-
Thông tin
-
Quiz
[TỔNG HỢP] Câu hỏi SVH Việt Nam | Trường Đại học Hồng Đức
1. Gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang có những biến đổi toàn diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Giải thích nguyên nhân khách quan và chủ quan của những biến đổi đó. Anh/Chị làm gì để góp phần xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam nói chung và gia đình của anh/chị nói riêng?Gia đình hiện nay ngày càng bị co nhỏ do chính kinh tế thị trường, hay chủ nghĩa tư bản gây ra. Trước đây ta có gia đình 3-4 thế hệ, có làng xóm bao quanh cố kết chặt chẽ. Do đó trẻ con được quan tâm và bảo vệ tốt. Ví dụ trước đây trẻ con cho thả giông, có hàng xóm xung quanh, chủ yếu toàn họ hàng, để ý cho. Nay làm vậy thì dễ có rủi ro.Nguyên nhân khách quan chính là kinh tế thị trường đã làm co cái cấu trúc gia đình lại.Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân từ phía con người trong gia đình. Đại khái là nhận thức của các thành viên trong gia đình chưa thấy đc tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình. Tuy nhiên, từ góc độ thực tiễn, cái chủ quan đó cũng có thể coi là khách quan, vì nhận thức con người là sự phản ánh của thế giới khách quan, chứ không tự sinh ra được Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHHĐ) 7 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
[TỔNG HỢP] Câu hỏi SVH Việt Nam | Trường Đại học Hồng Đức
1. Gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang có những biến đổi toàn diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Giải thích nguyên nhân khách quan và chủ quan của những biến đổi đó. Anh/Chị làm gì để góp phần xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam nói chung và gia đình của anh/chị nói riêng?Gia đình hiện nay ngày càng bị co nhỏ do chính kinh tế thị trường, hay chủ nghĩa tư bản gây ra. Trước đây ta có gia đình 3-4 thế hệ, có làng xóm bao quanh cố kết chặt chẽ. Do đó trẻ con được quan tâm và bảo vệ tốt. Ví dụ trước đây trẻ con cho thả giông, có hàng xóm xung quanh, chủ yếu toàn họ hàng, để ý cho. Nay làm vậy thì dễ có rủi ro.Nguyên nhân khách quan chính là kinh tế thị trường đã làm co cái cấu trúc gia đình lại.Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân từ phía con người trong gia đình. Đại khái là nhận thức của các thành viên trong gia đình chưa thấy đc tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình. Tuy nhiên, từ góc độ thực tiễn, cái chủ quan đó cũng có thể coi là khách quan, vì nhận thức con người là sự phản ánh của thế giới khách quan, chứ không tự sinh ra được Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHHĐ) 7 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050 I. Trắc nghiệm
1. Đặc điểm của hình thức gia đình tập thể là gì? A. Chế độ mẫu hệ B. Chế độ phụ hệ C. Chế độ tư hữu D. Chế độ bóc lột
2. Chế độ hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào? A. Hôn nhân tự nguyện
B. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
C. Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý D. Cả A, B, C
3. Yếu tố nào quyết định nhất đến sự thay thế các hình thức gia đình trong lịch sử? A. Yếu tố chính trị B. Yếu tố kinh tế C. Yếu tố văn hóa D. Yếu tố tâm linh
4. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH biểu hiện ở nội dung nào?
A. Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
B. Biến đổi về các chức năng của gia đình
C. Biến đổi về quan hệ gia đình D. Cả A, B, C
5. Trong nền sản xuất hiện đại, quy mô gia đình Việt Nam có xu hướng như thế nào? A. Mở rộng B. Thu nhỏ C. Hiện đại hóa D. Tri thức hóa lOMoARcPSD|50202050
6. Điền vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nếu không …
là xây dựng xã hội chủ nghĩa chỉ một nửa” A. Giải phóng giai cấp B. Giải phóng dân tộc C. Giải phoang con người D. Giải phóng phụ nữ
7. Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” là của ai? A. C. Mác B. Ph. Ăngghen C. Lênin D. Hồ Chí Minh
8. Điều kiện và tiền đề chính trị và văn hóa – xã hội để xây dựng gia đình trong chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Là việc phát triển kinh tế nhiều thành phần
B. Là việc xây dựng, hoàn thành hệ thống pháp luật, trong đó có luật hôn nhân và gia đình
C. Là việc nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân
D. Cả 3 đều đúng II. Tự luận
1. Gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang có những biến đổi toàn diện về quy mô, kết cấu,
các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Giải thích nguyên nhân khách quan và chủ
quan của những biến đổi đó. Anh/Chị làm gì để góp phần xây dựng và phát triển gia đình
Việt Nam nói chung và gia đình của anh/chị nói riêng?
