Tổng hợp bộ câu hỏi tự luận & trắc nghiệm về ASEAN (có đáp án) | Kinh tế quốc tế
Trọn bộ câu hỏi môn KINH TẾ QUỐC TẾ về ASEAN, tài liệu gồm 31 trang với cả câu hỏi tự luận lẫn trắc nghiệm có đáp án của trường Đại học Ngoại Thương giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao cuối học kỳ. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Tài li u
ệ chuyên ngành kinh t ế qu c ố tế T n ổ g h p ợ b ộ câu h i ỏ t ự lu n ậ & tr c ắ nghi m ệ về ASEAN
Câu 1: Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội các nước ĐNA
ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967 gồm 5 nước thành viên :Indonesia,
Malaisia, Philippin, Singgapore, Thái lan.bối cảnh lịch sử lúc đó là cuộc chiến tranh
chống Mỹ của nhân dân Việt nam đang phát triển đến mức độ cao đẩy Mỹ vào thế
ngày càng thất bại nặng nề.Điều đó đã đặt các nước Đông Nam á phải đối mặt với
những thách thức mới về chính trị,kinh tế trước sức ép bên trong,bên ngoài.nhu
cầu tập hợp nhau dưới hình thức một tổ chức để đối phó với những thách thức
mới là có thực và quan trọng hơn bao giờ hết. M
ục tiêu hoạt động của ASEAN bao gồm 7 mục tiêu :
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,tiến bộ XH và phát triển văn hóa trong khu vực
thông qua nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác,nhằm tăng cường cơ sở
cho một cộng đồng các nước ĐNA hòa bình,thịnh vượng.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc
luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của
Hiến chương Liên Hợp quốc.
+ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan
tâm trên lĩnh vực kinh tế ,XH,VH, KH-KT và hành chính.
+ Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện ngiên
cứu trong các lĩnh vực giáo dục,chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
+ Cộng tác có hiệu quả hơn,để sử dụng tốt hơn nènn nông nghiệp và các nhành
CN của nhau,mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng
hóa giữa các nước,cảI thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.
+ Thúc đẩy việc nghiên cứu ĐNA [Type text] Page 1
+ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích
tương tự,tìm kiếm cách thức nhằm đạt được ự hợi tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này
Câu 2: Trình bày các cơ quan hoạch định chính sách của ASEAN ?
+ Hội nghị những người đứng đầu nhà nước/chính phủ ASEAN
Còn gọi là hội nghị cấp cao ASEAN,l;à cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN.
Hội nghị cấp cao họp chính thức 3 năm 1 lần và hàng năm họp không chính thức
+ Hội nghị bộ trưởng ASEAN(AMM)
Là hội nghị hàng năm của bộ trưởng NGoịa giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt dộng của ASEAN
+ Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM)
AEM họp chính thức hàng năm
+ Hội nghị bộ trưởng các ngành
ASEAN đã chính thức có cơ chế Hội nghị Bộ trưởng tài chính
Và hội nghị bộ trưởng giao thông vận tải và các hội nghị bộ trưởng năng lượng
,Khoa học Công nghệ và Môi trường,lao động,nông nghiệp và phát triển nông thôn, lâm nghiệp....
+ Các hội nghị cấp bộ trưởng và tương đương khác
+ Hội nghị liên tịch các bộ trưởng(JMM)
được tổ chức khi cần thiết + Tổng thư kí ASEAN
Tổng thư kí ASEAN chịu trách nhiệm trước hội nghị cấp cao ASEAN
+ Cuộc họp các quan chức cao cấp(SOM) [Type text] Page 2
chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết
+ Cuộc họp các quan chức cao cấp
+ Cuộc họp tư vấn chung (JCM)
được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ tọa của tổng thư kí ASEAN để thúc đẩy sự
phối hợp giữa các quan chức liên ngành.
Câu 3: Trình bày các ủy ban (ủy ban thường trức và các ủy ban hợp tác chuyên ngành của ASEAN ) ?
+ Ủy ban thường trực ASEAN( ASC)
Bao gồm chủ tịch là bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai hội nghị AMM sắp tới,tổng thư kí
ASEAN và Tổng giám đốc của các ban thư ký ASEAN quốc gia.ASC thực hiện
công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho
AMM.ASC cũng xem xét các đề nghị về chương trình hợp tác SEOM và ủy ban
hợp tác chuyên ngành nêu ra,thông qua các nước thành viên ASEAN là điều
phối viên chuyển cho các nước đối thoại hoặc các tổ chức quốc tế đa phương để
tìm vốn tài trự cho những đề nghị được coi là có triển vọng nhất.
+ Các ủy ban hợp tác chuyên ngành
Hiện có 6 ủy ban hợp tác chuyên ngành hay là ủy ban phi kinh tế về các lĩnh vực KH_CN,VH và
Thông tin, MôI trường. Phát triển xã hội….chủ tịch của các ủy ban được luân phiên giữa các nước thành
viên.mỗi ủy ban đều lập ra các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể [Type text] Page 3
Câu 4: Chức năng, nhiệm vụ của các ban thư ký ASEAN Chức năng:
Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại hôi nghĩ cao cấp lần thứ
II tại Bali, năm 1976 với chức năng là: tăng cường phối hợp thực hiện các chính
sách,chương trình và các hoạt động giữa
các bộ phận khác nhau trong ASEAN
đề xuất ,khuyến nghị ,phối hợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN, Nhiệm vụ:
Hội nghị cao cấp ASEAN lần thức IV tại Singapore năm 1992 đã thỏa thuận theo
đó Ban thư ký ASEAN sẽ có một cơ cấu mới và trách nhiệm rộng lớn hơn trong việc
đề xuất khuyến khích, phối hợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN, và chuẩn bị
kế hoạch,chưng trình,phối hợp,thống nhất và quản lý tất cả những hoạt động hợp
tác đã được thông qua.phối hợp tiến hàng đối thoại của ASEAN với các tổ chức
quốc tế và khu vực cũng như đối với bất cứ bên đối thoại được phân công,và
quản lý các quỹ hợp tác của ASEN
Câu 5: Các nguyên tắc hột động chính của ASEAN 3 nguyên tắc
+ Các nguyên tắc nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài
Các nước ASEAN tuân thủ theo 5 nguyên tắc:
- Cùng tôn trọng độc lập,chủ quyền,bình đẳng ,toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc [Type text] Page 4
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của đân tộc mình không có sự can thiệp,lật đổ
hoặc cưỡng ép của bên ngoài
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thân thiện ,không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả
+ Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội
- Quyết định dựa trên nguyên tắc nhất trí(được tất cả các thành viên nhất trí thông qua)đây là
nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN
- Nguyên tắc bình đẳng: Thể hiện ở hai mặt là:
* Các nước trong ASEAN đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi
* Hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên
- Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN thì các nước ASEAN
thỏa thuận nguyên tắc 6-X.
