Tổng hợp 10 câu hỏi tự luận có đáp án ôn tập môn Triết học Mác Lênin
CÂU 2 : Ý THỨC LÀ GÌ, CON VẬT CÓ Ý THỨC HAY KHÔNG- Theo tâm lý học thì ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lýcao nhất chỉ có ở con người. Ý thức được hiểu theo định nghĩa của triết họcMác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358
CÂU 1: ĐẶT CÂY BÚT Ở VỊ TRÍ A, DÙNG TAY NÂNG CÂY BÚT QUA
VỊ TRÍ B THÌ CÂY VIẾT CÓ VẬN ĐỘNG HAY KHÔNG ? VÌ SAO
Theo Ăngghen vận động được hiểu là phương thức tồn tại của vật chất là một
thuộc tính cố hữu của vật chất thì bao gồm tất cả những sự thay đổi và mọi quá
trình diễn ra trong vũ trụ kể cả sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư duy. Vận
động theo quan điểm duy vật biện chứng chỉ mọi sự biến đổi nói chung, nhờ có
vận động và thông qua vận động mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình. Vận
động là tuyệt đối là vĩnh viễn.
=> Vì vậy có thể nói cây bút có vận động ( vận động cơ học - là sự thay đổi vị
trí của vật trong không gian ) Ý
CÂU 2 : THỨC LÀ GÌ, -
CON VẬT CÓ Ý được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý THỨC HAY
. Ý thức được hiểu theo định nghĩa của triết học KHÔNG
Theo tâm lý học thì ý thức
cao nhất chỉ có ở con người
Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. -
Ý thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng
trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện. Một định
nghĩa khác mô tả nó là trạng thái trong đó chủ thể nhận thức được một số thông
tin khi thông tin đó trực tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động. -
Ở các loài động vật bậc cao như khỉ, linh trưởng, vượn, chó thì bộ não
khá phát triển nhưng chỉ dừng lại sự phản ánh tâm lí loài, là hoạt động bản năng,
còn ý thức của con người là sự phản ánh thới giới khách quan một cách sáng tạo
bởi não người- một tổ chức V/C được tổ chức cao thông qua hoạt động thực tiễn
của con người tức hoạt động xã hội, hoạt động lao động. Sự ra đời của ý thức
chủ yếu do hoạt động cải tạo thới giới khách quan thông qua quá trình lao động.
=> Vì thế con vật có ý thức hay không vẫn là câu trả lời khó giải thích được.
CÂU 3 : NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA Ý THỨC. NGUỒN GỐC NÀO
ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH Nguồn gốc: -
Có thể khái quát ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
+ Nguồn gốc tự nhiên: là bộ óc con người ( cơ quan phản ánh về thế giới vật
chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc. + Nguồn
gốc xã hội: là lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. -
Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách lOMoAR cPSD| 36844358
quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
CÂU 4 : BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC LÀ GÌ? CHỨNG MINH -
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức là sự phản ánh thế
giới khách quan vào bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn vì vậy mà
bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Và chính
vì vậy, ý thức sẽ phản ánh thực tế khách quan thế giới của con người. -
Chứng minh: Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan,
con người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu
cầu của mình. Cụ thể như ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào
mương, xây cầu, làm đường,… mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa
phương có sự khác nhau và đều được con người tác động theo mục đích, nhu
cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã hội,.. Chính vì thế, ý thức
của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.
CÂU 5: KẾT CẤU CỦA Ý THỨC, TRONG KẾT CẤU THEO CHIỀU
NGANG YẾU TỐ NÀO LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CỐT LÕI
Kết cấu của ý thức : Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa
học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức.
a) Theo các yếu tố hợp thành
Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình
cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn
có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…
b) Theo chiều sâu của nội tâm
Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí,
ý chí..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
CÂU 6: EM HÃY TÌM VÍ DỤ CHỨNG MINH VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH
NGUỒN GỐCCỦA Ý THỨC, QUYẾT ĐỊNH NỘI DUNG SỰ VẬN
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA Ý THỨC
Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
VD: - Hà từ nhỏ sống ở vùng sâu vùng xa không được tiếp cận nhiều với công
nghệ thông tin, thiếu đội ngũ giảng viên nên vốn hiểu biết cũng như kĩ năng sử
dụng internet rất hạn chế so với 1 bạn ở Thành phố từ bé. lOMoAR cPSD| 36844358
- Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo",
khi cơ thể đói khát sẽ mệt mỏi uể oải từ đó bộ não sẽ không thể hoạt động một
cách tốt nhất, rơi vào trạng thái mơ hồ.