Gia đình hiện nay ngày càng bị co nhỏ do chính kinh tế thị trường, hay chủ nghĩa tư bản gây ra.
Trước đây ta có gia đình 3-4 thế hệ, có làng xóm bao quanh cố kết chặt chẽ. Do đó trẻ con được
quan tâm và bảo vệ tốt. Ví dụ trước đây trẻ con cho thả giông, có hàng xóm xung quanh, chủ yếu
toàn họ hàng, để ý cho. Nay làm vậy thì dễ có rủi ro.
Nguyên nhân khách quan chính là kinh tế thị trường đã làm co cái cấu trúc gia đình lại.
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân từ phía con người trong gia đình. Đại khái là nhận thức
của các thành viên trong gia đình chưa thấy đc tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình. Tuy
nhiên, từ góc độ thực tiễn, cái chủ quan đó cũng có thể coi là khách quan, vì nhận thức con người
là sự phản ánh của thế giới khách quan, chứ không tự sinh ra được. lOMoARcPSD|50202050
Nên làm gì? Chỉ có thể là tăng cường chuyên chính vô sản, tăng cường bản chất giai cấp công
nhân cho Đảng cộng sản, mở rộng các tổ chức quần chúng, mở rộng các hình thức tự quản v.v.
Tuy nhiên, để làm điều này thì không đơn giản là nói, mà phải có điều kiện vật chất của nó. Vậy
nên cần phải xây dựng cơ sở vật chất làm động lực cho quá độ lên CNXH.
2. Vì sao nói: “Gia đình là trường học dạy cho mỗi cá nhân cách sống với người khác?”
Gia đình là nơi đầu tiên con trẻ học cách sống và làm việc, là hạt nhân của xã hội hiện nay. HIện
nay, xã hội đi theo kinh tế thị trường, chúng ta mất đi rất nhiều thiết chế xã hội để giáo dục con
trẻ. Vì vậy, vai trò của gia đình trong giáo dục trở nên rất lớn và quyết định rất mạnh tới sự hình
thành nhân cách của trẻ.
3. Từ những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay, chứng minh luận điểm gia đình là
sản phẩm của xã hội?
Cấu trúc gia đình ở VN có sự biến đổi rõ rệt kể từ khi kinh tế thị trường bắt đầu xuất hiện ở VN.
Trước đây, gia đình Việt Nam vẫn là gia đình gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau. Bao quanh
là làng xóm láng giếng gần gũi, và vì thế nhiều hoạt động xã hội được đảm bảo nhờ có hệ thống
bao bọc đó. Ví dụ trẻ con có thể chơi bời không cần bố mẹ trông mà vẫn an toàn, vì xung quanh
đều là người quen, đối với làng quê thì thậm chí xung quanh hầu hết là họ hàng.
Nhưng hiện nay, khi mà kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thì ta chứng kiến cấu trúc gia
đình ngày càng bé lại, chỉ còn lại gia đình hạt nhân gồm bố mẹ và con cái. Điều này xảy ra là vì
kinh tế thị trường đòi hỏi người lao động phải di chuyển nhiều, làm việc nhiều, nên rất khó bố trí
cuộc sống để sống chung đông người như trước. Hai là người lao động trở thành lao động làm
thuê, kiếm tiền đủ sống nuôi bản thân (khác với trước thì kinh tế hạt nhân trước đây là kinh tế hộ
gia đình chứ không phải cá thể), do đó, nhiều lao động làm thuê cảm thấy tự do hơn khi sống độc
lập, thoát li khỏi gia đình, góp phần làm cho cấu trúc gia đình bị co lại.