+ Các nguyên tắc khác
Ngoài các nguyên tắc trên thì trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần
hình thành một số các nguyên tắc khác như :Nguyên tắc có đi có lại,không đối
đầu,thân thiện,không tuyên truyền,tố cáo
nhau qua báo chí,giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của hiệphội
Câu 6 : Mục tiêu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ) [Type text] Page 5
Mục tiêu của AFTA :
- Tự do hóa thương mạinội bộ ASEAN bằng cách laọi bỏ hàng rào thuế quan và
phi thuế quan.đây là mục tiêu đầu tiên song không phải quan trọng nhất của AFTA
vì quy mô của thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với các thị trường thương mại
khu vực khác như EU và NAFTA.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựng một khối thị trường thống nhất.
+ Sự phân công lao động quốc tế được đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN
+ Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng do kết quả chuyển hoàn mậu dịch giữa các quốc
gia này tăng theo AFTA do đó kích thích các nước Mỹ, Nhật.... đầu tư nhiều hơn vào thị trường này
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh của chính thị trường nội địa
khu vực và tăng sức mua của thị trường khu vực ASEAN
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều khiện KTQT đang thay đổi.đặc biệt là
trong sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại thế giới .
Câu 7: Danh mục cắt giảm thuế quan của các nước thành viên ASEAN theo
Hiệp định thuế quan
ưu đãi có hiệu lực chung ( CEPT )
Danh mục cắt giảm thuế quan:
- Danh mục giảm thuế(IL) :
Bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành
CEPT sẽ có thuế suất từ 0- 5%.
+ Lộ trình cắt giảm bình thường :đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ
được giảm xuống 20% vào thời đi ểm ngày 1/1/1998 và tiếp tục giảm xuông 0-5%
vào thời điểm ngày 1/1/2003. đối với các sản phẩm có thuế suất dưới 20% sẽ được [Type text] Page 6
giảm xuông 0-5% vào thời điểm ngày 1/1/2003.
+ Lộ trình cắt giảm thuế nhanh : :đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ
được giảm xuông 0-5% vào thời điểm ngày 1/1/2000. ối với các sản phẩm có thuế
suất dưới 20% sẽ được giảm xuông 0-5% vào thời điểm ngày 1/1/1998.
- Danh mục lọai trừ thuế tạm thời(TEL)
Bao gồm các mặt hàng cưa đưa vào giảm thuế quan ngay,do ácc nước thành viên
ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh Sản xuất trong nước thích nghi với
môi trường cạnh tranh quốc gia tăng.
- Danh mục loại trừ hoàn toàn(GEL)
Bao gồm các mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan.Các nước thành
viên ASEAN có quyết định này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia,bảo tồn các giá trị
VH,lịch sử,khỏa cổ.....
- Danh mục nhạy cảm(SL)
Các quy định cụ thể về lịch trình cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nhạy cảm cho đến nay vẫn đang
trong quá trình thỏa thuận
Câu 8 :Cơ chế trao đổi nhượng bộ cảu kế hoạch CEPT ?
Một sản phẩm khi xuất khẩu sang nước trong nội bộ ASEAN ,muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi
theo chương trình CEPT,thì phải đồng thừi thỏa mãn các điêù kiện sau :
- Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế cuae các nước xuất khẩu và nhập khẩu.
- Sản phẩm đó phải có chương trình giản thuế được họi đồng AFTA thông qua
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN,tức là phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng
xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN(hàm lượng nội địa)ít nhất là 40%. [Type text] Page 7
Câu 9 : Đặc điểm và mục tiêu của khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Đặc điểm của AIA:
AIA là một khu vực trong đó :
- Chương trình hợp tác đầu tư giữa các nước trong khối ASEAN được điều phối
để làm tăng đầu tư từ
các nguồn trong và ngoài ASEAN.
- Thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia cho tất cả những nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và mở rộng
cho tất cả các nhà đầu tư vào 2020.
- Mọi ngành công nghiệp được mở cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và
cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020.
- Tự do hóa trong việc di chuyển vốn, lao động lành nghề, chuyên gia và công nghệ giữa các nước thành viên. Mục tiêu của AIA:
- Tăng đáng kể luồng vốn đầu tư đổ vào ASEAN từ các nguồn trong ASEAN và ngoài ASEAN,
- Cùng nhau thúc đẩy ASEAN thành một khu vực đầu tư hấp dẫn nhất,
- Tằng cường sức cạnh tranh của các khu vực kinh tế ASEAN,
- Giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và điều kiện đầu tư có thể ngăn cản các luồng vốn đầu tư và
hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN,
- Bảo đảm thực hiện các mục tiêu trên sẽ góp phần làm tự do hóa luồng vốn đầu tư vào năm 2020. [Type text] Page 8
Câu 10 : Cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức của khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Các nguyên tắc hoạt động (Cơ chế hoạt động ) của AIA:
- Nguyên tắc mở cửa các ngành, nghề và dành đối xử quốc gia (NT) cho các nhà
đầu tư, theo đó, tất cả
các nước thành viện ASEAN sẽ dành chế độ đối xử không kém thuận lợi hơn so
với các nhà đầu tư nước mình và mở của tất các các ngành, nghề cho các nhà đầu tư vào ASEAN.
