem giáo thường được nhìn dưới góc độ là các
nghi lễ chung, cố kết cộng đồng xã hội. Totem thường là động vật hoặc
thực vật. Mối liên hệ với totem thường được thể hiện ở sự cấm giết
totem hoặc cấm dùng totem làm thức ăn. Những vật thể được dùng
định dạng nhóm gọi là các totem vật tổ.
Mana: Mana là từ có xuất xứ từ cư dân Melanesia. Trước hết, mana là
khía cạnh của niềm tin vào sự huyền bí, niềm tin này cho phép con
người kiểm soát được các thế lực vô hình quanh mình. Thứ hai, sự sợ
hãi do mana huyền bí khuấy động có liên hệ mật thiết với thần linh và
nhận thức về sự hiện hữu của thần linh. Thứ ba, mana làm gia tăng
phong tục và các mối quan hệ xã hội. VD: Chữa bệnh bằng cách đặt bàn tay lên người bệnh.
Shaman giáo: Thuật ngữ shaman được cho là xuất phát từ người
Tunguo ở Đông Siberia. Theo một học giả người Nga thì shaman để
chỉ những người nam hay nữ mà bằng ý chí, họ có thể “nhập thần” và
điều khiển được thần linh, ma quỷ đạt được mong muốn, đặc biệt là
giúp đỡ người khác – những người chịu đau đớn bởi thần thánh.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Đức tin về linh hồn tổ tiên luôn gắn liền
với quan niệm phổ biến rằng con người được tạo thành từ hai phần:
phần hồn và phần xác. Niềm tin vào các lình hồn tổ tiên đã và đang tồn
tại ở nhiều nơi trên thế giới, từ đó hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và quan niệm về linh hồn tổ tiên
của nhiều dân tộc đã được quan niệm một cách sâu sắc và người ta xem
đó là một trong những hình thức của tôn giáo.
5. Đặc trưng của tôn giáo là gì? Phân tích chức năng tâm lí và chức năng xã hội của
tôn giáo. Lấy ví dụ cụ thể. (Giáo trình T155-156) Page 4 -
Đặc trưng của tôn giáo: Tôn giáo bao gồm nhiều nghi thức khác nhau như cầu
nguyện, hát xướng, vũ điệu, hiến tế,... Thông qua các nghi thức, con người cố
gắng chi phối, tác động vào các thế lực siêu nhiên. Theo nhu cầu tôn giáo của
họ, những vật thể và các thế lực này bao gồm các vị thần, nữ thần, tổ tiên, các
linh hồn hoặc các thế lực khác tồn tại độc lập bên ngoài ý thức con người và
cũng có thể kết hợp đa dạng với nhau. Để thực hiện các nghi thức thường có
những cá nhân am hiểu và đặc biệt thành thạo trong vai trò là trung gian, tiếp
xúc với các vật thể và thế lực này, họ giúp đỡ các thành viên của xã hội thực
hiện các hoạt động lễ nghi tôn giáo. -
Dù một thế giới cụ thể nào đó có thể đáp ứng những gì con người tin tưởng vào
nó hay không, thì tất cả các tôn giáo đều có vô số các chức năng tâm lí và chức năng xã hội quan trọng:
Chức năng tâm lí: Tất cả các tôn giáo đều cố gắng làm thỏa mãn nhu cầu
tâm lí của các tín đồ. Một số nhu cầu xuất hiện phổ biến như đòi hỏi tôn
giáo phải đối mặt và giải thích về cái chết cũng như về cuộc sống sau
khi chết. Tôn giáo phải đưa ra lối thoát cho con người, làm sao vượt qua
khó khăn nơi trần thế và đạt được tính thiêng liêng, dù chỉ trong giây lát.
VD: Mỗi lúc ốm đau, bệnh tật hay buôn khổ thì tôn giáo là nơi con
người tìm đến, mong được an ủi và giảm bớt đi phần nào đau khổ trong cuộc sống thực tại.
Chức năng xã hội: Cũng quan trọng không kém so với chức năng tâm lí.