Việc cấu trúc gia đình bị co lại, môi trường bao quanh không còn là những người hàng xóm lâu
năm quen biết nhau hoặc họ hàng dày đặc như ở nông thôn khiến cho xã hội nảy sinh những bài
toán nan giải, đó là trẻ em sẽ thiếu môi trường an toàn. Các bố mẹ không thể để con chơi tự do
được, bởi vì có thể có nhiều rủi ro. Do đó, các bố mẹ sẽ phải tốn kém thêm chi phí để con cái có
thể đi nhà trẻ, hoặc đi học thêm để có người trông v.v.
4. Đại dịch COVID -19 có ảnh hưởng như thế nào đến gia đình và trách nhiệm của gia
đìnhvà cá nhân trước đại dịch COVID 19 hiện nay?
Đại dịch covid ảnh hưởng thế nào thì báo chí đã nói rõ. Rất nhiều gia đình không kiếm được thu
nhập nên cuộc sống chật vật, bạo lực gia đình gia tăng, nhiều trẻ học hành sa sút. Còn đối với gia
đình khá giả thì đại dịch covid có ảnh hưởng tới họ, nhưng không tới mức nghiêm trọng như đối
với gia đình lao động tự do thu nhập thấp; hoặc lao động làm thuê ở công ty nhỏ, dễ bị mất việc do công ty phá sản.
5. Có nên hay không việc hợp pháp hôn nhân đồng giới ở Việt Nam? lOMoARcPSD|50202050
Có thể thấy, chính phủ nước ta đang giữ một thái độ trung lập đối với vấn đề hôn nhân đồng giới,
việc không thừa nhận nhưng cũng không cấm thể hiện sự khéo léo của Chính phủ trong việc hạn
chế những cuộc tranh cãi gay gắt không đáng có trong xã hội.
Về cá nhân mình, tôi ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bởi vì hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới thể hiện sự bình đẳng giữa các cá nhân, đề cao nhân quyền. Sẽ thật dễ dàng nếu
chúng ta sinh ra được phát triển bình thường về mặt thể chất, tâm sinh lí. Nhưng hôn nhân là
mục tiêu của nhiều người, và đối với những người đồng giới cũng vậy. Việc hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới cho thấy sự tiến bộ của đại bộ phạn người dân trong xã hội trong việc nhìn nhận,
đánh giá, chia sẻ, cảm thông với nhưng người xung quanh. Yêu ai và kết hôn với ai là mong
muốn riêng biệt của mỗi người, chúng ta không thể tước đi quyền tự do đó của họ.
Dưới góc độ pháp lí, để có thể hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cần phải bổ sung và hoàn thiện
hơn nữa về các quy định của pháp luật có liên quan đến các vấn đề về quan hệ vợ chồng, xác
định cha, mẹ, con, quan hệ tài sản và các vấn đề khác được quy định trong các chế định về hôn
nhân và gia đình. Có như vậy mới có thể bảo đảm quyền lợi tối đa cho mọi người.
6. Tình trạng bạo hành, xâm hại ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh theo bạn trách nhiệm
thuộc về ai: Gia đình, nhà trường hay xã hội?
Theo quy định của Hiến pháp 2013, quy định bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm
của Nhà nước, gia đình, xã hội. Do đó, chức năng bảo vệ trẻ em không chỉ của cơ quan nhà nước
mà các tổ chức, các thành viên trong gia đình, trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia vào việc bảo vệ trẻ em.
Trách nhiệm để xảy ra những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em trước về chính quyền địa phương
và ngành giáo dục (quản lý trực tiếp). Hầu hết các vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra trong các nhà
trẻ tư thục (nhóm trẻ gia đình).
Thứ hai là gia đình. Do sự thờ ơ vô cảm của người lớn, nhất là là các bậc làm cha làm mẹ. Cùng
với đó, trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người lớn còn rất kém, nhiều
người làm cha mẹ không hiểu, biết về quyền của trẻ em đã được pháp luật quy định và liên tục vi phạm và xã hội.
Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ
nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu
trách nhiệm với con cái.