- Nguyên tắc tối huệ quốc ( MFN) : Mỗi nước thành viên ASEAN sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện
cho các nhà đầu tưu của các nước thành viên ASEAN sự đối xử không kém
thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ 3 nào.
- Nguyên tắc đảm bảo tính rõ rang, trong sang : Các quốc gia thành viên cũng
cấp đủ thông tin, đảm
bảo tính rõ rang, trong sang của pháp luật và chính sách đầu tư của nước mình,
ngoại trừ các thông tin làm ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật, trái với lợi ích
công cộng hoặc làm thiệt hại quyền lợi thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp.
Cơ chế tổ chức AIA :
- Việc quản lý, điều hành và rà soát thực hiện các bước thành lập AIA sẽ do Hội
đồng AIA đảm nhiêm. - Hội đồng do các Bộ trưởng kinh tế ASEAN thành lập và
bao gồm các Bộ trưởng có trách nhiệm đối
với vấn đề đầu tư và Tổng Thư ký ASEAN.
- Các cuộc họp của Hội đồng AIA sẽ có sự tham gia của những người đứng đầu
các cơ quan đầu tư của các nước ASEAN.
- Hội đồng AIA lập ra ủy ban điều phối đầu tư (CCI). CCI sẽ thực hiện việc báo cáo [Type text] Page 9 cho Hội đồng AIA
thông qua Hội nghị các quan chức Kinh tế cao cấp (SEOM)
Câu 11 : Nguyên nhân của sự thành công trong phát triển kinh tế Malaysia ?
- Trước hết là do Malaysia có một nền chính trị ổn định. Bộ máy lãnh đạo của Chính phủ có uy tín.
- Chính phủ đã xây dựng đước các kế hoạch nhằm phát triển kinh tế ( 5 năm, 10 năm, 30 năm … ),
chính phủ đã thực sự coi kế hoạch như đông lực phát triển, không mâu thuẫn giữa
kế hoạch hóa với sự cơ động của thị trường.
- Chính phủ Malaysia thực hiện rất hiệu quả quá trình tư nhân hóa.
- Chính phủ Malaysia cũng đã rât thành công trong công việc chống lạm phát, bao gồm : đảm bảo giảm
thấp mức đắt đỏ để tăng sức mua và giảm chi phí sản xuất và dịch vụ,
- Malaysia phát triển kinh tế nhằm đặt tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bỏ
qua các vấn đề xã hội
ngay từ đầu. Chính phủ đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt là các trường đào tạo giáo viên.
- Luôn tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều nguồn
đầu tư từ bên ngoài bằng
cách áp dụng linh hoạt việc xử lý công bằng tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài
- Maylaysia đã sớm chú ý đến việc đầu tư cho công nghệ chế tạo sản phẩm, đồng thời cũng sớm đầu tư
vào công nghệ thông tin - một ngành hấp dẫn.
Câu 12 : Kết quả phát triển kinh tế của Singapore ? Nguyên nhân của sự than hcoong ? [Type text] Page 10
Kết quả phát triển kinh tế của Singapore :
- Từ một nước nhỏ bé, không có tài nguyên gì đáng kể, ngày nay Singapore đã
nổi lên thành một đảo
quốc giàu có : Thu nhập GNP bình quân đầu người đạt 30.000 USD, 92 % người
dân đã có nhà ở, 75 % có tiền bạc đầu tư vào các cổ phần, tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 2 %.
- Dựa vào các tiêu chuẩn như cơ sở hạ tầng, viễn thông, tiền thuê văn phòng đại diện, giá cả đầu tư,
trung tâm sản xuất……thì những năm gần đây, Singapore luôn được tạp chí For - Tune
chọn là một thành phố làm ăn giỏi nhất thế giới.
Nguyên nhân của sự thành công :
- Chính phủ Singapore đã sớm lựa chọn cho mình một hướng đi thích hợp, thể
hiện đầu tiên là thực
hiện ngay chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu . Cùng với nó thì với tài
nguyên không có gì, tiềm năng để phát triển nông nghiệp gần như con số không thì
Singapore đã coi công nghiệp và dịch vụ là 2 ngành cơ bản nhất của nền kinh tế
quốc dân, trong đó đặc biệt là dịch vụ.
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến thành công là Singapore có một bộ máy lãnh
đạo tuyệt với, họ không
chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế mà rất quan tâm đến các vấn đề xã hội,
luôn đề cao truyền thống Á Đông lên trên hết.
- Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo nhân tài.
Chính sách đào tạo lại
nguồn nhân lực được chính phủ đầu tư thỏa đáng. Đồng thời, Chính phủ cũng
quan tâm tới việc thu hút nhân tài từ các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực.
Câu 13 : Những điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ ở Singapore [Type text] Page 11
Nguyên nhân khách quan :
- Singapore có vị trí thuân lợi : nằm cuối eo birnt Malaca - điểm trọng yếu chiến
lược nói liền giữa Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam
Á hải đảo. - Khi người Anh ra đi, họ để lại cho Singapore một mối quan hệ quốc tế nhiều chiều.
- Singapore là một nước nhỏ, địa hình chủ yếu là bình nguyên nên đi lại dễ dàng, tiết khiệm chi phí.
- Là một quốc gia hải đảo, đất chật người đông, thậm chí là phải nhập nước ngọt nên Singapore không
còn con đường nào khác là phải phát triển triệt để vị trí địa lý của mình để phát triển dịch vụ.
Nguyên nhân chủ quan :
- Sau khi trở thành thuộc địa của Anh, ở Singapore đã diễn ra cuộc cách mạng
giao thông vận tải cơ sở
hạ tầng được đầu tư vì thế Singapore hiện nay có một hệ thống cơ sở hạ tầng rất
hiện đại, hệ thống giao thông bưu điện rất phát triển.