Một tôn giáo truyền thống phải đóng vai trò củng cố các quy tắc, tiêu
chuẩn của cộng đồng, phải đưa ra những chuẩn mực luân lí đạo đức đối
với cách cư xử của mỗi cá nhân. Đồng thời cũng trang bị nền tảng về các
giá trị và mục đích chung để cho cộng đồng xã hội được cân bằng và ổn
định. VD: Trong tổ chức Thiên chúa giáo, Giáo hoàng là người đưa các
giáo lí, quy đinh các luật lệ và cách cư xử của các giáo dân.
Như vậy cho tới nay, chức năng tâm lí và chức năng xã hội của tôn giáo làm
giảm bớt sự lo lắng, bất an cho con người, giữ cho họ có niềm tin để đối mặt với
thực tại, cũng chính điều đó đã đem lại sự tồn tại cho tôn giáo.
6. Thế nào là quá trình tộc người? Quá trình này ở Việt Nam diễn ra như thế nào? (Giáo trình T83-86) -
Sự thay đổi bất kì của một thành tố tộc người này hay tộc người khác được diễn
ra trong quá trình và có thể coi như quá trình tộc người . -
Việc nghiên cứu lịch sử các tộc người trên thế giới có hai kiểu loại hình cơ bản
của quá trình tộc người là quá trình phân ly tộc người và quá trình hợp nhất tộc người:
Quá trình phân li tộc người: Gồm quá trình chia nhỏ và quá trình trình
chia tách. Thuộc loại hình thứ nhất, một tộc người thống nhất được chia Page 5
ra nhiều bộ phận khác nhau, những bộ phận này trở thành những tộc
người mới trong quá trình phân li. Trường hợp thứ hai là từ một bộ phận
nhỏ tộc người gốc nào đó được chia tách ra, dần dần trở thành một tộc
người độc lập, trong trường hợp này tộc người gốc vẫn tiếp tục được giữ
lại. Quá trình phân li tộc người là đặc điểm vốn có của xã hội nguyên
thủy. VD: Cộng đồng người Việt cổ được hình thành từ người Việt,
Mường, Chứt ở Việt Nam.
Quá trình hợp nhất tộc người: Xu hướng hợp nhất tộc người được chia
làm ba loại là quá trình cố kết hay kết hợp, quá trình đồng hóa, quá trình hòa hợp:
Quá trình cố kết tộc người: Gồm hai loại là cố kết trong nội bộ
từng tộc người và cố kết giữa các tộc người gần gũi nhau về mặt
ngôn ngữ và văn hóa để dẫn đến hình thành một cộng đồng tộc
người lớn hơn. Cố kết trong nội bộ tộc người là sự tăng cường
gắn bó chặt chẽ một tộc người bằng cách gạt bỏ dần sự khác biệt
về ngôn ngữ và văn hóa của các nhóm địa phương, củng cố ý
thức tự giác tộc người nói chung. Quá trình cố kết giữa các tộc
người vốn có chung nguồn gốc từ cộng đồng ngôn ngữ, văn hóa
trong quá khứ. Sự phát triển của quá trình cố kết giữa các tộc
người trong nhiều trường hợp là sự phủ định biện chứng quá
trình phân li tộc người trước đây.
Quá trình đồng hóa tộc người: Là quá trình hòa tan của một dân
tộc hoặc một bộ phận của nó vào môi trường của một dân tộc
khác. Trong quá trình đồng hóa dân tộc có đồng hóa tự nhiên và
đồng hóa cưỡng bức. Đồng hóa tự nhiên là quá trình giao lưu,
tiếp xúc thường xuyên của một bộ phận hay của cả tộc người,
thường là có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, dân số
động hơn. Đồng hóa cưỡng bức là quá trình đồng hóa mà chính
sách của nhà nước đa dân tộc đóng vai trò cực kì quan trọng.
