Tổng hợp ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối quan hệ phổ biến – một tronghai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện. Từ đó rút ra ý nghĩa thực
tiễn của quan điểm này đối với quá trình học tập của bản thân?
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối quan hệ phổ biến – một trong
hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng.
Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện,
phải tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn chúng ta phải biết xác định vai
trò, vị trí, biết được đâu là mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ chủ yếu,… Khi xem xét một sự
vật hiện tượng nào đó, ta cần phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự
vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ
sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ,
phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối
liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong hoạt động của bản thân. Mối liên hệ phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất
và thực tiễn để tránh quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện. Trong hoạt
động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những
phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ
của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện
pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Quan điểm
toàn diện không thống nhất với quan điểm dàn trải vì nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái bản
chất quan trọng nhất của sự vật hiện tượng. Vì thế, chúng ta cần phải kết hợp chính sách
dàn đều và chính sách có trọng điểm.
Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này đối với quá trình học tập của bản thân:
Với tư cách là một sinh viên năm nhất vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, việc học
tập chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt so với môi trường trung học phổ thông, từ khối lượng
kiến thức cho tới phương pháp học tập. Điều này cho thấy việc vận dụng triệt để quan
điểm toàn diện vào quá trình học tập và phát triển của bản thân là rất quan trọng. Nó góp
phần định hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và cải thiện bản
thân mỗi chúng ta. Nhưng trên hết ta phải biết cách vận dụng nó một cách logic, hợp lý
trong từng không gian và thời gian cụ thể
Trước tiên ta cần xác định được điều căn bản: cần học cái gì, bao giờ thì học, học như thế
nào, áp dụng ở đâu, như thế nào,…từ đấy ta sẽ rút ra được mối quan hệ giữa những điều
ta học được để tạo nên hệ thống kiến thức cần thiết cho quá trình học tập. Học tập cần
phải toàn diện, ví dụ như khi học môn toán, ta không chỉ nhớ các công thức tính nhẩm,
tính nhanh mà cần phải hiểu cốt lõi của vấn đề, hiểu được định lý toán học đó có vai trò
gì, liệu có thể áp dụng được vào cuộc sống hay không, nếu có thì ở lĩnh vực nào,… Bên
cạnh đó ta còn phải biết liên hệ giữa các môn học, ví dụ như định lý toán học này có vai
trò gì trong vật lý,…khi đó chúng ta sẽ hiểu biết được toàn diện vấn đề, luyện cho chúng
ta một tư duy logic, biết xâu chuỗi và liên hệ các sự kiện, sự vật trong cuộc sống, tạo cho
chúng ta một góc nhìn bao quát, không bị phiến diện, chủ quan.
Câu 2: Phân tích cơ sở lý luận của chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành
phần ở Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước?
Trong hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành 3
nghị quyết về kinh tế, trong đó có nghị quyết về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" hay chính là chủ
trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để
thành phần kinh tế tư nhân phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, đóng góp nhiều hơn cho phát
triển kinh tế - xã hội. Sở dĩ nước ta đề ra chủ trương này là bởi:
Nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và
trình độ khác nhau, nên còn nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản
xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để xác định các
thành phần kinh tế. Vì vậy có nhiều thành phần trong nền kinh tế là một tất yếu khách
quan, bao gồm 5 thành phần: Thành phần kinh tế Nhà nước (vị trí, vai trò then chốt),
thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân –
một động lực quan trọng của nền kinh tế), thành phần kinh tế tư bản Nhà nước, thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau, chúng không tồn tại độc
lập mà đan xen vào nhau, tác động qua lại với nhau. Mỗi thành phần kinh tế dựa trên một
hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng
lớp xã hội nhất định. Các thành phần kinh tế đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia, nhà nước đều phải can thiệp (điều
tiết) quá trình phát triển kinh tế của đất nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật
của kinh tế thị trường và định hướng chúng theo mục tiêu đã định. Tuy nhiên, quan hệ
quản lý là cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua pháp luật, các
chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách cùng các công cụ kinh tế trên cơ sở
tôn trọng những nguyên tắc của thị trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Nhờ đó mà bảo đảm được tính bền vững của các cân đối kinh tế vĩ mô,
khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, khủng hoảng chu kì, khủng hoảng cơ
cấu, thảm họa thiên tai, đồng thời, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng
trong xã hội mà kinh tế thị trường mang lại.
Về chủ thể kinh tế: Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh theo luật pháp và
được bình đẳng không phân biệt đối xử. Các chủ thể kinh tế đều có cơ hội để tiếp cận các
nguồn lực phát triển có hiệu quả.
Về thị trường: Thực hiện các giải pháp để tạo lập và phát triển các yếu tố thị trường cơ
bản như thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường vốn, tiền tệ; thị trường khoa học, công
nghệ; thị trường lao động, thị trường bất động sản và lành mạnh hóa các yếu tố thị trường
đó nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, bền vững và bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về cơ chế vận hành: Tôn trọng tính khách quan của các quy luật kinh tế thị trường; tính
năng động của cơ chế thị trường.
Về vai trò của Nhà nước: Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận dụng
các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường vào điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế để định hướng phát triển nền kinh tế, tạo lập môi trường cho nền
kinh tế phát triển ổn định, bền vững và hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.
Như vậy, chủ trương xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo hướng nền kinh tế nhiều thành
phần là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của đất nước trong quá trình đổi mới