- Bản thân Singapore đã rất năng động trong việc hoạch định và triển khai chiến
lược phát triển kinh tế
của mình trên cơ sở khắc phục sự nghèo nàn về đất đai, tài nguyên, phát huy tốt
ưu thế về địa lý và tranh thủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Câu 15: Quan hệ hợp tác đầu tu giữa Việt Nam và Singapore:
Từ năm 1996 đến nay,SGP là một đói tác thương mại và đàu tư lớn của VN.
Bất chấp biến động kinh té của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN trong những năm qua,SGP [Type text] Page 12
vẫn kiên trì ngôi vị dẫn đầu với sự gia tăng liên tục cả về số lượg cũng như quy mô dự án vào VN.
SGR là một trong 4 quốc gia tiến hành thăm dò thị trường VN vào những năm
1990.Ngay sau đó quốc gia này đã tiến hành đầu tư vào VN,thậm chí cả ở thời điểm
xảy ra khủng hoảng kinh tế năm 1997,khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự giảm sút mạnh.
Các nhà đàu tư SGP đều có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế ,từ thăm dò dầu
khí,sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông lâm thuỷ sản,nhung tập trung nhiều
nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ với 207 dự án và có tới hơn 5,5 tỷ USD,chiếm khoảng
60,7 % tổng số vốn đăng ký.tiếp theo là lĩnh vực xây dựng và công nghiệp vơi 230
dự án vơi vốn đàu tư khoảng 3,3 tyt USD,chiếm 36,4% tổng số vốn đăng ký.Số
còn lại trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp,chỉ có 37 dự án vơi số vôn đăng ký là
254 tr USD.Nhiều dự án đầu tư của SGP hoạt động hiệu quả,trong đó phải kể đến
dự án liên doanh khu công nghiệp Viet Nam- Singapore.
Gân dây các nhà đầu tư SGP còn dành sự quan tâm đầu tư đến lĩnh vực cơ sở hạ
tần của VN,với lương vốn khá lớn đổ vào các dự án xây dựng quần thể nhà ở,văn phòng,và khách san.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 7 tháng đầu năm 2007,
Singapore đã có 44 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam, với
tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Đồng thời cũng có 8 dự án của các nhà đầu tư
Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng vốn tăng thêm trên 13,3 triệu USD. Kết
quả này đã đưa Singapore đứng vị trí thứ hai trong tổng số 79 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Như vậy, tính từ năm 1988 khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, đến hết tháng 7/2007,
Singapore đã có 503 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư 9,6 tỷ USD, tiếp
tục dẫn đầu ASEAN và giữ vị trí thứ 2 trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. [Type text] Page 13
Chất lượng của các dự án đầu tư của Singapore vào Việt Nam cũng có cải thiện rõ
rệt so với các nhà đầu
tư khác. Theo đó, quy mô vốn bình quân mỗi dự án từ Singapore đạt 18,7 triệu
USD, cao hơn mức bình quân của các dự án trên toàn quốc, thậm chí gấp 2-3 lần
so với quy mô vốn bình quân mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác
như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia.
Câu 14 : Quan hệ hợp tác về thương mại giữa Việt Nam - Singapore :
Tư năm 1996 đến nay, Singapore là mốt đối tác thương mại và đầu tư lớn của
Việt Nam. Quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Singapore trong vài năm
gần đây tăng mạnh. Năm 1998, tổng kim
ngạch chỉ đạt 3,3 tỷ USD thì đến năm 2005 số này đã tăng gấp đôi và tới năm 2006 thì đạt 7,7 tỷ USD.
- Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam,và năm 2006, Việt nam trở thành thị trường
xuất khẩu lớn thứ 14 của Singapore
Câu 16: Nguyên nhân sự thành công của kinh tế Thái Lan
1. Vị trí địa lý thuận lợi và họ đã khai thác triệt để lợi thế này
2. Tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ,Nhat và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB,ADB…
3. Đường lối ngoai giao khá mềm dẻo,luôn đặt lợi ích kinh tế lên hang đàu.Khả năng thích nghi của
chính phủ Thái Lan được đánh giá cao,dù thể ché chính trị có bị chao đảo nhưng
trước sau như một,chính quyền Thái Lan luôn giũ gìn và củng cố quan hệ với
các nước trên thế giới cũng như trong khu vực nhằm mở rộng thị trường,tăng thu hút vốn đầu tư. [Type text] Page 14
4. Coi trọng xuất khẩu,nhất là từ khi chuyển sang chiến lược công nghiệo hoá, hưóng về xuất khẩu ,
chính phủ luôn tìm cách gia tăng xuất khẩu.
5. Coi du lích là ngành kinh tế quan trọng ,luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển.Ngay
cả lúc khó khăn nhất,chính phủ đã dung du lịch để thu hút ngoại tệ trong thời gian
ngắn để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng.Phong trào người ngưòi làm
du lịch,nhà nhà làm du lịch,cả nước làm du lịch,du lịch với giá rẻ bất ngờ … đã góp
phần làm sống lại nền kinh tế.
6. Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.Ngay từ dầu những năm 80 chính phủ đã áp
dụng một loạt các chính sách khuyến khích mạnh mẽ như: ưu đãi cho ngành
sản xuất xuất khẩu,miễn giảm thuế cho các công ty liên doanh với nước ngoài,mở
rộng khả năng góp vốn và tạo điều kiên thuận lợi cho các nhà đàu tư nước ngoài
về nước…Thái Lan trở thành nam châm hút vốn đầu tư của các công ty nhật
bản…đến năm 1989 vốn đầu tư của NB vào Thái Lan đã vuot qua 1,2 tỷ USD..
7. Đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là một số loại sản phẩm như gạo,thuỷ sản,trái cây,hoa.. để tăng
kim ngạch xuất khẩu.Kết quả của sự phát triển nhảy vọt của công nghiệp chế
biến.Xác định sớm:công nghiệp chế biến thực phẩm và hang tiêu dung thong
thường,ko yêu cầu klỹ thuật cao
chính là lối đi ra thế giới của Thái Lan
Câu 17: Bài học kinh nghiệmcủa Thái Lan trong phát triển kinh tế đối với Việt Nam
Trải qua 4 thập kỷ phát triển liên tục không gián đoan,Thái Lan được cả thế giới [Type text] Page 15
biết đến và nể phục như một con hổ của Châu Á.Tuy nhiên kinh tế Thái Lan vẫn
không tránh khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1997.Do đó chính phủ Thái Lan
dã phải nhìn nhận lại chính sách phát triển kinh tế của mình đẻ điều chỉnh
và duy trì thế mạnh trong nước. Đó là:
- Phải đảm bảo tốc đọ dô thị hoá diễn ra đồng đều tại mọi khu vực để tránh tình trạng phát triển cục
bộ,làm mất cân bằng sinh thái và bất bình đẳng xã hội gia tăng bằng cách phát
triển cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa,phát huy tác dụng của hoạt động buôn
bán,trao đổi hang hoá tại cửa khẩu biên giới với các nước láng giềng.
- Chú trọng hơn vấn đề phát triển bền vững để nền kinh tế phát triển lâu dài mà không làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên trong nước.Cần đầu tu hỗ trợ các dự án công nghệ cao về chế
biến để hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô đồng thời thu được nguồn lợi tối đa cho
đất nước.Giảm thuế đối với mặt hang là nguyên liệu sản xuất.
- Tận dụng vị trí địa lý là nơi trung chuyển giữa các nước nên có điều kiên phát triển thương mại.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật ca,tạo them
cơ hội học tập cho lớp trẻ để dầu tư vào những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao.
- Thu hút FDI cho các ngành sử dụng công nghệ cao,phát triển các ngành công nghiệp,dịch vụ hỗ
trợ(ngân hang,tài chính,bảo hiểm…)Đồng thời đảm bảo cung cấp đội ngũ công nhân có
tay nghề cao cũng như các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
- Thâm nhập vào những nước mới để tìm kiếm thị trường mới và cơ hội mới. Đặc biệt là các nước láng
giềng để có lợi thế gần gũi về địa lý. [Type text] Page 16
Trong rất nhiều kinh nghiêm của Thái Lan thì Việt Nam nên chú trọng đến 2 lĩnh
vực chính đó là:du lich và xuất khẩu gạo. Đây là 2 lĩnh vực mà Việt Nam có điều
kiện để phát triển manh. Về du lịch :
- Thai Lan rất chú trọng đến vấn đề thương hiệu để làm tăng tính cạnh tranh cho ngành du lịch.Các
thương hiệu phải rõ rang,phù hợpc và lâu dài. để lại ấn tuọng sâu sắc đối với khách
du lịch không chỉ lần đầu mà còn những lần họ quay lại;thúc đẩy du lịch phát triển.
- Quảng bá đất nứoc thong qua các trang web,các cuộc triển lãm,hội chợ,các sản phẩm lưu niêm…
cũng đem lại hiệu quả cao.
- Xây dựng các trung tâm thương mại lớn,một mặt để thu hút khách du lịch,một mặt để thu lại nguồn
thu đáng kể cho đất nước. Về xuất khẩu gạo:
- xây dưng các trung tâm sản xuất tại địa phương nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phát triển và phân
phối giống có chất lượng cao, đồng thời phát triển các dự án nghiên cứu làm tăng
chất lượng cũng như số lượng sản phẩm gạo xuất khẩu.
- Tạo ra các sản phẩm mới đưọc làm từ gạo như:dược phẩm,mĩ phẩm,thực phẩm, đò ăn liền…
- Phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sau khi thu hoạch để gạo co chất lượng cao nhất,nâng cao
uy tín cạnh tranh với các nước khác. [Type text] Page 17
Việc nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của Thái Lan giúp cho VN rút ra
được những biện pháp phù hợp để phát triển kinh tế đất nước.
Câu 18: Những vấn đề đặt ra và tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam
Mặc dù nền kinh tế VIệt Nam đạt đựoc nhiều thành tựu nhưng cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn và thách thức lớn trog quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Phải đảm
bảo tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công
bằng và văn minh.Những khó khăn thach thức đó là :
- Nền kinh tế phát triển chưa that vững chắc,chất lượng của tăngtrưởng còn
thấp,chủ yếu vẫn dựa vào
sự tăng trưởng của yếu tố đầu vào là đầu tư,còn tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu vẫn thấp,chưa tương xứng với tiềm năng.Các biện pháp kích cầu tuy đã áp
dụng nhưng hiệu quả ko cao.
- Sức cạnh tranh của kt Việt Nam nói chung và của từng mặt hang nói riêng còn thấp.Năng lực cạnh
tranh xếp thứ 77 trên 104 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh.Khả nằng
cạnh tranh của hang VN trong nhiều lĩnh vực khó long đứng vững trong hoàn cảnh
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
- Chuyển dịch cơ cấu còn chậm,chưa mang tính tự quyết.chỉ mang tính tự
phát.Dịch vụ là ngàh quan
trọng nhất của nền kinh tế mà tỷ trọng ttrong GDP lại có phần giảm sút.chưa
tương xứng với chuyển dịch cơ cấu.