Quá trình hòa hợp giữa các tộc người: Thường diễn ra ở các dân
tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng do kết quả của quá
trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện
những yếu tố văn hóa chung, bên cạnh đó vẫn giữ lại những đặc
trưng văn hóa của tộc người. Ở Việt Nam, quá trình hòa hợp giữa
các tộc người diễn ra theo hai khuynh hướng: Sự hòa hợp giữa
các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử - văn
hóa; Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước. Page 6
7. Thế nào là quá trình hòa hợp giữa các tộc người? Quá trình này ở Việt Nam diễn ra
như thế nào? (Giáo trình T88) -
Quá trình hòa hợp giữa các tộc người là quá trình thường diễn ra ở các dân tộc
khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng do kết quả của quá trình giao lưu tiếp
xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện những yếu tố văn hóa chung, bên
cạnh đó vẫn giữ lại những đặc trưng văn hóa của tộc người đó. -
Ở Việt Nam, quá trình hòa hợp giữa các tộc người diễn ra theo hai khuynh hướng:
Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử - văn
hóa; Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước.
Sự hòa họp giữa các tộc người thường diễn ra trong vùng lịch sử - văn
hóa. Do cùng chung sống lâu dài trong một vùng địa lí, giữa các dân tộc
đã diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa dẫn tới sự hình thành đặc
điểm văn hóa chung của cả vùng, bên cạnh những đặc trưng văn hóa của
từng tộc người. VD: Quá trình hòa hợp giữa các tộc người miền núi Việt
Bắc và Đông Bắc, miền núi Tây Bắc và Thanh – Nghệ,...
Bên cạnh khuynh hướng trên, ở Việt Nam đã diễn ra xu hướng hòa hợp
giữa các dân tộc trong một quốc gia Việt Nam thống nhất. Sự tham gia vào
quá trình dựng nouwsc và giữ nước của các dân tộc ở nước ta là cơ sở nền
tảng cho sự hòa hợp giữa các dân tộc, tạo nên tính thống nhất của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. -
Đẳng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối chính sách cơ bản trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc là đoàn kết, bình đẳng và tương trợ, củng cố và thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc. -
Trong quá trình xây dựng đất nước, tiếng Việt đã trở thành tiếng phổ thông, được
dùng làm công cụ giao lưu tiếp xúc giữa các dân tộc.
8. Chủng tộc là gì? Trình bày đặc điểm nhân chủng của các đại chủng. (Giáo trình T56-58-59) -
Chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc
điểm di truyền về hình thái, sinh lí mà nguồn gốc và quá trình hình thành của
chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định. Như vậy, chủng tộc là một
khái niệm khoa học, phản ánh sự tồn tại khách quan của một thực tại sinh học hoàn toàn xác định. -
Bảng phân loại chủng tộc của Cheboksarov – 1985 (có thể trình bày bảng này
nếu nhớ được, không nhớ thì có thể bỏ qua)
Các đại chủng hoặc các Các tiểu chủng và các nhóm chuyển tiếp hoặc nhóm chuyển tiếp hoặc lai hỗn chủng 1
Đại chủng Xích đạo Phi Nêgrơ, Nêgrin hay Nêgrôit Picmê, Bôshiman và Page 7 Hôten tốt 2
Đại chủng Xích đạo Úc Vêdoit, Papua, Mêlanêđien, Ôxtralien, Nêgritô, Ainu 3 Hợp nhóm chuyển tiếp Nhóm Nam Ấn, nhóm
giữa các đại chủng Xích Đông Phi, nhóm chuyển đạo và đại chủng Âu tiếp Tây Xu đăng, nhóm lai Xu đăng, nhóm lai Mỹ và Phi da đen, nhóm lai Nam Phi 4 Đại chủng Âu Ơrôpôít Chủng tộc phía Bắc (da
trắng hồng), chủng tộc
chuyển tiếp (da hạt dẻ), chủng tộc phía Nam (da nâu) 5 Hợp nhóm chuyển tiếp Các nhóm Uran, nhóm giữa Âu và Á Xibêri, nhóm lai Trung Á, nhóm lai Xibêri,
nhóm lai giữa Mỹ và bản địa da đỏ 6 Đại chung Á Môngôlôit Các chủng tộc Bắc Á,
chủng tộc địa cực, chủng
tộc Đông Á, chủng tộc da đỏ 7 Hợp nhóm chuyển tiếp Các nhóm Nam Á, nhóm giữa đại chủng Á và Nhật Bản, nhóm Đông Xích đạo indonedien, nhóm magat -
Đặc điểm nhân chủng của các đại chủng:
Đại chủng Ôxtralôit (hay thổ dân da đen châu Úc): Da rất sẫm màu; mắt
đen; tóc đen uốn làn sóng; lông trên người rậm rạp, đặc biệt là râu phát
triển mạnh; mặt ngắn và hẹp; mũi rộng, lôc mũi to, sống mũi dày; môi dày,
môi trên vẩu; đầu thuộc loại đầu dài hay rất dài; chiều cao trung bình khoảng 150cm.
