Tổng hợp lý thuyết ôn tập môn Luật Dân sự đầy đủ và chi tiết
Tổng hợp lý thuyết ôn tập môn Luật Dân sự đầy đủ và chi tiết của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự (LDS1)
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36477832
*NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ
A. KHÁI QUÁT VỀ NGHĨA VỤ (Điều 274 BLDS 2015) 1. Khái niệm -
Nghĩa vụ là quan hệ giữa các chủ thể và quan hệ này chịu sự ràng buộc
pháp lý. Nếu có sự ràng buộc nhưng không phải là sự ràng buộc pháp lý thì không phải nghĩa vụ.
Vd: A và B thoả thuận là A thờ cúng cha, B thờ cúng mẹ => Giữa A, B có sự
ràng buộc lẫn nhau nhưng không phải là sự ràng buộc pháp lý, bởi nếu A không làm, B
không làm thì PL không can thiệt vì đây không phải nghĩa vụ theo nghĩa của BLDS. -
Đôi khi có những ràng buộc ranh giới giữa pháp lý và đạo lý gặp khó
khăntrong việc xác định. Chẳng hạn, cháu phải chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. Đây là
sự ràng buộc giữa các chủ thể về mặt pháp lý và đạo lý. 2. Đối tượng: -
Tài sản: Tiền, vật, quyền, GTCG => Rất phổ biến. Chẳng hạn: A bán TS
choB: A giao TS cho B, nghĩa vụ giao TS từ A cho B có đối tượng là TS mua bán. B
phải trả A 1 khoản tiền, đây cũng là nghĩa vụ có đối tượng là khoản tiền. -
Thực hiện công việc nhất định => Khá phổ biến. Chẳng hạn: A kí HĐ
giảngdạy với B, trong HĐ này, người giảng dạy có nghĩa vụ giảng dạy và đối tượng là
thực hiện 1 công việc. Hoặc luật sư kí HĐ dịch vụ tư vấn pháp lý. -
Không thực hiện công việc nhất định => Ít phổ biến. Chẳng hạn: DN A kí
HĐLĐ với B (HĐLĐ làm phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việc), bên cạnh đó, A và
B kí 1 thoả thuận là khi B không làm việc cho A nữa thì B không cạnh tranh với A hoặc
B không làm cho công ty cạnh tranh với A => Thoả thuận không cạnh tranh (tính hợp
pháp đang gây tranh cãi), hình thành nghĩa vụ không cạnh tranh, đối tượng là không thực hiện 1 công việc. 3. Chủ thể:
- Trên cơ sơ Đ274 BLDS 2015, nghĩa vụ là 1 quan hệ, trong quan hệ có 2 chủ
thể, mỗi chủ thể có 1 tên được gắn với nó: + Bên có nghĩa vụ + Bên có quyền lOMoARcPSD| 36477832
Nếu không có quan hệ với 1 bên có quyền, 1 bên có nghĩa vụ tương ứng thì
không có quan hệ. Chẳng hạn: Khi ra đường, ta có nghĩa vụ đi bên phải nhưng không
thấy xuất hiện 1 người có quyền tương ứng thì không tồn tại nghĩa vụ mà ta đang học.
Theo BLDS, có khái niệm là quyền xác định lại giới tính: Xuất hiện 1 chủ thể có
quyền nhưng không thấy 1 người có nghĩa vụ tương ứng thì không phải nghĩa vụ mà ta đang học.
=> Nghĩa vụ mà ta đang học là có 1 người có quyền và 1 người có nghĩa vụ
tương ứng, nếu 1 trong 2 thì không là nghĩa vụ. Đã là nghĩa vụ thì phải có 2 chủ thể,
luôn luôn có sự tương ứng.
4. Các loại nghĩa vụ: Điều 287, 288 BLDS 2015
- Nghĩa vụ rất đa dạng. Trong khoa học pháp lý, ta tìm cách phân loại nghĩa
vụ.Mỗi loại nghĩa vụ có các quy định tương ứng => Phân loại có ý nghĩa tìm được
các quy định tương ứng. Tuỳ theo cách tiếp cận, có sự phân loại theo các tiêu chí
khác nhau. Chẳng hạn, khi bàn về đối tượng thì thực chất đã có phân loại nghĩa vụ
theo đối tượng (TS, thực hiện công việc, không thực hiện công việc). Hoặc phân
loại dựa theo nguồn gốc, chẳng hạn, dựa vào việc nghĩa vụ phát sinh từ HĐ có:
Nghĩa vụ trong HĐ và nghĩa vụ ngoài HĐ,...
- Phân loại dựa vào chủ thể của QHNV:
4.1. Nghĩa vụ có nhiều người có quyền liên đới: Điều 289 BLDS 2015
+ Trong 1 số trường hợp, xuất hiện nghĩa vụ mà phía người có quyền nhiều hon
1 người, là nhiều người có quyền liên đới. Trong trường hợp này, nhiều người có quyền
liên đới và mỗi người có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ.
Tình huống: A và B cùng mở 1 TK tại Ngân hàng C (Từ HĐ này, C có rất nhiều
nghĩa vụ: Hoàn trả tiền,...), theo đó, phía người có nghĩa vụ chỉ có 1 người: C, còn phía
người có quyền có 2 người: A và B. => Trong HĐ các bên thoả thuận A hoặc B có thể
yêu cầu C giao lại toàn bộ tiền.
4.2. Nghĩa vụ mà phía người có nghĩa vụ có nhiều người: Thực tế phổ biến:
[1]. Nghĩa vụ riêng rẽ: Theo Đ287 BLDS 2015, là nghĩa vụ có đặc điểm phía
người có nghĩa vụ có nhiều người và phần của mỗi người được xác định riêng rẽ với
nhau. => Không có lợi cho người có quyền.
Chẳng hạn, A và B cùng mua của C 1 TS: A và B phải trả tiền cho C. Các bên
thoả thuận A và B trả cho C mỗi người trả ½. => Nhiều người có nghĩa vụ và mỗi người
chỉ có phần của mình: A 1 phần, B 1 phần, C chỉ được yêu cầu A trong phạm vi của A,
yêu cầu B trong phạm vi của B. lOMoARcPSD| 36477832
Vd: A cho B, C, D ở phía trong đi qua mảnh đất của mình để đi ra đường công
cộng. Bù lại, B, C, D trả cho A 1 khoản tiền. => TA xác định chia theo hướng B, C, D
mỗi người trả cho A 1 khoản tiền ngang nhau. A chỉ được yêu cầu từng người có nghĩa vụ trong phần của họ.
[2]. Nghĩa vụ liên đới: Theo Đ288 BLDS 2015 => Nghĩa vụ mà phía người có
nghĩa vụ có nhiều người. Ưu điểm: Người có quyền yêu cầu 1 trong những người có
nghĩa vụ (bất kì ai) thực hiện toàn bộ. => Có lợi cho người có quyền.
Vd: A rủ B đánh C, thực tế, B đã đánh C bị thương và C có thiệt hại. Trong phần
BTTHNHĐ sẽ thấy, theo TA, A và B liên đới bồi thường cho C. Sau khi B đánh C thì
B chết mà không để lại di sản, nhưng vì là nghĩa vụ liên đới nên C được quyền yêu cầu
A thực hiện toàn bộ cho dù B đã chết.
Khi 1 người chết để lại nghĩa vụ cho nhiều người thừa kế. Liệu những người này
có nghĩa vụ riêng rẽ hay liên đới?
B. CĂN CỨ PHÁT SINH & CHẤM DỨT NGHĨA VỤ
1. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ: Đ275 BLDS 2015: 6 căn cứ
1.1. Hợp đồng: => Tầm quan trọng của HĐ trong việc làm phát sinh nghĩa vụ
1.2. Hành vi pháp lý đơn phương:
- Khái niệm: Đ116, Đ275 => Lưu ý, BLDS không cho biết khi nào được
coi làhvi pháp lý đơn phương, chỉ đưa ra khái niệm mà không thực sự định nghĩa.
Xét ở góc độ lý luận:
+ Hvi pháp lý đơn phương là hvi xuất phát từ ý chí của 1 chủ thể. Theo Đ116, ý
chí này làm p/sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS. Trong thực tế, khá phổ biến:
Di chúc, từ chối nhận di sản, từ bỏ QSH,... Chẳng hạn, khi 1 cá nhân làm việc cho 1 Cty
và cá nhân này được Cty cho đi học. Cá nhân này viết cam kết sau khi học, sẽ làm việc
cho Cty trong 1 khoảng thời gian nhất định.
+ Hvi pháp lý đơn phương được khẳng định ở Đ116 là 1 GDDS => Các quy định
về GDDS được áp dụng cho hvi pháp lý đơn phương.
- Khi nào hvi pháp lý đơn phương làm phát sinh nghĩa vụ?
+ Theo Đ275 hvi pháp lý đơn phương là căn cứ làm p/sinh nghĩa vụ nhưng không
phải hvi pháp lý đơn phương nào cũng làm p/sinh nghĩa vụ. Hvi pháp lý đơn phương
có thể làm p/sinh nghĩa vụ. lOMoARcPSD| 36477832
+ Xuất phát từ lý luận, hvi xuất phát từ ý chí của 1 chủ thể, mà trong xh bình
đẳng, 1 chủ thể không thể = ý chí của mình để tạo nghĩa vụ cho người khác => Người
có hvi pháp lý đơn phương không thể = hvi pháp lý đơn phương của mình tạo nghĩa vụ
cho người khác => Về bản chất, hvi pháp lý đơn phương không tạo ra nghĩa vụ cho
người khác. Chính vì vậy, trong thực tế, hvi pháp lý đơn phương chỉ làm p/sinh nghĩa
vụ đối với chủ thể đó mà thôi. Chẳng hạn, trong ví dụ về cam kết, NLĐ cam kết sau
khi đi học về sẽ ở lại làm việc cho Cty trong 1 khoảng tgian nhất định. Cam kết này đến
từ NLĐ và cam kết làm p/sinh nghĩa vụ cho NLĐ.
*Thầy Đại: Hvi pháp lý đơn phương nằm trong GDDS là phù hợp. Vì hvi pháp
lý đơn phương mặc dù xuất phát từ ý chí của 1 người nhưng làm p/sinh hệ quả pháp lý
cho người khác => Đủ để được coi là 1 GDDS.
1.3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền: Đ574 – 583 BLDS 2015 - Khái niệm:
Tình huống: A phải trả cho B 1 khoản tiền. Đến hạn, A không có tiền để trả. Xuất
hiện C trả thay cho A => 3 chủ thể: A có nghĩa vụ trả cho B, C trả thay A (C là người
thân của A). Toà án vẫn coi quan hệ giữa A và C là quan hệ thực hiện công việc không có uỷ quyền.
+ Một người có 1 công việc cần thực hiện: A có 1 công việc là trả tiền cho B.
+ Có 1 người khác thực hiện công việc này: C đã thực hiện công việc.
+ Tự nguyện thực hiện: C không nhất thiết phải thực hiện nghĩa vụ nhưng C đã
thực hiện công việc trả tiền cho B thay cho A, C đã thực hiện công việc 1 cách tự nguyện.
+ Vì lợi ích của người có công việc: C trả tiền thay cho A thì C thực chất trong
nhiều trường hợp có lợi trong việc trả tiền thay cho A. Giả sử, C là con, A là cha/mẹ.
Nếu A không trả tiền cho B thì B có thể khởi kiện ra toà. Việc khởi kiện có thể ảnh
hưởng đến uy tín của gia đình, ảnh hưởng tới C nên C có lợi trong việc trả tiền thay cho A.
=> Người thực hiện công việc có thể hoàn toàn vì lợi ích, nhưng cũng có thể
trong đó lợi ích của mình.
+ Người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối: Người có công
việc là A, người thực hiện công việc là C. Có thể A biết nhưng nếu A không phản đối
thì cũng có thể áp dụng điều luật này. Trường hợp A không biết thì không ảnh hưởng
tới việc áp dụng chế định thực hiện công việc không có uỷ quyền.
- Nghĩa vụ p/sinh từ thực hiện công việc không có uỷ quyền: lOMoARcPSD| 36477832
+ Theo Đ275, thực hiện công việc không có uỷ quyền là 1 căn cứ làm p/sinh
nghĩa vụ. Thực tế, các quy định ở Đ275 và tiếp theo cho thấy, khi tồn tại thực hiện công
việc không có uỷ quyền, xuất hiện rất nhiều nghĩa vụ. => Đ275 khẳng định đó là căn
cứ p/sinh nghĩa vụ là hoàn toàn chính xác.
+ Loại nghĩa vụ: Có rất nhiều nghĩa vụ p/sinh trong quan hệ này. Có 2 nghĩa vụ
mang tính chất rất cơ bản:
[1]. Đ576: Nghĩa vụ theo đó người có công việc phải thanh toán các chi phí hợp
lý mà người thực hiện công việc đã bỏ ra để thực hiện công việc => Hoàn toàn thuyết
phục => Bảo vệ người thực hiện công việc vì họ là người tốt. Quay lại vd trên, theo TA,
C được quyền yêu cầu A trả khoản tiền mà C đã trả cho B => Cách thể hiện nghĩa vụ
thanh toán chi phí hợp lý.
[2]. Người có công việc có nghĩa vụ trả thù lao không? -
Quan điểm 1: Không p/sinh nghĩa vụ trả thù lao -
Quan điểm 2: Có p/sinh nghĩa vụ trả thù lao => PLVN theo quan điểm
này tạiK2 Đ576: Trả thù lao nhưng phải có điều kiện, chỉ trả khi công việc được thực hiện chu đáo, có lợi. *Lưu ý:
+ Thông thường, các chủ thể có QHNV với nhau thông qua HĐ, GD, nhưng thực
tiễn có những trường hợp không cần HĐ, GD, giữa các chủ thể vẫn hình thành nghĩa
vụ, thực hiện công việc không có uỷ quyền là 1 ví dụ.
+ Chế định thực hiện công việc không có uỷ quyền này xuất phát điểm thông
thường là trong các quan hệ thân thiết (bạn bè, láng giềng, gia đình,...) nên mang tính
chất DS rất cao. Nhưng thực tiễn cho thấy, chế định này ngay nay đã được khai thác
và mở rộng cho cả quan hệ mang tính chất không phải là DS thuần tuý, mà có thể là
tr/chấp kinh doanh thương mại.
1.4. Chiếm hữu, sử dụng TS hoặc được lợi về TS không có căn cứ PL: -
Căn cứ này liên quan đến 2 chế định:
+ Chiếm hữu, sử dụng TS, được lợi TS không có căn cứ PL => Nội hàm ở chế
định về TS => Từ đây làm p/sinh 1 số nghĩa vụ.
Vd: A và B có tr/chấp với nhau về 1 con trâu. A cho rằng trâu là của A, khi A
tìm trâu do B đang quản lý. Khi tr/chấp ở toà, TA giao trâu cho C chăm sóc, quản lý.
Trong trường hợp này, cuối cùng, TA xác định trâu là của A, không phải của B. Có thể
nói, B chiếm hữu không có căn cứ PL. -
Nghĩa vụ hoàn trả: Hoàn trả trâu (nếu trâu chết thì hoàn trả bằng giá trị) lOMoARcPSD| 36477832
[1]. Nghĩa vụ hoàn trả: Đ579, 580 -
Trên cơ sở chiếm hữu, được lợi về TS, hay trên cơ sở chiếm hữu không
cócăn cứ PL thì theo Đ579, 580 cho thấy có tồn tại nghĩa vụ hoàn trả, đối tượng là TS
bị chiếm hữu, được sử dụng, được lợi (nếu mất, hư hỏng thì hoàn trả = tiền).