- Cơ cấu chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo đc động lực mạnh để phát
triển.Một số chính sách còn
thiếu,chưa nhất quán,chưa sát với cuộc sống,thiếu tính khả thi. [Type text] Page 18
- Tuy đạt đựoc một số kết quả,song thất nghiệp ở VN vẫn còn rất cao:thất nghiệp ở thành thị,thiếu việc
ở nông thôn,giáo dục đào tạo kém.mức sống người dân thấp,nhất là nông dân,tiền lương và phân
phối thu nhập xã hội còn nhiều bất hợp lý;tình trạng tham nhũng vô cùng nan giải…
Trên cơ sở những mặt đạt đc và chưa đạt đựoc trong giai đoan 91-2000,có tính
đến bối cảnh quốc tế - xã hội giai đoạn 2000-2010 với mục tiêu tổng quát như
sau: đưa VN thoát khỏi tình trạng kém phát triển,nâng cao rõ rệt đời sống của
người dân về vật chất cũng như về tinh thần,văn hoá,tạo nền tảng để đên năm
2020 VN cơ bản trở thành nưoc công nghiệp theo hướng hiện đại.Nguồn lực con
người,năng lực khoa học và công nghệ,kết cấy hạ tang,tiềm lực kinh tế ,quốc
phòng,an ninh đc tăng cường;thể chế kinh tế thị trưong định hướng XHCN đc hình
thành về cơ bản ;vị thế của VN trên trường quốc tế đc nâng
cao.Qua đó,mục tiêu phát triển của VN phải đạt đc đến 2010 là:
- Tăng gấp đôi GDP vào năm 2010
- Tích luỹ nội bộ nền kinh té đạt trên 30%GDP
- Nhịp độ tăng xuất khẩu đạt gần gấp 2 lần so với nhịp độ tăng trưởgn GDP
- Cơ cấu ngành kinh tê trong GDP như sau:nông nghiệp: 16-17%;công nghiệp 40-41%;dịch vụ 42- 43%
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%
- Nâng cao chỉ số phát triển con người HDI
- Tốc độ tăng dân số đến 2010 chỉ còn 1,1 %
- Thất nghiệp thành thị còn 5%,quỹ thời gian lao đông ở nông thôn khoang 80-85%
- Trẻ em đến tuổi đều đc đi học,hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở cả nuớc [Type text] Page 19
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5t suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%
Đây sẽ là bước phát triển đáng kể đói với nền kinh tế VN
Câu 19:Kết quả phát triển kinh tế của Campuchia,Nguyên nhân của sự thành công?
*Kết quả phát triển kinh tế của Campuchia:
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong thời kỳ 1999-2000 gần 5%,đặc biệt trong công
nghiệp tăng trưởng khoảng 14% năm.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực:giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.Năm 1990 tỷ lệ
3 ngành này là:55.6 11.1 33.3 ; đến năm 2002 tỷ lệ này là : 35.6 27.9 36.5.Kim
ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng 42,5 lần so với năm 198 và gấp 17,9 lần so với năm
1990,Dự trữ ngoại tệ năm 2004 tăng33,3% so với năm 2000
Du lịch là nganh vốn có tiêm năng phát triển tốt ở CPC nhờ những di tích lịh sử để
lại. Để phát triển ngành này,chính phủ CPC đã nâng cấp sân bay Pochentong ở
thủ đô Phnompeng đạt tiêu chuẩn quốc tế với sự hợp tác của cty Dumex GMT
của Pháp kinh phí là 120tr USD.Xây dựng sân bay Xiêm Riệp nơi có Ăngcôthm,
Ăngcovat đẻ tiện cho du khách viếng thăm.
Hệ thống giao thong đường thuỷ cũng được chính phủ CPC quan tâm.Với 30tr
USD do CP Nhật Bản tài trợ để cải tạo Phnompenh,Hệ thống thong tin liên lạc
cũng đc nâng cấp.Mỗi năm có trên 10.000 đường dây điện thoại mới.
Nhờ kinh tế phát triển khá nên cơ sở hạ tầng cũng dần đc cải tạo.Cuộc sống của
người dân CPC cũng ngày đc nâng cao.Từ những cánh đồng chết năm xưa giờ
dã mọc nên những khu đô thị mới,trường học,bệnh viện,nhà máy,những khu
thưong mại sầm uất,nhộn nhịp…Trên nét mặt người dân CPC đã dần
vơi đi nỗi sợ hãi ngày đàu thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt [Type text] Page 20
* Nguyên nhân thành công của CPC
Để góp vào sự thành công của CPC trong những năm qua phải kể đến những nguyên nhân sau:
- Chính phủ sớm có chính sáhc cởi mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc
biệt tập trung vào những
lĩnh vực mà CPC có lợi thế như dầu mỏ,nông nghiệp,du lịch…
- CPC là môt nước tương đối giàu có về tài nguyên và chính phủ đã biết khai
thác lợi thế này để phát triển nền kinh tế
- Không chỉ cho tự do hoá trong đầu tư ,thương mại mà ngay cả trong hoạt động tài chính ,ngân
hang.Ngay từ năm 1992 CPC đã đưa ra 2 bộ luật làm nền tảng pháp lý cho việc xây dựng ngân hang
hiện đại bao gồm 2 cấp:
+Bộ thứ nhất thiết lập quy chế tự do cho ngân hang quốc gia CPC +Bộ thứ 2 xác
định phạm vi giám sát của NHTW đối với NHTM
- CPC tranh thủ sự giúp đỡ của các nước,các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.Trong vòng 5 năm 1996-
2000,lượng viện trợ tài chính nước ngoài vào CPC đã đạt 19,7 tỷ USD.Ngoài ra
CPC còn đc nhiều nước viện trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp theo từng
chương trình lên đến 1 tỷ USD.Bên cạnh đó còn đc hưởng ưu đãi thuế quan của
một số nước khi xuất khẩu hang của mình vào thị trường các nước này.
- CPC tích cực tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực va thề giới như ASEAN, AFTA…
- Tận dụng vai trò của 300.000 người Hoa đag sinh sống và làm việc tại CPC.Họ có đầu óc kinh [Type text] Page 21
doanh,gặp cơ hội thuận lợi họ phát huy rất nhanh ưu thế của họ.Người hHoa
tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hang đầu : xuất,nhập khẩu,ngân
hang,khách sạn,du lịch…Ngoài ra họ còn thu hút nguồn vốn lớn của người Hoa trong khu vực.