Vật chất quyết định nội dung sự vận động phát triển của ý thức VD: Khi
được sinh ra trong một hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tất nhiên con người sẽ
khó có thể được tiếp cận một nền giáo dục tốt nhất, hoàn thiện nhất dẫn đến ý
thức dễ bị sai lệch, kém phát triển hơn những cá nhân được tiếp thu nền giáo dục tiên tiến
CÂU 7: EM HÃY TÌM VD CHỨNG MINH Ý THỨC CÓ THỂ TÁC
ĐỘNG TRỞ LẠI VẬT CHẤT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC
- Ý thức có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Ý thức chỉ đạo, hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn giúp con người
tìm ra phương hướng hành động mục tiệu thì con người sẽ đi đến thành công,
• Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Ví dụ 1. Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội VI,
đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để
sau gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.
• Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của
vật chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận
động khách quan của vật chất.
Ví dụ 1. 10,11/6/2019 diễn ra cuộc bạo loạn ở Bình Thuận, các thế lực thù địch
đã kích động các thế lực phản động kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên đấu
tranh biểu tình đập phá cơ sở vật chất chống lại luật đơn vị hành chính kinh tế,
người dân vô tình bị kéo vào cuộc biểu tình bạo loạn do hầu hết mọi người chưa
tiếp xúc và không hiểu được nội dung luật đơn vị hành chính kinh tế nên bị xúi
giúc, kích động đứng lên chống lại Đảng và Nhà nước chưa hiểu rõ nguyên
nhân, không có tri thức đúng đắn về sự việc, hiện tượng
CÂU 8 EM HÃY TÌM VD CHỨNG MINH THẬM TRÍ TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP Ý THỨC CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH VẬT CHẤT
VD1: Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang
nền kinh tế thị trường để phát triển đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý
thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động
lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất VD2: lOMoAR cPSD| 36844358
Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C, người
ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa VD3
Khi một học sinh trung bình ý thức được việc học quan trong với cv sau này
bạn ấy sẽ lập các kế hoạch mục tiêu và giải pháp đẻ giỏi hơn.
CÂU 9 : VÌ SAO Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI THƯỜNG THAY ĐỔI
CHẬM HƠN SO VỚI TỒN TẠI XÃ HỘI ( TẠI SAO VẪN CÓ NHỮNG
TƯ DUY LỖI THỜI LẠC HẬU) VÀ ĐỒNG THỜI Ý THỨC CỦA CON
NGƯỜI CŨNG CÓ THỂ VƯỢT TRƯỚC SO VỚI TỒN TẠI XÃ HỘI. -
Biểu hiện của ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
Được thể hiện khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi nhưng đó
chỉ là nguyên lý. Thực tế vẫn thường có hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội sinh
ra nhưng nó chưa kịp thay đổi => LẠC HẬU - Nguyên nhân:
+ Tồn tại xã hội thường biến đổi nhanh => ý thức xã hội phản ánh không kịp
+ Do tính bảo thủ, thói quen, phong tục tạp quán, tín ngưỡng tôn giáo. + Ý
thức xã hội mang tính giai cấp, sử dụng hệ tư tưởng cũ để chống lại lực
lượng xã hội tiến bộ. -
Tuy nhiên vẫn có một số hình thái ý thức xã hội có thể vượt trước so với tồn tại xã hội
+ Hệ tư tưởng khoa học có thể dự đoán xu thế phát triển của xã hội. Nhưng nó
phải xuất phát từ tồn tại xã hội.
+ Nếu xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người => phản khoa học
CÂU 10: EM HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ CÂU
“ Ý THỨC KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ LÀ CÁI GÌ KHÁC HƠN LÀ SỰ
TỒN TẠI ĐƯỢC Ý THỨC” THEO EM NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN
Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI. -
Luận điểm này khẳng định, ý thức xã hội là sản phẩm của tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội bắt nguồn từ tồn tại xã hội, hình thành do nhu cầu của tồn tại xã
hội, và đặc biệt, là kết quả tất yếu của hoạt động vật chất có tính xã hội của
con người và cũng đáp ứng yêu cầu của tồn tại xã hội một cách tất yếu. -
Chúng ta nên làm những điều này để phát triển ý thức của con người: +
Xóa bỏ hệ tư tưởng cũ, lạc hậu, những phong tục cổ hữu không còn phù hợp
với thực tế hiện nay. Ví dụ như xóa bỏ quan niệm: trong nam khinh nữ
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ tự sửa mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa
chữa khuyết điểm; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách và
đó phải là quá trình rèn luyện, phấn đấu thường xuyên