[2]. Nghĩa vụ liên quan đến hoa lợi, lợi tức: Đ581 -
Trong thời gian chiếm hữu, được lợi, TS có thể làm p/sinh hoa lợi, lợi tức.
Vídụ: Trong thời gian B quản lý trâu, trâu có thể sinh nghé, nghé có thể được coi là hoa
lợi. Hoặc vd: A trả nhầm tiền vào TK của B, khoản tiền trả nhầm là được lợi, Trong
thời gian đó, Ngân hàng trả cho B tiền lãi (lợi tức). - Trên cơ sở Đ581:
+ Việc trả hoa lợi, lợi tức là có điều kiện, nghĩa vụ này lệ thuộc vào việc người
chiếm hữu, sd, được lợi ngay tình hay không ngay tình: Ngay tình thì không phải trả.
Chẳng hạn, nếu B biết đó là trâu của A mà B vẫn lấy thì B không ngay tình => B phải trả nghé + trâu cho A.
+ “Hoàn trả” hoa lợi, lợi tức: Trong nội hàm của điều luật cũng dùng từ “hoàn
trả”. Theo thầy Đại, từ “hoàn trả” chưa thật sự chính xác bởi từ “hoàn” tức là chúng ta
đã nhận thì mới “hoàn”, trong trường hợp này, hoa lợi, lợi tức trước đây chưa có ở CSH,
nên theo thầy, chính xác nên dùng từ “trả”.
[3]. Nghĩa vụ thanh toán chi phí: Đ583 -
Trong quá trình chiếm hữu, sd, được lợi về TS thì người chiếm hữu, sd,
đượclợi có thể phải bỏ ra chi phí. Chẳng hạn, trong thời gian chiếm hữu trâu, người
chiếm hữu có thể phải bỏ công sức ra chăm sóc, thuê người chăm sóc. Vậy ai gánh chịu
chi phí đó? Tương tự, khi B nhận tiền do A trả nhầm thì trong thời gian được lợi, B có
thể phải trả chi phí cho Ngân hàng quản lý. -
Liên quan tới chi phí cần thiết, nghĩa vụ lệ thuộc vào sự ngay tình của
người chiếm hữu, sd, được lợi. Nếu ngay tình thì được hoàn trả, xuất phát nghĩa vụ hoàn
trả chi phí của CSH, chủ thể có quyền khác đối với TS.
1.5. Gây thiệt hại do hvi trái PL: BTTHNHĐ (Đ584)
1.6. Căn cứ khác do PL quy định: -
Ngoài các căn cứ trên, thực tế, còn nhiều nghĩa vụ p/sinh từ căn cứ
khác.Chẳng hạn, khi HĐ bị huỷ bỏ thì Đ427 BLDS 2015 theo hướng các bên phải hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận => Ghi nhận nghĩa vụ (nghĩa vụ khác tại K6 Đ275).
Tương tự, Đ570, hứa thưởng khi có giải,...
2. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ: Đ372 BLDS 2015 lOMoARcPSD| 36477832
2.1. Nghĩa vụ được hoàn thành: Đ373: Hiển nhiên nhất
Chẳng hạn, A có nghĩa vụ trả tiền cho B. Khi A trả toàn bộ tiền cho B thì nghĩa
vụ được hoàn thành => Nghĩa vụ chấm dứt.
2.2. Theo thoả thuận của các bên: Đ375 -
Nghĩa vụ là quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Nghĩa vụ là
phụcvụ cho lợi ích cho người có quyền, ràng buộc người có nghĩa vụ và các bên hoàn
toàn có thể thoả thuận chấm dứt nó.
Vd: A và B thoả thuận A cho B thuê TS trong 1 thời hạn nhất định (1 năm): Hình
thành nghĩa vụ B phải thuê trong vòng 1 năm. Nhưng vì lí do nào đó, A và B có thể thoả
thuận là chấm dứt HĐ này trước 1 năm (vd đến tháng thứ 8 thì chấm dứt). Trong trường
hợp, nghĩa vụ của B là thuê trong vòng 1 năm chấm dứt trước thời hạn và theo thoả thuận.
2.3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ: Đ376 -
Chẳng hạn, A phải trả cho B 1 khoản tiền, B là người có quyền, A là người
cónghĩa vụ. Trong trường hợp này, B có thể miễn thực hiện nghĩa vụ cho A, khi B miễn
thì nghĩa vụ này chấm dứt. *Lưu ý: -
BLDS khẳng định khi nghĩa vụ có BPBĐ được miễn thì BPBĐ cũng chấmdứt. -
Khi miễn thực hiện nghĩa vụ thì liệu có cần sự đồng ý của người có nghĩa vụhay không? -
Miễn có thể toàn bộ hoặc 1 phần nghĩa vụ.
2.4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác: Đ377 -
Nghĩa vụ được nhận diện thông qua đối tượng, khi đối tượng khác
nhau,nghĩa vụ khác nhau và các nghĩa vụ này có thể thay thế được thì khi nghĩa vụ được
thay thế thì nghĩa vụ được thay thế sẽ chấm dứt. *Lưu ý: -
Khả năng thay thế: Có giới hạn tại K3 Đ377 => Việc thay thế nghĩa vụ
nàykhông được áp dụng cho nghĩa vụ mang tính chất nhân thân (cấp dưỡng,...) -
Khi thoả thuận thay thế nghĩa vụ thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt và là căn
cứchấm dứt nghĩa vụ. Chẳng hạn, A có nghĩa vụ trả tiền cho B, nghĩa vụ tồn tại giữa A
và B, đối tượng của nghĩa vụ là trả 1 khoản tiền. Sau này, các bên có thể thoả thuận lOMoARcPSD| 36477832
thay vì trả khoản tiền thì A có thể trả cho B 1 vật nào đó. => Nghĩa vụ trả tiền được
thay thế bởi nghĩa vụ giao vật => Nghĩa vụ trả tiền chấm dứt.
2.5. Nghĩa vụ được bù trừ: Đ378 -
Trong thực tiễn, rất thường xuyên có tr/chấp. -
Vì sao bù trừ lại là căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ? Bù trừ nghĩa là có 2
nghĩavụ, 2 nghĩa vụ này bù trừ cho nhau, 2 nghĩa vụ này được chấm dứt tuỳ theo mức
độ của nghĩa vụ thì có nghĩa vụ được chấm dứt toàn bộ, có nghĩa vụ chỉ được chấm dứt 1 phần.
Vd: A phải trả cho B 1 khoản tiền trên cơ sở HĐ mua bán (100), bên cạnh đó, B
lại phải trả cho A 1 khoản tiền từ HĐ dịch vụ (80). Theo Đ372, khi nghĩa vụ của A đối
với B và nghĩa vụ của B đối với A bù trừ cho nhau thì làm chất dứt nghĩa vụ. Trong
trường hợp này, nghĩa vụ của B đối với A chấm dứt toàn bộ, nghĩa vụ của A
đối với B chấm dứt ở mức độ 80, chỉ còn 20. -
Điều kiện để bù trừ: Đ378, 379
+ Trong 1 số trường hợp, PL không cho phép bù trừ nghĩa vụ: Đ379
+ Để bù trừ, thì đó phải là nghĩa vụ về TS cùng loại đối với nhau: Thường là nghĩa vụ trả tiền.
+ Cùng đến hạn, nếu chưa đến hạn thì theo BLDS, chưa được bù trừ. Chẳng hạn,
A phải trả B 100, B phải trả A 80. Nếu nghĩa vụ của A đối với B đến hạn nhưng nghĩa
vụ của B đối với A chưa đến hạn thì 2 nghĩa vụ này chưa được bù trừ cho nhau.
+ Ở góc độ thực tiễn, bù trừ rất thường xuyên có tr/chấp tại TA và Toà trọng tài.
Tuy nhiên, cần lưu ý đến khía cạnh tố tụng khi viện dẫn bù trừ.
Vd: A phải trả B 100 trên cơ sở HĐ mua bán, có thể xảy ra trường hợp B khởi
kiện A ra TA, B yêu cầu A phải trả 100. Trong quá trình B khởi kiện A, thì thường
xuyên A cho rằng B còn phải trả A 80 trên cơ sở HĐ dịch vụ. Việc B yêu cầu bù trừ thì
thực chất, B kiện A trên cơ sở 100 và A cho rằng B nợ A 80 thì A thực chất là vụ kiện
mới, được nhập vào vụ kiện trước là B kiện A 100. Trong trường hợp này, yêu cầu kiện
80 trong TTDS gọi là đơn phản tố, trong TT trọng tài là đơn kiện lại và khi làm đơn này
thì phải tuân thủ các quy định như 1 đơn khởi kiện.
2.6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một: Đ380
Tình huống: Cty A phải trả cho Cty B 1 khoản tiền, trong trường hợp này, tồn tại
nghĩa vụ (A là bên có nghĩa vụ, B là bên có quyền. Sau này, A và B sáp nhập lại với
nhau. Như vậy, bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm 1 và nghĩa vụ của A đối với B đã chấm dứt. lOMoARcPSD| 36477832 -
A cho B thuê 1 TS, từ HĐ thuê hình thành nhiều nghĩa vụ, trong đó, 1 bên
cóquyền, 1 bên có nghĩa vụ. Sau khi kí HĐ thuê 1 tgian, A là bên cho thuê, B là bên
thuê thì B trở thành CSH căn nhà => B vừa là bên thuê, vừa là CSH, thì HĐ thuê chấm dứt.
2.7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết: Đ381 -
Trong BLDS, có 4 loại thời hiệu ở Đ150: Thời hiệu hưởng quyền, thời
hiệumiễn trừ NVDS, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu y/c giải quyết việc DS => Theo
Đ372, Đ381 BLDS 2015 chỉ có 1 loại thời hiệu làm chấm dứt nghĩa vụ.
Vd: A phải trả B 1 khoản tiền, theo quy định tại Đ429 BLDS 2015, thời hiệu
khởi kiện là 3 năm nên B phải khởi kiện A trong thời hạn 3 năm. Nếu sau 3 năm kể từ
khi A phải trả tiền cho B thì B mới khởi kiện thì trơng trường hợp này, thời hiệu khởi
kiện của B đã chấm dứt. Thời hiệu khởi kiện chấm dứt không là căn cứ làm chấm dứt
nghĩa vụ. Cụ thể, B không được quyền KK A nữa nhưng nghĩa vụ trả nợ của A đối với B chưa chấm dứt. -
Trong thực tế, rất hiếm khi có thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ => Rất hiếm đượcvận dụng.
2.8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại mà
nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện: Đ382 -
Nghĩa vụ do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện => Nghĩa vụ nhân thân -
Trong thừa kế, người chết có thể để lại nghĩa vụ thì chỉ bàn về nghĩa vụ vềTS.
VD: A cam kết vẽ cho B 1 bức tranh, A có nghĩa vụ vẽ tranh cho B, nghĩa vụ vẽ
tranh gắn liền với A, cho nên, khi A chết, nghĩa vụ của A đương nhiên chấm dứt vì đây
là nghĩa vụ do chính A thực hiện. -
Nghĩa vụ chỉ dành cho cá nhân, pháp nhân => Các nghĩa vụ khác không
chấmdứt nếu không phải nghĩa vụ dành cho cá nhân, pháp nhân. Chẳng hạn, A vay tiền
Ngân hàng, A phải trả tiền cho NH. Trong trường hợp này, nghĩa vụ của A đối với NH
không phải là nghĩa vụ chỉ dành cho cá nhân đó. Đây không là nghĩa gắn liền với nhân
thân của A mà là nghĩa vụ TS.
2.9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa
kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác: -
Vẫn là nghĩa vụ mang tính chất nhân thân, nhưng nhân thân ở đây là gắn
liềnvới người có quyền. lOMoARcPSD| 36477832
Vd: A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho B, B là người có quyền. Khi B chết, quyền
được cấp dưỡng không nằm trong khối di sản nên nghĩa vụ cấp dưỡng cũng chấm dứt.
2.10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế
bằng nghĩa vụ khác: Đ383 -
Nếu chỉ thuần tuý đọc ở K10 thì để nghĩa vụ chấm dứt thì phải tồn tại 2 đk:
+ Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn
+ Được thay thế bằng nghĩa vụ khác
=> Không hoàn toàn chính xác. Do đó, phải đọc tiếp Đ383: Chỉ cần 1 đk là vật
đặc định không còn, việc thay thế không là căn cứ, đk để chấm dứt nghĩa vụ. Giả sử, A
có nghĩa vụ giao cho B 1 chiếc xe (vật đặc định), do SKBKK (lũ), chiếc xe bị cuốn trôi.
Lúc này, vật đặc định không còn, nghĩa vụ giao vật đặc định đương nhiên chấm dứt
không cần phải đòi hỏi đk thay thế.
2.11. Trường hợp khác do luật định: Đ384
- Có thể xảy ra. Chẳng hạn, luật phá sản
C. THAY ĐỔI CHỦ THỂ TRONG QHNV
Thông thường, NV hình thành, thực hiện, chấm dứt giữa 2 chủ thể ban đầu với
nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp trong quá trình NV tồn tại, có thể
có sự thay đổi chủ thể trong QHNV. Nhìn tổng thể, có thể có sự thay đổi từ phía người
có quyền (Chuyển giao quyền y/c), có thể có sự thay đổi từ phía người có nghĩa vụ (Chuyển giao NV).
1. Chuyển giao QYC (Thế quyền):
- Có 2 TH thay đổi người có quyền:
[1]. Chuyển giao QYC theo thoả thuận: Đ365
- Khái niệm: Sự thống nhất ý chí giữa người có quyền với người thứ 3 để
ngườithứ 3 thế vào vị trí của người có quyền.
Vd: A phải trả cho B 1 khoản tiền => QHNV: A là người có nghĩa vụ, B là người
có quyền. B có thể thống nhất ý chí với C là B chuyển QYC của mình sang cho C. Lúc
này, C trở thành người thế quyền, thế vào vị trí của B.
- Có cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ không? K2 Đ365 không cần sự
đồngý của người có NV. Vì về nguyên tắc, khi B chuyển QYC của mình sang cho
C thì hoàn cảnh của A là người có NV không thay đổi. lOMoARcPSD| 36477832
- Có những TH, QYC trong QHNV không được chuyển giao:
+ Theo quy định PL: Điểm a K1 Đ365: Cấp dưỡng (A phải cấp dưỡng cho B,
BLDS quy định quyền y/c cấp dưỡng của B không thể được chuyển giao. Vì quyền này
gắn liền với nhân thân nên PL không cho phép chuyển giao cho người khác), BTTH do
xâm phạm TM, SK, danh dự, nhân phẩm, uy tín (QYC BT khi yếu tố nhân thân bị xâm
phạm nên PL không cho phép chuyển giao. Vì đây là quyền gắn liền với nhân thân =>
Theo Thầy Đại có 2 nhược điểm:
(1). Ở đây không phải là TM, SK, danh dự, nhân phẩm, uy tín được chuyển giao
mà QYC BT sau khi các đối tượng này bị xâm phạm. Các nhà lập pháp không cho phép
chuyển giao thì nó có thật sự mang tính nhân thân hay không? TM, SK, danh dự, nhân
phẩm, uy tín là nhân thân, nhưng chúng ta không chuyển giao các đối tượng đó mà là
chuyển giao QYC BTTH sau khi các đối tượng này bị xâm phạm mà quyền này thực
chất mang tính chất TS => Về mặt lý luận rất khó lý giải.
