Tổng hợp nội dung tín ngưỡng và tôn giáo | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu:Thờ mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sửlâu đời gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa
nước Việt Nam và biến chuyển, thích ứng với sựthay đổi của xã hội; là tập tục thờ cúng các vị nữthần có từ thời nguyên thuỷ đại diện cho thiênnhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa…Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358 Tổng hợp nội dung
Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu:
Thờ mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời
gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Việt Nam và
biến chuyển, thích ứng với sự thay đổi của xã hội; là tập tục
thờ cúng các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại diện cho
thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… Bởi trong quá
trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người luôn phải dựa vào
thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã tôn thờ các hiện tượng tự
nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với mong muốn
Mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho cuộc sống của họ được bình an, no ấm. Nguồn gốc
Dưới góc độ dân tộc học: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta
chưa biết chính xác xuất hiện từ khi nào: Chế độ mẫu hệ
để lại dấu tích trong truyền thuyết họ Hồng Bàng về sự
hình thành dân tộc Việt và nhà nước Văn Lang .Chế độ
mẫu hệ trong văn hóa Bắc Sơn
(thuộc sơ kỳ đồ đá mới, niên đại khoảng 6.000 năm
trước công nguyên): với các di chỉ được phát hiện ở Hòa
Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Ninh Bình,
Quảng Bình…Các di chỉ văn hóa Bắc Sơn cho thấy các cư
dân thời kỳ đó đã quần cư thành các công xã thị tộc mẫu
hệ. Chế độ mẫu hệ trong giai đoạn đầu của thời kỳ Bắc
thuộc: người phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong lOMoAR cPSD| 36844358
các hoạt động xã hội, điều này thể hiện rõ ở các cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43), Bà Triệu (246)
chống quân xâm lược phương Bắc.
Dưới góc độ văn hóa: Người mẹ là biểu tượng đầu tiên
cho sự sinh tồn của giống nòi. Vì từ xa xưa, con người đã
có ý thức về sự sinh sôi nảy nở. Người mẹ mang nặng đẻ
đau, nuôi dưỡng che chở cho con, bảo vệ người con
trước những tác động của ngoại cảnh.Thần thánh hóa
mẹ, coi mẹ như một vị thần: Do trình độ nhận thức và tri
thức thời đó còn thấp, con người không lý giải được các
hiện tượng tự nhiên, nên dẫn đến việc sùng bái thiên
nhiên. Đối với cư dân trồng lúa nước như Việt Nam, đất,
cây, nước, trời chính là biểu tượng cho sự sinh tồn.
Người phụ nữ đảm nhận hầu hết những công việc từ nội
trợ, đồng áng đến buôn bán lo chi – tiêu trong gia đình…
Cũng chính từ nơi này, người dân ngoài việc sản xuất
nông nghiệp là chính, còn biết làm những ngành nghề kinh tế khác. Từ
rất sớm, ở đồng bằng Bắc Bộ đã ra đời những làng nghề
truyền thống và cũng chính nhờ đó xuất hiện các mẹ là tổ sư các ngành nghề.
Dưới góc độ tư tưởng: Trong cuộc sống, dân tộc nào
cũng va chạm với những cặp đối lập “đực-cái”, “nóng-
lạnh”, “cao-thấp” …. Và đặc biệt là hai cặp đối lập Mẹ-
Cha và ĐấtTrời.Người ta dần dần nhận ra rằng hai hình
thái sinh sản này có cùng một bản chất: Đất được đồng
nhất với mẹ, còn trời được đồng nhất với cha. Việc hợp lOMoAR cPSD| 36844358
nhất của hai cặp “mẹcha” và “đất- trời” chính là sự khái
quát hóa đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lí âm
dương. Đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước như
Việt Nam, đất giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đất và mẹ
có cùng sự tương đồng là tính âm. Vì thế, tín ngưỡng
thờ thần đất và thờ mẹ của người Việt cổ có liên quan
đến tư duy lưỡng hợp của người nguyên thủy và triết lý âm – dương sau này.
