-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp lý thuyết| Môn Vật lý đại cương 3| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Quang lộ giữa hai điểm A,B (trong môi trường đồng tính, chiết suất n, cách nhau một đoạn d) là đoạn đường ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian bằng khoảng thời gian mà ánh sáng đi hết đoạn đường AB trong môi trường đó.
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Tổng hợp lý thuyết| Môn Vật lý đại cương 3| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Quang lộ giữa hai điểm A,B (trong môi trường đồng tính, chiết suất n, cách nhau một đoạn d) là đoạn đường ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian bằng khoảng thời gian mà ánh sáng đi hết đoạn đường AB trong môi trường đó.
Preview text:
Chương 1. GIAO THOA ÁNH SÁNG
Quang lộ giữa hai điểm A,B (trong môi trường đồng tính, chiết suất n, cách nhau
một đoạn d) là đoạn đường ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng
thời gian bằng khoảng thời gian mà ánh sáng đi hết đoạn đường AB trong môi trường đó.
Định lý Malus: Quang lộ của các tia sáng giữa hai mặt trực giao của một chùm sáng thì bằng nhau
Cường độ sáng: Cường độ sáng tại một điểm là đại lượng có trị số bằng năng
lượng truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sáng trong một đơn vị thời gian
𝑰 = 𝒌𝒂2 (k: hệ số tỉ lệ)
Hiện tượng giao thoa do phản xạ là hiện tượng giao thoa của các sóng ánh sáng
phản xạ ở các mặt khác nhau gây ra.
+ Khi tia sáng phản xạ từ môi trường kém chiết quang vào môi trường chiết quang
hơn (phản xạ trên môi trường có chiết suất lớn hơn môi trường ánh sáng tới) thì
quang lộ của tia sáng dài thêm một nửa bước sóng.
+ Khi phản xạ trên môi trường có chiết suất nhỏ hơn môi trường ánh sáng tới thì
quang lộ của tia sáng không thay đổi
Nêm không khí là một lớp không khí hình nêm, giới hạn giữa hai bản thủy tinh
đặt nghiêng với nhau một góc 𝜶 nhỏ.
Chương 2.NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: Hiện tượng ánh sáng bị lệch khỏi phương truyền
thẳng khi đi gần các chướng ngại vật.
Nguyên lý Huygens-Fresnel:
• Bất kỳ một điểm nào mà ánh sáng truyền đến đều trở thành nguồn sáng thứ
cấp phát ánh sáng về phía trước nó.
• Biên độ và pha của nguồn thứ cấp là biên độ và pha do nguồn thực gây ra tại
vị trí của nguồn thứ cấp.
Nhiễu xạ qua một khe hẹp Nhận xét:
+ Bề rộng cực đại giữa bằng 2 lần bề rộng cực đại khác.
+ Cường độ sáng của cực đại giữa lớn hơn rất nhiều cường độ sáng của các cực đại khác.
+ Vị trí cực đại, cực tiểu không thay đổi khi dịch chuyển khe song song với chính nó (L và E cố định)