(2). Chỉ liệt kê 1 số đối tượng là quyền nhân thân bị xâm phạm. Vậy các quyền
nhân thân khác như quyền hình ảnh, quyền tự do tín ngưỡng,... bị xâm phạm thì QYC
BT từ việc xâm phạm đó có được chuyển giao hay không? Chẳng hạn: A xâm phạm tới
hình ảnh của B, B được quyền y/c A BT. Vậy theo Đ365 thì QYC BT có được chuyển
giao hay không khi PL không liệt kê)
+ Theo thoả thuận: Điểm b K1 Đ365: QYC không được chuyển giao trên cơ sở
thoả thuận các bên. Vd: A phải cung cấp dịch vụ cho B (dịch vụ pháp lý), B là người có
quyền, A là người có NV. Trong HĐ giữa A và B, các bên thoả thuận A chỉ thực hiện
công việc cho B mà thôi => Được hiểu 1 dạng thoả thuận không cho chuyển giao QYC.
Do đó, B không thể tự động chuyển QYC sang cho C. -
Hình thức chuyển giao: BLDS 2015, không có quy định về hình thức
chuyểngiao QYC theo thoả thuận. Tuy nhiên, tại K2 Đ265 có quy định người chuyển
giao QYC phải thông báo = VB. (Chuyển giao QYC giữa B và C phải được thông báo = VB cho A).
Khi không được thông báo = VB thì có 2 hệ quả: (1). Người có nghĩa vụ được
quyền từ chối thực hiện (A trong các vd vừa rồi được quyền từ chối thực hiện NV đối
với C). (2). Nếu người có nghĩa vụ đã thực hiện cho người có quyền ban đầu thì người
có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm (Do không được thông báo, A đã thực hiện
NV đối với B, chẳng hạn A chuyển khoản cho B thì A không còn chịu trách nhiệm nữa).
*Lưu ý: Để người có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện NV thì phải đáp ứng
2 đk: Không được thông báo + Người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao. lOMoARcPSD| 36477832 -
Hệ quả: BLDS khẳng định khi chuyển giao quyền y/c thì người được
chuyểngiao QYC trở thành bên có QYC. Người thế quyền thế vào vị trí của người có
quyền trong QHNV. (C là người có quyền, trở thành người có quyền) -
Khi chuyển giao QYC thì chuyển giao cả BPBĐ: Người có NV là người
phảithực hiện, người có quyền là bên thụ hưởng. Và chỉ có sự thay thế từ phía người có
quyền, hoàn cảnh của người có NV không thay đổi, mà BPBĐ thực chất sinh ra để đề
phòng người có NV không thực hiện. Người có NV không thay đổi thì khi rủi ro không
thay đổi thì BPBĐ cần được duy trì.
Vd: A có NV đối với B, theo thoả thuận HĐ, A phải thực hiện NV đ/vs B vào
ngày 1/4 . Đến 1/4 , A không thực hiện. Thời hiệu KK bắt đầu từ 1/4. Đến 1/12, B
chuyển QYC sang cho C. Khi C KK A thì thời hiệu bắt đầu từ 1/4 hay chỉ bắt đầu từ 1/12?
=> TA theo hướng thời hiệu KK giữa A và B cũng được chuyển sang cho C. Khi
C KK A, thời hiệu KK bắt đầu từ 1/4
Các bên thoả thuận nếu có tr/chấp thì đưa ra Trọng tài. Sau đó, B chuyển QYC
sang cho C. Khi C kiện A, thì A được quyền kiện ở Trọng tài hay kiện ở TA. => Thoả
thuận kiện ra Trọng tài giữa A và B có được chuyển sang cho C hay không?
=> Theo NQ 01/2014, khi chuyển giao QYC thì chuyển giao luôn thoả thuận Trọng tài.
***Khi chuyển giao QYC, trước khi chuyển giao thì đã có quan hệ giữa người
có quyền ban đầu với người có nghĩa vụ. Trong 1 số trường hợp, người có NV có thể
viện dẫn những hành vi của người có QYC để chống lại người có QYC. Thì khi được
chuyển giao, việc chống lại đó có được duy trì cho người có NV hay không?
A được quyền viện dẫn việc lí do B không giao hàng để hoãn thực hiện NV đối
với C. (B đi đôi giày nào, C đi đôi giày đó)
[2]. Chuyển giao quyền yêu cầu theo luật định:
Vd: A phải thực hiện NV đ/vs B (trả tiền cho B). Vì lí do nào đó, B chết. QYC
của B sẽ chuyển sang cho những người thừa kế (con, vợ). QYC ban đầu là của B bây
giờ được chuyển sang cho người thừa kế và họ có QYC A thực hiện NV.
- Hệ quả: Giống với chuyển giao QYC theo thoả thuận.
2. Chuyển giao NV (Thế NV): -
Có thể được tiến hành theo thoả thuận hay theo PL
[1]. Chuyển giao NV theo thoả thuận: Đ370 lOMoARcPSD| 36477832 -
Sự thống nhất ý chí của người có NV và người thế NV. Vd: A có NV trả
tiềncho B. A có thể thoả thuận với C để A chuyển NV sang cho C thì C là người thế
NV. QHNV vẫn duy trì nhưng có sự thay đổi về chủ thể có NV. -
Phải có sự đồng ý của người có quyền: Trong QHNV, khả năng thực hiện
NVlệ thuộc vào người có NV. NV do người này có thể thực hiện được nhưng khi trao
cho người khác chưa chắc thực hiện được (A có thể là người thực hiện được NV nhưng
khi chuyển sang cho C thì C chưa chắc thực hiện được) => Chuyển giao NV có liên
quan mật thiết đến khả năng THNV, mà khả năng THNV ảnh hưởng trực tiếp đến người có quyền.
Vd: A vay B (ngân hàng). A thoả thuận chuyển sang cho C nhưng chưa có sự
đồng ý của Ngân hàng. Sau này, B khởi kiện ra TA thì TA không chấp nhận chuyển giao NV giữa A và C.
[2]. Chuyển giao quyền yêu cầu theo luật định:
D. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
- NV đã tồn tại 1 cách hợp pháp. Nghĩa vụ phải được thực hiện như thế nào?
1. Nguyên tắc thực hiện NV
2. Một số quy định chung cho các loại NV
- Địa điểm THNV: 1 nội dung quan trọng của THNV. Việc xác định địa điểm sẽ
cho biết người có NV đã thực hiện đúng NV hay chưa => Quy định có thể vận dụng tới.
+ Vd: A (TP. HCM) cho B thuê 1 container chở hàng, Trong tgian vận chuyển
hàng, xe của B có tai nạn ở Khánh Hoà. B đã gọi điện cho A để A đến lấy container về,
nhưng A không đến lấy. Sau đó, container bị mất => Ai gánh chịu về việc mất container?
B đã hoàn trả container chưa? Nếu rồi, A tự chịu trách nhiệm. Nếu chưa, B chịu? Xác
định địa điểm hoàn trả container? HĐ không nói rõ địa điểm hoàn trả. Nhưng đây là
HĐ thuê có đối tượng là động sản => Theo Đ277 BLDS 2015, khi các bên không có
thoả thuận thì trụ sở hoặc nơi cư trú của bên có quyền => Trụ sở của A là ở TP. HCM
là địa điểm hoàn trả container => TA xác định B chưa hoàn trả. + Xác định địa điểm
THNV: Đ277 - Thời điểm (thời hạn) THNV:
+ Việc xác định thời hạn THNV rất quan trọng.
Vd: A bán nhà cho vợ chồng con gái của B. con gái của B đã nhận sử dụng nhà.
Trong trường hợp này, HĐMB có tồn tại. Sau tr/chấp, A khởi kiện huỷ bỏ HĐ với lí do
B đã vi phạm HĐ. B vi phạm nghĩa vụ gì, theo TA, B vi phạm nghĩa vụ trả tiền => TA
đồng ý chấp nhận huỷ bỏ HĐ, cụ thể, B chưa trả tiền cho A mặc dù đã nhận nhà. TA lOMoARcPSD| 36477832
khẳng định trong HĐ các bên không có thoả thuận về thời điểm trả tiền. Theo các quy
định PL, trả tiền khi giao nhận nhà.
+ Xác định theo thoả thuận: Hợp lý
+ Xác định theo quy định PL
3. Một số NV đặc thù
*NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
A. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái quát về HĐ:
1.1. Khái niệm HĐ: Đ385 -
Trên cơ sở định nghĩa ở Đ385, có thể phân tích khái niệm HĐ từ góc độ nộidung và chủ thể:
+ Từ góc nội dung: HĐ là sự thoả thuận (sự thống nhất ý chí của nhiều chủ thể).
Nếu chưa có sự thoả thuận => Chưa có thống nhất ý chí => Chưa có HĐ
Vd: A đưa ra 1 lời đề nghị, đây là ý chí của B. Lời đề nghị chưa được B chấp
nhận => Chưa có thoả thuận => Chưa có HĐ -
Thoả thuận có thể ngầm định hoặc minh thị. -
Nếu HĐ là thoả thuận thì không phải thoả thuận nào cũng là HĐ. Mà
thoả thuận này phải xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS.
Vd: A rủ B sau giờ học đi uống cf => Có sự thống nhất nhưng chưa đủ để xác
lập HĐ vì chưa xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS.
+ Từ góc độ chủ thể: Đ16 quy định GDDS bao gồm HĐ và hành vi pháp lý đơn
phương => Khác nhau ở chủ thể. “Các bên” – ít nhất 2 chủ thể trở lên
=> HĐ là sự thống nhất ý chí của 2 chủ thể trở lên và sự thống nhất này phải xác
lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS.
1.2. Phân loại HĐ: Đ402 -
HĐ rất đa dạng. Mỗi loại HĐ có những quy định tương ứng. Chẳng hạn,
họcvề loại GD có đền bù (mua bán) và không có đền bù (tặng cho). -
Tuỳ vào mục đích, phân loại theo những tiêu chí,... BLDS có quy định về loại HĐ.
(1). HĐ song vụ: Mỗi bên đều có NV đối với nhau. Vd: HĐ mua bán: Bên bán
có NV giao TS cho bên mua, bên mua có NV trả tiền cho bên bán. lOMoARcPSD| 36477832
(2). HĐ đơn vụ: Chỉ có 1 bên có NV. Thông thường, trong HĐ tặng cho, cta cho
rằng đây là HĐ đơn vụ. Tuy nhiên, nếu mổ xẻ, thì nhận định có thể gây tranh cãi bởi
trong 1 số trường hợp bên tặng cho với bên nhận tặng cho có sự ràng buộc. Vd: HĐ
tặng cho có điều kiện.
(3). HĐ chính: A cho B vay => HĐ vay. Để bảo đảm cho việc vay, B thế chấp
cho A tài sản của mình => Tồn tại HĐ thế chấp: HĐ cho vay là HĐ chính, HĐ thế chấp
là HĐ phụ. HĐ vay không lệ thuộc vào HĐ thế chấp. Còn HĐ thế chấp lệ thuộc rất
nhiều vào HĐ vay. Chẳng hạn, nếu HĐ vay chấm dứt thì HĐ thế chấp đương nhiên chấm dứt.
(4). HĐ phụ: HĐ phụ thuộc vào HĐ chính. A cho B thuê TS. Được sự đồng ý
của A, B lại cho C thuê lại TS => 2 HĐ: HĐ cho thuê (chính) và HĐ cho thuê lại (phụ)
(5). HĐ vì lợi ích của người thứ 3: Thông thường HĐ tồn tại giữa các bên với
nhau nhưng trong thực tế lại xuất hiện loại HĐ này. Vd: HĐ bảo hiểm nhân thọ. A kí
HĐBH với DN B, theo đó, A phải đóng phí bảo hiểm cho B. Nếu A chết, B sẽ trả cho
C – người thụ hưởng (thường là người thân của A). HĐ được xác lập giữa A và B nhưng vì lợi ích của C.
(6). HĐ có điều kiện: Lệ thuộc vào sự kiện nào đó. Vd: HĐ xây dựng các bên
thoả thuận chủ đầu tư phải trả tiền cho nhà thầu khi nhà thầu cung cấp bộ hồ sơ. NV trả
tiền lệ thuộc vào bộ hồ sơ.
Bên cạnh sự phân loại theo Đ402, thì còn có sự phân loại khác về HĐ. Chẳng
hạn, trong 1 số tài liệu có HĐ chuyển QSH (HĐMB, tặng cho, trao đổi TS, vay TS),
hoặc nhóm chuyển QSD (HĐ thuê, mướn,...)
1.3. Nội dung HĐ: Đ398 -
Khái niệm: Nội dung HĐ là những thứ các bên thoả thuận. Nhưng
ngoàinhững thứ các bên thoả thuận thì còn gì nữa không? Trong LTM 2005 có quy định
về VPHĐ: VPHĐ là việc 1 bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện
không đúng NV theo thoả thuận hoặc theo quy định. -
Xác định bản chất của HĐ: Từ đó, biết được quyền và NV tương ứng (nộidung của HĐ)
Vụ án: HTX A giao cho B 1 kiốt bán hàng, khi nhận kiốt, B có giao cho A 1
khoản tiền. 5 năm sau, A gửi B 1 thông báo, theo đó, B có 2 lựa chọn:
1. B trả lại ki ốt cho A.
2. B kí 1 HĐ thuê mới với A lOMoARcPSD| 36477832
- Thông báo này của A cho thấy giữa A và B có HĐ thuê nên thông báo A thể
hiện bản chất HĐ thuê. Tuy nhiên, B cho rằng quan hệ giữa A và B không phải là HĐ
thuê mà là HĐMB, thì A đã chuyển sở hữu cho B, B sở hữu kiốt thì B không phải trả
lại kiốt cũng nhưng không cần phải kí thêm HĐ mới với A. TA xác định: HĐ thuê: 1.
TA lấy số tiền mà B đã giao cho A khi nhận kiốt chia cho 5 năm tương
ứngvới tiền thuê của các ki ốt tương tự. 2.
A còn giao nhiều kiốt cho nhiều chủ thể khác và các chủ thể được giao
đềuthừa nhận A cho thuê.
=> Thấy, HĐ thuê và HĐMB có vài điểm chung: Đều giao TS, đều có đền bù.
Khác biệt ở chỗ, HĐ thuê là chuyển QSD (đền bù của chuyển QSD), HĐMB là chuyển
QSH (đền bù của chuyển QSH), đền bù của chuyển QSH thường lớn hơn đền bù của chuyển QSD.
- Trong 1 số trường hợp, việc xác định nội dung HĐ theo thoả thuận có
khókhăn (sơ sài hoặc các bên không thống nhất với nhau về thuật ngữ mà các bên
sd trong HĐ) => Phải giải thích HĐ
- Giải thích HĐ: Triển khai khi thực hiện HĐ.
B. XÁC LẬP HỢP ĐỒNG 1. Giao kết HĐ - Nguyên tắc: Đ3
1.1. Đề nghị GKHĐ: Đ386 -
Ý định GK phải rõ ràng: Lời đề nghị GKHĐ: Thông thường phải
chứa các nộidung chủ yếu của HĐ. Chẳng hạn, A muốn bán TS của mình, A chỉ
rêu tôi muốn bán TS => Ý định GK là có nhưng chưa thực sự rõ ràng => Lời đề nghị thông thường. - Chịu sự ràng buộc -
Chủ thể được xác định: BLDS 2015 coi đề nghị gửi tới công chúng cũng là đềnghị GKHĐ. -
Có thể ấn định thời hạn trả lời1.2. Chấp nhận đề nghị GKHĐ: Đ393 -
Là sự trả lời chấp nhận. lOMoARcPSD| 36477832
+ Nội dung của trả lời chấp nhận: Để được coi là chấp nhận đề nghị GKHĐ thì
phải là sự trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị. Nếu chấp nhận mà không
toàn bộ thì không phải là lời chấp nhận đề nghị GKHĐ và đây là lời đề nghị mới.