Câu 20: Kết quả phát triển kinh tế của Lào.Nguyên nhân thành công
*Kết quả phát triển kinh tế:
Từ cuối những năm 80 đến nay,kinh tế Lào luôn có những dấu hiệu phát triển tích
cực.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào trong những năm qua tăng bình quân 6%
năm.Xuất khẩu năm 2003 gấp 4,6 lần so vơi năm 1990,gấp 6,8 lần so với năm
1985.Sản lượng lúa gấp 1,7 lần,thu ngân sáhc và dự trữ ngoại tệ tăngđáng kể. Kể
từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến nay,Lào đã thu hút765 dự án với tổng số vốn
đăng ký là 9,6 tỷ USD,trong đó số dự án về phát triển thuỷ điện là 605.Lào đã ký
Hiệp Định TM và đàu tư với Mỹ ngày 13.7.1997 và cũng năm đó gia nhập
ASEAN.Về ngoại thương,hiện nay Lào đã ký hiệp định TM với 14
nước và quan hệ mua bán với hơn 50 nước trên thế giới.Lào cũng đã nộp dơn xin gia nhập WTO
Ngoài gỗ súc,gỗ xẻ và khoáng sản,thu nhập từ xuất khẩu điện sang Thái Lan cũng
là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Lào.Những nhà máy thuỷ điện lớn nhất là Nam
Ngum ở phía Bắc ViengChăn và đập Xeset ở Nam Lào.2 đập này thu về hơn 20 tr USD mỗi năm cho Lào.
Với trên 90% diện tích là rừng núi,gần một nửa đất nước vẫn còn rừng nguyên
sinh bao phủ,1 phần tư là gỗ tếch và các loại gỗ có giá trị cao.Lào là một nước rất
giàu về tiềm năng xuất khẩu gỗ.
Với đầu tư nước ngoài mỗi năm khoảng 150tr USD từ chỗ liên doanh để khai
thác tài nguyên là chủ yếu,các nhà đầu tư ở Lào đã chuyển sang lĩnh vực sản
xuất chế tạo trong đó dệt may có vị tríquan trọng,nhân công rẻ.Lào đc hưởng [Type text] Page 22
biểu thuế quan rất thấp khi xuất hàng hoá sang một số nước trên thế giới.Do đó
đây là lợi thế của ngành này.Năm 1991 Lào xuất khẩu 15trUSD đến năm 1998
thì xuát đc 70trUSD,tăng 4,7 lần.
Cùng với sự phát triển kinh tế,cơ sở hạ tang cũng đc nâng cấp.Hiện Lào có hơn
14.490km đường sá,gồm các quốc lộ,cao tốc,tỉnh lộ, đường nội bộ một tuyến.
đường sắt giữa Lào và Thái Lan,một cây cầu do Úc
tài trợ bắc qua song Mekong nối liền Lào vớiTháiLan
Từ chỗ cả nước chỉ có vài trường tiểu học, đến nay đã có 9110 trường phổ thong cơ
sở các cấp.Nếu năm học 1976-1977 chỉ có 456.472 hs đi học thì đến 1997-1998
đã dó hơn 1 tr hs đc đến trường,số sinh viên ĐH cũng tăng 16,82%
* Nguyên nhân của thành công.
Sở dĩ Lào đạt đc nguyên nhân như vậy là do:
- Khai thác tài nguyên và địa hình để phát triển thuỷ điện và lam sản phục vụ cho xuất khẩu.Vốn nằm
sâu trong lục đia,lại khép kín ,Lào có rất nhiều núi cao và song ngòi chảy siết nên
lựa chọn phát triển thuỷ điện là rất hợp lý.Vừa đáp ứng cho nhu cầu trong
nước,vừa xuất khẩu đc sang nước khác.
- Chính phủ linh hoạt ,sớm chấm dứt những chủ trương ko đúng đắn như phong trào hợp tác hoá trong
nông nghiệp khi mô hình mới này ko thích hợp,ko mang lại hiệu quả cao,ko hợp
long dân thì sẵn sang loại bỏ cho dù chỉ mới thực hiện trong một thời gian ngắn.
- Chính phủ biết nghiên cứu,học tập kinh nghiệm của các nước láng giềng như TQ,VN;tranh thủ đc sự
giúp đỡ của các nước này ,nhất là VN để phục vụ nhu cầu phát triển KT;mở rộng quan hệ làm ăn với
Thái Lan- một nuớc trong lịch sử có nhiều nét tương đồng với Lào - trên cơ sở 2 bên [Type text] Page 23 cùng có lợi.
- Lào sớm phát triển kinh tế đói ngoại,tham gia vào các liên kết KT trong khu vực và các tổ chức tài
chính,thương mại quốc tế để tận dụng những ưu đãi mà các tổ chức này dành cho mình. Trăc nghi m ệ kinh tế asean I.INDONESIA
1.Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào? A. tháng 12 năm 1955 B. tháng 12 năm 1965 C.tháng 2 năm 1955 D. tháng 1 năm 1955
2.Đơn vị tiền tệ của Indonesia là gì?
A.VND B.USD C.Rupiah (IRRD) D.Ringgit
3.Indonesia đứng thứ 2 về xuất khẩu mặt hàng nào? A.Gạo B.Cà phê [Type text] Page 24 C.Cao su D. Khí đốt
4.Đặc điểm nổi bật kinh tế Indonesia giai đoạn từ đầu thập niên 50 đến giữa thập niên 60 ?
A.Phát triển kinh tế thị trường
B.Phát triển kinh tế theo con đường tư bản tư nhân, sau đó mở rộng xây dựng
các xí nghiệp quốc doanh nghiêng về kế hoạch hóa tập trung.
C.Điều chỉnh cơ cấu ngành theo hướng gia tăng sản xuất và xuất khẩu những sản
phẩm không phải là dầu mỏ để tránh sự lệ thuộc vào dầu. D.Thản nổi đồng Rupiah
5.Ngày 18/8/1997 diễn ra sự kiện gì? A.Bầu cử tổng thống B.Ngày độc lập
C.Tuyên bố thả nổi đồng Rupiah II.Malaysia
1.Cơ cấu dân số của Malaysia chủ yếu là người? A.Người Trung Quốc B.Người Ấn độ C.Người Malay D.Người Hà Lan
2.Malaysia theo chế độ chính trị nào?