Đại chủng Nêgrôit (hay người da đen châu Phi): Màu da đen sẫm; tóc
xoăn tít; lông trên thân rất ít; trán đứng; gồ trên ổ mắt ít phát triển; cánh
mũi rất rộng làm cho mũi bè ngang, sống mũi không gãy; môi rất dày nhưng hẹp.
Đại chung Ơrôpôit (hay người da trắng châu Âu): Da thay đổi từ màu
trắng sáng đến nâu tối; lông trên thân rất phát triển đặc biệt là râu; tóc
thường uốn sóng; mặt thường dô ra phía trước đặc biệt là phần giữa mặt;
mặt hẹp và dài; màu mắt thường xanh, xám hay nâu nhạt; không có nếp mi
góc; mũi cao và hẹp; môi mỏng; cằm dài và vểnh; đầu thường tròn. Page 8
Đại chủng Môngôlôit (hay người da vàng châu Á): Da sáng màu có ánh
vàng hoặc ngăm đen; mắt và tóc đen; hình tóc thẳng và cứng; lông trên
thân ít phát triển; mặt bẹt; mũi rộng trung bình, sống mũi không dô, gốc
mũi thấp; môi dày trung bình, hàm trên hơi vẩu; răng cửa hình xẻng là một
đặc trưng của đại chủng này.
9. Trình bày nội dung cơ bản của các tiêu chí tộc người. (Giáo trình T71-76) -
Tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định, được hình
thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn
hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng một tộc danh chung. -
Tộc người có ba tiêu chí cơ bản:
Ngôn ngữ: Là dấu hiệu cơ bản để người ta xem xét sự tồn tại của một dân
tộc và để phân biệt các tộc người khác nhau. Là phương tiện giao tiếp cơ
bản, tiếng nói phục vụ cho mỗi lĩnh vực xã hội, từ sản xuất đến các hình
thái văn hóa tinh thần. Ngôn ngữ còn đóng vai trò quan trọng trong việc cố
kết nội bộ cộng đồng dân tộc. Một thực tế cho thấy, có nhiều dân tộc, vốn
là những tộc người độc lập có thể nói cùng một thứ tiếng. VD: Tiếng Anh
không chỉ có người Anh sử dụng mà còn có nhiều dân tộc khác như
Xcốtlen, Mỹ, Canada,.. Có một số tộc người mà các nhóm riêng biệt của
nó lại dùng tiếng khác nhau. Ở các quốc gia đa dân tộc, hiện tượng song
ngữ, đa ngữ khác phổ biến.
Văn hóa: Được coi là tiêu chí quan trọng để xác định tộc người. Trong
nghiên cứu văn hóa cần phân biệt văn hóa của tộc người và văn hóa tộc
người. Văn hóa của tộc người là thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người
nào đó, do tộc người đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc
người khác trong quá trình lịch sử. Còn văn hóa tộc người là bao gồm tổng
thể những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể giúp cho việc phân biệt tộc
người này với tộc người khác. Các yếu tố văn hóa tộc người truyền thống
làm nên diện mạo của nó, bao gồm các thành tố của văn hóa vật thể và các
thành tố văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, do bị đồng
hóa lâu dài, nhiều tộc người đã mất đi cả ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa,
trở thành những thành viên của các dân tộc khác.