+ Chấp nhận đề nghị GKHĐ phải là tấm gương phản chiếu của đề nghị GKHĐ.
Vụ án: A vận chuyển hàng cho B để giao cho C, tồn tại HĐ vận chuyển giữa A
và B, theo đó, A phải trả cho B 1 khoản tiền. Tuy nhiên, A gặp khó khăn về mặt tài
chính nên C can thiệp, C gửi B 1 VB với nội dung C sẵn sàng trả tiền thay cho A nhưng
không phải trả toàn bộ mà trả 80%. C gửi VB này thực chất là 1 lời đề nghị GKHĐ giữa
B và C mà C là người đề nghị GKHĐ. B trả lời chấp nhận đề nghị của C nhưng với điều
kiện C phải trả 90% => B trả lời chấp nhận đề nghị của C nhưng B chấp nhận có điều
kiện => Lời đề nghị của C chưa được B chấp nhận toàn bộ => B chưa phải là chấp nhận
đề nghị GKHĐ. Theo TA, giữa B và C chưa có QHHĐ.
+ Trả lời: có thể = hvi ví dụ như gửi thư trả lời, cái gật đầu,... => Sự im lặng của
người được đề nghị có được coi là chấp nhận đề nghị GKHĐ: K2 Đ293: Sự im lặng
không được coi là chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Vd: A cho B thuê 1 TS, thời hạn 3 năm, trong HĐ thuê, các bên thoả thuận trước
khi kết thúc thời hạn 1 tháng, mỗi bên được quyền đưa ra 1 lời đề nghị 1 HĐ mới với
thời hạn, nội dung tương tự. Các bên thoả thuận bên nhận được không trả lời trong vòng
1 tuần thì được coi là chấp nhận. => Sự im lặng là chấp nhận đề nghị GKHĐ do các bên thoả thuận.
- Còn trường hợp nào im lặng được coi là chấp nhận đề nghị GKHĐ không?
(Thầy Đại: Chỉ đưa ra 1 ngoại lệ thì chưa thuyết phục).
Vụ án: A xây nhà cho B, B phải trả tiền cho A. Trong tgian A xây dựng cho B,
A đã yêu con gái của B và kết hôn với con gái B. Trong trường hợp này, A gửi B 1 thư,
theo đó, A nói với B không phải trả cho A khoản tiền còn thiếu nữa. => Bức thư thực
chất là 1 lời đề nghị GKHĐ: A đề nghị chấm dứt NV cho B. Khi B nhận, B không nói
mà cất bức thư. Sau này, A và con gái B ly hôn, A quay sang đòi tiền B. A có được
quyền đòi tiền B không?
Nếu B chấp nhận, A không được đòi nữa.
Nhưng liệu B có được coi là chấp nhận không khi B giữ bức thư => Sự im lặng
của B có là chấp nhận không. Nếu viện dẫn Đ293, không thoả thuận, không thói quen
=> Sự im lặng không là chấp nhận. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử, TA khẳng định giữa A
và B tồn tại HĐ và B không phải trả tiền cho A. TA coi sự im lặng của B là chấp nhận lOMoARcPSD| 36477832
*Lưu ý: Trong thực tế, rất phổ biến có trường hợp 1 đồng sở hữu vd: Chồng
hoặc vợ mang TSC đi giao dịch, mà giao dịch này không có sự tgia của người còn lại.
nhưng người này biết mà không phản đối, đồng thời có 1 số ứng xử cho thấy có sự chấp
nhận => Giao dịch được coi là có sự đồng ý và có giá trị pháp lý (Án lệ số 04 =>
Biết + Không phản đối + Có 1 số ứng xử cho thấy có sự chấp nhận)
1.3. GKHĐ có điều kiện: HĐ có điều kiện phát sinh: Đ120 -
GD mà các bên thoả thuận về điều kiện phát sinh
Vd: A chuyên xây dựng chương trình máy tính, giới thiệu cho B 1 chương trình
mà A cho rằng rất tốt cho B. B cảm thấy chương trình máy tính này hấp dẫn nên A và
B thống nhất GKHĐ về khai thác chương trình máy tính. Tuy nhiên, B vẫn do dự về
tính khả thi trong môi trường của B. Các bên thống nhất nhưng đặt đk là việc GK còn
lệ thuộc vào việc chương trình máy tính có khả thi và tính khả thi do C đánh giá. Nếu
chương trình máy tính này không khả thi thì GD không p/sinh. Nếu khả thi thì GD được giao kết.
+ Nếu do tác động của B mà C kết luận chương trình không có tính khả thi thì
theo K2 Đ120, chương trình này có tính khả thi => Đk có xảy ra => GD p/sinh.
+ Nếu do tác động của A mà C kết luận chương trình có tính khả thi thì theo K2
Đ120, chương trình này không có tính khả thi => Đk không xảy ra => GD không p/sinh -
Điều kiện ở đây không nói rõ là điều kiện ntn, điều kiện là sự kiện
trongtương lai, có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Y/c đối với đk, BLDS không nói rõ.
Tuy nhiên, điều kiện do các bên thoả thuận là nội dung của GD và phải không vi phạm
điều cấm của luật, không trái với đạo đức xh, xảy ra tự nhiên.
=> Các bên thống nhất với nhau về HĐ nhưng việc GK cuối cùng có được triển
khai hay không thì lệ thuộc vào điều kiện xảy ra trong tương lai. -
Hệ quả khi đk xảy ra: GDDS p/sinh => Chừng nào đk chưa xảy ra, GD
chưa p/sinh và ngược lại (Chừng nào C chưa đưa ra kết luận chương trình máy tính có
tính khả thi trong mt của B thì GD giữa A và B chưa p/sinh)
Một số tài liệu khẳng định khi đk xảy ra, GD p/sinh hiệu lực. Lưu ý về mặt ngôn
từ, Đ120 quy định “GD p/sinh”, tức là bắt đầu tồn tại (chưa chắc có hiệu lực) -
Vận dụng trong thực tiễn: Chế định HĐ có đk p/sinh thường xuyên được
TAkhai thác cho 1 tình huống khá phổ biến: Năm 2020, A được NN cho thuê nhà, A
được quyền hợp thức hoá để trở thành CSH, được NN cấp GCN. Và A thoả thuận
chuyển nhượng cho B nhà đó năm 2020. Đến 2020, A chưa CSH nên GD giữa A và B
chưa thể ra công chứng. Vì vậy, các bên thường xuyên thoả thuận A và B thống nhất A lOMoARcPSD| 36477832
chuyển nhượng cho B nhà nhưng với nội dung khi nào A được cấp GCN, được công
nhận CSH thì A và B ra công chứng HĐMB. Năm 2021, A được cấp GCN. => 2020,
A và B xác lập HĐ chuyển nhượng nhà => 2021, A mới là CSH.
=> TA thường xác định quan hệ giữa A và B là HĐMB chuyển nhượng có đk
p/sinh: Khi A là CSH, được đứng tên trên GCN => Do đó, giữa A và B tồn tại HĐ từ
2020 – 2021 là HĐMB có đk p/sinh => 2021, đk xảy ra nên giữa A và B mới có HĐMB,
còn có hiệu lực hay không thì A và B phải đi công chứng.
2. Thời điểm GKHĐ:
2.1. Tầm quan trọng của việc xác định thời điểm HĐ được giao kết:
- Có 2 vai trò quan trọng:
+ Nhờ biết được thời điểm HĐ được GK =>Biết được PL có hiệu lực để điều
chỉnh HĐ. Chẳng hạn, cta xác định HĐ được xác lập vào năm 2016, thì sẽ biết được
PL có hiệu lực điều chỉnh HĐ này là PL năm 2016. Vì thời điểm xác lập HĐ chính là
thời điểm ta biết được Luật điều chỉnh HĐ (Luật đang có hiệu lực tại thời điểm HĐ được giao kết).
=> Thời điểm GKHĐ là nội dung quan trọng để biết được PL nào có hiệu lực điều chỉnh HĐ.
+ Biết được thời điểm có hiệu lực của HĐ: Đ401 => HĐ giao kết hợp pháp có
hiệu lực từ thời điểm giao kết => Nguyên tắc: Biết được thời điểm GKHĐ là biết được
thời điểm HĐ có hiệu lực để ràng buộc các bên. => Từ đó, việc xác định chính xác
thời điểm HĐ được giao kết có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền, NV của
các bên. Vd: Có những TH ta phải xác định thời điểm GKHĐ chính xác theo phút để
biết được quyền, NV các bên.
Chẳng hạn: A là DN vận chuyển, thường mua bảo hiểm ở chỗ B. Trong 1 lần vận
chuyển xe máy ra miền Bắc, người của A tiếp cận với B xác lập HĐBH. Vào ngày hôm
đó, chuyến vận chuyển mua bảo hiểm bị cháy vào lúc 11h, đối tượng được mua bảo
hiểm bị cháy ở khoảng 11h. Do đó, việc xác định thời điểm HĐ được giao kết trước 11h
hay sau 11h có hệ quả quan trọng:
Nếu trước 11h (trước khi vụ cháy xảy ra): HĐBH có hiệu lực tại thời điểm giao
kết => HĐ giữa A và B là HĐ hợp pháp, có hiệu lực từ trước 11h => Đám cháy xảy ra
sau 11h, bên B bảo hiểm phải trả tiền.
Nếu HĐ giao kết sau 11h (sau khi xảy ra đám cháy): đối tượng được bảo hiểm
không còn, giao dịch bảo hiểm không có giá trị.
2.2. Thời điểm GKHĐ: Đ400 lOMoARcPSD| 36477832 -
K1 Đ400: Trường hợp thông thường bên đề nghị GKHĐ và bên chấp
nhậnGKHĐ không ở cùng 1 địa điểm.
Vd: A ở HN gửi cho B 1 đề nghị GKHĐ thông qua đường bưu điện, B nhận được
lời đề nghị ngày 1/4 và kí xác nhận đồng ý vào ngày 1/4. Ngay ngày 1/4, B gửi trả lời
chấp nhận của mình cũng qua bưu điện. 1 tuần sau, ngày 8/4, A nhận được trả lời chấp
nhận của B. Có 2 thời điểm: 1/4 là thời điểm đã tồn tại lời đề nghị GKHĐ và lời chấp
nhận đề nghị GKHĐ; 8/4 là thời điểm A nhận được chấp nhận => HĐ chỉ được coi là GK vào ngày 8/4.
VN theo trường phái HĐ được GK vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận GK. -
K2 Đ400: Thông qua im lặng là GKHĐ. -
K3 Đ400: Thông qua lời nói (điện thoại, trao đổi miệng,...). Chẳng hạn,
Atrao đổi với B là A bán cho B máy tính xách tay, các bên trao đổi với nhau qua điện
thoại ngày 1/4. Ngày 1/4, A và B đã thống nhất với nhau về loại máy, giá máy, về thời
gian giao máy là 1 tuần sau. => Thống nhất với nhau. 3 ngày sau (4/4), A và B lại trao
đổi với nhau qua ĐT, các bên thống nhất địa điểm giao máy là A sẽ giao máy cho B tại
thời điểm của A. Trong trường hợp này, 1/4, A và B không đề cập đến địa điểm giao
máy thì các bên đã ngầm chấp nhận địa điểm giao máy theo quy định PL. Còn ngày 4/4
chỉ là thoả thuận về thay đổi nội dung mà các bên đã ngầm chấp nhận. => HĐ được GK
ngày 1/4, nơi các bên thoả thuận với nhau về loại máy, giá máy, về thời gian giao máy. -
K4 Đ400: Thời điểm HĐGK được giao kết bằng VB => Ai là người
cuốicùng thể hiện sự đồng ý, chấp nhận của mình trên VB. Vd: A kí trước, B kí sau thì
thời điểm HĐ được GK là thời điểm B kí vào HĐ.
*Lưu ý: Thực tế có nhiều trường hợp không “kí” như: điểm chỉ, đóng dấu,...
không thể giới hạn ở chữ kí được.
Trong thực tiễn, thường xuyên gặp TH, các bên thoả thuận = lời nói, 1 tgian sau
mới thể hiện = VB: HĐLĐ, HĐ bảo hiểm => Xác định theo K3
3. Điều kiện có hiệu lực HĐ: Đ117: 6 điều kiện -
Điều kiện có hiệu lực của HĐ cũng chính là điều kiện có hiệu lực của
GDDS: 2 nhóm: Đk về chủ thể & Đk liên quan đến giao dịch: (1). Đk về chủ thể: -
Có NLPLDS phù hợp với GDDS được xác lập: Áp dụng cho cá nhân và phápnhân. lOMoARcPSD| 36477832 -
Có NLHVDS phù hợp với GDDS: Dựa vào GDDS cụ thể để phân tích
(tuổi,khả năng nhận thức): Áp dụng cho cá nhân -
Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
(2). Đk liên quan đến giao dịch: -
Mục đích, nội dung không vi phạm điều cấm của luật (VB do QH ban
hànhdưới dạng luật => VB dưới luật không là điều kiện có hiệu lực của HĐ) -
Không trái với đạo đức xh -
Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của HĐ trong TH luật có
quyđịnh (VB do QH ban hành dưới dạng luật => VB dưới luật không là điều kiện có hiệu lực của HĐ)
4. HĐ không đủ điều kiện có hiệu lực (HĐ vô hiệu): Đ407
4.1. Trường hợp HĐ vô hiệu: 2 TH
[1]. HĐ vô hiệu trên cơ sở các quy định về GDDS: HĐ là một GDDS
- CSPL: K1 Đ407 => Đ123 – Đ133 (còn có Đ122)
*Lưu ý: Mối quan hệ giữa GDDS vô hiệu và HĐ vô hiệu: K1 Đ407 không liệt
kê Đ122 => Liệu có thể khai thác Đ122 cho HĐ vô hiệu không? Thực tiễn XX, quy
định như Đ122 có vai trò của nó, giúp vô hiệu những GD đáng vô hiệu nhưng không
được liệu kê ở K1 Đ407 => Có thể suy luận, K1 Đ407 loại trừ khả năng áp dụng Đ122
cho HĐ. Tuy nhiên, nếu quan sát lịch sử xây dựng BLDS 2015, có sơ sót về mặt kỹ
thuật, Đ122 BLDS 2015 là Đ127 BLDS 2005 đã bỏ sót Đ122 quên không cập nhật tại
K1 Đ407 => Vì HĐ là 1 GDDS nên Đ122 vẫn được áp dụng cho HĐ mặc dù K1 Đ407 không liệt kê.
[2]. HĐ vô hiệu quy định trong phần HĐ:
- Hình thức của HĐ vô hiệu theo Đ129.