A.Quân chủ lâp hiến liên bang B.Quân chủ cộng hòa C.Dân chủ cộng hòa D.Quân chủ chuyên chế
3.Đơn vị tiền tệ của Malaysia là gì? A.Ringgit( RM) [Type text] Page 25 B.USD C.Rupiah D.VND
4.Đặc điểm nổi bật kinh tế của Malaysia giai đoạn 1990 – nay là gì ?
A.Xuất khẩu các mặt hàng mũi nhọn : Cao su, dầu cọ, dầu khí, giầy dép,… , chủ yếu
khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên.
B.Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện
chính sách đa dạng hóa thị trường.
C.Nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái
D.Là một nước công nghiệp lạc hậu
5.Thị trường xuất khẩu sang thị trường nào chiếm tỷ trọng lớn ? A.Việt Nam B. Trung Quốc C.Thái Lan D.My III.Philipines
1.Dân số của Philipines đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á? A.thứ nhất B.thứ hai C.Thứ 3 D.Thứ 4
2.Tài nguyên nào của Philipines đứng thứ 11 trên thế giới? A.Dầu mỏ B.Cao su C.Gạo D.Cá
3.Đơn vị tiền tệ của Philipines là gì? [Type text] Page 26 A.USD B.Peso C.Ringgit D.VND
4.Đặc điểm kinh tế nổi bật của Philipines năm 1997 - nay là ?
A.Thực hiện chính sách công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu
B.Chính phủ ban hành nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu như chấp nhận tỷ giá
hối đoái thả nổi,sử dụng lãi suất ưu đãi và các đặc quyền kinh tế.
C.thực hiện chính sách phá giá đồng Peso, tăng lãi gửi tiết kiệm
D. Đồng Peso yếu gây lạm phát, xăng dầu nhập khẩu tới 95 % so với nhu cầu.Chính
phủ phải thắt chặt chi tiêu nghiêm ngặt, ban hành luật cấm việc chuyển đất nông nghiệp
sang sử dụng vào mục đích công nghiệp hay xây dựng nhà trong vòng 5 năm
5.Thế mạnh trong xuất khẩu của Philipines hiện nay là gì?
A.Xuất khẩu lao động B.Xuất khẩu cao su C.Xuất khẩu Cá hộp D.Xuất khẩu mía IV.Singapore
1.Đơn vị tiền tệ của Singapore là gì ? A.USD B.Nhân dân tệ C. Bảng Anh D.Yên
2.Ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn đóng góp nhiều GDP cho Singapore ? A. Công nghiệp B.Dịch vụ C.Nông nghiệp [Type text] Page 27
3.Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào? A. 4/8/1973 B.8/01/ 1973 C.01/8/1973 D.8/4/1973
4.Diện tích của Singgapore là bao nhiêu? A.620 km2 B.1240 km2 C.4321 km2 D.5480 km2
5.Nguồn tài nguyên vô giá mà chính phủ Singapore coi trọng? A.Cá B.Đất C.Rừng
D. Giáo dục con người V.Thái Lan
1.Đồng tiền của Thái Lan có đơn vị là gì? A.USD B. Ringgit C.Baht D.Bảng anh
2.Hiện nay,Thái lan đứng thứ 1 trong khu vực về xuất khẩu gì? A.Cao su B.Chè C.Bông D.Gạo [Type text] Page 28
3.Thái Lan theo chế độ chính trị nào? A.Quân chủ cộng hòa
B.Quân chủ lập hiến C.Dân chủ cộng hòa
D.Quân chủ lập hiến liên bang
4.Giai đoạn phát triển kinh tế của Thái Lan được gọi “ thăng trầm của nền kinh tế Thái Lan”? A.Trước năm 1960
B.Từ đầu thập niên 60 đến đầu thập niên 70 ( 1961-1972)
C.Từ đầu thập niên 70 đến đầu thập niên 80
D.Từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90
5.Thái Lan xuất khẩu hàng hóa chủ yếu vào thị trường nào? A.EU B.Nhật Bản C.My D.Trung Quốc VI.Brunei 1.Khí hậu của Brunei ?
A.Nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều
B.Ôn đới, lạnh, khô, nhiều mưa C.Nhiệt đới, ít mưa D.Ôn đới , ít mưa
2.Tài nguyên có trữ lượng lớn của Brunei là gì? A.Vàng B.Than
C.Dầu mỏ và khí đốt [Type text] Page 29 D.Thầu dầu
3.Đơn vị tiền tệ của Brunei là gì? A.USD B.Balth C.Peso
D.Bruneian dollar ( BND)
4.Brunei xuất khẩu chủ yếu sang thị trường nào? A.Việt Nam B.Nhật Bản C.Singapore D.Australia
5.Thị trường nhập khẩu từ nước nào ? A.Nhật Bản B.Nga C.Singapore D.Thái Lan VII.Việt Nam
1.Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là gì? A.USD B.Ringgit C.VND D.Yên
2.Thể chế chính trị của Việt Nam là gì?
A.Quân chủ lập hiến liên bang B.Quân chủ cộng hòa
C.Dân chủ cộng hòa [Type text] Page 30 D.Quân chủ chuyên chế
3.Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nào đứng thứ 2 trong khu vực? A.Chè B.Gaọ C.Than D.Dầu mỏ
4.Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN vào thời gian nào? A.28/7/1995 B. 28/8/1997 C.18/7/1995 D.18/8/1995
5.Đặc điểm kinh tế Việt Nam hiện nay?
A.Nền kinh tế lạc hậu,manh mún, sản xuất công nghiệp nhỏ bé và què quặt
B.Thực hiện chính sách thả nổi đồng tiền
C.Phát triển kinh tê theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
D.Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. [Type text] Page 31