-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp trắc nghiệm chủ nghĩa xã hội | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Lập bảng tóm tắt: Ghi lại các khái niệm chính và điểm khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và các hệ thống kinh tế khác. Thảo luận nhóm: Tổ chức các buổi thảo luận để làm rõ các khái niệm và lý thuyết liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Ôn tập bài tập: Thực hành làm các bài tập trắc nghiệm và các câu hỏi mở liên quan đến chủ nghĩa xã hội.
Chủ Nghĩa Xã Hội 15 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Tổng hợp trắc nghiệm chủ nghĩa xã hội | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Lập bảng tóm tắt: Ghi lại các khái niệm chính và điểm khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và các hệ thống kinh tế khác. Thảo luận nhóm: Tổ chức các buổi thảo luận để làm rõ các khái niệm và lý thuyết liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Ôn tập bài tập: Thực hành làm các bài tập trắc nghiệm và các câu hỏi mở liên quan đến chủ nghĩa xã hội.
Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội 15 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
Câu 1: Chủ nghĩa xã hội là:
A. Là phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công.
B. Là trào lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi
áp bức, bất công đồng thời là môn khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
C. Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa. D. Tất cả các đáp án.
Câu 2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ
qua yếu tố nào của chủ nghĩa tư bản?
a. Bỏ qua nhà nước của giai cấp tư sản.
b. Bỏ qua cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
c. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư tưởng tư bản chủ nghĩa.
d. Bỏ qua chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản
Câu 3. Quá độ ở nước ta dựa vào cương lĩnh năm bao nhiêu? a. 1945 b. 1954 c. 1991 d. 1930
Câu 4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội được Đảng ta nêu ra ở? Đại hội nào ? a. Đại hội IV b. Đại hội VI c. Đại hội VII d. Đại hội VII
Câu 5. Tại sao cho rằng con đường cách mạng Việt Nam là quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu?
a. Đảng cộng sản Việt Nam đã có đường lối đúng đắn
b. Vì nó phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế phát triển của thời
đại c. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
d. Vì nó đáp ứng được nguyện vọng và mong ước của nhân dân ta
Câu 6. Trong Văn kiện Đại hội IX, Đảng ta xác định phải tiếp thu và kế
thừa những gì của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
a. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
b. Tiếp thu, kế thừa mô hình quản lý kinh tế - xã hội và thành tựu khoa học công nghệ.
c. Tiếp thu, kế thừa những giá trị kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và pháp
luật trong chủ nghĩa tư bản. d. Cả ba đều sai
Câu 7: “Cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội” là câu nói của ai? a. C.Mác b. Ăngghen c. C.Mác và Ăngghen d. Lênin
Câu 8: Hai hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là gì?
a. Quá độ cơ bản và quá độ không cơ bản
b. Quá độ khách quan và quá độ chủ quan
c. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp
d. Quá độ nhanh chóng và quá độ lâu dài
Câu 9: Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay do ai làm chủ? a. Do nhân dân làm chủ
d. Do giai cấp nông dân làm chủ
c. Do giai cấp công nhân làm chủ d. Do Đảng làm chủ
Câu 10: Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH trên lĩnh vực kinh tế là gì?
a. Còn tồn tại nhiều tàn dư văn hóa của chế độ cũ
b. Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế
c. Còn tồn tại giai cấp đối kháng và đấu tranh giai cấp d. Cả a và c
Câu 11: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bắt đầu và kết thúc khi nào?
a. Từ khi Đảng cộng sản ra đời và xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
b. Bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
c. Bắt đầu từ giai đoạn cao của xã hội cộng sản và kết thúc ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản. d. Tất cả đều sai
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ đó là:
a. Toàn bộ các yếu tố của xã hội bị triệt tiêu.
b. Những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan
xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính
trị, văn hoá, tư tưởng, tập quán xã hội.
c. Những yếu tố của xã hội mới đã phát triển hoàn thiện. d. Tất cả đều đúng
Câu 13: Sự trưởng thành vượt bậc và thực sự của giai cấp công nhân được
đánh dấu bằng sự ra đời của: A. Nhà nước
B. Các tổ chức chính trị - xã hội. C. Đảng Cộng sản.
D. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
Câu 14: “ Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần “ là đúng hay sai? a. Đúng d. Sai
Câu 15: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra
đời mà trái lại, nó chỉ được thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của: A. Đảng Cộng sản B. Nhà nước
C. Các tổ chức chính trị - xã hội
D. Đảng của giai cấp tư sản
Câu 16: Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là xã hội:
a. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
b. Dân giàu, nước mạnh, văn minh, dân chủ, công bằng.
c. Dân giàu, nước mạnh, văn minh, công bằng, dân chủ.
d. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 17: Cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố nào? a. Quan hệ sản xuất
b. Kiến trúc thượng tầng c. Lực lượng sản xuất d. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Lênin cho rằng, đối với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản
phát triển cao “cần có thời kỳ quá độ ….từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. A. Khá ngắn B. Khá lâu dài C. Trung bình D. Tất cả các đáp án
Câu 19: Theo C.Mác: Xã hội của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội có đặc điểm: (nên nêu….XH của thời kỳ quá độ từ CNTB
lên CNXH, được nhìn nhận là)
A. Là một xã hội cộng sản đã phát triển trên cơ sở của chính nó.
B. Là một xã hội cộng sản đã phát triển cao.
C. Là một xã hội tư bản thuần túy với tất cả các đặc trưng chỉ có ở chủ nghĩa tư bản.
D. Là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản
chủ nghĩa nên mang dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra
Câu 20: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn mang
dấu vết về kinh tế, đạo đức, chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa bởi vì:
A. Là xã hội thấp hơn xã hội tư bản chủ nghĩa.
B. Là xã hội cộng sản phát triển ở đỉnh cao.
C. Là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Là phủ định sạch trơn các giá trị của xã hội trước đó.