- Trường hợp HĐ vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được: Đ408
+ HĐ có thể có đối tượng không thể thực hiện được, và việc không thể thực hiện
được này có thể xuất hiện từ thời điểm GK hoặc chỉ xuất hiện sau thời điểm GK
Vd: A cho B thuê 1 con tàu, ở thời điểm A và B xác lập HĐ thuê, con tàu này
đang đi vận chuyển, có thể xảy ra 1 số tình huống:
+ Ở thời điểm A và B xác lập HĐ thuê với con tàu này, nhưng tàu đã bị gió nhấn
chìm => Ở thời điểm GK HĐ, đối tượng không thể thực hiện được lOMoARcPSD| 36477832
+ Ở thời điểm A và B xác lập HĐ thuê, con tàu vẫn tồn tại nhưng sau khi HĐ
thuê được xác lập thì tàu bị gió nhấn chìm => Xuất hiện sau khi HĐ được GK. (Không áp dụng Đ408)
=> Đ408 chỉ áp dụng đối với trường hợp “ngay từ khi giao kết”
+ Trong thực tiễn, có TH ở thời điểm GKHĐ, HĐ có đối tượng không thể thực
hiện được, nhưng sau khi GK, HĐ lại thực hiện được thì có áp dụng Đ408 không? Không áp dụng Đ408.
4.2. Thời hiệu y/c tuyên bố HĐ vô hiệu: -
Trong GDDS có điều luật về thời hiệu yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu: Đ132
=> Cũng áp dụng Đ132 cho HĐ
[1]. Vô hiệu nhưng thời hiệu không bị giới hạn: Đ123, Đ124
[2]. Vô hiệu nhưng thời hiệu bị giới hạn: 2 năm: Đ125 – Đ129
*Ở Đ408 không có quy định về thời hiệu, ở Đ132 cũng không liệt kê Đ408. Vậy phải xử lý ntn?
+ Ở góc độ lý luận: Thầy Đại: “Khi HĐ có đối tượng không thể thực hiện được
=> Nên quy định thời hiệu y/c tuyên bố vô hiệu không giới hạn”
+ Thực tiễn: TA TP. HCM đã theo quan điểm vô hiệu ở Đ408 là vô hiệu không
bị giới hạn về thời hiệu.
4.3. Hệ quả của HĐ vô hiệu: -
Trong GDDS, có 2 quy định về hệ quả của HĐ vô hiệu quy định tại Đ131
=> Trên cơ sở K1 Đ407 thì Đ131 cũng được áp dụng cho HĐ. -
Bên cạnh đó, còn có quy định đặc thù đói với HĐ, chẳng hạn, K2 Đ408
có quy định đặc thù về HĐ vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. -
Trong mối quan hệ với người thứ ba: K1 Đ407 –> Đ133: Khi HĐ vô hiệu,
HĐ có thể ả/h tới người thứ ba. Vd: A bán TS cho B, B chuyển TS cho C. Khi HĐ giữa
A và B vô hiệu thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, B phải trả lại TS cho A thì ả/h đến C.
4.4. Phạm vi HĐ vô hiệu: Đ130 -
Hiện nay, HĐ vô hiệu 1 phần hay toàn bộ thường tập trung vào TH vợ
hoặcchồng đem TS đi giao dịch mà thiếu sự đồng ý của người còn lại, hoặc 1 đồng sở
hữu (thành viên của HGĐ) đem TS đi giao dịch mà không có sự đồng ý của các thành
viên còn lại (TATC đang thẩm định trở thành Án lệ), hoặc người thừa kế đem di sản đi lOMoARcPSD| 36477832
giao dịch mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế khác (TA thường theo hướng
vô hiệu phần của người không tham gia. Vd: Chuyển nhượng di sản có 3 người, 2 người
tgia thì phần của 2 người có hiệu lực, phần của người còn lại vô hiệu)
4.5. HĐ chính, HĐ phụ vô hiệu: K2,3 Đ407 -
Trong GDDS, không có khái niệm GD chính vô hiệu, GD phụ vô hiệu
nhưngtrong HĐ thì có khái niệm HĐ chính, HĐ phụ.
[1]. HĐ chính vô hiệu: K2 Đ407 -
Khi HĐ chính vô hiệu, HĐ phụ không vô hiệu mà chỉ chấm dứt HĐ phụ.
Vd1: A cho B thuê 1 TS, sau đó, B cho C thuê lại TS. Tồn tại 2 HĐ: HĐ cho thuê
giữa A và B (HĐ chính), HĐ cho thuê lại giữa B và C (HĐ phụ). Nếu HĐ thuê giữa A
và B vô hiệu thì HĐ cho thuê lại giữa B và C không vô hiệu mà chỉ chấm dứt.
Chẳng hạn, ngày 1/4, HĐ thuê giữa A và B bị tuyên bố vô hiệu thì HĐ giữa B và
C chỉ chấm dứt => Từ ngày 1/4 trở đi, HĐ giữa B và C không còn hiệu lực nữa, trước
ngày 1/4, HĐ này vẫn có hiệu lực. -
Ngoại lệ: Trường hợp HĐ phụ thay thế cho HĐ chính, không áp dụng đối với BPBĐ.
Vd2: A cho B vay, HĐ vay được bảo đảm bởi HĐ thế chấp => HĐ vay là chính,
HĐ thế chấp là phụ. Theo quy định vừa nêu, nếu HĐ vay vô hiệu thì không làm chấm
dứt HĐ thế chấp. Thực tế, khi HĐ vay vô hiệu, thì bên vay vẫn phải hoàn trả tiền vay
mà thế chấp là để đảm bảo hoàn trả tiền vay nên thế chấp cần phải giữ lại.
[2]. HĐ phụ vô hiệu: K3 Đ407 -
HĐ phụ vô hiệu không làm chấm dứt HĐ chính
Vd1: A cho B thuê 1 TS, sau đó, B cho C thuê lại TS. Tồn tại 2 HĐ: HĐ cho thuê
giữa A và B (HĐ chính), HĐ cho thuê lại giữa B và C (HĐ phụ). => Nếu HĐ cho thuê
lại vô hiệu thì không làm ả/h tới HĐ thuê.
Vd2: A cho B vay, HĐ vay được bảo đảm bởi HĐ thế chấp => HĐ vay là chính,
HĐ thế chấp là phụ. => HĐ thế chấp vô hiệu (đất đang tr/chấp mà đi thế chấp) không làm ả/h tới HĐ vay. -
Ngoại lệ: Trường hợp HĐ phụ là 1 phần không thể tách rời của HĐ chính
=> HĐ phụ vô hiệu kéo theo HĐ chính vô hiệu.
Vụ án: A cho B vay tiền, B cầm cố nhà cho A => 2 HĐ: HĐ vay là chính, HĐ
cầm cố là phụ. Thông thường, HĐ cầm cố vô hiệu không ả/h tới HĐ chính (K3 Đ407). lOMoARcPSD| 36477832
Tuy nhiên, khi A cho B vay, các bên thoả thuận B không phải trả lãi cho A, khi B giao
nhà cho A, có thoả thuận A được sử dụng căn nhà mà không phải trả tiền thuê.
=> Đặc thù: Ngoài việc cho vay, cầm cố thì bên nhận tiền không phải trả tiền lãi,
bên nhận nhà không phải trả tiền thuê: Vì sao người nhận tiền không phải trả tiền lã?
=> Vì người nhận nhà không phải trả tiền thuê. Và ngược lại => 2 HĐ không thể tách
rời (lãi bị ràng buộc bởi sử dụng nhà mà không phải trả tiền thuê và ngược lại)
TA tuyên bố HĐ cầm cố vô hiệu, và dừng cả HĐ vay. Bởi nếu dừng HĐ cầm cố
mà vẫn tiếp tục HĐ vay thì Acho B vay mà không có lãi thì vô lý.
4.6. Chủ thể yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu và chủ thể tuyên bố HĐ vô hiệu:
[1]. Chủ thể tuyên bố HĐ vô hiệu:
Các quy định về GDDS có đề cập đến TA tuyên bố GD vô hiệu. Vậy ngoài TA
thì Trọng tài có quyền tuyên bố GD vô hiệu hay không?
BLDS không quy định chỉ TA mới có thẩm quyền. Do đó, trên cơ sở quy định
khác, nếu chủ thể khác được quyền trao quyền tuyên bố vô hiệu thì CQ đó cũng có
thẩm quyền. Trọng tài là 1 vd.
[2]. Chủ thể yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu: -
Khi bàn về GDDS vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ: Người bị nhầm
lẫn,lừa dối, đe doạ (Đ125,126,128) => Chỉ những chủ thể được liệt kê mới có quyền
yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu. -
Khi xác định vô hiệu, BLDS không quy định chủ thể được quyền y/c
tuyên bốHĐ vô hiệu. Vd: Vô hiệu do vi phạm điều cấm, trái với đạo đức xh => Ai cũng
có quyền y/c tuyên bố HĐ vô hiệu. -
Tuy nhiên, đối với Đ408, BLDS không nói rõ ai được quyền y/c. Vậy ai
đượcquyền y/c => Thầy Đại: “Đây là trường hợp liên quan đến lợi ích các bên trong
HĐ, không ả/h tới cộng đồng nên chỉ dành cho những chủ thể liên quan đến HĐ”.
C. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1. Hiệu lực của HĐ:
1.1. Hiệu lực của HĐ trong mối quan hệ của các bên: K2 Đ3, K2 Đ401 -
K2 Đ3: Không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xh: chỉ là 2 giới hạn -
K2 Đ401: HĐ được GK hợp pháp có hiệu lực: GK hợp pháp rộng
hơn- Ở thời điểm nào, HĐ có hiệu lực: K1 Đ401: Từ khi HĐ được GK. lOMoARcPSD| 36477832 *Ngoại lệ:
[1]. Trừ TH thoả thuận khác: Các bên hoàn toàn có thể thoả thuận thời điểm
có hiệu lực của HĐ khác với thời điểm GKHĐ. Chẳng hạn, trong HĐBH, các bên xác
lập ngày 1/4, nếu không có thoả thuận gì thì ngày 1/4 là thời điểm HĐ có hiệu lực. Tuy
nhiên, các bên thoả thuận HĐBH chỉ có hiệu lực từ ngày 1/5 => Thời điểm có hiệu lực của HĐ là ngày 1/5.
Về mức độ thoả thuận, liệu các bên có thể thoả thuận bất kì thời hạn nào không?
Hay có giới hạn? Chẳng hạn, HĐ giao kết ngày 1/4 nhưng lại thoả thuận hiệu lực từ 1/3
được không? Không được vì nguyên tắc là ở giao kết, HĐ có hiệu lực tại thời điểm
GK là hợp lý vì có giao kết, thì HĐ mới tồn tại. Nếu đẩy lùi thời điểm có hiệu lực của
HĐ trước thời điểm giao kết là không thuyết phục. Vì 1 HĐ chỉ có hiệu lực khi nó tồn
tại => Không thể nói 1 HĐ có hiệu lực trước khi giao kết.
=> Các bên có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của HĐ nhưng không
được đẩy lùi về trước khi HĐ được giao kết.
[2]. Hoặc luật liên quan có quy định khác:
HĐ chuyển nhượng nhà, theo Luật Nhà ở thì phải công chứng, mà khi phải công
chứng thì HĐ không thể có hiệu lực trước khi công chứng.
1.2. Hiệu lực của HĐ trong mối quan hệ với người thứ ba:
- HĐ là do các bên xác lập, chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên,
trong thực tế, trong mối quan hệ với HĐ, HĐ và người thứ ba không hoàn toàn là không
có mối liên hệ với nhau. *Lưu ý:
[1]. Liệu HĐ có thể tạo NV cho người thứ 3 không nếu người thứ 3 không đồng
ý? Trong xh bình đằng, 2 người xác lập HĐ không thể tạo ra NV cho người thứ 3
được nếu người thứ 3 không đồng ý => Nếu cho phép 2 người xác lập HĐ tạo ra NV
cho người thứ 3 mà không cần có sự đồng ý của người này thì xh sẽ LOẠN.
Vụ án: A kí HĐ với B, B là cty con của cty C (B và C là 2 pháp nhân độc lập).
Trong HĐ giữa A và B, thoả thuận đến hạn thanh toán, A gửi hoá đơn cho C để C thực
hiện. => 3 chủ thể: A, B, C. Trong đó: Chủ thể xác lập HĐ là A và B, không có C,
nhưng HĐ giữa A và B lại tạo NV cho C (nghĩa vụ thanh toán) => TA TP.HN đã vô hiệu hoá.
[2]. Nếu các bên không được tạo NV cho người thứ 3, khi thiếu sự đồng ý của
người thứ 3 thì các bên được quyền tạo quyền, lợi ích cho người thứ 3: Đ402 => PL cho phép điều này. lOMoARcPSD| 36477832
Vd: A yêu cầu B gia công cho 1 chiếc tủ để A tặng cho C (con gái A). HĐ giữa
A và B nhưng có lợi ích liên quan tới C
=> Không thể tạo lập NV mà lại có thể tạo lập lợi ích cho người thứ 3
[3]. K2 Đ3: “Phải được chủ thể khác tôn trọng” => Người thứ 3 không phải
thực hiện HĐ nhưng người thứ 3 phải có tr/nhiệm tôn trọng HĐ.
Chẳng hạn, A kí HĐ với B, thoả thuận là A không cạnh tranh với B sau khi kết
thúc HĐ với B. Nếu HĐ này hợp pháp thì C biết thì C phải tôn trọng.
Chế tài đối với việc không tôn trọng này là gì thì BLDS không trả lời. Nhưng tuỳ
vào trường hợp, tuỳ vào mức độ vi phạm: Chẳng hạn, xác lập HĐ xâm phạm tới HĐ
của người khác có thể là vô hiệu; hoặc thi hành án cho kê biên thế chấp để thực hiện
NV không phải thực hiện NV của người đã nhận thế chấp thì biện pháp kê biên có thể bị huỷ. 2. Thực hiện HĐ:
2.1. Quy định điều chỉnh về THHĐ: - Nguyên tắc: Đ3 -
THHĐ: Thực hiện các NV p/sinh từ HĐ: Đ277 - Trong phần THHĐ,
BLDS có 1 số điều luật: [1]. THHĐ đơn vụ: Đ409
[2]. THHĐ song vụ: Đ410 – 412
[3]. Thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản: Đ420 -
Nhận diện hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi THHĐ: Các tiêu chí tại K1 Đ420
Vụ án 1: 1 cty của VN kí HĐ vs 1 DN của Châu Ân để mua NVL ban đầu, đặc
thù của HĐ này là các bên xác định thời hạn 5 năm, và từng năm các bên ấn định sl,
giá, tgian giao hàng. Đến năm thứ 3, xảy ra hiện tượng, mặt hàng đấy trên thị trường
giá chỉ còn 1/3 so với HĐ. Phía VN không muốn vì nếu mua theo HĐ thì gấp 3. Cho
nên, 2 bên tiến hành thương lượng, không thành thì đem ra tr/chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế VN.
=> Việc giá của mặt hàng giảm 1/3 ở năm thứ 3 là sự kiện xảy ra 1 cách khách
quan: Đáp ứng Điểm a K1 Đ420.
=> Ở thời điểm GK không lường trước được: Điểm b
=> Thay đổi 1/3 trên thị trường là rất lớn. Vì giảm 2/3: Điểm c lOMoARcPSD| 36477832
=> HĐ vừa rồi nếu thực hiện thì có ả/h nghiêm trọng tới 1 bên là phía VN vì trả
gấp 3 lần so với thị trường => Quá thiệt hại: Điểm d
=> Phía VN không thể thay đổi giá thị trường trên thế giới: Điểm đ
Vụ án 2: DN A kí HĐ xây dựng vs DN B để xây 1 toà nhà. Việc xây dựng kéo
dài trong 1 tgian dài, trị giá HĐ là 60 tỉ. Khi thiết kế giá trị 60 tỉ, thì các bên đã dựa vào
tiền lương nhân công, dựa vào tiền lương tối thiểu mà NN áp đặt. Sau HĐ được thực
hiện 1 tgian, thì xuất hiện sự kiện: CP ban hành NĐ mới tăng mức lương tối thiểu. Phía
DN A thi công vẫn từng đó nhân lực nhưng tiền trả cho nhân công tăng lên do phải áp dụng NĐ mới.