Lịch sử hình thành
Xuất phát điểm: Người Việt xưa kia sống nhờ vào thiên nhiên,
nhưng cũng phải chống chọi rất nhiều với thiên nhiên. Do đó, con
người luôn cầu mong sự phù hộ, giúp đỡ của các “Mẹ” thiên nhiên và
các Mẫu có nguồn gốc nhiên thần cũng lần lượt ra đời:Đất là nguồn
gốc đầu tiên cho sự sinh sôi nảy nở, là nơi cư trú và sinh sống của con
người, do đó lẽ tất nhiên yếu tố đất được con người quan tâm đến đầu
tiên.Đối với trồng trọt, thời tiết giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, vì
thế người Việt mới có câu: “Trông trời, trông đất, trông mây, trông
mưa trông gió, trông ngày trông đêm…” Cùng với đất, cây chính là
cái đầu tiên đảm bảo cho sự sinh tồn của con người, nên ý thức về Mẹ
Cây của con người cũng dần được hình thành. Mẹ nước: khi con
người lênh đênh trên những chiếc thuyền, bè để tiến về xuôi, thì người
mẹ nâng đỡ lúc này lại là nước. Khi xuống đồng bằng định cư, sản
xuất nông nghiệp lúa nước, chế ngự sông nước, biển cả, thì hình ảnh
Mẹ nước được hình thành
Các Mẫu có nguồn gốc từ thiên nhiên được hình thành
- Thời kì bắc thuộc : các nữ thần đã có những đặc điểm
của mẹ như Mẹ Âu Cơ (sau này tôn vinh là Quốc Mẫu), lOMoAR cPSD| 36844358
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Tứ vị Hồng Nương, Mẫu Man Nương,…
Những câu chuyện truyền thuyết về mẹ bắt đầu hình thành
Thời kì độc lập tự chủ: Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần một ngàn năm,
đến năm 938, khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi của đất
nước, nước ta chính thức bước vào thời kỳ độc lập tự chủ. Trong các câu
chuyện kể, truyền thuyết về mẹ tâm linh trong thời kỳ này đã “nhạt”
dần đi tính huyền bí, trái lại, tính đời thường lại được phát triển đậm
nét. Mẫu ngoài việc xuất hiện trong đời sống thường nhật của người
dân đã tham gia vào việc bảo vệ giang sơn, giữ yên bờ cõi của đất
Ngoài những Mẫu đã được tôn vinh trước đó thì những người phụ nữ
quyền năng xuất hiện trong giai đoạn này, sau khi mất đi cũng được
phong thần và lập đền thờ phụng.Những nhân vật mẫu tiêu biểu thời
kỳ này có thể kể đến: Nguyên phi Ỷ Lan, Thánh Mẫu Liễu Hạnh…
Mặc dù, kể từ khi Nho giáo vào Việt Nam, với việc nhấn mạnh vai trò
của nam giới thì phụ nữ bị đẩy ra khỏi chính quyền. Nhưng trên thực
tế, trong đời sống của lớp người Việt bình dân thì người phụ nữ vẫn
giữ một vị trí đặc biệt. Trong tâm thức của người
dân, mẹ vẫn được tôn vinh thành riêng một tín ngưỡng – thờ (Mẫu)
I.Khái quát về tín ngưỡng
1.Đối tượng thờ cúng
Thờ những người phụ nữ người mà khi sống tài giỏi, có
công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh.
Vài vị nữ thần được tôn vinh với các chức vị: Thánh Mẫu
(như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn
Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu…), Quốc Mẫu (như
Quốc Mẫu Âu Cơ…), Vương Mẫu (như người mẹ của Thánh
Gióng được tôn vinh là Vương Mẫu…). lOMoAR cPSD| 36844358
Đa phần sẽ thờ Tam tòa thánh Mẫu:
Mẫu Thượng Thiên: Màu đỏ tượng trưng cho Thiên phủ - miền trời
- Mẫu Thượng Thiên tên đầy đủ là Mẫu đệ nhất Thượng
Thiên hay Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên. Bà còn có tên gọi khác
là Mẫu Cửu Trùng Thiên hay Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công chúa,
- (Mẫu Đệ Nhất) cai quản miền trời. Mẫu Thượng Thiên
trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp
Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi, đó là 4 vị nữ thần tạo
ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Được chính thờ trong trong ban thờ cộng đồng tại các ngôi
đền, điện, phủ trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt với vai trò vị thánh sáng tạo bầu trời, cai quản mưa giông
sấm chớp, cai quản Thiên Phủ.
Những nhân vật hầu cận gồm:
• Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, là vị chầu bà đứng hàng
đầu trong hệ thống Tứ Phủ Chầu Bà.
• Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà.
• Chầu Cửu Sòng Sơn, vị thánh chầu thứ chín trong
hàng Tứ phủ Thánh Chầu. lOMoAR cPSD| 36844358
Tiệc chính Thánh mẫu quy định lấy ngày mẫu giáng trần lần 2
là ngày 3/3 hàng năm tính theo lịch âm. Ngoài ra, có Phủ Tây
Hồ lấy ngày 15/8 AL mở tiệc chính mẫu đệ nhất hàng năm rất long trọng.
Tượng Mẫu hay được khắc hoạ với tông màu đỏ, màu của
Thiên Phủ và được đặt chính giữa, hai bên là tượng Mẫu
Thượng Ngàn và Mẫu Thoải.
Mẫu Thượng Ngàn: Màu xanh tượng trưng cho Nhạc phủ - miền rừng.
- Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Bà Chúa Thượng Ngàn.
- (Mẫu Đệ Nhị) cai quản miền rừng núi.
- Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. lOMoAR cPSD| 36844358
- Từ ngày Mẫu Thượng Ngàn về cai quản, nhân dân mỗi lần
đi săn bắt đều được mùa bội thu, do đó nhân dân kính nể và tuân lệnh Mẫu
Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, sự tích về Mẫu Thượng
Ngàn vẫn được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ. Đền thờ
Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng
chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn).
Mẫu Thủy : Màu trắng tượng trưng cho Thoải phủ - miền nước. lOMoAR cPSD| 36844358
- Theo tín ngưỡng thờ cúng Mẫu Việt Nam, Mẫu Đệ Tam
Thoải Phủ hay thường được nhắc tới với tên gọi Mẫu
Thoải, là con gái út của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là một
trong ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ.
- Ngoài danh hiệu Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ, Mẫu Thoải còn
có một số danh hiệu khác được biết tới như: Mẫu Đệ Tam
Thủy Cung; Thủy Tiên Công Chúa; Thủy Cung Thánh Mẫu;
Xích Lân Công Chúa; Động Đình Công Chúa; Ngọc Hồ Thần Nữ
- Mẫu chịu trách nhiệm cai quản mọi miền sông nước, là
người tạo ra những vùng ao, đầm, sông, biển và điều hòa
mưa gió, thời tiết ở đất trời. Chữ “thoải” trong tên Mẫu
cũng phát âm lái từ chữ “thủy” mang ý nghĩa là nước mà ra.
- Mẫu Thoải gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ
xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước. lOMoAR cPSD| 36844358
- Ngoài ra trong Tứ phủ còn có thêm Mẫu địa:
Mẫu địa : Màu vàng tượng trưng cho Địa phủ miền đất.
- cai quản đất đai và đời sống sinh vật.
- Ngoài ra còn khoảng 50 vị thần mà Đạo Mẫu tôn thờ là
những nhân vật lịch sử có công với dân tộc đã được dân
tộc lịch sử hóa; Đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa. lOMoAR cPSD| 36844358 Bàn thờ mẫu: lOMoAR cPSD| 36844358 2. Hình thức thờ
Thờ Mẫu ở Miền Bắc
Đền Thánh Mẫu ở Đông Hưng, Thái Bình thờ hoàng hậu nhà Đinh
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời
tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung
đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng
thời kỷ từ thế kỷ XV trở về trước với việc phong thần của nhà
nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng
như Quốc mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ
Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị
Thánh nương, Đinh Triều Quốc Mẫu...
Từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ,
Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời
kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu lOMoAR cPSD| 36844358
Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Cô Đôi Thượng Ngàn,...
với các nghi thức một phần ảnh hưởng từ Đạo giáo
Thờ Mẫu ở Miền Trung
Am thờ Hỏa Tinh Thánh mẫu tại Dinh CôTháp Po Nagar ở Nha Trang lOMoAR cPSD| 36844358
Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ,
cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây không chỉ là tín ngưỡng
thờ Mẫu có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ nhưng
khác hơn đôi chút so Miền Bắc (Hầu đồng Huế) mà còn có
hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần
như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ
Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar, và tín ngưỡng thờ Bà Hỏa (Hỏa
Tinh Thánh mẫu) ở làng Tân Trà (An Đôn, huyện
Hải Lăng, Quảng Trị) sau này lưu truyền vào miền Nam Bộ
Phật Giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạo
giáo Trung Hoa đã thoái hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và
nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt.
Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất
phát từ sự gắn kết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam
thời Nguyễn. Hội Sơn Nam là những người dân từ Nam Định
di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn. Tín ngưỡng đặc trưng của
hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo giáo
đã thoái hóa. Còn Huệ Nam điện vốn là ngôi đền thờ Po
Nagar của người Chăm. Tiếp nhận từ người Chăm một di tích
tôn giáo độc đáo, người Việt đã “bản địa hóa” nữ thần
PoNagar thành nữ thần Thiên Y A Na, tôn làm "thượng đẳng thần". lOMoAR cPSD| 36844358
Thờ Mẫu ở Miền Nam
So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân
biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và
xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình
thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này
được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của
người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống
tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng
của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ
đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà
Ngũ Hành (Ngũ Hành nương nương), Tứ vị Thánh nương, Bà
Thủy Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô, Bà Cố Hỷ,...và những Mẫu
thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc,
Bà Thiên Hậu,...Bên cạnh đó, còn có các cô linh ứng ở một số lOMoAR cPSD| 36844358
vùng như Cô Năm Châu Đốc, Cô Hai Châu Đốc, Cô Hai Hiên (Sa
Đéc), Cô Sáu (Côn Đảo),...
☆ Tứ Phủ (Thờ Mẫu ở Miền Bắc)
Tranh màu nước tái hiện thần điện Đạo Mẫu Tứ Phủ bởi
hoạ sĩ Đoàn Thành Lộc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, một hình thức thờ cúng người
mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình
thành và phát triển mạnh mẽ, các vị thần trong điện thần
tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Việt, mà còn của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày,
Nùng, Dao, v.v. Về cơ bản Đạo Mẫu Tứ Phủ tự có một hệ
thống thần linh đông đảo trong đó chủ yếu là phúc thần. Các
tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng
xoay quanh các vị này. Chủ chốt và cao nhất là Ngọc Hoàng
Thượng đế, Tứ Phủ Thánh Mẫu, rồi thấp dần là các hàng Tôn
Quan (Quan Lớn), Thánh Chầu (Chầu Bà), Thánh Hoàng (Ông
Hoàng), Thánh Cô và Thánh Cậu, Ngũ Hổ và Ông Lốt,... và có
cả các thần linh địa phương (Thánh Bản Cảnh/ Thánh bản tỉnh). lOMoAR cPSD| 36844358
Thần điện Đạo Mẫu Tứ Phủ về cơ bản như sau:
Tứ Phủ Thánh Đế
• Vua Cha Thiên Phủ: Ngọc Hoàng Thượng đế là vị
Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng
trong các đền và phủ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đứng hai bên ngài là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu.
Tuy nhiên, cũng có nơi không có ban thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
• Vua Cha Địa Phủ: Minh Vương
• Vua Cha Thoải Phủ: Long Vương Bát Hải Động Đình
• Vua Cha Nhạc Phủ: Tản Viên Sơn Thánh
Tứ Phủ Thánh Mẫu
Danh hiệu các vị căn cứ theo khoa cúng chính thức của Đạo Mẫu Tứ Phủ
• Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên: tức Mẫu Thượng Thiên,
Mẫu Thiên Tiên, Mẫu Đệ Nhất
• Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tiên: Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông lOMoAR cPSD| 36844358
• Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên: tức Mẫu Thoải, Mẫu Đệ Tam.