Ý thức tự giác tộc người: Cùng với ngôn ngữ, ý thức tự giác tộc người là
một tiêu chi để xác định tộc người. Ý thức tự giác tộc người là ý thức tự
coi mình là một thành viên của một dân tộc nhất định, được thể hiện trong
các yếu tố như sử dụng một tên gọi tộc người chung thống nhất, có ý niệm
chung về nguồn gốc lịch sử. Ý thức tự giác tộc người còn được thể hiện ở
cộng đồng tinh thần tộc người, cộng đồng kí ức về nguồn gốc và lịch sử
của dân tộc qua huyền thoại và lịch sử. Page 9
Như vậy, trong số các tiêu chí tộc người, thì ý thức tự giác dân tộc có sức sống bền vững nhất.
10. Trình bày định nghĩa và chức năng của gia đình. (Giáo trình T272-274-275) -
Gia đình là một thiết chế xã hội mang tính lịch sử và hết sức đa dạng trong các
nền văn hóa, đặc biệt là nó có sự biến đôi rất lớn trong xã hội công nghiệp và hậu
công nghiệp. Hay một định nghĩa khác: Gia đình là có từ hai hay nhiều các nhân
tự xem mình có quan hệ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và cùng chia sẻ
với nhau trách nhiệm nuôi dạy con cái trong gia đình. -
Gia đình có nhiều chức năng, nhưng nhìn chung có ba chức năng cơ bản sau:
Chức năng tái sản xuát con người: Việc quan hệ tình dục để tái sản xuất ra
con người là chức năng cơ bản của gia đình. Chức năng này được thực
hiện qua nhiều mối quan hệ hôn nhân, quan hệ thân tộc, quann hệ kinh
tế,... Đối với các dân tộc theo chế độ mẫu hệ, những của cải do gia đình
tạo ra sẽ ưu tiên cho con gái thừa hưởng khi lập gia đình mới. Còn trong
gia đình phụ hệ, những của cải do gia đình tạo ra ưu tiên cho con trai và
người con đó được sống với bố mẹ. Chính gia đình phụ hệ này đã tạo nên
tư tưởng “trọng nam khinh nữ” phổ biến trong chế độ phong kiến và đến
nay vẫn còn ở một số nơi, trong đó có Việt Nam.
Chức năng kinh tế: Cùng với các chức năng khác, gia đình thực hiện chức
năng kinh tế, nghĩa là tiến hành hoạt động kinh tế nhằm chăm lo cuộc sống
vật chất cho gia đình. Chức năng kinh tế bao gồm chức năng sản xuất và
chức năng tiêu dùng. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng như là
một đơn vị sản xuất. Việc phân công lao động trong gia đình phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa tộc người. Chức
năng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế gia đình.
Những phương tiện vật chất để gia đình tồn tại hình thành các nguồn, các dạng thu thập khác nhau.
Chức năng văn hóa – giáo dục: Là một chức năng quan trọng của gia đình.
Gia đình là môi trường hình thành nhân cách của mỗi con người. Chính
gia đình giáo dục cho con cháu những phẩm chất đạo đức, những giá trị
văn hóa dân tộc và để chứng tự ý thức, nhận biết về dân tộc mình. Những
truyền thống văn hóa của mỗi tộc người có những nét kháu nhau và những
đứa trẻ đã mang theo mình những sắc thái văn hóa khác nhau đó, giữ lại
trong suốt cả đời người.
11. Hôn nhân là gì? Trình bày chức năng của hôn nhân. (Giáo trình T262-263) -
Hôn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập quán và
luật pháp của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau đế tái sản xuất ra
con người, từ đó sản sinh ra những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong
quan hệ với nhau và con cháu của họ. Page 10