=> Xuất hiện NĐ về lương tối thiểu tăng lên rất nhiều so với thời điểm các bên
GKHĐ: Khách quan, không lường trước
=> Vì mức lương thay đổi rất lớn thì nếu biết được, các bên sẽ không giao kết
hoặc giao kết với đk hoàn toàn khác.
=> Hệ quả nghiêm trọng cho DN A: Vẫn phải xây dựng toà nhà nhưng tiền bỏ ra
sẽ lớn hơn rất nhiều.
=> DN A không thể có biện pháp nào khác mà phải chấp hành NĐ của CP.
- Với dịch Covid, nhiều DN hiện nay vẫn có thể cung cấp HH, DV nhưng
sovới HĐ thì chi phí tăng lên rất nhiều vì khả năng áp dụng Đ420 là rất cao. - Hệ quả:
+ K2,3 Đ420: Các bên tự giải quyết với nhau, tự đàm phán với nhau:
Đàm phán đến mức độ nào? Có thể được hiểu đàm phán để sửa đổi HĐ, hoặc
nếu hiểu rộng hơn thì đàm phán để chấm dứt HĐ.
Nếu không tự giải quyết được với nhau thì sao? 1 trong các bên có thể y/c TA
hay Trọng tài can thiệp mà không cần có sự đồng ý của bên còn lại: 1. Sửa đổi HĐ; 2.
Chấm dứt HĐ => TA hay Trọng tài nên ưu tiên sửa đổi HĐ (HĐ sinh ra không để
chấm dứt mà sinh ra là để thực hiện).
+ K4 Đ420: HĐ vẫn phải tiếp tục thực hiện, trừ TH thoả thuận khác. *Lưu ý: 1.
Thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản tại Đ3 2.
Áp dụng các quy định thực hiện nghĩa vụ: Đ277 3.
Một số quy định: Đ409 – Đ420 3. Hoãn thực hiện HĐ: Đ354, Đ411 3.1. Khái niệm: lOMoARcPSD| 36477832 -
Hoãn THHĐ là hoàn cảnh theo đó, HĐ đã có hiệu lực PL, đã tồn
tại, đáng raphải thực hiện nhưng tạm thời không thực hiện. Chẳng hạn, A bán
TS cho B thì A được quyền hoãn giao TS cho B. HĐ vẫn tồn tại, ràng buộc các
bên. A không thể mang TS đi thực hiện giao dịch với người khác. -
BLDS: “Hoãn” => LTM: “Tạm ngừng” => Bản chất giống nhau
3.2. Trường hợp được hoãn thực hiện HĐ: -
Một bên được quyền hoãn khi xảy ra 1 trong 3 TH sau đây:
+ Hoãn khi bên kia đã không thực hiện HĐ: K2 Đ411 (Một bên đã vi phạm và
bên kia viện dẫn vi phạm đó)
Chẳng hạn, A bán TS cho B, thoả thuận B trả tiền trước, A giao TS sau. Nếu đến
hạn, bên mua không trả tiền thì khi đến lượt mình, bên bán được quyền hoãn giao TS. Vì đây là HĐ song vụ. *Lưu ý: 1.
Mức độ vi phạm có quan trọng không để bên kia được hoãn thực hiện:
TrongLTM, để 1 bên viện dẫn sự vi phạm của bên kia để tạm ngừng thì phải là vi phạm
cơ bản, vi phạm ở 1 mức độ nghiêm trọng. Còn K2 Đ411 không đòi hỏi mức độ nghiêm
trọng của việc vi phạm => Chỉ cần bên kia chưa thực hiện thì bên này được quyền hoãn. 2.
BLDS không cho biết hoãn trong thời gian bao lâu? Đến khi nào?
Trongtrường hợp này, chừng nào HĐ vẫn trong thời hạn và bên kia chưa thực hiện thì
được hiểu, bên thực hiện sau được quyền hoãn trong thời hạn của HĐ.
+ Hoãn khi bên kia có nguy cơ không thực hiện đúng NV: K1 Đ411 (Bên kia
chưa đến hạn nhưng có nguy cơ khi đến hạn không thực hiện đúng NV)
Vd: A bán TS cho B, trong HĐ, các bên thoả thuận A giao TS trước (ngày 1/4),
B trả tiền sau (ngày 1/5). Đến ngày 1/4, là thời điểm A phải thực hiện NV đối với B thì
A phát hiện B còn nợ rất nhiều chủ thể khác, TS của B đã vị CQNN có thẩm quyền kê
biên xử lý để thực hiện NV với người khác. Tại ngày 1/4, TS của B bị giảm sút nghiêm
trọng. Tại thời điểm ngày 1/4, A chưa chắc chắn là đến ngày 1/5 B sẽ vi phạm nhưng ở
thời điểm ngày 1/4, A có cảm nhận rằng B có nguy cơ sẽ không thực hiện. A có thể hiểu
nếu A giao TS cho B vào ngày 1/4, thì đến ngày 1/5, B có khả năng không trả tiền cho A.
Trong TH này, A được quyền hoãn THNV, đáng ra phải thực hiện NV vào ngày
1/4, nhưng A được hoãn thực hiện, cho đến khi B có khả năng thực hiện hoặc đến khi
B cung cấp BPBĐ (Chẳng hạn, A hoãn ngày 1/4, đến ngày 5/4, B cung cấp 1 người bảo
lãnh là C => A được quyền hoãn THNV từ ngày 1/4 đến ngày 5/4) lOMoARcPSD| 36477832
Trong BLDS 2005, hoãn do nguy cơ không thực hiện được quy định trong TH
bên thực hiện sau có nguy cơ không thực hiện do TS của họ bị giảm sút 1 cách nghiêm
trọng => Nguy cơ thể hiện ở việc TS bị giảm sút nghiêm trọng => Thầy Đại: Không
thuyết phục bởi có những TH tồn tại nguy cơ không thực hiện đúng HĐ nhưng nguy cơ
đấy không ả/h tới việc giảm sút TS nghiêm trọng. Nếu như vậy, khó có thể cho hoãn thực hiện HĐ.
Vd: Ca sĩ A cam kết kí HĐ biểu diễn cho trung tâm B vào buổi tối ngày thứ 7.
Các bên thoả thuận B sẽ thanh toán cho A 1 nửa vào trước 12h ngày thứ 7. => 2 NV:
B trả tiền cho A chậm nhất vào trưa ngày thứ 7 => B thực hiện NV trước
A biểu diễn cho B vào tối ngày thứ 7 => A thực hiện NV sau
Đến tối thứ 6, A nhập viện và đến sáng thứ 7 A vẫn tiếp tục nằm viện, đến trưa
thứ 7 A vẫn chưa xuất viện. Khả năng A không thực hiện đúng HĐ là rất cao (tối biểu
diễn mà trưa vẫn nằm viện). Ở thời điểm buổi trưa, nguy cơ không thực hiện đúng HĐ
của A là hiện diện. Trong TH này, B có quyền viện dẫn nguy cơ này để không phải thực
hiện NV trả tiền trước 12h ngày thứ 7. Và nguy cơ không thực hiện này của A không
liên quan gì tới TS của A.
=> BLDS 2015, QH đã thay đổi “TS” bằng cụm “khả năng thực hiện NV”
+ Hoãn trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên: K2 Đ354 => HĐ được hình
thành trên cơ sở ý chí các bên.
D. SỬA ĐỔI HĐ: Đ421
1. Sửa đổi HĐ là gì? -
BLDS có điều luật về sửa đổi HĐ nhưng không định nghĩa sửa đổi HĐ. -
Sửa đổi HĐ là trường hợp nội dung của HĐ đã được các bên thống
nhất,nhưng các bên bỏ nội dung cũ và thay thế nội dung mới. Vd: Các bên
thống nhất giá của TS là 100 nhưng sau đó, các bên lại thay đổi giá cao hơn là 110. -
Sđ HĐ đi ngược lại với nguyên tắc hiệu lực của HĐ: K2 Đ3 và K2 Đ401.
2. Trường hợp nào được sửa đổi HĐ?
2.1. Theo thoả thuận: K2 Đ401, K1 Đ401 lOMoARcPSD| 36477832 -
Các bên được quyền thoả thuận => Chỉ chủ thể là các bên được quyền
thayđổi. Nếu 1 bên hoạt động theo cơ chế đại diện là pháp nhân thì người được đại diện
và người đại diện là khác nhau.
Vd: Công ty A kí HĐ với B. A là pháp nhân nên A hoạt động theo cơ chế đại
diện (theo PL hoặc theo uỷ quyền). Khi sđ, cũng phải sđ bởi NĐD hợp pháp, nếu người
tiến hành sđ không có quyền đại diện thì phải vận dụng các quy định về đại diện để xử
lý. Ví dụ C đại diện A kí HĐ với B thì C phải là người NĐD hợp pháp.
2.2. Theo PL quy định: Có thể xảy ra 2 TH: -
Bản thân quy định làm thay đổi nội dung HĐ
Vd: Điều lệ công ty là 1 dạng HĐ. Khi có sđ LDN, thường xuyên thấy những
trường hợp luật mới có nội dung thay đổi so với điều lệ. Thì những điều lệ được xác lập
trước đây nếu không sđ thì các quy định của LDN được áp dụng. => Các quy định của
LDN đã thế vào nội dung cũ của điều lệ không được sđ. => Điều lệ là 1 dạng HĐ, được
sđ không trên cơ sở thoả thuận của những người xác lập điều lệ mà trên cơ sở quy định
của PL, quy định của LDN thay thế nội dung điều lệ. -
PL trao cho 1 chủ thể được quyền thay đổi nội dung HĐ: K2 Đ420: Trao choTA hoặc Trọng tài
3. Hình thức sửa đổi HĐ: K3 Đ421
- HĐ sđ phải tuân theo hình thức của HĐ ban đầu.
E. CHẤM DỨT HĐ: Đ422
1. HĐ đã được hoàn thành: Đ372 – Đ374
2. Theo thoả thuận của các bên: (Chủ ý Đ417)
3. K3 Đ422 (K8 Đ372): HĐ gắn liền với nhân thân
4. HĐ bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện: Đ423, Đ428 4.1. Sự
giống nhau của huỷ bỏ HĐ và đơn phương chấm dứt HĐ:
a. Đều là căn cứ làm chấm dứt HĐ.
b. Căn cứ phát sinh:
[1]. Huỷ bỏ HĐ và đơn phương chấm dứt HĐ theo thoả thuận của các bên:
(Đ423, Đ428: Một bên có quyền huỷ bỏ HĐ, đơn phương chấm dứt HĐ khi bên kia vi
phạm HĐ là điều kiện mà các bên đã thoả thuận để huỷ bỏ.) lOMoARcPSD| 36477832
Chẳng hạn, các bên thoả thuận nếu không trả tiền 3 tháng tiền thuê thì bên cho
thuê được quyền đơn phương chấm dứt HĐ.
[2]. Trong trường hợp luật quy định:
Chẳng hạn, trong phần HĐ DS thông dụng, HĐ bị đơn phương chấm dứt, HĐ bị
huỷ bỏ do quy định pháp luật. Vd: HĐ dịch vụ (Đ520), HĐ mua bán (Đ444).
=> 2 căn cứ này đã được quy định ở BLDS 2005 nhưng chưa đủ để cho phép 1
bên đơn phương chấm dứt/huỷ bỏ HĐ trong những TH HĐ rất đáng đơn phương chấm dứt/huỷ bỏ.
Vd1: A cho B vay tiền, theo đó, hàng tháng B phải trả tiền lãi cho A. A cho B
vay tiền nhằm mục đích hàng tháng nhận được lãi. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền B không
trả lãi cho A. Trong TH này, B đã vi phạm HĐ. => Nhưng trong HĐ này lại không có
thoả thuận về việc A được quyền đơn phương chấm dứt, trong các quy định về HĐ vay
cũng không có quy định nào nói bên cho vay được quyền đơn phương chấm dứt HĐ khi
bên vay không trả lãi. => TH có vi phạm NV, các bên không thoả thuận về chấm dứt,
PL cũng không quy định về chấm dứt. Nhưng trong TH này, HĐ rất xứng đáng được
bên cho vay chấm dứt (Vì cho vay mà không nhận được tiền lãi thì cho vay làm gì).
Vd2: A bán TS cho B, HĐ giao kết hợp pháp, A đã giao TS cho B nhưng B lại
không trả tiền. => Mục đích bán của A không đạt được và nên cho A huỷ bỏ HĐ để cho
A nhận lại TS. Nhưng 2 bên không thoả thuận, quy định về HĐMB cũng không quy
định nhưng HĐ rất đáng huỷ bỏ/đơn phương chấm dứt.
=> Cần thêm tiêu chí quét => BLDS 2015 bổ sung thêm “Khi 1 bên vi phạm nghiêm trọng NV HĐ”
[3]. Bên kia vi phạm nghiêm trọng NV trong HĐ:
Vd1: => Theo Đ428, A hoàn toàn có thể chấm dứt HĐ cho vay để nhận lại tiền
sớm vì lí do việc B không trả lãi cho A là vi phạm nghiêm trọng NVHĐ.
- Cho vay có lãi mà không trả lãi thì mục đích không đạt được.
Vd2: => HĐMB, bên mua không trả tiền thì bên bán hoàn toàn có thể coi bên
mua vi phạm nghiêm trọng NV HĐ thì bên bán được quyền huỷ bỏ HĐ.
- Bán TS để nhận tiền mà không trả tiền thì mục đích không đạt được. lOMoARcPSD| 36477832
*Lưu ý: “Vi phạm nghiêm trọng”
- Tại sao lại sử dụng thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng”. Có 2 quan điểm khác nhau:
Quan điểm 1: Nên sử dụng 1 thuật ngữ chung trong PLTM “vi phạm cơ bản”
Quan điểm 2: Không dùng “vi phạm cơ bản” mà dùng “vi phạm nghiêm trọng”
=> Thầy Đại. Vì có 3 lí do:
(1). Vi phạm cơ bản là không rõ ràng. Tại sao vi phạm lại là cơ bản? Cơ bản ở đây là gì?
(2). Vi phạm cơ bản này dường như bị ả/h bởi PL Anh => Xu hướng chung của
TG không dùng nữa => Ta không nên dùng thứ TG không muốn dùng nữa.
(3). Trong phần HĐDS thông dụng, đã có thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” thì
quy định chung (Đ423, Đ428) mà dùng “vi phạm cơ bản” thì trong cùng BLDS, cùng
1 nội hàm, lúc thì dùng “vi phạm nghiêm trọng”, lúc thì dùng “vi phạm cơ bản” =>
Không thống nhất trong quy định, khó áp dụng.
- Về nội hàm của “vi phạm nghiêm trọng” thì K2 Đ423 đã có câu trả lời:
+ Về cơ bản, BLDS lại kế thừa khái niệm “vi phạm cơ bản” trong LTM. Thực
chất, BLDS không kế thừa 1 cách máy móc. Cụ thể, trong LTM, trong phần khái niệm
“vi phạm cơ bản” có yếu tố thiệt hại. Nhưng K2 Đ423 về “vi phạm nghiêm trọng”
không có yếu tố thiệt hại.