• Mẫu Đệ Tứ Địa Tiên: Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai 3. Nơi thờ
Không gian thờ cúng là những địa điểm, kiến trúc thờ cúng
các vị thần. Những kiến trúc này đã được xây dựng từ lâu, trải
qua nhiều biến cố và được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ
được vẻ đẹp cổ kính thời xưa *Đền
Đền là quần thể kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một
vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như
thần thánh.Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được
xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với
đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được
dựng theo truyền thuyết dân gian.Một số đền lớn ở nước ta
như : Đền Nghè (Hải Phòng), Đền Dầm ( Hà Nội), Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên (Lạng Sơn) lOMoAR cPSD| 36844358
Địa chỉ: Quảng An, Tây hồ, Hà Nội *Miếu
Khái niệm: là những cơ sở thờ tự một vị thần nhất định có
quy mô nhỏ hơn đền. Đa số miếu cao chừng trên 2m, chiều
rộng mỗi cạnh khoảng 3m, thường đặt ở nơi công cộng của
thôn, xã hay phường. Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)Đối
tượng thờ ở miếu đa dạng và tùy thuộc vào từng nơi, thể
hiện ở tên gọi của miếu (văn miếu Khổng Tử, văn miếu Thái
Nguyên..). Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi,
bờ sông, đầu làng, cuối làng và những nơi yên tĩnh để họ có
một nơi yên nghỉ cho riêng mình và không bị ảnh hưởng bởi
những tiếng ồn từ cuộc sống của con người.Một số miếu ở lOMoAR cPSD| 36844358
nước ta: An Sơn miếu (Côn Sơn), miếu Trịnh Phong (khánh Hòa),... *Chùa
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo; tập trung
sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư,
tăng, ni. Tất cả mọi người đều có thể đến thăm viếng, nghe
giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số
nơi,chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.
Nhờ sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa Phật giáo và
tín ngưỡng thờ Mẫu nên hầu hết các chùa ở miền Bắc đều có
gian thờ mẫu. Sự giao thoa này được hình thành bởi ở cả 2
tín ngưỡng này đều hướng con người đến cái thiện, cái tốt
đẹp.Một số ngôi chùa ở nước ta: Chùa Tam Chúc (Hà Nội),
chùa Yến Tử (Quảng Ninh), chùa Keo (Thái Bình),... *Phủ
Phủ thường chỉ một quần thể kiến trúc rộng lớn, có nhiều
ngôi đền lớn nhỏ, miếu, am liên kết lại với nhau. Trong phủ
ngoài đền, miếu, am còn có: tam quan, hòn giả sơn, cây cổ
thụ, tường bao. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhiều
phủ đã được xây dựng. Các phủ đều hội tụ những nét đặc
sắc, độc đáo của kiến trúc dân tộc cùng nhiều cổ vật quý như
đồ thờ tự, văn bia, sắc phong,.. tập trung các nghệ thuật
chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài, được trang trí
tỉ mỉ, công phu. Có thể kể đến những phủ thờ Mẫu lớn như:
phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; phủ Tây
Hồ, quậnTây Hồ, Hà Nội; phủ Sòng ở Sòng Sơn, Thanh Hóa lOMoAR cPSD| 36844358 4. Lễ nghi
Các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh được tất
cả các phẩm chất của một người mẹ, tuy nhiên nó được thần
thánh hóa và mang rõ sắc thái huyền thoại. Do đó nó vừa
thần thánh lại vừa con người. Đạo mẫu không chú trọng vào
cuộc sống sau khi chết đi mà quan tâm đến cuộc sống hiện
tại. Nó luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để con người có
một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ trong trần gian.
Được thể hiện trong các bài kinh lễ, các bài hát về nhiều điều
mà con người mong muốn trong cuộc sống hàng ngày như:
Cầu mong thời tiết tốt lành cho mùa màng màng bội thu, cầu
mong sức khỏe cho con người hạnh phúc, tiền tài…Nội dung
các bài cầu này đơn giản dễ hiểu, và được dùng phổ biến trong dân gian.
Đạo Mẫu được tổ chức theo lịch âm với rất nhiều tín đồ
và lôi cuốn rất nhiều người tham gia với nhiều nghi lễ truyền
thống. Các nghi lễ này không được đào tạo chính thống mà
nó được truyền từ đời này qua đời khác bằng con đường truyền miệng.
▪︎Trình︎Đồng︎Mở︎Ph︎ủ: là nghi thức bắt buộc đối với một người
muốn trở thành tín đồ của đạo Mẫu nói chung và trong đạo
Mẫu Tứ Phủ nói riêng. Lễ mở phủ còn gọi là lễ ra đồng của
một người có căn đồng, số lính. Sau khi làm lễ thì người có
đồng mới chính thức là một con đồng Tứ phủ.Khi đã xác định
mình có “căn số”, những người theo đạo Mẫu sẽ phải làm lễ
trình đồng mở phủ để gia nhập đạo. Hay ta có thể coi đây là
nghi thức “nhập môn” được tiến hành giữa con người với thần
linh. Nếu không có nghi thức này thì tín đồ theo đạo không thể hầu Thánh được.