*Vì sao không cần yếu tố thiệt hại khi bàn về vi phạm nghiêm trọng? Hiện
nay, vi phạm nghiêm trọng để cho đơn phương chấm dứt, để cho huỷ bỏ HĐ, 2 TH
này không lệ thuộc vào thiệt hại, chỉ quan tâm đến mục dích việc giao kết, vi phạm
tới mức mục đích giao kết không đạt được thì là nghiêm trọng.
Trong TH bên mua không trả tiền nhưng bên mua lại mang TS của mình đi thế
chấp ngân hàng và được bên bán đồng ý => Việc huỷ bỏ HĐ trong mối quan hệ với
người thứ 3 => Án lệ số 43.
c. Hệ quả: Đ427, Đ428 -
Các bên không phải thực hiện NV đã thoả thuận: K1 Đ427, K3 Đ428. -
Có bảo lưu 1 số thoả thuận mặc dù có huỷ bỏ/đơn phương chấm dứt:
+ K1 Đ427: Phạt vi phạm, BTTH, giải quyết tr/chấp
+ K3 Đ428: Phạt vi phạm, BTTH, giải quyết tr/chấp - Về thiệt hại: lOMoARcPSD| 36477832
+ K3 Đ427: Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm NV của bên kia được BT.
+ K3 Đ428: Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng NV trong HĐ của bên kia được BT.
=> Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm NV được bồi thường
4.2. Sự khác biệt của huỷ bỏ HĐ và đơn phương chấm dứt HĐ:
Huỷ bỏ HĐ (Đ423, Đ327)
Đơn phương chấm dứt HĐ (Đ428) -
K1 Đ427: HĐ không có hiệu lực -
K3 Đ428: HĐ chấm dứt kể từ thời
từ thời điểm giao kết. (Giống với HĐ vô điểm bên kia nhận được thông báo hiệu) chấm dứt.
=> Vô hiệu hoá HĐ, huỷ bỏ HĐ, triệt tiêu => Chỉ vô hiệu hoá, không còn ghi nhận
HĐ từ quá khứ đến tương lai.
hiệu lực từ khi nhận được thông báo chấm
dứt, giữ lại hiệu lực trong quá khứ. -
Vd: Khi HĐMB bị huỷ bỏ, tuyên
bốhuỷ bỏ vào ngày 1/4, thì HĐ không có -
Vd: Khi HĐ thuê bị đơn phương
hiệu lực từ ngày 1/4 trở đi và kể cả trước chấmdứt theo thông báo từ ngày 1/4, thì
ngày 1/4. Giả sử HĐ được kí kết ngày 1/1 HĐ không có hiệu lực từ ngày 1/4, nhưng
thì HĐ không có giá trị từ ngày 1/1.
HĐ thuê này vẫn có hiệu lực cho đến
=> Chỉ khác với HĐ bị vô hiệu ở chỗ:
ngày 1/4, sau 1/4 mới không có hiệu lực.
+ HĐ bị vô hiệu: HĐ có vi phạm từ thời
điểm giao kết (sai ngay từ khi giao kết).
+ HĐ bị huỷ bỏ: HĐ đã có hiệu lực rồi
(tại thời điểm giao kết nó đúng pháp luật),
chỉ có vấn đề ở quá trình thực hiện. -
K2 Đ427: Các bên phải hoàn trả
chonhau những gì đã nhận. -
Vd: HĐMB bị huỷ bỏ, bên bán
phảihoàn trả tiền đã nhận, bên mua phải hoàn trả TS đã nhận.
=> Để xác định HĐ bị huỷ bỏ hay HĐ bị đơn phương chấm dứt thì không dựa
vào tính chất, mà tuỳ vào từng TH: -
Nếu cần khôi phục lại tình trạng ban đầu: Huỷ bỏ là phù hợp lOMoARcPSD| 36477832 -
Nếu chỉ cần cho chấm dứt trong tương lai: Đơn phương chấm
dứt là phùhợp
Vd: Bàn về HĐ thuê, có những TH cho chấm dứt (Đ480), có những TH cho huỷ bỏ (Đ476). 5.
HĐ không thể thực hiện được do đối tượng của HĐ không còn: (Đ372,Đ383) 6.
HĐ chấm dứt theo quy định tại Đ420 7.
TH khác do luật định: (Chẳng hạn, TH HĐ chấm dứt theo quy định của PLvề phá sản.).
F. THỜI HIỆU: Đ429 -
BLDS 2005: Từ thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. -
BLDS 2015: Từ thời điểm người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết
quyền,lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. -
Trong lĩnh vực HĐ, ngoài Đ429 thì lưu ý đến khả năng áp dụng các quy
địnhchung về thời hiệu KK, đặc biệt, cần biết khai thác các quy định về 1 khoảng tgian
không áp dụng thời hiệu (SKBKK, cản trở khách quan), bắt đầu lại thời hiệu. -
Có hướng dẫn riêng cho HĐ vay: Theo hướng dẫn TANDTC, tr/chấp trả
lạitiền gốc không áp dụng thời hiệu.
*CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (BPBĐ)
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM THNV Khái niệm: Đ292 -
Về hình thức: BPBĐ THNV là các biện pháp được BLDS liệt kê ở Đ292
=> Khái quát: BPBĐ THNV là những biện pháp BLDS xác định đó là BPBĐ.
Chức năng: Bảo đảm THNV hoặc để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện HĐ. -
Vì sao cần tới BPBĐ? Thông thương, NV được bên có NV thực hiện 1
cáchtự nguyện. Khi NV được hoàn thành 1 cách tự nguyện thì chúng ta không cần tới
BPBĐ. Thực tiễn cho thấy, trong nhiều TH, NV không được thực hiện 1 cách đầy đủ
(do nguyên nhân chủ quan: bên có NV cố ý không thực hiện/ khách quan: SKBKK), thì
lợi ích của người có quyền bị ả/h (tiền không được trả) => Người có quyền trong QHNV
có nhu cầu về BPBĐ thực hiện HĐ => Đề phòng khi NV của họ bị vi phạm thì họ có
cơ sở để THNV => BPBĐ cần thiết, sinh ra để phục vụ cho NV không được thực hiện đầy đủ. lOMoARcPSD| 36477832 -
BPBĐ THNV theo PLVN hiện nay được điều chỉnh bởi 2 nguồn chính:
VB(BLDS, NĐ 21/2021, NQ số 42/3017 về xử lý nợ xấu, TT trong lĩnh vực Ngân
hàng); Án lệ 11: Hiệu lực thế chấp và ưu tiên khi xử lý TS thế chấp; Án lệ 36: Hiệu lực
HĐ thế chấp khi đối tượng thế chấp là GCN QSDĐ và GCN QSDĐ bị huỷ sau khi thế
chấp được xác lập; Án lệ 43: Hiệu lực HĐ thế chấp trong TH bên mua mang TS đã mua
để thế chấp nhưng bên mua chưa trả tiền cho bên bán, mối quan hệ giữa cầm giữ TS và
thế chấp TS; Án lệ 25: Đặt cọc (nếu HĐ không được GK thực hiện do nguyên nhân
khách quan thì không phạt cọc nhưng không phải chịu phạt 1 khoản t/ứ) - Đ292: 2 nhóm:
[1]. Nhóm 1: BPBĐ được hình thành trên cơ sở GDDS (K1 – K8 Đ292)
+ Chịu sự điều chỉnh của các quy định về GDDS (Đ117 – Đ133)
+ Thực tế, rất nhiều TH TA đã phải khai thác các quy định về GDDS. Chẳng
hạn, vận dụng các quy định về lừa dối đ/vs thế chấp, áp dụng các quy định về người
thứ 3 ngay tình (Đ133) cho TH giao dịch với người thứ 3 là thế chấp.
+ NĐ 163: Giao dịch bảo đảm/ NĐ 21: HĐ bảo đảm (còn bất cập nếu đối với HĐ bảo lãnh)
[2]. Nhóm 2: BPBĐ luật định (K9 Đ292 – Cầm giữ TS)
Chẳng hạn, A mang xe đến sửa chỗ B, A phải trả tiền cho B và B hoàn trả xe cho
A. Nếu đến hạn, A không trả tiền cho B. Theo PL, B được quyền cầm giữ TS của A => Không cần thoả thuận.
=> 9 BPBĐ: (BLDS 2005 chỉ có 7 BPBĐ): Bảo lưu QSH và cầm giữ TS trước
đây đã quy định nhưng BLDS 2015 bổ sung thêm 2 quy định này trong BPBĐ.
*Ngoài 9 BPBĐ được liệt kê trong BLDS thì các bên có thể thoả thuận thêm
BP nào mới hay không?
BLDS 2005: Đ308: Trong thực tiễn XX, có những TH các bên thoả thuận BPBĐ
mà BLDS chưa quy định mà BP này lại không được TA chấp nhận.
Vd: A cho B vay tiền, B giao cho A GCN QSDĐ để bảo đảm => Có việc các bên
dùng GCN QSDĐ để bảo đảm THNV => Đây là biện pháp chưa được BLDS dự liệu
bởi ngoài bảo lãnh và tín chấp thì ĐT được sử dụng để bảo đảm là TS. Trong vd này,
đối tượng là GCN QSDĐ và cho đến hiện nay, TANDTC chưa coi GCN QSDĐ là TS.
Đ292 BLDS 2015: Có nên có quy định cho phép thoả thuận BPBĐ mà chưa
được BLDS dự liệu hay không? Không được thoả thuận khác. Đã là BPBĐ thì đây
là các BPBĐ được luật quy định. lOMoARcPSD| 36477832
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA BPBĐ THNV
I. NV được bảo đảm:
1.1. Vậy đối tượng được bảo đảm ở đây là gì? -
Là bảo đảm THNV. Các BPBĐ này sinh ra không vì nó mà sinh ra để
phụcvụ cho việc thực hiện 1 quan hệ nghĩa vụ, bảo đảm cho việc THNV.
Chẳng hạn, A cho B vay tiền, B dùng TS của mình thế chấp cho A. => Thế chấp
là để bảo đảm cho việc thực hiện NV hoàn trả tiền vay, hoàn trả lãi, và có thể là tiền bồi
thường nếu có vi phạm.
*Ở góc độ lý luận, hiện nay có tranh luận: Liệu đặt cọc sinh ra để đảm bảo THNV hay không? -
Đ328: “Để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện HĐ” => Bảo đảm giao kết
có đảm bảo THNV hay không?
+ Quan điểm 1: Đảm bảo GKHĐ là ở thời điểm chưa có HĐ. Khi chưa có HĐ
thì chưa có NV p/sinh từ HĐ nên chưa phải là bảo đảm THNV.
+ Quan điểm thầy Đại: Khi các bên đã ở giai đoạn đặt cọc, tức các bên đã cam
kết sẽ GKHĐ => NV đã tồn tại => Đảm bảo NV GKHĐ => Đặt cọc vẫn có chức năng đảm bảo THNV.
1.2. Loại NV nào được bảo đảm? (Đ293) -
NV hiện tại: NV đã tồn tại ở thời điểm BPBĐ được xác lập. Chẳng hạn,
A cho B vay tiền, như vậy, hình thành NV hoàn trả tiền vay, lúc này, C đứng ra bảo
lãnh thì bảo lãnh là BPBĐ bảo đảm cho NV hoàn trả tiền vay (NV hiện tại). -
NV trong tương lai: Là NV chưa tồn tại ở thời điểm xác lập BPBĐ.
Vd: Năm 2020, A cho B vay tiền, việc vay được bảo đảm bởi thế chấp của B.
Trong HĐ thế chấp, các bên có nội dung thêm như sau: Nếu năm 2021, A tiếp tục cho
B vay thì thế chấp năm 2020 cũng được bảo đảm cho cái vay năm 2021
=> Thế chấp được xác lập năm 2020, nhưng có thể được sử dụng để bảo đảm
cho cả NV được hình thành năm 2021 (NV trong tương lai)
Trong thực tế, có những TH, NV trong tương lai gắn liền với NV hiện tại. Chẳng
hạn, A cho B vay tiền có trả lãi => NV trả tiền đã tồn tại, NV trả lãi là NV trong tương lai (trả từng tháng). -
Năm 2020 A cho B thuê TS, NV trả tiền thuê của B được bảo lãnh bởi C
=> Năm 2020, BP bảo lãnh được hình thành nhưng NV C đứng ra bảo lãnh có thể là
NV xảy ra sau năm 2020, vd, năm 2021, B không trả tiền thuê thì C đứng ra bảo lãnh. lOMoARcPSD| 36477832 *Lưu ý: -
K3 Đ293: NV trong tương lai là NV chưa tồn tại ở thời điểm xác lập
BPBĐ.Trong khi đó, BPBĐ là có thể có thời hạn. Vd: A cho B vay tiền, C đứng ra bảo
lãnh nhưng C chỉ bảo lãnh trong thời hạn 2 năm => Sau 2 năm hệ quả là gì và trong 2 năm thì sao?
+ Theo HĐTP, nếu NV đã p/sinh trong thời hạn thì NV được bảo đảm (Nếu NV
trả tiền p/sinh trong thời hạn 2 năm thì thuộc pvi bảo lãnh, nếu sau 2 năm không thuộc pvi bảo lãnh) -
Khi NV trong tương lai hình thành, hệ quả là gì? Đ294 “không phải xác
lập lại”/ NĐ 163 trước đây “không phải đăng ký lại”
Vd: A cho B vay tiền, B thế chấp TS của mình là QSDĐ cho A. Theo LĐĐ, HĐ
thế chấp phải được công chứng, chứng thực; HĐ thế chấp phải được đăng ký.
+ Theo NĐ trước đây, thế chấp không phải đky lại => Cách hiểu: Không phải
đky lại nhưng vẫn phải công chứng lại.
+ BLDS 2015, không phải xác lập lại => Không phải công chứng, chứng thực
lại cũng không phải đky lại. -
NV có điều kiện: Điều kiện tồn tại NV, điều kiện thực hiện NV
Vd: A viết cam kết đứng ra bảo lãnh khi B cho con gái của mình là C vay tiền
=> Tồn tại 1 bảo lãnh của A, NV được bảo lãnh ở đây là “trong TH B cho C vay tiền”
=> Lúc xác lập bảo lãnh, B chưa cho C vay tiền => NV hoàn trả chưa thực sự tồn tại,
có thể xảy ra => NV hoàn trả TS vay chưa tồn tại, có thể tồn tại.
Vd: A cho B vay tiền, C đứng ra bảo lãnh. Để bảo đảm cho NV bảo lãnh, C thế
chấp TS của mình cho A => Tồn tại 3 giao dịch: HĐ vay, trong đó, làm p/sinh NV hoàn
trả => Được bảo đảm bởi NV bảo lãnh của C => Hình thành NV bảo lãnh của C đối với
A => NV bảo lãnh đến lượt nó được bảo đảm bởi thế chấp.
=> NV bảo lãnh trong vd này thực chất là NV có điều kiện, C chỉ đứng ra bảo
lãnh khi B không trả tiền, NV bảo lãnh của C lệ thuộc vào khả năng của B => NV có
điều kiện, điều kiện ở đây là điều kiện thực hiện (NV bảo lãnh đã tồn tại nhưng có thể
không phải thực hiện nếu B trả tiền).
1.3. Phạm vi NV được bảo đảm: Đ293
- 1 phần hoặc toàn bộ. Chẳng hạn, A cho B vay 1 tỷ đồng, C đứng ra bảo lãnh. Khi C đứng ra bảo lãnh:
+ C có thể khẳng định C sẽ bảo lãnh toàn bộ NV của B (1 tỷ đồng) lOMoARcPSD| 36477832
+ C có thể nói C chỉ đứng ra bảo lãnh 1 phần NV (500trđ)
=> Khi nào 1 phần, khi nào toàn bộ? Nếu không có thoả thuận và PL không
quy định thì coi như bảo đảm toàn bộ => Muốn 1 phần thì phải thoả thuận./ Khi là
toàn bộ: Kể cả NV trả lãi, tiền phạt và BTTH.
A cho B vay, C đứng ra bảo lãnh. Các bên không có thoả thuận gì nên có thể
hiểu C bảo lãnh toàn bộ NV của B đ/vs A. Thực tế, B không trả tiền, A KK B ra CQ
Tài phán, CQ Tài phán quyết định như sau: B phải trả cho A tiền gốc, tiền lãi, phí tố
tụng. Sau đó, B không trả tiền thì A khởi kiện C với tư cách là người bảo lãnh => K1
Đ293: C đương nhiên bảo lãnh tiền gốc, tiền lãi => C có phải bảo lãnh phí tố tụng
không? Nếu phí tố tụng là tiền phạt, tiền BTTH thì C đứng ra bảo lãnh. Nếu không thì
C không phải bảo lãnh. => TA cho rằng phí tố tụng không phải phần NV được bảo lãnh
(không là tiền phạt, tiền BTTH)
II. Tài sản được sử dụng để bảo đảm THNV: -
Trong 9 BPBĐ, có tới 7 BPBĐ THNV là BPBĐ = TS
2.1. Điều kiện để TS được sử dụng để bảo đảm: Đ295 -
Trong BLDS 2005 có 3 điều luật quy đinh về TS được sử dụng để bảo
đảm: Đ320 (Vật), Đ321 (Tiền, GTCG), Đ322 (Quyền TS) => Theo pp liệt kê, mà liệt kê thì lại bỏ sót -
BLDS 2015 chỉ có 1 điều luật để khái quát: Đ295 => Khái quát nên TS
đượcsử dụng để bảo đảm rộng hơn:
+ TS bảo đảm có thể là TS hiện có (đã tồn tại, thuộc sở hữu của bên bảo đảm ở
thời điểm xác lập BPBĐ): A cho B vay 1 khoản tiền, B dùng nhà của mình để thế chấp;
+ TS bảo đảm có thể là TS hình thành trong tương lai (K2 Đ108):
Vd1: A cho B vay để B dùng tiền vay đi đóng tàu. Khi xác lập HĐ vay, các bên
thoả thuận, tàu mà B sẽ đóng được sử dụng để thế chấp bảo đảm tiền vay. Ở thời điểm
các bên xác lập HĐ thế chấp để bảo đảm HĐ vay, con tàu được sử dụng để bảo đảm.
Nhưng ở thời điểm xác lập biện pháp thế chấp, con tàu chưa được hình thành vì nó được
hình thành sau thời điểm xác lập HĐ vay, HĐ thế chấp => Điểm a K2 Đ108
Vd2: A cho B vay để B đi may, đi mua TS ở chỗ C. Các bên thoả thuận B sẽ
dùng TS mà B sẽ mua chỗ C để bảo đảm cho hoàn trả tiền vay thông qua HĐ thế chấp
=> Có HĐ vay, HĐ thế chấp giữa A và B, đối tượng được sử dụng để thế chấp chính là
TS mà B sẽ mua của C. Ở thời điểm các bên xác lập HĐ thế chấp, TS được dùng để thế
chấp đã tồn tại, đang ở chỗ của C nhưng chưa thuộc SH của B và hướng trở thành SH
của B => Điểm b K2 Đ108 lOMoARcPSD| 36477832
+ TS phải thuộc SH của bên bảo đảm, trừ cầm giữ TS, bảo lưu QSH: TS được
sử dụng để bảo đảm, nếu NV không được thực hiện thì TS được xử lý như để bán, mà
để được bán thì phải thuộc SH của bên trong giao dịch (bên bảo đảm).
Có những TH, A mang TS đi cầm cố cho B nhưng TS không phải của A mà là
của người khác => TS không thuộc SH của bên bảo đảm => Vì phạm K1 Đ295 =>
Thông thường, TA tuyên GD vô hiệu.
=> Mặc dù không quy định ở Đ295 nhưng TS được sử dụng để bảo đảm thì TS
phải được phép giao dịch.
Vd: LNO, LĐĐ: Nhà ở hay QSDĐ muốn được phép giao dịch thì phải không có
tr/chấp. Do đó, TS có tr/chấp là TS không được phép giao dịch đ/vs nhà và QSDĐ =>
Nếu nhà và QSDĐ đang có tr/chấp thì đó là TS không được phép thế chấp.
2.2. Cách thức TS được sử dụng để bảo đảm: -
Nhìn 1 cách tổng thể, TS được sử dụng để bảo đảm có thể theo 1
trong 2 cáchthức cơ bản sau:
[1]. Bên có TS bảo đảm vẫn giữ bảo đảm: Thế chấp -
Ưu điểm: Giúp bên có TS khai thác được lợi ích kinh tế của TS. - Nhược điểm:
+ TS thuộc SH, thuộc sự quản lý của bên thế chấp => Có nguy cơ là bên có TS
có thể đem TS đi định đoạt cho người khác => Rủi ro cho người nhận bảo đảm =>
BLDS đưa ra những giới hạn để bảo vệ cho người nhận bảo đảm: K8 Đ320
+ TS vẫn nằm trong sự quản lý của bên thế chấp, nên bên này vẫn sử dụng TS
theo 2 hướng: Làm tăng giá trị TS (có lợi), làm giảm giá trị TS (bất lợi) => BLDS đưa
ra cơ chế để hạn chế giá trị TS bị giảm sút: Đ320
+ Bên bảo đảm có thể mang TS đi phạm tội: Theo PLHS, TS là vật được sử dụng
để phạm tội bị tịch thu => Ả/h tới người nhận bảo đảm => Trong thực tiễn, TA có xu
hướng giao cho THA và bên nhận bảo đảm để xử lý TS để trả nợ, THNV, phần dư mới tịch thu.
[2]. Bên có TS không giữ TS mà giao cho bên kia hoặc người thứ 3 giữ TS:
Cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ -
Ưu, nhược trái ngược với [1]: Tạo sự an toàn cho bên nhận bảo
đảm, tạo bấtlợi về mặt kinh tế cho bên bảo đảm.
2.3. Phương thức xử lý TS: lOMoARcPSD| 36477832 -
Khi NV bị vi phạm, phải xử lý TS bảo đảm => Xử lý ntn?- Nhìn 1
cách tổng thể, có 2 phương thức chính để xử lý TS [1]. Xử lý TS theo thoả thuận: -
Cầm cố, thế chấp: K1 Đ303
Chẳng hạn, A cho B vay, B thế chấp TS của mình cho A. Các bên có thể thoả
thuận, khi B không trả tiền thì các bên tự xử lý TS và các bên thoả thuận lúc này, A sẽ
trở thành CSH TS để thay thế cho việc THNV.
Đ305: Thông thường được áp dụng cho cầm cố, thế chấp. Nhất là K3 Đ305 và
điều này hoàn toàn có thể áp dụng cho đặt cọc. - Đặt cọc: Đ328
[2]. Xử lý TS theo quy định PL: -
TS bảo đảm thuộc về bên nhận bảo đảm: Đặt cọc (Nếu bên đặt cọc
vi phạmthì TS đặt cọc thuộc về bên nhận cọc – Đ328). Hoặc bàn về ký cược đối
với HĐ thuê (Nếu TS thuê không còn thì TS ký cược thuộc về bên cho thuê – Đ329). -
Nếu không thuộc các quy định trên thì phải bán đấu giả: K2 Đ303, Đ304:
=> Đối với TS bảo đảm, khi xử lý thì ưu tiên hướng xử lý theo thoả thuận. -
Sau khi xử lý TS bảo đảm thu về 1 khoản tiền => Khoản tiền này
được xử lýđể THNV, khi xử lý thì có thể có 3 tình huống
TH1: Khoản tiền thu về được sau khi trừ đi CP = Giá trị của NV
=> Rất hiếm trong thực tiễn
TH2: Khoản tiền thu về được sau khi trừ đi CP > Giá trị của NV: K2 Đ307 =>
Số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm => Áp dụng cho cầm cố, thế chấp.
Vậy nếu đặt cọc, ký quỹ, thì xử lý theo hướng quay lại K3 Đ305.
TH3: Khoản tiền thu về được sau khi trừ đi CP < Giá trị của NV: K3 Đ107 =>
NV tiếp tục thực hiện => Áp dụng cho cầm cố, thế chấp.
III. Hiệu lực của BPBĐ THNV:
- 2 ý chính: Hiệu lực trong mối quan hệ giữa các bên; Hiệu lực trong mối quan hệ với người thứ ba
2.1. Hiệu lực trong mối quan hệ giữa các bên: lOMoARcPSD| 36477832
Chẳng hạn, A và B thoả thuận A cầm cố TS cho B => Khi nào HĐ cầm cố có
hiệu lực giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố? Việc xác định thời điểm có hiệu lực của
HĐ cầm cố có hệ quả rất quan trọng (Thời điểm có hiệu lực là thời điểm HĐ được giao
kết trừ TH PL quy định khác, trừ TH thoả thuận khác – Đ401) sẽ cho biết thời điểm HĐ
cầm cố của các bên có hiệu lực ràng buộc các bên. => Xác định các quy định về hiệu lực của GDBĐ ntn?
K1 Đ401 => Các giao dịch bảo đảm có quy định đặc thù về hiệu lực không? =>
CSPL: Đ310 (Hiệu lực của Cầm cố TS), Đ319 (Hiệu lực của Thế chấp TS)
=> Về cơ bản, hiệu lực của Cầm cố và Thế chấp giống quy định về hiệu lực của
HĐ quy định tại Đ401 => Nguyên lý: Thời điểm có hiệu lực là thời điểm giao kết, trừ
thoả thuận khác, quy định khác.
Thực tế, có những quy định trong luật ấn định 1 thời điểm có hiệu lực khác với
thời điểm giao kết. Chẳng hạn, A thế chấp nhà ở cho B => Thế chấp này chịu sự đ/c của
LNO và LNO có quy định HĐ thế chấp nhà ở phải được công chứng, chứng thực =>
HĐ chỉ có hiệu lực tại thời điểm công chứng, chứng thực.
- Vẫn trong quan hệ giữa các bên, còn có các giao dịch khác (bảo lãnh,
tínchấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược) thì không có quy định tương tự như Đ310, Đ319
=> Xác định thời điểm có hiệu lực của HĐ ở thời điểm nào? Do không quy định cụ
thể trong phần BPBĐ => Quay sang phần HĐ nói chung tại Đ401.
2.2. Hiệu lực trong mối quan hệ với người thứ ba (Hiệu lực đối kháng):
- BLDS 2005 dùng từ “giá trị pháp lý đối với người thứ 3” tại Đ323
- BLDS 2015 dùng từ “hiệu lực đối kháng với người thứ 3” tại Đ297
2.2.1. Căn cứ xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ 3: K1 Đ297: 2 căn cứ
[1]. Đăng ký BPBĐ: A thế chấp nhà và QSDĐ cho B. Theo PL hiện hành, để đối
kháng với người thứ 3, thế chấp này phải được đăng ký => Nếu được đăng ký, người
thứ 3 (người muốn mua TS của A,...) phải biết TS này đã được thế chấp cho B để tránh
ả/h đến quyền lợi của người nhận bảo đảm
- Đ298: Việc đăng ký BPBĐ do quy định của luật (LĐĐ quy đinh thế chấp
phảiđăng ký, Luật hàng không, BL Hàng hải,...) hoặc trên cơ sở tự nguyện (A thế
chấp nhà cho B. Theo quy định của luật, thế chấp nhà ở không cần phải đăng ký,
bên nhận thế chấp hoàn toàn có thể đăng ký)
[2]. Nắm giữ, chiếm giữ TS bảo đảm: Chẳng hạn, A cầm cố TS cho B, khi đó, A
sẽ giao TS cho B, B sẽ nắm giữ, chiếm giữ TS của A => Chính là xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ 3 lOMoARcPSD| 36477832
[2]. Khi có hiệu đối kháng với người thứ 3 rồi thì nó có vai trò quan trọng gì?
Ứng dụng đối với các công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam 1.
Mục tiêu: Định phí cho dịch vụ nghiên cứu thị trường. => Việc định phí thấp
haycao sẽ ả/h đến quyền lợi thiết thân (Thấp quá: Thiệt thòi/ Cao quá: Mất khách hàng)
=> Do đó, định phí phải có căn cứ. 2.
ĐT nghiên cứu: Khách hàng của khách hàng của Cty nghiên cứu thị trường này 3. Thu thập thông tin: -
B1: Thiết lập 1 mẫu khảo sát gồm 35 bảng khảo sát (Đo lường 1 lần khảo sát
mất 12 phút, 14 phút hay 15 phút,...). -
B2: Ghi chép lại và thu thập về Thời gian để hoàn thành 1 cuộc khảo sát qua điệnthoại. -
B3: Tính được độ lệch chuẩn và giá trị trung bình. 4. Hướng phân tích: -
Thiết lập GT không và GT đối nhằm mục đích kiểm định việc tiến hành điều tra
thựctế với số lượng lên đến 1000 khách hàng thì thời gian trung bình khi tiến hành 1
cuộc khảo sát qua điện thoại có lớn hơn 15 phút hay ít hơn 15 phút => Xác định trung
bình tổng thể có thực sự lớn hơn 15 phút hay nhỏ hơn 15 phút:
+ Nếu trên 15 phút thì có đủ căn cứ để yêu cầu khách hàng trả thêm phí.
+ Nếu dưới 15 phút thì khách hàng không cần trả thêm phí. -
Đề xuất mức ý nghĩa: 0,01 (độ tin cậy 99%) hoặc 0,05 (độ tin cậy 95%) tuỳ vào độkhó tính 5. Ý nghĩa nghiên cứu: -
Việc thực hiện nghiên cứu này đưa ra căn cứ có bằng chứng thống kê để đưa ra
HĐvề nghiên cứu thị trường, khi nào thì yêu cầu khách hàng trả thêm phí, khi nào không cần trả thêm phí. -
Nếu không có nghiên cứu này thì đôi khi đáng ra phải trả thêm phí mà không
yêucầu trả thêm phí. Điều này dẫn đến phía công ty sẽ bị thiệt hại. -
Nếu không đáng phải trả thêm phí mà lại yêu cầu khách hàng trả thêm phí thì
kháchhàng sẽ xem mình như 1 dối tác không đáng tin cậy. Điều này dẫn đến việc Công
ty mất uy tín, khách hàng thất vọng. lOMoARcPSD| 36477832 - BT17/Tr.386:
=> Nghiên cứu tương tự ở Việt Nam: Đối với sân bay Tân Sơn Nhất -
Việc nâng cao sự hài lòng của du khách quốc tế đối với sân bay Tân Sơn Nhất
có ýnghĩa đối với quốc gia và đối với sân bay Tân Sơn Nhất: Kích thích về du lịch, đầu
tư, hình ảnh quốc gia - Đề án nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Du khách kinh doanh của cảng hàng không Tân Sơn Nhất
+ Khảo sát các du khách kinh doanh để xây dựng điểm đánh giá chất lượng ga hàng
không của các tuyến bay Việt Nam -
Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản gồm 50 du khách kinh doanh để phỏng
vấn=> Câu hỏi phỏng vấn: Anh/Chị hãy cho biết mức độ hài lòng đối với cảng hàng
không Tân Sơn Nhất là bao nhiêu với thang điểm tử 0 đến 10? => Đo lường khái niệm
sự hài lòng được lượng hoá bằng con số.